Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Chiến lược marketing cho thương hiệunước uống đóng chai aquafina của công ty suntory pepsico việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.18 MB, 90 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA MARKETING

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ

MARKETING CHIẾN LƯỢC
Đề Tài: CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO THƯƠNG HIỆU
NƯỚC UỐNG ĐĨNG CHAI AQUAFINA CỦA CƠNG TY
SUNTORY PEPSICO VIỆT NAM
LỚP HỌC PHẦN :2111101073301
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : Ths. TRẦN NHẬT MINH
SINH VIÊN THỰC HIỆN:
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Họ và tên
Lê Thị Ngọc Trinh
Nguyễn Quốc Việt
Biện Thị Quỳnh
Nguyễn Nhựt Phương
Nguyễn Thị Minh Thư


Trần Lê Bảo Trân
Hồ Chí Trung
Trần Thanh Tuấn
Nguyễn Thụy Thanh Trúc
Hà Dương Thùy Trang
Nguyễn Thị Tuyết Ngọc

Thành phố Hồ Chí Minh – 2021

MSSV
1921000906
1921000771
1921001230
1921001095
1921000884
1921001124
1921000882
1921003891
1921000973
1921001023
1921001285


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1....................................................................................................................... ii
PHÂN TÍCH TỔNG QUAN CƠNG TY TNHH NƯỚC GIẢI KHÁT SUNTORY
PEPSICO VIỆT NAM....................................................................................................... 1
1.1. Tổng quan về công ty nước giải khát Suntory Pepsico Việt Nam............................1
1.1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh................................................................................................2
1.1.3. Cơ cấu tổ chức......................................................................................................2

1.1.4. Danh mDc sản phẩm của công ty...........................................................................3
1.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 2015-2019:.......................................4
CHƯƠNG 2....................................................................................................................... 5
PHÂN TÍCH NGÀNH NƯỚC GIẢI KHÁT VÀ MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH..........5
2.1.

Tổng quan ngành nước giải khát ở Việt Nam........................................................5

2.2.

Tổng quan thị trường nước uống đóng chai ở Việt Nam.......................................7

2.3.

Phân tích mơ hình PEST.......................................................................................7

2.3.1 Yếu tố kinh tế......................................................................................................... 8
2.3.2. Yếu tố Chính trị - pháp luật.................................................................................14
2.3.3. Yếu tố Văn hóa, xã hội........................................................................................22
2.3.4. Yếu tố cơng nghệ................................................................................................25
2.4.

Phân tích khách hang..........................................................................................33

2.5.

Phân tích đối thủ cạnh tranh................................................................................49

2.6.


Lợi thế cạnh tranh và định vị..............................................................................59

CHƯƠNG 3.....................................................................................................................66
XÁC ĐỊNH MƠ HÌNH CHIẾN LƯỢC VÀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING
– MIX............................................................................................................................... 66
3.1. Ma trận BCG của Aquafina:..................................................................................66
3.2 Mơ hình Ansoff.......................................................................................................67
3.3. Xây dựng chiến lược Marketing Mix.....................................................................70
CHƯƠNG 4.....................................................................................................................72
KẾT LUẬN...................................................................................................................... 72

i


DANH MỤC HÌNH
Số
1.1
1.2
1.3
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
3.1

Tên
Sơ đồ bộ máy tổ chức cơng ty Nước giải khát Suntory
Pepsico Việt Nam
Kết quả hoạt động kinh doanh công ty Pepsico (2015 –

2017)
Kết quả hoạt động kinh doanh công ty Pepsico (2017 –
2019)
Biểu đồ doanh thu và tăng trưởng ngành nước giải khát
Dự báo tăng trưởng GDP VN và ASIA trong năm 2020
- 2022
Hoạt động vì mơi trường của Mizuiku của công ty
Pepsico
Công nghệ Hydro – 7 của Aquafina
Ma trận BCG của Aquafina
Aquafina Soda vị trái cây (tự thiết kế)

Trang
3
4
5
6
9
61
64
67
69

DANH SÁCH BẢNG
Số
1.1
2.1
2.2
2.3
2.4

2.5
2.6
2.7

Tên
Danh mDc các sản phẩm tiêu biểu của các dịng sản
phẩm cơng ty Pepsico
Bảng tổng hợp kết quả phân tích tổng quát theo từng
chủng loại sản phẩm
Bảng tổng hợp kết quả phân tích kỹ cho từng loại sản
phẩm
Bảng tổng hợp kết quả phân tích kỹ cho từng thương
hiệu loại sản phẩm
Bảng phân tích đối thủ cạnh tranh
Phản ứng của Lavie trên thị trường
So sánh giữa Aquafina và Lavie
Bảng đánh giá cơ hội và thách thức của Aquafina

ii

Trang
3
34
35
36
48
56
57
62



CHƯƠNG 1
PHÂN TÍCH TỔNG QUAN CƠNG TY TNHH NƯỚC GIẢI KHÁT
SUNTORY PEPSICO VIỆT NAM
1.1. Tổng quan về công ty nước giải khát Suntory Pepsico Việt Nam
- Tên Công ty: TNHH Nước giải khát Suntory Pepsico Viet Nam (tên tiếng Anh: Suntory
PepsiCo Vietnam Beverage Company).
- Địa chỉ: Tầng 5, Khách sạn Sheraton, 88 Đồng Khởi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
- Đại diện quản lý cơng ty: Phó Chủ tịch điều hành SBFA - kiêm Chủ tich SPVB: Junji
Miyawaki
-Tổng giám đốc: Uday Shankar Sinha
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển:
 Chính thức tham gia vào thị trường Việt Nam vào những năm 1995, có tên gọi
chính thức là cơng ty Suntory Pepsico bằng hình thức liên minh chiến lược.
 Từ 1998 – 1999, đây là thời điểm cấu trúc về vốn được thay đổi thay vì liên minh
thì bấy giờ vốn sỡ hữu thuộc về PepsiCo 100%.
 Năm 2003 – Công ty đổi tên thành Công ty Nước Giải khát Quốc tế PepsiCo Việt
Nam. Cùng với đó là các sản phẩm nước giải khát không gas được cho ra đời như:
Sting, Twister, Aquafina…
1


 Năm 2010 – Được cho là một cột mốc quan trọng đối với cơng ty PepsiCo ở Việt
Nam vì thông qua việc công ty PepsiCo thông báo là sẽ tiếp tDc đầu tư vàoViệt
Nam với mức 250 triệu USD cho đến năm 2013. Tháng 2/2010, một nhà máy mới
tại Cần Thơ đã chính thức đi vào hoạt động.
 Được thành lập vào tháng 4 năm 2013, Suntory PepsiCo Việt Nam là một công ty
nước giải khát là liên doanh giữa PepsiCo Việt Nam cùng tập đoàn nước giải khát
Suntory Holdings Limited. Trong đó Suntory chiếm 51% và PepsiCo chiếm 49%.


1.1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh
Tầm nhìn:
-

Tiếp tDc nâng cao vị thế của công ty Pepsico tại thị trường Việt Nam.

-

Tạo mọi điều kiện cho công ty Suntory thâm nhập vào thị trường với mDc tiêu
tăng trưởng là ưu tiên

-

Phát triển thêm nhiều mối quan hệ và nâng cao sự hợp tác tồn cầu giữa 2 cơng
ty Suntory và Pepsico.

Sứ mệnh :
Là một trong những công ty thực phẩm và đồ uống lớn nhất thế giới, sứ mệnh của
công ty Pepsico là cung cấp cho khách hàng những sản phẩm tốt, giá cả phải chăng.Trở
thành công ty nước giải khát hàng đầu. Cơng ty đã khơng ngừng tìm kiếm và tạo ra các
biện pháp hiệu quả về tài chính cho các nhà đầu tư, nhằm tạo cơ hội phát triển và đem lại
nhiều lợi ích kinh tế. Cơng ty Pepsico ln phấn đấu hoạt động trên cơ sở trung thực,
công bằng trong mọi hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời Công ty cam kết đầu tư

2


vào con người vào chính nội tại cơng ty và cộng đồng nơi họ hoạt động, giúp định vị
công ty để phát triển bền vững và lâu dài hơn.


1.1.3. Cơ cấu tổ chức
Nguồn Internet

Hình 1.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty Nước giải khát Suntory Pepsico Viet Nam
Bộ phận Marketing
Tại Suntory PepsiCo Việt Nam, công ty coi việc tìm hiểu và làm hài lịng nhu cầu
khách hàng là nhiệm vD tiên quyết. Khi tham gia vào chương trình thực tập quản trị viên
của công ty Suntory PepsiCo Việt Nam, nhân viên sẽ làm việc cùng 3 nhóm: Branding,
Marketing Operations và Consumer Insights để hồn thành nhiệm vD đó. Bạn sẽ có cơ
hội dẫn dắt những dự án mang tính đột phá nhằm tạo ra tầm nhìn đầy hấp dẫn và thú vị
cho các nhãn hàng của chúng tôi, quản lý các hoạt động cấu thành marketing tổng
hợp bao gồm truyền thông tiếp thị thương hiệu, đổi mới và tái đổi mới cũng như đề
3


xuất các kênh thông tin cD thể. Cùng với việc hoạch định chiến lược, đội ngũ Marketing
còn là những người đảm bảo chiến lược được thực hiện theo đúng kế hoạch đặt ra nhằm
mDc tiêu tăng thị phần và doanh số.

1.1.4. Danh mục sản phẩm của công ty
Sau đây là danh mDc các sản phẩm tiêu biểu của các dòng sản phẩm của cơng ty Pepsico:


phê

Nước
uống
tăng
lực


Trà

Nước uống có gas

Nước
uống
đóng
chai

Bảng 1.1
1.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 2015-2019:

4

Nước
trái cây


Hình 1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh cơng ty Pepsico (2015-2017)
 Năm 2015, công ty đạt 13.814 tỷ đồng, 1004 tỷ đồng lãi sau thuế
 Năm 2016 đạt 14.373 tỷ đồng, 1.163 tỷ đồng lãi sau thuế
 Năm 2017, Suntory Pepsico Việt Nam đạt 15.079 tỷ đồng doanh thu, tăng trưởng
5% so với năm 2016. Công ty đạt 1.427 tỷ đồng lãi sau thuế, tăng 27% so với năm
trước đó
 Năm 2019, liên doanh Suntory PepsiCo đạt hơn 18.300 tỷ đồng, tăng hơn 14% so
với năm 2018.

5



Hình 1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh cơng ty Pepsico (2016-2019)

CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH NGÀNH NƯỚC GIẢI KHÁT VÀ MƠI TRƯỜNG
CẠNH TRANH
2.1.

Tổng quan ngành nước giải khát ở Việt Nam
Tại Việt Nam, thị trường nước giải khát có nhiều dịng sản phẩm trong đó phải kể

đến các hạng mDc chủ yếu của ngành là :



Nước khoáng, nước tinh khiết



Trà xanh, cà phê đóng chai hay lon



Nước hoa quả ép
6




Nước tăng lực, nước bổ sung dinh dưỡng




Nước ngọt có gas, khơng gas



....

Đồ uống hiện tại đang là ngành có mức tăng trưởng được xem là khá ổn định, tăng
trưởng bình quân 6%/năm trong giai đoạn 2009 - 2014. Đồng thời, tổng sản lượng của
toàn thị trường đạt 307 triệu lít .Theo ghi nhận của Cơng ty Cổ phần Chứng khốn Ngân
hàng Cơng thương (ViettinBankSc) chỉ tính riêng doanh thu ngành nước giải khát không
cồn năm 2014 đã đạt ngưỡng 80.0320 tỷ đồng, năm 2015 là 85.000 tỷ đồng. Tốc độ tăng
trưởng ngành luôn trong trạng thái phi mã ở mức 5-7%.

Hình 2.1 Biểu đồ doanh thu và tăng tường ngành nước giải khát

Củng theo báo của tổ chức giám sát kinh doanh quốc tế Business Monitor
International (BMI). “Tốc độ tăng trưởng doanh thu của ngành nước giải khát trong giai
đoạn năm 2011 đến năm 2014 là 13,48%, nhưng trong giai đoạn từ 2015 đến năm 2019,
thì giảm dần với tốc độ chỉ còn đạt 8,44%.”

7


Là ngành hàng đóng góp khơng nhỏ vào ngân sách nhà nước,theo thống kê số liệu
của CDc, vào năm 2012 trở đi, thì ngành nước giải khát nội địa có cồn và không cồn
chiếm tận 4,5% về lĩnh vực kinh doanh dịch vD và sản xuất, tương đương đóng góp gần
20 nghìn tỉ đồng. Cho đến năm 2017, con số 20 đã tăng lên đến 50 nghìn tỷ đồng-Theo
như đại diện của hiệp hội ngành nước giải khát bia – rượu.


Tại Việt Nam, ngành nước giải khát vẫn đang ở thời kỳ phát triển, đạt mức tăng
trưởng cao ở mức 19.35%/năm. Trên đà phát triển của ngành, thì hiện tại đã có sự tham
gia của hơn 135 doanh nghiệp của cả trong và ngồi nước. Trong đó có khơng ít tên tuổi
lớn như Coca-Cola, Kido, Pepsico,.... và tính đến hiện tại, theo tính tốn của hiệp hội bia
rượu – nước giải khát Việt Nam, “thì đã có hơn 1800 cơ sở sản xuất về mặt hàng nước
giải khát trên khắp lãnh thổ Việt Nam.”
Chỉ riêng ở nước ta mỗi người trung bình tiêu thD khoảng 23 lít nước giải khát
trong một năm và được cho là vẫn sẽ tiếp tDc tăng. Điều này dẫn đến việc là Việt Nam
vẫn sẽ là một thị trường đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp sản xuất trong ngành tiếp
tDc khai thác.

2.2.

Tổng quan thị trường nước uống đóng chai ở Việt Nam
Tại Việt Nam, nước tinh khiết và nước khoáng là 2 mặt hàng chủ yếu trong thị

trường nước đóng chai. Trong đó, thị trường về mặt hàng nước khoáng chiếm khoảng gần
nửa thị gần trong tổng số sản lượng trong nước, bình quân cứ 10 giỏ hàng ở tại các siêu
thị sẽ có từ 4 đến 5 giỏ hàng là xuất hiện các sản phẩm về nước đóng chai.

Theo tổ chức Euromonitor International (EI) đã từng đưa ra dự báo, trong giai
đoạn từ năm 2010 đến 2016, mức tăng trưởng của ngành sẽ đạt mức 16%/năm. Củng theo
thống kê của Công ty Datamonitor (Anh), thị trường về mặt hàng này trên thế giới có thể
tăng gần gấp đơi, tức là lên mức gần 319 tỷ USD vào năm 2022.
8


Tại Việt Nam, theo Công ty Nghiên cứu thị trường Statista, “doanh thu thị trường
ngành nước đóng chai đạt 449 triệu USD trong năm 2018 và thị trường này được kỳ vọng

tăng trưởng kép hàng năm (CARG), ở mức 12,5%, trong những năm 2018 đến 2021”đây sẽ là cơ hội phát triển cho tất cả các hãng hiện có trong ngành. Hiện tại, thị trường
nước uống đóng chai ở Việt Nam rất đa dạng và phong phú về thương hiệu cả nhãn hiệu .
Tuy nhiên, 70 đến 80% thị phần trong số đó tại Việt Nam lại rơi vào tay các cơng ty lớn
của nước ngồi. Khơng thể khơng nhắc đến những cái tên là La Vie, Aquafina và Vĩnh
Hảo đang chiếm lĩnh gần như tồn bộ thị trường.

2.3.

Phân tích mơ hình PEST

2.3.1 Yếu tố kinh tế
Sự phát triển của Viê ™t Nam trong hơn 30 năm qua rất đáng ghi nhâ ™n. Đổi mới kinh
tế và chính trị từ năm 1986 đã thúc đẩy phát triển kinh tế, nhanh chóng đưa Việt Nam từ
một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình
thấp.
 Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP

Từ 2002 đến 2018, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt trên 2.700 USD năm 2019,
với hơn 45 triệu người thoát nghèo. Tỷ lệ nghèo giảm mạnh từ hơn 70% xuống còn dưới
6% (3,2 USD/ngày theo sức mua ngang giá). Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư cho thấy đến hết năm 2020, quy mô nền kinh tế nước ta đạt khoảng 343 tỷ USD
và GDP bình quân đầu người đạt 3.521 USD. Tuy nhiên, theo đánh giá của IMF kết thúc
năm 2020, nếu tính theo sức mua tương đương, quy mô nền kinh tế Việt Nam đạt 1.050
tỷ USD và GDP bình quân đầu người phải đạt trên 10.000 USD. Đây là minh chứng cho
thấy, Việt Nam đã vững bước trên con đường đổi mới, gặt hái được nhiều thành tựu quan
trọng. Thực tế cho thấy, năm 2020, dưới tác động của Covid-19, nhiều nước trên thế giới
đã rơi vào suy thoái. Tuy nhiên, Việt Nam là quốc gia hiếm hoi duy trì tăng trưởng dương
(+2,91%), dịch bệnh được kiểm soát, bảo đảm an sinh xã hội, Việt Nam được coi là một
9



trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới và phDc hồi kinh tế nhanh nhất nhờ
chính phủ kiểm soát được dịch. Dự đoán GDP quý 3 phDc hồi ở mức 2.6%, dự báo cả
năm là 2 đến 2.5% và năm 2021 là 6%.

Hình 2.2. Dự báo tăng trưởng GDP VN và ASIA trong năm 2020-2022.

Theo báo cáo Triển vọng kinh tế tồn cầu được cơng bố của Oxford Economics
được ủy quyền bởi ICAEW, triển vọng phDc hồi kinh tế của Việt Nam trong bối cảnh đại
dịch Covid-19 là tươi sáng nhất trong khu vực Đông Nam Á. Nhưng bên cạnh đó, đại
dịch củng đã để lại những tác động dài hạn đối với các hộ gia đình - thu nhập của khoảng
45% hộ gia đình được khảo sát giảm trong tháng 1 năm 2021 so với tháng 1 năm 2020.
Tuy nhiên, Nếu Việt Nam kiểm soát tốt sự lây lan của vi-rút đồng thời các ngành sản xuất
hướng xuất khẩu hoạt động tốt và nhu cầu nội địa phDc hồi mạnh mẽ. Điều này sẽ đem lại
thuận lợi rất lớn cho hoạt động kinh doanh của các công ty và doanh nghiệp tại Việt Nam.
 Lãi suất

Năm 2019, mặt bằng lãi suất thị trường cơ bản ổn định và có xu hướng giảm ở một
số kỳ hạn. Đến cuối năm 2019, mặt bằng lãi suất huy động phổ biến ở mức 0,2-0,8%/năm
đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 4,3-5%/năm đối với tiền gửi có
10


kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng; 5,5-7%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 đến dưới 12
tháng; kỳ hạn trên 12 tháng khoảng 6,6-7,5%/ năm. Lãi suất cho vay của các TCTD phổ
biến ở mức khoảng 6-9%/năm đối với ngắn hạn, trung-dài hạn khoảng 9-11%/năm. Theo
thông tin từ các nguồn báo chí cơng khai, lãi suất bình quân kỳ hạn qua đêm quý 1 năm
2021, tăng mạnh nhất lên mức 1,38%, tăng 0,17 điểm %. Lãi suất bình quân các kỳ hạn 1
tuần, 2 tuần và 1 tháng lần lượt là 1,48%/năm, 1,54% và 1,56%/năm. Gây ảnh hưởng lớn
với doanh nghiệp trong việc vay vốn để mở rộng quy mô, bắt buộc doanh nghiệp phải

hạn chế sản xuất.
Về lãi suất cho vay, Tổng cDc Thống kê đánh giá, để hỗ trợ, giảm bớt khó khăn
cho doanh nghiệp (DN) bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 theo chỉ đạo của Thủ tướng
Chính phủ, các ngân hàng thương mại lớn trong hệ thống ngân hàng đã giảm lãi suất cho
vay đối với những khoản dư nợ hiện hữu từ giữa tháng 7 đến hết năm 2021 và lãi suất
huy động theo hướng tiếp tDc giảm trong bối cảnh ngân hàng dồi dào thanh khoản và tín
dDng tăng chậm do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Đây chính là cơ hội cho cơng ty thuộc ngành giải khát có thể tiếp cận nguồn vốn
vay ưu đãi của ngân hàng để đối phó với các ảnh hưởng xấu của dịch bệnh Covid đối với
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh việc duy trì sản xuất thì với
mặt bằng lãi suất thấp hiện nay cịn giúp ít cho các doanh nghiệp trong việc huy động vốn
để đầu tư hoặc nâng cấp các nhà máy sản xuất nhằm tăng năng xuất cũng như là chất
lượng sản phẩm đầu ra.
 Chỉ số giá

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2019 tăng 2,79%, là mức tăng bình quân
thấp nhất trong 3 năm gần đây và là năm thứ 4 liên tiếp ở mức thấp hơn so với mDc tiêu
của Quốc hội. Lạm phát cơ bản ổn định, bình quân ở mức 2,01%. Số liệu gần nhất cho
thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2021 tăng 0,16% so với tháng trước trong khi hai
tháng trước đó đều giảm. Cịn bình qn 5 tháng đầu năm 2021, CPI tăng 1,29% so với
bình quân cùng kỳ năm 2020; CPI tháng 5/2021 tăng 1,43% tính từ đầu năm và tăng
11


2,9% so với cùng kỳ năm trước. Các số liệu trên cho thấy, lạm phát vẫn còn ở mức ổn,
điều này sẽ không gây ra những tác động xấu đến sự tăng trưởng của ngành nước giải
khát.
Mức độ đầu tư
COVID đã tác động rất mạnh mẽ và tiêu cực đến nguồn vốn đầu tư nước ngoài,
tuy nhiên xuất nhập khẩu vẫn duy trì những kết quả rất khả quan. Dịng vốn FDI tiếp tDc

đổ về Việt Nam trong năm qua với 28,5 tỉ USD, bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng
ký điều chỉnh tăng thêm và giá trị góp vốn, mua cổ phần. Con số này tuy giảm 25% so
với năm 2019, nhưng trong bối cảnh chuỗi cung ứng đứt gãy và dịch COVID-19 lan
rộng, thì đây là một thành tích đáng khích lệ.
Trong 6 tháng đầu năm 2020, nền kinh tế Việt Nam dưới tác động của dịch
COVID khiến các ngành tăng trưởng chậm lại, nhiều doanh nghiệp phá sản, lao động mất
việc và giãn cách xã hội khiến các doanh nghiệp lao đao trong việc duy trì hoạt động và
tìm kiếm phương án phát triển mới. Trong 6 tháng cuối năm 2020, khi nền kinh tế dần
khôi phDc và tăng trưởng trở lại, doanh thu bán lẻ hàng tiêu dùng và sự ổn định chỉ số giá
tiêu dùng. Với hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng thay đổi, tăng trưởng ngành FMCG
cho hoạt động ăn uống bên ngoài giảm trong khi giá trị tiêu dùng cho nhóm hàng tiêu
dùng nhanh tại nhà ghi nhận mức tăng hai chữ số trong 9 tháng năm 2020, trong đó khu
vực thành thị tăng trưởng 13% (so với mức tăng 2% của năm 2018 và 6% năm 2019) và
khu vực nơng thơn tăng trưởng 11%.
 Các chính sách thuế của chính phủ

Theo QĐ 3690/QĐ-BCT về quy hoạch phát triển ngành bia rượu, nước giải khát
Việt Nam đến năm 2025, định hướng và khuyến khích của chính phủ đối với ngành nước
giải khát chính là khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất nước giải khát với
quy mô lớn thiết bị, công nghệ hiện đại đảm bảo an tồn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ
mơi trường, cùng với đó chính phủ cũng khuyến khích sản xuất nước giải khát từ hoa quả

12


tươi và các loại nước giải khát bổ dưỡng, sử dDng nguyên liệu trong nước, sản xuất nước
khoáng thiên nhiên.
Trước tình hình dịch Covid-19 gây khó khăn cho các doanh nghiệp ngành giải khát
nói riêng thì chính phủ xem xét giảm một số loại thuế, phí để tạo điều kiện các doanh
nghiệp ngành bia, rượu, nước giải khát và các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vD khắc

phDc khó khăn, ổn định sản xuất và tiêu thD sản phẩm cũng như hoãn đề xuất tăng các
loại thuế trong thời gian tới để các doanh nghiệp ổn định, yên tâm đầu tư phát triển sản
xuất. Tuy nhiên không chỉ đến thời điểm khó khăn của năm 2020, Chính phủ, Bộ Tài
chính mới quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp liên quan đến thực hiện các chính sách
thuế.
 Rào cản thương mại

Thuế quan:
Hàng rào thuế quan được dỡ b dần, các nước lại gia tăng rào cản
phi

thuế

quan (NTM), đặc biệt là hàng rào kỹ thuật đối với thương mại, các biện
pháp

vệ

sinh

dịch tễ, chống trợ cấp, chống phá giá và tự vệ. Riêng đối với Việt Nam, theo
Bộ dự thảo Luật Sửa đổi Luật Thuế tiêu thD đặc biệt nước ngọt có ga không cồn sẽ bị
đánh thuế tiêu thD đặc biệt (TTĐB) với mức thuế suất là 10%. Song song đó, đối với thuế
quan Việt Nam đã tham gia Hiệp hội Đối tác Tồn diện và Tiến bộ Xun Thái Bình
Dương. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu được thuận lợi và dễ dàng
hơn, cD thể đối với ngành hàng đồ uống.
Do vậy, để định hướng và hạn chế tiêu dùng các loại đồ uống có đường, các nước
trong khu vực đã thu thuế tiêu thD đặc biệt đối với mặt hàng nước ngọt, đại diện Bộ Tài
chính đã dẫn chứng cD thể Thái Lan quy định nước ngọt có ga khơng cồn chịu mức thuế
suất 25% hoặc 0,024 USD/chai 440cc; nước ngọt có ga, ở mức 20% hoặc 0,011

USD/chai 440cc. Như vậy có thể thấy, thuế quan được áp lên ngành giải khát một phần
13


nhằm hạn chế mức độ sử dDng nước ngọt đặc biệt là nước ngọt có ga với mDc đích bảo vệ
sức khỏe người dân. Bên cạnh đó, Việt Nam đã ký kết hơn 70 hiệp định quốc tế về thuế
quan, theo đó nhiều chính sách thuế đã được đã điều chỉnh. Đặc biệt, việc áp thuế tiêu thD
đặc biệt đối với đồ uống là một thực tiễn khá phổ biến hiện nay. Song, việc gia nhập vào
Hiệp hội Đối tác Tồn diện và Tiến bộ Xun Thái Bình Dương đã góp phần có thêm
bước tiến mới đối với ngành cơng nghiệp thực phẩm đồ uống tại thị trường thế giới.
Hạn ngạch:
Cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ trong Hiệp định EVFTA thúc đẩy quan hệ
thương mại Việt Nam - EU, giúp mở rộng hơn nữa thị trường xuất khẩu của Việt Nam.
Với cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu lên tới gần 100% biểu thuế và giá trị thương mại mà
hai bên đã thống nhất, cơ hội gia tăng xuất khẩu cho những mặt hàng Việt Nam có lợi thế
như dệt may, da giày, nông thủy sản (kể cả gạo, đường, mật ong, rau củ quả), đồ gỗ, đồ
uống, .... Mức cam kết trong EVFTA có thể coi là mức cam kết cao nhất mà Việt Nam đạt
được trong các FTA đã được ký kết cho tới nay. Điều này càng có ý nghĩa khi hiện nay,
mới chỉ hơn 42% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU được hưởng mức thuế 0%
theo Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP).
Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp định EVFTA sẽ giúp kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 20% vào năm 2020; 42,7%
vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với khơng có Hiệp định. Đồng thời, kim
ngạch nhập khẩu từ EU cũng tăng nhưng với tốc độ thấp hơn xuất khẩu, cD thể là khoảng
15,28% vào năm 2020; 33,06% vào năm 2025 và 36,7% vào năm 2030. Về mặt vĩ mơ,
EVFTA góp phần làm GDP của Việt Nam tăng thêm ở mức bình quân 2,18-3,25% (năm
2019-2023); 4,57-5,30% (năm 2024-2028) và 7,07-7,72% (năm 2029-2033).
 Tỷ lệ thất nghiệp
Theo số liệu Tổng cDc thống kê tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam đang có xu hướng
giảm dần với năm 2017-2019 với tỷ lệ thất nghiệp chung năm 2017 là 2.26%, năm 2018

là 2.19% và năm 2019 là 2.16%.

14


Tuy nhiên đến năm 2020 do tình hình dịch Covid 19, tỉ lệ thất nghiệp trong độ
tuổi lao động trong q II năm 2020 là 2,73%, trong đó, tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao
động ở khu vực thành thị là 4,46%, cao nhất trong vòng 10 năm qua, cao hơn 1,36% so
với cùng kì năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của nhóm lao động có
trình độ chun mơn kĩ thuật từ trung cấp trở lên vẫn giảm so với q trước trong khi
nhóm lao động có trình độ chun mơn kĩ thuật thấp (sơ cấp) hoặc khơng có trình độ
chun mơn kĩ thuật lại tăng. Điều này cho thấy khi nền kinh tế gặp cú sốc, lao động có
trình độ thấp hoặc khơng có trình độ gặp nhiều khó khăn hơn về cơ hội việc làm so với
lao động có trình độ chun môn kĩ thuật bậc trung và bậc cao. Để phản ứng lại với thực
trạng thất nghiệp hiện nay, các doanh nghiệp đào tạo, nên nắm bắt cơ hội, tận dDng nguồn
lao động và đào tạo nguồn lao động Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế.
Mặc dù tỉ lệ thất nghiệp năm 2020 tăng so với những năm trước, nhưng nhìn
chung tỉ lệ thất nghiệp tại Việt Nam sẽ có xu hướng giảm vì để hỗ trợ doanh nghiệp,
người lao động phDc hồi sản xuất góp phần tăng trưởng kinh tế, Tổng cDc Thống kê
khuyến nghị, đẩy mạnh việc thực hiện gói hỗ trợ theo Nghị quyết số 42/NQ-CP của
Chính phủ, đảm bảo chi đúng đối tượng, kịp thời và hiệu quả từ đó các doanh nghiệp có
thể hoạt động và thu hút được nhiều lực lượng lao động về cho mình, khi tình trạng thất
nghiệp giảm việc chi tiêu và thu nhập bình quân cũng sẽ biến động theo hướng tích cực.
Có thể thấy, ngành giải khát tại Việt Nam được ví như một miếng bánh giàu tiềm năng
tăng trưởng với quy mô thị trường rộng lớn và đa dạng, thời điểm vàng của ngành giải
khát bắt đầu từ những năm 2000 và cho đến nay ngành giải khát đã có bước phát triển
như vũ bão, “vươn mình” trở thành “gã khổng lồ” với những đóng góp ấn tượng và quan
trọng cho nền kinh tế đất nước. Có thời điểm, tốc độ tăng trưởng của ngành đạt đỉnh
13,48%, gấp đôi mức tăng trưởng GDP của cả nước. Như vậy có thể thấy ngành giải khát
đang là một ngành phát triển khá mạnh và hấp dẫn, thu hút được nhiều đối tượng lao

động.

2.3.2. Yếu tố Chính trị - pháp luật

15


Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước thì hệ thống pháp luật của Việt
Nam cũng ngày càng hồn thiện. Trong đó có thể kể đến các quy định trong sản xuất
nước khống đóng chai sau khi có giấy phép của cDc Y tế, cDc Vệ Sinh An Toàn Thực
Phẩm...tiêu chuẩn về mặt hàng cho phép lưu thơng trên thị trường. Ngồi ra, bằng việc
tích lũy và bổ sung thêm các luật quốc tế, Luật chống độc quyền, quyền sở hữu trí tuệ,
bằng phát minh sáng chế…pháp luật Việt Nam Hiện nay Việt Nam đã và đang dần có sự
ổn định tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các cơng ty trong và ngồi nước. Hiện nay, vị
thế của người tiêu dùng Việt lại ngày một tăng do sự phát triển mạnh mẽ của các nhóm
bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, nhằm tạo mơi trường cơng bằng, về lợi ích, quyền lợi của
những người tiêu thD sản phẩm.
 Chính sách lao động của nhà nước

Dựa theo Bộ Luật Lao Động năm 2019 mà nhà nước đã đưa ra những chính sách
về lao động áp dDng cho các doanh nghiệp nói chung cD thể như sau:
- Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người làm việc
khơng có quan hệ lao động; khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm cho người lao động
có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động.
- Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dDng lao động, quản lý lao động
đúng pháp luật, dân chủ, công bằng, văn minh và nâng cao trách nhiệm xã hội.
- Tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động tạo việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học
nghề để có việc làm; hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động; áp dDng một
số quy định của Bộ luật này đối với người làm việc không có quan hệ lao động.
- Có chính sách phát triển, phân bố nguồn nhân lực; nâng cao năng suất lao động; đào

tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động; hỗ trợ duy trì,
16


chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động; ưu đãi đối với người lao động có
trình độ chun môn, kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu của cách mạng cơng nghiệp, sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Có chính sách phát triển thị trường lao động, đa dạng các hình thức kết nối cung, cầu
lao động. Thúc đẩy người lao động và người sử dDng lao động đối thoại, thương lượng
tập thể, xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.
- Bảo đảm bình đẳng giới; quy định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ
lao động nữ, lao động là người khuyết tật, người lao động cao tuổi, lao động chưa thành
niên.
 Hệ thống pháp luật, các qui định liên quan đến ngành hàng nước đóng chai
- Điều kiện đối với cơ sở sản xuất nước dùng liền
Nguồn nước sử dDng trong sản xuất phải bảo đảm phịng tránh bất kỳ sự ơ nhiễm
nào hoặc yếu tố ngoại lai ảnh hưởng đến chất lượng vi sinh, lý, hóa của nước sạch và phù
hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống; các nguồn nước do cơ
sở khai thác, xử lý và sử dDng phải được kiểm tra và bảo đảm phù hợp với quy định về
chất lượng ít nhất 12 tháng/ lần; có đủ hồ sơ lưu trữ kết quả xét nghiệm định kỳ và đột
xuất.
Việc sử dDng bao bì bao gói sản phẩm phải đảm bảo tuân thủ theo quy định tại
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước dùng liền.
Cơ sở sản xuất nước dùng liền phải có bộ phận kiểm soát vệ sinh, chất lượng
nước thành phẩm; sản phẩm được kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo quy
định đối với mỗi lô sản phẩm; có đủ hồ sơ lưu trữ kết quả kiểm nghiệm thành phẩm.

17



Có hệ thống dây chuyền sản xuất khép kín. Khu vực chiết rót sản phẩm phải kín,
tách biệt với các khu vực khác và được trang bị hệ thống diệt khuẩn khơng khí. Nhà
xưởng, thiết bị, dDng cD dùng trong quá trình sản xuất phải được làm vệ sinh và tiệt trùng
thường xuyên. Phải bố trí khu vực rửa và tiệt trùng chai, bình đựng sản phẩm.
Việc sử dDng bao bì chứa đựng phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a) Các loại nắp chai và chai nhựa chứa đựng nước khống thiên nhiên có dung tích
dưới 10 lít khơng được sử dDng lại; bình nhựa có dung tích từ 10 lít trở lên và chai thủy
tinh có thể được sử dDng lại.
b) Chai, bình sử dDng lần đầu hay sử dDng lại đều phải được làm sạch, diệt khuẩn,
xúc rửa kỹ trước cơng đoạn rót chai, trừ trường hợp chai, bình sử dDng lần đầu được sản
xuất theo cơng nghệ khép kín có diệt khuẩn.
 Chính sách thuế, các quy định về an tồn, bảo vệ người tiêu dùng
Chính sách thuế
Căn cứ chương 22 “Đồ uống, rượu và giấm”, Biểu thuế suất thuế GTGT theo danh
mDc biểu thuế nhập khẩu ưu đãi (Ban hành kèm theo Thông tư 62/2004/TT-BTC ngày
24/6/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thuế suất thuế GTGT theo danh mDc
biểu thuế nhập khẩu ưu đãi) thì: Nước uống áp dDng thuế suất thuế GTGT là 10%. Theo
Điểm 10 Thơng tư 62/2004/TT-BTC nêu trên thì: Mức thuế suất thuế GTGT hướng dẫn
chi tiết ở danh mDc thuế GTGT được áp dDng đối với hàng hóa nhập khẩu thống nhất từ
khâu nhập khẩu đến khâu tiêu thD nội địa và được sử dDng để xác định thuế suất thuế
GTGT đối với hàng hóa sản xuất, kinh doanh trong nước. Căn cứ quy định trên, trường
hợp Công ty khai thác nước giếng ngầm để sản xuất mặt hàng nước đóng chai tinh khiết
áp dDng thuế suất thuế GTGT là 10%.
18


Quy định bảo vệ an toàn người tiêu dùng
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định về quyền và nghĩa vD của người
tiêu dùng; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vD đối với người

tiêu dùng; trách nhiệm của tổ chức xã hội trong việc tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng; giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng
hóa, dịch vD; trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Người tiêu dùng được bảo đảm an tồn, bí mật thơng tin của mình khi tham gia
giao dịch, sử dDng hàng hóa, dịch vD, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền
yêu cầu. Trường hợp thu thập, sử dDng, chuyển giao thông tin của người tiêu dùng thì tổ
chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vD có trách nhiệm thơng báo rõ ràng, cơng khai
trước khi thực hiện với người tiêu dùng về mDc đích hoạt động thu thập, sử dDng thông
tin của người tiêu dùng; sử dDng thơng tin phù hợp với mDc đích đã thông báo với người
tiêu dùng và phải được người tiêu dùng đồng ý; bảo đảm an tồn, chính xác, đầy đủ khi
thu thập, sử dDng, chuyển giao thông tin của người tiêu dùng; tự mình hoặc có biện pháp
để người tiêu dùng cập nhật, điều chỉnh thông tin khi phát hiện thấy thơng tin đó khơng
chính xác; chỉ được chuyển giao thông tin của người tiêu dùng cho bên thứ ba khi có sự
đồng ý của người tiêu dùng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Quyền được an toàn: Theo quy định pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
năm 2010 “Được bảo đảm an tồn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp
khác khi tham gia giao dịch, sử dDng hàng hóa, dịch vD do tổ chức, cá nhân kinh doanh
hàng hóa, dịch vD cung cấp”. Là quyền có những sản phẩm an tồn, đạt các tiêu chuẩn
của quốc gia, có sự kiểm duyệt của các nhà chức năng. Như trong trong một số sản phẩm
giải khát có quy định các mức tiêu chuẩn, công dDng chức năng của sản phẩm để bảo
đảm cho sức khỏe cho người tiêu dùng. Nghiêm cấm các hành vi đe dọa cuộc sống, sức
khỏe của người khác và cộng đồng.

19


Chính sách bảo vệ mơi trường
Phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề then
chốt và ưu tiên hàng đầu đối với các quốc gia trên thế giới. Bảo vệ môi trường và phát

triển bền vững đã trở thành đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước, trong đó cộng đồng doanh nghiệp là nhân tố đóng vai trị hết sức quan trọng
trong q trình thực hiện nhiệm vD trên. Thực hiện tốt quy định về bảo vệ môi trường
không chỉ là trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp mà còn thúc đẩy sự nâng cao khả năng
cạnh tranh, thâm nhập thị trường quốc tế và đảm bảo phát triển bền vững.
Pháp luật Việt Nam 2020 đã điều chỉnh các vấn đề về môi trường khá đầy đủ cả
nội dung và hình thức, điều chỉnh tương đối chặt chẽ các thành tố tạo nên môi trường, tạo
cơ sở pháp lý cho việc tổ chức thực hiện công tác bảo vệ mơi trường. Điều chỉnh trực tiếp
lĩnh vực này có Hiến pháp, Luật Bảo vệ tài nguyên và môi trường và các văn bản hướng
dẫn thi hành, các nghị định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ mơi trường... “Khoản
1 Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường quy định: “Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa
vụ của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân””. Trách nhiệm của doanh nghiệp
không chỉ trong việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ mơi trường, về khai
thác tài ngun mà cịn cần nhấn mạnh hơn trong việc chủ động triển khai các giải pháp
về môi trường để đảm bảo luôn tận dDng và tối ưu hiệu quả việc sử dDng nguyên liệu đầu
vào của chu trình sản xuất.
Luật bảo vệ mơi trường cịn yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện tốt các vấn đề xử
lý nguồn nước thải trong sản xuất. Theo điều 85 nghị định 09/VBHN-BTNMT ngày
25/10/2019 về quản lý chất thải và phế liệu yêu cầu “Chất thải phải được quản lý trong
tồn bộ q trình phát sinh, giảm thiểu, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái
chế và tiêu hủy; Chất thải thơng thường có lẫn chất thải nguy hại vượt ngưỡng quy định
mà không thể phân loại được thì phải quản lý theo quy định của pháp luật về chất thải
nguy hại.”. Để thực hiện được yêu cầu trên đòi hỏi doanh nghiệp cần xây dựng một hệ
20


thống xử lý chất thải hợp lý, tránh các yếu tố tác động tiêu cực đến mơi trường bên ngồi.
Bên cạnh đó, việc sử dDng hiệu quả các nguồn tài nguyên môi trường cũng là một vấn đề
tiêu biểu mà doanh nghiệp cần quan tâm. Sử dDng nguồn tài nguyên môi trường hợp lý,
phù hợp với pháp luật cũng là một trong những hình thức thực hiện đúng quy định của

pháp luật về mơi trường.

Thơng qua những chính sách trên, có thể dự đốn được những xu hướng về mơi
trường sẽ là một trong những xu hướng bùng nổ trong giai đoạn sắp tới. Cuộc sống xanh,
sản phẩm có thể tái chế… sẽ là một trong những xu hướng tiêu biểu mà người tiêu dùng
có thể quan tâm. Người tiêu dùng sẽ quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm thỏa mãn các
nhu cầu về mơi trường, từ đó sẽ tạo nên một thách thức lớn đối với doanh nghiệp
Vinamilk. Với thách thức ấy địi hỏi doanh nghiệp cần có những chiến lược cải tiến sản
phẩm cũng như đẩy mạnh các hoạt động xã hội của doanh nghiệp để đáp ứng được phần
nào nhu cầu của thị trường.
Các chính sách hỗ trợ Nhà nước củng thúc đẩy sự phát triển kinh tế thơng qua
chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Để đảm bảo tốc độ tăng trưởng cao, việc
khuyến khích đầu tư là hết sức cần thiết nhờ vào các chính sách ưu đãi: thuế, đất đai, các
dịch vD tư vấn, hỗ trợ… Các chính sách hỗ trợ và khuyến khích đầu tư của Nhà nước tạo
ra những cơ hội đồng thời cũng tạo ra những thách thức cho PepsiCo nói riêng và các
doanh nghiệp nói chung.

 Chính sách của nhà nước về ứng phó với đại dịch
Covid-19
Trước diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 đã và đang tác
động,

ảnh

hưởng lớn đến sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân, Chính phủ
21


quyết


nghị

thực

hiện chính sách hỗ trợ người lao động gặp khó khăn và các doanh
nghiệp

bị

ảnh

hưởng do đại dịch COVID-19.
Chính sách hỗ trợ người lao động:
• Giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

• Hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động.
• Hỗ trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc khơng hưởng
lương.
• Hơn 900 tỷ đồng hỗ trợ người nghèo, lao động mất việc do Covid-19.
• Hỗ trợ 1 triệu đồng cho người lao động ngừng việc vì đi cách ly, phong tỏa.

• Hỗ trợ dịch vD viễn thơng lên tới gần 10.000 tỉ đồng từ 7 doanh nghiệp cung cấp
dịch vD

kéo dài trong 3 tháng.
• Hỗ trợ tiền ăn mức 80.000 đồng/người/ngày đối với người phải điều trị nhiễm
Covid-19 (F0), từ ngày 27/4/2021 đến hết ngày 31/12/2021, thời gian hỗ trợ theo thời
gian điều trị
thực tế nhưng tối đa 45 ngày.
22



×