Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.1 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

PHAN THỊ DIỄM

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
LỢI NHUẬN CỦA CÁC QUỸ TÍN DỤNG
NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019

download by :


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

PHAN THỊ DIỄM

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
LỢI NHUẬN CỦA CÁC QUỸ TÍN DỤNG
NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE
LUẬN VĂN THẠC SĨ


Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 8.34.02.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.,TS. LÊ PHAN THỊ DIỆU THẢO

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019

download by :


TĨM TẮT LUẬN VĂN

Thơng qua đề tài “Các nhân tớ ảnh hưởng đến lợi nhuận của các Quỹ tín dụng
nhân tỉnh trên địa bàn tỉnh Bến Tre”, dữ liệu nghiên cứu gồm các số liệu thứ cấp
được thu thập từ nguồn tổng hợp, theo dõi của NHNN Chi nhánh tỉnh Bến Tre trên
cơ sở các báo cáo thường niên, phản ánh hoạt động của 7 trong tổng số 9 QTDND
đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bến Tre được chọn nghiên cứu, số liệu được thu
thập theo quý trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2018 để nghiên cứu các nhân tố
đã ảnh hưởng đến lợi nhuận của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Bến
Tre và mức độ tác động của các nhân tớ đó. Tác giả nghiên cứu đề tài trên thơng
qua mơ hình hồi qui theo phương pháp tổng bình phương bé nhất, sử dụng mơ hình
các yếu tớ tác động cớ định và mơ hình các yếu tớ tác động ngẫu nhiên, thực hiện
các kiểm định để xác định mơ hình phù hợp trong nghiên cứu. Các biến độc lập
trong mơ hình được xác định bao gồm các nhân tố nội tại (quy mơ tổng tài sản, vớn
chủ sở hữu, tính thanh khoản, tăng trưởng vốn huy động, tỷ lệ nợ xấu) và nhân tố vĩ
mô (tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội và chỉ số giá tiêu dùng). Kết quả
nghiên cứu cho thấy: Quy mô tổng tài sản và vớn chủ sở hữu có ảnh hưởng cùng
chiều đến lợi nhuận, trong khi đó tính thanh khoản và tỷ lệ nợ xấu có ảnh hưởng
ngược chiều đến lợi nhuận, các nhân tớ cịn lại khơng bảo đảm mức ý nghĩa thống
kê. Từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên, tác giả đề xuất một số khuyến nghị

nhằm nâng cao lợi nhuận trong tương lai cho các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn
tỉnh Bến Tre.

download by :


LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là Phan Thị Diễm, học viên lớp cao học CH19C1, trường Đại học
Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh, niên khóa 2017 - 2019.
Luận văn tớt nghiệp này là cơng trình do tơi viết ra và chưa từng được trình
nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường Đại học nào. Kết quả nghiên cứu của
tơi là hồn tồn trung thực, trong đó khơng có nội dung đã được cơng bớ trước đây
hoặc nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy
đủ trong luận văn.
Tôi xin cam đoan những thơng tin trên là hồn tồn đúng sự thật và tôi sẽ chịu
trách nhiệm về lời cam đoan này.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 11 năm 2019
Người thực hiện

Phan Thị Diễm

download by :


LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành chương trình cao học chun ngành Tài chính - Ngân hàng và
luận văn này, tơi chân thành gửi lời cảm ơn tới:

Quý Thầy, Quý Cô Trường Đại học Ngân hàng Thành phớ Hồ Chí Minh đã
hết lòng đạt những kiến thức quý báu, đặc biệt là PGS.,TS. Lê Phan Thị Diệu Thảo
đã tận tình hướng dẫn phương pháp nghiên cứu khoa học và nội dung nghiên cứu đề
tài. Trong quá trình nghiên cứu để viết bài, với sự giúp đỡ nhiệt tình của Cơ, tơi
ln cảm thấy rất an tâm và ln có động lực cớ gắng hồn thành tớt nhất có thể cho
bài viết của mình.
Ći cùng tơi chân thành cảm ơn các bạn học viên lớp CH19C1 đã chia sẽ
kiến thức và kinh nghiệm với tơi trong quá trình học và thực hiện đề tài.
Tơi cũng ghi nhận và biết ơn gia đình đã dành cho tơi những tình cảm, động
viên tơi hồn thành chương trình cao học Tài chính - Ngân hàng.
Trong quá trình thực hiện, mặc dù hết sức cớ gắng để thực hiện luận văn, trao
đổi và tiếp thu những kiến thức đóng góp của Q Thầy, Cơ, bạn bè và tham khảo
tài liệu, nhưng do thời gian và kiến thức cịn nhiều hạn chế, bài luận văn của tơi cịn
nhiều khuyết điểm khơng thể tránh khỏi. Mong q thầy cô và anh chị bạn đọc
thông cảm.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Phan Thị Diễm

download by :


i

MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................. i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................... v
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................... vi
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ................................................................................. 1
1.1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 3
1.5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 3
1.6. Kết cấu luận văn ............................................................................................. 4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÁC LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU
THỰC NGHIỆM ................................................................................................. 5
2.1. Tổng quan về QTDND ................................................................................... 5
2.1.1. Khai niệm QTDND...................................................................................... 5
2.1.2. Tính chất và mục tiêu hoạt động của QTDND ............................................. 5
2.1.3. Địa bàn hoạt động của QTDND ................................................................... 5
2.2. Lợi nhuận ....................................................................................................... 6
2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm........................................................................... 8
2.3.1. Nghiên cứu trên thế giới .............................................................................. 8
2.3.2. Nghiên cứu tại Việt Nam ........................................................................... 13
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ........................................................... 16

download by :


ii

2.4.1. Nhân tố nội tại ........................................................................................... 17
2.4.2. Nhân tố vĩ mô ............................................................................................ 21
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................. 25
3.1. Giả thuyết và mơ hình nghiên cứu ................................................................ 25
3.1.1. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................ 25
3.1.2. Mơ hình nghiên cứu ................................................................................... 27
3.2. Phương pháp xác định biến ........................................................................... 28
3.3. Dữ liệu nghiên cứu ....................................................................................... 33

3.4. Trình tự nghiên cứu ...................................................................................... 34
3.4.1 Thớng kê mơ tả ........................................................................................... 34
3.4.2. Phân tích tương quan ................................................................................. 34
3.4.3. Phân tích hồi quy ....................................................................................... 35
3.4.4. Kiểm định mơ hình .................................................................................... 35
3.4.4.1. Kiểm định Durbin Watson về tự tương quan ........................................... 36
3.4.4.2. Kiểm định đa cộng tuyến ........................................................................ 36
3.4.4.3. Kiểm định phương sai sai số thay đổi...................................................... 36
3.4.4.4. Kiểm định phân phối chuẩn .................................................................... 37
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 38
4.1. Thống kê mô tả ............................................................................................. 38
4.2. Phân tích tương quan .................................................................................... 46
4.2.1. Phân tích tương quan Mơ hình 1 ................................................................ 46
4.2.2. Phân tích tương quan Mơ hình 2 ................................................................ 48
4.3. Phân tích các nhân tớ ảnh hưởng đến ROA (Mơ hình 1) ............................... 49

download by :


iii

4.3.1. Phân tích hồi quy Pooled OLS, FEM, REM ............................................... 49
4.3.2. Lựa chọn phương pháp hồi quy.................................................................. 50
4.3.3. Kiểm định mơ hình .................................................................................... 52
4.3.4. Phân tích hồi quy theo GLS ....................................................................... 53
4.3.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu .................................................................... 55
4.4. Phân tích các nhân tớ ảnh hưởng đến ROE (Mơ hình 2) ................................ 57
4.4.1. Phân tích hồi quy Pooled OLS, FEM, REM ............................................... 57
4.4.2. Lựa chọn phương pháp hồi quy.................................................................. 58
4.4.3. Kiểm định mơ hình .................................................................................... 60

4.4.4. Phân tích hồi quy theo GLS ....................................................................... 61
4.4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu .................................................................... 63
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................. 66
5.1. Kết luận ........................................................................................................ 66
5.2. Khuyến nghị ................................................................................................. 67
5.2.1. Về quy mô tổng tài sản .............................................................................. 67
5.2.2. Về vốn chủ sở hữu ..................................................................................... 68
5.2.3. Về thanh khoản .......................................................................................... 69
5.2.4. Về tỷ lệ nợ xấu........................................................................................... 70
5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................ 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 74
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 77

download by :


iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
QTDND: Quỹ tín dụng nhân dân
TCTD: Tổ chức tín dụng
NHNN: Ngân hàng Nhà nước
NHTM: Ngân hàng thương mại

download by :


v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Mô tả các biến sử dụng trong mơ hình
Bảng 3.2: Danh sách 7 QTDND trong mẫu nghiên cứu
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến
Bảng 4.2: Ma trận hệ sớ tương quan Mơ hình 1
Bảng 4.3: Ma trận hệ sớ tương quan Mơ hình 2
Bảng 4.4: Kết quả hồi quy Mơ hình 1
Bảng 4.5: Kiểm định Redundant Fixed Effects
Bảng 4.6: Kiểm định Breusch - Pagan
Bảng 4.7: Kiểm định Hausman
Bảng 4.8: Kiểm định đa cộng tuyến
Bảng 4.9: Kiểm định phương sai sai số thay đổi
Bảng 4.10: Kết quả hồi quy theo GLS
Bảng 4.11: Kết quả hồi quy Mơ hình 2
Bảng 4.12: Kiểm định Redundant Fixed Effects
Bảng 4.13: Kiểm định Breusch - Pagan
Bảng 4.4: Kiểm định Hausman
Bảng 4.15: Kiểm định đa cộng tuyến
Bảng 4.16: Kiểm định phương sai sai số thay đổi
Bảng 4.17: Kết quả hồi quy theo GLS
Bảng 5.1: Tóm tắt kết quả nghiên cứu

download by :


vi

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Diễn biến ROA của các QTDND giai đoạn 2011-2018
Hình 4.2: Diễn biến ROE của các QTDND giai đoạn 2011-2018
Hình 4.3: Diễn biến quy mơ tổng tài sản của các QTDND giai đoạn 2011- 2018

Hình 4.4: Diễn biến vốn chủ sở hữu của các QTDND giai đoạn 2011- 2018
Hình 4.5: Diễn biến thanh khoản của các QTDND giai đoạn 2011- 2018
Hình 4.6: Diễn biến tăng trưởng vớn huy động của các QTDND giai đoạn 2011-2018
Hình 4.7: Diễn biến tỷ lệ nợ xấu của các QTDND giai đoạn 2011-2018
Hình 4.8: Diễn biến GDP và CPI giai đoạn 2011-2018
Hình 4.9: Kiểm định phân phới chuẩn
Hình 4.10: Kiểm định phân phối chuẩn

download by :


1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. Lý do chọn đề tài
Tại Việt Nam, mơ hình QTDND được thành lập theo Quyết định sớ 390/QĐTTg ngày 27/7/1993 của Thủ tướng Chính phủ, QTDND là loại hình TCTD hợp
tác, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm. QTDND chủ
yếu phục vụ thị trường nông nghiệp, nông thôn, hoạt động mang bản chất của kinh
tế hợp tác, đó là việc liên kết, tương hỗ giữa số đông nhiều người cùng chung mục
đích góp vớn hoạt động nhằm mang lại lợi nhuận và đáp ứng nhu cầu vay vớn phục
vụ q trình sản xuất kinh doanh và cải thiện đời sống của hộ gia đình.
Theo báo cáo của NHNN Việt Nam, đến 31/12/2018, Việt Nam có 1.183
QTDND, hoạt động ở 57 tỉnh, thành phớ trong cả nước với gần 1.551.000 thành
viên (bình quân 1.311 thành viên/Quỹ), vốn điều lệ của các QTDND đạt hơn 4.500
tỷ đồng, tổng tài sản có đạt gần 113.000 tỷ đồng. Sự phát triển của hệ thống
QTDND đã góp phần quan trọng vào việc hỗ trợ thành viên là các cá nhân, hộ gia
đình ở vùng nơng thơn phát triển sản xuất, mở mang dịch vụ ngành nghề, đồng thời
góp phần từng bước đẩy lùi các hình thức hoạt động “tín dụng đen” ở nơng thơn.
Tại Bến Tre, QTDND đầu tiên được thành lập vào năm 1996 (QTDND Mỹ

Thạnh An), hoạt động mang lại hiệu quả thiết thực và được quan tâm nhân rộng trên
địa bàn các địa phương có điều kiện phù hợp. Đến nay, trên địa bàn tỉnh Bến Tre đã
có 9 QTDND được thành lập, địa bàn hoạt động phân bố tại 28 xã, phường, thị trấn
thuộc 05/9 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh với 12.651 thành viên tham gia (bình
quân 1.405 thành viên/QTDND), vớn điều lệ đạt 20,7 tỷ đồng (bình qn 2,3 tỷ
đồng/QTDND). Trừ các quỹ mới thành lập, nhìn chung các quỹ hoạt động khá ổn
định và có lợi nhuận. Tuy mục tiêu lợi nhuận không phải là mục tiêu đầu tiên và
duy nhất của QTDND nhưng với lĩnh vực hoạt động đặc thù, lợi nhuận là yếu tố cần
thiết để duy trì hoạt động, tránh ảnh hưởng mang tính hệ thớng đến các TCTD khác.
Thêm vào đó, hoạt động của các QTDND hiện nay đang phải chịu sự cạnh tranh từ

download by :


2

tốc độ phát triển về mạng lưới, sự đa dạng hóa về sản phẩm, khả năng chăm sóc
khách hàng của các NHTM nên việc xác định các nhân tố ảnh hưởng và có giải
pháp phù hợp nhằm duy trì và nâng cao lợi nhuận là một yêu tố quan trọng góp
phần ổn định hoạt động của các QTDND.
Trương Đơng Lộc (2016), Trần Thị Thanh Tử và Trần Bình Minh (2016), Bùi
Chính Hưng và Nguyễn Cao Cường (2016) đã có những nghiên cứu về lợi nhuận và
các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của QTDND. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu
nào về các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các QTDND trên địa bàn tỉnh Bến
Tre để cung cấp thông tin cho các nhà quản lý, quản trị tài chính QTDND đưa ra
quyết định phù hợp và bảo đảm mục tiêu đề ra.
Xuất phát từ những phân tích trên, học viên lựa chọn nghiên cứu đề tài “Các
nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh
Bến Tre” làm luận văn thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu


 Mục tiêu tổng quát
Luận văn nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các QTDND
trên địa bàn tỉnh Bến Tre, từ đó gợi ý giải pháp cho QTDND và các bên liên quan
nhằm nâng cao lợi nhuận trong tương lai.

 Mục tiêu cụ thể
- Thứ nhất, xác định các nhân tố (cả nhân tớ bên trong và nhân tớ bên ngồi)
ảnh hưởng đến lợi nhuận của các QTDND trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
- Thứ hai, đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến lợi nhuận của
các QTDND trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
- Thứ ba, đưa ra những khuyến nghị và giải pháp cho các nhà điều hành, quản
lý QTDND và các bên có liên quan.

download by :


3

1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Sau khi làm rõ mục tiêu nghiên cứu, đề tài tiếp tục đi tìm câu trả lời cụ thể cho
các câu hỏi sau:
(i) Nhân tố nào ảnh hưởng đến lợi nhuận của QTDND trên địa bàn tỉnh Bến Tre?
(ii) Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận của QTDND trên địa
bàn tỉnh Bến Tre?
(iii) Làm thế nào để nâng cao lợi nhuận của các QTDND trên địa bàn tỉnh Bến Tre?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận thể hiện qua chỉ số ROA và ROE của các QTDND trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu 7 trong tổng số 9 QTDND trên
địa bàn tỉnh Bến Tre với dữ liệu thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến

năm 2018. Nguồn số liệu tổng hợp tại NHNN Chi nhánh tỉnh Bến Tre trên cơ sở các
báo cáo của QTDND trên địa bàn. Bởi vì các QTDND được thành lập ở các thời
điểm khác nhau nên tác giả lựa chọn khoảng thời gian có thể lấy tương đới đầy đủ
số liệu của hầu hết các QTDND; tác giả cũng loại trừ 2 QTDND mới thành lập trên
địa bàn tỉnh trong năm 2018 do không đáp ứng đủ số liệu để đánh giá.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả thông qua nghiên cứu lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm để xác
định các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của QTDND. Tiếp theo, trên cơ sở thu
thập các dữ liệu từ báo cáo tài chính của các QTDND, sử dụng phương pháp hồi
quy GLS để kiểm định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận. Sau cùng,
thực hiện tổng hợp, phân tích các nhân tớ ảnh hưởng đến lợi nhuận của QTDND để
gợi ý chính sách cho nhà quản lý, điều hành QTDND và các bên có liên quan.

download by :


4

1.6. Kết cấu luận văn
Luận văn nghiên cứu được trình bày trong 5 chương.
 Chương 1 giới thiệu tổng quan các vấn đề nghiên cứu như lý do lựa chọn đề
tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và phương
pháp nghiên cứu.
 Chương 2 trình bày tổng quan về các lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên
cứu và các nghiên cứu thực nghiệm đã cơng bớ, làm nền tảng xây dựng mơ hình
nghiên cứu.
 Chương 3 trình bày cụ thể mơ hình nghiên cứu, xây dựng các giả thuyết và
cách thức thu thập, xử lý số liệu cần thiết của đề tài.
 Chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu và thảo luận.
 Chương 5 là chương tổng kết lại các kết quả nghiên cứu, đưa ra các khuyến nghị,

phân tích các hạn chế của đề tài nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.

Tóm tắt Chương 1
Chương 1 là chương giới thiệu tổng quát về lý do, mục tiêu và xác định hướng
nghiên cứu của đề tài, làm nền tảng cho việc triển khai, xây dựng các nội dung của
đề tài nghiên cứu, bảo đảm đi đúng trọng tâm, giải quyết được vấn đề đặt ra của đề
tài. Trong đó, từ mục tiêu nghiên cứu tổng quát, chương này đưa ra các mục tiêu
nghiên cứu cụ thể và sẽ được xác định giải quyết thông qua các câu hỏi nghiên cứu.
Bên cạnh đó, đề tài cũng đã chỉ ra đới tượng nghiên cứu và giới hạn phạm vi nghiên
cứu về nội dung, thời gian và không gian.
Sau khi khái quát nguồn dữ liệu và phương pháp nghiên cứu, chương này đã
khẳng định ý nghĩa khoa học và thực tiễn của của đề tài. Cuối cùng, chương này đã
cung cấp thông tin khái quát cấu trúc đề tài bao gồm 5 chương nội dung.

download by :


5

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ CÁC LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
2.1. Tổng quan về QTDND
2.1.1. Khái niệm QTDND
Theo Điều 4 Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-VPQH ngày 12/12/2017 của Văn
phịng Q́c hội hợp nhất Luật các TCDTD quy định: “Quỹ tín dụng nhân dân là tổ
chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới
hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của
Luật này và Luật Hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản
xuất, kinh doanh và đời sớng”.
2.1.2. Tính chất và mục tiêu hoạt động của QTDND

Theo Điều 6 Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-NHNN ngày 12/12/2017 của
NHNN Việt Nam hợp nhất Thông tư quy định về QTDND quy định: “Quỹ tín dụng
nhân dân hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết
quả hoạt động, nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên thực hiện có
hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống.”
2.1.3. Địa bàn hoạt động của QTDND
Theo Điều 8 Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-NHNN quy định:
“1. Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trong địa bàn một xã, một phường, một
thị trấn (sau đây gọi chung là xã).
2. Địa bàn hoạt động liên xã của quỹ tín dụng nhân dân phải là các xã liền kề
với xã nơi quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính thuộc phạm vi trong cùng một
quận, huyện, thị xã, thành phớ trực thuộc tỉnh.
3. Quỹ tín dụng nhân dân có thể được xem xét chấp thuận hoạt động trên địa
bàn liên xã theo quy định tại khoản 2 Điều này nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
a) Có tới thiểu 300 thành viên tại thời điểm đề nghị;

download by :


6

b) Có vớn điều lệ tới thiểu gấp 05 lần mức vốn pháp định tại thời điểm đề nghị;
c) Kinh doanh có lãi trong 02 năm liên tiếp trước năm đề nghị;
d) Có cơ cấu tổ chức, bộ máy quản trị, điều hành, kiểm tốn nội bộ, hệ thớng
kiểm sốt nội bộ theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và Thơng tư này;
đ) Khơng vi phạm quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an tồn trong hoạt
động của quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong 12
tháng liên tiếp trước thời điểm đề nghị;
e) Thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phịng rủi ro theo đúng quy định của
Ngân hàng Nhà nước trong năm trước thời điểm đề nghị;

g) Có tỷ lệ nợ xấu dưới 3% trong 02 năm liên tiếp trước năm đề nghị;
h) Có tài liệu chứng minh khả năng liên kết cộng đồng tại địa bàn xã liền kề
trên cơ sở có sự liên kết về chung lợi ích cộng đồng, điều kiện địa lý, văn hóa, tập
quán địa phương, vùng, miền, ngành nghề, các đặc thù khác trên địa bàn;
i) Không thuộc diện quỹ tín dụng nhân dân yếu kém phải thực hiện cơ cấu lại
theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước;
k) Tổng mức nhận tiền gửi từ thành viên của quỹ tín dụng nhân dân tới thiểu
bằng 60% tổng mức nhận tiền gửi của quỹ tín dụng nhân dân trong 02 năm liên tiếp
trước năm đề nghị.”
2.2. Lợi nhuận
Lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính quan trọng, là mục tiêu theo đuổi và được quan
tâm bởi tất cả các chủ thể có liên quan đến doanh nghiệp nói chung và QTDND nói
riêng; dưới góc độ tài chính, lợi nhuận cần phải xem xét trong mối quan hệ với các
nguồn lực mà doanh nghiệp đã sử dụng để tạo ra nó như tổng vốn đầu tư, vốn chủ
sở hữu,... (Ngô Kim Phượng và cộng sự, 2018).
Harward và Upton (1961) phát biểu rằng “khả năng sinh lời là khả năng của
một sự đầu tư nhất định có thể tạo ra lợi nhuận”. Khả năng sinh lời cho thấy tính

download by :


7

hiệu quả của việc quản lý các nguồn lực sẵn có để có thể tạo ra lợi nhuận (Amico và
cộng sự, 2011). Don Hofstrand (2009) cũng chỉ rõ “Khả năng sinh lời là mục tiêu
chính của tất cả các hoạt động kinh doanh. Nếu khơng có khả năng sinh lời, các
hoạt động kinh doanh không thể tồn tại trong thời gian dài. Vì vậy, việc đo lường
khả năng sinh lời trong quá khứ, hiện tại và dự đoán khả năng sinh lời trong tương
lai đóng vai trị rất quan trọng”.
Để đo lường khả năng sinh lời, các QTDND cần phải xem xét mức lợi nhuận,

khả năng bù đắp chi phí cho những thất thoát xảy ra. Khả năng sinh lời thường được
đo lường bằng các chỉ tiêu sau đây:
 Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
ROA là hệ số cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lợi nhuận sau
thuế được tạo ra từ lượng vốn đầu tư, tức là cứ một đồng đầu tư vào tổng tài sản thì
tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. ROA là tỷ lệ quan trọng nhất trong so
sánh hiệu quả hoạt động của ngân hàng vì nó cho ta biết hiệu quả của ngân hàng
trong việc sử dụng tài sản để kiếm lời.

 Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Hệ số này là thước đo để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao
nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để
so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường - đo lường khả năng sinh lời
trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường (Sehrish Gul và cộng sự, 2011). Hầu hết các
cổ đông hoặc các nhà đầu tư rất quan tâm đến hệ số này bởi nó gắn với lợi nhuận
mà họ có thể nhận được.

download by :


8

 Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn sử dụng (ROCE)
Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn sử dụng là chỉ số thể hiện khả năng thu lợi nhuận của
ngân hàng dựa trên lượng vốn đã sử dụng (Fogelberg và Griffith, 2000).

 Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM)
Tỷ lệ thu nhập lãi thuần là yếu tố thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận trong hoạt
động kinh doanh của ngân hàng. NIM chỉ tính đến lợi nhuận kiếm được từ các hoạt
động của ngân hàng theo mức tài sản có sinh lời (Naceur và Goaied, 2001).


Trong đó, thu nhập lãi bao gồm các khoản thu nhập từ hoạt động cho vay và
đầu tư khác. Chi phí lãi bao gồm chi phí trả lãi tiền gửi và nợ khác của QTDND. Tài
sản có sinh lời là những tài sản mang lại lợi nhuận cho QTDND như cho vay khách
hàng, các khoản đầu tư, tiền gửi tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam,…. Tỷ lệ NIM
cao là dấu hiệu quan trọng cho thấy QTDND thành công trong quản lý tài sản và nợ.
Ngược lại cho thấy ngân hàng gặp khó khăn trong việc tạo lợi nhuận.
2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm
2.3.1. Nghiên cứu trên thế giới
Aremu và cộng sự (2013) sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian cùng với mơ hình
hồi quy Cointegration và Error Correction để phân tích những nhân tớ vi mô và vĩ
mô tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng cả trong ngắn hạn và dài
hạn tại Nigeria giai đoạn 1980 - 2010. Có 12 biến độc lập được đưa vào nghiên cứu
trong mỗi mô hình, cịn biến phụ thuộc là các tỷ suất sinh lời ROA, ROE và NIM.

download by :


9

Kết quả nghiên cứu các biến thể hiện quy mô ngân hàng và hiệu quả tiết kiệm chi
phí khơng có ý nghĩa quyết định đến các tỷ suất sinh lời. Các biến thể hiện rủi ro tín
dụng và mức độ an tồn vớn đều thể hiện mới tương quan âm với lợi nhuận ngân
hàng cả trong ngắn hạn và dài hạn. Biến thể hiện rủi ro thanh khoản chỉ ảnh hưởng
đến lợi nhuận ngân hàng trong ngắn hạn, trong khi biến thể hiện hiệu quả sử dụng
lao động chỉ có tác động trong dài hạn. Trong số các biến vĩ mơ được nghiên cứu thì
chỉ có tớc độ tăng cung tiền là thực sự có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của
ngân hàng.
Sehrish Gul và cộng sự (2011) sử dụng mơ hình hồi quy Pooled OLS để xem
xét các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của 15 ngân hàng thương mại tại

Paakistan trong giai đoạn 2005 - 2009. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã sử
dụng bốn biến đại diện cho khả năng sinh lời của ngân hàng là ROA, ROE, NIM và
ROCE. Biến độc lập được sử dụng là quy mô ngân hàng, vốn chủ sở hữu, cho vay
khách hàng và tiền gửi khách hàng, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội thực
tế, lạm phát và giá trị vớn hóa thị trường. Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô ngân
hàng, cho vay khách hàng và tiền gửi khách hàng có mới tương quan thuận với
ROA, ROE nhưng có mới tương quan nghịch với ROCE, NIM. Vớn chủ sở hữu có
mới tương quan nghịch với cả bốn chỉ tiêu ROA, ROE, ROCE, NIM. Trong khi đó,
tớc độ tăng trưởng tổng sản phẩm q́c nội thực tế có mới tương quan thuận với
ROA, ROE, ROCE nhưng có mới tương quan nghịch với NIM. Lạm phát có mới
tương quan thuận với cả bớn chỉ tiêu ROA, ROE, ROCE, NIM. Giá trị vớn hóa thị
trường có mới tương quan nghịch với ROA, ROE, ROCE nhưng có mới tương quan
thuận với NIM.
Saira Javaid và cộng sự (2011), sử dụng mơ hình hồi quy Pooled OLS,
nghiên cứu những nhân tố vi mô ảnh hưởng đến lợi nhuận của NHTM tại Pakistan.
Nhóm tác giả chỉ sử dụng một biến phụ thuộc là ROA, các biến độc lập bao gồm
quy mô tổng tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ vốn huy động trên
tổng tài sản, tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản. Kết quả cho thấy quy mô tổng tài

download by :


10

sản có mới quan hệ tỷ lệ nghịch với ROA, tức là những ngân hàng lớn lại có khả
năng sinh lời thấp hơn so với những ngân hàng nhỏ. Biến tỷ lệ dư nợ tín dụng trên
tổng tài sản khơng có tác động đáng kể. Hai biến cịn lại có mối tương quan dương
với ROA.
Panayiotis P. Athanasoglou và cộng sự (2006) cũng sử dụng 3 nhóm biến
độc lập để nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các

NHTM tại 7 nước vùng Đông Nam Âu (Albania, Bosnia-Herzegovina, Bulgaria,
Croatia, FYROM, Romania và Serbia-Montenegro) trong khoảng thời gian từ năm
1998 đến năm 2002. Các tác giả sử dụng mơ hình hồi quy theo phương pháp bình
phương tới thiểu và xem xét tác động của cả ảnh hưởng cố định (fixed effects) lẫn
ảnh hưởng ngẫu nhiên (random effects) đến các tỷ suất sinh lời ROA và ROE.
Thêm vào đó, do có sự khác nhau về mơi trường hoạt động của 7 nước trên, nhóm
tác giả sử dụng thêm biến giả để đánh giá ảnh hưởng của từng quốc gia (country
effects) và ảnh hưởng của thời gian (time effects) đến các biến phụ thuộc đang xét.
Kết quả cho thấy các biến liên quan đến cấu trúc vốn, quy mô ngân hàng, tỷ lệ lạm
phát có mới tương quan dương đến tỷ suất sinh lời, trong khi các biến thể hiện rủi ro
tín dụng, chi phí hoạt động và mơi trường cạnh tranh lại có mới tương quan âm. Các
biến GDP hay rủi ro thanh khoản khơng có ý nghĩa thớng kê. Nhóm tác giả cịn kết
luận rằng đới với các ngân hàng nước ngồi thì nhân tớ cấu trúc vớn đóng vai trị
quan trọng hơn trong việc tạo ra lợi nhuận.
Antonio Trujillo-Ponce (2013) tiến hành phân tích những nhân tố ảnh hưởng
đến lợi nhuận của các ngân hàng tại Tây Ban Nha trong khoảng thời gian từ năm
1999 đến 2009, với mẫu nghiên cứu bao gồm 89 ngân hàng, trong đó có 28 NHTM,
45 ngân hàng tiết kiệm (saving-bank) và cịn lại là các hợp tác xã tín dụng (credit
cooperatives). Biến phụ thuộc đánh giá hiệu quả hoạt động ngân hàng được sử dụng
để nghiên cứu là ROA và ROE, các biến độc lập cũng được chia thành hai nhóm là
nhóm biến liên quan đến đặc trưng từng ngân hàng và nhóm biến thuộc về mơi
trường ngành - vĩ mô. Tác giả sử dụng phương pháp ước lượng system-GMM

download by :


11

estimator và rút ra được kết luận là những ngân hàng có tỷ lệ nợ trên tổng tài sản và
tỷ lệ vốn huy động trên tổng tài sản cao, chi phí hoạt động và rủi ro tín dụng thấp sẽ

có lợi nhuận cao hơn. Việc sử dụng biến giả thể hiện hình thức sở hữu ngân hàng
cũng giúp tác giả chứng minh được sự khác nhau về hiệu quả hoạt động giữa
NHTM và ngân hàng tiết kiệm.
Anna P. I. Vong và Hoi Si Chan (2006) nghiên cứu về những nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM tại Macao với số liệu được thu
thập từ năm NHTM trong khoản thời gian 15 năm (1993 - 2007). Biến phụ thuộc
được sử dụng cũng là ROA. Ngoài 2 nhóm biến độc lập thường thấy, nhóm tác giả
bổ sung nhóm biến mơ tả cấu trúc hệ thớng tài chính với hai biến là chỉ số Lerner
Monopoly Index (LMM) và tỷ trọng tổng tài sản của hệ thống ngân hàng trong
GDP. Tương tự các nghiên cứu trước, họ cũng sử dụng mơ hình hồi quy dữ liệu
dạng bảng. Thơng qua mơ hình, nhóm tác giả chứng minh được rằng các ngân hàng
với quy mô vốn chủ sở hữu lớn sẽ có khả năng sinh lời cao hơn. Các biến chi phí
thuế trên lợi nhuận, thị phần, rủi ro tín dụng và dư nợ tín dụng trên tổng tài sản phản
ánh mối tương quan âm với tỷ suất sinh lời. Trong sớ các biến thuộc nhóm vĩ mơ,
chỉ có tỷ lệ lạm phát là thực sự có ảnh hưởng đến ROA. Các biến cịn lại, kể cả các
biến thuộc nhóm cấu trúc hệ thớng tài chính đều khơng cho thấy ảnh hưởng đáng kể
trong mơ hình này.
Muhammad Bilal và cộng sự (2013) đã nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân
tố bên trong ngân hàng và các nhân tố vĩ mô đến khả năng sinh lời của 25 NHTM
tại Pakistan giai đoạn 2007 - 2011. Các tác giả sử dụng biến phụ thuộc để nghiên
cứu là ROA và ROE. Các biến độc lập đại diện cho đặc điểm nội tại của ngân hàng
được sử dụng bao gồm quy mô ngân hàng, vốn chủ sở hữu, nợ xấu, tiền gửi khách
hàng, tỷ lệ thu nhập lãi thuần. Các biến độc lập đại diện cho yếu tố kinh tế vĩ mô là
lạm phát, tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp và tốc độ tăng trưởng tổng sản
phẩm quốc nội thực tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng quy mơ ngân hàng có mối
tương quan thuận với khả năng sinh lời ngân hàng. Nợ xấu có mới tương quan

download by :



12

nghịch khơng đáng kể đến ROA, nhưng có mới tương quan nghịch đáng kể đến
ROE. Tiền gửi khách hàng có mối tương quan thuận nhưng không đáng kể với cả
ROA và ROE. Vớn chủ sở hữu có mới quan hệ đáng kể với ROE nhưng có quan hệ
khơng đáng kể với ROA. Tỷ lệ thu nhập lãi thuần có mới tương quan thuận đáng kể
với khả năng sinh lời của ngân hàng. Ngồi ra, yếu tớ kinh tế vĩ mơ như tốc độ tăng
trưởng tổng sản phẩm quốc nội thực tế có mới tương quan thuận đến khả năng sinh
lời ngân hàng. Lạm phát có mới tương quan thuận khơng đáng kể với ROE nhưng
có mới tương quan nghịch mạnh mẽ với ROA.
Fadzlan Sufian và Royfaizal Razali Chong (2008) cũng đã sử dụng mơ hình
hồi quy tuyến tính để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của
ngân hàng trong nền kinh tế phát triển, điển hình là Philippines. Các tác giả đã sử
dụng chỉ tiêu ROA và ROE làm biến đại diện cho khả năng sinh lời của ngân hàng.
Dữ liệu nghiên cứu gồm 24 NHTM Philippines trong giai đoạn 1990 - 2005. Kết
quả nghiên cứu cho thấy quy mô ngân hàng, nợ xấu, tổng chi phí quản lý trên tổng
tài sản có mới tương quan nghịch với khả năng sinh lời của ngân hàng. Thu nhập
ngồi lãi trên tổng tài sản có mới tương quan thuận đáng kể với khả năng sinh lời
của ngân hàng. Ngồi ra, yếu tớ kinh tế vĩ mơ như tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm
quốc nội thực tế, tớc độ cung tiền và giá trị vớn hóa thị trường đều có mới tương
quan thuận đến khả năng sinh lời ngân hàng. Ngoại trừ lạm phát có mới tương quan
nghịch với khả năng sinh lời ngân hàng.
Nesrine Ayadi và Younès Boujelbene (2012) sử dụng mơ hình hồi quy nghiên
cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của 12 ngân hàng tiền gửi tại
Tunisian trong giai đoạn 1995 - 2005. Các tác giả đã sử dụng chỉ tiêu ROA làm biến
đại diện cho khả năng sinh lời của ngân hàng. Các biến độc lập bao gồm: Rủi ro
thanh khoản, rủi ro tín dụng, vớn chủ sở hữu và quy mô ngân hàng, sự tập trung,
tổng tài sản của ngân hàng trên GDP, giá trị vớn hóa thị trường trên tổng tài sản của
ngân hàng và giá trị vớn hóa thị trường trên GDP, tớc độ tăng trưởng tổng sản phẩm
quốc nội thực tế và tỷ lệ lạm phát. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng quy mô ngân


download by :


13

hàng và vớn chủ sở hữu có mới tương quan thuận đến khả năng sinh lời của ngân
hàng. Rủi ro tín dụng có mới tương quan thuận, rủi ro thanh khoản có mới tương
quan nghịch khơng đáng kể đến ROA. Bên cạnh đó, tổng tài sản của ngân hàng trên
tổng sản phẩm q́c dân có mới tương quan nghịch trong khi sự tập trung có mới
tương quan thuận với khả năng sinh lời của ngân hàng. Giá trị vớn hóa thị trường
trên tổng tài sản của ngân hàng và giá trị vớn hóa thị trường trên GDP có mới tương
quan nghịch đáng kể với khả năng sinh lời của ngân hàng. Tốc độ tăng trưởng tổng
sản phẩm quốc nội thực tế và tỷ lệ lạm phát có mới tương quan nghịch nhưng không
đáng kể với khả năng sinh lời của ngân hàng.
2.3.2. Nghiên cứu tại Việt Nam
Ngô Phương Khanh (2013) đã sử dụng mơ hình hồi quy tuyến tính để nghiên
cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của NHTM cổ phần Việt Nam. Dữ liệu
nghiên cứu gồm 17 NHTM cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2007 - 2011. Biến phụ
thuộc được nghiên cứu là ROA và ROE. Biến độc lập được sử dụng là quy mô ngân
hàng, vớn chủ sở hữu, tính thanh khoản, cho vay khách hàng, tiền gửi của khách
hàng, cấu trúc thu nhập - chi phí, tớc độ tăng trưởng tổng sản phẩm q́c nội thực tế
hàng năm, lạm phát, lãi suất thực. Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến tiền gửi của
khách hàng, cấu trúc thu nhập - chi phí, tớc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội
thực tế hàng năm, lạm phát, lãi suất thực có mới tương quan thuận với lợi nhuận
ngân hàng. Trong khi đó, quy mơ ngân hàng có mới tương quan nghịch với ROA
nhưng tương quan thuận với ROE. Biến độc lập cho vay khách hàng có mới tương
quan nghịch với lợi nhuận ngân hàng. Vớn chủ sở hữu có mới tương quan thuận với
ROA nhưng tương quan nghịch với ROE.
Cao Ngọc Thủy (2013) đã sử dụng mơ hình mơ hình Pooled OLS, mơ hình

Fixed Effects (FE) và Random Effects (RE) để phân tích các nhân tố tác động đến
khả năng sinh lời của NHTM cổ phần Việt Nam. Dữ liệu nghiên cứu gồm 40 ngân
hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2012. Biến phụ thuộc
được nghiên cứu là ROA, ROE và NIM. Các biến độc lập bao gồm: Quy mô ngân

download by :


14

hàng, quy mô vốn chủ sở hữu, quy mô tiền gửi của khách hàng, hoạt động tín dụng
và rủi ro tín dụng, mức độ đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh, chi phí hoạt động
ngân hàng, chính sách lãi suất của ngân hàng, rủi ro thanh khoản, công nghệ thông
tin ứng dụng trong ngân hàng, năng suất lao động, tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm
phát, tốc độ cung tiền, sự phát triển của thị trường chứng khoán, sự tự do hóa thị
trường ngoại hới. Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô ngân hàng, tỷ lệ dư nợ tín
dụng trên tổng tài sản, quy mơ vớn chủ sở hữu, mức độ đa dạng hóa các hoạt động
kinh doanh có mới tương quan thuận với khả năng sinh lời của ngân hàng. Chi phí
dự phịng rủi ro tín dụng, chi phí hoạt động có mới tương quan nghịch với khả năng
sinh lời của ngân hàng. Trong khi đó các biến đại diện cho yếu tố kinh tế vĩ mô như
tớc độ tăng trưởng kinh tế có mới tương quan nghịch với khả năng sinh lời của ngân
hàng. Lạm phát có mới tương quan thuận với khả năng sinh lời của ngân hàng.
Nguyễn Thị Ánh Tuyết (2015) nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả
năng sinh lời tại 30 NHTM cổ phần tại Việt Nam trong giai đoạn 2007 - 2013. Tác
giả sử dụng phương pháp ước lượng hồi quy dữ liệu bảng nghiên cứu khả năng sinh
lời thông qua 4 chỉ số ROA, ROE, ROCE và NIM; 11 biến độc lập được đưa vào
nghiên cứu là quy mô ngân hàng, vốn chủ sở hữu, tiền gửi của khách hàng, cho vay,
tính thanh khoản, nợ xấu, rủi ro tín dụng, lạm phát, tớc độ tăng trưởng tổng sản
phẩm q́c nội thực tế hàng năm, giá trị vớn hóa thị trường và lãi suất thực. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, biến nợ xấu tỷ lệ nghịch với khả năng sinh lời; các biến quy

mô ngân hàng, vốn chủ sở hữu, tiền gửi của khách hàng tỷ lệ thuận với ROA; tỷ lệ
thuận với ROE là các biến quy mô ngân hàng, tính thanh khoản, lạm phát, tớc độ
tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội thực tế hàng năm, lãi suất thực; tỷ lệ thuận với
khả năng sinh lời (ROCE) là các biến quy mơ ngân hàng, tính thanh khoản, lạm
phát, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội thực tế hàng năm, giá trị vớn hóa
thị trường; tỷ lệ thuận với khả năng sinh lời (NIM) là các biến quy mô ngân hàng,
vốn chủ sở hữu.
Trương Đông Lộc (2016) nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận

download by :


×