MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Trong cuộc đời mỗi con người, mỗi ngày mới là một ngày chúng ta được tiếp
xúc và trải nghiệm với vơ vàn những điều bổ ích và mới lạ. Edgar Degas - họa sĩ
và là nhà điêu khắc nổi tiếng người Pháp từng nói: "Sao chép lại những gì ta thấy
cũng tốt nhưng cịn tốt hơn nhiều khi vẽ lại những gì giờ ta chỉ cịn thấy trong ký
ức. Đó là sự biến chuyển mà trí tưởng tượng kết hợp với trí nhớ". Q trình
chúng ta được trải nghiệm, được lĩnh hội với những tri thức mới đòi hỏi chúng ta
phải ghi chép lại những kiến thức, những thông tin mà chúng ta đọc được, nghe
được, thấy được. Con người trong quá trình tiến bộ và phát triển đã khơng ngừng
tìm tịi, sáng tạo ra những phương pháp ghi nhớ khác nhau. Một trong số đó phải
kể đến phương pháp lập Sơ đồ tư duy của Tony Buzan. Sơ đồ tư duy là một
phương pháp ghi chép hữu ích và tiện dụng nhất giúp con người ghi nhớ và hiểu
sâu thêm vấn đề. Để có thể hiểu sâu hơn về phương pháp này, đồng thời tăng sự
1
hứng thú của các bạn đối với Sơ đồ tư duy, em xin được lựa chọn đề bài : "Trình
bày khái niệm, đặc điểm, cách xây dựng và ứng dụng của sơ đồ tư duy.
Anh/chị hãy lập sơ đồ tư duy cho một vấn đề trong học tập của anh/chị" làm
bài tập lớn học kì.
Do hiểu biết của em cịn hạn chế nên bài viết chắc chắn còn nhiều thiếu sót
kính mong các thầy cơ góp ý, bổ sung thêm để bài viết được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô!
NỘI DUNG
I. Khái niệm, đặc điểm của sơ đồ tư duy.
1. Khái niệm Sơ đồ tư duy.
Khái niệm sơ đồ tư duy được xây dựng bởi nhà tâm lý học thế kỉ XX là Tony
Buzan trên nền tảng của tâm lý học hiện đại. Buzan đã nghiên cứu rất chuyên sâu
về bộ não, trí nhớ và tìm ra các quy luật khi xây dựng bản đồ gồm nhiều nhánh,
giúp bộ não ghi chép các sự việc một cách có hệ thống. Ơng cho rằng: "Bộ não
sinh ra là để ghi nhớ thì mình cần phải tập luyện nó, giống như tay chân nếu
khơng vận động lâu ngày sẽ bị teo đi vậy". Nhờ sự kết hợp giữa những kiến thức
tâm lý học đương thời, cùng với sự nghiên cứu, sáng tạo của mình, Buzan đã đưa
ra Sơ đồ tư duy.
Sơ đồ tư duy là một phương pháp lưu trữ, sắp xếp thông tin và xác định thông
tin theo thứ tự ưu tiên (thường là ở trên giấy) bằng cách sử dụng các từ khóa và
hình ảnh chủ đạo. Mỗi từ khóa, mỗi hình ảnh chủ đạo trong Sơ đồ tư duy sẽ kích
hoạt những kí ức cụ thể và làm nảy sinh những suy nghĩ, ý tưởng mới. Mỗi chi
tiết gợi nhớ trong sơ đồ tư duy là chìa khóa khai mở các sự kiện, ý tưởng và thông
tin, đồng thời cũng làm khơi gợi, giải phóng những tiềm năng thật sự cịn ẩn dấu,
tiềm tàng trong bộ não kì diệu của mỗi chúng ta. Điều đó thật đáng kinh ngạc
phải khơng?
Từ trước tới nay, chúng ta thường ghi chép thơng tin dưới dạng các kí tự,
đường thẳng và con số theo một trật tự tuyến tính. Với cách ghi chép này, chúng
2
ta mới chỉ sử dụng một nửa của bộ não - não trái mà chưa hề sử dụng một kĩ năng
nào bên não phải, nơi giúp chúng ta xử lí thông tin về nhịp điệu, màu sắc, không
gian và sự mơ mộng. Như vậy, chúng ta mới chỉ sử dụng có 50% khả năng của bộ
não của chúng ta khi ghi nhận thơng tin. Cách ghi chép này có rất nhiều nhược
điểm như: từ khóa bị chìm khuất; khó nhớ được nội dung; khơng kích thích được
não sáng tạo,...Do đó khiến cho con người thường không tập trung, đánh mất sự
hứng thú, say mê học hỏi, từ đó mất tự tin vào bản thân, chán nản, thất vọng.
Cách ghi chép bằng Sơ đồ tư duy của Buzan thì khác, có tính hiệu quả cao hơn
nhiều so với các cách ghi chép thông thường. Sơ đồ tư duy không những dùng
chữ, số, đường thẳng mà cịn có thể dùng các màu sắc, hình ảnh. Hình dáng và
cấu trúc của sơ đồ tư duy rất đặc biệt, năng động và sáng tạo. Nó được vẽ theo
hình dáng và cấu trúc của một tế bào não, được thiết kế để giúp thúc đẩy não bộ
hoạt động nhanh chóng, làm việc tự nhiên và hiệu quả. Mỗi khi chúng ta nhìn vào
một gân lá hay một nhánh cây chúng ta sẽ thấy những "sơ đồ tư duy" của tự
nhiên, từ đó gợi liên tưởng đến hình dáng của các tế bào não và phản ánh cách
thức mà bản thân chúng ta được tạo ra và kết nối. Cũng giống như con người, thế
giới tự nhiên cũng không ngừng thay đổi và tái sinh, đồng thời có một cấu trúc
giao tiếp có vẻ tương tự chúng ta. Sơ đồ tư duy là một công cụ tư duy tự nhiên sử
dụng nguồn cảm hứng và tính hiệu quả của những cấu trúc tự nhiên này.
2. Đặc điểm của Sơ đồ tư duy.
Sơ đồ tư duy được vẽ trên một mặt giấy phẳng và biểu thị được khơng gian,
thời gian, màu sắc. Thay vì chỉ đơn thuần sử dụng chữ viết để biểu thị một chiều
cấu trúc chi tiết của một đối tượng thì Sơ đồ tư duy sử dụng hình ảnh hai chiều để
chỉ ra dạng thức của đối tượng, sự quan hệ tương hỗ giữa các ý và cách liên hệ
giữa chúng trong một vấn đề lớn. Chúng ta có thể sử dụng sơ đồ tư duy vào trong
mọi mặt của đời sống, nâng cao khả năng học tập và tư duy mạch lạc.
Sơ đồ tư duy có 4 đặc điểm chủ yếu sau đây:
Đối tượng được quan tâm, được xác định rõ ràng và tóm lược trong một
hình ảnh trọng tâm.
3
Từ hình ảnh trọng tâm, những chủ đề phát sinh được lan tỏa thành các
nhánh.
Các nhánh được cấu thành từ một hình ảnh chủ đạo hay từ khóa trên một dòng
liên kết, những vấn đề phụ cũng được biểu thị bởi các nhánh gắn kết với nhánh có
thứ bậc cao hơn.
Các nhánh tạo thành một cấu trúc nút liên kết nhau.
Trong Sơ đồ tư duy, chúng ta nên sử dụng thêm màu sắc, kí hiệu, hình ảnh,
kích thước để làm phong phú, nổi bật hơn, giúp tăng sự thu hút, hấp dẫn và độc
đáo, từ đó giúp người viết phát huy được tính sáng tạo, hiểu sâu hơn vấn đề và
ghi nhớ vấn đề được lâu hơn.
Khi lập Sơ đồ tư duy, người viết cần phải có tính chủ động và sáng tạo, vì thế
cần phải cố gắng "động não", biết sử dụng các hình ảnh, màu sắc để liên kết các ý
với nhau. Tránh sử dụng nhiều ngơn ngữ trong Sơ đồ tư duy vì dễ gây nhàm chán,
rối mắt, khó nhớ. Các ý cần phải rõ ràng, liên kết với nhau, ý trung tâm cần được
thể hiện bằng một hình ảnh trung tâm, cộng với sử dụng kĩ năng diễn đạt từ ngữ
và kĩ năng tạo ảnh làm tăng gấp bội sức mạnh tư duy.
II. Cách xây dựng Sơ đồ tư duy.
Lập Sơ đồ tư duy (sơ đồ ý tưởng) là việc bắt đầu từ một ý tưởng trung tâm từ
đó triển khai ra các ý nhỏ hơn, lan tỏa ra từ ý tưởng trung tâm đó. Bằng cách tập
trung vào những ý tưởng chủ chốt được viết bằng những từ ngữ của bạn, sau đó
tìm ra những ý tưởng liên quan và kết nối giữa chúng lại với nhau tạo thành bản
đồ tư duy. Trong q trình học tập bạn có thể lập sơ đồ kiến thức để tóm lược,
tổng hợp lại những kiến thức đã học, nó sẽ giúp bạn hiểu bài hơn và ghi nhớ bài
học lâu hơn.
Hãy sử dụng những đường thẳng, màu sắc, mũi tên, nhánh rẽ để thể hiện sự
kết nối, mối liên hệ giữa những ý tưởng trong sơ đồ tư duy của bạn. Những mối
quan hệ này sẽ quan trọng khi bạn đang tìm hiểu những thơng tin mới hoặc đang
xây dựng cấu trúc của một kế hoạch làm việc nào đó trong tuần. Bằng cách cá
nhân hóa sơ đồ bằng những hình ảnh, kí hiệu, màu sắc theo thiết kế riêng của bạn,
bạn sẽ xây dựng được những mối quan hệ trực quan và có ý nghĩa giữa những ý
4
tưởng, điều này sẽ giúp đỡ bạn rất nhiều trong việc gợi nhớ và hiểu. Những ý
tưởng của sơ đồ tư duy là những suy nghĩ sáng tạo và liên kết bằng một cách thức
phi tuyến tính. Có rất nhiều thời gian để chỉnh sửa thông tin sau này nhưng ở bước
đầu tiên, việc đưa mọi khả năng vào bản đồ là rất quan trọng. Đôi khi một trong
những khả năng tưởng như là không thể ấy lại trở thành ý tưởng chủ chốt đưa bạn
đến kiến thức đó.
Vài sinh viên phát hiện rằng sử dụng những kí tự viết hoa sẽ thu hút họ chỉ chú ý
vào những điểm chính. Chữ viết hoa cũng dễ đọc hơn trong một sơ đồ. Tuy nhiên,
bạn có thể viết vài ghi chú, giải thích bằng chữ viết thường. Một số sinh viên làm thế
để khi họ cần xem lại bản đồ tư duy một thời gian sau, trong lúc một số khác lại
dùng để ghi lại những đánh giá, phê bình.
Hầu hết sinh viên đều thấy tiện dụng khi lật ngang trang giấy và vẽ bản đồ tư
duy của họ theo chiều ngang. Đặt ý tưởng hoặc chủ đề chính vào chính giữa trang
giấy, ta sẽ có có khơng gian tối đa cho những ý khác tỏa ra từ trung tâm.
Vài bản đồ tư duy hữu dụng nhất thường được bổ sung trong một khoảng thời
gian dài. Sau lần vẽ ban đầu, bạn có thể muốn làm nổi bật vài thứ, thêm thơng tin
hoặc thêm vài câu hỏi. Vì vậy, để trống nhiều chỗ trên bản đồ là một ý hay để sau đó
bạn có thể thêm vào những ý tưởng mới.
Hướng dẫn cách làm Sơ đồ tư duy.
Những thành phần sau đây cấu tạo nên một sơ đồ tư duy, mặc dù chúng có thể
được chỉnh sửa tự do theo ý muốn của cá nhân.
1. Bắt đầu ở trung tâm trang giấy với một bức ảnh chủ đề và sử dụng ít nhất là
3 màu sắc.
2. Sử dụng các hình ảnh, mật mã, kí hiệu, đường thẳng, mũi tên trong sơ đồ tư
duy của bạn.
3. Chọn những từ khóa và viết chúng bằng chữ viết hoa.
4. Mỗi từ ngữ, hình ảnh phải đứng một mình và đứng trên một dịng riêng.
5. Những đường thẳng cần phải được kết nối, bắt đầu từ bức ảnh trung tâm.
Những đường nối từ trung tâm dày hơn, có hệ thống và bắt đầu nhỏ dần khi lan
tỏa ra xa.
6. Những đường thẳng dài bằng hình ảnh hoặc từ ngữ.
5
7. Sử dụng màu sắc, hình ảnh, kí hiệu riêng của mình trong khắp sơ đồ.
8. Phát huy phong cách cá nhân riêng của mỗi người.
9. Sử dụng những điểm nhấn và chỉ ra mối liên kết trong sơ đồ của bạn.
10. Làm cho sơ đồ rõ ràng bằng cách phân cấp các nhánh, sử dụng số thứ tự
hoặc dàn ý để bao quát các nhánh của Sơ đồ tư duy.
Những góp ý giúp nâng chất Sơ đồ tư duy của bạn.
Bản đồ tư duy của bạn là tài sản riêng của bạn: Một khi bạn hiểu cách tạo ra
những ghi chú trong bản đồ tư duy, bạn có thể phát huy các quy tắc của riêng
mình để làm cho nó tốt hơn. Những đề nghị sau đây có thể giúp bạn tăng hiệu quả
của việc tạo dựng và sử dụng Sơ đồ tư duy:
+ Sử dụng những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu để thể hiện thông tin: Hầu hết các
từ ngữ trong cách viết bình thường đều là nhồi nhét, bởi vì chúng đảm bảo rằng
thơng tin được chuyển đúng ngữ cảnh và trong một dạng thức dễ đọc. Trong Bản
đồ tư duy của bạn, những từ khóa có ý nghĩa có thể chuyển tải cùng ý nghĩ như
thế một cách rõ ràng hơn. Những từ ngữ dư thừa chỉ làm cho sơ đồ thêm lộn xộn,
rối mắt.
+ Nên sử dụng chữ in vì cách viết bình thường, dính nhau sẽ khó đọc hơn.
+ Sử dụng các màu sắc đa dạng để tách các ý khác nhau: Việc sử dụng nhiều
màu sắc sẽ giúp bạn tách các ý một cách khoa học và đẹp mắt. Nó cũng giúp cho
bản đồ tư duy của bạn trực quan và sinh động hơn rất nhiều. Màu sắc cũng giúp
cho việc sắp xếp các chủ đề.
+ Sử dụng những kí hiệu và hình ảnh: Khi một kí hiệu hoặc một hình ảnh có ý
nghĩa với bạn thì hãy sử dụng chúng. Những kí hiệu và hình ảnh đó có thể giúp
bạn ghi nhớ thông tin hiệu quả hơn là dùng các từ ngữ đơn thuần.
+ Sử dụng kiên kết đan chéo: Thơng tin trong một phần của sơ đồ có thể liên
quan đến các phần khác. Khi đó, bạn có thể vẽ những đường thẳng để chỉ ra
những sự liên quan đan chéo. Việc này sẽ giúp cho bạn thấy mức ảnh hưởng một
phần trong chủ đề đến các phần khác trong sơ đồ.
III. Ứng dụng của Sơ đồ tư duy.
6
Sơ đồ tư duy do Buzan sáng tạo ra đã giúp cân bằng mức độ sử dụng và làm
việc của cả hai bán cầu đại não. Với sơ đồ tư suy bạn sẽ ghi nhớ lâu hơn, nắm bắt
vấn đề sâu hơn, sáng tạo hơn. Vì vậy, Sơ đồ tư duy cịn được mệnh danh là "cơng
cụ vạn năng cho bộ não" - là một phương pháp ghi chú đầy sáng tạo, hiện đang
được trên 250 triệu người trên thế giới sử dụng, áp dụng trong bất kì lĩnh vực nào
trong cuộc sống.
1. Trong hoạt động học tập và giảng dạy.
Sơ đồ tư duy có thể được vận dụng vào hỗ trợ dạy học, củng cố kiến thức mới
sau mỗi tiết học, ơn tập, hệ thống hóa kiến thức sau mỗi một chương,... và giúp
cán bộ quản lý giáo dục lập kế hoạch công tác.
Sơ đồ tư duy giúp học sinh, sinh viên học được phương pháp học.
Việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh, sinh viên không chỉ là một
biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu dạy học. Thực tế cho
thấy, có rất nhiều trường hợp học sinh, sinh viên học tập rất chăm chỉ nhưng kết
quả học tập vẫn rất kém, học đến đâu biết đến đó, học trước quên sau, không biết
cách vận dụng những kiến thức đã học trước đó vào những phần kiến thức sau.
Đa số những học sinh, sinh viên chưa có một phương pháp học tập khoa học,
chưa tìm được cho mình một cách ghi chép và ghi nhớ sáng tạo và hiệu quả. Nếu
sử dụng thành thạo, đúng cách của Sơ đồ tư duy thì những học sinh, sinh viên này
sẽ học được phương pháp học, tăng tính chủ động, độc lập, sáng tạo và phát triển
tư duy toàn diện.
Sơ đồ tư duy giúp học sinh, sinh viên học tập một cách tích cực.
Một số kết quả nghiên cứu cho thấy, bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ
lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự động não, tự viết, vẽ ra bằng
chính ngơn ngữ của mình. Vì vậy, việc sử dụng Sơ đồ tư duy giúp cho học sinh,
sinh viên học tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não.
Việc học sinh, sinh viên tự lập Sơ đồ tư duy có ưu điểm là phát huy tối đa tính
sáng tạo, thể hiện rõ cách hiểu, cách tiếp nhận thông tin, cách trình bày kiến thức
của từng học sinh, sinh viên.
Sơ đồ tư duy giúp học sinh, sinh viên ghi chép có hiệu quả.
7
Do đặc điểm của sơ đồ tư duy nên người thiết kế sơ đồ tư duy phải chọn lọc
thông tin, từ ngữ, hình ảnh phù hợp, sắp xếp chúng tạo thành một bố cục mạch lạc
và logic. Nhờ vậy, mà việc sử dụng sơ đồ tư duy giúp cho học sinh, sinh viên dần
dần hình thành cho mình một cách ghi chép có hiệu quả.
Sơ đồ tư duy giúp giáo viên chủ nhiệm và các cán bộ nhà trường trong công
tác giảng dạy và quản lý.
Sử dụng sơ đồ tư duy giúp giáo viên chủ nhiệm, các cán bộ quản lý nhà
trường lập kế hoạch cơng tác và có cái nhìn tổng qt tồn bộ kế hoạch chi tiêu,
phương hướng, biện pháp,... và để theo dõi quá trình thực hiện đồng thời có thể
bổ sung thêm các chi tiêu, biện pháp mới,... một cách dễ dàng hơn so với việc viết
kế hoạch thơng thường thành các dịng chữ.
Việc sử dụng sơ đồ tư duy giúp các cán bộ có cái nhìn tổng qt tồn bộ vấn
đề, giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, giúp cho học sinh, sinh viên học
tập, làm việc khoa học và tích cực. Đó là những ứng dụng sáng tạo của sơ đồ tư
duy trong công tác học tập và giảng dạy.
2. Trong cơng việc.
Trong cơng việc, chúng ta có thể sử dụng sơ đồ tư duy vào trong thuyết trình;
lập kế hoạch; tổng hợp kiến thức, thông tin hằng ngày; kết hợp làm phần mềm để
quản lí dự án; kích thích giải pháp sáng tạo, làm việc nhóm và lập kế hoạch.
Thuyết trình.
Sơ đồ tư duy cho phép bạn phác thảo ý tưởng bài thuyết trình bằng cách sử
dụng các từ khóa, hình ảnh,... Quan trọng hơn, các từ khóa sẽ kích thích tư duy
của bạn trong q trình thuyết trình khiến cho bạn hồn tồn chủ động mà khơng
bị phụ thuộc vào nội dung, câu chữ của bài. Bên cạnh đó, chúng ta có thể xem lại
tồn bộ bài thuyết trình của mình một cách dễ dàng, nhanh gọn vì tất cả chỉ được
thể hiện trên một trang giấy. Đồng thời, chúng ta cũng dễ dàng cập nhật, bổ sung
thêm những ý tưởng mới hay những đóng góp của mọi người bằng cách thêm từ
khóa, hình ảnh cho bài thuyết trình được tốt hơn.
Lập kế hoạch.
8
Có thể nói lập kế hoạch là một trong những công việc quan trọng, nhất là đối
với những người bận rộn, người làm doanh nhân cần phải làm mỗi ngày. Họ cần
phải lên lịch làm việc, hội họp, đề xuất các đề án, kế hoạch, phác thảo kế hoạch
sale, marketing hay lên kế hoạch phát triển sản phẩm mới,... Khi sử dụng sơ đồ tư
duy thì những việc trên trở nên vơ cùng dễ dàng và trực quan vì bạn sẽ nhìn thấy
một bức tranh tồn cảnh các cơng việc của kế hoạch, biết được cần phải làm
những việc gì, việc nào cần làm trước, việc nào để làm sau, đồng thời có thể dễ
dàng bổ sung, thay đổi, hiệu chỉnh bản kế hoạch của mình cho phù hợp.
Tổng hợp kiến thức, thông tin hằng ngày.
Khi đọc được bất kì một bài báo, một mẩu thơng tin, tin tức nào đó chúng ta
đều có thể sử dụng sơ đồ tư duy để ghi chép lại các kiến thức, thông tin đó một
cách khoa học, rõ ràng và cụ thể. Sơ đồ tư duy là một công cụ tổ chức theo hướng
cấu trúc nên thông tin cũng được sắp xếp rất khoa học và rõ ràng. Một khi muốn
xem lại cũng sẽ nhanh chóng và tiết kiệm thời gian hơn.
Kết hợp với phần mềm để quản lí dự án.
Dùng sơ đồ tư duy để lên kế hoạch dự án, thêm vào sơ đồ tư duy các tác vụ, thời
hạn hồn thành, thời gian thực hiện. Từ đó, ta sẽ thấy được tồn cảnh dự án.
Kích thích giải pháp sáng tạo.
Cách duy nhất để có ý tưởng sáng tạo và đổi mới là tìm ra thật nhiều ý tưởng. Sơ
đồ tư duy trước hết kích thích ta “phơi bày” ý tưởng của bản thân, tạo điều kiện cho
ta nhìn vấn đề từ nhiều góc cạnh khác nhau. Từ đó ta có thể nhìn nhận vấn đề một
cách tồn diện, đưa ra các ý tưởng và giải pháp mới.
Làm việc nhóm.
Sơ đồ tư duy giúp ta kết hợp các thành viên trong nhóm một cách cởi mở và thân
thiện. Mọi thành viên trong nhóm sẽ thoải mái thể hiện ý tưởng và sáng tạo của họ.
Sơ đồ tư duy sẽ tạo ra khơng khí thoải mái cho cuộc họp nhóm. Hệ quả là kế hoạch
cũng như dự án của nhóm sẽ được triển khai nhanh và hiệu quả hơn.
Lập kế hoạch chiến lược.
Sơ đồ tư duy là công cụ hồn hảo để phân tích hoạt động kinh doanh, ra quyết
định cũng như dự đoán những nguy cơ, rủi ro ảnh hưởng đến doanh nghiệp của
9
mình. Tất cả các mơ hình, chiến lược như PEST, SWOT, SMART,... có thể dễ dàng
thể hiện qua một trang giấy. Như thế ta có thể dễ dàng xem lại, cập nhật thông tin,
phát triển thêm ý tưởng đột phá giúp doanh nghiệp mình trở nên nổi bật và khác biệt
trên thị trường.
3. Trong cuộc sống.
Sơ đồ tư duy không chỉ được ứng dụng rộng rãi trong công tác học tập và giảng
dạy, trong cơng việc mà cịn trong cả cuộc sống. Bất kì mục đích, sự việc nào xảy ra
trong cuộc sống con người cũng có thể dùng sơ đồ tư duy để ghi chép lại.
Khả năng thuyết trình và nói trước đám đơng.
Với một sơ đồ tư duy hợp lý, rõ ràng và rành mạch sẽ khiến cho ta trình bày ý
tưởng một cách có hiệu quả nhất. Sơ đồ tư duy được áp dụng rất nhiều, giúp cho não
bộ đánh giá được vấn đề một cách tổng quan và chính xác nhất. Từ đó, ta có thể linh
hoạt trong cách trình bày, kiểm sốt được thời gian cũng như nội dung mà ta muốn
truyền tải đến mọi người.
Trình bày tốt với sơ đồ tư duy là ta đang tự khẳng định mình, thuyết phục
được người nghe và nhận được sự tán dương của mọi người. Đó chính là những gì ta
làm được khi làm việc với sơ đồ tư duy.
Tác dụng của sơ đồ tư duy cho khởi sự của một dự án kinh doanh.
Sơ đồ tư duy rất hữu ích với chúng ta khi lập kế hoạch, dự án. Sơ đồ tư duy cho
ta cái nhìn tổng thế, cách đánh giá khách quan.
Khi ta chưa định hướng được kế hoạch rõ ràng, vẫn chỉ là những ý tưởng, sử
dụng sơ đồ tư duy sẽ cho ta một tư duy thông suốt và biết sắp xếp công việc theo
một trật tự ngay từ đầu. Với cơng cụ này cho phép ta đốn trước được những vấn đề
có thể phát sinh, từ đó đưa ra những biện pháp ứng phó.
Trong q trình kinh doanh, sơ đồ tư duy giúp ta kiểm soát mọi hoạt động,
xác định được mọi việc đang đi có đúng hướng, đúng quỹ đạo của nó hay khơng.
Bên cạnh đó, sơ đồ tư duy khiến cho ta khơng vì bị cuốn vào vịng quay công việc
mà quên mất các ý tưởng và suy nghĩ của mình, từ đó có thể bổ sung kịp thời những
ý tưởng mới.
Với một sơ đồ tư duy trong tay, ta đang có một sự khởi đầu thuận lợi, là chìa
khóa để đi đến thành cơng.
10
Sử dụng sơ đồ tư duy để tóm lược nội dung cuốn sách trên một trang giấy.
Một cuốn sách được tóm lược trong một sơ đồ tư duy có giá trị to lớn trong việc
học tập cũng như việc tiếp thu thông tin, trau dồi kiến thức.
Đầu tiên, lướt qua cuốn sách một lượt, chia những mục chính và tiêu đề của
các chương thành các nhánh trong sơ đồ, từ đó có thể chỉnh sửa, bổ sung cho hồn
thiện. Dựa vào sơ đồ tư duy, ta sẽ nắm bắt được nội dung, diễn biến của cuốn sách,
tăng khả năng đọc hiểu cuốn sách đó.
Lập một sơ đồ tư duy cho một cuốn sách nào đó, giúp ta có thể nắm được nội
dung của nó một cách dễ dàng, giúp cho trí nhớ của ta được chính xác hơn. Khi nhìn
vào sơ đồ tư duy, ta có thể dễ dàng hình dung ra: cốt truyện, các nhân vật, bố cục,
ngơn ngữ, hình tượng, chủ đề, tính triết lí, thể loại,... của cuốn sách đó. Đây là cách
để ta có thể ghi nhớ được nhiều thông tin, tăng số lượng những cuốn sách mà chúng
ta có thể đọc được trong đời.
KẾT LUẬN
Bộ não của con người là một cỗ máy kì diệu nhất hành tinh, con người không
bao giờ sử dụng được hết những khả năng của bộ não. Khoa học đã chứng minh
rằng, trong mỗi giây, một tế bào não có thể tiếp nhận luồng thơng tin, xử lý tồn bộ
dữ liệu và truyền đi trong từng một phần triệu giây. Vì vậy, để có thể ghi chép được
những thơng tin mà bộ não tiếp nhận, chúng ta cần sử dụng phương pháp sáng tạo và
hiệu quả như sơ đồ tư duy. Sơ đồ tư duy có thể được ứng dụng trong tất cả các lĩnh
vực của đời sống, đáp ứng được bất kỳ mục đích ghi nhớ nào của con người. Tất cả
mọi người, nhất là thế hệ trẻ - những con người của nhiệt huyết và hoài bão lớn lao,
chúng ta nên sử dụng sơ đồ tư duy một cách thường xuyên và đúng cách, đây là
bước đi đầu tiên trên con đường tri thức rộng mở của tương lai. Chúc các bạn thành
công!
11
ỨNG DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG HỌC TẬP DÂN SỰ
12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
13
1. Giáo trình tâm lí học đại cương, Nxb Cơng an nhân dân.
2. Sơ đồ tư duy, Tony Buzan, Nxb Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh, năm 2013.
3. Làm chủ trí nhớ của bạn và Sử dụng trí não của bạn, Tony Buzan, Nxb Tổng
hợp Tp Hồ Chí Minh, năm 2013.
4. Các trang web:
- />- />- />
14