Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (717.46 KB, 5 trang )
Cách xử lý khi bị tụt
huyết áp
Bên cạnh những biến chứng nguy hiểm do tăng huyết áp thì tụt huyết
áp cũng cần được đặc biệt quan tâm.
Biểu hiện của tụt huyết áp là: Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, mệt lả và rất
muốn được nghỉ ngơi, khó tập trung và dễ nổi cáu, có cảm giác buồn nôn,
suy giảm khả năng tình dục, da nhăn và khô, kèm theo rụng tóc, vã mồ hôi
lạnh, thở dốc, nói như hụt hơi, nhất là sau khi leo lên cầu thang hay làm việc
nặng, khi thay đổi tư thế có thể choáng váng, xây xẩm mặt mày.
Thường các triệu chứng này hay đi kèm với các triệu chứng của các bệnh
như: Tiêu chảy, đau bụng, sốt cao, lạnh run hay các bệnh mạn tính khác:
Viêm phế quản mạn, xơ gan, suy tim, ung thư, tiểu đường.
Các cách xử lý nhanh khi gặp người bị tụt huyết áp:
Về tư thế: Khi người bệnh có dấu hiệu tụt huyết áp, tuỳ vào vị trí hãy nhanh
chóng để người bệnh ngồi ở nơi thoáng mát hoặc đặt người bệnh nằm trên
giường, đầu hơi thấp, nâng cao hai chân. (Nếu có dụng cụ đo huyết áp hãy
đo huyết áp hiện tại của người bệnh để có phương pháp xử lý thích hợp).
Thực hiện sơ cứu: Hãy cho người bệnh uống 2 ly nước tương đương 480 ml,
vì uống nước giúp điều tiết huyết áp. Hoặc có thể cho người bệnh uống trà
gừng, nước sâm, cà phê, nước chè đặc, ăn thức ăn đậm muối, ăn sô-cô-la,
rau cần tây, nước nho…
Sử dụng thuốc hỗ trợ huyết áp: Khi bị bệnh huyết áp, người bệnh phải lưu ý
luôn mang theo hoặc dự phòng thuốc hỗ trợ huyết áp như heptamyl,
coramin… để sử dụng khi cần thiết. Theo khảo sát gần đây của Đại học
Havard (Mỹ), sô-cô-la chứa nhiều flavon giúp bảo vệ thành mạch máu, vì