Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Tài liệu Sổ tay lồng ghép môi trường trong lập kế hoạch và thẩm định các dự án đầu tư pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (997.2 KB, 121 trang )

SỔ TAY HƯỚNG DẪN LỒNG GHÉP
MÔI TRƯỜNG TRONG LẬP VÀ
THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Tài liệu tham khảo
Tháng 7 năm 2001
I
Danh sách kết quả chính thức của dự án
Sổ tay hướng dẫn
·

Sổ tay hướng dẫn tham gia của cộng đồng vào quá trình lập kế hoạch phát
triển bền vững
·

Sổ tay hướng dẫn thiết kế và thực hiện các chương trình cải thiện bền vững
nông nghiệp
·

Sổ tay hướng dẫn phân tích kinh tế trong các nghiên cứu môi trường cho lập
kế hoạch kinh tế -
xã hội
· Sổ tay hướng dẫn lồng ghép môi trường vào quy hoạch vùng
·

Sổ tay hướng dẫn nghiên cứu môi trường trong lập kế hoạch phát triển
·฀ Sổ tay hướng dẫn xây dựng và vận hành quỹ môi trường đòa phương
·฀ Sổ tay hướng dẫn thực hiện quy hoạch môi trường đô thò
·฀ Sổ tay hướng dẫn lồng ghép môi trường trong lập kế hoạch và thẩm đònh các
dự án đầu tư
·฀ Sổ tay hướng dẫn xây dựng các chương trình cải thiện môi trường đô thò


·฀ Sổ tay hướng dẫn xây dựng quy hoạch môi trường đô thò
·฀ Sổ tay hướng dẫn sử dụng các công cụ kinh tế cho các mục tiêu môi trường
trong kế hoạch hoá phát triển
Mô-đun đào tạo
·฀ Mô-đun 1: Tham gia cộng đồng vào quá trình ra quyết đònh lập kế hoạch
đầu tư
·฀ Mô-đun 2: Lồng ghép môi trường vào quy hoạch vùng
·฀ Mô-đun 3: Các công cụ kinh tế trong kế hoạch hoá phát triển
·฀ Mô-đun 4: Phân tích kinh tế trong các nghiên cứu môi trường và các dự án
phát triển
·฀ Mô-đun 5: Quỹ môi trường trong lập kế hoạch phát triển
·฀ Mô-đun 6: Xây dựng và thực hiện quy hoạch môi trường đô thò
·฀ Mô-đun 7: Chương trình cải thiện môi trường đô thò
·฀ Mô-đun 8: Chương trình cải thiện bền vững nông nghiệp
II
Báo cáo kỹ thuật
·฀ Đầu tư cho các hoạt động bảo vệ môi trường ở tỉnh Quảng Ninh: Vai trò của
ngành Du lòch
·฀ Tác động của phí nước thải đối với ô nhiễm ở KCN Thượng Đình
·฀ Công khai hoá thực trạng môi trường trong kế hoạch hoá phát triển: Những
bài học rút ra từ quá trình thực hiện sách đen và sách xanh ở Thành phố Hồ
Chí Minh
·฀ Các công cụ kinh tế cho các mục tiêu môi trường trong kế hoạch hoá phát
triển - nghiên cứu tình huống: phí và lệ phí du lòch sinh thái ở Quảng Ninh
·฀ Phân tích chi phí -lợi ích về các vấn đề môi trường trong kế hoạch hoá phát
triển, nghiên cứu tình huống: xói mòn đất ở Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng
·฀ Thiết kế quỹ môi trường đòa phương -trường hợp Quỹ Môi trường Thượng
Đình
·฀ Hướng dẫn trồng dâu nuôi tằm ở tỉnh Lâm Đồng
·฀ Lồng ghép môi trường vào quy hoạch đô thò

·฀ Đánh giá về hệ thống thuê mua và kiến nghò các biện pháp cải tiến thông
qua công tác kế hoạch hoá và Luật đất đai
·฀ Nghiên cứu môi trường ở khu công nghiệp Thượng Đình
·฀ Nghiên cứu chương trình cải thiện môi trường khu vực Thượng Đình
·฀ Quy hoạch môi trường đô thò khu trung tâm Thành phố Hạ Long
·฀ Đánh giá hệ thống kế hoạch hoá phát triển ở Lâm Đồng
·฀ Đánh giá ngành dâu tằm tơ ở Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng
·฀ Đánh giá phát triển chính sách và thể chế về môi trường và kế hoạch hoá
III
Lời nói đầu
Dự án Môi trường và Đầu tư (Dự án) đã được thực hiện trong 6 năm, qua hai giai đoạn từ năm 1995. Các
hoạt động của Dự án kết thúc đúng vào thời điểm Việt Nam đang xây dựng bản đề cương Chương trình Nghò
sự 21 - phát triển bền vững quốc gia căn cứ trên những nguyên tắc đã vạch ra tại Hội nghò thượng đỉnh Trái
đất 1992 và được khẳng đònh lại trong cuộc họp đặc biệt của đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1998. Dự án đã
đóng góp cho quá trình xây dựng đề cương này thông qua những hoạt động nghiên cứu các phương thức đổi
mới thể chế và chính sách nhằm thúc đẩy phát triển bền vững ở Việt Nam.
Lónh vực hoạt động của Dự án tập trung vào hệ thống lập kế hoạch - cụ thể là quá trình xây dựng các kế
hoạch kinh tế xã hội và kế hoạch vùng nhằm xác đònh phương hướng và khuôn khổ cho công cuộc phát triển
đất nước. Hơn 200 cán bộ kế hoạch và quản lý môi trường các cấp đã tham gia vào quá trình xem xét hệ thống
kế hoạch và xác đònh khả năng cải tiến cách thức lồng ghép các vấn đề môi trường vào việc lập kế hoạch.
Nhóm công tác ngày càng phát triển này hoạt động dưới hình thức một mạng lưới phát triển bền vững. Họ đã
đóng góp rất nhiều công sức và ý tưởng cho hoạt động của dự án.
Mỗi cơ hội nhằm gắn kết hơn nữa môi trường vào hệ thống lập kế hoạch đều đòi hỏi những kỹ năng, công
cụ và quy trình mới. Dự án đã thực hiện một số công việc ban đầu để đáp ứng nhu cầu này. Giờ đây, thông qua
Dự án đã có được một quy trình áp dụng những biện pháp kiểm tra và hướng dẫn về môi trường từ giai đoạn
lập kế hoạch đầu tư ban đầu đến khi cấp phép cho các dự án đầu tư. Dự án đã xây dựng một số sổ tay hướng
dẫn các bước cho cán bộ lập kế hoạch. Những sổ tay này cần được thử nghiệm và cập nhật liên tục trong quá
trình áp dụng thực tế. Trong khuôn khổ của Dự án đã thực hiện một số hoạt động bước đầu nhằm mục đích
này. Các ngành kế hoạch đầu tư, khoa học công nghệ môi trường, xây dựng, nông nghiệp và phát triển nông
thôn và các ngành khác, cũng như các đòa phương có thể áp dụng những chỉ dẫn trong sổ tay và đúc rút kinh

nghiệm thực tiễn, qua đó đưa ra những nhận xét góp ý nhằm hoàn thiện hơn nữa tài liệu này.
Để có thể cải tiến hệ thống lập kế hoạch một cách thực sự hiệu quả, nhất thiết phải có những cán bộ có
năng lực chuyên môn cao và hăng say trong công tác. Dự án cũng đã xây dựng được một bộ tài liệu cho các
khoá tập huấn về lập kế hoạch phát triển bền vững dựa trên nội dung các sổ tay. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ
phối hợp với các bộ ngành liên quan nhằm lồng ghép nội dung những tài liệu này vào chương trình giảng dạy
tại một số cơ sở đào tạo. Xét về tổng thể, sự phối hợp khăng khít và sáng tạo giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư và
Bộ Khoa học Công nghệ Môi trường đã góp phần tạo nên những thành quả của dự án. Một sự phối hợp liên
bộ như vậy hết sức cần thiết để có thể đạt được những bước tiến mới trong việc cải tiến phương thức lập kế
hoạch phát triển.
Tất cả những thành quả trên khó có thể đạt được nếu không có sự hỗ trợ của các đối tác quốc tế -chúng tôi
xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật của Chương trình phát triển của LIên hợp quốc và Cơ
quan Hợp tác và Phát triển Thụy Só cho Dự án. Về phía mình, Chính phủ Việt Nam sẽ đảm bảo tiếp tục
thúc đẩy quá trình đổi mới nhằm lồng ghép các vấn đề môi trường vào hệ thống lập kế hoạch phát triển, đã
được bắt đầu trong khuôn khổ của Dự án. Những thành quả của Dự án đến ngày hôm này chỉ là bước đầu trong
nỗ lực gắn kết vấn đề môi trường vào công tác lập kế hoạch phát triển. Dự án đã thực hiện được một số bước
quan trọng, nhưng giờ đây, nhiệm vụ đặt ra là phải xác đònh được những bước tiếp theo và tập trung nguồn lực
nhằm đạt mục tiêu phát triển bền vững.

TSKH. Phan Quang Trung
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
IV
V
Sơ đồ quan hệ của dự án với quá trình lập kế hoạch
VI
Tổng quan về Dự án Môi trường và Đầu tư - VIE/97/007
Mục tiêu Dự án Môi trường và Đầu tư (Dự án) là nhằm đóng góp một cách tích cực vào quá
trình đổi mới hệ thống kế hoạch hoá phát triển ở Việt Nam trên cơ sở gắn kết các cân nhắc về
môi trường trong quá trình lập kế hoạch đầu tư, sử dụng bền vững các nguồn lực và quan tâm
duy trì, cải thiện môi trường. Các hoạt động của Dự án được thực hiện nhằm triển khai tiếp tục
những đổi mới sâu rộng đã được thực thi trong hệ thống kế hoạch hoá được coi là nhất quán với

các nguyên tắc phát triển bền vững và bước đầu thử nghiệm những cách tiếp cận đó. Giai đoạn
2 của Dự án được thực hiện trong 3 năm với sự tài trợ của Chương trình Phát triển của Liên hợp
quốc và Chính phủ Th Só và đã kết thúc vào tháng 7 năm 2001.
Kế hoạch hoá (KHH) phát triển ở Việt Nam là một hệ thống năng động, hoạt động trong
điều kiện đất nước đang thể nghiệm những thay đổi sâu sắc. Điều này có nghóa là nhiều cơ hội
đổi mới sẽ tiếp tục nảy sinh ngay trong hệ thống KHH hiện hành - nhiều cánh cửa đang được
mở rộng cho phép lồng ghép một cách có hiệu quả các yếu tố môi trường vào hệ thống KHH
này. Điều này còn có nghóa rằng việc lồng ghép này có thể thực hiện được bằng cách phát huy
chính những thành tựu đạt được trong công cuộc cải cách hành chính hiện nay cũng như phát
huy những ưu thế của quy trình KHH hiện đang được áp dụng. Để có thể đem lại hiệu quả mong
muốn, mọi sáng kiến đổi mới công tác KHH phát triển đều phải đơn giản, mang tính khả thi và
có khả năng vận hành phù hợp với năng lực và phương pháp tiếp cận của ngành kế hoạch.
Việc lồng ghép các yếu tố môi trường vào công tác KHH đòi hỏi phải có những đổi mới về
phương pháp và quy trình trong các lónh vực sau:
1. Thiết lập trật tự các ưu tiên;
2. Phân đònh các trách nhiệm công tác lập kế hoạch;
3. Tăng cường sự tham gia của các bên liên quan;
4. Hoàn thiện giai đoạn nghiên cứu trong qui trình KHH;
5. Xác đònh các công cụ kiểm soát và các hướng dẫn môi trường;
6. Áp dụng các chính sách và công cụ kinh tế;
7. Phối hợp liên ngành trong các cấp quản lý hành chính;
8. Giải quyết các mâu thuẫn trong việc sử dụng các nguồn lực;
9. Cung cấp thông tin phản hồi về những ảnh hưởng phát sinh trong quá trình phát triển
đối với môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Chín lónh vực cần được đổi mới này chính là các yếu tố cấu thành quan trọng nhất của hệ
thống KHH phát triển bền vững. Mỗi lónh vực đều có những đóng góp quan trọng vào việc cải
tiến phương pháp lồng ghép có hiệu quả các vấn đề môi trường và tài nguyên vào KHH đầu tư.
Bằng cách đó, những đổi mới này góp phần tạo ra những điều kiện phù hợp để phát triển kinh
tế ổn đònh và bền vững. Điều quan trọng nhất là tất cả các lónh vực này đều góp phần vào việc
khẳng đònh các ưu tiên trong cải cách hành chính của Chính phủ.

VII
Hoạt động của Dự án đã được thực hiện ở cấp trung ương và cấp tỉnh. Mục tiêu của những
hoạt động này là thử nghiệm và trình diễn các phương pháp đổi mới công tác KHH trong 9 lónh
vực đã được xác đònh trên đây. Kết quả là Dự án đã xây dựng được 4 bộ công cụ KHH; bốn bộ
công cụ này có mối liên hệ mật thiết với nhau. Đó là:
• Các sáng kiến đổi mới về chính sách-sản phẩm quan trọng nhất là đề xuất Thông
tư liên tòch Bộ KHĐT/Bộ KHCNMT hướng dẫn đánh giá môi trường trong quá trình
xây dựng các dự án quy hoạch và các dự án đầu tư hiện đang trình lên Chính phủ xem
xét;
• Báo cáo kỹ thuật đưa ra những phân tích chi tiết đối với các kinh nghiệm thu được
từ những hoạt động thực tiễn tại 3 dự án thử nghiệm cấp tỉnh/thành phố; các phân tích
này là cơ sở để xây dựng và minh chứng cho các sáng kiến đổi mới về chính sách.
• Sổ tay hướng dẫn hướng dẫn thực hiện các đề xuất về đổi mới chính sách và thúc
đẩy tiếp tục đổi mới hệ thống kế hoạch hoá;
• Mô - đun đào tạo được sử dụng cho việc đào tạo các cán bộ kế hoạch kỹ năng sử
dụng sổ tay hướng dẫn.
Danh sách đầy đủ của các bộ công cụ này được liệt kê ở trang sau tờ bìa của mỗi tập tài liệu
do Dự án xuất bản và phát hành, nhằm giúp người đọc theo dõi được mối liên hệ qua lại giữa
các bộ công cụ.
Bản lược đồ được đính kèm với phần tổng quan này sẽ minh hoạ một cách đơn giản các giai
đoạn trong qui trình KHH hiện hành, nơi các sổ tay hướng dẫn được sử dụng để hỗ trợ cho các
nhà kế hoạch trong việc cân nhắc các yếu tố môi trường. Mục tiêu chung nhất là hướng dẫn
chuẩn bò các nghiên cứu môi trường và các kế hoạch hành động môi trường, với tư cách là một
bộ phận của các kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội, phát triển đô thò, ngành cả ở cấp quốc gia,
khu vực, tỉnh và huyện.
Các sổ tay hướng dẫn giúp các nhà kế hoạch:
• Đưa các quan tâm môi trường vào những bước đầu tiên trong qui trình KHH.
• Tập trung vào các vấn đề và những lónh vực môi trường quan trọng nhất.
• Phân tích thông tin theo phương pháp hữu ích cho việc xác lập thứ tự ưu tiên.
• Thực thi việc đánh giá đầy đủ các chi phí kinh tế của các vấn đề môi trường cả vấn

đề hiện tại lẫn những vấn đề tiềm ẩn.
Phân tích môi trường ngay trong giai đoạn nghiên cứu xây dựng kế hoạch cho phép các nhà
kế hoạch và quản lý môi trường xác đònh được những biện pháp kiểm soát môi trường và hoạt
động phù hợp với các đặc điểm và tiềm năng của những lónh vực được KHH. Các sổ tay hướng
dẫn cho thấy rõ làm thế nào để các biện pháp hoặc các hoạt động này có thể:
• Được áp dụng cho những dự án đầu tư trong khu vực hay trong ngành;
VIII
• Được áp dụng đối với các vấn đề hiện đang là ưu tiên hàng đầu;
• Giúp giải quyết các mâu thuẫn trong sử dụng đất đai và các nguồn tài nguyên;
• Giúp xác đònh các cơ hội đầu tư tăng cường chất lượng môi trường và sử dụng hợp lý nguồn
tài nguyên;
• Được áp dụng trong việc thiết kế dự án và được sử dụng làm tiêu chí trong quá trình thẩm
đònh dự án.
Bộ sổ tay hướng dẫn sẽ được phân phát tới tất cả các ngành và chính quyền các tỉnh để áp
dụng và tiếp tục thử nghiệm. Đây là các tài liệu tác nghiệp và sẽ còn phải được hiệu chỉnh trên
cơ sở các kinh nghiệm thu được từ thực tế, trước khi đưa vào áp dụng trong các tình huống kế
hoạch ở qui mô rộng hơn.
Bộ báo cáo kỹ thuật sẽ là nguồn tư liệu tham khảo, cung cấp thông tin về các tình huống
thực tiễn cho các nhà kế hoạch và quản lý môi trường nhằm giúp họ có những hiểu biết sâu hơn
về những phương pháp mới.
Các mô - đun đào tạo sẽ do giảng viên của các trường đại học có liên quan phối hợp truyền
đạt và tiếp tục được hoàn thiện nhằm nâng cao kỹ năng và hiểu biết về môi trường cho các nhà
kế hoạch hiện nay và trong tương lai.
Điều cuối cùng cần nhấn mạnh là các công cụ mới được xây dựng cho mục đích lồng ghép
môi trường vào KHH phát triển này là do chính mạng lưới các chuyên gia ở các cấp quốc gia,
tỉnh, huyện xây dựng trong thời gian 3 năm. Đây là các sản phẩm “cây nhà, lá vườn”, được thiết
kế để đáp ứng nhu cầu của Việt Nam. Danh sách những người tham gia vào mạng lưới được liệt
kê trong phần phụ lục của tài liệu này. Kinh nghiệm và chuyên môn của họ sẽ còn được tiếp
tục sử dụng khi thành quả lao động của họ được Chính phủ chấp nhận và được đưa vào áp dụng
trong hệ thống KHH. Họ cũng chính là các thành viên trong mạng lưới kế hoạch phát triển bền

vững mở rộng của Bộ KHĐT và Bộ KHCNMT.
IX
MỤC LỤC
Chương 1: Giới thiệu 1
Chương 2: Những vấn đề chung 7
2.1. Lồng ghép môi trường trong lập và thẩm đònh các dự án đầu tư 9
2.2. Phương pháp lồng ghép môi trường trong các dự án đầu tư 10
2.2.1 Các giai đoạn lập và thẩm đònh dự án đầu tư 10
2.2.2 Đánh giá môi trường 10
2.2.3 Thông tư liên tòch về "Hướng dẫn đánh giá môi trường đối với các dự
án quy hoạch và các dự án đầu tư" 10
Chương 3: Lập và thẩm đònh dự án đầu tư 13
3.1 Dự án đầu tư 15
3.2 Chu trình dự án đầu tư 15
3.2.1 Hình thành ý tưởng dự án 16
3.2.2 Nghiên cứu tiền khả thi 16
3.2.3 Nghiên cứu khả thi 16
3.2.4 Thẩm đònh và phê duyệt dự án 17
3.2.5 Thực hiện đầu tư 17
3.2.6 Đưa dự án vào vận hành 18
3.2.7 Đánh giá kết quả dự án 18
3.3 Khuôn khổ pháp lý về lập và thẩm đònh các dự án đầu tư 18
3.3.1 Phân loại dự án đầu tư 18
3.3.2 Quy đònh về lập và thẩm đònh dự án đầu tư 18
Chương 4: Nội dung và Quy trình Lồng ghép Đánh giá Môi trường
trong Chu trình Dự án đầu tư 23
4.1 Khái niệm 25
4.2 Khuôn khổ pháp lý về vấn đề đánh giá môi trường đối với các dự án đầu
tư 25
4.3 Lồng ghép đánh giá môi trường trong chu trình dự án đầu tư 28

4.4 Lồng ghép đánh giá môi trường trong quá trình lập dự án đầu tư 33
4.4.1 Hình thành ý tưởng dự án 33
4.4.2 Lập dự án nghiên cứu tiền khả thi 31
4.4.3 Lập dự án khả thi 36
4.4.4 Lập và thẩm dònh Báo cáo ĐTM hay Báo cáo Môi trường 37
4.4.5 Thực hiện dự án 40
4.4.6 Quan trắc Lập dự án khả thi 41
Chương 5: Kết luận 43
X
Tài liệu tham khảo 46
Các phụ lục 47
Phụ lục 1: Danh mục các dự án loại I cần phải trình duyệt Báo cáo đánh
giá tác động môi trường, kèm theo Thông tư Liên tòch của Bộ KHĐT và Bộ
KHCNMT 47
Phụ lục 2: Nội dung Báo cáo đánh giá tác động môi trường chi tiết đối với các
dự án đầu tư loại I, kèm theo Nghò đònh 175/CP của Chính phủ 51
Phụ lục 3: Trình bày các yếu tố ảnh hưởng môi trường 57
Phụ lục 4: Nội dung Báo cáo môi trường khi cấp phép đầu tư 61
Phụ lục 5: Nội dung Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường. 65
Phụ lục 6: Đơn xin đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường 71
Phụ lục 7: Phân cấp thẩm đònh ĐTM, kèm theo Nghò đònh 175/CP của Chính
phủ 77
Phụ lục 8: Bảng kê những tác động môi trường của các dự án ngành 79
Phụ lục 9: Danh sách thành viên tham gia dự án 99
XI
Chữ viết tắt
ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á
Ban QL Ban Quản lý
BOD Nhu cầu Ô-xy sinh học
BOT Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao

COD Nhu cầu Ô-xy hoá học
CTCTMT Chương trình cải thiện môi trường
CTCTMTĐT Chương trình cải thiện môi trường Đô thò
CTBVNN Cải thiện bền vững nông nghiệp
DNGĐ Doanh nghiệp hộ gia đình
DNTN Doanh nghiệp tư nhân
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
ĐM Đánh giá Môi trường
ĐTM Đánh giá Tác động Môi trường
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FS Nghiên cứu Khả thi
HĐND Hội đồng Nhân dân
HIFUD Quỹ Phát triển Đô thò thành phố Hồ Chí Minh
HNPP Dự án Thử nghiệm Hà Nội
HSMT Hồ sơ môi trường
HTX Hợp tác xã
IPMF Quỹ Giảm thiểu Ô nhiễm Công nghiệp
KCN Khu công nghiệp
KHCNMT Khoa học, Công nghệ và Môi trường
KHĐT Kế hoạch và Đầu tư
KHHĐMT Kế hoạch hành động Môi trường
NCMT Nghiên cứu môi trường
NNPTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
NTVCĐ Nhóm Tư vấn Cộng đồng
OECD Tổ chức các nước Hợp tác và Phát triển Kinh tế
OECF Quỹ Hợp tác Kinh tế quốc tế
PAP Dự án Tác động Dân số
PFS Nghiên cứu Tiền khả thi
PMF Quỹ Giảm thiểu Ô nhiễm
PTBV Phát triển Bềõn vững

QHMTĐT Quy hoạch Môi trường Đô thò
Quỹ MT Quỹ Môi trường
R&D Nghiên cứu và Phát triển
SDC Cơ quan Hợp tác và Phát triển Th Só
SWOT Điểm mạnh, Yếu, Cơ hội, Thách thức
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TCQC Tổ chức quần chúng
TOR Điều khoản giao việc
TSS Tổng lượng chất rắn lơ lửng
UBND Uỷ ban Nhân dân
UNCHS Tổ chức Đònh cư của Liên hiệp Quốc (Habitat)
UNDP Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc
URENCO Công ty Dòch vụ Môi trường Đô thò
XII
VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
VIE/97/007 Dự án Những vấn đề môi trường trong lập kế hoạch đầu tư
VIPP Phương pháp trực quan có sự cùng tham gia
VINACOAL Tổng Công ty Than Việt Nam
VISERI Tổng Công ty Dâu tằm tơ Việt Nam
VN Việt Nam
VPKTST Văn phòng Kiến trúc sư trưởng
XD Xây dựng
Giôùi thieäu
Chöông 1

฀ 3
Sổ tay hướng dẫn Lồng ghép môi trường trong lập và thẩm đònh các dự án đầu tư
Các dự án đầu tư, bên cạnh việc mang lại các lợi ích phát triển kinh tế-xã hội, còn có
thể gây ra những tác động tiêu cực đối với môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Để bảo
vệ môi trường, phát triển bền vững thì các chủ đầu tư và các cán bộ kế hoạch đầu tư phải

lồng ghép đánh giá, cân nhắc các vấn đề môi trường trong mọi giai đoạn của chu trình dự
án.
Chu trình dự án đầu tư là toàn bộ quy trình lập kế hoạch và vận hành dự án từ khái
niệm, xây dựng, thẩm đònh, thiết kế cho đến khâu xây dựng và vận hành dự án, và cuối
cùng là giám sát và đánh giá.
Trước đây, quy trình ĐTM hầu như độc lập với quá trình cấp phép đầu tư. Chủ dự án
có thể được cấp phép đầu tư mà không ý thức được trách nhiệm của mình trong việc tuân
thủ pháp luật môi trường có liên quan. Chưa có thủ tục rõ ràng về sự hợp tác giữa cơ quan
quản lý đầu tư và cơ quan quản lý môi trường trong quy trình cấp phép. Do đó phần lớn
cam kết phát triển được thực hiện trước khi tính đến các yếu tố môi trường. Mặc dù có đòi
hỏi thông tin về tác động môi trường tiềm ẩn của dự án, nhưng thực chất cơ quan quản lý
môi trường lại không có vai trò rõ ràng trong việc cấp phép đầu tư. Nhiều khi việc thẩm
đònh môi trường lại được tiến hành sau khi cấp phép đầu tư, khi mà chủ Dự án đã hoàn tất
bản thiết kế Dự án. Chủ dự án và các cán bộ kế hoạch sẽ rất thất vọng nếu như phải thay
đổi trong thiết kế dự án để thoả mãn các tiêu chuẩn môi trường ở giai đoạn cuối.
Để tăng cường và nâng cao chất lượng của việc lồng ghép đánh giá môi trường vào quá
trình lập kế hoạch và thẩm đònh các dự án qui hoạch vùng, qui họach đô thò, cũng như các
dự án đầu tư, Bộ KHĐT và Bộ KHCNMT đã ra Thông tư Liên tòch về “Hướng dẫn Đánh
giá Môi trường đối với các Dự án qui hoạch và các Dự án đầu tư”.
Thông tư Liên tòch kết hợp việc cấp phép đầu tư với việc cấp giấy thẩm đònh hay chứng
nhận môi trường, và tăng cường trách nhiệm của các cơ quan kế hoạch đầu tư trong thẩm
đònh và bảo vệ môi trường. Thực chất, các cơ quan kế hoạch đầu tư cần phải đề nghò các
cơ quan quản lý môi trường cho ý kiến hay tư vấn, bình luận về các vấn đề kỹ thuật môi
trường, và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan này trong suốt chu trình dự án. Thay vì như
trước đây, các quy trình cấp phép đầu tư và thẩm đònh môi trường biệt lập với nhau, giờ
đây chúng được gộp thành một. Cơ chế này sẽ đơn giản và thuận tiện hơn đối với các chủ
đầu tư, và đảm bảo các cân nhắc môi trường là một trong các tiêu chuẩn đã được chuẩn
hoá để cấp phép đầu tư.
Thông tư Liên tòch sẽ giúp cho các chủ dự án đầu tư biết trước các vấn đề môi trường
trong phạm vi của khu vực, của ngành bò ảnh hưởng bởi vì chúng đã được đánh giá cùng với

các phương án phát triển ở giai đoạn đầu tiên của các dự án quy hoạch ngành, quy hoạch
vùng, đô thò có liên quan. Theo đó, môi trường được cân nhắc từng bước trong quá trình lập
kế hoạch để đưa ra những lựa chọn chiến lược tốt nhất. Các hướng dẫn và biện pháp kiểm
tra môi trường là bộ phận cấu thành trong mỗi bản kế hoạch phát triển và theo đó, các dự
án đầu tư phải phản ánh đầy đủ các hướng dẫn và biện pháp kiểm tra môi trường. Sẽ có
một trong hai hệ quả sau:
Chương 1 - Giới thiệu
4
(1) nếu các vấn đề môi trường đã được giải quyết một cách thoả đáng trong bản thiết
kế dự án, và bản thiết kế này đáp ứng các yêu cầu trong quy trình đánh giá môi trường, thì
chủ dự án được cấp giấy phép đầu tư; ngược lại,
(2) nếu bản thiết kế dự án không đáp ứng tiêu chuẩn môi trường, thì chủ dự án sẽ không
được cấp phép đầu tư. Điều này sẽ làm chủ đầu tư có trách nhiệm hơn trong BVMT và sử
dụng lâu bền các nguồn lực ngay từ các bước đầu tiên.
Trách nhiệm của các cơ quan quản lý đầu tư và các cơ quan quản lý môi trường là
hướng dẫn cho chủ đầu tư giải quyết những vấn đề môi trường có liên quan trong lập dự án
đầu tư và ra quyết đònh đầu tư.
1.1 Mục đích của Sổ tay
• Hướng dẫn cách thức tiến hành đánh giá môi trường trong quy trình lập và thẩm đònh
các dự án đầu tư theo các văn bản pháp qui hiện hành về quản lý đầu tư và bảo vệ môi
trường, và đặc biệt là theo Thông tư liên tòch giữa Bộ KHĐT và Bộ KHCNMT hiện đang
được trình Chính phủ phê duyệt.
• Cung cấp những phương pháp và nội dung cơ bản để tiến hành từng bước đánh giá
môi trường trong quy trình lập kế hoạch, thẩm đònh, thiết kế, xây dựng và vận hành dự án
đầu tư, giúp cho việc giải đáp các câu hỏi “Ai làm gì, làm vào lúc nào, ở đâu và làm như
thế nào”trong việc lồng ghép đánh giá môi trường vào các dự án đầu tư.
1.2 Đối tượng phục vụ của Sổ tay hướng dẫn
Sổ tay Hướng dẫn phục vụ cho tất cả các đối tượng tham gia vào quá trình lập dự án,
quản lý môi trường, thẩm đònh báo cáo ĐTM và ra quyết đònh. Đó là các chủ dự án/chủ
đầu tư, các nhà lập kế hoạch, các cơ quan quản lý Nhà nước về KHĐT và về BVMT (Sở

và Bộ KHĐT, Sở và Bộ KHCNMT), cũng như các cơ quan nhà nước, các công ty tư vấn và
các cá nhân có liên quan.
1.3 Cấu trúc và nội dung của Sổ tay hướng dẫn
Sổ tay được chia làm 3 chương. Chương 1: Những vấn đề chung, nêu sự cần thiết phải
lồng ghép đánh giá môi trường trong lập kế hoạch và thẩm đònh các dự án đầu tư; vai trò
của các nhà lập kế hoạch trong vấn đề kế hoạch hoá phát triển bền vững; và một số vấn đề
về hệ thống đánh giá môi trường đối với các dự án đầu tư của nước ta hiện nay. Chương
2: Giới thiệu quy trình lập kế hoạch đối với một dự án đầu tư, khuôn khổ pháp lý có liên
quan đến phân loại các dự án đầu tư và các bước của quy trình lập và thẩm đònh dự án đầu
tư. Chương 3: Hướng dẫn về nội dung và quy trình lồng ghép đánh giá môi trường trong
chu trình dự án đầu tư. Đây là chương chính của sổ tay hướng dẫn. Chương này trình bày
các bước trong quy trình lồng ghép đánh giá môi trường. Các phụ lục kèm theo là các bảng
phân loại dự án theo yêu cầu ĐTM, theo nội dung của báo cáo ĐTM, theo bản đăng ký đạt
tiêu chuẩn môi trường và các bảng tra môi trường chuyên ngành.
฀ 5
Sổ tay hướng dẫn Lồng ghép môi trường trong lập và thẩm đònh các dự án đầu tư
Cách thức sử dụng
Sổ tay được sử dụng cùng với các nghò đònh, thông tư, tiêu chuẩn môi trường và các văn
bản pháp qui có liên quan.
Thời điểm sử dụng
Công tác lồng ghép đánh giá môi trường trong quá trình lập kế hoạch dự án đầu tư cần
được tiến hành càng sớm càng tốt. Vì vậy, chủ dự án/người lập kế hoạch dự án cần tham
khảo sổ tay hướng dẫn này ngay trước khi xây dựng ý tưởng đầu tư và trong mỗi giai đoạn
của chu trình dự án. Sổ tay hướng dẫn còn chỉ ra các vấn đề môi trường cần xem xét, các
bước và nội dung đánh giá môi trường cụ thể tương ứng với tất cả các giai đoạn trong lập,
thẩm đònh và thực hiện dự án.

Chương 2
Những vấn đề chung
của việc lồng ghép môi

trường trong lập và
thẩm đònh các dự án
đầu tư

฀฀ 9
Sổ tay hướng dẫn Lồng ghép môi trường trong lập và thẩm đònh các dự án đầu tư
Việc lồng ghép các vấn đề môi trường trong các dự án đầu tư đòi hỏi việc đánh giá
môi trường phải là nội dung chính trong quá trình lập dự án đầu tư. Mục đích của sự lồng
ghép này là điều chỉnh ý đồ đầu tư dự án, đưa ra các giải pháp thiết kế và các biện pháp
kiểm tra môi trường hợp lý nhất để vừa đạt được các mục tiêu KT-XH của dự án, vừa ngăn
chặn và giảm thiểu hậu quả tiêu cực về môi trường do dự án đầu tư gây ra, đồng thời duy
trì các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Việc lồng ghép các vấn đề môi trường trong lập kế
hoạch dự án đầu tư nhằm đảm bảo rằng các vấn đề môi trường sẽ được cân nhắc trong tất
cả các giai đoạn của chu trình dự án đầu tư ngay từ giai đoạn bắt đầu chuẩn bò lập và thẩm
đònh dự án cho đến giai đoạn xây dựng và vận hành dự án.
Những phân tích, phát hiện thông qua đánh giá môi trường của dự án cần được thông
báo kòp thời và đầy đủ cho chủ đầu tư, các nhà lập kế hoạch, các cơ quan chức năng trong
việc ra quyết đònh phê duyệt dự án. Các phân tích, đánh giá môi trường đó cần đưa vào
nội dung của hồ sơ dự án đầu tư mà chủ dự án trình các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm
quyền quyết đònh phê duyệt và cấp phép đầu tư.
2.1 Lồng ghép môi trường trong lập và thẩm đònh các dự án đầu tư
Việc lồng ghép đánh giá môi trường trong quá trình xây dựng dự án là hoạt động có
tầm quan trọng để làm cơ sở khoa học cho việc ra các quyết đònh về đòa điểm đầu tư, quy
mô và hình thức đầu tư, công nghệ sản xuất và các giải pháp bảo vệ môi trường của một
dự án. Nói cách khác, lồng ghép các cân nhắc môi trường trong quá trình xây dựng dự án
chính là việc phân tích và dự báo những tác động môi trường tích cực và tiêu cực, trực tiếp
và gián tiếp, trước mắt và lâu dài của dự án có thể xảy ra; tìm ra các biện pháp phát huy
tác động tích cực, làm giảm thiểu các tác động tiêu cực và xây dựng dự án sao cho phù
hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường, giúp cho những người ra quyết đònh có thể lựa chọn và
khuyến khích các dự án thân thiện với môi trường.

Việc lồng ghép các cân nhắc môi trường vào quá trình xây dựng dự án mang
lại một số lợi ích sau:
• Một dự án đầu tư được thiết kế phù hợp với môi trường tại đòa phương sẽ tạo ra khả
năng để hoàn thành đúng hạn trong khoản kinh phí đầu tư đã xác đònh, nhanh chóng đưa
vào vận hành, có khả năng tránh được những khó khăn, nhất là những khó khăn về môi
trường có thể xảy ra trong khi thực hiện dự án.
• Một dự án mà bảo vệ môi trường thiên nhiên mà nó phụ thuộc sẽ có nhiều khả năng
tăng cường chất lượng môi trường và sử dụng tài nguyên lâu bền hơn.
Vai trò của người lập kế hoạch dự án đầu tư trong công tác lồng ghép môi
trường
Các nhà làm kế hoạch và các cơ quan quản lý kế hoạch và đầu tư thường xuyên tham
gia vào mọi giai đoạn của chu trình lập, xây dựng và thẩm đònh dự án và đặc biệt là có
trách nhiệm đánh giá, thẩm đònh và ra các quyết đònh phê duyệt dự án. Do đó, họ có vai
trò rất quan trọng trong việc xem xét các cân nhắc môi trường và lồng ghép chúng trong
Chương 2 - Những vấn đề chung
10
quá trình xây dựng dự án. Trách nhiệm và vai trò của họ cần được thực hiện ngay từ giai
đoạn sớm nhất của chu trình dự án. Hơn nữa, nếu các nhà lập kế hoạch tham gia trực tiếp
vào quá trình xem xét, đánh giá và lồng ghép môi trường trong các dự án đầu tư thì họ sẽ
chủ động hơn trong việc hoàn chỉnh các thiết kế dự án để vừa đạt các mục tiêu kinh tế vừa
đạt các mục tiêu về môi trường.
2.2 Phương pháp lồng ghép môi trường trong các dự án đầu tư
2.2.1 Các giai đoạn lập và thẩm đònh dự án đầu tư
Nói chung, quá trình lập và thẩm đònh dự án đầu tư (trong nước và trực tiếp của nước
ngoài) bao gồm các bước sau:
1. Bước hình thành ý tưởng dự án đầu tư: Cá nhân/cơ quan đề xuất dự án (chủ
đầu tư) tiến hành xây dựng ý tưởng dự án căn cứ vào chiến lược và các quy
hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đã được duyệt;
2. Bước nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi do cá nhân /cơ quan đề
xuất dự án (có thể là các Bộ, UBND tỉnh, các Doanh nghiệp trong, ngoài nước, tư

nhân ) thực hiện hoặc hợp đồng với các cơ quan tư vấn chuyên môn tiến hành;
3. Bước thẩm đònh và phê duyệt dự án do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
thực hiện theo phân cấp dựa vào đặc điểm và quy mô của dự án (Sở và Bộ
KHĐT, phối hợp với Sở và Bộ KHCNMT)
4. Bước thực hiện dự án do chủ đầu tư tự tiến hành hoặc hợp đồng với công ty
xây dựng thực hiện sau khi được cấp phép đầu tư.
5. Bước vận hành dự án do chủ đầu tư/chủ dự án thực hiện.
2.2.2 Đánh giá môi trường
Đánh giá môi trường dự án đầu tư là một quá trình nghiên cứu nhằm nhận dạng, phân
tích và dự báo những tác động môi trường của một dự án và cung cấp những thông tin cần
thiết phục vụ cho việc ra quyết đònh đầu tư một cách chính xác và có chất lượng. Việc lồng
ghép đánh giá môi trường phải được thực hiện ở mọi giai đoạn của chu trình dự án nêu trên.
Nhưng đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư chính thức sẽ được thực hiện sau khi đã
hoàn tất báo cáo khả thi của dự án, là khi bắt đầu tiến hành bước tiếp theo của việc sàng
lọc dự án về mặt môi trường.
2.2.3 Thông tư liên tòch về “Hướng dẫn đánh giá môi trường đối với các dự án
quy hoạch và các dự án đầu tư”
Đây là Thông tư do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi
trường phối hợp nghiên cứu và ban hành nhằm:
- Tăng cường sự hợp tác và phối hợp giữa cơ quan kế hoạch và cơ quan quản lý môi
trường trong thẩm duyệt và cấp phép đầu tư;
฀฀ 11
Sổ tay hướng dẫn Lồng ghép môi trường trong lập và thẩm đònh các dự án đầu tư
- Đảm bảo rằng những cân nhắc môi trường được lồng ghép trong các chính sách quốc
gia, các chiến lược, chương trình và quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và
trong tất cả các bước của chu trình dự án, đặc biệt là giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi và
nghiên cứu khả thi của chu trình dự án đầu tư;
- Xác đònh rõ ràng trách nhiệm và nhiệm vụ của các nhà lập kế hoạch và các nhà quản
lý môi trường trong quá trình chuẩn bò, xem xét và thẩm đònh các dự án quy hoạch và các
dự án đầu tư.

Đối tượng áp dụng Thông tư Liên tòch này là tất cả các dự án quy hoạch phát triển kinh
tế-xã hội, quy hoạch ngành và đô thò ở cấp quốc gia, vùng, lãnh thổ, cấp tỉnh, quận/huyện
và tất cả các dự án đầu tư.

×