Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tài liệu CHƯƠNG 3: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.04 KB, 22 trang )

TÀI LIỆU ĐỌC THÊM CHƯƠNG 3: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
Th.s Nguyễn Thu Ngà (sưu tầm)
Luật pháp: cần, rất cần nhưng chưa đủ
(VietNamNet) - Sự cần thiết, tối cần thiết của luật pháp là điều hiển nhiên. Nhưng
còn những yếu tố hỗ trợ khác nữa cũng không kém phần hữu hiệu trong việc điều
chỉnh hành vi con người, cộng đồng và quản lý đất nước.
Quốc hội đang giành phần lớn thời gian để xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống luật pháp
của Việt Nam. Đó là quá trình tất yếu của một đất nước đang tiến lên văn minh và hiện
đại, đang vươn tới một trình độ cao hơn trong lịch sử phát triển của dân tộc. Nhưng sẽ là
không đầy đủ, nếu quên đi sự hỗ trợ của những yếu tố khác. Những yếu tố này cũng
không kém phần quan trọng.
Pháp luật - Ba điểm mạnh
Có lẽ sẽ không cần bàn cãi nữa về tầm quan trọng của pháp luật đối với sự duy trì và
phát triển của một xã hội, một đất nước. Vai trò đó dựa vào ba điểm mạnh sau đây của
bản thân pháp luật:
Đó là tính bắt buộc chung. Bất kì ai khi đặt vào tình huống, hoàn cảnh pháp luật qui
định không thể xử sự khác được.
Đó là tính minh bạch. Pháp luật được xác định chặt chẽ, ổn định, có thể tiên liệu, dự
đoán trước.
Đó là tính được đảm bảo thực hiện bởi nhà nước. Nhờ có cơ quan công quyền tiến hành
tổ chức đưa pháp luật vào cuộc sống và xử lí vi phạm, nên pháp luật đã xứng đáng xếp
vào vị trí là công cụ hiệu năng nhất để nhà nước quản lí xã hội.
Song lâu nay có lẽ cũng vì quá đề cao, nhấn mạnh, thậm chí tuyệt đối hoá pháp luật, đôi
khi người ta quên mất rằng pháp luật tự thân nó cũng hàm chứa không ít những điểm
yếu và cần thiết phải được bổ khuyết.
Pháp luật – Ba điểm yếu
Chúng tôi muốn đi sâu hơn những điểm yếu cố hữu của pháp luật, đó là tính chủ quan,
sự khái quát hoá quá cao, và tính dễ bị lạc hậu so với sự đổi thay nhanh chóng của cuộc
sống.
Tính chủ quan. Ai cũng thấy các quy định của pháp luật rất đa dạng và khác nhau.
Chẳng hạn, ở nước ta quy định cho mọi phương tiện giao thông đi phía tay phải, trong


khi ở Ấn độ lại đi bên tay trái. Hay việc ăn thịt lợn là chuyện hàng ngày và rất bình
thường ở nhiều quốc gia, thì có một số nước theo đạo Hồi lại có qui định cấm ăn thịt
lợn.
Một dẫn chứng nữa: cùng là vấn đề độ tuổi kết hôn, nhưng mỗi nước có qui định độ tuổi
khác nhau. Chẳng hạn như ở Việt Nam độ tuổi kết hôn ở nữ là từ 18 tuổi, nam từ 20 tuổi
trở lên. Trong quá trình thực hiện, lại xuất hiện sự khác biệt: ở những đô thị lớn nơi có
trình độ dân trí cao, nếu vi phạm việc xử lí sẽ khác, còn ở những vùng sâu, vùng xa xử lí
cũng sẽ khác.
Cũng dễ hiểu thôi. Bản thân con người, xã hội loài người là một thực thể đầy mâu thuẫn
và không hoàn thiện, thì làm sao luật pháp, sản phẩm do con người làm ra, có thể tuyệt
đối hoàn thiện được, do vậy pháp luật không phải bao giờ cũng đúng, cũng là chân lí.
Hơn nữa, pháp luật phần nào thể hiện ý chí, mang trong nó những toan tính và lợi ích
trước hết của chủ thể ban hành, và vì thế, ai cũng hiểu, không phải lúc nào pháp luật
cũng đáp ứng mong mỏi của tất cả các thành viên của toàn xã hội.
Sự khái quát hoá quá cao. Ai cũng biết pháp luật là những qui tắc xử sự phổ biến do vậy
nó cần phải mang tính khái quát hoá cao, sự khái quát hoá cao đó giữ cho luật pháp vừa
ổn định lại vừa đảm bảo được một sự công bằng và thống nhất.
Song nếu sự khái quát hoá quá cao, lại có những qui định quá chung chung, pháp luật dễ
dàng bộc lộ điểm yếu nhất - khó đi vào cuộc sống. Thực tế cho thấy mọi tình huống
pháp luật xảy ra thường ở những không gian, thời gian và hoàn cảnh sống cụ thể cũng
rất khác nhau. Bởi vậy nếu chỉ chú ý đến qui định của điều luật mà không quan tâm đến
hoàn cảnh kinh tế, trình độ nhận thức, khả năng giáo dục và nhiều yếu tố khác, việc áp
dụng luật pháp không những có thể sai lầm mà còn dễ trở thành sự ám ảnh về tính trừng
phạt, gây đau khổ hơn là giáo dục hay cần thiết để duy trì trật tự chung.
Tính dễ bị lạc hậu so với cuộc sống. Pháp luật suy cho cùng chỉ là sự phản ứng của con
người trước những đổi thay của tự nhiên và xã hội, do vậy pháp luật luôn đi sau cuộc
sống, dù có hoàn thiện đến đâu pháp luật cũng không thể điều chỉnh hết được các quan
hệ xã hội.
Như vậy xem ra sự điều chỉnh của pháp luật thường là sự điều chỉnh sau, và sự trừng
phạt của luật pháp đôi khi chỉ làm cho người ta sợ mà không vi phạm chứ chưa chắc đã

phải là liệu pháp hoàn toàn hiệu năng trong mọi trường hợp.
Các yếu tố ngoài pháp luật
Chính những điểm yếu nói trên làm cho pháp luật, dù là cần thiết, thậm chí tối cần thiết,
bản thân nó vẫn chưa hoàn toàn đủ để điều chỉnh toàn bộ hành vi con người, sự hài hoà
của cộng đồng, để điều hành một xã hội, một đất nước. Trong hoạt động xây dựng và
thực hiện pháp luật cần phải kết hợp và đặt pháp luật trong mối liên hệ với những qui
phạm xã hội khác như đạo đức; phong tục, tập quán; điều lệ của các tổ chức xã hội…
Trong thực tế, những dạng qui phạm này đều ra đời trước pháp luật, tuy không có được
tính minh bạch và rõ ràng như luật pháp, không có một cơ quan công quyền là nhà nước
đứng ra đảm bảo thực hiện, và thường là những chuẩn mực định tính khó đo đếm, nhưng
nó lại có nhiều ưu điểm và nhiều mặt tích cực mà luật pháp không thể có được.
Luật pháp có thể yêu cầu mọi người phải làm điều này không được làm điều kia nhưng
khi kêu gọi hướng đến cái đẹp, cái thiện thì luật pháp bỗng trở nên bất lực. Chính đạo
đức, phong tục tập quán tốt đẹp, điều lệ của các tổ chức xã hội lại có khả năng làm
được và làm tốt điều này. Ngay cả văn học nghệ thuật, đức tin v.v cũng có vai trò
không thể phủ nhận được. Chẳng hạn, trong thời chiến tranh, noi theo gương ông cha đi
trước hoặc nghe một bản nhạc, đọc một bài thơ, một cuốn sách, nhiều thanh niên sẵn
sàng rời ghế nhà trường ra đi chẳng tiếc tuổi xanh, để quyết tử cho tổ quốc quyết sinh
Lời kết
Nhà nước pháp quyền là nhà nước vị pháp luật, một nhà nước quản lí xã hội bằng pháp
luật. Nước ta đang trong quá trình xây dựng và hoàn chỉnh một nhà nước như vậy.
Nhưng điều chỉnh hành vi con người bằng pháp luật, dù đóng vai trò chủ yếu, vẫn là một
sự điều chỉnh rất công phu. Trong khi đó các qui phạm xã hội và những hình thức không
mang tính qui phạm khác nói ở trên cũng có khả năng điều chỉnh hành vi con người một
cách nhẹ nhàng hơn mà vẫn hướng con người tới được những giá trị cao cả.
Tóm lại, về mặt lý luận và cả về thực tiễn, không bao giờ quên rằng: luật pháp cần, rất
cần thiết, nhưng chỉ dựa vào chỉ luật pháp là chưa đủ, nói cách khác, sẽ khó khăn nhiều
hơn trong sự nghiệp lớn “trị quốc bình thiên hạ”.
Nguyễn Minh Tuấn
Đạo đức kinh doanh

Chẳng phải vô cớ mà khoảng 15 năm nay một ngạn ngữ Ấn Độ được lưu truyền
trong giới doanh nghiệp ở các nước phát triển: “Gieo hành vi gặt thói quen, gieo thói
quen gặt tư cách, gieo tư cách gặt số phận”. Điều này hàm ý: Sự tồn vong của doanh
nghiệp không chỉ đến từ chất lượng của bản thân các sản phẩm - dịch vụ cung ứng mà
còn chủ yếu từ phong cách kinh doanh của doanh nghiệp. Tóm gọn: Hành vi kinh doanh
thể hiện tư cách của doanh nghiệp, và chính tư cách ấy tác động trực tiếp đến thành bại
của tổ chức! Đạo đức kinh doanh, trong chiều hướng ấy, trở thành một nhân tố chiến
lược trong việc phát triển doanh nghiệp.
Muốn “vị lợi” phải “vị nhân”
Điều này trái với cách tiếp cận của kinh tế học “cổ điển” vốn cho rằng mục đích
duy nhất của doanh nghiệp là tìm kiếm lợi nhuận, vì thế vấn đề đạo đức - theo nghĩa “vị
nhân bất vị lợi” - không thể đặt ra trong kinh doanh: Bản thân hoạt động doanh nghiệp là
“phi đạo đức”, trong nghĩa đạo đức không phải là phạm trù quan tâm của doanh nghiệp
(vì nó không mang ích lợi thiết thực cho doanh nghiệp, chứ không phải có ý rằng doanh
nghiệp là thực thể “vô đạo đức”).
Luận điểm trên hiển lộ giới hạn của nó khi nhiều nhà kinh tế học đã xác minh rõ
bản thân doanh nghiệp là một thiết chế xã hội mang tính tổ chức cộng đồng vận hành
bởi các động cơ thoát thai từ những quyền lợi thuộc nhiều lĩnh vực của các thành viên
liên quan. Và cộng đồng ấy, muốn đáp ứng một cách hiệu quả lý do tồn tại của nó -
nghĩa là sản sinh lợi nhuận cần thiết cho việc tái tạo mở rộng doanh nghiệp - lại phải
nhìn nhận là thành phần nội bộ cũng như các đối tác bên ngoài của nó không chỉ đơn
thuần là những tác nhân kinh tế mà còn đồng thời là những thành viên của một hợp quần
xã hội. Nói gọn, theo nhiều lý thuyết mới trong kinh tế học, doanh nghiệp muốn đạt đến
mức tối đa mục tiêu của nó là “vị lợi” thì chí ít phải biết thế nào là “vị nhân”!
Hoạt động của doanh nghiệp, theo đó, muốn có hiệu năng tối ưu, phải được chu
toàn trong sự tổng hòa những hành vi chiến lược bao gồm chủ yếu ba cấp độ trách
nhiệm mà giới chuyên ngành gọi là bổn phận kinh tế, luân lý và đạo đức.
Bổn phận kinh tế của doanh nghiệp là sản xuất và cung ứng hàng hóa - dịch vụ để
có được lợi nhuận cần thiết. Nhưng bổn phận ấy chỉ thật sự hoàn thành khi lợi nhuận
được phân bổ đúng đắn cho việc phát triển doanh nghiệp và phân phối đồng thời cho tất

cả các thành viên liên quan nhằm không chỉ góp phần trực tiếp vào việc mở rộng sự tái
tạo vĩ mô của các thành viên ấy mà còn gián tiếp vào sự tái sinh mở rộng xã hội. Vì thế,
bổn phận kinh tế phải đi liền với bổn phận luân lý của doanh nghiệp, hiểu theo “nghĩa
tối thiểu” là doanh nghiệp phải tuân thủ nền luân lý xã hội được thiết chế trong những
quy định pháp lý của Nhà nước. Theo “nghĩa tối đa”, bổn phận trên chỉ được cáng đáng
hoàn chỉnh khi doanh nghiệp không chỉ tôn trọng pháp chế mà còn góp phần vào việc
pháp điển hóa những quy tắc kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển môi trường sống
của xã hội (nôm na là góp sức vào việc xây dựng một “môi trường kinh tế rộng mở cho
xã hội” chứ không phải là thủ thế độc quyền trục lợi hay/và thừa cơ “luật hở thì lách”!).
Bổn phận đạo đức của doanh nghiệp được minh chứng thông qua những hành vi mang
tính chất “tự nguyện”, nghĩa là những hoạt động “vị nhân” không nằm trong khuôn khổ
các đòi hỏi thuộc bổn phận kinh tế và luân lý. Tính chất vừa nói cũng không nằm trong
các “chương trình đóng góp từ thiện của doanh nghiệp” - thực chất vốn chỉ là những
“hành xử quan hệ công cộng/PR” - mà khởi nguyên được thể hiện bởi sự ràng buộc giữa
doanh nghiệp với chính lương tâm của nó trong việc thực hiện các hoạt động kinh doanh
đối với tất cả mọi đối tác. Thí dụ: dựa vào sự bất đối xứng thông tin trong một cơ chế
kinh tế tập quyền nhằm huyễn hoặc người tiêu dùng thì doanh nghiệp có thể không vi
phạm luân lý xã hội - vì pháp chế không ngăn cấm - nhưng lại là một hành vi vô đạo đức
trong kinh doanh vì mang tính chất “phỉ báng lương tâm nghề nghiệp”!
“Mô hình 3c”
Chính là dựa vào đường hướng trên mà “mô hình 3C” được định hình để xét về
“mức độ đạo đức” trong hành vi của doanh nghiệp. Đó là “Conformity”, nghĩa là có
đúng theo những chuẩn mực và quy tắc được định chế hóa trong các lĩnh vực kinh tế và
luân lý xã hội hay không. “Contribution” có mức độ cao hơn theo nghĩa có đóng góp gì
trong việc tái tạo môi trường sinh thái của xã hội nói chung và của cá nhân con người
nói riêng. “Consequence” nêu vấn đề theo hướng biện chứng, nghĩa là xem xét hệ quả
của việc thực hiện hai “C” đầu tiên.
Nếu ở phương diện vĩ mô các phương cách tiếp cận trên đã mở hướng cho việc
kết hợp tính nhân văn trong hoạt động kinh tế (và minh chứng rằng kinh tế không phải là
một hành vi thuần túy tính toán “tiền vào tiền ra”), thì ở lĩnh vực vi mô, còn phải thuyết

phục các nhà quản trị doanh nghiệp về lợi ích cụ thể của việc ứng dụng đạo đức trong
kinh doanh.
Đó là công dụng của luận cứ “Ethics Pays” (“Đạo đức được trả công”) cơ bản như
sau: thực hiện những hành vi mang tính đạo đức kinh doanh không nhất thiết luôn luôn
phải có những chi phí kèm theo. Ngược lại, mọi hành vi vô đạo đức trong kinh doanh
đều luôn luôn, không chóng thì chầy, chịu cái giá phải trả, và giá ấy thường là rất đắt so
với cái lợi đã thu được.
Hai giải Nobel về kinh tế học năm 1994 và 2005 đánh dấu cho việc triển khai
quan niệm trên: “Trạng thái cân bằng của Nash” minh chứng là trong một thị trường
cạnh tranh, điểm “cân bằng tối ưu” chỉ có thể hình thành trên cơ sở của sự liên kết
hoặc/và sự tin tưởng giữa các đối tác chứ không thể trên nền tảng của sự lừa dối lẫn
nhau. “Lý thuyết trò chơi”, của Schelling và Aumann, xác nhận là trong cạnh tranh kinh
tế nếu mỗi đối tác đều mù quáng chạy theo quyền lợi riêng tư của mình thì rốt cuộc tất
cả đều bị thua thiệt nặng nề. Hơn nữa, tôn trọng luân lý xã hội và thực hiện đạo đức
trong kinh doanh chính là những hành vi đầu tư vào sự phát triển bền vững của doanh
nghiệp. Ngược lại, vô luân và vô đạo trong kinh doanh là những hành vi triệt tiêu niềm
tin và chỉ có thể là loại “đánh quả” của những tác nhân trông mong duy nhất vào việc
“hạ cánh an toàn”.
Trong thời buổi mà “thương hiệu mạnh” được nhìn nhận như một công cụ tạo lợi
thế cạnh tranh đặc thù cho doanh nghiệp, “niềm tin” càng trở nên cần thiết. Trong quản
trị kinh doanh, khái niệm ấy có nghĩa chính xác: đó là sự “suy đoán rằng trong những sự
cố, tình huống bất ngờ và đột xuất, đối tác giao dịch sẽ hành xử theo những nguyên tắc
có thể chấp nhận được, nghĩa là không ngược lại với những tiên liệu trong lĩnh vực luân
lý xã hội và đạo đức nhân quần”. Nói gọn, thương hiệu là hình thái thiết lập quan hệ
doanh thương dựa trên một mức độ tin cậy, và cơ sở của sự tin cậy lại chính là “niềm tin
vào tính luân lý và đạo đức” của doanh nghiệp. Do đó đạo đức kinh doanh trở thành nền
tảng cho việc xây dựng thương hiệu “thật sự mạnh”, nghĩa là có được sự sâu đậm trong
việc “chia sẻ tâm trí” với người tiêu dùng song hành với sự “chiếm lĩnh thị phần”!
Vấn đề cuối: theo xã hội học kinh tế, khi nhân viên của công ty sai phạm trong
ứng xử, khuynh hướng chung vẫn cho đấy là thiếu sót thuộc về “văn hóa doanh nghiệp”.

Nhưng khi lãnh đạo công ty phạm sai lầm, nhất là sai lầm có chủ đích, xu hướng đa số
lại thường nhận định đấy là khiếm khuyết về “đạo đức kinh doanh”: thành quả của tổ
chức phụ thuộc vào các giá trị của văn hóa công ty, trong khi thành tích của lãnh đạo lại
nằm ở diện đạo đức kinh doanh. Vì thế mà trong ngành quản trị kinh doanh, văn hóa
doanh nghiệp thuộc vào loại “cơ chế phòng ngự” củng cố tổ chức nội bộ và đạo đức
kinh doanh lại nằm ở lĩnh vực “mô thức tiến công” trong việc đối ngoại của công ty.
Hiểu được điều này tất sẽ rõ vì sao chiều hướng phổ biến lại đề cao “văn hóa doanh
nghiệp” mà ít nói về “đạo đức kinh doanh”: khái niệm đầu liên quan đến “thuộc hạ”,
khái niệm sau chú trọng đến vai trò của “sếp”, và khi bản thân “sếp” vốn đã không “tử
tế, đàng hoàng” lắm thì chẳng ai dại mà luận bàn về “đạo đức kinh doanh”!
Chiều hướng phổ biến lại đề cao “văn hóa doanh nghiệp” mà ít nói về “đạo đức
kinh doanh”: khái niệm đầu liên quan đến “thuộc hạ”, khái niệm sau chú trọng đến vai
trò của “sếp”, và khi bản thân “sếp” vốn đã không “tử tế, đàng hoàng” lắm thì chẳng
ai dại mà luận bàn về “đạo đức kinh doanh”!
Doanh nghiệp nên tổ chức cho tất cả nhân viên cùng đóng góp xây dựng các quy
tắc, tự đề ra trách nhiệm và hướng giải quyết khi xảy ra các vấn đề liên quan đến đạo
đức.
Tôn Thất Nguyễn Thiêm
Thực hiện trách nhiệm xã hội, DN lợi hay thiệt?
Khách hàng nước ngoài khi mua hàng của DN Việt Nam, vẫn đặt yêu cầu về trách
nhiệm xã hội, nhưng rất nhiều DN băn khoăn vì đầu tư tốn kém.
DN còn lơ mơ
Trách nhiệm xã hội trong quan lý DN, gọi chung là trách nhiệm xã hội (TNXH), được
hiểu là việc DN thực hiện các quyền lợi dành cho cán bộ công nhân viên, người lao động
nói chung. Đó là sự chăm sóc đến quyền lợi người lao động, từ điều kiện làm việc, đến
chăm sóc sức khỏe, sự tôn trọng, công bằng về tiền lương, tiền công, chăm sóc đời sống
tinh thần… Chứng chỉ SA8000 tập trung đề cao các nội dung này.
Hiện nay trên thế giới, TNXH là một yêu cầu khá khắt khe trong hoạt động sản xuất
kinh doanh. Mặc dù đây là hoạt động tự nguyện, nhưng do sự đề cao nên có những nước
đưa ra thành những quy định pháp luật. Liên hiệp quốc đã có 9 nguyên tắc quy định về

vấn đề này. Ủy ban châu Âu đã đưa ra “Văn bản xanh”, trong đó TNXH được hiểu như
là việc DN đưa các vấn đề xã hội và môi trường vào các hoạt động một cách tự nguyện.
Australia đã đề xuất bộ Luật về TNXH, Anh quốc hàng năm đưa ra kết quả nghiên cứu
và kèm theo đó là khuyến nghị của các Bộ ngành.
Tuy nhiên hiện tại, hoạt động này ở Việt Nam chưa được nhiều DN quan tâm. Trước
đây, các DN Việt Nam có thực hiện TNXH là do yêu cầu của đối tác là khách hàng nước
ngoài, khi khách hàng có yêu cầu. Ông Trần Ngọc Trung, giám đốc Trung tâm huấn
luyện và chuyển giao công nghệ quản lý của Hiệp hội Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài, cho biết: khái niệm TNXH manh nha du nhập vào Việt Nam khoảng từ năm
1995, khi Việt Nam tổ chức một Hội nghị quản lý ở Hà Nội. Từ việc “chữa cháy” là gặp
đâu làm đó, sai đâu sửa đó, chuyển dần sang xu thế “phòng ngừa”, khái niệm này bắt
đầu được DN chú ý tìm hiểu để thực hiện. Tuy nhiên đến nay, cũng chỉ có 1991 chứng
chỉ phù hợp với ISO 14000, một con số rất ít ỏi. Việt Nam vẫn chưa có một quyết định
nào của Nhà nước và giao vấn đề này cho cơ quan nào chịu trách nhiệm. Ông Trung cho
rằng, sức cạnh tranh của hàng Việt Nam bị yếu, cũng có một nguyên nhân từ đây.
Vì vậy, hiện tại ở Việt Nam nếu kể đến DN áp dụng tự giác và đã thành công trong lĩnh
vực này rất ít ỏi. Một số đã thực hiện tốt là các công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam,
như NIKE, Adidas, Columbia Sport, JC Penny. DN trong nước áp dụng thành công
được nêu làm ví dụ tiêu biểu như Coart Phong Phú, (sản xuất phụ liệu cho ngành dệt và
may mặc), Dệt Thành công, Giày Thái Bình không có nhiều. Giày Thái Bình đã xây
dựng chỗ ở cho 1.000 lao động, trong đó xây 500 căn hộ chung cư cho gia định người
lao động. Hay như Dệt Thành Công là đơn vị đã đạt chứng chỉ SA8000, ấn tượng nhất ở
DN này là trong các cơ sở sản xuất của công ty đều được trang bị một hệ thống quạt hơi
nước đã làm lạnh, tạo không khí mát mẻ dễ chịu.
Lợi hay thiệt?
Đó là câu hỏi mà các DN băn khoăn nhiều nhất khi đả động đến vấn đề này. Ông
Nguyễn Thanh Bình, Phó Tổng Giám đốc công ty Dệt Thành Công, cho biết, khi khách
hàng nước ngoài đến công ty đặt hàng, vấn đề đầu tiên khách hàng quan sát là điều kiện
làm việc, sức khỏe công nhân, xử lý chất thải, nhà ăn, nhà vệ sinh… chứ không phải
kiểm tra chất lượng sản phẩm. Khách hàng Mỹ đặc biệt chú trọng điều này.

Trong một khảo sát của gần 100 DN ở Hà Nội và TP.HCM, nhiều DN đã nhận ra, khi
thực hiện TNXH, sẽ thu lại phần lợi trên một số điểm: thêm đối tác khách hàng, tăng
đơn hàng, thu hút được lao động; lợi ích lâu dài là người lao động gắn bó, giúp DN cải
tiến tốt hơn về phương pháp quản lý; sức khỏe người lao động bảo đảm sẽ cho hiệu quả
công việc cao hơn, chất lượng sản phẩm tăng, giảm sản phẩm hư, làm hạ giá thành sản
phẩm, nhờ đó nâng cao khả năng cạnh tranh về năng suất và chất lượng, tạo lợi thế cạnh
tranh, phát triển bền vững.
Tuy nhiên, theo các DN, việc thực hiện TNXH cũng là một thách thức không nhỏ. Cũng
trong đợt khảo sát nêu trên, các băn khoăn của DN đưa ra tập trung ở một số điểm, trong
đó hầu hết đều nêu ý kiến DN Việt Nam hầu hết ít vốn, thực hiện TNXH sẽ làm tăng
thêm chi phí đầu tư, tức tăng giá thành sản phẩm. Các yếu tố như: thiếu người thực hiện,
tốn thời gian, cộng với nhận thức của người lao động chưa thấu đáo, luật pháp chưa có
quy định… được xem như là thách thức, khiến DN e ngại.
Ông Trần Ngọc Tuệ, chuyên viên tổ chức phi chính phủ Action Aids Việt Nam, cho
biết, vì vậy, hầu hết các DN cho rằng TNXH như hoạt động từ thiện, hoặc thực hiện một
bộ quy tắc ứng xử (CoC) nào đó, một gánh nặng tốn kém, chứ không phải là trách nhiệm
của DN.
Phân tích về việc bỏ ra chi phí này, là chi phí hiển nhiên hay phải bỏ thêm tiền túi của
DN, bà Phan Thị Hải Yến, chuyên viên tổ chức TNXH quốc tế (SAI), một tổ chức phi
chính phủ tại Việt Nam, cũng là cơ quan chấp bút SA8000, cho rằng: Đây là quyền lợi
của người lao động, người lao động xứng đáng được hưởng. Vì vậy, thực hiện TNXH là
nghĩa vụ của DN phải thực hiện, nên không thể cho rằng DN phải bỏ tiền túi. Đó là chưa
kể, khi đầu tư vào đây, về trước mắt như lâu dài, DN thu lại nhiều lợi ích đặc biệt khác.
Theo ông Trần Ngọc Trung, trong xu thế cạnh tranh và hội nhập hiện nay, việc thực hiện
TNXH là vấn đề không thể không thực hiện, vì vậy DN phải nghĩ đến ngay từ bây giờ.
Ông Trung cho biết, kinh nghiệm khi ít tiền các DN nên đầu tư trước vào việc nâng cao
nhận thức cán bộ công nhân, sắp xếp cải tạo điều kiện lao động, là những việc làm chi
phí thấp, nhưng có hiệu quả trong thời gian ngắn. Còn về lâu dài, việc đầu tư đầy đủ để
tiến tới nhận chứng chỉ SA8000 là việc cũng rất cần làm.
- Tại một nhà máy của công ty dệt may đã cải tạo hệ thống ánh sáng, thông gió, nhà vệ

sinh… khoảng 1 tỷ đồng, trong vòng 3 năm năng suất lao động tăng 18%.
- Một công ty giày đầu tư vào trang thiết bị và cải tạo điều kiện lao động trong thời gian
qua đã giúp đạt sản lượng kỷ lục 5,5 triệu đôi giày / năm 2004, xuất khẩu được 50%.
- Công ty Coast Phong Phú tập trung vào chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần, xây
dựng điều kiện làm việc, nhờ đó năng suất lao động tăng lên.
(Nguồn: Trung tâm huấn luyện và chuyển giao công nghệ quản lý của Hiệp hội DN có
vốn đầu tư nước ngoài).
Đặng Vỹ
Cnh bo đo đc ngh k ton ti Vit Nam
Việc hành xử thiếu đạo đức trong nghề kế toán là hiện tượng cực kỳ phổ biến tại
Việt Nam - Bà Nguyễn Phương Mai, Trưởng đại diện Hiệp hội Kế toán công chứng
Anh (ACCA) tại Việt Nam, nhận định.
Bà Phương Mai kể trong đợt kiểm tra các công ty kế toán gần đây, người ta thấy có
nhiều nhân viên không biết đọc báo cáo kiểm toán, không biết lập báo cáo tài chính.
Nhân viên kế toán vẫn nhận hợp đồng của khách hàng dẫu không có chuyên môn. Điều
này là một trong những biểu hiện của việc thiếu đạo đức kế toán.
Mặt khác, sinh viên hiện nay chưa có tính tự giác, chưa đặt nặng tính chuyên nghiệp mà
chỉ chú trọng đến kỹ năng chuyên môn. Trong một lần thực hiện phỏng vấn, có sinh viên
quá tự tin hỏi rằng: “Nếu em vào làm trong công ty chị thì bao lâu em sẽ thay thế được
chị?”. Bà Phương Mai cho rằng ý thức vươn lên là tốt nhưng phải biết trình bày một
cách tế nhị vì “có công bằng tới đâu thì cũng là con người”.
Giải thích về điều này, Trưởng đại diện ACCA tại Việt Nam cho rằng hiện nay thị
trường đang thiếu hụt lao động kế toán nên chỉ cần một ít chuyên môn là đã được các
công ty tuyển dụng ngay lập tức. Điều này về lâu dài sẽ có hại cho thương hiệu công ty
và ảnh hưởng xấu đến uy tín của nghề kế toán - kiểm toán Việt Nam. Vì sau nhiều vụ bê
bối về tài chính, các công ty trên thế giới đang rất chú ý đến đạo đức nghề nghiệp.
Chuyên môn có thể đào tạo được còn đạo đức thì sẽ rất khó khăn.
Trả lời câu hỏi: “ACCA có những hỗ trợ nào để thay đổi quan niệm trên ở sinh viên hay
không?”, bà Nguyễn Phương Mai cho biết: Trước mắt trong cuộc thi dành cho sinh viên
ngành kế toán, kiểm toán, tài chính, ngân hàng mang tên “ACCA tương lai”, lần đầu tiên

sẽ xuất hiện câu hỏi về cách hành xử trong nghề. Câu hỏi được trình bày dưới dạng một
clip ngắn. Đây cũng là cách mà ACCA dạy cho các học viên qua mạng. Người học xử lý
những trường hợp như trong đời thường. Nếu trả lời sai, clip gợi ý người học nên xem
lại tài liệu để biết cách hành xử như thế nào là chuẩn. Vì theo đại diện ACCA, nếu chỉ
đưa ra lí thuyết suông thì sinh viên có thể quên ngay.
Hiếu Hiền
Đạo đức trong quảng cáo.
Cậu bé độ tuổi cấp 1, đang tung tăng nhảy chân sáo đến trường. Trên tay cậu là một mẩu
bánh mì con con, phần ăn sáng mẹ đã chu đáo chuẩn bị. Một cậu bé khác to con hơn,
“bặm trợn” hơn, tiến tới chìa tay ra đòi mẫu bánh, nét mặt đầy vẻ hăm doạ. Cậu bé nhỏ
con đành “chia tay“ phần ăn sáng của mình trong uất ức.
Đó là một phần nội dung đoạn phim quảng cáo sữa N được trình chiếu cách đây không
lâu. Dù đoạn phim kết thúc có hậu, khi công ty quảng cáo – đơn vị chịu trách nhiệm xây
dựng ý tưởng kịch bản quảng cáo, đã có cậu nhỏ con uống sữa N, khiến trong một thời
gian ngắn, cậu đã lớn nhanh như thổi. Để rồi khi tên bắt nạt đường phố xuất hiện, cậu bé
không còn sợ sệt mà đã tươi cười chia hai phần bánh cho bạn. Thế nhưng, đoạn phim
trên vẫn gây một làn sóng phản đối từ các bậc phụ huynh. Họ không hài lòng với
conpect (thông điệp quảng cáo) đề cao “sức mạnh quyền lực“ mà nhãn hiệu sữa N đã
truyền tải, họ không muốn con cháu mình nhiễm độc tư tưởng “tôn thờ cơ bắp“.
Quảng cáo là một lãnh vực có ảnh hưởng nhất định đến nhận thức xã hội
Có phải các quý vị phụ huynh kia đã quá lo xa khi cho rằng suy nghĩ của con cháu họ sẽ
bị nội dung quảng cáo trên làm ảnh hưởng?
Tầm nh hưởng của qung co đối với xã hội
Quảng cáo là một lĩnh vực nhất định có ảnh hưởng đến nhận thức xã hội. Mỗi ngày,
bước ra đường, bạn thấy nhan nhản poster, billboard giăng đầy đường phố. Vào đến
công ty, mở internet ra là đụng ngay hàng loạt thư quảng cáo mời chào. Sau một ngày
làm việc vất vả, về nhà bật tivi lên xem giải trí, bạn cũng không thoát khỏi một số phim
quảng cáo “nhảy vào“ giữa chương trình yêu thích. Rồi quảng cáo trên báo chí, trên
radio… Với tuần suất xuất hiện như vậy, quảng cáo không tác động đến nhận thức của
bạn mới lạ!

Quảng cáo đã và đang thay đổi từ thói quen mua sắm, động thái tiêu dùng, đến cả suy
nghĩ, quan điểm xã hội. Nói thế để thấy rằng những quan điểm quy tắc chung về chuẩn
mực đạo đức trong quảng cáo, để “kiểm duyệt“ một mẫu quảng cáo trước khi nó “dội
bom“ vào nhận thức của công chúng là hết sức quan trọng.
Theo Laczniak & Murphy, quảng cáo gây ra những điều hết sức nguy hiểm sau cho xã
hội:
- Lôi cuốn con người chạy theo những động cơ thuộc bản năng.
- Gây nên nhiều tác động khác nhau nhưng lại hoàn toàn không phải chịu trách nhiệm về
mặt xã hội.
- Có tác động mạnh đến quá trình xây dựng tính cách của trẻ con.
- Tạo ra những ham muốn và thèm khát không thích hợp.
- Làm thay đổi các chuẩn mực đạo đức của xã hội.
Đó là lý do tại sao khi một mẫu quảng cáo chuẩn bị tung ra, cần phải được xem xét thật
kỹ lưỡng dưới những tiêu chuẩn đạo đức nhất định.
Qui tắc trong đo đc qung co
Rất khó để xây dựng những căn cứ nhất định một mẫu quảng cáo đủ chất lượng để xuất
hiện trước công chúng. Thêm vào đó, quy tắc đạo đức trong quảng cáo lại khá bao quát
và khó định đúng – sai, do nó chủ yếu dựa vào những chuẩn mực riêng của từng cá nhân
hay từng xã hội. Xã hội Phương Tây chắc chắn sẽ có chuẩn mực đạo đức khác với xã hội
phương Đông. Tuy nhiên, vẫn có một số nền tảng cho quảng cáo, mà hai nền văn hoá
đều tìm thấy tiếng nói chung. Đó là qui tắc 3A: Advocasy (tính tích cực), Accurcy (độ
chính xác) và Acquisitiveness (sức truyền cảm). Cụ thể:
- Một quảng cáo được xem như tích cực khi nó không vi phạm những điều sau: không
phân biệt tôn giáo, chủng tộc hay giới tính, không có hành vi hay thái độ chống đối xã
hội, không đề cập đến những vấn đề có tính chất cá nhân, không dùng ngôn ngữ không
phù hợp như tiếng lóng hoặc tiếng nói tục, không có cảnh khoả thân…
- Quảng cáo phải tuyệt đối đảm bảo độ chính xác, đặc biệt khi đề cập đến thành phần sản
phẩm, kết quả thử nghiệm… Tuyệt đối không đựơc dùng những từ ngữ “tốt nhấ “ “số
1“…
- Quảng cáo bị đánh giá là không truyền cảm khi có lạm dụng hình ảnh “nhạy cảm“ về

giới tính không liên quan đến sản phẩm, lạm dụng hình ảnh người tật nguyền hoặc thiểu
năng, quảng cáo gây những cảm giác không phù hợp như sợ hãi hoặc căm ghét…
Mỗi ngành nghề đều có những qui tắc, luật lệ riêng của nó. Tuy nhiên, đối với ngành
quảng cáo còn non trẻ như tại Việt Nam hiện nay, khi luật quảng cáo và các qui tắc đạo
đức trong quảng cáo còn tương đối lỏng lẻo, thì hầu như mọi người trong nghề đều tự
dựa vào những chuẩn mực đạo đức của riêng mình khi tạo ra một sản phẩm quảng cáo
mới. Điều đó đôi khi dẫn đến những sai lầm không chỉ của sản phẩm quảng cáo đó, mà
có thể người tiêu dùng cũng bị ảnh hưởng. Xin được kết bằng hai ví dụ được xem như vi
phạm đạo đức quảng cáo thời gian vừa qua.
Công ty xuất hiện nệm K đã đề cập đến yếu tố “nệm lò xo gây hại cho sức khoẻ người
tiêu dùng“ trong khi bản thân công ty chỉ sản xuất nêm cao su. Điều này khiến cho tình
hình của các công ty sản xuất nêm lò xo khác như VT, AD bị ảnh hưởng. Công ty K đã
phải công khai đính chính và xin lỗi các công ty trên.
Chương trình khuyến mãi cách đây vài năm của công ty W là một ví dụ khác – ghép các
que kem để trúng dàn máy vi tính. Thời gian đó, các bậc phụ huynh liên tục than khổ vì
con cái họ cứ ăn kem trừ cơm. Thậm chí có em còn mua cả kem, không ăn mà cho vào
vòi nước để kem chảy để lấy que trúng thưởng. Tuy nhãn hiệu kem W không hề vi phạm
điều luật nào, nhưng hình ảnh của họ đã bị sút giảm đáng kể với khách hàng. Vì lợi
nhuận riêng, họ rầm rộ khuyến mãi mà không quan tâm đến sức khoẻ người tiêu dùng.
Theo Tạp Chí Marketing
Lợi nhuận tiêu cực…
Hội nhập kinh tế toàn cầu đặt ra bài toán về sự cạnh tranh và về sự tồn tại của các
doanh nghiệp Việt Nam. Lời giải duy nhất cho bài toán này là khả năng tạo ra lợi
nhuận.
Làm kinh tế là đi tìm lợi nhuận. Lợi nhuận kích thích sản xuất, thúc đẩy lưu thông phân
phối. Lợi nhuận là mục tiêu số 1 trong kinh doanh. Lợi nhuận đồng thời là đòn bẩy thúc
đẩy nhiều sang kiến, sang chế. Lợi nhuận kích thích người lao động sản xuất. Ngay cả
những hoạt động từ thiện thường gọi là hoạt động phi lợi nhuận cũng nhắm vào mục tiêu
lợi nhuận: Người ban phát không thụ hưởng vật chất nhưng có được niềm vui bác ái -
một loại lợi nhuận tinh thần. Khó có một hành vi xã hội hoàn toàn không vụ lợi. Cần

phân biệt hai loại lợi nhuận: lợi nhuận tích cực vừa cho cá nhân vừa có ích cho sự phát
triển xã hội và lợi nhuận tiêu cực chỉ ích lợi cho bản than một số người, nhưng có thể
gây ra nhiều xáo trộn, nhiều khó khăn cho cộng đồng.
Ở đây, xin đề cập tới vài loại lợi nhuận tiêu cực:
1. Trốn thuế hay gian lận thuế: Đó là một hình thức tìm lợi nhuận cho cá nhân, nhưng
ngược lại gây thiệt hại cho xã hội.
Nhiều doanh nghiệp làm ăn mua bán sản xuất thường có thói quen trốn thuế, nhất là thuế
thu nhập doanh nghiệp. họ luôn luôn tìm cách tăng các loại chi phí để trong quyết toán
hoạt động của doanh nghiệp chỉ đạt mức hoà, lộ chút đỉnh, hoặc nếu có lời thì rất ít.
“Trốn thuế hoặc tìm cách giảm bớt thuế đâu có hại cho cá nhân ai!” – quan điểm
này tiếc rằng còn khá phổ biến trong một số doanh nhân. Doanh nhân chân chính có
quan niệm khác: sau khi hoàn thành các nghĩa vụ đối với NSNN, phần lời còn lại mới
chính là lợi nhuận thu được. Khi nào đại đa số các doanh nghiệp coi việc nộp thuế theo
luật định là một bổn phận và cố gắng hoàn thành tốt thì lúc đó nền kinh tế mới phát triển
theo chiều hướng lành mạnh.
Dĩ nhiên, các mức thuế phải hợp lý, nhưng đò là công việc của Nhà nước. Chính thuế
suất hợp lý là đòn bẩy kích thích doanh nhân đầu tư phát triển kinh doanh, hạn chế tiêu
cực trong nghĩa vụ nộp thuế.
2. Đầu cơ tích trữ nguyên liệu, hàng hóa: gây khan hiếm trong khâu lưu thong phân
phối cũng là một hành động kinh doanh tìm lợi nhuận bất chính. Hiện nay, do nhờ có
Luật Doanh nghiệp, Luật thương mại… cạnh tranh được thúc đẩy mạnh mẽ và hành
động đầu cơ tích trữ trở nên khó thực hiện hơn, nhưng không phải không có (ví dụ như
trong lĩnh vực điện thoại di động, xăng dầu, thuốc chữa bệnh). Gây khan hiếm hàng hóa
để đẩy giá lên thật cao nhằm đạt lợi nhuận cá nhân theo thời cơ hoặc thời vụ, là cách
kiếm lợi nhuận tiêu cực rất đáng trừng phạt. Rất khó kiểm soát hành động đầu cơ tích trữ
nếu từ trong ý thức của người kinh doanh không có sự phân biệt về hai loại lợi nhuận bất
chính và chính đáng. Đây là một vấn đề thuộc về đạo đức của doanh nhân.
3. Phân phối các loại hàng hóa kém phẩm chất: nhập các loại hàng hóa cũ từ nước
ngoài về, tân trang lại, đưa ra thị trường tiêu thụ cũng là thể hiện một hành vi tìm lợi
nhuận tiêu cực trên sự thiệt hại của người sử dụng. Trong thời đại cạnh tranh công nghệ,

việc nhập các máy móc và công nghệ đã lỗi thời không tạo được hang tốt, đúng tiêu
chuẩn quốc tế, chỉ đem lại thiệt hại cho sự phát triển công nghệ trong nước thì cũng cần
bị lên án và xử lý nghiêm khắc.
4. Sử dụng lao động, sử dụng chất xám của các chuyên gia nhưng không đãi ngộ
xứng đáng với công sức đóng góp của họ là một hình thức bốc lột lao động để gia tăng
lợi nhuận tiêu cực. Lợi nhuận của một công ty luôn có tương quan với sự đóng góp của
người lao động. Công ty kinh doanh muốn gia tăng lợi nhuận thì nhật định phải quan
tâm đến lợi ích của người lao động trực tiếp làm ra của cải vật chất. Quan hệ thủ thợ sẽ
tốt đẹp nếu chủ nhân quan tâm tới lợi ích công nhân, ngược lại công nhân luôn lao động
tích cực và tìm cách gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đó là 2 vế tương hỗ của một
bài toán kinh tế, cần được xử lý một cách lành mạnh, phù hợp với lợi ích của đôi bên.
(Theo Báo Doanh nhân cuối tuần, số 29, ngày 06/02/2004)
Đạo đức marketing
Đạo đức là các tiêu chuẩn về cách hành xử chi phối tư cách của các cá nhân, nhóm và
các tổ chức kinh doanh. So với các chức năng khác, marketing là một lĩnh vực có nhiều
khả năng phát sinh các vấn đề về đạo đức.
Sau đây là những mục tiêu mà những người làm marketing phải nắm bắt, cũng như
những điều vi phạm đạo đức mà họ đã làm, để đạt được những mục tiêu này:
+ Xây dựng sự nhận thức. Quấy rầy khách hàng hết lần này đến lần khác bằng thông
điệp của mình, sẵn sàng xâm phạm sự riêng tư của khách hàng nếu cần thiết.
+ Giúp các sản phẩm và dịch vụ của công ty trở nên nổi bật. Cường điệu các điểm tích
cực và che giấu những điểm tiêu cực bằng một vẻ ngoài đẹp mắt.
+ Khuyến khích khách hàng mua hàng. Hứa hẹn với khách hàng quá mức.
Theo nhìn nhận của công chúng, các mẩu quảng cáo thường mắc phải nhiều vấn đề về
chuẩn mực đạo đức. Có bao nhiêu mẩu quảng cáo trên truyền hình mà bạn đã xem có
cảnh lái xe rất ẩu? Có bao nhiêu mẩu quảng cáo về ngân hàng và thẻ tín dụng khuyến
khích tự do vay mượn để tiêu dùng cá nhân? Các mẩu quảng cáo này nói những lời lẽ
hết sức khoa trương: "Hãy tận hưởng một kỳ nghỉ lý tưởng. Thẻ tín dụng của chúng tôi
sẽ làm cho điều đó thật dễ dàng". Đừng bao giờ bận tâm rằng quá nhiều người sẵn sàng
nợ nần, vì đây là những người có nhiều khả năng hưởng ứng quảng cáo nhất. Đặc biệt,

những mẩu quảng cáo nhắm đến trẻ em đã dẫn đến nhiều lời than phiền của công chúng.
Áp lực để được chú ý đã khiến các nhà quảng cáo thi nhau hô hào, thậm chí vượt quá
ngưỡng cư xử đạo đức. Đồng thời, Internet cũng mở ra những lĩnh vực quan tâm mới,
đáng chú ý nhất là thu thập và sử dụng trái phép thông tin của khách hàng.
Mặc dù nhiều nước, chẳng hạn như Mỹ, đã ban hành luật cấm những hành vi vô đạo đức
trong marketing, song rõ ràng là những luật này sẽ chẳng bao giờ kiềm chế được tất cả
mọi hành vi xấu dưới danh nghĩa marketing. Chỉ những nguyên tắc đạo đức tốt đẹp
trong phạm vi các công ty, ngành công nghiệp và các nhóm chuyên nghiệp là đủ khả
năng làm điều đó. Theo Công ty Ethics Quality thì "Các nguyên tắc đạo đức có tác dụng
như một chiếc máy lọc dầu trong cỗ máy marketing: chúng lọc các tạp chất để dầu có
thể làm cho cỗ máy hoạt động. Tất cả các công ty cần những nguyên tắc đạo đức để lọc
bỏ bản chất không tốt của thương trường cạnh tranh để có thể nhắm đến, thu hút và giữ
chân những khách hàng tốt cho công ty". Đây là một lời khuyên quý giá.
Thật khó xác định rõ liệu khách hàng ngày nay có khó chịu vì marketing hơn so với
trước đây hay không, hay liệu khách hàng ngày nay đã sẵn sàng thẳng thắn bày tỏ ý kiến
mỗi khi bất bình hay chưa. Chỉ biết rằng, trong bất cứ trường hợp nào đi nữa, sự thiếu
đạo đức cũng khiến bộ phận marketing phải chịu tiếng xấu. Tình huống không hay này
chắc chắn sẽ làm giảm tỷ lệ sinh lời trên vốn đầu tư cho marketing. Vì vậy, một trong
những thử thách của công tác marketing là cải thiện niềm tin của công chúng vào các
cuộc truyền thông marketing. Cách hiệu quả nhất để đạt được điều đó là đảm bảo rằng
mọi hình thức hỗ trợ bán hàng, quảng cáo, định giá, và mọi hành vi sử dụng thông tin
của khách hàng đều phải phù hợp với một chuẩn mực đạo đức cao. Các thử thách được
mô tả trong chương này có ý nghĩa quan trọng. Ba trong số đó - giữ đúng lời hứa, đánh
giá và giải trình trách nhiệm, và cư xử hợp đạo đức - là những thử thách bên trong, của
riêng công ty và nằm trong tầm kiểm soát của các nhà quản lý cũng như nhân viên.
Những khó khăn này sẽ được giải quyết nếu mọi người đối diện chúng một cách nghiêm
túc. Những thách thức khác ở bên ngoài và khó giải quyết hơn thông qua hành động trực
tiếp. Chẳng hạn, một mình công ty không thể thay đổi sự thật rằng thông tin giữa họ và
khách hàng ngày càng bão hòa. Họ cũng không thể loại bỏ sự hỗn loạn trong quảng cáo
và hỗ trợ bán hàng vốn cản trở truyền thông marketing. Tuy nhiên, ngay cả những khó

khăn lớn hơn cũng có thể vượt qua nếu có chiến lược marketing hiệu quả và sáng tạo.
Tóm tắt
+ Sự bất đối xứng về thông tin vốn là điều thuận lợi cho nhà sản xuất giờ đang đi đến
hồi kết thúc, phần lớn là do sự xuất hiện của Internet. Nhà sản xuất phải tìm cách điều
chỉnh tình hình mới này.
+ Các công ty phải cam kết giữ đúng lời hứa, nghĩa là họ phải rút ngắn khoảng cách giữa
những lời hoa mỹ về sản phẩm cũng như về thương hiệu công ty với thực tế mà khách
hàng trải nghiệm.
+ Những thông điệp marketing hầu như không nhận được sự chú ý của mọi người. Cách
hiệu quả để giải quyết tình trạng này là cung cấp những thông điệp marketing chứa đựng
một giá trị nào đó đối với khách hàng.
+ Những người làm công tác marketing nói chung và quảng cáo nói riêng thường vấp
phải các vấn đề về chuẩn mực đạo đức. Sự nhận biết của công chúng về hành vi này
chắc chắn sẽ làm giảm tỷ lệ sinh lời trên vốn đầu tư marketing.
Cơ hội nghề nghiệp bình đẳng
Hàng ngày chúng ta thấy nhan nhản các mẩu quảng cáo tuyển dụng có nội dung đại loại
như: “Cần tuyển một nhân viên kinh doanh, nam, từ 27-32 tuổi, chưa có gia đình”; hoặc
“Cần tuyển một thư ký, nữ, tuổi từ 20-28, ngoại hình đẹp, độc thân”.
Rõ ràng những thông báo tuyển dụng này đã phân biệt đối xử người lao động về tuổi, về
giới tính, về tình trạng gia đình.
Gần đây, trên một số mẩu quảng cáo tuyển dụng, có một số tổ chức và công ty đã dành
khoảng 3% diện tích quảng cáo để đề cập đến một nội dung khá lạ so với thị trường lao
động VN:
- XXX là một tổ chức tuyển dụng công bằng.
- YYY mang lại cơ hội tuyển dụng công bằng và bình đẳng cho mọi đối tượng bất kể
chủng tộc, màu da, tôn giáo, giới tính, nguyên quán, tuổi tác, bệnh tật, tình trạng hôn
nhân hoặc xu hướng giới tính.
- AAA nỗ lực nhằm đạt cơ hội nghề nghiệp bình đẳng trong mọi hoạt động nhân sự.
Các công ty đó đang nói về Equal Employment Opportunity (EEO) - Cơ hội bình đẳng
trong nghề nghiệp, một luật khá quan trọng tại Mỹ, Canada và một số nước tiên tiến

khác. Nói một cách vắn tắt, đây là luật yêu cầu tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi
người lao động.
Theo đó, khi người chủ lao động tiến hành những quyết định về nhân sự - tuyển dụng,
sử dụng, đãi ngộ, thăng tiến, và sa thải người lao động - thì phải thực hiện hết sức công
bằng và bình đẳng dựa vào những yếu tố như năng lực, kỹ năng, kinh nghiệm và những
thành quả lao động của cá nhân đó. Người sử dụng lao động không được đưa ra những
quyết định nhân sự dựa vào những yếu tố có tính cách phân biệt đối xử như chủng tộc,
màu da, tôn giáo, giới tính, nguyên quán, tuổi tác, bệnh tật, tình trạng hôn nhân, xu
hướng chính trị.
Áp dụng EEO ở các nước
Luật này được hình thành khá sớm, ở Mỹ bắt đầu thi hành từ năm 1963, và trở thành
thông lệ, thành văn hóa doanh nghiệp của các công ty. Ngay cả hình thức bằng cấp tại
các nước tiên tiến cũng thể hiện một phần nào đó cơ hội công bằng cho mọi người.
Tấm bằng đại học, sau đại học của nhiều trường đại học quốc tế ở Mỹ, Úc và các nước
tuy rất trang trọng nhưng khá đơn giản. Thông tin duy nhất của người được cấp bằng chỉ
là họ và tên. Chấm hết! Không có hình, không có ngày tháng năm sinh, không xác định
giới tính, không có nguyên quán… Một trong những lý do của việc đơn giản hóa này là
để người sở hữu bằng tránh bị phân biệt đối xử về chủng tộc, giới tính, nguồn gốc, tuổi
Không chỉ ở các nước phương Tây, một số nước châu Á như Singapore, Hong Kong
cũng đang bắt đầu từng bước áp dụng những luật tương tự EEO. Báo Tuổi Trẻ ra ngày
29-12-2006, đăng tin cho biết Hàn Quốc vừa đưa ra hàng loạt biện pháp mạnh nhằm
chống phân biệt đối xử về tuổi tác và ngoại hình phụ nữ.
Theo luật EEO, khi thực hiện quảng cáo tuyển dụng và ra quyết định tuyển chọn, người
sử dụng lao động chỉ được tìm kiếm sự phù hợp của người lao động cho những yêu cầu
của vị trí công việc. Nói cách khác, người sử dụng lao động phải có một bảng mô tả
công việc của vị trí cần tuyển, những yêu cầu về học vấn, năng lực, kinh nghiệm, kể cả
một số yêu cầu về tính cách, hành vi, phẩm chất đặc biệt mà công việc đó đòi hỏi.
Người sử dụng lao động không có quyền đưa bất cứ yêu cầu nào khác vào trong thông
báo tuyển dụng và quyết định tuyển chọn của mình. Khi có bất kỳ một bằng chứng nào
về việc vi phạm, người sử dụng lao động sẽ bị phạt tùy theo mức độ quy định của quốc

gia đó.
Trong thời gian người viết bài này học luật EEO trong chương trình MBA tại Sydney,
thì ngay tại Úc xảy ra một trường hợp vi phạm luật EEO, được các giảng viên dùng làm
tài liệu “sống” để giảng trên lớp.
Trong cuộc phỏng vấn, người tuyển dụng hỏi ứng viên nữ: “Tình trạng gia đình cô thế
nào?”. Lần đầu, ứng viên khôn khéo trả lời: “Tôi sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu về công
việc”. Sau đó người tuyển dụng lại hỏi về tình trạng gia đình một lần nữa. Lần này cô ta
đã không bỏ qua mà dùng chứng cớ hai lần hỏi đó kiện công ty ra tòa. Kết quả là công ty
tuyển dụng này phải đóng một số tiền kha khá cho sự vi phạm trên.
Cơ hội bình đẳng cho người lao động VN
Ở VN, các cơ quan chức năng hầu như chưa quan tâm vấn đề này. Vì thế có rất nhiều
công ty nước ngoài dù đã thi hành luật này rất tốt tại nước mình nhưng qua VN họ lại
hành xử như chưa từng biết về EEO. Còn các công ty VN thì hầu hết lại chưa biết đến
khái niệm này.
Hàng ngày chúng ta thấy nhan nhản các mẩu quảng cáo tuyển dụng có nội dung đại loại
như: “Cần tuyển một nhân viên kinh doanh, nam, từ 27-32 tuổi, chưa có gia đình”; hoặc
“Cần tuyển một thư ký, nữ, tuổi từ 20-28, ngoại hình đẹp, độc thân”. Rõ ràng những
thông báo tuyển dụng này đã phân biệt đối xử người lao động về tuổi, về giới tính, về
tình trạng gia đình.
Có lẽ đã đến lúc các doanh nghiệp VN cần quan tâm nhiều hơn đến những quy định
cũng như tập quán quốc tế. Gia nhập WTO, làm ăn với các đối tác lớn, đôi khi chúng ta
sẽ bị bắt buộc phải đáp ứng các tiêu chuẩn thông lệ của họ. EEO có thể sẽ trở thành một
yêu cầu của đối tác. Hơn thế nữa, khi tự đặt ra những tiêu chuẩn về tuổi, về giới tính, về
tình trạng gia đình những doanh nghiệp tuyển dụng đang làm hạn chế nguồn ứng viên
của mình.
Quay trở lại ví dụ về mẩu tuyển dụng nhân viên kinh doanh vừa kể ở trên, thay vì yêu
cầu người đó là nam, từ 27-32 tuổi, chưa có gia đình, chúng ta có thể đưa ra yêu cầu như
sau: “Cần tuyển một nhân viên kinh doanh, nhiệt tình, năng động, có khả năng giao
tiếp, chịu được áp lực về doanh số, có ý chí vươn lên, có ít nhất ba năm kinh nghiệm về
bán hàng hay tiếp thị. Công việc đòi hỏi phải thường xuyên làm việc ngoài văn phòng;

đi công tác ở tỉnh từ 3-7 ngày/tháng ”.
Không chỉ trong lĩnh vực tuyển dụng, các doanh nghiệp VN cũng nên cởi bỏ những định
kiến, có tầm nhìn thoáng hơn, áp dụng những tiêu chuẩn khách quan hơn trong các chính
sách đãi ngộ, thăng tiến cho người lao động. Ngay từ bây giờ các doanh nghiệp hãy cùng
tạo ra một sân chơi nghề nghiệp bình đẳng, công bằng cho tất cả mọi người. Điều này tốt
cho xã hội và có lợi cho doanh nghiệp.
Gia tăng quấy rối tình dục trong công sở
Tuy chưa có con số chính xc v tình trng quấy rối tình dục trong cơ sở, cc chuyên
gia tâm lý, xã hội đu khẳng định quấy rối tình dục đang có chiu hướng gia
tăng trong xã hội hin đi.
Trên 78% nạn nhân là phụ nữ
TS Khuất Thu Hồng, Giám đốc Viện Nghiên cứu Xã hội, cho biết theo điều tra được
Viện tiến hành tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, ở tất cả cơ quan văn phòng, xí
nghiệp, công ty tư nhân cũng như nhà nước đều có hiện tượng quấy rối tình dục (QRTD)
phụ nữ.
Hiện tình trạng này có phần gia tăng và tinh vi hơn. Người ta không chỉ quấy rối trực
tiếp bằng những lời nói hoặc cử chỉ sàm sỡ mà còn thông qua máy tính, điện thoại.
Chị Nguyễn Thị T, không xinh đẹp nhưng có duyên, cứ vào làm cơ quan nào là bị sếp và
đồng nghiệp quấy rối. Chị phải chuyển công tác đến 8 – 9 lần nhưng vẫn không thoát.
Tại Trung tâm Tư vấn Tình cảm Linh Tâm hàng ngày đều có các ca tư vấn liên quan đến
QRTD, trong đó khách hàng là nữ chiếm 78,2%, nam giới chiếm 27,2%.
Hầu hết khách hàng không hiểu sâu sắc về hành vi QRTD và hậu quả của nó, đơn giản
họ chỉ muốn phàn nàn hoặc muốn né tránh mà thôi. Cá biệt có những ca mà người phụ
nữ phải chịu đựng hành vi quấy rối suốt một thời gian dài.
Chị Nguyễn Thị B (Ba Đình, Hà Nội) làm việc tại một thư viện bị một đồng nghiệp và
sau này là sếp quấy rối suốt 16 năm trời. Chị từ chối, bị sếp trù úm, gây khó khăn trong
công việc, thậm chí bị bạn bè và đồng nghiệp xa lánh vì sợ liên quan.
Nạn nhân thành thủ phạm
Theo các chuyên gia, hầu hết phụ nữ khi đi làm đều bị QRTD ít nhất một lần bởi ở Việt
Nam vẫn còn quan niệm làm hoa cho người ta hái, làm gái cho người ta trêu nên khi bị

quấy rối bằng lời nói hay những cử chỉ đa phần phụ nữ đều không dám lên tiếng.
Hầu hết nguyên nhân là do nam giới gây ra nhưng thiệt thòi lại là phụ nữ. Họ bị xã hội,
đồng nghiệp lên án, đôi khi đổ vỡ tình cảm gia đình hoặc tình yêu. Người chồng, người
yêu không biết phải trái như thế nào nhưng mới nghe thấy người thân của mình bị như
vậy là tỏ thái độ.
Người phụ nữ bị quấy rối thường bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đến cơ quan làm việc
không tập trung, luôn có thái độ đề phòng, ngại tiếp xúc với người khác giới, sợ hãi, xấu
hổ với bản thân và người khác nếu chuyện vỡ lở.
Không ít người bị stress, mất ngủ, suy nhược cơ thể, kém ăn. Luôn bị ám ảnh chuyện
QRTD gây ảnh hưởng đến cuộc sống tình dục sau này hoặc hạnh phúc trong gia đình.
Thậm chí còn nghi ngờ, không tự tin cho rằng mình là người không ra gì. Có nhiều
người không chịu nổi hành vi QRTD phải nghỉ việc, bỏ việc, làm ảnh hưởng đến cuộc
sống và kinh tế gia đình, bản thân.
Theo TS Hồng, để tránh lạm dụng, không chỉ nữ giới mà cả nam giới khi đi làm cần nêu
cao cảnh giác, không tạo cơ hội, lý do để người ta có hành vi sàm sỡ mình.
Bản thân người phụ nữ cũng cần tạo cho mình hàng rào bảo vệ bằng cách có tác phong
làm việc chuyên nghiệp, ăn mặc đúng cách, không nên diêm dua hở hang gây chú ý
không cần thiết.
Trong nói năng cũng phải cân nhắc và đặc biệt là cần nhạy cảm với cử chỉ và hành vi
của kẻ địch. Khi bị QRTD, bất kể là nam hay nữ, phải tỏ thái độ ngay, không cả nể,
không sợ sệt, cần tìm đến sự giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp.
Theo Pháp Luật&Xã Hội
Bí mật kinh doanh, “hớ hênh” là mất!
Bất kỳ một công ty nào cũng đu có những bí mật kinh doanh của riêng mình.
Những bí mật này giúp to ra lợi th cnh tranh cho doanh nghip trên thị trường.
Chính vì th chúng luôn là mục tiêu dòm ngó của cc đối thủ cnh tranh. Vic hãng
nước gii kht Coca-Cola suýt bị mất bí mật kinh doanh vừa qua đã khin nhiu vị
gim đốc phi giật mình xem li công tc bo mật trong doanh nghip.
Những mục tiêu luôn trong tầm ngắm
Hãng điện tử lớn của Nhật là Toshiba đã từng lấy trộm bí mật về công nghệ thẻ nhớ

flash Lexar NAND của công ty Lexar Media (Mỹ) và chia sẻ với SanDisk, đối thủ cạnh
tranh chính của Lexar. Những thông tin này đã góp phần đưa SanDisk trở thành nhà sản
xuất thẻ nhớ flash lớn nhất thế giới. Vụ việc này sau đó đã bị phát hiện năm 2005 và toà
án thành phố San Jose (Mỹ) đã buộc Toshiba phải bồi thường 465 triệu USD cho Lexar.
Một vụ ăn cắp bí mật kinh doanh khác liên quan tới Linux, hệ điều hành mã nguồn mở
nổi tiếng. Đầu năm 2003, một công ty của Mỹ là SCO đã tuyên bố hệ điều hành Linux
đã ăn cắp một số mã nguồn Unix mà hãng này đang giữ bản quyền. Đến tháng 3, hãng
này đã đâm đơn kiện IBM ăn cắp các bí mật thương mại. Hãng đã quả quyết rằng IBM
đã lấy cắp mã nguồn độc quyền của Unix để cung cấp ra cộng đồng nguồn mở, một hành
động làm mất đi lợi thế cạnh tranh của SCO trên thị trường.
Thông thường, các vụ ăn cắp bí mật thương mại chủ yếu xảy ra giữa các công ty, tập
đoàn lớn với nhau. Họ đánh cắp những bí mật kinh doanh của nhau để làm giảm lợi thế
cạnh tranh của nhau trên thương trường. Tuy nhiên, các bí mật kinh doanh không chỉ là
mục tiêu trực tiếp của các công ty đối thủ mà còn là mục tiêu của những kẻ chuyên buôn
bán các bí mật kinh doanh. Tháng 8/2005, một công dân bang Connecticut (Mỹ) đã bị
toà án buộc tội buôn bán trái phép các mã nguồn hệ điều hành Windows NT 4.0 và
Windows 2000 của Microsoft. Theo kết luận của toà thì sau khi lùng được các bộ mã
nguồn này anh ta đã đưa chúng lên trang web của mình để rao bán lại. Ngay như vụ
Coca-Cola vừa qua, một kẻ đồng phạm là Ibrahim Dimson đã núp dưới cái tên “Dirk” và
liên lạc với công ty đối thủ của Coca-Cola là Pepsico để chào bán những dữ liệu về công
thức chế tạo một sản phẩm mới của Coca-Cola mà anh ta đã có được.
“Công nghệ” đánh cắp bí mật
Trong phi vụ đánh cắp bí mật công nghệ của Lexar, thủ đoạn mà Toshiba sử dụng là cài
người vào Hội đồng quản trị của Lexar để có điều kiện tiếp cận với các thông tin mật.
Tuy nhiên, để có thể cài được người vào bộ phận quan trọng đó, Toshiba đã phải bỏ ra 3
triệu USD đầu tư cho Lexar khi công ty này mới thành lập năm 1997. Khoản đầu tư này
đã giúp giám đốc điều hành Toshiba giành được một ghế trong Hội đồng quản trị của
Lexar và có cơ hội tiếp cận với những công nghệ bí mật của Lexar.
Một thủ đoạn khác mà MForma, một tập đoàn chuyên cung cấp thông tin và các dịch vụ
giải trí trên điện thoại di đông (Mỹ) đã sử dụng để đánh cắp bí mật của Yahoo là tuyển

dụng người đã từng làm quản lý tại công ty đối phương. Theo thông tin của Yahoo thì
MForma đã lập tức tuyển dụng David Chang, người đã từng đảm nhiệm vị trí giám đốc
bộ phận của Yahoo ngay sau khi David nộp đơn từ chức tại Yahoo tháng 11/2005. Vị
giám đốc bộ phận này trước khi ra đi đã kịp copy một lượng lớn tài liệu của Yahoo mà
nếu in ra có thể dài tới hàng chục ngàn trang giấy. Không chỉ có David từ bỏ Yahoo để
chuyển sang MForma và cung cấp cho công ty này nhiều thông tin mật của Yahoo mà
còn có 6 nhân viên khác của Yahoo cũng đã tham gia cung cấp các tài liệu mật của
Yahoo cho MForma thông qua David, trong đó 1 người đã được David tuyển vào
MForma hồi tháng 1/2006.
Đối với những kẻ chuyên buôn bán bí mật kinh doanh của các công ty thì thủ đoạn là
móc nối với những nhân viên trong công ty để tuồn bí mật ra bên ngoài. Vụ đánh cắp bí
mật của Coca-Cola chính là một ví dụ điển hình. Ibrahim Dimson đã “cộng tác” với Joya
Williams, một nhân viên của Coca-Cola để đánh cắp những bí mật thương mại của
Coca-Cola. Với tư cách là phụ tá hành chính cho giám đốc nhãn hiệu toàn cầu của Coca-
Cola, Williams đã thoải mái lục tìm tài liệu ngay tại bàn làm việc của vị giám đốc này và
dễ dàng có được những thông tin tuyệt mật về dòng sản phẩm mới của Coca-Cola.
Đôi khi, có trường hợp những kẻ chuyên buôn bán bí mật kinh doanh lại là chính những
người trong công ty, nhưng để tránh bị lộ thì những chuyên gia này lại núp dưới bóng
của những đồng nghiệp khác. Tập đoàn truyền thông của Mỹ là American Online (AOL)
tháng 5/2003 đã phát hiện ra vụ một kỹ sư phần mềm của hãng sử dụng mã truy cập của
một đồng nghiệp khác để lấy cắp thông tin của 30 triệu khách hàng của AOL và bán
chúng cho bọn tin tặc chuyên gửi spam.
Kết
Bí mật kinh doanh là tài sản của doanh nghiệp. Việc bảo vệ những bí mật kinh doanh là
trách nhiệm của bộ phận lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp. Cần phải cảnh giác cao độ
trước mọi âm mưu, thủ đoạn của các công ty đối thủ, các nhân viên không có lòng trung
thành với công ty, những nhân viên có những ý đồ xấu sẵn sàng bán rẻ bí mật công ty…
Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, bài học về các vụ mất trộm bí mật kinh doanh của
các doanh nghiệp nước ngoài rất có ý nghĩa trong giai đoạn hội nhập vào nền kinh tế
khu vực và thế giới hiện nay. Đã có rất nhiều công ty, tập đoàn của nước ngoài vào làm

ăn, kinh doanh tại Việt Nam. Họ sẽ cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp Việt Nam.
Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang tích cực đầu tư ra nước ngoài để kinh
doanh, canh tranh với các đối thủ lớn trên thị trường của họ. Do vậy việc bảo vệ các bí
mật kinh doanh trước các đối thủ có vai trò quan trọng trong việc tạo ra những lợi thế
cạnh tranh trên thị trường. Các doanh nghiệp Việt Nam vốn không có thế mạnh về tài
chính thì những bí mật kinh doanh như ý tưởng kinh doanh, nhãn hiệu, kiểu dáng sản
phẩm, vốn hiểu biết về tập quán, tâm lý tiêu dùng của người Việt Nam,… sẽ đóng vai
trong là nhân tố tích cực tạo nên lợi thế quan trọng trước các đối thủ có tiềm lực tài
chính mạnh mẽ của nước ngoài.
Khi khách hàng lạm dụng quyền 'thượng đế'
Cung cấp dịch vụ chu đáo cho khách hàng nhưng lại bị lợi dụng để cắt xén khoản tiền
phải thanh toán, một công ty dịch vụ thở dài, khách hàng người Việt chưa sẵn sàng để sử
dụng dịch vụ một cách chuyên nghiệp.
Tháng 9/2006, Công ty TNHH Dịch vụ An Toàn bán 6 vé máy bay đi Na Uy với giá trên
7.000 USD. Do lỗi thao tác của nhân viên công ty, chỗ lượt về của đoàn khách bị hủy.
Không thể lập tức đặt vé về Việt Nam, An Toàn đặt khách sạn cho đoàn khách trong 2
ngày và cam kết chi trả toàn bộ chi phí trong thời gian lưu lại.
Do là khách hàng thường xuyên của An Toàn, đoàn khách được đặt chịu vé. Hai tháng
sau khi về Việt Nam, đoàn khách thanh toán tiền vé, nhưng bớt lại 1.700 USD mà không
nêu lý do và cũng không gửi hết hóa đơn dịch vụ khách sạn cho công ty. An Toàn tiếp
tục liên lạc để nhận nốt số tiền chưa thanh toán, khẳng định sẽ trừ đi số tiền dịch vụ đoàn
khách đã ứng trước tại khách sạn, nhưng vẫn không nhận được hồi âm. Giám đốc công
ty bức xúc: "Có lẽ chúng tôi chăm sóc khách hàng theo phương châm phục vụ của nước
ngoài nên bị lợi dụng".
Người đại diện đoàn khách trực tiếp đặt vé cho biết, lý do khiến những vị khách không
thanh toán nốt phần tiền còn lại là từ khi về Việt Nam quá bận, không kịp gặp đại diện
công ty để tính các khoản hóa đơn.
Theo một nhà cung cấp căn hộ dịch vụ 5 sao tại Hà Nội, trong những rắc rối liên quan
tới khách hàng doanh nghiệp này gặp phải, phần nhiều hơn vẫn thuộc về các vị khách
Việt Nam. "Khách trả phòng sau 12h trưa và từ chối thanh toán thêm một nửa tiền

phòng của ngày hôm sau theo quy định", doanh nghiệp này lấy dẫn chứng. Thậm chí
một số vị khách nổi khùng tranh cãi, nhân viên thu ngân đành đầu hàng.
Theo nhà cung cấp dịch vụ, có thể những vị khách này không cố ý trì hoãn trả phòng,
nhưng họ chưa có thói quen tuân thủ những quy định của doanh nghiệp.
'Văn hóa' sử dụng dịch vụ
Theo Luật sư Đỗ Trọng Hải, Giám đốc Công ty dịch vụ pháp lý Invesconsult, việc sử
dụng những dịch vụ có chất lượng không chỉ phụ thuộc vào khả năng thanh toán mà còn
ở thói quen và kinh nghiệm sử dụng dịch vụ một cách chuyên nghiệp của khách hàng.
Theo ông Hải, việc khách hàng Việt Nam không tuân thủ những quy định trong hợp
đồng diễn ra khá thường xuyên. "Họ không lường trước được hậu quả khi phá hợp đồng
một cách tùy tiện", ông Hải nhận xét.
Khách hàng không hình dung hết về dịch vụ, cũng không hiểu rõ về quyền lợi và cả
những nghĩa vụ khi thực hiện một hợp đồng. Vì thế, theo ông Hải, nhiều khi chính người
sử dụng dịch vụ chịu thiệt khi không sử dụng hết những tiện ích mà mình đã bỏ tiền ra,
khiến các dịch vụ có chất lượng vẫn là xa xỉ.
Trong khi đó, ông Nguyễn Gia Hảo, Cố vấn trợ giúp pháp lý thuộc Trung tâm trọng tài
quốc tế, cho rằng, một phần nguyên nhân là doanh nghiệp không xây dựng văn bản thỏa
thuận từ trước. Doanh nghiệp đơn giản cung cấp dịch vụ theo thỏa thuận miệng, vì vậy
khi có tranh chấp xảy ra, cũng khó có cơ sở để khởi kiện.
Theo luật sư Hải, sử dụng dịch vụ có chất lượng vẫn là điều khá mới mẻ với khách hàng
trong nước. Vì vậy, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phải có tầm nhìn và kiên nhẫn.
"Cần có những người đi đầu cung cấp dịch vụ có chất lượng, tạo thói quen cho người
tiêu dùng", ông Hải nói. Tuy nhiên, theo ông, chỉ các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính
mới làm được điều này.
Đưa đạo đức vào trong kinh doanh như thế nào?
Ngô Minh Quân
Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Hầu hết các doanh nghiệp đều công nhận đạo đức trong kinh doanh là một vấn đề quan
trọng nhưng nhiều doanh nghiệp lại tỏ ra lúng túng không biết phải làm thế nào để đưa
vấn đề này vào trong các hoạt động của mình. Dựa trên kinh nghiệm từ nhiều công ty

trên thế giới và kết quả các nghiên cứu khoa học, dưới đây là một số gợi ý cho việc cần
làm và yếu tố cần có để thực hiện đạo đức trong doanh nghiệp.
Quan điểm và sự gương mẫu của lãnh đạo
Thực tế cho thấy nhiều hành vi phi đạo đức của các nhân viên là do ảnh hưởng xấu từ
cấp lãnh đạo. Nếu lãnh đạo đồng tình tiếp tay cho các hành vi như khai man thuế, làm
gian, làm ẩu, qua mặt đối tác thì không thể đòi hỏi sự trung thực của nhân viên.
“Thượng bất chính hạ tắc loạn”! Ngược lại, sự quyết tâm tôn trọng các giá trị đạo đức,
cho dù trong nhiều trường hợp phải chịu thua thiệt, và sự gương mẫu trong việc thực
hiện những giá trị này của lãnh đạo sẽ tạo niềm tin và động lực cho mọi người cùng
nhau làm ăn chân chính.
Xây dựng bộ quy tắc đạo đức thống nhất
Phạm trù đạo đức thường rất rộng và trừu tượng, nhiều khi còn mang tính chủ quan. Do
đó, để cụ thể hóa việc thực hiện các vấn đề đạo đức, mỗi doanh nghiệp nên xây dựng và
áp dụng một bộ những quy tắc đạo đức thống nhất. Bộ quy tắc này được xem là một cẩm
nang hướng dẫn cho nhân viên và là cơ sở để giải quyết các vấn đề liên quan đến đạo
đức trong doanh nghiệp. Nội dung của bộ quy tắc đạo đức nên bao gồm bốn phần chính:
1. Sự ủng hộ và yêu cầu thực hiện đạo đức của lãnh đạo doanh nghiệp; 2. Cam kết và
trách nhiệm của doanh nghiệp với nhân viên; 3. Các giá trị đạo đức và trách nhiệm mà
nhân viên phải thực hiện đối với đồng nghiệp, lãnh đạo, khách hàng, chính quyền và
cộng đồng; 4. Các phương thức thông tin và cách giải quyết các vướng mắc liên quan
đến đạo đức.
Như vậy, trong bộ quy tắc đạo đức thì trách nhiệm của doanh nghiệp và lãnh đạo được
nêu ra trước, sau đó mới đề cập đến trách nhiệm của nhân viên. Trong thực tế, các công
ty ở Mỹ và Canada thường có những bộ quy tắc không dài quá hai trang, được trình bày
đẹp, sinh động, ngắn gọn và dễ hiểu để phát cho mọi nhân viên. Doanh nghiệp không
nên sao chép rập khuôn các quy tắc đạo đức chung chung hoặc thuê công ty tư vấn viết
thay, mà nên tổ chức cho tất cả nhân viên cùng đóng góp xây dựng các quy tắc, tự đề ra
trách nhiệm và hướng giải quyết khi xảy ra các vấn đề liên quan đến đạo đức. Các quy
tắc cũng cần được cập nhật, điều chỉnh định kỳ cho phù hợp với tình hình thực tế và
nguyện vọng của nhân viên. Khi được đóng góp ý kiến thì các nhân viên sẽ coi bộ quy

tắc này là của chính mình nên sẽ tự giác thực hiện nó. Khi đó đạo đức trong kinh doanh
không phải là những nội quy cứng nhắc trên giấy mà sẽ trở thành một nét văn hóa sống
động trong công ty.
Các chương trình Huấn luyện về đạo đức
Xây dựng một bộ quy tắc chỉ là bước đầu đưa đạo đức trở thành nét văn hóa sống động
trong công ty. Bộ quy tắc dù đầy đủ và rõ ràng đến đâu cũng không thể bao quát hết tình
hình thực tế. Vì thế, việc hiểu và thực hiện đạo đức trong doanh nghiệp cũng cần được
xem như huấn luyện các kỹ năng bán hàng, giao tiếp… Trong hoạt động hàng ngày của
doanh nghiệp sẽ phát sinh rất nhiều tình huống mới làm nhân viên lúng túng không biết
phải xử lý thế nào cho đúng về mặt đạo đức, như nhắm mắt cho qua để đạt chỉ tiêu hay
nên dừng lại để kiểm tra khi phát hiện sản phẩm bị lỗi, hoặc có nên đuổi việc nhân viên
khi vi phạm một lỗi nào đó? Trải qua những tình huống như vậy, doanh nghiệp cần tổ
chức các chương trình huấn luyện về đạo đức kinh doanh để giúp nhân viên biết cách xử
lý vấn đề cho đúng. Có thể đó là các khóa học tập trung hay ngoài giờ hoặc các buổi hội
thảo, nói chuyện chuyên đề, hay thi đố vui xử lý tình huống, diễn kịch tuyên truyền, thi
viết báo tường hay vẽ tranh cổ động Nhiều công ty cũng có sáng kiến xây dựng các
tình huống mẫu hoặc phát triển các quy tắc đạo đức chung thành những đoạn phim ngắn
chiếu cho nhân viên xem.
Xây dựng các kênh thông tin
Nhiều công ty như Motorola hay Sundstrand đã thành lập một hội đồng gồm các nhân
viên thường trực và chuyên trách về đạo đức. Khi có thắc mắc gì về vấn đề này thì nhân
viên của công ty sẽ liên lạc với hội đồng này. Tương tự, các công ty Pacific Bell và
Marathon Oil cũng đã thành lập các “đường dây nóng” giải quyết các vấn đề về đạo đức
kinh doanh. Tập đoàn Texas Instruments thì xây dựng kênh thông tin qua hệ thống thư
điện tử, nhân viên ở khắp thế giới để có thể liên lạc trực tiếp với những người chuyên
trách vấn đề ở tổng công ty tại Mỹ.
Tuy nhiên, cũng cần tránh việc ỷ lại và dồn hết trách nhiệm vào những người chuyên
trách.

×