Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

CHẾ LAN VIÊN và “DI cảo THƠ”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.5 KB, 27 trang )

1
CHẾ LAN VIÊN VÀ “DI CẢO THƠ”
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Hoà vào không khí văn học từ trước tới nay, đặc biệt là từ giai đoạn 1945
-1975, 1975 đến nay người ta không thể không nhắc tới Chế Lan Viên- một trong
những nhà thơ có đóng góp và ảnh hưởng to lớn tới nền văn học nước nhà.
Mỗi người chúng ta trước khi ra đi đến thế giới bên kia thì đều để lại thứ gì đó
cho hậu duệ, đó có thể là vật chất, là giá trị tinh thần qua những yêu thương, những
việc làm tốt đẹp… nhưng cũng có những người không giống như những người bình
thường khác là họ để lại những vần thơ. “Tài sản” đó không dành riêng cho một ai
mà cho tất tả mọi người, ai cũng có cơ hội “chiếm” lấy nó. Những con người đặc biết
ấy không ai khác chính là thi sĩ. Có những nhà thơ trước lúc ra đi chưa kịp công bố
những sáng tác của mình cho đến khi người thân hoặc thế hệ sau sưu tập rồi công bố
thay cho thi nhân thì bộ sưu tập đó được gọi là Di cảo thơ. Mà Chế Lan Viên là một
trong số những thi sĩ hiếm hoi trên thi đàn Việt Nam có kho tàng Di cảo thơ.
Từ trước tới nay, người ta vẫn coi Chế Lan Viên là nhà thơ của triết lý. Thơ
ông dày dặn những suy ngẫm về thực tại, về cuộc sống và về con người. Vì vậy để
đọc và hiểu thơ Chế Lan Viên đòi hỏi chúng ta phải đưa vào đó sự tỉnh táo của lý trí
chứ thơ ông không đơn thuần chỉ là thái độ đọc để mà thưởng thức. Tuy vậy thơ ông
vẫn không vì thế mà xa lại với tầng lớp bình dân, vì triết lý trong thơ ông là những
chiết luận về cuộc sống về thế thái nhân tình và về cộng đồng, dân tộc.
Cũng như khá nhiều nhà thơ khác như Xuân Diệu, Hàn Mạc Tử, Huy Cận…
Thơ Chế Lan Viên cũng không nằm trong một quỹ đạo vận hành duy nhất là trước
sau chỉ đi theo một quan điểm và sáng tác theo một khuynh hướng chủ đề duy nhất
mà nguồn thơ của ông cũng có sự thay đổi theo thời gian, giai đoạn sáng tác khác
nhau. Mà với Di cảo thơ ta dễ dàng nhận ra điều đó.
Di cảo thơ có thể coi là “di chúc”- tài sản quý giá mà Chế Lan Viên đã để lại.
Nhờ nó mà chúng ta biết được tài năng cũng như tâm huyết của ông còn mở rộng
2
thêm biên độ nữa. Trong Di cảo thơ ta không những thấy được sự đổi mới về mặt nội


dung mà còn thấy được những khám phá mới mẻ về phương diện nghệ thuật thể
hiện, hay có khi đó cũng là sự tiếp nối những gì chưa hoàn chỉnh ở thơ ca ông giai
đoạn trước.
NỘI DUNG
1.Chế Lan Viên và Di cảo thơ
1.1. Cuộc đời và sự nghiệp của Chế Lan Viên
1.1.1 Cuộc đời
Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 20 tháng
10 năm 1920 tại xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
Ông lớn lên và đi học ở Quy Nhơn, đỗ bằng Thành chung thì thôi học, đi dạy
tư kiếm sống. Có thể xem Quy Nhơn, Bình Định là quê hương thứ hai của Chế Lan
Viên, nơi đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn của nhà thơ.
Ông bắt đầu làm thơ từ năm 12, 13 tuổi. Năm 17 tuổi, với bút danh Chế Lan
Viên, ông xuất bản tập thơ đầu tay nhan đề Điêu tàn, có lời tựa đồng thời là lời tuyên
ngôn nghệ thuật của "Trường Thơ Loạn". Từ đây, cái tên Chế Lan Viên trở nên nổi
tiếng trên thi đàn Việt Nam. Ông cùng với Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Quách Tấn được
người đương thời gọi là "Bàn thành tứ hữu" của Bình Định.
Năm 1939, ông ra học tại Hà Nội. Sau đó Chế Lan Viên vào Sài Gòn làm báo
rồi ra Thanh Hóa dạy học. Năm 1942, ông cho ra đời Vàng sao, tập văn triết luận về
đời với mầu sắc siêu hình, huyền bí.
Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông tham gia phong trào Việt Minh tại Quy
Nhơn, rồi ra Huế tham gia Đoàn xây dựng cùng với Hoài Thanh, Lưu Trọng Lư, Đào
Duy Anh. Thời kỳ này, Chế Lan Viên viết bài và làm biên tập cho các báo Quyết
thắng, Cứu quốc, Kháng chiến. Phong cách thơ của ông giai đoạn này cũng chuyển
dần về trường phái hiện thực. Tháng 7 năm 1949, trong chiến dịch Tà Cơn - đường
9(Quảng Trị), Chế Lan Viên gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương.
Năm 1954, Chế Lan Viên tập kết ra Bắc làm biên tập viên báo Văn học. Từ
năm 1956 đến năm 1958, ông công tác ở phòng văn nghệ, Ban tuyên huấn trung
3
ương và đến cuối năm 1958 trở lại làm biên tập tuần báo Văn học (sau là báo Văn

nghệ). Từ năm 1963 ông là ủy viên thường vụ Hội nhà văn Việt Nam, ủy viên ban
thư kí Hội nhà văn Việt Nam. Ông cũng là đại biểu Quốc hội Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa các khóa IV, V và VI, ủy viên Ban văn hóa - giáo dục của quốc hội.
Sau 1975, ông vào sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ông mất ngày 19 tháng
6 năm 1989 (tức ngày 16 tháng 5 năm Kỷ Tỵ) tại Bệnh viện Thống Nhất, thành phố
Hồ Chí Minh, thọ 69 tuổi.
Ông được nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học
nghệ thuật (1996).
1.1.2. Sự nghiệp sáng tác
Con đường thơ của Chế Lan Viên được nhận định là “trải qua nhiều biến
động, nhiều bước ngoặt với những trăn trở, tìm tòi không ngừng của nhà thơ”(theo
wikipedia.org).Trước Cách mạng tháng Tám, thơ Chế Lan Viên là một thế giới đúng
nghĩa "trường thơ loạn": "kinh dị, thần bí, bế tắc của thời Điêu tàn với xương, máu,
sọ người, với những cảnh đổ nát, với tháp Chàm". Hoài Thanh đã từng nhận xét :
"Giữa đồng bằng văn học Việt Nam ở giữa thế kỷ hai mươi, Chế Lan Viên đứng sừng
sững như một Tháp Chàm, chắc chắn và lẻ loi, bí mật đột ngột xuất hiện giữa làng
thơ Việt Nam như một niềm kinh dị ".
Sau Cách mạng tháng Tám, thơ ông đã đi từ “thung lũng đau thương đến cánh
đồng vui”, đến với nhân dân và tư tưởng của cách mạng nên có những thay đổi rõ rệt.
Trong thời kì 1960-1975, thơ Chế Lan Viên vươn tới khuynh hướng sử thi hào hùng,
chất chính luận, đậm tính thời sự. Sau năm 1975, "thơ Chế Lan Viên dần trở về đời
sống thế sự và những trăn trở của cái "tôi" trong sự phức tạp, đa diện và vĩnh hằng
của đời sống".
Phong cách thơ Chế Lan Viên rất rõ nét và độc đáo. Thơ ông là sức mạnh trí
tuệ được biểu hiện trong khuynh hướng suy tưởng - triết lí: “chất suy tưởng triết lí
mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của hình ảnh thơ được sáng tạo bởi
một ngòi bút thông minh, tài hoa”.
.
Ông khai thác triệt để các tương quan đối lập, và
nổi bật nhất là năng lực sáng tạo hình ảnh phong phú, độc đáo với nhiều ý nghĩa biểu

tượng.
Tác phẩm chính
4
 Thơ
• Điêu tàn (1937)
• Gửi các anh (1954)
• Ánh sáng và phù sa (1960)
• Hoa ngày thường, chim báo bão (1967)
• Những bài thơ đánh giặc (1972)
• Đối thoại mới (1973)
• Ngày vĩ đại (1976)
• Hoa trước lăng Người (1976)
• Dải đất vùng trời (1976)
• Hái theo mùa (1977)
• Hoa trên đá (1984)
• Ta gửi cho mình (1986)
• Di cảo thơ I, II, III (1992, 1993, 1995)
 Văn
• Vàng sao (1942)
• Thăm Trung Quốc (bút ký, 1963)
• Những ngày nổi giận (bút ký, 1966)
• Bác về quê ta (tạp văn, 1972)
• Giờ của đô thành (bút ký, 1977)
• Nàng tiên trên mặt đất (1985)
 Tiểu luận phê bình
• Kinh nghiệm tổ chức sáng tác (1952)
• Nói chuyện thơ văn (bút danh Chàng Văn, 1960)
• Vào nghề (bút danh Chàng Văn, 1962)
• Phê bình văn học (1962)
• Suy nghĩ và bình luận (1971)

• Bay theo đường bay dân tộc đang bay (1976)
• Nghĩ cạnh dòng thơ (1981)
5
• Từ gác Khuê Văn đến quán Trung Tân (1981)
• Ngoại vi thơ (1987)
• Tuyển tập thơ Chế Lan Viên (tập I, 1985; tập II, 1990)
• Tuyển tập thơ chọn lọc
• Nàng và tôi (1992)
1.2. Tác phẩm Di cảo thơ của Chế Lan Viên
Ba tập Di cảo thơ I, II, III do nhà văn Vũ Thị Thường, người bạn đời của nhà
thơ, góp nhặt và tuyển chọn được nhà xuất bản Thuận Hóa ấn hành (1992, 1993,
1996). Di cảo có nghĩa là những bài lúc sống, nhà thơ Chế Lan Viên chưa đưa in.
Có người cho rằng Di cảo thơ là thơ sám hối của Chế Lan Viên. Nhưng có lẽ
Di cảo thơ chỉ là sự bổ sung, chỉ nói nốt những điều trước kia tự ông dừng lại, dừng
lại không nói, chứ không phải không có nó trong lòng. Di cảo thơ đi xa hơn nhưng
vẫn trong hướng tìm của nhà thơ.
Trong Di cảo thơ, ông viết với nhiều đề tài khác nhau. Trong đó có những bài
thơ viết về Nguyễn Trãi và nhất là về Nguyễn Du. Ở đấy hiện lên sự trăn trở của Chế
Lan Viên về di sản văn hoá, văn học của dân tộc. Và khi viết về Nguyễn Trãi, nhà thơ
đã thấm thía nỗi đau và oan khuất của thi hào dân tộc.
Những bài thơ viết về lịch sử cách mạng trong Di cảo thơ không nhiều nhưng
lại rất có ý nghĩa bởi nó liền mạch với mười tập thơ trước đó, như là để khẳng định
sự nhất quán trong tư tưởng của Chế Lan Viên. Trong ba tập Di cảo thơ có một bài
viết về Bác đặt ở đầu Phần II của Di cảo thơ.
Các bài thơ viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ trong Di cảo thơ chiếm số
lượng lớn hơn cả - “Đó là âm vang của chiến tranh”. Và Đoàn Trọng Huy cho rằng:
“Chế Lan Viên đi vào một hướng định giá mới. Anh chiêm nghiệm về sự hy sinh, cân
lại “giá máu”… Anh triết lý về cảnh giác…, suy nghĩ về sự sống trên cái chết, về văn
minh thắng bạo tàn, về bản chất nhân đạo của chiến tranh cách mạng”. Bởi vậy mà
Di cảo thơ có cái nhìn chân thực hơn về những mất mát của chiến tranh, cái mất mát

những người sống sót trở về sau cuộc chiến.
2. Những đổi mới về nội dung và nghệ thuật
2.1. Những đổi mới về nội dung
Chế Lan Viên đã từng viết :
6
Những lá thơm hái lúc về già
Những chiếc lá có hương tư tưởng
Khi đã hoa trầm trong ruột
Lá đủ rồi, có đợi gì hoa…
Thật vậy, cho tới lúc ra đi, Chế Lan Viên vẫn không ngừng sáng tạo. Ông đã để
lại cho nền thơ ca Việt Nam ba tập Di cảo thơ có giá trị to lớn ở những năm cuối đời.
Di cảo thơ là những vần thơ mang đậm tính triết lý sâu sắc. Và mỗi bài thơ trong Di
cảo thơ đều là ‘những chiếc lá thơm hái lúc về già’, chúng đều mang một chút
‘‘ hương tư tưởng’’ từ cuộc đời của ông để trở thành chất ‘thơm trong lá’ Đó là
những mảnh suy tư và xúc cảm về cuộc đời, vũ trụ, về nhân sinh, về nghệ thuật, về
thơ và về cả chiến tranh của nhà thơ.
2.1.1 Từ quan điểm nghệ thuật đến nội dung thể hiện
Đây có lẽ là phần đặc sắc nhất trong thơ triết lý của Chế Lan Viên. Nhiều bài
ông để lại trong Di cảo thơ đều thể hiện điều này. Qua những bài thơ đã giúp chúng
ta hiểu được quan niệm về nghệ thuật – thẩm mĩ của nhà thơ một cách toàn diện
nhất. Với Chế Lan Viên, trước sau, cội nguồn của thơ, của nghệ thuật là ở trong đời
sống, cụ thể hơn là ở trong cuộc vận hành lớn của lịch sử dân tộc ta trong thời hiện
đại.
Cuộc sống vỗ vào thơ anh muôn nghìn lớp sóng
Dừng ngòi trong phòng ăn bọt bể, anh ơi !
Tâm hồn anh là của đời một nửa
Một nửa kia cũng là đời…
Và trong Di cảo, ông cũng để lại những vần thơ như thế:
ở nơi kia có mùi hương đang đợi
dưới một bóng cây hay bên dòng suối

là nhà thơ, anh bay với những chim trời
trong độc hành không phải chỉ anh thôi.
(Nơi kia)
Chế Lan Viên quan niệm đã là nhà thơ thì không chỉ có riêng mình mà còn
phải hòa hợp với thiên nhiên, con người và vũ trụ. Dưới một bóng cây hay bên dòng
suối, là nhà thơ, anh bay với những chim trời, và anh luôn « độc hành không phải chi
anh thôi ».
Chế Lan Viên là người hay suy ngẫm về nghề cầm bút - đó cũng là phần riêng
tư của chính ông mà trong giai đoạn 1945 - 1975 lý tưởng nghệ thuật phải nhường
chỗ cho nhiệm vụ kháng chiến của dân tộc ta. Biết thời gian còn lại của cuộc đời là
7
không nhiều, ông như chạy nước rút với việc làm thơ của mình. Ông hối hả, giục
giã :
Gió thổi mây bay bất trắc
Lúc nào mà không tử biệt sinh ly
Lúc nào anh cũng có thể thành Hàn Mặc Tử, Bích Khê…
Phải tranh thủ làm thơ giữa hai chớp mắt…
… Viết đi! Viết đi! Viết đi!
Thời gian nước xiết…
… Viết thêm! Viết nữa! Viết vào!
(Thời gian nước xiết)
Và cái đưa thơ về với cội nguồn vô tận, vô hạn của nó chính là đời sống. Song
Chế Lan Viên không hề đồng nhất nghệ thuật với đời sống, ông cũng không chủ
trương phản ánh hiện thực một cách rập khuôn và máy móc. Có khi ông đang nói về
cái này nhưng thực chất lại đang nói tới cái kia. Hiện thực cuộc sống cũng có lúc
mang màu sắc của siêu thực.
Tả một môi son, có khi anh chỉ nói sắc sen hồ…
Anh đi xem cá và gặp người áo đỏ
Anh vẽ nên cá đỏ trong thơ…
(Tín hiệu)

Như vậy, đối với Chế Lan Viên, cuộc sống trong các tác phẩm nghệ thuật
không nhất thiết phải nguyên dạng, nguyên hình như cuộc sống đời thường của nó.
Trong thơ nói riêng và trong nghệ thuật nói chung, nó còn có một cuộc sống khác
nữa. Đó là cuộc sống của con người, của người nghệ sĩ. Và cuộc sống đó cũng muôn
màu muôn vẻ như cuộc sống của ta vậy. Đối với Chế Lan Viên, nghệ thuật cũng như
cuộc sống là luôn luôn vận động, không ngừng biến đổi trong quy luật phát triển của
nó.
Chế Lan Viên cho rằng nghệ thuật không chỉ là sao chép, quy phạm, giáo điều,
bị động mà phải là một nghệ thuật đầy sự sinh thành, sáng tạo với những khám phá
mới lạ, chưa từng có :
Đời cho anh một nắm đất
Anh làm nên cái bình
Đời cho anh nhành hoa
Anh vẽ nên mùi sứ…
(Đời cho anh )
8
Đặc biệt, trong Di cảo thơ còn có một phần rất mới lạ so với các tập thơ khác.
Đó là những bài thơ ghi lại nỗi thao thức, day dứt sáng tạo của nhà thơ trong giai
đoạn cuối đời :
Cho dù trái đất chẳng còn anh
Anh vẫn còn nguyên trái đất
Tặng cho mình…
(Từ thế chi ca)
Qua Di cảo thơ, người đọc có thể thấy được nỗi thao thức và khát khao muốn
sáng tạo, muốn vươn lên viên mãn, hoàn thiện lúc cuối đời của nhà thơ Chế Lan
Viên. Tế Hanh đã từng nói : "Thơ Chế Lan Viên trên năm mươi năm luôn luôn là một
giọng thơ gây nhiều sự chú ý của dư luận, có thể nói Chế Lan Viên là một nhà thơ
không yên ổn, anh không yên ổn trong các trăn trở sáng tác của mình…". Sự trăn trở
ấy lại chính là nét đặc sắc trong thơ Chế Lan Viên.
Chế Lan Viên ví sáng tác như một sự vượt sông và hơn hết là phải vượt qua

chính lòng mình để hòa nhịp cùng với sự sáng tạo không ngừng, mang lại giá trị bất
diệt cho cuộc sống, cho thơ ca.
Anh phải mang tiếng hát từ bờ này sang bờ kia ấy
Bờ bên kia hư ảo – bờ thơ
Anh phải vượt sông, vượt lòng mình để đến
Sao em bỏ đi, không đến đây chờ ?
Và đó còn là cuộc vượt bể :
Để anh đi qua cho hêt bể của mình…
Cho anh qua trang sách bão bùng…
(Bờ bên kia)
Ở Chế Lan Viên còn có cái cảm giác gọi là ‘lực bất tòng tâm’ của tài năng hữu
hạn mà nghệ thuật là vô hạn. Đó là nỗi khao khát đến tột cùng, tha thiết gần như
tuyệt vọng muốn được sáng tạo. Và chính những khao khát, hăng say đó đã thôi thúc
sự sáng tạo ở Chế Lan Viên. Và ông gọi đó là ‘nỗi đau và hạnh phúc’ của con người.
Mỗi con trai nhả ngọc mỗi lần thôi
Viên ngọc đầu tiên cũng là viên sau chót
Không như ta sau viên ngọc sau cùng lại làm
viên thứ nhất
Đấy là nỗi đau và hạnh phúc của con người.
(Viên ngọc sau cùng)
Trong nỗi khát khao của sự vươn lên sáng tạo hoàn mỹ ấy, Chế Lan Viên cảm
thấy bức thiết nhất và cũng gian nan nhất là sao cho trong thơ, mình được là mình
nhất :
Anh phải tự làm hoa tiêu lấy chính mình qua
bão dông sấm chớp
9
Mà đôi khi chỉ để mình bay cho đến được chính mình thôi
(Sân bay)
Nếu như giai đoạn trước đó, Chế Lan Viên viết :
Ôi thương thay những thế kỷ vắng anh hừng

Những đất nước thiếu người cầm gươm nghìn cân ra trận
(Tổ quốc bao giờ đẹp thế này
chăng)
Thì nay lại đã có khác trước :
Ô đất nước ba tuổi đã rời nôi lên ngựa sắt
Tuổi trẻ chơi cờ lau đòi chơi trò đánh giặc
Kiếm làm cho con rùa không thể yên thân
trong cuộc sống thường
Thơ chỉ sống một phần cho mình, ba phần
cho nhiệm vụ
Nghĩ mà thương !
(Sử)
Trước đây, Chế Lan Viên cho rằng, dân tộc ta anh dũng, đất nước ta có hàng
trăm, hàng ngàn người anh hùng. Thánh Gióng, Đinh Bộ Lĩnh… vẫn còn được ca
ngợi là những vị anh hùng dân tộc, có công với nước, mang một tầm vĩ đại lớn lao.
Ông luôn tự hào về truyền thống vĩ đại ấy của dân tộc ta. Thì nay, vẫn dưới những
vần thơ Chế Lan Viên, ta lại thấy được một góc khuất khác. Đất nước ta có những
anh hùng như Thánh Gióng, Đinh Bộ Lĩnh vạn cũng là bất đắc dĩ mà thôi. Chính
chiến tranh đã làm cho con trẻ mất đi sự hồn nhiên của tuổi ấu thơ mà phải gánh lấy
trách nhiệm bảo vệ quê hương, đất nước trên vai. Những con trẻ lớn trước tuổi,
không được là chính mình trong lứa tuổi của mình để hưởng niềm hạnh phúc, bình
yên. Đó cũng chính là nghịch lý trong tâm hồn nhà thơ.
Sự tìm tòi chính mình vẫn là việc cần tiếp tục. Đó là niềm khao khát không bao
giờ nguôi của một hồn thơ không bao giờ tự thỏa mãn mà luôn tự đòi hỏi tự đổi mới
để đi tìm một tầm cao mới, tiến lên sự viên mãn, hoàn thiện tuyệt đối. Tuy không bao
giờ có thể đạt tới điều đó nhưng nếu không có nó thì cũng không bao giờ có sự sáng
tạo nghệ thuật thực sự. Chế Lan Viên cho rằng đó chính là cái định hướng cho nghệ
thuật, cho thơ là con sông Ngân Hà mà ông phải dọc theo mãi để tìm thơ mình, chứ
không như Ngưu Lang sang ngang là tìm được Chức Nữ.
Ngưu Lang chỉ cần một cái bến con,

Anh cần có dải Ngân hà
Anh đi dọc nó để tìm thơ chứ không phải
Bơi ngang tìm Chức Nữ
(Tìm thơ)
10
Càng về cuối đời, những suy ngẫm về thơ càng trở nên da diết hơn trong các
sáng tác của Chế Lan Viên. Đối với ông, thơ là một cuộc hành trình tìm kiếm vô tận
mà người làm thơ luôn phải đạt đến. Với ông, thơ ca phải đạt đến sự “tài năng” trong
khi ông thì lại.
Tôi tài năng chưa đầy nửa giọt
Có hộc tốc chạy đến hết chân trời cũng là đồ bất lực
(Xâu kim)
Và vì vậy, thơ ca giống như một nghiệp chướng của Chế Lan Viên. Đó cũng
chính là bi kịch cuối đời của người nghệ sĩ tài hoa này. Tất nhiên, những nhận định
ông dành cho chính mình có phần nghiêm khắc, nhưng Di cảo thơ là những cảm xúc
thật của Chế Lan Viên, trong đó chủ yếu là sự bất lực của nhà thơ trước giờ lên
đường sang thế giới bên kia.
Anh gieo bão mà gặt về chỉ gió
Giàu cỏ cánh đồng thôi, một nắm thóc vẫn nghèo
(Thơ về thơ)
2.1.2. Những chiêm nghiệm, suy tưởng về lịch sử, về chiến tranh.
Vẫn kế thừa những tập thơ trước, Di cảo thơ của Chế Lan Viên cũng viết về
đề tài chiến tranh. Nhưng trong Di cảo thơ, cái nhìn của Chế Lan Viên về cuộc chiến
rực lửa với con mắt xanh tươi như ở Hoa ngày thường, chim báo bão nữa mà Di cảo
thơ thể hiện rất rõ những suy tư của nhà thơ về lịch sử, về chiến tranh như một sự
nhận thức lại những gì đã qua. Di cảo thơ gồm ba phần thì hai phần sau gồm hầu hết
những tác phẩm sau 1975. Điều này cho thấy Chế Lan Viên đã có được một độ lùi
lịch sử nhất định để nhìn nhận về cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Và tập Di cảo
thơ ghi nhận sự chuyển hướng rõ từ chính luận sang triết luận (Chế Lan Viên - Tác
gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục,2001, tr 401)

Di cảo thơ của Chế lan Viên đã khái quát lại lịch sử của dân tộc trong nhiều
bài thơ như : Cờ lau Đinh Bộ Lĩnh, Đất nước ta, Định nghĩa dân tộc… Chỉ có điều,
lịch sử ở đây không hiện lên như những giá trị cao đẹp, vĩ đại và to lớn nữa mà đó là
những thứ dân tộc Việt Nam không được đón nhận, con người Việt Nam đã mất đi.
11
Đất nước gì mà tuổi trong nôi đã phải nhảy lên mình ngựa thép đi đánh
giặc
Đang cưỡi trâu chơi cờ lau cũng phải bỏ chơi mà đánh giặc
Chiếc gối lông nga cũng có âm mưu của giặc trộn vào
Yêu mà bị chém rơi đầu vì Mỵ Châu hóa giặc!
Cho đến cùng phải hóa Sơn Tinh, Thủy Tinh
Đánh giặc cùng nhau huy động núi non, lũ lụt vào vòng chiến tình yêu
(Đất nước ta)
Lịch sử dựng nước và giữ nước mà bấy lâu chúng ta tự hào dưới ngòi bút Chế
Lan Viên không còn cái hào quang rực rỡ của nó nữa. Chiến tranh là nơi con người
chứng tỏ sự anh dũng kiên cường của mình, nhưng cũng là nơi mà tuổi thơ bị đánh
mất, tình yêu bị ngăn trở, tình cha con phai nhạt, thắng cảnh non sông bị tàn phá…
Có lẽ nói như vậy là khó chấp nhận nhưng mà đó là sự thật, không ai có thể chối cãi
được.
Và trong thời kỳ kháng chiến, như nhiều nhà thơ khác, Chế Lan Viên đã xem
thơ như ngọn cờ kêu gọi, cổ vũ cho công cuộc đấu tranh và giải phóng dân tộc. Ta
bắt gặp ở Di cảo thơ những vần thơ của tình yêu quê hương, đất nước Việt Nam tha
thiết, mặn nồng như Phải và không được, Ngủ rừng, Chính ủy, Màu áo tím… Ở
những bài đó ta thấy bóng dáng của cuộc chiến, kỷ niệm về cuộc chiến. Nhà thơ
phản ánh chiến tranh, hồi tưởng về chiến tranh. Và những bài thơ này mang những
âm hưởng hào hùng, đầy tính sử thi, ca ngợi về đất nước, về dân tộc Việt Nam anh
hùng. Nhưng bên cạnh đó, Chế Lan Viên còn đi sâu lý giải, chiêm nghiệm và nói lên
những điều mà giới hạn của lịch sử từng không cho phép phát ngôn. Khi cuộc kháng
chiến đi qua, tư duy đổi mới, cái nhìn sâu sắc của thi sĩ đã nhìn lại, nhìn thẳng vào
những gian khổ, mất mát, hy sinh đẫm máu của dân tộc, xót xa cho những ngày

tháng đau thương:
Vì đâu? Vì đâu?
Trước giáo đường giăng giăng đôi cánh thiên thần
Lại có em bé này
Gãy mất một chân?
Mẹ đã chết bom
12
Em gọi đến nghìn lần
(…) Tất cả các trận đánh đều bắt đầu thế ấy
Tất cả chiến công khởi đầu như vậy
(Tiếng nạng tre gõ vào mặt đất)
Chế Lan Viên đã nhìn nhận cuộc chiến tranh với những mất mát, hy sinh của
con người chứ không còn chỉ là cái tương lai màu hồng rực rỡ như trước đây. “Tất cả
chiến công khởi đầu như vậy”, những gì dân tộc ta phải mất đi, phải gánh chịu là quá
nhiều, quá đau đớn. Những hình ảnh, câu hỏi trong bài thơ là những điều không thể
nói trong ba mươi năm kháng chiến nhưng giờ đây nó đã được sử dụng để tự vấn, tự
nhận thức về mặt trái của chiến tranh - không phải từ tội ác của kẻ thù. Với Chế Lan
Viên, những trận đánh, những chiến công huy hoàng của dân tộc trước kia giờ đây là
hy sinh, là mất mát và nỗi đau ấy mãi mãi không thể quên và nó còn tồn tại cho tới
mãi mãi trong tâm trí người Việt Nam. Cái giá phải trả cho sự chiến thắng, vinh
quang là quá đắt. Ai?, Tôi!, Sử, Phải và Không được… là những bài thơ có chung
tinh thần ấy.
Nhìn lại quá khứ, Chế Lan Viên rõ ràng có xu hướng nhìn vào cái góc
khuất, phần chìm mà thơ ca giai đoạn 1945-1975 không thể nói. Chiến thắng chẳng
làm biến mất hay lu mờ đi sự đau thương mất mát của cả dân tộc, và những vị tướng
cũng không thể làm lãng quên những anh hùng vô danh. Nai bất tử, Chị Ba, Một
người thường, Thời thượng… chú ý đến những con người thầm lặng góp sức vào
chiến thắng :
Người nông dân ấy đã bốc mộ cho hàng ba trăm thương binh
Xác anh em và xác con mình

(…) Việc ấy không để lại ánh hào quang trên tay
Ánh sáng gì trong mắt
Hay huân chương trên tường
(…) Bao nhiêu điều láo nháo chúng ta quên
(Một người thường)
Chế Lan Viên đã vinh danh những con người góp sức thầm lặng trong cuộc
chiến. Nỗi đau lớn nhất của “người nông dân ấy” không phải là cái chết của đồng
đội, của con mình, vì tất cả đã qua rồi mà là sự thờ ơ quên lãng của những người
13
đang sống, ông cảm thấy mình xa lạ, lẻ loi trước thực tại cuộc sống. Trải qua những
năm tháng máu lửa, cùng với cái nhìn sâu xa đã giúp Chế Lan Viên nhìn nhận cuộc
chiến tranh một cách đa diện hơn, sâu sắc hơn. Suy ngẫm, chiêm nghiệm về lịch sử
đòi hỏi ở Chế Lan Viên một tư duy sáng suốt, một cái nhìn luôn có chiều sâu. Và nếu
không có những điều đó thì Chế Lan Viên không thể viết lên những dòng thơ trên.
Ông đau đớn, nghẹn ngào trước những mất mát quá lớn lao, nhưng chưa khi nào ông
nghi ngờ tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến mà cả dân tộc đã dốc toàn tâm, toàn
lực để hoàn thành:
Buổi ấy hy sinh chỉ có nụ cười, không có lời rên rỉ
Nguyễn Văn Trỗi thế mà Bế Văn Đàn lấp lỗ châu mai vẫn thế
Máu họ dâng cho Tổ quốc thắm tươi rạng rỡ mắt nhìn
Anh đến sau đừng nhỏ vào đấy giọt buồn cho nó bầm đen.
(Giọt buồn)
Triết lý về chiều dài lịch sử và cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc trong Di
cảo thơ là kết quả của trí tuệ và của sự từng trải nghiệm của chính tác giả. Không
nhìn quá khứ dưới ánh hào quang mà soi rọi nó bằng những giá trị nhân đạo, Di cảo
thơ đem lại cái nhìn mới mẻ trên nhiều phương diện về lịch sử dân tộc.
2.1.3. Cuộc sống đời thường.
“Thơ là sự biểu lộ ý nghĩa bí huyền của cuộc sống bằng tiếng nói của con
người thu về nhịp thuần túy nhất”. (Stéphan Malácme) Thật vậy, thơ ca chính là
phương tiện để chuyển tải tâm tư tình cảm của người sáng tạo ra nó. Thật vậy, thơ ca

chứa đựng trong nó một cách chân thật nhất, sâu sắc nhất những tư tưởng và tâm hồn
của người thi sĩ muốn thể hiện, muốn gửi gắm. Trong Điêu tàn, ta gặp một Chế Lan
Viên sẵn sàng vứt bỏ xã hội thực tại để quay về với quá khứ một thời vàng son của
dân tộc. Ông sống, tồn tại trong một nỗi chán chường, vô vọng và than khóc cho cả
một dân tộc đang phải chịu những mất mát, hy sinh trong cuộc chiến ác liệt nhất từ
trước tới nay. Cách mạng tháng Tám thành công đã làm “thay đổi đời tôi, thay đổi
thơ tôi”, ông giải thoát mình khỏi những đau khổ tuyệt vọng, bước từ “thung lũng
đau thương ra cánh đồng vui” để hòa nhập với cộng đồng, hòa vào Ánh sáng và phù
sa, tự nguyện làm Hoa ngày thường, Chim báo bão của dân tộc. Nhưng về lúc cuối
đời, thơ Chế Lan Viên lại mang một hơi thở, một âm hưởng khác với dòng thơ trước
14
đó. Di cảo thơ - trước hết là một bản tổng kết cuộc đời cầm bút của nhà thơ, mà việc
nhà thơ đi sâu vào khám phá đề tài cuộc sống đời thường và con người cá nhân là
một nét nổi bật.
Trong Di cảo thơ, Chế Lan Viên đã rời khỏi cảm hứng sử thi và thơ ông
không còn tô vẽ, không còn lý tưởng hoá cuộc sống như giai đoạn 1945-1975. Ở “Di
cảo thơ” xuất hiện những hình ảnh chân thực, sống động đầy chất suy tư về đời, về
người. Đọc giả khó mà quên được những hình ảnh đời thường, giản dị mà tinh tế
trong thơ ông:
Khi gà te te đầu thôn, gà te te cuối xóm
Tôi đã dậy cào vào trang giấy trắng
Ngọn đèn thơ đối chọi ánh sao Mai
Khi trong tổ mẹ con chim còn ngái ngủ
Sông bên ngoài còn chậm dòng trôi
Lá còn còn giọt sương đêm trong mắt nhỏ
Con ong thơ đã bay đi kiếm mật phía chân trời
(Hồi ký bên trang viết)
Và cả những giá trị vật chất cũng đi vào thơ ông một cách tự nhiên, chân thực lạ
kỳ như việc phạt tiền điện, nhà nghèo không có nổi trần nhà (Nhà không trần);
những cái u buồn, đen tối, ảm đạm thường không hay xuất hiện trong thơ cũng được

Chế Lan Viên thuật lại như việc thiêu xác, đưa tang (Lò thiêu, Từ thế chi ca I, Xe
tang qua nhà), những sự vật, hiện tượng bình thường, thậm chí tầm thường trong đời
sống (Hạt gạo, Mèo chuột, Con nhặng xanh, Lừa) giờ đây được sử dụng như những
biểu tượng cho những vấn đề lớn lao trong cuộc sống… Tất cả những hình ảnh đó đi
vào trong thơ Chế Lan Viên một cách chân thực, sống động hơn bao giờ hết. Di cảo
thơ chứa đầy hơi thở cuộc đời mà vẫn giữ được chiều sâu triết luận của Chế Lan
Viên.
Thơ ca 1975 - 2000 nói riêng cũng như văn học giai đoạn này nói chung được
ví với một cuộc trở về khám phá con người cá nhân với "cái tôi thế sự" những biểu
hiện phong phú của nó. Cảm thức của Chế Lan Viên về thời gian những năm cuối đời
là rất ngắn ngủi, lúc nào ông cũng thôi thúc mình viết, viết và viết. Từ suy nghĩ của
một người sắp từ giã cõi đời, ông chủ động bộc bạch về chính mình :
15
Anh là tháp Bayon bốn mặt
Giấu đi ba, còn lại đấy là anh
Chỉ mặt đó mà nghìn trò cười khóc
Làm đau mặt kia trong cõi ẩn hình
(Tháp Bayon bốn mặt)
Chế Lan Viên nhìn thẳng vào đời mình, thơ mình mà suy ngẫm, trăn trở tự vấn
mà không hề né tránh bất cứ điều gì. Suốt mấy chục năm cầm bút, Chế Lan Viên chỉ
xuất hiện trong thơ có một mặt. Cuộc sống đời thường có tất cả bốn mặt nhưng ông
lại giấu đi ba. Tâm sự riêng tư của nhà thơ giấu đi để hòa vào tâm sự tập thể, tâm sự
quần chúng, điều đó làm nên vinh quang mà cũng là nỗi đau của người làm thơ. Và
‘cái tôi’ đích thực của Chế Lan Viên là "tháp Bayon bốn mặt, Giấu đi ba, còn lại đấy
là anh". Với Chế Lan Viên, con người luôn có nhiều mặt đa dạng và phức tạp.
Những nỗi thầm kín sâu thẳm trong tâm hồn của mỗi người mà người khác không thể
nhìn thấu, không thể hiểu là những mặt mà con người cố gắng giấu đi, không để lộ ra
cho ai biết "Chỉ mặt đó mà nghìn trò cười khóc, Làm đau mặt kia trong cõi ẩn hình".
Bình luận về bốn mặt cuộc đời này, nhà phê bình Nguyễn Quốc Khánh có viết: “Ông
tự nguyện chỉ xuất hiện công khai với một mặt của mình. Giữa hai con người: con

người cá nhân và con người xã hội, ông chọn con người xã hội với trách nhiệm công
dân cao cả; giữa hai mặt siêu hình và hiện thực, ông chọn mặt thứ hai; giữa thơ
hướng ngoại và thơ hướng nội, ông chọn mặt thứ nhất; giữa đau khổ và niềm vui,
ông chọn niềm vui; giữa bè cao và bè trầm, ông chọn bè cao để hát bài ca cách
mạng…” (Nguyễn Quốc Khánh, “Di cảo thơ Chế Lan Viên - hành trình tìm lại chính
mình”
Nhà thơ thương cho những con người vì đất nước mà quên đi cuộc sống của
chính mình. Cuộc đời của những vị anh hùng đã không có những ngày tháng yên
bình, vô tư của tuổi ấu thơ mà gắn liền với nhiệm vụ giải phóng dân tộc, giành lại
độc lập, chủ quyền cho Tổ quốc. Và Chế Lan Viên cũng tự nguyện hiến dâng mình
cho Tổ quốc thân yêu. Ở đây không có sự đối lập giữa cái riêng với cái chung, giữa
cá nhân và xã hội mà chỉ có sự cảm thông cho những số phận con người không được
hưởng những thứ bình thường, giản đơn mà lẽ ra họ có quyền được hưởng. Ở đây,
16
cái chung, cái ta suốt ba chục năm chiến tranh cách mạng có phần lấn át đi cái riêng,
cái tôi, đó cũng là do cuộc sống, do thời đại đòi hỏi mà thành.
2.1.4. Cái tôi trong nhịp thở của cái ta.
Chế Lan Viên vốn là một người luôn quý trọng sự sống, lại sống rất có
trách nhiệm với mình, với đời nên cảm giác chới với khi đối mặt với cái chết là có
thật và dễ hiểu.
Anh như gõ kiến
Gõ vào thời gian
Gõ vào số phận
Tháng ngày không kịp nữa
Chế Lan Viên ý thức được thời gian trong cuộc đời của mỗi người trôi qua
một cách nhanh chóng và mỗi khắc đi là không thể lấy lại được “Tháng ngày không
kịp nữa”. Và điều đó làm cho nhà thơ thấy hoảng hốt trước thực tại hơn bao giờ hết
“Gõ vào thời gian, Gõ vào số phận”
Chế Lan Viên không chỉ đau cho nỗi đau của riêng mình mà ông còn chú ý tới
nỗi đau của những người khác đang gánh chịu. Đọc một số bài thơ của Di cảo thơ,

chúng ta dễ dàng có thể sẻ chia về những nỗi ám ảnh, đắng cay và sự đổi thay của
nhân tình thế thái trong cuộc sống hiện nay :
Giờ là thế giới của xe cúp, ti vi, phim màu ngũ sắc
Của quyền lực, tuổi tên đốp chát
(Thời thượng)
Chế Lan Viên đứng trong cuộc đời sóng gió để nhìn lên, thấu hiểu số phận của
những con người bất hạnh.
Trộn vào dân
Hiểu cho hết nỗi đau của cuộc đời
Nghe tiếng cười của trẻ con nheo nhóc
Điệu hát của những bà mẹ xanh xao
(Chuẩn bị đi)
17
Cảm hứng về cuộc đời con người, nhân tình thế thái, biết nỗi đau buồn của
mình đồng thời biết cảm thông cho người khác chính là nét nổi bật xuyên suốt và
đáng trân trọng của Di cảo thơ.
Chế Lan Viên không phải là nhà thơ chuyên viết về thơ tình nhưng tình yêu
trong thơ ông cũng là một đề tài thú vị và lý thú với muôn màu muôn vẻ, đủ mọi
hình hài. Tình yêu trong Không tên, Nàng và tôi hiện ra cái vẻ tinh khiết như được
thanh lọc, cái “màu trắng” như đã kết tụ được cả “đỏ hoa” và “đỏ lửa”. Đó là những
bông hoa “trắng đỏ” “trên đá. Đó còn là tình, là nghĩa (Mưa đêm), là buồn (Đằng
nào cũng vậy), là nhớ, cái nhớ triền miên, da diết.
Nhớ thương dài tiếng ve…
Đi hết lòng còn nghe
(Tiếng ve)
Còn tình yêu trong Di cảo thơ lại có những cái khác lạ, cái màu “siêu thoát”.
Thạp đồng Đào Thịnh viết về lẽ sống tuần hoàn “sống trê nắp thạp, chết về trong
đáy thạp” đừng qua hình ảnh đối lập nam nữ giao hoan bên trên và nắm xương người
chết phía dưới. Còn Từ thế chi ca lại có những vần thơ lung linh sắc màu độc đáo.
Anh không ở lại yêu hoa mãi được

Thiêu xong, anh về các trời khác cũng đầy hoa
Chỉ tiếc không có tình yêu ở đó
Cho dù trái đất không còn anh
Anh vẫn còn nguyên trái đất
Tặng cho mình.
Nói tóm lại, với Di cảo thơ, Chế Lan Viên đã gây mang đến người đọc những
vần thơ mang đậm tính triết lý sâu sắc. Đó là những vần thơ được kết tinh từ những
trải nghiệm thực tế và tài năng của chính nhà thơ mà không phải bất cứ nhà thơ nào
cũng có được. Chính vì vậy mà Chế Lan Viên được coi một trong những hồn thơ lạ ở
Việt Nam.
2.2. Những đổi mới nghệ thuật
Chế Lan Viên được coi là một trong những nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam
bởi số lượng tác phẩm đồ sộ mà ông để lại cho nền văn học nước nhà. Cùng với Điêu
tàn và Ánh sáng và phù sa đã đưa ông trở thành một trong những nhà thơ hàng đầu
18
Việt Nam thì Di cảo thơ được xuất bản lúc ông không còn một lần nữa khẳng định vị
trí Chế Lan Viên trong nền văn học Việt Nam. Quan niệm về thơ của Chế Lan Viên
phát triển, biến đổi song hành cùng các chặng đường tư tưởng và sáng tác của ông.
Có thể thấy quan niệm về thơ của ông vận động qua ba giai đoạn: trước năm 1945
với tập thơ Điêu tàn, sau 1945 với Ánh sáng và phù sa, những năm 1980 với ba tập
Di cảo thơ. Di cảo thơ chính là sự tiếp tục của những tìm tòi, phát hiện mới cả về
phương diện nội dung lẫn nghệ thuật của thi sĩ. Trong đó, những đổi mới về mặt
nghệ thuật được thể hiện rất độc đáo trong ba tập Di cảo thơ.
2.2.1. Giọng điệu
Phần lớn Di cảo thơ được Chế Lan Viên sáng tác vào những năm cuối đời. Sự
nghiền ngẫm, chiêm nghiệm về đời sống, về sự hiện hữu của bản thể trong một hồn
thơ giàu tính trí tuệ và mang màu sắc triết lý khiến những bài thơ ấy mang một chất
giọng khác.
Giọng cao bao nhiêu năm, giờ anh hát giọng trầm
Tiếng hát lẫn với im lìm của đất

Vườn lặng im mà thơm mùi mít mật
Còn hơn anh rồ giọng hát vang ngân.
(Giọng trầm)
Nó không còn cái hân hoan, tươi vui của những ngày đón nhận ánh sáng lý tưởng
cách mạng mà đã trở nên đằm thắm, sâu lắng, trầm tĩnh, đầy tự vấn. Nếu như trước
cách mạng, giọng thơ ông ảo não, buồn thương; hay khỏe khoắn, mạnh mẽ ca ngợi
cuộc đấu tranh của nhân dân sau cách mạng:
Vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến luỹ
Bên những chiến sĩ ngoài đồng và hạ trực thăng rơi
thì những năm cuối đời, nhà thơ quay trở về với chính mình để suy tư, chiêm
nghiệm. Giọng thơ ông khiêm tốn, nhẹ nhàng:
Tôi chỉ là một nhà thơ cưỡi trâu
Đánh giặc cờ lau
Đã lâu ta không còn nghe hồn lau gọi nữa
Chỉ nghe danh vọng ầm ào
Vinh quang xí xố
19
(Cờ lau Đinh Bộ Lĩnh)
Trong sự chiêm nghiệm ấy, giọng thơ ông có lúc mang sắc thái hoài nghi, mặc
cảm, chua chát, sắc lạnh, thậm chí hóm hỉnh, đùa cợt trước hoàn cảnh xã hội đầy
biến động phức tạp với sự thay đổi của các giá trị đạo đức:
Giờ là thế giới của xe cúp, tivi, phim màu ngũ sắc
Của quyền lực tuổi tên đốp chát
Vị trí nhà thơ như rác đổ thùng
(Thời Thượng)
Và cả những xót xa, cay đắng:
Tôi chưa có câu thơ nào
Giúp người ấy nuôi đàn con nhỏ
Giữa buồn tủi chua cay vẫn có thể cười
Giọng điệu suy tư triết lý là đặc trưng làm nên chất thơ Chế Lan Viên. Bao giờ

thơ ông cũng chứa đựng những hình ảnh thể hiện sự chiêm nghiệm của ông đối với
cuộc đời. Nếu như ở Ánh sáng và phù sa, ta bắt gặp cái nhìn suy tư thể hiện sự
chuyển biến trong tư tưởng, thì ở Di cảo, Chế Lan Viên như đem toàn bộ thơ ông lên
bàn cân, trầm tư, suy nghĩ,cân nhắc những còn – mất, được – thua, nhận ra những
khuyết điểm của thơ mình. Từ sự tự ý thức đó, Chế Lan Viên càng có trách nhiệm
hơn với những gì mà ông viết ra ở thời điểm hiện tại. Chính sự trăn trở, xôn xao của
tư tưởng và tâm hồn ấy mà những trang thơ Di cảo thật sự đem lại những trải nghiệm
mới mẻ, bất ngờ, thú vị:
Câu thơ phải luôn luôn bất ổn và xôn xao
Không thể nằm yên mà ngủ được nào
(Bất hoàn toàn)
Sự nhận thức và nghiền ngẫm của bản thân đã giúp Chế Lan Viên không rơi
vào sự “ảo tưởng”. Ông quan niệm mỗi câu thơ đều phải vượt lên chính mình và ông
sống với sức mạnh của tấm lòng nhân ái, yêu đời. Vì vậy, tâm hồn ông càng trở nên
thanh cao qua những vần thơ nhẹ nhàng, đầy xúc động:
Sau anh còn mênh mông nhân loại
Đừng nghĩ mình là người đi cuối
Phải để lại dấu chân, nhành cây, viên sỏi…
20
Cho người theo sau không cô đơn
(Sau anh)
Như vậy, để phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, Chế Lan Viên đã có
những tìm tòi đổi mới trong giọng điệu. Đó là sự hòa hợp linh hoạt giữa giọng điệu
trang nghiêm xen giọng điệu cười cợt; giọng xót xa, phẫn uất xen lẫn giọng tự trào,
hóm hỉnh; giọng độc thoại kết hợp đối thoại; giọng trữ tình dạt dào cảm xúc pha lẫn
giọng khách quan, lạnh lùng… Nhưng nổi bật, độc đáo hơn cả đủ để làm nên bản sắc
thơ Chế Lan Viên vẫn luôn là giọng suy tư, triết lý của những chiêm nghiệm của nhà
thơ đối với cuộc đời và con người:
Những bạn bè yêu anh sẽ gặp anh trong cỏ
Trong hạt sương, trong đá

Trong những gì không phải anh.
Anh tồn tại mãi
Không bằng tuổi tên, mà như tro bụi,
Như ngọn cỏ tàn đến tiết lại trồi lên
Cách nhìn của nhà thơ đối với cuộc sống cũng có nhiều thay đổi. Ông không
còn đứng ở vị thế cao của dân tộc để bày tỏ mình nữa mà từ vị trí của một con người
bình thường, con người cá nhân với bao khắc nghiệt, cay đắng của cuộc đời, của kiếp
người.
Việc đổi mới giọng điệu thơ Chế Lan Viên xét đến cùng chính là sự thay đổi
của hình thức cho phù hợp với nội dung mà ông muốn phản ánh, hai phạm trù của
văn học vốn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Sự “trở về đời sống thế sự và những
trăn trở của cái “tôi” trong sự phức tạp, đa diện và vĩnh hằng của đời sống” không
thể vượt ra ngoài một giọng điệu trầm tĩnh. Cái trầm tĩnh ấy hướng con người đến
những suy tưởng để rồi cùng chiêm nghiệm với nhà văn, từ đó khám phá thế giới ý
niệm ẩn đằng sau mỗi con chữ. Điều này cũng chính là nhân tố lý giải vì sao thơ Chế
Lan Viên giai đoạn kháng chiến chống Mỹ vốn mang đậm tính chất chính luận đến
giai đoạn này lại trở về với tính chất triết luận trong những sáng tác trước năm 1945
với tập thơ Điêu tàn. Tuy nhiên, xét về bản chất, chúng hàm chứa rất nhiều điểm
khác nhau.
21
2.2.2. Ngôn ngữ và hình ảnh thơ
Ngôn từ là chất liệu của văn học. Cùng kho từ vựng ấy nhưng dưới cảm quan
của mỗi người, sẽ có những cách cấu tứ khác nhau, làm thành những văn bản ngôn từ
khác nhau. Sự khác nhau ấy tạo nên sự đa dạng về phong cách sáng tác của những
nhà văn, nhà thơ khác nhau, hoặc giữa các giai đoạn sáng tác khác nhau của cùng
một người. Có thể thấy rõ điều này thông qua các nhà thơ, nhà văn Việt Nam giai
đoạn trước và sau năm 1945: Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên,…
Xuất phát từ Điêu tàn, qua Ánh sáng và phù sa, Hoa ngày thường, Chim báo
bão, Ngày vĩ đại, Hoa trước lăng người,… Và cuối cùng đến Di cảo thơ, thơ Chế
Lan Viên là cả một quá trình vận động không ngừng. Và ông thật sự là “người làm

vườn vĩnh cửu” (Trần Mạnh Hảo).
Sau 1975, cũng như các thể loại khác, thơ có thiên hướng chú trọng đến khía
cạnh hằng ngày của cuộc sống, khai thác cái đời thường, do vậy mà ngôn ngữ thơ
dần trở nên gần gũi hơn. Mặc dù Di cảo thơ mang đậm chất triết lý, song chất liệu
mà Chế Lan Viên xây nên những tòa nhà ấy không đâu xa lạ với mỗi chúng ta:
Dù đời nhiều chuyện rủi
Mà rất nhiều cơ may
Chiếc bĩnh xưa vẫn đó
Người này vứt để quên,
Người này cầm để nhớ
Thời nay dù vứt bỏ
Thì thời kia nhặt lên
(Bình đựng lệ)
Trong ý niệm của Chế Lan Viên, có những cái đẹp mà giá trị của nó mãi trường
tồn với thời gian song cũng có những cái đẹp, chuẩn mực thay đổi tùy thuộc vào thời
đại. Nhưng qua những câu thơ trên, ông đâu chỉ đơn thuần nói về cái lọ không thôi
mà điều ông muốn hướng đến là một sự chiêm nghiệm về sự tồn tại của con người
trong cuộc đời này: nỗi đau loài người luôn hiện hữu, luôn “bất tử trước sự biến đổi
của thời gian” (Võ Tấn Cường).
Do vậy, đến với thế giới của Di cảo thơ, quan trọng nhất là mỗi chúng ta phải
biết đi vào tìm hiểu ẩn ngữ đằng sau con chữ, nhờ đó mới có thế khám phá tầng ý
nghĩa bên trong của ngôn từ, thấu cảm những tâm tư, suy niệm của nhà thơ.
22
Song bên cạnh ngôn ngữ đời thường, với những hình ảnh thơ quen thuộc ấy, ta
vẫn nhận ra một Chế Lan Viên – nhà thơ triết lý qua sự biểu đạt những hình ảnh
mang tính tượng trưng, biểu tượng – vốn là yếu tố làm nên phong cách Chế Lan Viên
những năm trước và sau Cách mạng. Và cũng chính yếu tố này tăng thêm sự sâu sắc
trong thơ ông. Ví dụ như nói về “cuộc chiến âm thầm mà khốc liệt” giữa phần thiện
và phần ác trong tâm hồn mình, nhà thơ mượn hình ảnh tuyết để biểu đạt nội dung tư
tưởng ấy:

Cuộc chiến tranh màu trắng của tâm hồn
Tuyết nhắm chia phe mà đối chọi
Tuyết này đồi tan tuyết kia tồn tại
Phía chấp nhận hóa bùn, phía kỳ vọng xanh cỏ non.
(Cuộc chiến)
Vì vậy nên có thể một số bài thơ trong Di cảo thơ trở nên khó tiếp cận đối với
chúng ta hơn. Tuy nhiên, nếu như xâu chuỗi Di cảo thơ với những sáng tác của ông
trước đó, những biểu tượng ấy sẽ tìm được câu trả lời với những ý nghĩa cho riêng
mình. Bởi nói như Nguyễn Bá Thành trong bài viết “Đọc hai tập Di cảo thơ”: “Cũng
như trong Điêu tàn, hình ảnh thiên đường, địa ngục, vạc dầu, địa phủ, tro bụi… xuất
hiện nhiều lần”. Đó có lẽ cũng chính là sự phức tạp của một hồn thơ, một con người
thơ đã ở tuổi quá vãng của cuộc đời.
Với sự đan xen giữa hai loại ngôn ngữ trên trong thơ mình, Chế Lan Viên đã
góp phần làm nên tính chất đa dạng về giọng điệu của Di cảo thơ.
Chế Lan Viên không thi vị hóa, không tô vẽ cuộc sống. Vì vậy, nhiều hình ảnh
thơ trong Di cảo chân thực đến trần trụi, thiếu chất thơ nhưng lại trĩu nặng tình đời.
Đó là hình ảnh hàng nghìn mộ cát vô danh mà thời gian đã xóa nhòa tên tuổi của họ;
một nhà thơ nổi tiếng lại sống trong cảnh nghèo đói đến túng quẫn; hình ảnh người
lính ngồi bán quán bên đường nuôi đàn con nhỏ, huân chương với mọi kích cỡ treo
đầy quán mà không cái nào nuôi sống được gia đình anh… Chất hiện thực đi vào thơ
ông nhẹ nhàng, tự nhiên, phản ánh sinh động mọi mặt đời sống.
Di cảo xuất hiện những hình ảnh thơ vừa quen vừa lạ. Ta vừa bắt gặp nó ở nơi
này lại gặp nó ở nơi kia nhưng trong một dáng vẻ khác, cuốn hút, hấp dẫn hơn. Đó là
hoa, là ngọc, là trang giấy, ngọn đèn Trong ba tập Di cảo thơ, hoa xuất hiện trên
dưới không dưới 30 lần, tạo dấu ấn đậm nét, bao gồm cả hoa không tên và có tên:
23
hoàng thảo hoa vàng, hoa giấy, hoa sữa, hoa chạc chìu, hoa gạo đỏ, hoa quỳnh, hoa
nhài, sen trắng, sen hồng, hoa súng tím, phượng đỏ, bằng lăng, hoa lau, hoa mai, hoa
dẻ vàng, hoa đỏ màu yên chi, hoa hồng vàng Hoa làm đẹp cho đời, để thương để
nhớ cho người.

Đã hoa nhài trắng còn sen trắng
Mùa hè ơi, sao người khéo đa tình
Đầy đường phượng đỏ, bằng lăng tím
(Hoa trắng)
Chế Lan Viên cũng là người có nhiều tìm tòi, đổi mới trong hình thức thể
hiện. Ông là người tích cực trong việc cố gắng đem lại nhiều cái mới cho dáng vẻ
câu thơ. Ông hàm súc trong thơ tứ tuyệt và không ngừng mở rộng câu thơ để ôm lấy
hiện thực. Nhà thơ cũng sáng tạo nhiều cách ngắt nhịp độc đáo, nhiều kiểu qua hàng,
ngắt dòng, gieo vần đặc sắc góp phần thể hiện những cảm xúc phức tạp trong tâm
hồn.
2.2.3. Thể loại
Có thể nói, Chế Lan Viên là một cây bút tự do trong sáng tạo. Ông không gò
mình vào một khung thể loại nào. Sáng tác của ông có thể thuộc thể loại tứ tuyệt, thơ
năm chữ, bảy chữ, tám chữ hoặc thơ tự do. Đặc biệt trong ba tập của Di cảo thơ, có
thể thấy rằng, Chế Lan Viên đã hướng đến việc sử dụng lối thơ tự do như sự phô bày
cảm xúc một cách tự nhiên nhất. Cũng có thể điều này xuất phát từ ý muốn cách tân
thơ ca hiện đại của tác giả chăng?
Tôi tiếp cận trang giấy ngày mười sáu tuổi
Bây giờ sáu ba
Cái trang mơ ước một đời chưa với tới
Dần xa
Tôi như người xâu sợi chỉ vào cây kim
ngay trước mặt
Chỉ sắp lọt rồi, kim bỗng lùi xa.
(Hồi ký bên trang viết)
24
Những câu thơ đứt quãng, không đi theo mạch cảm xúc thống nhất như những
bài thơ trước đây của ông: Người đi tìm hình của nước, Tiếng hát con tàu, Kết nạp
Đảng trên quê mẹ,… Hay như trong Sao chiến thắng:
Ôi tổ quốc ta, ta yêu như máu thịt

Như mẹ như cha, như vợ như chồng
Ôi tổ quốc, nếu cần, ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông.
Một trong những yếu tố tác động đến sự phá vỡ câu thơ như vậy xuất phát từ
nhu cầu thực tại của xã hội. Trước 1975, thơ ca chủ yếu phục vụ cho kháng chiến,
kích thích tinh thần chiến đấu và lao động của chiến sĩ, của nhân dân lao động, bởi
vậy thơ thường có vần có điệu tiện cho việc học thuộc và truyền thụ. Còn đến văn
học giai đoạn này, các nhà văn chủ yếu hướng đến khẳng định cái riêng giữa nguồn
chung do vậy họ cũng hướng đến việc cách tân thơ, cũng như các thể loại khác về
mặt hình thức “thơ ca đã bắt đầu bứt thoát khỏi những trận mưa trữ tình và sự ngọt
ngào thường thấy trong thơ 1945-1975 để tiến đến sự đa dạng với những câu thơ trúc
trắc” (PGS. TS Nguyễn Đăng điệp, Thơ Việt Nam sau 1975 – từ cái nhìn toàn cảnh)
Bên cạnh đó, theo một số khảo sát có được, các nhà nghiên cứu khẳng định
rằng: trong thơ Chế Lan Viên, thể thơ tứ tuyệt chiếm ưu thế, xét cả ba tập Di cảo thơ
nữa. Nguyễn Quốc Khánh trong Tính hiện đại trong thơ tứ tuyệt Chế Lan Viên cho
rằng Di cảo thơ Chế Lan Viên có 205 bài tứ tuyệt trong tổng số 566 bài, chiếm 36%.
Hơn một nửa trong số trên được ông viết vào những năm cuối đời (1985 – 1988).
Thế mạnh đặc trưng của thơ tứ tuyệt là ở việc thể hiện những quan điểm về những
vấn đề có tính phổ quát của nhân sinh, thế sự, ưu tiên cho các đề tài thiên nhiên, ít
quan tâm đến các đề tài về đời tư, về sinh hoạt hằng ngày. Nhưng đến với Chế Lan
Viên, qua những vần thơ tứ tuyệt của ông ta thấy một sức ôm trùm, bao quát về mọi
mặt của đời sống trong một thời đại đầy biến động. Ông chủ trương:
Vực sự sống ba chiều
Lên trang thơ hai mặt phẳng.
Bởi thế Chế Lan Viên đã góp phần “tăng cường khả năng phản ánh, miêu tả và biểu
hiện hiện thực cuộc sống và các trạng thái tâm hồn của con người… khiến cho nó có
thể từ một khung cửa chật chội, bé nhỏ, một góc nhìn hẹp mà thâu tóm được cả một
25
thế giới vô cùng” (Nguyễn Quốc Khánh). Di cảo thơ mang một giọng điệu mới của
thơ tứ tuyệt:

Nghìn lẻ một câu viết ra,
Người ta quên cả một nghìn
May lả một có người còn nhớ đời, nhớ mãi
Đã nghìn câu đâu mong lẻ nỗi gì?
(Nghìn lẻ)
Tính kiệm lời mà nhiều ý của thơ tứ tuyệt rất phù hợp với kiểu thơ triết lý của ông vì
chúng hướng đến sự thể hiện những nỗi niềm suy tư, trăn trở, chiêm nghiệm về đời,
về thơ cũng như về chính mình của Chế Lan Viên. Ông biết phát huy cao độ những
mặt mạnh ấy của thể thơ truyền thống song cũng mạnh dạn, linh hoạt cách tân nó.
KẾT LUẬN
Tập Di cảo thơ đã phần nào khẳng định được vị trí “cây đại thụ” của Chế Lan
Viên trong“cánh đồng thơ, khu rừng thơ Việt Nam”. Qua Di cảo thơ, người đọc có
thể biết thêm nhiều điều mới mẻ về thơ của Chế Lan Viên. Đặc biệt là sự đổi mới về
cả nội dung về nghệ thuật trong thơ ca của ông. Đó chính là sự khám phá mới mẻ và
sáng tạo không ngừng nghỉ trên tinh thần của người nghệ sĩ chân chính: sự phát triển
về ngôn ngữ, sự kiên trì phương thức nghệ thuật độc đáo (tu từ, hình ảnh…) hay là
bước phát triển về thể loại thơ: sự trở về cân đối của thơ cách luật và thơ tự do, sự
song hành khuynh hướng tự do hóa của tứ tuyệt và sự ổn định hóa của kiểu thơ tự
do…Nhưng trên hết, ta đã cảm nhận thấm thía một hồn thơ luôn khắc khoải về cuộc
đời với triết lý nhân sinh sâu sắc, thấu hiểu một nhà thơ có phẩm chất cao quý, biết
trăn trở, biết suy nghĩ và không ngừng tự đổi mới với sức mạnh bản thân hiếm có,
dám sống hết mình cho cái thật, cái tốt, cái đẹp của nghệ thuật… Tất cả những điều
đó đã làm nên một Chế Lan Viên khác biệt với các nhà thơ cùng thời.
Xét trong sự vận động chung của thơ giai đoạn 1975 – 2000 nói riêng và 1975
đến nay nói chung, có thể nói với những gì làm được, Di cảo thơ đã thật sự hòa được

×