Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

nghiên cứu công nghệ sản xuất vắcxin chống dị ứng từ mạt bụi nhà acarien d pteronyssinus (DP) và ứng dụng trong chẩn đoán, điều trị một số bệnh dị ứng hen phế quản, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc xây dựng tiêu chuẩn cơ s

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 97 trang )

Bộ khoa học và công nghệ
Công ty VC XIN pasteur Đà lạt

Báo cáo kết quả đề tài nhánh

KC 10-10/ 06-10/05

Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở của VC XIN dị nguyên
mạt bụi nhà Acarien D.pteronyssinus gây các bệnh
dị ứng: Hen phế quản, Viêm mũi dị ứng, Viêm kết mạc

Chủ nhiệm đề tài nhánh: TS.Lơng Hồng Châu.
Thời gian thực hiện: 01/07/2007 - 25/05/2009

7598-5
20/01/2010

Hµ néi , 05 – 2009


BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CÔNG TY VẮC XIN PASTEUR ĐÀ LẠT

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỂ TÀI NHÁNH
KC 10-10/06-10/05

“XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CƠ SỞ CỦA VẮC XIN DỊ NGUYÊN
MẠT BỤI NHÀ ACARIEN D.PTERONYSSINUS GÂY CÁC BỆNH DỊ ỨNG:
HEN PHẾ QUẢN, VIÊM MŨI DỊ ỨNG, VIÊM KẾT MẠC”

Chủ nhiệm đề tài nhánh : TS. Lương Hồng Châu.


Cán bộ tham gia :
Ths. Huỳnh Quang Thuận
GS.TSKH. Vũ Minh Thục.
PGS.TS. Nguyễn Tấn Phong
BSCKII. Phạm Thị Ngọc.
Ks.Đinh Văn Minh

Hà nội, 05 - 2009


ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay dị ứng chiếm một vị trí quan trọng trong y học hiện đại, trên
thế giới 15 - 20% dân số bị dị ứng, trong đó 20% bệnh nhân mẫn cảm với dị
nguyên đường khí, 300 triệu người hen. Số người tử vong trên thế giới là 20
vạn người tính trung bình là cứ 40-60 người/triệu dân, Mỹ > 6000 người,
Anh, Đức, Pháp > 3000 người, Việt Nam > 3000 người. Tới năm 2015 có thể
có tới 1/2 dân số mắc bệnh dị ứng. Bệnh dị ứng đứng thứ 3 sau tim mạch,
ung thư [13].
Do vậy, các bệnh dị ứng là một vấn đề sức khoẻ cộng đồng lớn ở nhiều
khía cạnh khác nhau, bao gồm cả việc làm giảm chất lượng cuộc sống, mất
năng suất lao động, giảm khả năng học tập, chi phí tốn kém để điều trị, thậm
chí tử vong khi chúng tiến triển thnh hen.
Ngày nay không còn ai nghi ngờ rằng nhiều bệnh dị ứng ( nh Hen phế
quản atopy, Viêm mũi dị ứng, mày đay, eczema atopy, và nhiều bệnh khác) do
tác động của bụi nhà là một trong những nguyên nhân thông thờng nhất
(Helk et al, 1986; Berardino et al,1987; Pl¸tt-Mills et al, 1987; Bousquet et al,
1988; Saint-Remy et al, 1988).
Tuy nhiên, mặc dù tỷ lệ mắc bệnh dị ứng trên thế giới rất cao, bản chất dị
nguyên của mạt bụi nhà cha đợc nghiên cứu đầy đủ.
Để chẩn đoán một bệnh dị ứng, trớc hết cần phải xác định nguyên nhân

gây dị ứng (một hoặc nhiều DN đặc hiệu). Vì vậy tiến hành test mẫn cảm
(sensitivity testing) với các DN điều chế đợc vẫn là phơng pháp chủ yếu để
tìm nguyên nhân của bệnh. Mặt khác, phơng pháp điều trị bằng DN còn gọi
là phơng pháp giảm mẫn cảm đặc hiệu hoặc liệu pháp miễn dịch là
phơng pháp điều trị hiệu quả, nhất là khi ngời bệnh phải thờng xuyên tiếp
xúc với DN. Phơng pháp này chính là đa DN vào cơ thể đà mẫn cảm với nó
nhằm làm cho cơ thể thay đổi cách đáp ứng miễn dịch : thay đổi cân bằng
1


giữa các quần thể lympho bào T : Th1/Th2 nghiêng về Th1, làm giảm dòng
Th2/Tho đặc hiệu dị nguyên, dẫn tới sự giảm mẫn cảm các tế bào đích (tế bào
dị ứng) mastocyte, basophille làm giảm sự giải phóng các chất trung gian và
do đó hạn chế đợc các triệu chứng dị ứng. Đó cũng là cơ sở của biện pháp
tiêm chủng vaccin chống dị ứng.
Ngày nay chúng ta đang chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của dị ứng
học. Dị ứng học hiện đại - là một khoa học tổng hợp, sử dụng những thành tựu
của miễn dịch học phân tử, hóa miễn dịch, dợc học, những kết quả của y học
lâm sàng. Tất cả những điều đó đợc phản ánh trong các phơng pháp điều chế,
chuẩn hóa và sơ đồ ứng dụng DN. Đồng thời thông tin khoa học thực nghiệm
đà giúp cho việc điều chế các dạng chế phẩm DN thơng mại hết sức nhanh
chóng để đáp ứng nhu cầu của một số lớn bệnh nhân rất cần chẩn đoán và điều
trị bằng các DN.
Khi thảo luận vấn đề ứng dụng DN trong lâm sàng, cần phải nhấn mạnh
rằng hiệu quả của liệu pháp miễn dịch liên quan chặt chẽ với độ chính xác lựa
chọn bệnh nhân mà sự lựa chọn đó lại phụ thuộc đáng kể vào khả năng chẩn
đoán đặc hiệu bởi DN. Do đó trao quyền sử dụng phổ DN rộng lớn cho các
nhà lâm sàng là hết sức quan trọng.
Hiện nay, việc điều chÕ cịng nh− øng dơng DN nãi chung vµ DN
D.pteronyssinus nói riêng đà đợc tiến hành ở nhiều trung tâm dị ứng của

nhiều nớc trên thế giới với nhiều loại DN sản xuất ra mỗi năm, cung cấp cho
nhiều nớc nh allergam, allergen, allerglobulin. ở Việt Nam, trong nhiều
năm gần đây việc điều chế và đa vào ứng dụng các dị nguyên bụi nhà, bụi
bông, lông vũ... đà đợc các tác giả Nguyễn Năng An, Nguyễn Văn Hớng,
Nguyễn Văn Sửu, Vũ Minh Thục, Phan Quang Đoàn, v.v... thực hiện thành
công. Các tác giả đà đi sâu nghiên cứu các đặc tính sinh học, hóa sinh, miễn
dịch của các dị nguyên nói trên, sử dụng các dị nguyên này trong chẩn đoán
và điều trị các bệnh dị ứng đà mang lại hiệu quả tích cực. Song các tác giả
cha đi sâu nghiên cứu thành phần chính có khả năng tạo nên hoạt tính của dị
2


nguyên bụi nhà, đó là các loài mạt có trong bụi nhà và các sản phẩm thải của
chúng. Bụi nhà chỉ là môi trờng sống của mạt. Mặt khác, một số kết quả
nghiên cứu gần đây cho thấy sử dụng dị nguyên bụi nhà để điều trị cho bệnh
nhân hen phế quản và viêm mũi dị ứng cho kết quả thấp hơn so với dùng dị
nguyên mạt bụi nhà để điều trị.
Việt Nam là nớc có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng, nóng, có độ ẩm
cao. Đây là điều kiện thuận lợi cho mạt bụi nhà phát triển, đặc biệt đối với loài
phổ biến nh D. pteronyssinus. Do đó việc nghiên cứu nghiên cứu các đặc tính
sinh học của dị nguyên mạt bụi nhà D. pteronyssinus để có thể øng dơng vµo
thùc tÕ y häc n−íc ta lµ mét yêu cầu cấp thiết và có ý nghĩa khoa học. Xuất
phất từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
Xõy dng Tiờu chun c s ca Văcxin dị nguyên mạt bụi nhà
Acarien D.pteronyssinus gây các bệnh dị ứng: Hen phế quản, viêm mũi dị
ứng, viêm kết mc
Nhằm mục tiêu:
Xây dựng Tiêu chuẩn về vc xin dị nguyên D. pteronyssinus về các đặc
tính
- Đặc tính Vật lý.

- Đặc tính Hoá học.
- Đặc tính Sinh học
- Đặc tính MiƠn dÞch

3


Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

LỊCH SỬ CỦA DỊ ỨNG VÀ ĐIỀU TRỊ DỊ ỨNG VỚI DỊ

NGUYÊN MẠT BỤI NHÀ
1879 - Dr. John Bostock lần đầu tiên mơ tả chính xác bệnh sốt mùa hè là
một bệnh ảnh hưởng tới đường hơ hấp trên.
1869 - Với phát hiện ra chính bệnh sốt mùa hè của mình, Dr. Charles
Blakely thực hiện test da đầu tiên bằng cách dùng phấn hoa qua một vết sứt
nhỏ trên da của ơng. Ơng đưa ra quan điểm rằng phấn hoa gây ra bệnh sốt
mùa hè.
1911 - Noon và Freeman tạo ra các chiết xuất phấn hoa vô trùng và
chứng minh rằng các lần tiêm lặp lại làm cải thiện sự dung nạp lâm sàng khi
tiếp xúc với dị nguyên, tạo ra cơ sở cho điều trị miễn dịch dùng chiết xuất dị
nguyên.
Các chiết xuất dạng dung dịch đầu tiên: Curtis (1900).
Những phát hiện mang tính hệ thống về phương pháp chiết xuất:
Wodehouse và Walker (1917) và Coca (1920).
Các nhà dị ứng học đầu tiên điều chế các chiết xuất trong phịng thí
nghiệm của chính họ để sử dụng cho bệnh nhân của họ.

1967 - Các nhà khoa học khẳng định rằng mạt bụi nhà thông thường là
nguồn chính gây ra dị ứng trong nhà.
1978 - Mạt được xác định là nguyên nhân chủ yếu gây hen cho trẻ em ở
Vương quốc Anh.
1983 - Các nghiên cứu về tránh mạt chứng minh sự cải thiện sức khoẻ ở
trẻ em và người lớn bị hen.
1987 - 35 bác sỹ, với sự hỗ trợ của tổ chức Y tế thế giới, mô tả mạt bụi
nhà là một nguyên nhân chủ yếu gây bệnh dị ứng trên toàn thế giới.
1988 - Phân tích DNA đầu tiên xác định dị nguyên chính của Mạt (Der
p1) là một enzym có hoạt tính.

4


1990 - Các Bác sỹ mô tả mối liên hệ giữa sự tiếp xúc với mạt, hen ở trẻ
em và 1 gen đặc trưng.
1990 - Các nhà khoa học cảnh báo rằng các enzym của mạt (các dị
nguyên) có thể chọc thủng sự bảo vệ phổi bằng cách phân huỷ các mô mềm.
1992 - Một nghiên cứu về tránh mạt sâu hơn ở trẻ em bị hen chứng minh
sự cải thiện sức khoẻ; ngoài ra các bác sỹ đã đưa ra các hướng dẫn để hỗ trợ
việc tránh dị nguyên trong điều trị bệnh.
1995 - Một bài báo tổng hợp tất cả nghiên cứu về mạt, sinh học của mạt
và vai trò của mạt trong dị ứng được xuất bản; và có thêm bằng chứng khoa
học của sự phá huỷ tế bào gây ra do các thành phần từ mạt.
1996 - Có các bằng chứng mơ tả các thành phần mạt có thể gây ra các
triệu trứng kiểu dị ứng trước khi phát triển thành dị ứng thực sự.
1997 - Các Hướng dẫn mới về hen khuyến cáo tránh dị nguyên mạt trong
điều trị hen.
1998 - Các nhà khoa học mơ tả cách thức các dị ngun mạt có thể gây
ra hen dị ứng.

2000 - Sự khẳng định về Y học rằng sự nhạy cảm với mạt bụi nhà ở trẻ
em phụ thuộc vào liều lượng, và ở trẻ nhỏ bị hen do mạt càng tiếp xúc với mạt
nhiều thì tình trạng hen càng nặng.
2001 - Các nhà khoa học mơ tả cách thức các dị ngun mạt có thể gây
ra ngứa, đỏ mắt và chảy nước mắt là bằng cách phá huỷ hàng rào bảo vệ của
mắt để gây viêm kết mạc.
2003 - Dị nguyên mạt chính (Der p1) có thể làm giảm sự bảo vệ phổi tự
nhiên chống lại vi khuẩn thơng thường và có hại.
2003 - Chó có thể bị eczema do tiếp xúc với mạt bụi nhà.
2003 - Tránh dị nguyên mạt để cải thiện tình trạng hen vẫn chưa được
chấp nhận là có hiệu quả bởi các tổ chức y tế.
2005 - Sự cải thiện về sức khoẻ và giảm sử dụng thuốc được xác định ở
trẻ bị hen sử dụng cách bọc giường và đồ ngủ với vật liệu có lỗ siêu nhỏ để
giảm tiếp xúc với mạt.
2007 - Sự dị ứng với mạt vẫn đang tăng lên thậm chí ở các thành phố có
khơng khí sạch.
5


2007 - 7 thành phố của Mỹ xác nhận rằng việc tránh dị nguyên có lợi cho
người bệnh hen.
2008 - Các nhà khoa học xác nhận việc tiếp xúc với mạt khởi động các
phản ứng dị ứng miễn dịch.
2008 - Các nhà khoa học khẳng định việc tránh dị nguyên là bước đầu
tiên trong điều trị viêm mũi mãn tính.
1.2. TÌNH HÌNH CÁC BỆNH DỊ ỨNG VÀ VAI TRỊ CỦA CÁC DỊ
NGUYÊN
Ngày nay, dị ứng học đã trở thành một lĩnh vực quan trọng của y học
không chỉ bởi người ta ngày càng tìm ra nhiều bệnh có cơ chế dị ứng: hen phế
quản, viêm mũi dị ứng, mày đay, phù Quinke, dị ứng thuốc, xơ cứng bì... mà

cịn do tỷ lệ người mắc bệnh dị ứng ngày càng gia tăng [1], [8].
Các thống kê dịch tễ học gần đây ở trong và ngoài nước cho thấy, các
bệnh dị ứng đường hô hấp trên - chủ yếu là VMDƯ và hen phế quản (HPQ)
chiếm tỷ lệ từ 10-15% dân số, tương ứng với 2,5% - 3,5% tổng số người bệnh
đến khám bệnh ở mọi chuyên khoa và chiếm một phần đáng kể trong kinh phí
dành cho y tế .
- Thụy Điển: 25,87% VMDƯ; 8,1% HPQ.
- Na Uy: 24,95% VMDƯ; 8,51% HPQ.
- Việt nam : 15 - 20% VMDƯ; 5 - 7 % HPQ.
- Một số nước Đông Nam Á: VMDƯ ở Thái Lan: 38,63%; Singapore:
39,58%; Indonexia: 41,45% [9], [11], [14], [28], [32], [41], [44].
Giống như phần lớn các mơn hóa sinh, lịch sử thuật ngữ dị nguyên quay
trở về thời gian khi các dị nguyên phân lập được bằng cách sử dụng một số kỹ
thuật tách sinh hóa "kinh điển", và phần hoạt tính (phần lớn có tính dị ngun)
thường được đặt tên theo ý nghĩ chợt nảy ra của nhà nghiên cứu. Đã có những
cố gắng sớm để tinh lọc dị nguyên phấn hoa và dị nguyên mạt bụi nhà, sử
dụng chiết phenol, kết tủa muối và các kỹ thuật điện di trong những năm
6


1940-1950. Trong những năm 1960, sự trao đổi ion và môi trường lọc trong
gel đã được đưa vào sử dụng, và dị nguyên đầu tiên được tinh lọc là "kháng
nguyên E" của cỏ phấn hương. Dị nguyên này được King và Norman đặt tên
vì nó ở một trong năm phân đoạn kết tủa (đánh dấu từ A đến E).
Đỉnh cao phát triển đầu những năm 1970 là những nghiên cứu về các kháng
ngun của Marsh, mơ tả các tính chất phân tử của các dị nguyên, các yếu tố
ảnh hưởng đến tính dị nguyên, đáp ứng miễn dịch với dị nguyên, và các
nghiên cứu miễn dịch di truyền của đáp ứng IgE với các dị nguyên phấn hoa
tinh lọc. Những nghiên cứu đầu tiên của Marsh định nghĩa rõ ràng về một dị
nguyên "chính" là một dị nguyên tinh khiết cao gây đáp ứng test da tức thì ở

> 90% bệnh nhân có đáp ứng test da. Hiện nay, nói chung một dị nguyên
chính là dị nguyên mà hơn 50% bệnh nhân dị ứng phản ứng với nó.
Một dị nguyên chính thường có các tiêu chuẩn sau:
1. Tỷ lệ mẫn cảm > 80% (>2 ng IgE đặc hiệu dị nguyên/mL) ở một quần
thể lớn bệnh nhân dị ứng.
2. Một tỷ lệ đáng kể IgE tồn phần (>10%) có thể là đặc hiệu dị nguyên.
3. Sự hấp thu dị nguyên từ nguyên liệu nguồn làm giảm đáng kể hiệu
năng chiết xuất.
4. Sự hấp thu huyết thanh bằng dị nguyên tinh khiết làm giảm đáng kể
IgE đặc hiệu với chiết xuất dị nguyên.
5. Dị nguyên chiếm một tỷ lệ đáng kể protein có thể chiết xuất được
trong chất liệu nguồn.
6. Có thể sử dụng dị nguyên làm một dấu hiệu đánh giá tiếp xúc mơi
trường.
7. Có thể đo được cả đáp ứng kháng thể và đáp ứng tế bào với dị nguyên
trong một tỷ lệ cao bệnh nhân dị ứng.
8. Dị nguyên đã chứng tỏ hiệu quả như một phần của một vacxin dị ứng.
7


Tài liệu trên thế giới thường xuyên được bổ sung bởi các sách hướng dẫn
xem xét toàn diện các vấn đề về dị ứng học. Người ta đang thảo luận các điều
kiện hình thành các loại tăng độ mẫn cảm khác nhau, các cách chẩn đốn,
điều trị và phịng các trạng thái dị ứng. Việc giải quyết những nhiệm vụ này
phụ thuộc đáng kể vào danh mục và chất lượng của các DN. Số lượng các tập
chuyên khảo nói về DN như một loại sinh phẩm không nhiều. Tuy nhiên,
những tiến bộ của dị ứng học ứng dụng, hóa miễn dịch và công nghệ sinh học
thường xuyên mở ra những triển vọng mới đối với việc tạo nên các chế phẩm
DN. Việc nghiên cứu sâu các thành phần DN phối hợp với những kết quả
nghiên cứu lâm sàng cho phép tách các thành phần ít hoạt tính và để lại các

phân đoạn chính của DN [23], [25], [32], [41], [95].
Thực tiễn y học đã sử dụng rộng rãi các chế phẩm DN được chiết xuất
bởi nước - muối để chẩn đoán xác định tác nhân gây bệnh dị ứng và đặc trị
bằng MDĐH. Việc mở rộng danh mục các DN đã dẫn tới sự cần thiết phải
tiến hành một số lượng lớn các mẫu thử nghiệm chẩn đoán trên da, kết hợp
với việc tăng số lượng bệnh nhân đã làm phức tạp cơng việc của ngành dị ứng
học. Ngồi ra đi đôi với việc dùng các chiết xuất nước - muối để chữa bệnh
đôi khi gây nên các phản ứng quá mẫn tại chỗ, từng vùng và từng hệ thống ở
những người mẫn cảm cao, đặc biệt là khi sử dụng các mũi tiêm DN có nồng
độ lớn. Thời gian của đợt điều trị cũng là một vấn đề rất quan trọng đối với
bệnh nhân, đòi hỏi các bác sĩ lâm sàng phải mất nhiều thời gian chăm sóc.
Chính vì vậy mà trong thời gian vừa qua đã có nhiều đề xuất về cấu trúc các
dạng DN mới. Ví dụ, với mục đích chẩn đốn, người ta đã áp dụng các hệ
thống hấp thu DN bằng phóng xạ RAST (Radio Allergosorbent Test) và
ELISA (Enzyme-linked Immunosorbent Assay). Trong nghiên cứu các thể
DN điều trị, một trong những xu hướng được chú ý là biến đổi những KN làm
mất đi khả năng phản ứng với những kháng thể đặc hiệu loại IgE mà vẫn duy
trì hoạt tính miễn dịch (hình thành trong cơ thể các kháng thể bao vây loại
8


IgG). Đã có dự tính sử dụng các kháng ngun với nồng độ nhỏ nhất để chữa
bệnh bằng cách nối chúng với các chất kích thích miễn dịch khơng đặc hiệu
[48], [53], [54], [55], [63], [64], [65], [94], [96], [97], [98].
Việc sử dụng an tồn và có hiệu quả các seri DN khác nhau ở một mức
độ đáng kể tùy thuộc vào việc tiêu chuẩn hóa chúng và phương pháp kiểm tra
chất lượng. Trong các cơng trình điều chế và tiêu chuẩn hóa DN của Việt
Nam, chúng tơi sử dụng phương pháp điều chế DN theo dạng nước - muối.
Chúng tơi cố gắng phản ánh đầy đủ tình hình hiện nay trong lĩnh vực nghiên
cứu và điều chế DN nói chung, đặc biệt là DN D.pteronyssinus, phát hiện các

đặc điểm lý-hóa, miễn dịch và ứng dụng trong chẩn đốn và điều trị GMCĐH
[9], [11], [15], [39], [40], [63], [83], [93], [94], [95].
1.3. MẠT BỤI NHÀ DERMATOPHAGOIDES PTERONYSSINUS
1.3.1. DỊ NGUYÊN MẠT BỤI NHÀ D.PTERONYSSINUS

Mạt bụi nhà (tiếng Anh - house dust mites, tiếng Pháp - les acariens)
được nhà da liễu Scheremetevsky (Nga) phát hiện năm 1876, Bogdanov (Nga
1894) mô tả dưới tên Dermatophagoides scheremetewskji. Sau đó, các nhà
nghiên cứu ở châu Âu thấy Dermatophagoides pteronyssinus mà đôi khi gọi
chúng là những con mạt nhỏ (Microacariens) ở trên giường, mặc dù chúng
sống cả ở trong vải bọc gỗ mềm, tấm thảm và các đồ đạc có vải bọc khác [9],
[22], [25], [43], [47], [68].
Kern (1921), Cooke, Storm van Leeuven (1922) phát hiện phản ứng da
dương tính với dịch chiết bụi nhà có mạt trong đó ở các bệnh nhân dị ứng.
Năm 1925, Varekamp đã thu nhận được chế phẩm từ dịch chiết mạt và
thử nghiệm trong lâm sàng dị ứng. Tác giả đã chỉ ra vai trò của MBN trong
việc gây bệnh dị ứng nhưng chưa khẳng định được tính KN chủ yếu của
chúng trong thành phần của bụi nhà. Tuy nhiên, mối quan tâm rộng rãi tới
nguồn DN gây cảm ứng bệnh chỉ được thể hiện trong nửa sau của thế kỷ XX.
9


Năm 1964, Voorhorst và cộng sự nhận thấy rằng mạt Dermatophagoides
(Bogdanov, 1894) có mặt trong bụi nhà là nguyên nhân gây HPQ; Voorhorst
và cộng sự (1969) kết luận rằng Dermatophagoides pteronyssinus
(Trouessart, 1897) là nguồn DN chủ yếu gây bệnh cơ địa dị ứng do bụi nhà.
Các tác giả đã chứng minh sự phụ thuộc trực tiếp của tần số phản ứng với chế
phẩm bụi nhà ở các bệnh nhân vào độ bão hòa mạt trong bụi nhà. Trong
nghiên cứu này, người ta đã xử lý đặc biệt một trong các phần bụi được thu
thập ở vùng núi cao Thụy Sĩ với số lượng mạt khơng đáng kể, sau đó làm cho

tất cả mạt đều chết. Tiếp theo chia nguyên liệu làm 2 phần, rồi đưa một lượng
nhỏ mạt sống vào 1 trong 2 phần đó. Cả 2 phần nguyên liệu giữ trong điều
kiện tối ưu cho mạt sinh sản trong 3 tháng. Sau đó tách chiết DN theo cùng
một kỹ thuật. Kết quả cho thấy chế phẩm tách chiết từ phần có mạt bụi nhà
sống có hoạt tính KN mạnh gấp 100 lần. Nghiên cứu này đã khẳng định cơ sở
tác dụng gây dị ứng của bụi nhà là D. pteronyssinus. Từ đó các nhà nghiên
cứu hướng vấn đề dị ứng vào MBN [9], [10], [11], [16], [18], [25], [47].
Hàng loạt các cơng trình nghiên cứu của các tác giả khác trên thế giới đã
chứng minh chính MBN, đặc biệt là loài D. pteronyssinus - thành phần quan
trọng nhất của bụi nhà quyết định hoạt tính KN của nó và cho rằng DNBN chỉ
mang tính KN khi có mạt trong bụi [9], [11], [25], [43], [79], [100].

Hình 1.1. Mạt D. pteronyssinus
10


Nhận thức đợc vai trò quan trọng của dị nguyên trong chẩn đoán và điều
trị, ở Việt nam ngay từ những năm 1982 các nghiên cứu của Nguyễn Năng
An, Nguyễn Văn Hớng và Vũ Minh Thục về việc điều chế dị nguyên là mục
tiêu quan trọng hàng đầu giúp cho việc chẩn đoán và điều trị miễn dịch đặc
hiệu bằng dị nguyên nhằm giảm thiểu sự gia tăng các bệnh dị ứng: HPQ,
VMDƯ, Viêm kết mạc .. Trong nớc, các nghiên cứu từ năm 1980 đến năm
2003 của nhiều nhóm tác giả [2, 6, 8] mới chỉ dừng lại ở dị nguyên bụi nhà
toàn phần, dị nguyên lông vũ, dị nguyên bụi bông. Sự khẳng định của các
công trình khoa học trên thế giới: thủ phạm chính gây nên HPQ, VMDƯ,
Viêm kết mạc do bụi nhà chính là Acarien D. pteronyssinus, hoạt tính kháng
nguyên của dị nguyên bụi nhà phụ thuộc chặt chẽ vào số lợng Acarien D.
pteronyssinus có trong bụi nhà. Bởi vậy, ngay từ những năm 90 các nhóm
nghiên cứu trong nớc đà hớng tới việc phân lập, nuôi cấy mạt bụi nhà D.
pteronyssinus nhng cha thành công do cha nghiên cứu đợc các môi

trờng nghiên cứu cho mạt bụi nhà D. pteronyssinus tồn tại và phát triển. Đến
năm 2003, nhóm nghiên cứu của Labo Miễn dịch dị nguyên thuộc Bệnh viện
Tai Mũi Họng TW bớc đầu đà nghiên cứu thành công một số môi trờng
nuôi cấy đà điều chế dị nguyên D. pteronyssinus từ các môi trờng này và
bớc đầu thử nghiệm trong chẩn đoán và điều trị miễn dịch đặc hiệu trong
VMDƯ đà cho kết quả hết sức khả quan từ 75-85%. Trên cơ sở những kết quả
nghiên cứu ban đầu rất đáng khích lệ này, nhóm nghiên cứu chúng tôi hy vọng
rằng đợc thực hiện đề tài này nhằm xây dựng và hoàn thiện quy trình công
nghệ sản xuất vắc xin dị nguyên D. pteronyssinus để phục vụ công tác dự
phòng chẩn đoán và điều trị bệnh dị ứng: HPQ,VMDƯ, Viêm kết mạc do dị
nguyên D. pteronyssinus tại Việt Nam.
1982 : Nguyễn Năng An, Nguyễn Văn Hớng, Vũ Minh Thục v.v nghiên
cứu về bụi nhà toàn phần.
1987 : Vũ Minh Thục, Nguyễn Năng An, Nguyễn Chí Phi : Nghiên cứu
về thành phần hóa sinh miễn dịch của dị nguyên bụi nhà.
1990 : Vũ Minh Thục : Nghiên cứu về vai trò của mạt bụi nhà trong bệnh dị
ứng (Luận văn PTS).
1993 : Nguyễn Văn Hớng và CS nghiên cứu về : Điều chế, tiêu chuẩn
hóa và ứng dụng trong lâm sàng của dị nguyên bụi nhà toàn phần.
11


1995 : Vũ Minh Thục : Miễn dịch liệu pháp trong điều trị Hen phế quản
(Luận văn TSKH)
1996 : Nguyễn Năng An, Vũ Minh Thục, Phan Quang Đoàn, Lê Văn
Khang, nghiên cứu độ mẫn cảm của dị nguyên bụi nhà và hiệu quả điều trị của
chúng.
2001 : Vũ Minh Thục, Phạm Quang Chinh, Lu Tham Mu nghiên cứu
điều tra 2 loài mạt bụi nhà gây bệnh dị ứng: D.pteronyssinus và G. domesticus
ở Hà Nội và các vùng phụ cận.

2002 : Vũ Minh Thục, Phạm Quang Chinh, Đái Duy Ban : Nuôi cấy mạt
bụi nhà D.pteronyssinus tạo nguồn dị nguyên góp phần chẩn đoán và điều trị
bệnh dị ứng do mạt bụi nhà.
ở nớc ta, theo công trình nghiên cứu của Vị Minh Thơc (1990) thÊy r»ng
Glycyphacus domesticus vµ Dermatophagoides pteronyssinus lµ 2 loµi D.
pteronyssinus phỉ biÕn nhÊt ë Hµ Néi. Tần số phát hiện chúng trong các mẫu
bụi tơng ứng là 89,09% và 43,64%, tỷ lệ trên tổng số D.pteronyssinus tơng
ứng là 42,3% và 49,0%. Số lợng của chúng trong 1g bụi trung bình là
332,76163,1 và 385,24220,38 con [4].
1.3.2. VAI TRÒ CỦA MẠT BỤI NHÀ TRONG BỆNH DỊ ỨNG

Khi bạn hút bụi, quét, làm sạch bụi nhà vệ sinh nhà cửa (hoặc có mặt
trong lúc đó) mà bạn bị chảy nước mũi, ngứa mũi và hắt hơi từng hồi, thì có
thể là bạn đã dị ứng với một chất nào đó trong bụi nhà. Thành phần chính
xác nào gây ra dị ứng cho bạn có thể được khẳng định bằng phản ứng thử dị
ứng tiến hành trên da, hoặc bằng phản ứng huyết thanh của bạn [9], [10], [25].
Nếu bạn bị dị ứng với bụi nhà thì những triệu chứng của bạn thường
xuất hiện cả trong hoặc ngoài nhà, ở trong nhà thường tệ hơn ngoài trời, và
càng ở lâu trong nhà thì lại càng bị nặng hơn. Thường thì các triệu chứng dị
ứng với bụi thể hiện một cách xấu nhất vào lúc sáng, khi ngủ dậy. Ngủ trên
một cái giường bẩn hoặc một cái đệm bẩn thì có thể góp phần làm xuất hiện
các triệu chứng, cũng như nằm ngủ dưới quạt trần hay quạt quay đi quay lại
12


một cách giao động khiến cho bụi trong nha bay quanh quẩn trong khơng khí
khi bạn đi ngủ. Những triệu chứng do một chất nào đó trong bụi nhà gây ra sẽ
giảm đi hoặc sẽ mất đi khi bạn đi nghỉ, và sẽ trở nên tồi tệ khi bạn hết kỳ
nghỉ trở về nhà [1, 4, 5, 15].
1.3.2.1. Mạt bụi nhà với bệnh dị ứng đường hô hấp

MBN là nguồn DN quan trọng và rất phổ biến trên thế giới. Mẫn cảm dị
ứng với MBN chiếm 10 – 20% dân số, nhưng biên độ dao động rất lớn, từ 8 –
40%. Theo Dutau, MBN chiếm 60 – 70% nguyên nhân gây dị ứng đường hô
hấp và tỉ lệ mẫn cảm tăng lên theo tuổi: 11,4% dưới 2 tuổi; 25% từ 2 đến 6
tuổi; 59,1% trên 6 tuổi; 70% trên 16 tuổi. Loại mạt thường gặp trong các mẫu
bụi là D. pteronyssinus và D. farinae, bản chất dị nguyên của chúng là enzym
proteaza [1], [8], [9], [10], [20], [25], [28].
Mức độ mẫn cảm với MBN thường cao, do đó các dịch chiết mạt thậm
chí ở nồng độ thăm dị 10-7 có thể gây phản ứng tại chỗ lẫn các phản ứng tồn
thân và phản ứng ổ có biểu hiện. Tuy nhiên, cần phải nhận thấy rằng bụi nhà
khác nhau có thể khác nhau về độ bão hịa mạt. Khi phân tích gần 300 mẫu
bụi từ các căn hộ bệnh nhân HPQ, mạt được phát hiện ở 30,6% số mẫu bụi.
Mạt xâm nhập cơ thể bằng con đường hít. Người ta phát hiện chúng ở da, đôi
khi ở trong nước tiểu và chỗ ẩm ướt [41], [43], [44], [52], [54].
Đối với bụi nhà, MBN chiếm hơn 70% tính dị ứng ngun. Vì vậy người
ta đặt vấn đề xem xét lại thuật ngữ “dị ứng với bụi nhà”.
Theo Pepys và cộng sự, tần số phát hiện D. pteronyssinus trong các mẫu
bụi nhà là hơn 80%.
Nhiều nhà nghiên cứu đã phát hiện thành phần khu hệ mạt nhà ở và tỉ lệ
dị ứng do MBN ở các khu vực khác nhau và nhận thấy rằng D. pteronyssinus
là lồi mạt có hoạt tính gây dị ứng cao phổ biến nhất, chiếm từ 70 – 98% tổng
số mạt phát hiện được. Thành phần hệ MBN phụ thuộc nhiều yếu tố khác
13


nhau, chẳng hạn như mùa, vị trí địa lý, đặc điểm khí hậu, điều kiện xã hội và
sinh hoạt [1, 19, 56, 57, 59, 73, 74].
Một số nghiên cứu nhận thấy rằng, phụ thuộc vào điều kiện sống của
bệnh nhân hoặc các đặc điểm nghề nghiệp của họ mà có những phản ứng dị
ứng khác nhau với các loài mạt khác nhau.

MBN là nguyên nhân gây các bệnh HPQ, viêm mũi, viêm kết mạc dị
ứng. Ngồi ra, chúng cịn là căn nguyên của bệnh mày đay mạn tính, viêm da
dị ứng. Nhiều nhà nghiên cứu đã xác nhận mối liên hệ của các bệnh dị ứng kể
trên với mạt D. pteronyssinus.
Tỉ lệ mạt trong bụi nhà là yếu tố bệnh căn của HPQ và các bệnh khác,
dao động lớn và phụ thuộc vào điều kiện địa lý-khí hậu. Ở nước có khí hậu
dun hải ẩm, sự mẫn cảm với DN D. pteronyssinus chiếm 70 – 100% số
trường hợp bệnh nhân HPQ dị ứng. Ở nước có khí hậu lục địa khô, tỉ lệ này
thấp hơn và dao động từ 14,1 đến 43,2% [1], [9], [10], [11], [20], [22], [25].
Tovey và cộng sự đã chứng minh các mẫu phân mạt cũng là một nguồn
DNBN quan trọng. Kanchurin và cộng sự nhận thấy về hoạt tính, phân mạt
khơng khác so với các chế phẩm từ cơ thể mạt. Việc sử dụng ức chế RAST
của Stewart và cộng sự đã cho thấy hoạt tính tiềm tàng của dịch chiết mạt
nguyên vẹn cao hơn 3 lần so với dịch chiết từ vỏ cuticul của chúng hoặc từ
môi trường nuôi cấy chúng [1], [32], [43], [46], [65].
Ở các nước khác nhau, có 14 - 100% số bệnh nhân dị ứng cho thử
nghiệm da dương tính với DN mạt Dermatophagoides sp. do đó ở các nước
trên thế giới, đang tiến hành nghiên cứu vấn đề dị ứng với MBN.
Sự mẫn cảm với DN mạt xảy ra chủ yếu bằng đường mũi. Khi giũ đồ trải
giường, quét dọn phịng, các DN mạt lọt vào đường hơ hấp. Lúc này những
thành phần mạt khô và bị hủy hoại bay lên và được hít vào cùng với khơng
khí. Hoạt tính của DN mạt tỉ lệ thuận với thành phần mạt trong nó. Khi giảm
hoặc loại trừ được MBN khỏi mơi trường chung quanh bệnh nhân, tính phản
14


ứng của phế quản giảm, mức KT đặc hiệu IgE giảm, IgG tăng, tình trạng của
bệnh nhân được cải thiện [1], [80], [82].
Tính đặc hiệu DN của các loại bụi khác nhau là một vấn đề rất quan
trọng. Ado cho rằng bụi nhà có tính chất DN đặc hiệu.

Có tác giả cho rằng có thể sử dụng các DNBN nguồn gốc khác nhau để
chẩn đoán dị ứng với bụi nhà. Tác giả đã dùng DN từ bụi phân lập ở nước họ
(Mỹ) để nghiên cứu dị ứng đối với bụi ở bệnh nhân của nước khác (Đức). Kết
quả cho thấy 69,1% số trường hợp có kết quả thử nghiệm da dương tính với
các DN này. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có ý kiến thống nhất về khả năng
sử dụng DNBN chuẩn để phát hiện bệnh dị ứng ở các nước. Vấn đề này rất
quan trọng đối với dị ứng học thực hành, đặc biệt, nếu chú ý đến ý kiến của
Ado cho rằng bụi có tính đặc hiệu đối với từng bệnh nhân. Khi nghiên cứu
tính chất DN của bụi có nguồn gốc khác nhau, Ado và cộng sự nhận thấy ý
nghĩa của “bụi cá nhân” trong bệnh sinh HPQ.
Nhiều tác giả cho rằng ngồi con đường hít cịn có thể có con đường tổn
thương do tiếp xúc với mạt D. pteronyssinus. Chẳng hạn, các nhà nghiên cứu
Nhật Bản chỉ ra rằng giống mạt Dermatophagoides có thể đóng vai trò bệnh
sinh của mày đay. Các tác giả đã tiến hành thử nghiệm dưới da với DN D.
pteronyssinus và D. farinae ở 138 bệnh nhân mày đay mạn tính. Đã phát hiện
phản ứng dương tính với D. pteronyssinus ở 37 bệnh nhân (26,8%), còn với
D. farinae – ở 68 bệnh nhân (40,3%). Titova và cộng sự, Kanchurin,
Vaitsekauskaite đã chỉ ra vai trò của mạt trong bệnh căn mày đay, chứng
minh sự mẫn cảm với D. pteronyssinus ở những bệnh nhân mày đay bằng các
thử nghiệm da và phản ứng phân hủy tế bào mast gián tiếp.
Đã có những tài liệu nói về vai trị bệnh căn của MBN trong các bệnh da
dị ứng của người như viêm da dị ứng và viêm da thần kinh.
Kể từ khi Voorhorst R (1964) chỉ ra vai trò của MBN trong việc phát
sinh HPQ dị ứng, đến nay nhờ tạo ra được các KT đơn dòng người ta đã đo
15


được số lượng DN trong môi trường sống, mức độ DN có thể gây mẫn cảm
cũng như mức độ DN dẫn đến xuất hiện triệu chứng bệnh lý.
Các hạt phân của mạt chứa phần lớn DN Der p I, có kích thước trung

bình 20 µm, trong đó 4% Der p I có kích thước dưới 5 µm có thể được hít
thẳng vào phổi. DN MBN có hoạt tính enzym, do đó làm tăng tính thấm của
hàng rào biểu mơ đường hơ hấp. Các phần tử DN này có nhiều trong bụi của
vải bọc nệm giường, chăn, gối, thảm... Khi quét dọn hoặc giũ các đồ đạc trên,
chúng lơ lửng trong khơng khí khoảng 20 – 30 phút. Đối với DN có kích cỡ
lớn sẽ bị giữ lại ở niêm mạc mũi, cịn DN có kích cỡ nhỏ đi thẳng vào phổi.
Tại các nơi đó, DN sẽ gây nên bệnh cảnh lâm sàng.
Phần lớn các báo cáo đều cho thấy mức độ DNBN gây mẫn cảm là 2
µg/g bụi mịn (tương đương số mạt hơn 100 con/g) và mức độ gây xuất hiện
triệu chứng bệnh lý là 10 µg/g bụi mịn (tương đương hơn 500 con/g).
Theo Platts-Mills và cộng sự, liều 2 µg/g bụi mịn của Der p I gây mẫn
cảm, cịn Dreborg chỉ ra liều 10 µg/g bụi mịn gây cơn hen cấp ở người mẫn
cảm. Nghiên cứu của Sporile và cộng sự ở Anh cho thấy nồng độ DN mạt
trong bụi nhà của những đứa trẻ bị hen cao hơn nồng độ DN ở nhà những đứa
trẻ khỏe mạnh. Trẻ sơ sinh nếu sớm tiếp xúc với môi trường có nồng độ hơn
10 µg Der p I /g bụi sẽ xuất hiện bệnh hen trong 10 năm đầu.
Mức độ biểu hiện bệnh cảnh lâm sàng của cá nhân có cơ địa mẫn cảm
(atopy) tiếp xúc với mơi trường có DN phụ thuộc vào các yếu tố:
+ Độ mẫn cảm của từng cá nhân. Liều lượng chung gây mẫn cảm và
biểu hiện dị ứng là 2 - 10 µg/g, một vài nghiên cứu cho thấy với liều DN mạt
từ 1 – 2 µg/g đã gây mẫn cảm ở một số trẻ nhỏ. Ở mơi trường có nồng độ DN
thấp chỉ có cơ địa rất mẫn cảm mới thể hiện, mơi trường có mức độ DN cao
thì ngay cả người có cơ địa mẫn cảm yếu có thể bộc lộ triệu chứng của bệnh.

16


+ Thời gian tiếp xúc. Với liều DN thấp nhưng nếu tiếp xúc hàng ngày,
thường xuyên cũng làm xuất hiện triệu chứng ở người mẫn cảm. Nghiên cứu
của Ihre và cộng sự cho thấy nếu hít hàng ngày trong 1 tuần với liều DN rất

thấp (dưới 1 mg/ngày hoặc dưới 1 pg/phút) sẽ tăng phản ứng phế quản.
Mức độ DN mạt trong khơng khí thay đổi theo mùa và ảnh hưởng bởi sự
thơng khí, nhiệt độ, độ ẩm nên mức độ mẫn cảm và triệu chứng của bệnh
cũng thay đổi theo.
Ở nước ta, theo Nguyễn Năng An , Nguyễn Văn Hướng, Vũ Minh Thục,
dị nguyên mạt bụi nhà chiếm vị trí lớn trong bệnh căn HPQ, Viêm mũi dị ứng
và nhiều bệnh dị ứng khác. Các nghiên cứu trong nước đã chú ý tới vai trò
mạt thuộc họ Pyroglyphidae, trong đó D. pteronyssinus – một lồi MBN
thường gặp ở nước ta có ý nghĩa to lớn. Có thể là do độ ẩm khơng khí cao gần
như quanh năm, số ngày sương mù nhiều, nhiệt độ trung bình hàng năm
tương đối cao đã tạo điều kiện thuận lợi cho mạt phát triển ở nước ta và làm
cho vấn đề dị ứng với MBN ngày càng trở nên quan trọng. Tuy nhiên, các
cơng trình nói trên mới chỉ đánh dấu bước khởi đầu trên con đường nhận thức
vai trò của MBN trong bệnh căn và bệnh sinh của các bệnh dị ứng ở nước ta.
1.3.2.2.Vai trò của dị nguyên mạt trong cơ chế bệnh lý (quá mẫn typI)
a. Cái gì trong bụi nhà đã gây ra dị ứng:
Một cuộc tranh cãi đã nổ ra trong nhiều năm tại nhiều phịng thí nghiệm
trên thế giới là chỉ một chất kháng nguyên đặc biệt duy nhất có trong bụi nhà
gây ra dị ứng, hoặc triệu chứng do dị ứng gây ra có thể quy cho một trong
những chất đã được thừa nhận là có trong bụi đáng nghi ngờ nhất, đó là
những con mạt trong bụi nhà. Tuy nhiên, mọi thành phần trong bụi nhà đều có
thể là nguyên nhân của những triệu chứng, các loại côn trùng khác và phân
của chúng, nhất là con gián, cũng như những mảnh vụn ở lông, da của các con
vật ni trong nhà (chó và mèo). Thật là khơng may vì nhiều người có cơ địa
dị ứng lại thường dễ bị cảm ứng với nhiều thành phần trong bụi nhà của họ.
17


Họ có thể phản ứng với mạt bụi nhà, bào tử nấm, phấn hoa và nước tiểu của
mèo [9], [11], [77], [78], [79], [80].

b. Thành phần nào của mạt bụi nhà gây ra dị ứng:
Người bị dị ứng với hạt tròn phân mạt. Một con mạt sản ra một lượng
khoảng 200 lần trọng lượng cơ thể nó, hạt trịn phân mạt chứa tiềm năng gây
dị ứng cao chỉ có trong thời gian ngắn ngủi của cuộc đời nó. Khi thải ra
ngồi, được khơng khí mang đi khi các vật dùng như thảm đệm, các đồ
đạc.v.v.. bị xáo lộn. Với kích thước siêu nhỏ (phải nhìn qua kính hiển vi mới
thấy) những tiểu thể trên rất dễ hít vào mũi và phổi, ở đó nó làm khởi phát
triệu chứng dị ứng, mật độ quần thể bọ sống trong nhà quyết định mức độ
vấn đề mà bạn phải đương đầu với những tiểu thể phân chúng. Mặc dù xác
những con bọ chết có thể được khống khí mang đi, nhưng chúng khơng góp gì
đáng kể cho việc bị dị ứng với MBN [77], [78], [79], [80], [82], [100].
c. Cơ chế bệnh lý
+ Giai đoạn mẫn cảm: DN lần đầu tiên xâm nhập vào cơ thể mẫn cảm
tạo ra các kháng thể IgE đặc hiệu với DN (chưa có biểu hiện lâm sàng).
+ Giai đoạn tức thì: xảy ra trong 10 – 15 phút khi cơ thể tiếp xúc lại với
DN đã gây mẫn cảm. Các triệu chứng như hen, ngạt mũi... là do kết quả gắn
kết giữa IgE và DN làm hoạt hóa tế bào mast ở niêm mạc mũi. Các chất trung
gian hóa học giải phóng ra từ các hạt trong tế bào như histamin, tryptaza. Các
chất trung gian mới hình thành có nguồn gốc từ màng tế bào như leucotrien,
prostaglandin. Các chất trung gian có nguồn gốc lipit như yếu tố hoạt hóa tiểu
cầu cũng xuất hiện. Các chất này gây giãn mạch, tăng tính thấm thành mạch
dẫn đến phù nề, ngạt mũi. Các tuyến nhầy mũi tăng tiết. Các dây thần kinh
hướng tâm bị kích thích làm ngứa mũi, hắt hơi. Các chất trung gian, đặc biệt
là histamin, kích thích sợi thần kinh hướng tâm và sợi trục giải phóng các
nơropeptit tại chỗ (chất P và tachykinin). Những chất này lại kích thích tế bào
18


mast thốt hạt. Ngồi ra, DN làm lympho bào T (CD4+Th0) hoạt hóa thành
lympho T (CD4+Th2).

+ Giai đoạn muộn: xảy ra từ 2 – 48 giờ. Đáp ứng tế bào chiếm ưu thế do
sự tương tác giữa các tế bào dưới ảnh hưởng của các cytokin. Tính chất đặc
trưng của HPQ, VMDƯ... là sự tích tụ tại chỗ các tế bào viêm như lympho
TCD4, eosinophil, basophil, nơrophil. Trong đó, eosinophil giải phóng ra một
lượng rất lớn các protein cơ bản gây độc tế bào biểu mô đường hô hấp và sự
có mặt của các ion kích thích tế bào mast thoát hạt.
Các biểu hiện trên đều do các cytokin điều biến. Ngồi các tế bào
lympho T, cytokin cịn tiết ra từ các tế bào mast, basophil, đại thực bào và tế
bào biểu mơ. IL-4 kích thích lympho B tăng sản xuất IgE, tăng bộc lộ các
phân tử kết dính (ICAM) ở thành mạch để thu hút eosinophil đến mô tổ chức,
chuyển lympho Th0 thành lympho Th2, bộc lộ các thụ thể IgE có ái lực thấp
(CD23), ức chế tạo thành IFNγ, kích thích tế bào mono biệt hóa thành tế bào
trình diện kháng ngun. IL-13 kích thích lympho B sản xuất IgE, bộc lộ thụ
thể IgE có ái lực thấp (CD23), hoạt hóa tế bào nội mơ bộc lộ phân tử kết dính
để thu hút các tế bào viêm tới tổ chức. IL-5 có đặc tính chọn lọc đối với
eosinophil, gồm kích thích biệt hóa và trưởng thành của các eosinophil từ tủy
xương, hoạt hóa các eosinophil và làm tăng thời gian sống của nó ở tổ chức.

19


Hình 1.2. Vai trị của dị ngun MBN trong cơ chế bệnh lý
1.3.3 . CÁC ĐẶC TÍNH HĨA SINH VÀ MIỄN DỊCH CỦA DỊ NGUYÊN
MẠT BỤI NHÀ

Sự nghiên cứu chi tiết thành phần bụi nhà đã kích thích mối quan tâm
tới mạt mà bụi nhà là môi trường sống tự nhiên của chúng.
Các số liệu cho thấy DNBN là glycoprotein có KLPT 25.000 – 40.000
Da, chịu nhiệt.
Theo Fradkin, mặc dù phức glycoprotein là cơ sở dị nguyên của dịch

chiết mạt, các KN đặc tính protein đóng vai trị chủ yếu. Nhiều tác giả độc lập
với nhau đã nghiên cứu thành phần KN của các dịch chiết D. pteronyssinus và
D. farinae bằng các phương pháp hóa lý, hóa MD, đã tách được các phân
đoạn dị nguyên có dấu hiệu dị nguyên chính. Những nghiên cứu chi tiết hơn
cho thấy đây là polypeptit có KLPT 14.500 – 28.000 Da, chịu nhiệt. Tuy
nhiên, nghiên cứu của Platts-Mills, Chapman cho thấy tính nhạy cảm cao của
nó với nhiệt độ. Nghiên cứu các dịch chiết của MBN bằng các phương pháp
khác nhau (điện di miễn dịch chéo, siêu lọc, sắc ký, lọc gel v.v...), nhiều tác
giả kết luận rằng tính gây dị ứng của DN mạt chủ yếu liên quan đến các phân
đoạn có KLPT 24.000 – 50.000 Da. Theo số liệu của nhiều nhà nghiên cứu
20


khác, các phân đoạn dịch chiết mạt này có hoạt tính khá cao [6], [9], [15],
[21], [30], [39], [85].
Nhiều nghiên cứu nhằm thu nhận các phân đoạn tinh khiết và nghiên cứu
bản chất hóa học của DN mạt, đồng thời chú ý nhiều đến tinh chế và đánh giá
phần protein của dịch chiết như là phần gây dị ứng chủ yếu của mạt. Mặc dù
các tác giả thử nghiệm thu các phân đoạn protein DN tinh khiết nhưng vẫn
không giải quyết được vấn đề. Trong tất cả các trường hợp, phân đoạn protein
chứa một phần polysacarit. Chẳng hạn, Ishii và cộng sự đã xác định rằng phân
đoạn DN từ D. farinae gồm có các glycoprotein, bao gồm 5 chất đường chủ
yếu: riboza, mannoza, D-galactoza, arabinoza, L-galactoza. Wolden và cộng
sự đã nghiên cứu phần gluxit của DN D. pteronyssinus đã tinh chế và ý nghĩa
của nó trong chẩn đốn mẫn cảm bằng phương pháp RAST. Trước hết người
ta tinh chế DN, dùng phương pháp lọc gel trên sephadex G-100 và sắc ký trao
đổi ion (phương pháp sau không cho phép tách các hợp phần gluxit). Phần
gluxit của DN chủ yếu gồm có mannoza, galactoza, glucoza, Nacetylglucozamin, N-acetylgalactozamin, polysaccarit. Polysaccarit gồm có
hexozamin với các mạch bên có nhóm tận cùng là galactoza. Sau khi xử lý
đường bằng các chất oxi hóa, khả năng của DN mạt kết hợp với IgE đặc hiệu

(trong test ức chế RAST) giảm rõ rệt. Như vậy, mặc dù chế phẩm nghiên cứu
chủ yếu là protein (65%), vai trị của phần gluxit của nó biểu hiện rõ ràng.
Có tác giả cho rằng thành phần chủ yếu của DN mạt là protein, nhiều
cơng trình nghiên cứu định tính và định lượng thành phần axit amin của các
dịch chiết mạt và các phân đoạn của chúng, đã xác định được 16 axit amin
trong thành phần của DN mạt D. pteronyssinus: asparagin, glutamin, glycin,
alanin, valin, leucin, isoleucin, serin, threonin, cystein, prolin, phenylalanin,
tyrosin, histidin, lysin, arginin, trong đó các axit amin khơng phân cực chiếm
tỉ lệ lớn. Các số liệu thực nghiệm chứng tỏ khả năng KN tiềm tàng của DN
mạt được quyết định bởi chính hàm lượng các axit amin khơng phân cực.
21


Thành phần axit amin tương tự cũng được phát hiện ở DN mạt D. farinae.
Tuy nhiên, trong trường hợp này các tác giả phát hiện có methionin, khơng có
isoleucin. Các hydroxi axit amin được phát hiện với tỉ lệ khá lớn (serin –
6,84%, threonin – 4,58%) [6], [9], [11], [21], [25], [30], [43], [49], [53], [55].
Romagnani và cộng sự đã tiến hành thẩm tách dịch chiết D.
pteronyssinus và D. farinae và thẩm tách DNBN bình thường ngược với dung
dịch NaCl đẳng trương (đã đệm hóa). Chỉ thẩm tách được một phần nhỏ DN.
Để phân đoạn các thành phần không thẩm tách, người ta sử dụng phương
pháp lọc gel trên sephadex G-200, G-100, G-50, G-25 và DEAE-xenluloza.
Phát hiện protein trong mỗi phân đoạn bằng quang phổ kế (280 nm). KLPT
của các phân đoạn không thẩm tách tương ứng với 10.000 – 50.000 Da. Vị trí
hoạt tính cực đại trong các dịch chiết mạt và bụi nhà là như nhau (chiết hấp ở
0,3 – 0,2M NaCl). Khi tiêm trong da cho bệnh nhân mẫn cảm với DN trong
đời sống tất cả các phân đoạn cho kết quả giống với kháng nguyên của dịch
chiết bụi nhà.
Theo tài liệu của Fradkin, Ricci đã nghiên cứu thành phần KN của các
dịch chiết D. pteronyssinus, D. farinae, gàu người và bụi nhà toàn phần nhờ

kháng huyết thanh thỏ đặc hiệu thu được do gây MD động vật bằng dịch chiết
có tá dược Freund. Bằng các phương pháp khuếch tán MD và điện di MD đã
xác định được các KN giống nhau trong thành phần của các chế phẩm kể trên.
Khi phân đoạn dịch chiết mạt trên sephadex G-75 và DEAE-xenluloza đã cho
thấy phân đoạn chịu nhiệt có KLPT khoảng 30.000 có hoạt tính KN lớn nhất.
Bằng sắc ký đã phân biệt được 3 thành phần chịu nhiệt, trong đó một thành
phần khơng giống thành phần mơi trường dinh dưỡng dùng để nuôi mạt và
cũng không giống với dịch chiết từ D. farinae.
Để đánh giá dịch chiết nước – muối của mạt D. pteronyssinus, Krilis và
cộng sự đã dùng phương pháp siêu lọc, sắc ký trên gel và hội tụ đẳng điện.
Hoạt tính của các phân đoạn thu được được đánh giá bằng test lẩy da, RAST,
22


phản ứng giải phóng histamin từ bạch cầu. Việc xác định các phân đoạn KN
(đã xác định được 51 phân đoạn) được tiến hành bằng điện di MD phóng xạ
và phương pháp mới phát hiện protein liên kết IgE (mang chúng lên màng
nitroxenluloza nhờ điện di ngang). Các tác giả kết luận rằng hoạt tính của các
dịch chiết mạt phụ thuộc sự có mặt của cả 11 hợp phần KN đặc hiệu và có ý
nghĩa về lâm sàng. Hơn 80% số phản ứng ở bệnh nhân là với 2 trong số các
chế phẩm nói trên (với 5 chế phẩm khác được đánh giá trong lâm sàng, số
phản ứng là 50 – 22%). Điều này khẳng định quan điểm của Lowenstein về
tầm quan trọng của việc phân ra DN “chính” .
Krilis và cộng sự phản đối thuật ngữ “DN chính”, đề nghị thay nó bằng
“DN có ý nghĩa lâm sàng” mà đối với các bệnh nhân khác nhau nó có thể
khác nhau. Cần chú ý rằng theo quan điểm di truyền MD, mức độ đáp lại DN
hoặc phân đoạn của nó phụ thuộc nhiều vào kiểu gen bệnh nhân có thể phản
ứng cao hoặc thấp. Vả lại, vấn đề đang thảo luận tiếp tục được nghiên cứu
mạnh mẽ và được bổ sung những sự kiện mới. Stewart và cộng sự đã xác định
được 9 KN ở D. pteronyssinus có tính chất gây dị ứng. Trong dịch chiết vỏ

cuticular của mạt hoặc mơi trường sống của chúng chỉ có 5 KN như vậy. Các
dịch chiết chứa các enzim (esteraza, photphataza, aminopeptidaza,
glycosidaza), tuy nhiên, khơng một enzim nào trong số chúng có hoạt tính gây
dị ứng.
Bằng điện di MD chéo cho thấy dịch chiết MBN chứa hơn 50 KN khác
nhau, 13 trong số KN đó là DN.
Theo Platts-Mills, việc tinh chế DN mạt chỉ có thể thực hiện khi phương
pháp ni cấy MBN quy mơ lớn phát triển. DN chính đầu tiên được tinh chế
có tên là DN Dermatophagoides pteronyssinus I (hoặc Der p I). Đây là một
glycoprotein, KLPT 24.000 Da, có 2 chuỗi đồng nhất với papain và có hoạt
tính enzim. Kháng thể đơn dịng đối với Der p I được thơng báo năm 1984.
Protein này được giải trình tự một phần năm 1985, được nhân dịng vơ tính và
23


×