Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trên thế giới hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 11 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................1
NỘI DUNG............................................................................................................1
I. Quan điểm chung về Sứ mệnh lịch sử của giai cấp cấp công nhân..............1
1. Khái niệm..................................................................................................1
2. Nội dung....................................................................................................1
3. Điều kiện quy định sự hình thành..............................................................1
3.1 Mặt khách quan...................................................................................1
3.2 Mặt chủ quan.......................................................................................2
II. Việc thực hiện Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trên thế giới hiện
nay…...................................................................................................................2
1. Về lĩnh vực kinh tế....................................................................................2
1.1 Trong xã hội tư bản chủ nghĩa.............................................................2
1.2 Trong xã hội xã hội chủ nghĩa.............................................................3
2. Về lĩnh vực chính trị..................................................................................4
2.1 Trong xã hội tư bản chủ nghĩa.............................................................4
2.2 Trong xã hội xã hội chủ nghĩa.............................................................5
3. Về lĩnh vực tư tưởng, văn hóa...................................................................6
III. Phương hướng và biện pháp để phát huy Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân trên thế giới hiện nay..................................................................................7
1. Phương hướng phát triển...........................................................................7
2. Giải pháp cụ thể.........................................................................................7
KẾT LUẬN............................................................................................................8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................9

0


MỞ ĐẦU
Thời đại ngày nay đang có nhiều biến đổi khó lường, nhiều học thuyết, nhiều
trào lưu tư tưởng tìm cách len lỏi vào phong trào công nhân, chống phá chủ nghĩa


Mác - Lênin, nhưng những quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về học thuyết sứ
mệnh lịch sử của giai cấp cơng nhân vẫn cịn ngun giá trị. Karl Marx (1818 1883) là người đầu tiên phát hiện và luận giải tính khách quan và tự giác về sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, đến nay đã trải qua ba lần tiến hóa. Và ơng
cho rằng giai cấp có năng lực tự giải phóng và sẽ giải phóng nhân loại thốt khỏi
ách áp bức bóc lột cuối cùng của lịch sử: chế độ bóc lột giá trị thặng dư của phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là giai cấp công nhân hiện đại. Lần đầu tiên trong
lịch sử, có “một cuộc cách mạng của đại đa số mưu lợi ích cho tuyệt đại đa số”,
nhờ việc hướng tới xây dựng một xã hội trên cơ sở công hữu những tư liệu sản xuất
chủ yếu.
Qua quá trình học tập và tìm hiểu, nhóm 2 chúng em xin lựa chọn Đề 2: “Việc
thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trên thế giới hiện nay” để có thể
làm rõ hơn về vấn đề này.

NỘI DUNG
I.

Quan điểm chung về Sứ mệnh lịch sử của giai cấp cấp công nhân.

1. Khái niệm.
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp cơng nhân là xố bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xố
bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng giai cấp cơng nhân, nhân dân lao động
và tồn thể nhân loại khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, nghèo nàn lạc hậu; xây dựng xã
hội mới thực sự tốt đẹp chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
2. Nội dung.
Về kinh tế, giai cấp công nhân là lực lượng sản xuất cơ bản sản xuất ra của cải
vật chất cho xã hội mới-xã hội chủ nghĩa.
Về chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, giai cấp cơng nhân giành
chính quyền, xây dựng nhà nước mới của nhân dân.

1



Về văn hóa - xã hội, gia cấp cơng nhân xây dựng một xã hội cơng bằng, bình
đẳng; xây dựng nền văn hóa, con người mới với tư tưởng, đạo đức xã hội chủ
nghĩa…
3. Điều kiện quy định sự hình thành.
3.1 Mặt khách quan
Theo C.Mác và Ăngghen, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân không phải do
ý muốn chủ quan của giai cấp công nhân hoặc do sự áp đặt của các nhà tư tưởng
mà do những điều kiện khách quan quy định.
Thứ nhất, do địa vị kinh tế của giai cấp công nhân quy định. Giai cấp công nhân
là đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến và lực lượng sản xuất hiện đại mang
trình độ xã hội hóa cao.
Thứ hai, do đặc điểm chính trị xã hội của GCCNquy định. Q trình dân chủ hóa
trong đời sống TBCN là hệ quả của xu thế xã hội hóa sản xuất và là kết quả của đấu
tranh vì dân chủ và tiến bộ xã hội của GCCN và nhân dân lao động.
Thứ ba, do mâu thuẫn cơ bản của CNTB quy định. Quá trình sản xuất mang tính
xã hội hóa cao làm cho mâu thuẫn cơ bản trong lịng phương thức sản xuất TBCN;
đó là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với
tính chất tư hữu của quan hệ sản sản xuất.
3.2 Mặt chủ quan
Với tư cách là chủ thể thực hiện SMLS, sự phát triển GCCN là yếu tố chủ quan
quy định chất lượng và quy mô, tốc độ của quá trình này. Sự phát triển GCCN được
thể hiện trên các phương diện: phát triển về lượng và phát triển về chất.
Sự phát triển về lượng của GCCN bao gồm sự phát triển số lượng, tỷ lệ và
cơ cấu…phù hợp với yêu cầu của sản xuất công nghiệp hiện đại và cơ cấu kinh tế.
Sự phát triển về chất của giai cấp công nhân được thể hiện trên hai mặt:
năng lực làm chủ công nghệ hiện đại và ý thức giác ngộ giai cấp, ý thức dân tộc.
II. Việc thực hiện Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trên thế giới hiện
nay

Nội dung SMLS của GCCN là tổ chức lãnh đạo xã hội thông qua đội tiên
phong là Đảng Cộng sản để đấu tranh giải phóng mình và giải phóng tồn xã hội
khỏi mọi ách áp bức, bất cơng, xóa bỏ CNTB, xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ
nghĩa cộng sản. Biểu hiện việc thực hiện SMLS đó là:
2


1. Về lĩnh vực kinh tế
1.1 Trong xã hội tư bản chủ nghĩa
Trong nền sản xuất TBCN, GCCN bị toàn bộ giai cấp tư sản bóc lột, là giai cấp
trực tiếp đối kháng với giai cấp tư sản, khơng có quyền trong tổ chức, điều hành lao
động, phân phối sản phẩm lao động. Hiện nay, ở các quốc gia có trình độ phát triển
cao, sự phát triển của giai cấp công nhân tỷ lệ thuận giữa với sự phát triển kinh tế.
Do yêu cầu của quá trình sản xuất với công nghệ mới, hiện đại, GCCN không
ngừng được nâng cao về trình độ tri thức, văn hố và tay nghề. Ví dụ: Các kỹ sư tự
động hóa giúp lập trình, viết phần mềm, sửa chữa, bảo trì, vận hành các máy tự
động hóa ở các khu cơng nghiệp.... Nhưng trình độ tri thức không làm thay đổi bản
chất của GCCN, họ vẫn là những người làm thuê cho giai cấp tư sản. Ví dụ: Lương
của 1 kĩ sư thực tập tại công ty Google là 5800USD, lương của Giám đốc tài khoản
là 7500USD, lương của chuyên viên phân tích tài chính 8600USD...trong khi đó
mức sống trung bình ở Mỹ là 2000USD. Tiền lương tuy cao nhưng người công
nhân làm thuê vẫn bị bóc lột giá trị thặng dư, nếu giá trị mà họ làm ra ít hơn hoặc
bằng số tiền lương họ được trả thì họ lập tức bị sa thải và rơi vào tình trạng thất
nghiệp.
Thể chế kinh tế và chính trị của CNTB trong bối cảnh tồn cầu hóa đã có nhiều
điều chỉnh; các phương thức quản lý mới, các biện pháp điều hòa mâu thuẫn xã hội
của GCTS đang tác động hai mặt vào GCCN. Về mặt hình thức, họ khơng cịn là
“vơ sản” nữa và mức sống có thể được “trung lưu hóa”; nhưng do khơng chiếm
được tỷ lệ sở hữu cao nên quá trình sản xuất và phân chia lợi nhuận vẫn bị phụ
thuộc vào những cổ đông lớn. Về thực chất, quyền định đoạt quá trình sản xuất,

quyền quyết định cơ chế phân phối lợi nhuận vẫn thuộc về GCTS. Việc làm và lao
động vẫn là nhân tố quyết định mức thu nhập, đời sống của công nhân hiện đại.
1.2 Trong xã hội xã hội chủ nghĩa
Nếu GCCN thế giới về cơ bản không có TLSX phải bán sức lao động và làm
th thì GCCN ở XHCN là người lãnh đạo, làm chủ, cụ thể ở Việt Nam, GCCN là
lực lượng nòng cốt trong liên minh cơng – nơng – trí thức dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản xây dựng xã hội dân chủ, cơng bằng, văn minh.
GCCN nước ta có sứ mệnh lịch sử to lớn: “Là giai cấp lãnh đạo cách mạng
thơng qua chính đảng của nó, giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến;
3


giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, lực lượng đi đầu
trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước…; lực lượng nịng cốt
trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức dưới
sự lãnh đạo của Đảng”1 Về mặt sản xuất, GCCN là lực lượng cơ bản, chủ yếu, có
vai trị to lớn trong nền kinh tế quốc dân. Mặc dù về số lượng giai cấp công nhân ở
nước ta chiếm tỷ lệ không lớn trong tổng số dân cư (chiếm tỷ lệ 11% dân số và
21% lực lượng lao động xã hội), quyết định phương hướng phát triển chủ yếu của
nền kinh tế. Giai cấp cơng nhân là lực lượng lao động đóng góp nhiều nhất vào
ngân sách nhà nước. Hằng năm GCCN đóng góp hơn 60% tổng sản phẩm xã hội và
70% ngân sách nhà nước2. GCCN Việt Nam thông qua Đảng Cộng sản Việt Nam
lãnh đạo trên lĩnh vực kinh tế, mà tập trung nhất trong giai đoạn hiện nay là: đẩy
mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước theo định hướng XHCN xây dựng,
hoàn thiện thể chế “kinh tế thị trường định hướng XHCN”.
Hay ở Trung Quốc, GCCN dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản cũng đã có
những bước tiến phát triển mạnh mẽ. Từ năm 1979 đến 2005, GDP bình quân hàng
năm của Trung Quốc tăng trên 9,4%, đạt mức cao nhất thế giới, thu nhập bình quân
của cư dân ở thành thị đạt khoảng 1295 USD, ở nông thôn đạt khoảng 403 USD.
Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề ra mục tiêu xây dựng Trung Quốc trở thành "xã

hội thịnh vượng vừa phải" vào năm 2020; dự đoán Trung Quốc trở thành siêu
cường xã hội chủ nghĩa hiện đại đặc thù Trung Hoa vào năm 20503, mục tiêu này
giúp Trung Quốc đang ngày càng nâng cao đời sống nhân dân đặc biệt là GCCN và
tạo cho mình vị trí hùng mạnh trên trường quốc tế.
2. Về lĩnh vực chính trị
2.1Trong xã hội tư bản chủ nghĩa
Ngày nay, cơng nhân ở các nước TBCN khơng cịn bị bóc lột nữa; giai cấp cơng
nhân đã được trung lưu hóa, địa vị của họ đã có sự thay đổi căn bản, nên khơng cịn
sứ mệnh lịch sử. Chủ nghĩa tư bản đã thay đổi bản chất, trở thành tư bản nhân dân;
nó khơng cịn dựa trên sự bóc lột lao động làm thuê… Thực chất những luận điểm
đó là sự biện hộ cho địa vị thống trị, bóc lột của GCTS, cho sự tồn tại “vĩnh hằng”
1 Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6, Ban chấp hành Trung ương khóa X của Đảng Cộng Sản Việt Nam
2. Để giai cấp công nhân Việt Nam thực sự là lực lượng tiên phong trong
sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. PGS.TS Phạm Cơng Nhất.
3 Đại hội Đại biểu Tồn quốc lần thứ XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc.

4


của chủ nghĩa tư bản trên cơ sở phủ nhận vai trò của Chủ nghĩa Mác - Lênin phủ
nhận lịch sử khách quan của GCCN cũng như bản chất GCCN của Đảng Cộng sản
và tính tất yếu thắng lợi của chủ nghĩa xã hội.
Các nhà phê bình CNTB cho rằng hệ thống CNTB thiết lập quyền lực trong tay
một tầng lớp tư bản thiểu số tồn tại thông qua sự bóc lột GCCN đa số và lao động
của họ; CNTB là một động cơ của bất bình đẳng, tham nhũng và bất ổn kinh tế.
Các cuộc biểu tình của cơng nhân người dân Mỹ diễn ra trong suốt nhiều thế kỉ
tiêu biểu là cuộc biểu tình ngày 1-5-1886, tại thành phố Chicago (Mỹ), hưởng ứng
lời kêu gọi của Liên đoàn lao động Mỹ. Tại đây, với khẩu hiệu “Ngày làm việc 8
giờ” đã trở thành tiếng nói chung của GCCN, người lao động, buộc chính quyền tư
sản rơi vào thế bị động, đối phó. Phong trào tuy bị đàn áp dã man, nhưng đã buộc

chính phủ phải ban hành đạo luật, quy định ngày làm 8 giờ cho công nhân, tác động
đến chính trị quyết sách làm dịu đi phong chào của cơng nhân nhưng đó cũng chỉ là
tạm thời.
Trong thời điểm hiện tại khi các nước tư bản đang dần bộc lộ các yếu kém của
mình qua nhiều mặt đặc biệt là chính trị. Trong hồn cảnh khi mà dịch covid bùng
phát, Tổng thống Donald Trump liên tục công khai khuyến khích các bang mở cửa trở
lại ơng đẩy hết trách nhiệm chống dịch cho các thống đốc bang."Các ông sẽ tự ra
quyết định chuyện này" - ông Trump nói khi đó, ơng Trump khuyến khích mở cửa
khơng dãn cách xã hội cũng khơng khuyến khích người dân đeo khẩu trang vào thời
điểm đó hậu quả cho tới tận bây giờ đó là 400.000 người dân mỹ phải chết. Sự xung
đột lợi ích giữa GCCN và GCTS đã được thể hiện rõ qua những chính sách mà đảng
Cộng hịa cầm quyền – ơng Trump thực hiện bóc lột giai cấp công nhân một cách tinh
vi hơn.
Giai cấp công nhân thế giới là lực lượng tiên phong có lợi ích chung nhất với
tồn bộ nhân loại có mâu thuẫn trực tiếp cơ bản sâu sắc với GCTS. Vì vậy trong gia
đoạn khi mà chính trị các nước tư bản đang bất ổn mâu thuẫn đang đàn lên cao trào
nhà nước các đảng phái chính trị ln đứng về phe GCTS, GCCN tồn thế giới cần
chuẩn bị cho mình tư tưởng lí luận của Mác-Lênin vững chắc làm kim chỉ nam cho
cuộc cánh mạng vô sản. Cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ đã cho thấy sự bất ổn trong
nền trị Mỹ giữa hai đảng Cộng Hòa và đảng Dân Chủ
2.2 Trong xã hội xã hội chủ nghĩa
5


Các nước mà giai cấp cơng nhân đã giành chính quyền là các nước xã hội chủ
nghĩa, nơi các Đảng Cộng sản đã trở thành Đảng cầm quyền, nhà nước vận hành
dưới chế độ đơn đảng và tuyên bố theo tư tưởng của Marx - Lenin, hiến pháp của
những nước này tuyên bố tất cả quyền lực thuộc về GCCN, và nền chính trị chun
chính vơ sản, tiêu biểu là Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Cuba.
Giai cấp công nhân hiện nay vẫn đóng vai trị là lực lượng sản xuất hàng đầu của

xã hội, là chủ thể của quá trình sản xuất mang tính xã hội hóa ngày càng cao, do đó
nội dung chính trị - xã hội của sứ mệnh lịch sử của GCCN được xác định là cuộc
đấu tranh vì các mục tiêu của CNXH, như cơng bằng, bình đẳng, dân chủ… và tập
trung nhất là việc xác lập chế độ chính trị - xã hội mới do giai cấp công nhân lãnh
đạo - chế độ XHCN để tạo ra tiền đề chính trị cho xây dựng xã hội XHCN. Trong
thời kỳ quá độ lên CNXH, GCCN trên toàn thế giới cần xây dựng nhà nước và hệ
thống chính trị trong sạch, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, trong lãnh đạo, chỉ
đạo phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, phát huy mọi nguồn lực và tính ưu việt của
chủ nghĩa xã hội, phát huy sức mạnh đồng bộ của cả hệ thống chính trị.
Tóm lại, nội dung chính trị - xã hội của sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân ở
những nước xã hội chủ nghĩa là lãnh đạo thành công sự nghiệp đổi mới, giải quyết
thành công các nhiệm vụ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là xây
dựng Đảng cầm quyền trong sạch vững mạnh, thực hiện thành cơng sự nghiệp cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.
3. Về lĩnh vực tư tưởng, văn hóa.
Thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong điều kiện thế giới ngày
nay trên trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng trước hết là cuộc đấu tranh ý thức hệ. Đó là
cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản. Cuộc đấu tranh đang
diễn ra phức tạp và quyết liệt, nhất là trong nền kinh tế thị trường phát triển với
những tác động mặt trái của nó. Niềm tin vào lý tưởng XHCN cũng đứng trước
những thử thách càng làm cho cuộc đấu tranh tư tưởng lý luận giữa CNTB với
CNXH trở nên phức tạp và gay gắt hơn.
Song các giá trị đặc trưng cho bản chất khoa học và cách mạng của GCCN, của
CNXH vẫn mang ý nghĩa chỉ đạo, định hướng trong cuộc đấu tranh của giai cấp
công nhân và quần chúng lao động chống chủ nghĩa tư bản và lựa chọn con đường
XHCN của sự phát triển xã hội.
6


Các giá trị như lao động, sáng tạo, công bằng, dân chủ, bình đẳng, tự do vẫn là

những giá trị được nhân loại thừa nhận và phấn đấu thực hiện. Không chỉ ở các
nước XHCN mà ở nhiều nước TBCN cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và
nhân dân lao động vì những giá trị cao cả đó đạt được nhiều tiến bộ xã hội quan
trọng.
Đấu tranh để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản, giáo dục nhận thức
và củng cố niềm tin khoa học đối với lý tưởng, mục tiêu của CNXH cho GCCN và
nhân dân lao động, giáo dục và thực hiện chủ nghĩa quốc tế chân chính GCCN trên
cở sở phát huy chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc chính là nội dung sứ mệnh
lịch sử của giai cấp công nhân hiện nay về văn hóa tư tưởng.
III. Phương hướng và biện pháp để phát huy SMLS của GCCN trên thế giới
hiện nay.
1. Phương hướng phát triển
Thời gian qua, trên các diễn đàn trong nước và quốc tế, có một số luận điệu
xuyên tạc, phủ nhận bản chất giai cấp công nhân của ĐCS, qua đó phủ nhận SMLS
của GCCN. Những luận điệu đó cho rằng, GCCN đã hồn thành sứ mệnh của mình
trong thời kỳ cách mạng giải phóng dân tộc. Ngày nay, trong điều kiện hịa bình,
hội nhập, thời kỳ của các cuộc cách mạng khoa học công nghệ, vai trị đó phải
thuộc về đội ngũ trí thức, những nhà khoa học, nhà tư tưởng. Chỉ có những nhà
khoa học, trí thức mới có thể đưa đất nước phát triển nhanh và sánh được với các
nước phát triển trên thế giới.
Để thực hiện được phương hướng trên, tại Hội nghị Ban chấp hành Trung
Ương lần thứ sáu khoá X, Đảng ta đã đưa ra một số giải pháp sau: Tiếp tục nghiên
cứu, tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận về GCCN trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất
nước và hội nhập kinh tế quốc tế Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng đào tạo nghề,
từng bước "trí thức hố" GCCN. Bổ sung, sửa đổi, xây dựng và thực hiện nghiêm
hệ thống chính sách, pháp luật để đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của công
nhân, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho công nhân. Tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng, phát huy vai trị của tổ chức cơng đồn và các tổ chức chính trị - xã hội
khác. GCCN Việt Nam cần phát triển cả về số lượng và chất lượng, vươn lên khắc

7


phục những hạn chế, từng bước đáp ứng những yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH
và xây dựng đất nước.
2. Giải pháp cụ thể
Để trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, xây dựng giai cấp
công nhân Việt Nam trong thời kỳ mới cần thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau:
Một là, nâng cao nhận thức kiên định quan điểm giai cấp công nhân là giai
cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự
lớn mạnh của giai cấp công nhân là một điều kiện tiên quyết bảo đảm thành cơng
của cơng cuộc đổi mới, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hai là, xây dựng GCCN lớn mạnh gắn với xây dựng và phát huy sức mạnh
của liên minh GCCN với giai cấp nông dân và đội ngũ trí trí thức và doanh nhân,
dưới sự lãnh đạo của Đảng. Phát huy vai trò GCCN trong khối đại đoàn kết toàn
dân tộc - động lực chủ yếu của sự phát triển đất nước; đồng thời tăng cường quan
hệ đoàn kết, hợp tác quốc tế với GCCN trên toàn thế giới.
Ba là, thực hiện chiến lược xây dựng GCCN lớn mạnh, gắn kết chặt chẽ với
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội
nhập quốc tế. Xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện
tiến bộ và công bằng xã hội và chăm lo xây dựng GCCN; đảm bảo hài hịa lợi ích
giữa cơng nhân, người sử dụng lao động, Nhà nước và toàn xã hội; không ngừng
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của công nhân, quan tâm giải quyết kịp thời
những vấn đề bức xúc, cấp bách của GCCN.
Bốn là, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt cho cơng nhân, khơng
ngừng trí thức hóa giai cấp cơng nhân. Đặc biệt quan tâm xây dựng thế hệ công
nhân trẻ, có học vấn, chun mơn và kỹ năng nghề nghiệp cao, ngang tầm khu vực
và quốc tế, có lập trường giai cấp và bản lĩnh chính trị vững vàng, trở thành bộ
phận nòng cốt của GCCN.
Năm là, Xây dựng GCCN lớn mạnh gắn liền với xây dựng Đảng trong sạch,

vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, xây dựng tổ chức Cơng
đồn, Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức chính trị - xã hội
khác trong GCCN.

KẾT LUẬN
8


Qua các phân tích về sứ mệnh lịch sử của GCCN trên cả hai phương diện lý
luận và thực tiễn cho ta có thể khẳng định rằng SMLS của GCCN là một vấn đề hết
sức quan trọng trong nhận thức của mỗi người. Qua đó mỗi cá nhân trong xã hội
cần không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm về giai cấp, về nhận thức xã hội để
nâng cao tri thức văn hóa của mình. Mặt khác trong giai đoạn hiện nay, khi hệ
thống chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu đã tan rã, các thế lực phản động
đang ra sức chống phá các Đảng Cộng Sản trên thế giới, phủ nhận sứ mệnh lịch sử
của GCCN thì hơn bao giờ hết cần tăng cường cơng tác tuyên truyền, giáo dục,
nâng cao nhận thức của mọi người về vai trò và sứ mệnh lịch sử của GCCN. Với
những ý nghĩa lớn lao đó, việc phát huy vai trị của GCCN để từ đó xây dựng
GCCN vững mạnh luôn là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp xây dựng đất nước là
một nội dung quan trọng trong hoạt động của Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị
các cấp ở nước ta.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học
2.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6, Ban chấp hành Trung ương khóa X của Đảng
Cộng Sản Việt Nam
3.
Để giai cấp công nhân Việt Nam thực sự là lực lượng tiên phong trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. PGS.TS Phạm Cơng Nhất

4.
“Giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong chủ
nghĩa tư bản hiện đại”, chủ đề sinh hoạt CLB giảng viên trẻ, trường Chính trị tỉnh
Yên Bái
5.
“Một số nhận thức về giai cấp công nhân và chủ nghĩa xã hội được bổ sung
hiện nay”, trang thông tin điện tử tỉnh Hậu Giang
6.
“Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay”, Dư Thị
Huyền, tạp chí Khoa học và Cơng nghệ, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế
Tập 4, Số 2 (2016)
7.
/>8.
/>9


9.
/>%C3%A2n
10. />
10



×