Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Bài tập học kỳ môn Luật đầu tư đại học Luật Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.74 KB, 10 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
NỘI DUNG...........................................................................................................2
1. Thủ tục xin quyết định chủ trương đầu tư........................................................2
2. Thủ tục đăng ký đầu tư....................................................................................3
3. Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp.........................................................5
4. Đáp ứng điều kiện ngành sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi..................5
5. Ưu đãi đầu tư....................................................................................................6
KẾT LUẬN...........................................................................................................8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................9

0


MỞ ĐẦU
Với chính sách mở cửa, thu hút vốn đầu tư, và định hướng tập chung phát
triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta hiện nay.
Pháp luật Việt Nam đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại
nước ngoài, và mở cửa cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
Tuy đã tham gia vào WTO cam kết đối xử bình đẳng, khơng phân biệt nhà
đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, tuy nhiên, để đảm bảo việc đầu tư
nước ngoài vào Việt Nam được thuận lợi, cùng với đó để nhà nước dễ dàng hơn
trong Việc quản lý, các quy phạm pháp luật vẫn chỉ ra một số điều kiện riêng mà
nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng khi đầu tư vào Việt Nam.
Để phân tích rõ hơn về trình tự thủ tục đầu tư đối với hình thức đầu tư thành
lập tổ chức kinh tế, em xin lựa chọn đề : “Một nhà đầu tư nước ngoài dự định
đầu tư thành lập một doanh nghiệp tại Việt Nam để sản xuất, kinh doanh thức
ăn chăn nuôi.
Hãy tư vấn cho họ tất cả các quy định pháp luật mà nhà đầu tư nước ngoài
lần đầu đầu tư vào Việt Nam cần phải biết”làm chủ đề cho bài viết của mình.
Do sự hạn chế về kiến thức, trong q trình làm bài, cịn vướng phải các sai


lầm và thiếu sot. Em kính mong thầy cơ xem xét và đóng góp ý kiến để bài viết của
em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

1


NỘI DUNG
Doanh nghiệp nước ngoài lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam dưới hình thức
thành lập tổ chức kinh tế khi đó phải thực hiện các thủ tục nhất định để được đầu
tư. Khi đó, doanh nghiệp phải xem xét có thuộc một trong các trường hợp phải
thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật
1. Thủ tục xin quyết định chủ trương đầu tư
Trong tình huống trên: việc một nhà đầu tư nước ngoài dự định đầu tư thành lập
một doanh nghiệp tại Việt Nam để sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi.
Đầu tiên ta cần xác định. Cá nhân nước ngoài, thành lập doanh nghiệp tại Việt
Nam cần tuân thủ các quy định chung và riêng được quy định tại Luật Đầu tư 2014
và Luật Doanh nghiệp 2014.
Kèm theo đó: Kinh doanh thức ăn chăn ni thuộc nghành nghề kinh doanh có
điều kiện, quy định tại Phụ Lục IV ban hành kèm theo Luật Đầu tư 2014.
Vì vậy khi nhà đầu tư nước ngồi muốnđầu tư thành lập một doanh nghiệp tại
Việt Nam để sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi cầm đáp ứng đầy đủ cá quy
định của pháp luật.

Tuy nhiên, do khơng có các thơng tin chi tiết về cơng ty được thành lập ở Việt
Nam như thế nào nên trong chia làm hai trường hợp:
Trường hợp 1: Nhà đầu tư phải làm thủ tục xin quyết định chủ trương đầu

Theo quy định của Luật đầu tư 2014, các trường hợp quy định tại Điều 30, 31,
32 thì phải thực hiện thủ tục xin quyết định chủ trương đầu tư. Theo đó, doanh

nghiệp nước ngồi xem xét việc thành lập cơng ty có thuộc các trường hợp phải
xin quyết định chủ trương đầu tư. Bên cạnh đó, là nếu khi thuộc trường hợp phải

2


xin thì xem cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư là Uỷ ban nhân
dân cấp tỉnh, Thủ tướng Chính phủ hay Quốc hội.
Theo đó, đối với từng chủ thể có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư thì
việc thực hiện thủ tục cũng khác nhau. Thủ tục xin chủ trương được thực hiện theo
quy định tại Điều 33, 34, 35 của Luật Đầu tư 2014. Khi đó, doanh nghiệp nước
ngồi xem mình thuộc trường hợp nào để làm thủ tục cho đúng. Đây là thủ tục đầu
tiên phải thực hiện trước khi thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư.
Trường hợp 2: Nhà đầu tư không phải làm thủ tục xin quyết định chủ
trương đầu tư.
Đối với các trường hợp không thuộc các trường hợp trên thì khơng phải thực
hiện xin quyết định chủ trương đầu tư. Theo đó, doanh nghiệp nước ngồi thực
hiện thủ tục khác theo quy định.
2. Thủ tục đăng ký đầu tư.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, thì chỉ khi thuộc các trường hợp theo
quy định thì doanh nghiệp mới phải thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư. Do trong tình
huống khơng nêu rõ doanh nghiệp thành lập là doanh nghiệp 100% vốn của nhà
đầu tư nước ngoài, vốn nhà đầu tư nước ngoài chiếm 51% trở lên hay dưới 51%.
Theo đó, trong tình huống này cũng chia ra làm hai trường hợp:
Trường hợp 1: Nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư
Theo quy định tại khoản 1, 2 Luật Đầu tư 2014, các trường hợp phải thực hiện
thủ tục đăng ký đầu tư bao gồm :
“a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này”
Theo đó, dẫn chiếu sang khoản 1 Điều 23:

“1. Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy
định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư
3


góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng
BCC thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số
thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là cơng ty
hợp danh;
b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều
lệ trở lên;
c) Có nhà đầu tư nước ngồi và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này
nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên”
Trong tình huống này, chỉ cho biết rằng một công ty nước ngoài muốn thành lập
tổ chức kinh tế tại Việt Nam. Theo đó, thuộc trường hợp là dự án đầu tư của tổ
chức kinh tế. Khi đó, tổ chức kinh tế được thành lập tại Việt Nam có 100% vốn
nước ngồi hoặc vốn của nhà đầu tư nước ngoài nắm trên 51% vốn điều lệ theo
quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật đầu tư thì doanh nghiệp nước ngồi phải thực
hiện thủ tục đăng ký đầu tư.
Trình tự thủ tục đăng ký đầu tư được thực hiện theo quy định tại Điều 37 Luật
Đầu tư. Theo đó đối với các dự án thuộc diện xin quyết định chủ trương đầu tư thì
cơ quan sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 5
ngày làm việc kể từ ngàu nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư. Đối với
các dự án không thuộc diện xin quyết định chủ trương đầu tư thực hiện việc nộp hồ
sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư. Trong thời hạn 15 ngày kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư sẽ cấp Giay chứng nhận đăng ký đầu
tư, nếu từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp 2: Nhà đầu tư không phải thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư
Đối với trường hợp không thuộc các trường hợp phải làm thủ tục đăng ký đầu

tư như trên thì nhà đầu tư được thực hiện hoạt động đầu tư như nhà đầu tư trong
nước mà không cần phải thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư.

4


Nếu thuộc trường hợp phải xin quyết định chủ trương đầu tư thì sau khi có văn
bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà đầu tư được thực hiện
hoạt động đầu tư . Còn đối với trường hợp vừa không phải xin quyết định chủ
trương đầu tư, vừa không phải thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư thì được phép thực
hiện hoạt động đầu tư ngay mà không cần làm thủ tục.
Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu bao gồm 2 cơ quan. Nếu thành lập
doanh nghiệp trong khu vực khu công nghiệp, khu chế xuất, khu cơng nghiệp cao,
khu kinh tế thì là Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu cơng nghệ cao,
khu kinh tế có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Nếu các dự án
nằm ngồi khi trên thì do Sở Kế hoạch và đầu tư có thẩm quyền cấp Giấy chứng
nhận đăng ký đầu tư.
3. Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp
Sau khi thực hiện xong thủ tục đăng ký đầu tư thì nhà đầu tư thực hiện thủ tục
đăng ký thành lập doanh nghiệp. Do trong tình huống, nhà đầu tư khơng nêu rõ có
nhu cầu thành lập loại hình doanh nghiệp nào. Theo đó căn cứ quy định của Luật
doanh nghiệp 2014 thì:
Đối với từng loại hình thì trong hồ sơ đăng ký kinh doanh bao gồm các loại
giấy tờ khác nhau. Theo Luật doanh nghiệp 2014 , hồ sơ đối với công ty hợp danh
theo quy định tại Điều 21; hồ sơ đối với công ty Trách nhiệm hữu hạn theo quy
định tại Điều 22; hồ sơ thành lập công ty cổ phần thực hiện theo quy định tại Điều
23.
Trình tư, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp được thực hiện theo quy định
tại Điều 27 Luật doanh nghiệp 2014.
Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền gửi hồ sơ đăng ký

doanh nghiệp đến Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Uỷ ban nhân dân. Trong thời
hạn 3 ngày, cơ quan đăng ký kinh doanh sau khi xem xét hồ sơ sẽ cấp Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh. Nếu từ chối cấp phải nêu rõ lý do.
4. Đáp ứng điều kiện ngành sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi.
5


Khi hoạt động sản xuất kinh doanh một ngành nghề nào đó, thì tổ chức kinh
doanh phải đáp ứng đủ điều kiện. Tuy nhiên, không phải ngành nghề nào cũng có
các điều kiện. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì có 243 ngành nghề kinh
doanh có điều kiện được quy định tại phục lục 4 của Luật đầu tư.
Trong tình huống này, doanh nghiệp được thành lập với ngành nghề là sản xuất,
kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Theo
đó, để thực hiện ngành nghề sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, doanh nghiệp
kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện sau:
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 39/2017/NĐ- CP quy định về điều kiện sản
xuất thức ăn chăn ni. Theo đó, để được sản xuất thức ăn chăn nuôi, doanh
nghiệp cần đáp ứng các điều kiện về : điều kiện sản xuất; khu sản xuất; có báo cáo
tác động môi trường và yêu cầu về nhà xưởng, trang thiết bị; người phụ trách kỹ
thuật, phòng thử nghiệm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cịn thực hiện hoạt động kinh
doanh thức ăn chăn ni. Vì thế, cần đáp ứng thêm điều kiện tại Điều 8 Nghị định
này. Đó là các điều kiện về : . Thức ăn chăn nuôi tại nơi bày bán, kho chứa phải
cách biệt với thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, hóa chất độc hại khác; Có thiết bị,
dụng cụ để bảo quản thức ăn chăn nuôi theo hướng dẫn của nhà sản xuất, nhà cung
cấp; Có giải pháp phịng chống chuột, chim và động vật gây hại khác.
Khi đó, doanh nghiệp khi đảm bảo đủ về các điều kiện về ngành nghề kinh
doanh có điều kiện sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi thì được phép kinh
doanh ngành nghề sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn ni.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề này phải đảm bảo thêm quy
định về chất lượng thức ăn chăn ni được sản xuất. Đó là việc đảm bảo điều kiện

về thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam theo quy định tại Điều 12
Nghị định này.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ thực hiện việc kiểm tra, lấy mẫu, thử
nghiệm, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi.
5. Ưu đãi đầu tư
6


Do không nghi rõ ngành nghề mà doanh cụ thể mà nhà đầu tư muốn kinh
doanh và đọa bàn nhà đầu tư muốn đầu tư kinh doanh.
Căn cứ Điều 2 Mục II Phần B Nghị Định 118/2015 quy định danh mục
nghành nghề ưu đãi đầu tư : “Sản xuất, tinh chế thức ăn gia súc, gia
cầm, thủy sản.” nếu doanh nghiệp này có kinh doanh trong ngành
nghề sản xuất tinh chế, thức ăn chăn nuôi. Sẽ được ưu đãi đầu tư
về thuê đất, thuê mặt nước, ưu đãi về các loại thuế.
Cùng với đó, nếu địa điểm kinh doanh được đặt tại thuộc khu
vực kinh tế khó khăn đươc ban kèm phụ lục hai nghị định này, sẽ
được ưu đẫi về đất và các loại thuế.
Vì vậy, để tư vấn cho khách hàng một cách chính xác với các
chính sách tốt hơn, cần phải nắm rõ các yêu cầu của khách hàng.

7


KẾT LUẬN
Hình thức đầu tư bằng việc thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài
vào Việt Nam hiện nay cũng khá phổ biến. Hình thức này có những ưu điểm vượt
trội hơn so với các hình thức khác.
Trong tình huống là một doanh nghiệp nước ngồi muốn thành lập tổ chức kinh
tế tại Việt Nam sản xuất kinh doanh thức ăn chăn ni thì doanh nghiệp phải thực

hiện các thủ tục trên. Với những phân tích trên, doanh nghiệp căn cứ vào tình hình
thực tiễn của mình, nếu thuộc các trường hợp luật quy định phải thực hiện thủ tục
nào thì phải tiến hành thủ tục đó. Từ đó, đảm bảo tính hợp lệ và hợp pháp của tổ
chức và hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam hiện
hành.

8


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật đầu tư 2014
2. Luật doanh nghiệp năm 2014
3. Nghị định 118/2015/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật đầu tư
4. Nghị định 78/2015/ NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
5. Nghị định 39/2017/NĐ-CP Nghị định về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy
sản.
6. Một số tài liệu và trang web tham khảo khác

9



×