Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Bài tập trắc nghiệm môn tài chính quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (667.15 KB, 44 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

BÀI TẬP
TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Nhóm biên soạn:











PGS.TS Hồ Thủy Tiên - chủ biên
TS. Vũ Nhữ Thăng - đồng chủ biên
TS. Phan Thị Mỹ Hạnh
TS. Trần Thị Kim Oanh
ThS. Nguyễn Thị Hoa
ThS. Phạm Thị Thu Hồng
ThS. Hồ Thu Hoài - thư ký khoa học
ThS. Hồ Thị Lam
ThS. Nguyễn Thị Ngọc Loan
ThS. Nguyễn Phú Quốc

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019



MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ VÀ CÔNG TY ĐA QUỐC GIA . 1
CÂU HỎI TỰ LUẬN ............................................................................................................ 1
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM .................................................................................................. 1
BÀI TẬP ............................................................................................................................... 3
CHƯƠNG 2: CHU CHUYỂN VỐN QUỐC TẾ ......................................................................... 5
CÂU HỎI TỰ LUẬN ............................................................................................................ 5
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM .................................................................................................. 5
BÀI TẬP ............................................................................................................................... 7
CÂU HỎI TÌNH HUỐNG .................................................................................................... 8
CHƯƠNG 3: PHỊNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ BẰNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH ..... 11
CÂU HỎI TỰ LUẬN .......................................................................................................... 11
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ................................................................................................ 11
BÀI TẬP ............................................................................................................................. 14
CHƯƠNG 4: KINH DOANH CHÊNH LỆCH GIÁ VÀ NGANG GIÁ LÃI SUẤT IRP ..... 17
CÂU HỎI TỰ LUẬN .......................................................................................................... 17
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ................................................................................................ 17
BÀI TẬP ............................................................................................................................. 19
CÂU HỎI TÌNH HUỐNG .................................................................................................. 22
CHƯƠNG 5: NGANG GIÁ SỨC MUA VÀ HIỆU ỨNG FISHER-QUỐC TẾ .................... 23
CÂU HỎI TỰ LUẬN .......................................................................................................... 23
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ................................................................................................ 23
BÀI TẬP ............................................................................................................................. 25
CHƯƠNG 6: XÁC ĐỊNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ........................................................................ 27
CÂU HỎI TỰ LUẬN .......................................................................................................... 27
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ................................................................................................ 27
BÀI TẬP ............................................................................................................................. 29
CÂU HỎI TÌNH HUỐNG .................................................................................................. 30
CHƯƠNG 7: CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ LÊN TỶ GIÁ HỐI ĐỐI ........................... 32

CÂU HỎI TỰ LUẬN .......................................................................................................... 32
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ................................................................................................ 32
CÂU HỎI TÌNH HUỐNG .................................................................................................. 34
CHƯƠNG 8: BỘ BA BẤT KHẢ THI ....................................................................................... 36
CÂU HỎI TỰ LUẬN .......................................................................................................... 36
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ................................................................................................ 36
BÀI TẬP ............................................................................................................................. 38
CÂU HỎI TÌNH HUỐNG .................................................................................................. 39
CHƯƠNG 9: KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH ......................................................................... 40
CÂU HỎI TỰ LUẬN .......................................................................................................... 40
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ................................................................................................ 40


1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ VÀ MNCs
CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1: Vì sao các cơng ty lại muốn tham gia vào các hoạt động kinh doanh quốc tế?
Câu 2: Nêu khái niệm và phân loại thị trường ngoại hối.
Câu 3: Trình bày cấu trúc của thị trường tài chính quốc tế.
Câu 4: Nêu khái niệm và đặc điểm của Eurocurrency, Eurobanks.
Câu 5: Nêu vấn đề đại diện trong công ty đa quốc gia
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Tỷ giá niêm yết gián tiếp cho biết gì?
A. Bao nhiêu đơn vị tiền tệ cần có để đổi lấy 1 USD.
B. Bao nhiêu đơn vị nội tệ cần có để đổi lấy 1 đơn vị ngoại tệ.
C. Bao nhiêu đơn vị ngoại tệ cần có để đổi lấy 1 đơn vị nội tệ.
D. 1 đơn vị ngoại tệ trị giá bao nhiêu USD.
Câu 2: Yếu tố nào sau đây không phải lợi thế cạnh tranh của Eurobanks
A. Chi phí quản lý thấp.

B. Khơng phải duy trì tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
C. Khách hàng có uy tín tín dụng cao, khả năng vỡ nợ thấp.
D. Quy mô giao dịch lớn.
Câu 3: ______ được phát hành bởi những người không cư trú, ghi bằng đồng nội tệ, tại
các quốc gia mà có đồng tiền ghi trên trái phiếu.
A. Trái phiếu nội địa.

B. Trái phiếu nước ngoài.

C. Trái phiếu châu Âu.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 4: Đặc điểm của nền kinh tế mở cửa:
A. Có hoạt động xuất nhập khẩu.
B. Có hoạt động đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngồi.
C. Cơng ty được phát hành trái phiếu quốc tế.
D. Các câu trên đều đúng.
Câu 5: Tỷ giá chéo là tỷ giá:
A. Được suy ra từ ba cặp tỷ giá đã cho.


2

B. Được xác định từ hai đồng tiền bất kỳ.
C. Được suy ra từ hai cặp tỷ giá đã cho.
D. Không xuất hiện đồng USD trong tỷ giá.
Câu 6: Vấn đề đại diện trong công ty đa quốc gia:
A. Xuất hiện khi có sự mâu thuẫn giữa các cơng ty mẹ và cơng ty con.
B. Xuất hiện khi có sự mâu thuẫn giữa người quản lý và các cổ đông .

C. Xuất hiện khi có sự mâu thuẫn giữa các cổ đông và chủ nợ.
D. Các câu trên đều đúng.
Câu 7: Lý do các công ty đa quốc gia tham gia vào kinh doanh quốc tế được giải thích theo
các lý thuyết:
A. Lý thuyết lợi thế so sánh
B. Lý thuyết thị trường khơng hồn hảo
C. Lý thuyết kinh doanh chênh lệch
D. Cả a và b đúng
Câu 8: Cấp bằng sáng chế (Licensing) là hình thức một cơng ty đa quốc gia:
A. Cho phép một tổ chức khác sử dụng nhãn hiệu, uy tín của mình… gắn lên sản phẩm
để đổi lấy một khoản phí.
B. Thâm nhập thị trường quốc tế mà khơng cần đẩu tư vốn nhiều.
C. Khó kiểm sốt chất lượng các sản phẩm kinh doanh dưới nhãn hiệu mình.
D. Cả a, b và c đúng
Câu 9: Dịng tiền của công ty đa quốc gia bị tác động rất lớn bởi:
A. Biến động giá trị đồng tiền ở các quốc gia mà MNCs này đầu tư.
B. Thay đổi trong chính sách kinh tế của quốc gia tiếp nhận đầu tư.
C. Biến động chính trị ở quốc gia tiếp nhận đầu tư.
D. Cả A, B và C đúng
Câu 10: Nhượng quyền kinh doanh (Franchising) là hình thức một cơng ty đa quốc gia:
A. Cho phép một tổ chức khác sử dụng nhãn hiệu, uy tín của mình để đổi lấy một khoản phí.
B. Chuyển giao cơng thức sản xuất sản phẩm, kiểu dáng kinh doanh…của mình để đổi lấy
một khoản phí.
C. Kiểm sốt chất lượng các sản phẩm kinh doanh dưới nhãn hiệu mình.
D. Cả A, B và C đúng


3

BÀI TẬP

Bài 1: Xác định kết quả kinh doanh ngoại hối của ngân hàng trong các trường hợp sau, biết
tỷ giá thị trường USD/VND = 23.140 – 23.260:
a. Ngân hàng yết giá vừa mua vừa bán 10 triệu USD
b. Ngân hàng yết giá vừa mua vừa bán 1.000 tỷ VND
c. Ngân hàng hỏi giá vừa mua vừa bán 10 triệu USD
d. Ngân hàng hỏi giá vừa mua vừa bán 1.000 tỷ VND

Bài 2: Xác định k ết quả kinh doanh ngoại hối của ngân hàng trong các trường hợp sau,
biết tỷ giá thị trường GBP/USD = 1,3869 – 1,3873:
a. Ngân hàng yết giá vừa mua vừa bán 100 triệu USD
b. Ngân hàng yết giá vừa mua vừa bán 100 triệu GBP
c. Ngân hàng hỏi giá vừa mua vừa bán 100 triệu USD
d. Ngân hàng hỏi giá vừa mua vừa bán 100 triệu GBP

Bài 3: Cho thông tin thị trường như sau:
AUD/USD = 0,7355 – 0,7357
EUR/USD = 1,1612 – 1,1622
NZD/USD = 0,6075 – 0,6085
USD/VND = 22.927 – 22.935
Hãy xác định tỷ giá chéo của các cặp tiền tệ AUD/VND, EUR/VND, EUR/AUD,
NZD/VND, EUR/NZD, AUD/NZD
Bài 4: Ngân hàng ACB muốn thực hiện mua bán ngoại tệ thông qua môi giới. Ngân hàng
gọi hỏi giá bốn nhà mơi giới tỷ giá JPY/USD và có được thông tin như sau:
Nhà môi giới 1: JPY/USD = 0,9061 - 0,9108
Nhà môi giới 2: JPY/USD = 0,9362 - 0,9748
Nhà môi giới 3: JPY/USD = 0,9071 - 0,9115
Nhà môi giới 4: JPY/USD = 0,8955 - 0,9072
a. Nếu ngân hàng muốn mua JPY thì sẽ thực hiện giao dịch với nhà môi giới nào? Tại

tỷ giá là bao nhiêu?

b. Nếu ngân hàng muốn bán JPY thì sẽ thực hiện giao dịch với nhà môi giới nào? Tại

tỷ giá là bao nhiêu?


4

c. Nếu ngân hàng muốn bán USD thì sẽ thực hiện giao dịch với nhà môi giới nào? Tại

tỷ giá là bao nhiêu?
Bài 5: Ngày 1/8/2021, Công ty La Roche của Pháp đồng thời cùng lúc nhận được tiền hàng
xuất khẩu là 4.350.000 NZD và phải thanh toán tiền hàng nhập khẩu là 5.125.000 SGD.
Cho biết thông tin thị trường hiện hành như sau:
USD/SGD = 1,3545 – 1,3551
NZD/USD = 0,7009 – 0,8010
EUR/USD = 1,1760 – 1,1762
Yêu cầu:
a. Xác định tỷ giá chéo SGD/EUR, NZD/EUR, NZD/SGD
b. Cơng ty có các phương án thanh toán nào?

Phương án thanh toán nào là tốt nhất?


5

CHU CHUYỂN VỐN QUỐC TẾ
CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1: Trình bày khái niệm cán cân thanh toán quốc tế
Câu 2: Phân tích tác động của tỷ giá hối đối đến cán cân thương mại
Câu 3: Phân tích tác động của lãi suất đến cán cân tài chính

Câu 4: Trình bày các điều kiện cơ bản để đảm bảo cải thiện cán cân thương mại khi phá
giá đồng nội tệ
Câu 5: Lạm phát có ảnh hưởng như thế nào đến cán cân tài khoản vãng lai? Cho ví dụ
minh họa
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Báo cáo tổng kết các giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú trong một
thời kỳ nhất định được gọi là:
A. Cán cân thương mại
B. Cán cân vãng lai
C. Cán cân thanh toán quốc tế
D. Cán cân cơ bản
Câu 2: Những yếu tố nào sau đây tác động đến cán cân thanh toán quốc tế:
A. Lạm phát
B. Những hạn chế của chính phủ
C. Tỷ giá hối đoái
D. Tất cả những câu trên
Câu 3: Một công ty Việt Nam nhập khẩu xe hơi từ nước Mỹ
A. Giao dịch này sẽ được ghi Nợ trong cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam
B. Giao dịch này sẽ được ghi Nợ trong cán cân thanh toán quốc tế của Mỹ
C. Vì giá trị của xe hơi Việt Nam nhận được bằng với giá trị của USD gửi ra nước
Mỹ nên không làm tăng khoản nợ cũng như khoản có trong cán cân thanh tốn
D. Khơng có câu nào đúng
Câu 4: Các giao dịch về dịch vụ phát sinh giữa người cư trú và người không cư trú được
thể hiện trên


6

A. Cán cân thương mại
B. Cán cân vãng lai

C. Cán cân vốn
D. Cán cân tài chính
Câu 5: Mục tiêu “thiết lập và duy trì một nền thương mại tồn cầu tự do, thuận lợi và minh
bạch” là của tổ chức nào sau đây:
A. WB
B. IMF
C. WTO
D. BIS
Câu 6: Cán cân nào sau đây còn được gọi là cán cân hữu hình:
A. Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều
B. Cán cân thương mại
C. Cán cân dịch vụ
D. Cán cân thu nhập
Câu 7: Giao dịch nào dưới đây được hạch toán trong cán cân tài khoản tài chính?
A. Các cơng ty trong nước mua trái phiếu nước ngoài.
B. Xuất khẩu hàng hóa
C. Kiều hối
D. Nhập khẩu dịch vụ
Câu 8: Hiệu ứng đường cong J:
A. Cho thấy cán cân thương mại xấu đi và sau đó cải thiện dưới tác động của đồng
nội tệ yếu
B. Cho thấy cải thiện ban đầu và xấu đi trong cán cân thương mại do tác động của
đồng nội tệ yếu
C. Cho thấy cán cân thương mại bị ảnh hưởng bởi yếu tố lãi suất
D. Cho thấy đồng nội tệ có xu hướng tăng giá do tỷ lệ lạm phát tăng
Câu 9: Campuchia đang tìm kiếm nguồn tài trợ cho cán cân thanh toán quốc tế từ một định
chế tài chính quốc tế. Tổ chức nào sau đây cung cấp nguồn tài trợ này:
A. WB
B. IMF



7

C. WTO
D. IFC
Câu 10: Yếu tố nào sau đây sẽ làm cho dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) chảy
vào một quốc gia:
A. Thuế suất cao ở nước nhận đầu tư
B. Tư nhân hóa ở quốc gia nhận đầu tư
C. Câu a và b đúng
D. Khơng có câu nào đúng.
BÀI TẬP
Hãy hạch toán vào BOP Việt Nam, Thái Lan, Mỹ và các nước có liên quan:
Bài 1: Chi nhánh tại Việt Nam của Công ty ABC 100% vốn của Hàn Quốc chi 20 triệu
USD mua trái phiếu của Việt Nam.
Bài 2: Nhật Bản cứu trợ cho các tỉnh bị thiên tai của Việt Nam 1000 tấn hàng hóa trị giá
15 triệu USD
Bài 3: Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) cam kết cho Việt Nam vay 50 triệu USD thời
hạn 10 năm
Bài 4: Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Singapore trị giá 100 triệu USD, ghi có vào
tài khoản tiền gửi của Việt Nam tại Ngân hàng Singapore
Bài 5: Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) vay của Citibank TPHCM 15
triệu USD, thời hạn 5 năm
Bài 6: Công ty của Việt Nam phát hành trái phiếu quốc tế tại Mỹ trị giá 100 triệu USD. Số
tiền này dùng để nhập khẩu hàng hóa tại Mỹ là 70 triệu USD, số còn lại dùng để trả nợ
Nhật Bản.
Bài 7: Công ty của Mỹ nhập hàng trả chậm từ Việt Nam trị giá 10 triệu USD
Bài 8: Công ty của Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ là 1 triệu USD, nhập khẩu dịch
vụ của Mỹ 1 triệu USD
Bài 9: Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ trị giá 100 triệu USD, đồng thời nhập khẩu

hàng hóa từ Mỹ 40 triệu USD, số còn lại gửi ngắn hạn ở Mỹ.


8

Bài 10: Mỹ thanh toán tiền lãi, lợi nhuận và cổ tức cho những nhà đầu tư Thái Lan tại Mỹ
tổng 120 triệu USD, bằng cách ghi nợ tài khoản tiền gửi của Mỹ tại Thái Lan và ghi có tài
khoản của những nhà đầu tư Mỹ. Tỷ giá 1USD = 30,632 THB
CÂU HỎI TÌNH HUỐNG
Tình huống 1:
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và tác động đến dịng vốn đầu tư
Sau khi hồn tất đàm phán TPP vào ngày 5/10, Việt Nam được đánh giá là một trong
những nước sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ Hiệp định. Ngân hàng Thế giới (WB) dự đoán, TPP
sẽ tác động tích cực với tăng trưởng kinh tế. Chẳng hạn, tính tới năm 2025, xuất khẩu sẽ
tăng thêm 28%, tăng trưởng GDP có thể thêm 10% so với tình huống khơng có TPP (tạm
tính thì nghĩa là bình qn mỗi năm tăng thêm hơn 2% xuất khẩu và gần 1% GDP).
Tất nhiên, những con số trên xuất phát từ những mô hình kinh tế với nhiều giả định
mà khả năng thành hiện thực là rất thấp. Nhưng nó cho thấy, giới quan sát rất lạc quan với
tác động của TPP ở Việt Nam.
Tờ Financial Times nhận xét rằng, lợi ích kép mà Việt Nam nhận được bao gồm:
thâm nhập thị trường Mỹ dễ dàng hơn và buộc phải thực hiện cải cách để thốt khỏi tình
trạng một nền kinh tế thiếu hiệu quả và tham nhũng còn nặng nề.
Với những lợi ích đó, Việt Nam nhiều khả năng sẽ thu hút thêm dịng vốn nước
ngồi, dưới dạng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) của các cơng ty sản xuất. Một số
cơng ty (DN) nước ngồi ở Hồng Kơng khi trả lời phỏng vấn trên Financial Times và những
trang tin điện tử khác đã khẳng định, họ tin rằng, đầu tư vào Việt Nam sẽ gia tăng. Vốn
FDI và hoạt động thương mại gia tăng sẽ tăng độ quen thuộc của nhà đầu tư quốc tế đối
với Việt Nam, do đó sớm muộn sẽ kéo theo dịng vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam.
Tuy nhiên, triển vọng gia tăng dịng vốn quốc tế vào Việt Nam khơng chỉ đem lại
những thuận lợi, mà có cịn có thể khuếch đại những rủi ro nội tại của nền kinh tế.

(Theo TS. Hồ Quốc Tuấn (Giảng viên Đại học Bristol, Vương quốc Anh))
1. Thảo luận: Lợi ích của TPP dành cho ai?
2. Theo bạn, những rủi ro Việt Nam sẽ gặp phải khi phụ thuộc nhiều vào vốn ngoại?
Tình huống 2: Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc


9

Sau khi thông báo sẽ đánh thuế tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ thép và nhôm, bao
gồm cả hàng hóa Trung Quốc (1/3/2018), ngày 22/3/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump
đã ký biên bản ghi nhớ theo Mục 301 của Đạo luật Thương mại năm 1974, chỉ đạo Đại diện
Thương mại Mỹ (USTR) áp dụng đánh thuế 50 tỷ USD cho hàng hóa Trung Quốc. Đáp trả
hành động của Mỹ, ngày 2/4/2018, Bộ Thương mại Trung Quốc đã áp đặt thuế đối với 128
sản phẩm của Mỹ, bao gồm: Phế liệu nhôm, máy bay, ô tô, sản phẩm thịt lợn và đậu nành
(có thuế suất 25%), cũng như trái cây, hạt và ống thép (15%).
Tiếp đó, ngày 3/4/2018, USTR công bố danh sách áp đặt thuế đối với hơn 1.300
mặt hàng nhập khẩu của Trung Quốc trị giá 50 tỷ USD, trong đó có kế hoạch áp đặt thuế,
bao gồm chi tiết máy bay, pin, ti vi màn hình phẳng, thiết bị y tế, vệ tinh và vũ khí. Để ứng
phó, Trung Quốc đã áp dụng mức thuế 25% bổ sung cho máy bay, ô tô và đậu tương - là
hàng xuất khẩu nông nghiệp hàng đầu c ủa Mỹ sang Trung Quốc. Sau hành động của Trung
Quốc, ngày 5/4/2018, Tổng thống Donald Trump đã chỉ đạo USTR xem xét áp thuế 100 tỷ
USD trong các mức thuế bổ sung.
Xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc diễn ra ngày càng căng thẳng hơn,
khi Trung Quốc hủy đơn hàng mua đậu tương của Mỹ. Ngày 20/5/2018, trả lời phỏng vấn
trên Fox News Sunday, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết: Chúng tôi đang
đưa cuộc chiến thương mại vào tình trạng trì trệ. Nhà Trắng đã cơng bố vào ngày 29/5/2018
sẽ áp đặt mức thuế 25% đối với trên 50 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc với công nghệ
quan trọng trong công nghiệp; danh sách đầy đủ các sản phẩm bị ảnh hưởng sẽ được công
bố trước ngày 15/6/2018 và mức thuế sẽ được thực hiện ngay sau đó. Nhà Trắng cũng cho
biết, sẽ cơng bố và áp đặt các hạn chế đầu tư và tăng cường kiểm soát xuất khẩu cho các cá

nhân và tổ chức Trung Quốc, để ngăn chặn họ mua lại công nghệ của Mỹ, Hãng BBC đưa
tin, ngày 3/6/2018, Trung Quốc đã cảnh báo rằng, tất cả các cuộc đàm phán thương mại
giữa Bắc Kinh và Washington sẽ bị vô hiệu, nếu Mỹ thiết lập các biện pháp trừng phạt
thương mại.
Thực hiện công bố trên, ngày 15/6/2018, Tổng thống Donald Trump tuyên bố: Mỹ
sẽ áp đặt mức thuế 25% trên 50 tỷ USD xuất khẩu của Trung Quốc. Trong đó, 34 tỷ USD
sẽ bắt đầu vào ngày 6/7/2018, 16 tỷ USD cịn lại sẽ tính từ ngày sau đó. Với hành động đó,
Bộ Thương mại Trung Quốc cáo buộc, Mỹ đã châm ngòi cho một cuộc chiến thương mại
và Trung Quốc sẽ đáp trả với mức thuế tương tự đối với hàng nhập khẩu của Mỹ, bắt đầu


10

từ ngày 6/7/2018. Ba ngày sau, ngày 9/7/2018, Nhà Trắng tuyên bố rằng, Mỹ sẽ áp đặt
thêm 10% thuế quan đối với hàng nhập khẩu trị giá 200 tỷ USD nếu Trung Quốc trả đũa
các mức thuế của Mỹ. Bộ Thương mại Trung Quốc trả lời nhanh chóng rằng Trung Quốc
sẽ "phản cơng cứng rắn". Theo đó, Trung Quốc đã kích hoạt mức thuế trả đũa cho cùng
một số tiền. Thuế suất chiếm 0,1% tổng sản phẩm tổng sản phẩm quốc nội tồn cầu… Và
tình hình hiện nay cho thấy, căng thẳng thương mại vẫn còn tiếp diễn, ngày càng gay gắt
và chưa có dấu hiệu sẽ dừng lại.
1. Chiến tranh thương mại Mỹ Trung có ảnh hưởng đến cán cân thanh tốn quốc tế của
Việt Nam khơng?
2. Nêu ý kiến của bạn về các giải pháp ( nếu có) Việt Nam cần thực hiện kịp thời và
phù hợp?


11

CHƯƠNG 3: PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ BẰNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH
CÂU HỎI TỰ LUẬN

Câu 1: Phân biệt giao dịch kỳ hạn và giao dịch tương lai.
Câu 2: So với hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn có những ưu
điểm gì?
Câu 3: Một công ty ở Mỹ xuất khẩu hàng sang Anh và thu về Bảng Anh. Nếu công ty kỳ
vọng đồng Bảng Anh sẽ tăng giá so với Đô la Mỹ trong tương lai thì cơng ty có nên phịng
ngừa rủi ro tỷ giá bằng một hợp đồng kỳ hạn hay khơng? Giải thích.
Câu 4: Giả định rằng hợp đồng tương lai đồng peso của Mexico đáo hạn tháng trong tháng
Ba được yết giá trong tháng Một là MXN/USD = 0,09. Cũng giả định rằng hợp đồng kỳ
hạn cùng thời hạn đáo hạn có giá MXN/USD = 0,092. Các nhà đầu cơ có thể kiếm lời như
thế nào, giả sử khơng có chi phí giao dịch? Các hoạt động đầu cơ như vậy sẽ điều chỉnh sự
chênh lệch giữa giá hợp đồng kỳ hạn và giá hợp đồng tương lai như thế nào?
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Larobi là một MNC có trụ sở tại Mỹ, thường xuyên nhập khẩu nguyên liệu thơ từ
Trung Quốc. Larobi thanh tốn cho các đơn hàng nhập khẩu này bằng Nhân dân tệ (CNY)
và lo ngại rằng đồng CNY sẽ tăng giá trong tương lai gần. Điều nào sau đây không phải là
một kỹ thuật phịng ngừa rủi ro thích hợp trong những trường hợp này?
A. mua kỳ hạn CNY.
B. mua hợp đồng tương lai CNY.
C. mua quyền chọn bán CNY.
D. mua quyền chọn mua CNY.
Câu 2: Công ty A (trụ sở tại Mỹ) xuất khẩu sản phẩm cho một công ty Đức và sẽ nhận
được khoản thanh toán € 200.000 trong ba tháng. Vào ngày 1 tháng Sáu, tỷ giá giao ngay
EUR/USD là 1,12 và tỷ giá kỳ hạn 3 tháng là 1,10. Vào ngày 1 tháng Sáu, Công ty A đã
đàm phán hợp đồng kỳ hạn với một ngân hàng để bán € 200.000 kỳ hạn ba tháng. Tỷ giá
giao ngay EUR/USD vào ngày 1 tháng 9 là 1,15. Doanh thu trên EUR của công ty A là:
A. 224.000
B. 220.000


12


C. 200.000
D. 230.000
Câu 3: Hợp đồng tương lai tiền tệ được giao dịch trên sàn giao dịch:
A. bao gồm nghĩa vụ của chủ sở hữu, và được tiêu chuẩn hóa.
B. bao gồm nghĩa vụ của chủ sở hữu, và có thể được điều chỉnh theo mong muốn
của chủ sở hữu.
C. cung cấp quyền nhưng không phải nghĩa vụ của chủ sở hữu và có thể được điều
chỉnh theo mong muốn của chủ sở hữu.
D. cung cấp quyền nhưng không phải nghĩa vụ của chủ sở hữu và được tiêu chuẩn
hóa.
Câu 4: Hợp đồng tương lai tiền tệ được bán trên sàn giao dịch:
A. bao gồm nghĩa vụ của chủ sở hữu, và được tiêu chuẩn hóa.
B. bao gồm nghĩa vụ của chủ sở hữu, và có thể được điều chỉnh theo mong muốn
của chủ sở hữu.
C. cung cấp quyền nhưng khơng phải nghĩa vụ của chủ sở hữu và có thể được điều
chỉnh theo mong muốn của chủ sở hữu.
D. cung cấp quyền nhưng không phải nghĩa vụ của chủ sở hữu và được tiêu chuẩn
hóa.
Câu 5: Hợp đồng kỳ hạn tiền tệ:
A. bao gồm nghĩa vụ của chủ sở hữu, và được tiêu chuẩn hóa.
B. bao gồm nghĩa vụ của chủ sở hữu, và có thể được điều chỉnh theo mong muốn của
chủ sở hữu.
C. cung cấp quyền nhưng khơng phải nghĩa vụ của chủ sở hữu và có thể được điều
chỉnh theo mong muốn của chủ sở hữu.
D. cung cấp quyền nhưng không phải nghĩa vụ của chủ sở hữu và được tiêu chuẩn hóa.
Câu 6: Điều nào sau đây là đúng?
A. Thị trường tương lai chủ yếu được sử dụng bởi các nhà đầu cơ trong khi thị trường kỳ
hạn chủ yếu được sử dụng để phòng ngừa rủi ro.
B. Thị trường tương lai chủ yếu được sử dụng để phòng ngừa rủi ro trong khi thị trường

kỳ hạn chủ yếu được sử dụng để đầu cơ.
C. Thị trường tương lai và thị trường kỳ hạn chủ yếu được sử dụng để đầu cơ.


13

D. Thị trường tương lai và thị trường kỳ hạn chủ yếu được sử dụng để phòng ngừa rủi ro.
Câu 7: Điều nào sau đây là đúng?
A. Hầu hết các hợp đồng kỳ hạn giữa các công ty và ngân hàng là dành cho mục
đích đầu cơ.
B. Hầu hết các hợp đồng tương lai được các công ty sử dụng để phòng ngừa rủi ro
tỷ giá.
C. Các hợp đồng kỳ hạn được cung cấp bởi các ngân hàng chỉ có 4 loại kỳ hạn có
thể có trong tương lai.
D. Tất cả đều sai
Câu 8: So với hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai có ưu điểm hơn là:
A. Tính linh hoạt
B. Tính thanh khoản
C. Dễ sử dụng
D. Tất cả đều đúng
Câu 9: Một công ty muốn sử dụng quyền chọn để phòng ngừa 12,5 triệu NZ khoản phải
thu từ các cơng ty New Zealand. Phí quyền chọn là 0,03 USD. Tỷ giá thực hiện là 0,5. Nếu
quyền chọn được thực hiện, tổng số USD nhận được (sau khi hạch tốn phí quyền chọn đã
trả) là bao nhiêu?
A. 6.875.000.
B. 7.250.000.
C. 7.000.000.
D. 6.500.000.
Câu 10: Tỷ giá giao ngay USD/CAD hiện tại là 0,82. Phí quyền chọn mua CAD là 0,04.
Tỷ giá thực hiện là 0,81. Quyền chọn kiểu châu Âu. Nếu tỷ giá giao ngay vào ngày đáo hạn

là 0,87, thì lợi nhuận tính theo phần trăm trên khoản đầu tư ban đầu (tính đến phí quyền
chọn đã trả) là:
A. 0%.
B. 25%.
C. 50%.
D. 150%.


14

BÀI TẬP
Bài 1: Tính tỷ giá kỳ hạn
a) S(USD/VND) = 22.200 - 22.280; rUSD = 1,0% - 2,4%; rVND = 5,5% - 7,5%
Tính tỷ giá kỳ hạn 3, 6, 9, 12 tháng F(USD/VND)
b) S(EUR/USD) = 1,1394 - 1,1415; rEUR = 0,2% - 1,5%; rUSD = 1,0% - 2,5%
Tính tỷ giá kỳ hạn 3, 6, 9, 12 tháng F(EUR/USD)
Bài 2: Sử dụng hợp đồng kỳ hạn để phòng ngừa tỷ giá
a) Công ty xuất khẩu hàng sang Nhật và dự kiến sẽ thu về 5 triệu JPY trong vòng 6 tháng
tới. Cơng ty bảo hiểm khoản thanh tốn bằng hợp đồng bán JPY kỳ hạn đổi lấy USD.
Tỷ giá USD/JPY hiện tại là 112,00. Tỷ giá USD/JPY trong hợp đồng kỳ hạn là 114,00.
Công ty ký quỹ 2% giá trị hợp đồng kỳ hạn. Tại ngày kết thúc hợp đồng tỷ giá kỳ hạn
USD/JPY là 113,00. Phân tích chiến lược trên?
b) Công ty mua 50.000 GBP kỳ hạn 6 tháng với tỷ giá F(GBP/USD) = 1,6500. Tại thời điểm
đáo hạn hợp đồng tỷ giá giao ngay GBP/USD là: 1,6800. Công ty lãi hay lỗ bao nhiêu?
Bài 3: Sử dụng hợp đồng kỳ hạn để kinh doanh
a) Các thông số thị trường hiện tại như sau:
- S(USD/VND) = 22.200 - 22.202
- Lãi suất VND (năm): 7,00 % - 7,50%
- Lãi suất USD (năm): 2,00% - 2,25%
- F(USD/VND) = 22.721 – 22.807

Lãi suất VND interbank 6 tháng đột ngột giảm xuống còn 6,00% - 6,50% trong khi tỷ
giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn không thay đổi. Bạn sẽ kinh doanh như thế nào trong
trường hợp này?
b) Các thông số thị trường hiện tại như sau:
- S(USD/VND) = 22.200 - 22.202
- Lãi suất VND (năm): 7,00 % - 7,50%
- Lãi suất USD (năm): 2,00% - 2,25%
- F(USD/VND) = 22.721 – 22.807
Lãi suất VND interbank 6 tháng đột ngột tăng lên 8,00% - 8,50% trong khi tỷ giá giao ngay
và tỷ giá kỳ hạn không thay đổi. Bạn sẽ kinh doanh như thế nào trong trường hợp này?
Bài 4: Hãy chọn phương án có lợi trong những trường hợp sau:


15

Hợp đồng kỳ Hợp đồng tương Hợp đồng quyền
Giao dịch

hạn
Mua

lai
Bán

Mua

chọn
Bán

Long


Long

call

put

Công ty Mỹ có kế hoạch
mua hàng hóa Nhật bằng
đồng yen.
Cơng ty Mỹ bán hàng cho
Nhật, thu bằng tiền yên.
Chi nhánh cơng ty tại Úc sẽ
hồn trả vốn cho cơng ty mẹ
ở Mỹ.
Công ty cần phải trả hết các
khoản vay nợ nước ngồi
bằng đơ la Canada.
Cơng ty sắp mua một cơng
ty con tại Nhật (nhưng thỏa
thuận có thể khơng thành
cơng).
Bài 5: Một năm trước, bạn đã bán quyền chọn bán với giá 100.000 EUR với ngày hết hạn
là một năm. Bạn đã nhận được phí quyền chọn là 0,04 trên mỗi EUR. Giá thực hiện là 1,22.
Giả sử rằng một năm trước, tỷ giá giao ngay EUR/USD là 1,20, tỷ giá kỳ hạn một năm thể
hiện mức chiết khấu 2% và tỷ giá tương lai một năm tương đương với tỷ giá kỳ hạn một
năm. Từ một năm trước đến hôm nay, đồng EUR mất giá so với đồng USD 4%. Hơm nay,
quyền chọn đặt sẽ được thực hiện (nếu nó khả thi).
a. Xác định tổng số tiền lãi hoặc lỗ của bạn từ vị trí của bạn trong quyền chọn.
b. Bây giờ giả sử rằng thay vì nhận một vị trí trong quyền chọn bán một năm trước, bạn đã

bán một hợp đồng tương lai với giá 100.000 EUR với ngày thanh toán là một năm. Xác
định tổng số tiền lãi hoặc lỗ của bạn.
Bài 6: Công ty Đại Thắng nhập khẩu một lô hàng từ Mỹ trị giá 500.000 USD và phải thanh


16

tốn cho đối tác trong 3 tháng nữa. Cơng ty ký hợp đồng mua kỳ hạn số USD với ngân
hàng. Thời điểm ký kết hợp đồng kỳ hạn là ngày 01/10/2019, tỷ giá giao ngay tại thời điểm
ký hợp đồng là S(USD/VND) = 23.140 – 23.260. Xử lý hợp đồng kỳ hạn trong 3 trường
hợp hủy bỏ, gia hạn và kết thúc sớm hợp đồng. Cho biết các thông số thị trường sau:
-

Điểm kỳ hạn 1 tháng: p (1M) = 60 - 90

-

Điểm kỳ hạn 3 tháng: p (3M) = 150 – 180

-

Ngày 01/01/2020, S(USD/VND) = 23.540 – 23.600

-

Ngày 01/12/2020, S(USD/VND) = 23.340 – 23.460
a. Hủy bỏ hợp đồng kỳ hạn
b. Gia hạn hợp đồng kỳ hạn
c. Kết thúc sớm hợp đồng kỳ hạn.



17

CHƯƠNG 4: KINH DOANH CHÊNH LỆCH GIÁ VÀ IRP
CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1. Thế nào là arbitrage địa phương và arbitrage 3 bên? Điều kiện nào để arbitrage địa
phương và arbitrage 3 bên khả thi? Trình bày những đặc điểm của từng loại arbitrage này?
Câu 2. Thế nào là nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch lãi suất có phịng ngừa (CIA)? Khi nào
CIA khả thi với nhà đầu tư?
Câu 3. Hãy so sánh các loại hình arbitrage: arbitrage địa phương, arbitrage 3 bên, và kinh
doanh chênh lệch lãi suất có phịng ngừa (CIA)?
Câu 4. Hãy trình bày ngang giá lãi suất và lý thuyết ngang giá lãi suất? Khi nào ngang giá
lãi suất tồn tại? Trong trường hợp IRP không tồn tại thì nhà đầu tư nên làm gì?
Câu 5. Vì sao IRP khơng duy trì liên tục?
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Cho 3 cặp tỷ giá được niêm yết tại 3 ngân hàng khác nhau: GBP/USD = 1,2205 –
1,2212, EUR/USD = 1,1105 – 1,1109, GBP/EUR= 1,1017 – 1,1022. Có tồn tại arbitrage
hay khơng? Nếu có, hãy tính lợi nhuận của hoạt động đầu tư bắt đầu với 200.000 USD.
A. Có tồn tại arbitrage, lợi nhuận 366,5 USD
B. Có tồn tại arbitrage, lợi nhuận 376,5 EUR
C. Có tồn tại arbitrage, lỗ -642,6 USD
D. Khơng tồn tại arbitrage
Câu 2. Hình thức arbitrage nào sau đây cần phải xem xét tỷ giá chéo?
A. Arbitrage lãi suất có phịng ngừa.
B. Arbitrage ba bên.
C. Arbitrage địa phương.
D. Arbitrage tỷ giá phòng ngừa.
Câu 3. Giả sử lãi suất hiện tại của USD là 2.5%/năm, lãi suất hiện tại của CHF là 5.3%/năm.
Phần bù hay chiết khấu của hợp đồng kỳ hạn với nhà đầu tư Mỹ sau 1 năm sẽ là (giả thiết
IRP tồn tại):

A. 2,66%.
B. -0,0266.


18

C. 0,0266.
D. -0,266.
Câu 4 Điểm ở dưới (bên phải) đường IRP mô tả:
A. CIA khả thi cho nhà đầu tư nước ngoài
B. CIA khả thi cho nhà đầu tư trong nước
C. CIA không khả thi cho cả nhà đầu tư trong nước hay nước ngoài.
D. Ngang giá lãi suất tồn tại
Câu 5. Nguyên nhân nào sau đây khiến cho ngang giá lãi suất không tồn tại nhưng CIA
lại không khả thi
A. Chi phí giao dịch, những hạn chế tiền tệ tiềm ẩn
B. Khơng có chi phí giao dịch, luật thuế khác nhau giữa các quốc gia.
C. Chi phí giao dịch, thuế xuất nhập khẩu
D. A và C.
Câu 6. Theo lý thuyết ngang giá lãi suất, yếu tố nào sau đây sẽ bằng nhau khi đầu tư kinh
doanh chênh lệch lãi suất có phịng ngừa và đầu tư trong nước trên thị trường tiền tệ:
A. Tỷ trọng vốn đầu tư
B. Tỷ giá.
C. Lãi suất.
D. Tỷ suất sinh lời
Câu 7. Theo IRP, câu nào trong các câu sau là đúng:
A. Khi IRP tồn tại thì CIA khơng khả thi.
B. Khi lãi suất nước ngoài cao hơn lãi suất trong nước, tỷ giá kỳ hạn của đồng tiền trong
nước sẽ (niêm yết trực tiếp) sẽ tăng.
C. Khi lãi suất nước ngoài thấp hơn lãi suất trong nước, tỷ giá kỳ hạn của đồng tiền trong

nước sẽ (niêm yết trực tiếp) sẽ giảm.
D. Khi CIA khơng tồn tại thì IRP chắc chắc sẽ tồn tại.
Câu 8. Giả sử nhà đầu tư có USD 2.000.000 để đầu tư. Tỷ giá giao ngay GBP/USD =
1,2230. Tỷ giá kỳ hạn 90 ngày GBP/USD = 1,2228. Lãi suất tiền gửi 3 tháng của USD là
1,5% và GBP là 3,4%. Nếu nhà đầu tư thực hiện CIA với thời hạn 90 ngày, tỷ suất sinh lời
từ hoạt động CIA là:
A. 3,883%.


19

B. 3,383%.
C. 3,338%.
D. - 3,338%
Câu 9. Giả sử IRP được duy trì, lãi suất USD là 5% và lãi suất GBP là 2%, tỷ giá kỳ hạn
GBP/USD sẽ:
A. Giảm 2,94%.
B. Tăng 2,94%.
C. Giảm 2,86%.
D. Tăng 2,86%.
Câu 10. Ngân hàng X yết giá GBP/USD = 1,6500/20; ngân hàng Y yết giá GBP/USD =
1,6475/98. Giả sử phí giao dịch = 0, nhà đầu tư Mỹ sẽ:
A. Mua GBP ở ngân hàng Y, bán USD ở ngân hàng X.
B. Mua GBP ở ngân hàng X, bán GBP ở ngân hàng Y.
C. Mua USD ở ngân hàng X, mua GBP ở ngân hàng Y.
D. Khơng tồn tại cơ hội arbitrage.
BÀI TẬP
Bài 1. Có thơng tin sau:
Ngân hàng ABC


Ngân hàng XYZ

Tỷ giá mua GBP/USD

1,65

1,68

Tỷ giá bán GBP/USD

1,67

1,70

Nhà đầu tư có thể kiếm lời từ việc thực hiện arbitrage địa phương khơng? Nếu được thì nhà
đầu tư sẽ tiến hành đầu tư như thế nào? Xác định lợi nhuận mà nhà đầu tư kiếm được khi
sử dụng 1,000,000 USD để thực hiện arbitrage địa phương
Bài 2. Có thơng tin sau:
Ngân hàng ABC

Ngân hàng XYZ

Tỷ giá mua CHF/USD

0,810

0,780

Tỷ giá bán CHF/USD


0,820

0,800

Hãy xác định lợi nhuận mà nhà đầu tư kiếm được khi sử dụng 600.000 USD để thực hiện
arbitrage địa phương. Trình bày cơ chế tự điều chỉnh do arbitrage địa phương.
Bài 3. Hãy xác định tỷ giá chéo của MYR/GBP, CHF/GBP, AUD/USD, EUR/USD, dựa


20

vào các tỷ giá được niêm yết sau:
MYR/USD = 0.300 - 0.305
CHF/USD = 0,800 – 0,815
GBP/USD = 1,61 – 1,63
AUD/GBP = 0,615 – 0,620
EUR/GBP = 0,915 – 0,921
Bài 4. Giả sử có thơng tin sau đây:
AUD/USD

0,90

0,95

GBP/USD

1,72

1,74


AUD/GBP

0,6

0,62

Arbitrage 3 bên có khả thi hay khơng? Nếu nhà đầu tư có 1000 USD, ông có thể kiếm lời
bằng cách thực hiện arbitrage 3 bên như thế nào? Cho biết cách điều chỉnh do arbitrage 3
bên nếu có.
Bài 5. Giả sử có thơng tin sau đây:
AUD/USD

0,95

1,02

GBP/USD

1,65

1,67

AUD/GBP

0,62

0,68

Nếu nhà đầu tư có 3000 USD, ơng có thể kiếm lời bằng cách thực hiện arbitrage ba bên
hay khơng? Tính tỉ suất sinh lợi từ việc đầu tư này. Cho biết cách điều chỉnh do arbitrage

3 bên nếu có.
Bài 6. Giả sử có thơng tin sau đây:
CHF/USD

1,14

1,17

GBP/USD

1,7

1,72

CHF/GBP

0,68

0,70

Nếu nhà đầu tư có 5.000 GBP, ơng có thể kiếm lời bằng cách thực hiện arbitrage ba bên
hay khơng? Tính tỷ suất sinh lời từ việc đầu tư này? Cho biết cách điều chỉnh do arbitrage
3 bên nếu có.
Bài 7. Hãy xác định phần bù (hay chiết khấu) kỳ hạn trong các trường hợp sau:
a) Tỷ giá kỳ hạn Fn (GBP/USD) = 1.65 và tỷ giá giao ngay St (GBP/USD) = 1,6
b) Tỷ giá kỳ hạn Fn (CHF/GBP) = 0,75 và tỷ giá giao ngay St (CHF/GBP) = 0,79
Bài 8. Giả sử có thơng tin sau đây:


21


Tỷ giá giao ngay đồng euro

= 1,45 USD

Tỷ giá kỳ hạn 180 ngày đồng euro

= 1,5 USD

Lãi suất 180 ngày tại Pháp

= 2%

Lãi suất 180 ngày tại Mỹ

= 5%

a. Dựa vào những thông tin trên, kinh doanh chênh lệch lãi suất có phịng ngừa có khả thi
khơng? Giải thích?
b. Nếu nhà đầu tư Mỹ có 1.000.000 USD thì với những thơng tin trên nhà đầu tư này nên
làm gì và thu được lợi nhuận là bao nhiêu? Cho biết cách điều chỉnh do CIA nếu có
Bài 9. Có các thơng tin sau:
Tỷ giá giao ngay: St (GBP/AUD) = 1,672 – 1,700, tỷ giá kỳ hạn 6 tháng Fn (GBP/AUD) =
1,702 – 1,705
Giả sử 6 tháng sau tỷ giá GBP/AUD trên thị trường giao ngay là 1,701 – 1,703
Lãi suất tiền gửi ở Anh và ở Úc lần lượt là 1%/ 6 tháng và 2%/6 tháng
Hãy xác định:
1. Ngang giá lãi suất có tồn tại khơng?
2. Nhà đầu tư Úc có thể thực hiện CIA không? Họ nên đầu tư thế nào khi họ có
2.000.000 AUD? Tính tỷ suất sinh lời nhà đầu tư này thu được?

3. Hãy trình bày cơ chế tự điều chỉnh do CIA
Bài 10. Có các thơng tin sau:
Tỷ giá giao ngay: St (JPY/USD) = 0,0082- 0,0085, tỷ giá kỳ hạn Fn = 9 tháng (JPY/USD) =
0,0086 – 0,0089, lãi suất tiền gửi ở Mỹ và Nhật lần lượt là 1%/ 9 tháng và 3%/ 9 tháng.
Hãy xác định:
1. Ngang giá lãi suất có tồn tại khơng?
2. CIA khả thi với nhà đầu tư nào?
3. Nhà đầu tư Mỹ và Nhật nên đầu tư thế nào: đầu tư trong nước hay đầu tư CIA? Trình
bày các bước thực hiện chiến lược đầu tư của họ?
4. Tỷ giá kỳ hạn 9 tháng bằng bao nhiêu thì nhà đầu tư Mỹ đầu tư ra nước ngoài bằng kinh
doanh chênh lệch lãi suất có phịng ngừa và đầu tư trong nước sẽ thu được tỷ suất sinh lời
như nhau?


22

CÂU HỎI TÌNH HUỐNG
Có những quan điểm về ngang giá lãi suất như sau:
Quan điểm thứ nhất: ngang giá lãi suất xảy ra khi lãi suất trong nước và lãi suất nước ngoài
ngang bằng nhau.
Quan điểm thứ hai: ngang giá lãi suất chỉ xảy ra khi khơng có sự chênh lệch lãi suất trong
nước và nước ngoài và tỷ giá kỳ hạn không chênh lệch với tỷ giá giao ngay.
Quan điểm thứ ba: ngang giá lãi suất xảy ra khi nhà đầu tư thu được tỷ suất sinh lời từ đầu
tư trong nước bằng với tỷ suất sinh lời từ việc đầu tư ra nước ngồi.
Theo bạn, bạn có đồng tình với quan điểm nào ở trên khơng? Hãy lập luận và giải thích cho
ý kiến của bạn. Theo bạn ngang giá lãi suất là gì?


23


CHƯƠNG 5: NGANG GIÁ SỨC MUA VÀ HIỆU ỨNG FISHER-QUỐC TẾ
CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1: Lý thuyết ngang giá sức mua phát biểu như thế nào? Dựa theo lý thuyết này, giá trị
đồng tiền của quốc gia có lạm phát cao sẽ được dự báo như thế nào?
Câu 2: Chênh lệch lạm phát giữa Mỹ và các nước công nghiệp phát triển khác chỉ ở mức
nhỏ khoảng một vài điểm phần trăm trong nhiều năm. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua tỷ
giá hối đoái hàng năm giữa USD các đồng tiền tương ứng đã thay đổi 10% hoặc hơn. Thông
tin này khuyến nghị gì về PPP?
Câu 3: Giả sử lãi suất của Mỹ nhìn chung cao hơn lãi suất nước ngồi. Điều này gợi ý gì
về giá trị trong tương lai của đồng USD theo IFE? Nhà đầu tư Mỹ có nên đầu tư vào chứng
khốn nước ngồi nếu họ tin rằng IFE được duy trì? Nhà đầu tư nước ngồi có nên đầu tư
vào chứng khốn của Mỹ nếu họ tin rằng IFE được duy trì?
Câu 4: Đồng tiền của một số nước Châu Mỹ Latinh như Brazil và Venezuela thường xuyên
mất giá so với hầu hết các đồng tiền khác. Lý thuyết nào giải thích cho điều này?
Câu 5: Điều gì khiến cho PPP có thể tồn tại trong khi IFE lại khơng được duy trì tại cùng
một thời điểm?
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Có những hình thức khác nhau của lý thuyết Ngang giá sức mua (PPP). Hình thức
nào được xem như “Luật một giá”:
A. Hình thức số học
B. Hình thức tương đối
C. Hình thức kế tốn
D. Hình thức tuyệt đối
Câu 2. Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG:
A. Hiệu ứng Fisher quốc tế (IFE) sử dụng lãi suất để dự đoán tỷ giá kỳ hạn.
B. Hiệu ứng Fisher quốc tế (IFE) sử dụng lãi suất để dự đoán tỷ giá giao ngay tương lai.
C. Ngang giá lãi suất (IRP) sử dụng lãi suất để dự đoán tỷ giá giao ngay tương lai.
D. Ngang giá sức mua (PPP) sử dụng lãi suất để dự đoán tỷ giá giao ngay tương lai.
Câu 3. Những đặc điểm nào sau đây là nhược điểm của thuyết ngang giá sức mua tuyệt đối:



×