Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Mọi mâu thuẫn đều dẫn đến sự phát triển và mọi sự phát triển đều có nguồn gốc từ việc giải quyết mâu thuẫn”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.46 KB, 11 trang )

HỌC VIÊN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN : TRIẾT HỌC MAC- LENIN

ĐỀ SỐ 1

GVHD :
HỌ VÀ TÊN :
LỚP :
MSSV :

Hà Nội , Tháng 1- 2022


Đề số 1
Câu 1 (2 điểm). “Mọi mâu thuẫn đều dẫn đến sự phát triển và mọi sự phát triển đều có
nguồn gốc từ việc giải quyết mâu thuẫn”. Nhận định trên đúng hay sai? Hãy giải thích và
lấy các ví dụ vận dụng thực tế để làm rõ.
Câu 2 (2 điểm). “Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, thước đo khách
quan nhất của chân lý là sự tán thành của số đông”. Nhận định trên đúng hay sai? Hãy
giải thích và lấy các ví dụ vận dụng thực tế để làm rõ.
Câu 3 (2 điểm). “Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, lực lượng sản xuất quan
trọng hàng đầu của toàn thể nhân loại chính là người lao động”. Nhận định trên đúng
hay sai? Hãy giải thích và lấy các ví dụ vận dụng thực tế để làm rõ.
Câu 4 (4 điểm). Sự lan rộng và diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid – 19 đã và đang
đặt ra nhiều thách thức cho cả thế giới và mỗi và mỗi cá nhân. Hãy liên hệ những ý nghĩa
phương pháp luận rút ra từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát
triển của phép biện chứng duy vật để đưa ra một số góc nhìn của mình về vấn đề này?




Bài Làm
Câu 1 (2 điểm). “Mọi mâu thuẫn đều dẫn đến sự phát triển và mọi sự phát triển đều có
nguồn gốc từ việc giải quyết mâu thuẫn”.
Nhận định trên là đúng
a.Giải thích
Mâu thuẫn giữa các mặt đối lập trong sự vật, hiện tượng là nguyên nhân; giải quyết
mâu thuẫn đó là động lực của sự vận động, phát triển; sự vận động, phát triển của các sự
vật, hiện tượng là tự thân. Quá trình từ khác nhau, thống nhất qua mâu thuẫn đến đấu
tranh giữa các mặt đối lập mà kết quả là mâu thuẫn giữa chúng được giải quyết; xuất hiện
sự thống nhất mới cùng với sự hình thành mâu thuẫn mới trong một sự vật, hiện tượng ở
dạng thống nhất thường trải qua ba giai đoạn chính, mỗi giai đoạn có những đặc điểm
riêng của mình.
Khi hai mặt đối lập có sự xung đột gay gắt, đủ điều kiện thì sẽ tự chuyển hóa lẫn
nhau và từ đó mâu thuận được giải quyết. Nhờ sự giải quyết theo hướng này mà thể thống
nhất mới sẽ thay thế thể thống nhất cũ hay sự vật mới thay cho sự vật cũ bị mất đi.
b. Ví dụ
Trong hoạt động bài tiết thì con người có hai hoạt động đối lập nhau: hoạt động ăn,
hoạt động bài tiết. Mặc dù chúng đối lập nhau nhưng lại không thể tách rời nhau và phụ
thuộc vào nhau, từ đó cho thất hai hoạt động này có sự thống nhất với nhau.
Mâu thuẫn giữa cá nhân với cá nhân trong công việc cùng thực hiện nhưng mỗi chủ
thể có một cách hay một phương án đưa ra riêng và không cùng lý tưởng, cách giải quyết
với nhau nên đưa ra những tranh cãi và nảy sinh ra mâu thuẫn về cách giải quyết công
việc với nhau.
Câu 2 (2 điểm). “Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, thước đo khách
quan nhất của chân lý là sự tán thành của số đông”.
1


Nhận định trên là sai

a.Giải thích
Chân lý theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng là những tri thức phù hợp
với hiện thực khách quan và được thực tiễn kiểm nghiệm. Chân lý bao giờ cũng là chân
lý khách quan tức là những tri thức mà nội dung của nó khơng phụ thuộc vào con người.
Và chân lý cịn có tính tuyệt đối và có tình tương đối.
Ngồi ra, nhận thức là quá trình phản ánh biện chứng, tích cực, tự giác và sáng tạo
thế giới khách quan vào trong đầu óc của con người trên cơ sở thực tiễn. Chân lý có tính
cụ thể, có đặc tính gắn liền và phù hợp giữa nội dung phản ánh với một đối tượng nhất
định cùng các điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
Mỗi tri thức đúng bao giờ cũng có một nội dung nhất định, nội dung đó luôn gắn liền
với đối tượng xác định nên chân lý nào cũng gắn liền với những điều kiện lịch sử cụ thể.
Việc nắm vững những nguyên tắc về tính cụ thể của chân lý có ý nghĩa phương pháp
luận quan trọng trong hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn.
b.Ví dụ
Nhà bác học Galile tìm ra định luật về sức cản của khơng khí.
Trái đất quay quanh mặt trời
Khơng có gì q hơn độc lập tự do
Câu 3 (2 điểm). “Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, lực lượng sản xuất quan
trọng hàng đầu của tồn thể nhân loại chính là người lao động”.
Nhận định trên là đúng
a.Giải thích
Lực lượng sản xuất do con người tạo ra nhưng mang tính khách quan. Nó biểu hiện
mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Lực lượng sản xuất nói lên năng lực hoạt động
2


thực tiễn của con người trong quá trình chinh phục tự nhiên. Nó là sản phẩm của sự kết
hợp giữa lao động sống và lao động quá khứ. Lực lượng sản xuất là tiêu chí quan trọng
nhất để chỉ ra những nấc thang của sự tiến bộ xã hội vì các chế độ kinh tế khác nhau ở
chỗ, nó sản xuất bằng cách nào, với công cụ lao động nào. Trong lực lượng sản xuất gồm

các yếu tố cơ bản: con người - người lao động với thể lực, học vấn, kinh nghiệm, kỹ
năng, trình độ lao động; tư liệu lao động (gồm công cụ lao động và đối tượng lao động).
Các yếu tố trong lực lượng sản xuất không thể tách rời nhau, chúng có quan hệ hữu cơ
với nhau trong đó yếu tố con người – người lao động giữ vị trí hàng đầu, tư liệu sản xuất
đóng vai trị rất quan trọng.
b.Ví dụ
Lực lượng sản xuất tạo ra của cải vật chất cho xã hội, đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Trong quá trình sản xuất con người đã sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên,
cải biến, các dạng vật chất của giới tự nhiên để tạo ra của cải vật chất nhằm thỏa mãn nhu
cầu của con người.
Nếu một nền kinh tế mà ở đó thiếu vắng sự phát triển của lực lượng sản xuất thì nền
kinh tế đó chắc chắn khó có thể đứng vững. Thậm chí cịn có thể bị tiêu vong. Do đó mới
thấy rõ ý nghĩa của lực lượng sản xuất trong đời sống xã hội. Sự phát triển lâu dài bền
vững và ổn định của bất cứ một quốc gia nào trong lịch sử đều đi liền với sự phát triển
của lực lượng sản xuất.
Câu 4 (4 điểm). Sự lan rộng và diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid – 19 đã và đang
đặt ra nhiều thách thức cho cả thế giới và mỗi và mỗi cá nhân.
a.Đặt vấn đề
Dưới góc độ là một sinh viên Học Viện Bưu Chính Viễn Thơng , đối với em cảm
nhận thấy được những ảnh hưởng rất lớn của đại dịch covid 19 trong 2 năm vừa qua ở
Việt Nam, qua những ảnh hưởng lớn đến toàn xã hội cũng cùng với sự lan rộng và diễn
biến phức tạp của dịch bệnh đã và đang đặt ra nhiều thách thức cho cả thế giới và mỗi và
mỗi cá nhân.
3


Sự ủng hộ, quyên góp của mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đã
góp phần hỗ trợ, cổ vũ, động viên to lớn, tiếp thêm nguồn lực để cùng cả nước quyết tâm
chiến thắng đại dịch. Tinh thần đại đồn kết đó đã và đang lan tỏa tinh thần cả nước
chung tay phịng chống dịch “khơng để ai lại phía sau.

Nhờ tiếp thu những gì từ ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ nguyên lý về mối liên hệ
phổ biến và nguyên lý về mối liên hệ phổ biến đã thấy được những hiệu quả trong cơng
tác chống dịch
Sau đây em xin trình bày về 2 phương pháp luận này
4.1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
Trong phép biện chứng, khái niệm mối liên hệ dùng để chỉ sự qui định, sự tác động
và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi
sự vật, hiện tượng trong thế giới; còn khái niệm mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ các mối
liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới, trong đó, những mối liên hệ phổ
biến nhất là những mối liên hệ tồn tại ở mọi sự vật, hiện tượng của thế giới, nó thuộc đối
tượng nghiên cứu của phép biện chứng, đó là các mối liên hệ giữa: các mặt đối lập, lượng
và chất, khẳng định và phủ định, cái chung và cái riêng.
Toàn bộ những mối liên hệ đặc thù và phổ biến đó tạo nên tính thống nhất trong tính
đa dạng và ngược lại, tính đa dạng trong tính thống nhất của các mối liên hệ trong giới tự
nhiên, xã hội và tư duy.
Tính chất của các mối liên hệ
Tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú là những tính chất cơ bản
của các mối liên hệ.
Tính khách quan của các mối liên hệ.
Theo quan điểm biện chứng duy vật: các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng của
thế giới là có tính khách quan. Theo quan điểm đó, sự qui định lẫn nhau, tác động lẫn
nhau và làm chuyển hóa lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng (hoặc trong chính bản thân
4


chúng) là cái vốn có của nó, tồn tại độc lập khơng phụ thuộc vào ý chí của con người; con
người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó trong hoạt động thực tiễn của
mình.
Tính phổ biến của các mối liên hệ
Theo quan điểm biện chứng thì khơng có bất cứ sự vật, hiện tượng hay quá trình nào

tồn tại tuyệt đối biệt lập với các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác; đồng thời cũng
khơng có bất cứ sụ vật, hiện tượng nào không phải là một cấu trúc hệ thống, bao gồm
những yếu tố cấu thành với những mối liên hệ bên trong của nó, tức là bất cứ một tồn tại
nào cũng là một hệ thống, hơn nữa là hệ thống mở, tồn tại trong mối liên hệ với hệ thống
khác, tương tác và làm biến đổi lẫn nhau.
Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ
Tính đa dạng, phong phú của các mối liên hệ được thể hiện ở chỗ: các sự vật, hiện
tượng hay quá trình khác nhau đều có những mối liên hệ cụ thể khác nhau, giữ vai trị, vị
trí khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của nó; mặt khác, cùng một mối liên hệ nhất
định của sự vật nhưng trong những điều kiện cụ thể khác nhau, ở những giai đoạn khác
nhau trong quá trình vận động, phát triển của sự vật thì cũng có những tính chất và vai trị
khác nhau
Ý nghĩa phương pháp luận
Từ tính khách quan và phổ biến của các mối liên hệ đã cho thấy trong hoạt động nhận
thức và thực tiễn cần phải có quan điểm tồn diện.
Quan điểm tồn diện địi hỏi trong nhận thức và xử lý các tình huống thực tiễn cần
xem xét sự vật trong mối liên hệ biện chứng qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố,
giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với các sự vật
khác. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật và xử lý có hiệu quả các vấn
đề của đời sống thực tiễn. như vậy, quan điểm tồn diện đối lập với quan điểm phiến
diện, siêu hình trong nhận thức và thực tiễn.
5


Lênin cho rằng: “Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên
cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ “và quan hệ giao tiếp” của sự vật đó”
Từ tính chất đa dạng, phong phú của các mối liên hệ đã cho thấy trong hoạt động
nhận thức và thực tiễn khi đã thực hiện quan điểm tồn diện thì đồng thời cũng cần phải
kết hợp với quan điểm lịch sử - cụ thể.
Quan điểm lịch sử - cụ thể yêu cầu trong việc nhận thức và xử lý các tình huống

trong hoạt động thực tiễn cần phải xét đến những tính chất đặc thù của đối tượng nhận
thức và tình huống phải giải quyết khác nhau trong thực tiễn; phải xác định rõ vị trí, vai
trị khác nhau của mỗi mối liên hệ cụ thể trong những điều kiện cụ thể để từ đó có được
những giải pháp đúng đắn và có hiệu quả trong việc xử lý các vấn đề thực tiễn. Như vậy,
trong nhận thức và thực tiễn không những cần phải tránh và khắc phục quan điểm phiến
diện siêu hình mà còn phải tránh và khắc phục quan điểm chiết trung, ngụy biện.
4.2. Nguyên lí về sự phát triển của phép biện chứng duy vật
Khái niệm phát triển dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp lên cao, từ kém
hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật. Nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong
bản thân sự vật. Đó là mâu thuẫn trong bản thân sự vật. Quá trình giải quyết liên tục
những mâu thuẫn đó quy định sự vận động, phát triển của sự vật.
Tính chất của sự phát triển
Phát triển mang tính khách quan – nghĩa là phát triển của sự vật là tự thân, nguồn gốc
của phát triển nằm ngay trong sự vật, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con
người, chỉ phụ thuộc vào mâu thuẫn bên trong sự vật. Phát triển mang tính phổ biến –
phát triển diễn ra cả trong tự nhiên, xã hội và tư duy, diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi.
Phát triển mang tính đa dạng, phong phú – tức là tuỳ thuộc vào hình thức tồn tại cụ
thể của các dạng vật chất mà phát triển diễn ra cụ thể khác nhan.
Chẳng hạn, ở thế giới hữu cơ, phát triển thể hiện ở sự tăng cường khả năng thích
nghi của cơ thể trước mơi trường; ở khả năng tự sản sinh ra chính mình với trình độ ngày
6


càng hoàn thiện hơn Trong xã hội, phát triển thể hiện ở khả năng chinh phục tự nhiên, cải
tạo xã hội phục vụ con người. Trong tư duy, phát triển thể hiện ở việc nhận thức vấn đề gì
đó ngày càn đầy đủ, đúng đắn hơn.
Ý nghĩa phương pháp luận
Nguyên lý về sự phát triển chính là cơ sở lý luận khoa học để có thể định hướng được
việc nhận thức thế giới và cải tạo thế giới.
Theo như nguyên lý này thì trong mọi nhận thức và trong thực tiễn cần phải có quan

điểm về sự phát triển. Để có thể phát triển được thì cần phải khắc phục được những tư
tưởng bảo thủ, trì trệ, lạc hậu, định kiến, đối lập với sự phát triển.
Nguyên lý về sự phát triển cho thấy trong hoạt động nhận thức và trong hoạt động
thực tiễn của con người cần phải tôn trong quan điểm phát triển phát triển. Quan điểm
này đòi hỏi khi nhận thức cũng như khi giải quyết một vấn đề nào đó thì con người cần
phải đặt chúng ở trạng thái động và nằm trong khuynh hướng chung của sự phát triển.
Để nhận thức và giải quyết được bất cứ những vấn đề gì trong thực tiễn thì một mặt
cần phải đặt sự vật theo khuynh hướng đi lên của nó. Phải nhận thức được tính quanh co,
phức tạp trong q trình phát triển (tức là phải có quan điểm lịch sự cụ thể trong nhận
thức và giải quyết các vấn đề của thực tiễn, phù hợp với tính chất phong phú, đa dạng
phức tạp của nó).
Với tư cách là những nguyên tắc phương pháp luận, là quan điểm tồn diện, quan
điểm phát triển góp phần định hướng, chỉ đạo hoạt động nhận thức cũng như hoạt động
thực tiễn cải tạo chính bản thân của con người.
Vận dụng trong tình hình dịch bệnh covid 19
Hiện nay, Việt Nam bước vào một giai đoạn đầy thách thức khi dịch bệnh bùng phát
trở lại với cường độ mạnh hơn, tốc độ lây nhiễm của chủng mới tăng gấp nhiều lần. Sau
những thành công ở những giai đoạn đầu, trong những ngày vừa qua, chúng ta ghi nhận

7


hàng trăm rồi đến hàng nghìn ca nhiễm mới mỗi ngày. Đợt bùng phát dịch bệnh lần này
rất nguy hiểm do chủng virus mới đang lây lan rất nhanh.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, tồn hệ thống chính trị của cả nước cùng đồng lòng
phát huy sức mạnh đại đoàn kết để chống dịch. Ngay sau khi phát hiện ca nhiễm đầu tiên
tại Việt Nam, Bộ Y tế đã khởi động các cơ sở y tế phòng, chống dịch tuyến tỉnh; các bệnh
viện tuyến trung ương; bệnh viện thuộc ngành công an, quân đội; bệnh viện dã chiến của
quân đội chủ động ứng phó, sẵn sàng tiếp nhận và điều trị bệnh nhân.
Có thể thấy rằng với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, Đảng, Chính phủ Việt

Nam đã sớm kêu gọi nhân dân quyết liệt, đoàn kết một lòng, tạo nên sức mạnh tập thể,
quyết tâm cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh. Từ đó, đã huy động được sức mạnh hưởng ứng,
chung tay của mỗi người dân, mỗi cá nhân trong phòng, chống dịch. Chúng ta càng thấy
ý nghĩa sâu sắc và giá trị nhân văn lớn lao từ những quyết sách của Đảng và Chính phủ,
từ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của các bộ, ngành chức năng và nhân dân…
Trong khó khăn, thử thách, những phẩm chất tốt đẹp của người Việt càng tỏa sáng hơn
bao giờ hết. Và những phẩm chất ấy sẽ càng củng cố quyết tâm của chúng ta chiến đấu
chiến thắng đại dịch.
Trước đại dịch Covid-19 đầy cam go, phức tạp, tinh thần đại đoàn kết dân tộc tiếp tục
được Đảng ta khơi dậy và phát huy mạnh mẽ. Với tinh thần đồn kết, cả nước góp sức,
tồn Đảng, tồn dân, tồn qn đồng lịng, thống nhất ý chí và hành động, cùng với sự
ủng hộ của đồng bào ở nước ngồi, sự giúp đỡ chí tình của bạn bè quốc tế, nhất định Việt
Nam chúng ta sẽ chiến thắng đại dịch Covid-19, góp phần xứng đáng vào sự nỗ lực
chung của tồn nhân loại vì một thế giới an tồn, lành mạnh, hịa bình, hữu nghị, hợp tác
và thịnh vượng.

8



×