Tải bản đầy đủ (.pdf) (197 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) cộng đồng người hoa ở thành phố hải phòng (1888 1980)​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.49 MB, 197 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
………………………………………….

LÊ HUY ĐỨC

CỘNG ĐỒNG NGƢỜI HOA Ở THÀNH PHỐ
HẢI PHÕNG (1888-1980)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội – 2020

download by :


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
………………………………………….

LÊ HUY ĐỨC

CỘNG ĐỒNG NGƢỜI HOA Ở THÀNH PHỐ
HẢI PHÕNG (1888-1980)
Chuyên ngành Lịch sử văn hóa Việt Nam
Mã số: 8229040.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Hoài Phương


Hà Nội – 2020

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của tôi. Các ý kiến tham khảo, trích
dẫn của các tác giả khác đều được dẫn nguồn đầy đủ. Tôi xin chịu mọi trách
nhiệm về nghiên cứu của mình
Tác giả
Lê Huy Đức

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện luận văn, tơi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt
tình, những lời động viên khích lệ của các thầy cơ, gia đình và bạn bè. Tôi xin
gửi lời cảm ơn chân thành tới các thày cô giáo trong Khoa Lịch sử cũng như Bộ
mơn Văn hóa học và Lịch sử Văn hóa Việt Nam- Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập tại
Khoa cũng như khi nghiên cứu đề tài.
Tôi xin gửi lời tri ân tới TS. Nguyễn Thị Hoài Phương, người đã khơi mở
ý tưởng về đề tài cũng như tạo điều kiện cho tôi về tư liệu, định hướng cách tiếp
cận và nghiên cứu vấn đề trong suốt q trình thực hiện luận văn này.
Tơi xin trân thành cảm ơn sự giúp đỡ của lãnh đạo và cán bộ Trung tâm
Lưu trữ thành phố Hải Phòng, Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố Hải
Phòng, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch thành phố Hải Phòng, Sở Xây dựng
Thành phố Hải Phòng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hải

Phòng, Cục Thống Kê Thành phố Hải Phòng, Ban Dân vận Thành ủy Hải Phòng,
Bảo tàng thành phố Hải Phòng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi khi tiếp cận và
khai thác các nguồn tư liệu tại địa phương.
Tôi xin cảm ơn Đảng ủy, Ủy ban nhân dân các phường Phạm Hồng Thái,
phường Phan Bội Châu, phường Hoàng Văn Thụ đã giúp đỡ tơi trong q trình
khảo sát tại đại bàn nghiên cứu. Đồng thời, tôi xin cảm ơn tất cả ông/bà đã giúp
đỡ và tham gia phỏng vấn tại Hải Phịng, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và
nhiều nơi khác để tơi có được những nguồn tư liệu q giá phục vụ cho luân văn
này.
Chân thành cảm ơn!
Tác giả
Lê Huy Đức

download by :


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài. ............................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. ................................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu. ......................................................................................... 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ..................................................................... 8
5. Tư liệu và phương pháp nghiên cứu. ................................................................. 8
6. Đóng góp của luận văn. .................................................................................... 11
7. Cấu trúc của luận văn. ...................................................................................... 11
CHƢƠNG 1: CỘNG ĐỒNG NGƢỜI HOA Ở THÀNH PHỐ HẢI PHÕNG,
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI ............................... 12
1.1. Cơ sở lý thuyết ............................................................................................. 12
1.1.1. Khái niệm “người Hoa” ............................................................................ 12

1.1.2. Một số vấn đề về lý thuyết di cư. ................................................................ 15
1.1.3. Nguyên nhân quá trình di dân của cộng đồng người Hoa vào Việt Nam.. 18
1.1.4. Chính sách của các chính quyền đối với người Hoa di cư vào Việt Nam. 21
1.2. Tổng quan quá trình hình thành và phát triển thành phố Hải Phòng .. 32
1.2.1. Điều kiện tự nhiên của thành phố Hải Phòng ............................................ 32
1.2.2. Tổng quan q trình hình thành và phát triển đơ thị Hải Phòng .............. 33
1.2.3. Đặc điểm kinh tế, dân cư, văn hóa – xã hội. .............................................. 40
1.3 Lịch sử hình thành và quá trình biến đổi của cộng đồng ngƣời Hoa tại
thành phố Hải Phịng. ........................................................................................ 42
1.3.1. Lịch sử hình thành ...................................................................................... 42
1.3.2. Dân số, các nhóm dân cư. .......................................................................... 44
1.3.3. Tổ chức hành chính, thiết chế xã hội ......................................................... 45
Tiểu kết chƣơng 1 ............................................................................................... 46
CHƢƠNG 2: HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA NGƢỜI HOA TẠI HẢI PHÕNG 48
2.1. Thể chế tổ chức kinh tế của cộng đồng ngƣời Hoa tại Hải Phòng.......... 48
2.2. Hoạt động thƣơng mại – dịch vụ ............................................................... 49

download by :


2.3. Kinh tế thủ công nghiệp – công nghiệp. ................................................... 64
2.4. Tác động của hoạt động kinh tế Hoa kiều vào nền kinh tế chung của
thành phố Hải Phòng. ........................................................................................ 68
Tiểu kết chƣơng 2. .............................................................................................. 70
CHƢƠNG 3: ĐỜI SỐNG VĂN HÓA – XÃ HỘI CỦA CỘNG ĐỒNG
NGƢỜI HOA TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÕNG ............................................ 72
3.1. Văn hóa vật chất. ......................................................................................... 72
3.1.1. Kiến trúc đô thị........................................................................................... 72
3.1.2. Nhà ở. ......................................................................................................... 74
3.1.3. Cơ sở tín ngưỡng tơn giáo. ........................................................................ 76

3.1.4. Cơ sở sinh hoạt cộng đồng. ........................................................................ 80
3.1.5. Trang phục. ................................................................................................ 81
3.1.6. Ẩm thực. ..................................................................................................... 82
3.1.7. Phương tiện đi lại. ...................................................................................... 88
3.2. Văn hóa tinh thần ........................................................................................ 89
3.2.1. Tơn giáo, tín ngưỡng .................................................................................. 89
3.2.2. Các phong tục, nghi lễ truyền thống. ......................................................... 95
3.2.3. Văn hóa nghệ thuật. ................................................................................. 105
3.2.4. Giáo dục ................................................................................................... 108
3.3. Đời sống và mối quan hệ xã hội. .............................................................. 110
3.3.1. Quan hệ hơn nhân, gia đình và dịng họ. ................................................. 110
3.3.3. Các quan hệ xã hội trong và ngoài cộng đồng người Hoa. ..................... 114
Tiểu kết chƣơng 3. ............................................................................................. 117
CHƢƠNG 4: NHỮNG BIẾN ĐỘNG VÀ QUÁ TRÌNH HỒI HƢƠNG CỦA
CỘNG ĐỒNG NGƢỜI HOA CUỐI THẾ KỶ XX ....................................... 119
4.1. Những biến cố lịch sử và nguyên nhân.................................................... 119
4.2. Quá trình hồi hƣơng. ................................................................................ 123
4.3. Sự tác động của cuộc hồi cƣ tới hoạt động kinh tế, đời sống xã hội tại
thành phố Hải Phòng. ...................................................................................... 134

download by :


4.4. Mối quan hệ giữa cộng đồng ngƣời Việt gốc Hoa ở Hải Phòng với ngƣời
thân, gia tộc, họ hàng ở nƣớc ngoài. ............................................................... 137
Tiểu kết chƣơng 4. ............................................................................................ 142
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 145
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 149
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 156


download by :


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Việt Nam là một quốc gia đa tộc người với một nền văn hóa đa dạng,
phong phú và giàu bản sắc. Trải qua quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước lâu
đời, cộng đồng các tộc người sinh sống ở Việt Nam đã xây dựng lên những giá trị
văn hóa tốt đẹp, góp phần tạo sự thống nhất trong đa dạng của văn hóa Việt Nam.
Trong nhiều năm qua đã có rất nhiều cơng trình khoa học trong và ngồi nước
nghiên cứu về vấn đề cộng đồng các tộc. Hướng nghiên cứu di dân, dịch chuyển,
hồi cư của cộng đồng các tộc người luôn được quan tâm và tập trung nguồn lực
cho các cơng trình nghiên cứu. Trong số đó, những nghiên cứu về cộng đồng
người Hoa cũng không phải là số lượng nhỏ. Tuy nhiên các cơng trình khoa học
hầu hết tập trung chủ yếu nghiên cứu về cộng đồng người Hoa ở khu vực miền
Trung và Nam Bộ, mà ở Bắc Bộ lại ít được quan tâm hơn.
Hải Phịng là một đô thị cảng biển trẻ, ra đời vào cuối thế kỷ XIX với vai
trò là khu vực nhượng địa của người Pháp. Không bắt đầu từ một lũy trị sở của
chính quyền phong kiến, Hải Phịng gắn liền với q trình tạo lập và phát triển
của một vùng cửa sơng ven biển, với một quân cảng kiêm thương cảng lớn nhất
xứ Bắc Kỳ. Từ cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX, chỉ trong vòng nửa thế
kỷ, Hải Phịng đã vươn mình trở thành một trong ba trung tâm kinh tế lớn nhất
của miền Bắc. diện mạo đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đơ thị
Hải Phịng đã thay đổi hồn tồn. Ngồi chính quyền người Pháp và những cư
dân bản địa, không thể khơng nhắc đến những cơng sức đóng góp của cộng đồng
người Hoa cư trú tại nơi đây trong việc xây dựng và phát triển thành phố Hải
Phòng.
Trước năm 1979, cộng đồng người Hoa sinh sống tại Hải Phịng có trên
10 nghìn người [28, 105], tuy nhiên do những biến cố lịch sử, đặc biệt là dưới sự
ảnh hưởng của quan hệ hai nước Việt – Trung từ những năm 70 của thế kỷ XX,

hiện nay những người gốc Hoa chỉ còn hơn 2000 người[43]. Cộng đồng người
Hoa ở Hải Phòng đã để lại những dấu ấn mạnh trong mọi mặt đời sống kinh tế,
văn hóa, xã hội của thành phố mà hiện nay vẫn cịn hiện hữu. Tuy nhiên, có thể
nói hiện nay chưa có cơng trình khoa học nào nghiên cứu đầy đủ, cụ thể và chi
tiết về cộng đồng người Hoa ở Hải Phịng nói riêng và ở Bắc Bộ nói chung. Với
quan điểm văn hóa là nền tảng vật chất và tinh thần của xã hội, là mục tiêu và
độc lực của sự phát triển, vì thế nghiên cứu về văn hóa của cộng đồng người Hoa
ở thành phố Hải Phòng để thấy được vai trò của những Hoa kiều trong sự phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội của thành phố trong từng giai đoạn cũng như sự tác
động của các yếu tố bản địa đến đặc điểm văn hóa của cộng đồng người Hoa. Đó
1

download by :


là những lý do khiến tôi chọn đề tài “Cộng đồng người Hoa ở thành phố Hải
Phòng (1888-1980)” làm đề tài luận văn Thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
2.1. Các cơng trình nghiên cứu về người Hoa ở Việt Nam.
Có rất nhiều tư liệu, cơng trình nghiên cứu về người Hoa ở Việt Nam nói chung.
Ngay từ thời phong kiến đã xuất hiện các tư liệu. Các sách “Đại Nam thực lục”, “Gia
định thành thơng chí”, “Khâm Định Việt Sử thông giám cương mục”… đều đề cập đến
sự có mặt của người Hoa ở Việt Nam. Khơng chỉ trên phương diện chính trị, quan hệ
bang giao giữa hai quốc gia, các nhà viết sử các vương triều phong kiến cũng đã đề cập
tới đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của người Hoa khi sinh sống tại Việt Nam.
Trong nhiều năm qua đã có nhiều đề tài, cơng trình khoa học nghiên cứu
về cộng đồng người Hoa sinh sống tại Việt Nam cũng như đề tài về quá trình di
dân, di cư. Năm 1924, lần đầu tiên ở Việt Nam một cơng trình nghiên cứu mang
tính chất chính luận của Đào Trinh Nhất về cộng đồng người Hoa: Thế lực khách
trú và vấn đề di dân vào Nam Kỳ. Trong khi mơ tả q trình di cư của người Hoa

vào Nam Kỳ, Đào Trinh Nhất có quan tâm đến các yếu tố hình thành các nhóm
cộng đồng của họ, nhưng chủ yếu đề cao vai trị của người Hoa trong q trình
hình thành và phát triển nền kinh tế hành hóa ở miền Nam Việt Nam.
Trong những năm 40 của thế kỷ XX, trên các tập san của trường Viễn
Đông Bác Cổ và Đô Thành Hiếu Cổ xuất hiện một số các bài viết của các học
giả trong đó có cố giáo sư Đào Duy Anh, đáng chú ý nhất là bài nghiên cứu “Phố
Lở, người Trung Quốc ở Huế trước thời kỳ thuộc địa”, đây là cơng trình đầu tiên
ở Việt Nam đi sâu mô tả cấu trúc và các giai đoạn phát triển của cộng đồng
người Hoa nói chung.
Từ những năm 60 của thế kỷ XX, vấn đề người Hoa ở Việt Nam được các
nhà nghiên cứu trong nước quan tâm đến nhiều hơn. Trên các tạp chí chuyên
ngành cũng như trong các cuộc hội thảo được tổ chức tại Hà Nội năm 1985 và
1989, nhiều ý kiến khoa học bàn về vấn đề người Hoa ở Việt Nam được đưa ra
thảo luận sơi nổi. Đã có một số cơng trình tổng hợp của một số học giả đã giúp
chúng ta hiểu khá đầy đủ về người Hoa như cơng trình nghiên cứu Người Hoa
tại Việt Nam (Nguyễn Văn Huy, 1993). Nội dung của cơng trình nghiên cứu này
nhấn mạnh đến khía cạnh có tính chính trị và ảnh hưởng của những thành quả
kinh tế mà cộng đồng người Hoa phát triển trong đời sống xã hội Việt Nam. Bên
cạnh đó, các sinh hoạt khác như văn hóa, xã hội cũng được đề cập đến. Với cơng
trình nghiên cứu này, tác giả đã nghiên cứu một phần sinh hoạt của cộng đồng
người Hoa như chuyên đề về lịch sử, văn hóa, kinh tế. Qua đó tác giả cũng
khẳng định đây khơng phải là một tài liệu nghiên cứu về xã hội học, chủng tộc
học hay sắc tộc học mà là đóng góp để khám phá và hiểu rõ thêm những đặc tính
về một cộng đồng. Cũng trong tác phẩm này, tuy khơng có một chương riêng
2

download by :


cho cộng đồng người Hoa ở Hải Phòng, nhưng tác giả đã cung cấp những thơng

tin có giá trị về nguồn gốc hình thành, vai trị, vị trí của người Hoa ở thành phố
này; đồng thời cung cấp các tư liệu, số liệu về dân số, đời sống dân cư, ngành
nghề, những hoạt động trước và sau cuộc di cư những năm 70 – 80 của thế kỷ
XX…, đặc biệt tại phần 2 Qua các thời đại…, các mục II Thực dân Pháp đến
Việt Nam, mục III Thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (1954-1975), mục V
Dưới chế độ cộng sản (sau 1975).
Luận án tiến sĩ Tìm hiểu sự hình thành các nhóm cộng đồng người Hoa ở
Việt Nam trong bối cảnh lịch sử Đông Nam Á (1989) của tác giả Châu Thị Hải
đã nghiên cứu các vấn đề của quá trình di dân, định cư của người Minh Hương
và các lớp cư dân Hoa kiều. Luận án đã góp phần xác định một số khái niệm và
thuật ngữ trong hệ thống đề tài nghiên cứu, phân loại các hình thức di cư của
cộng đồng người Hoa, các loại hình liên kết cũng như tính chất và đặc điểm của
các loại hình liên kết đó. Góp phần đánh giá đúng vai trị và vị trí kinh tế, xã hội
của người Hoa ở Việt Nam nói riêng và trong mối quan hệ quốc tế của khu vực
Đông Nam Á cuối thế kỷ XX. Thơng qua cơng trình nghiên cứu này, người
nghiên cứu đã tiếp thu được cách phân loại các hình thức di cư, tụ cư của cộng
đồng người Hoa cũng như lý do họ di cư đến Việt Nam. Đồng thời tại cơng trình
nghiên cứu Các nhóm cộng đồng người Hoa ở Việt Nam của TS. Châu Thị Hải,
tác giả đã đề cập tới loại hình liên kết của cộng đồng người Hoa ở Việt Nam, các
tổ chức như “bang”, “hội”,.. trong hoạt động kinh tế, xã hội.
Cơng trình nghiên cứu Hơn nhân và gia đình của người Hoa ở Nam Bộ
(Nguyễn Duy Bính, 1999, tp. Hồ Chí Minh) đã khái quát về người Hoa ở Nam
Bộ, cộng đồng, dân số, hoạt động kinh tế văn hóa; những quan niệm trong hơn
nhân, quy tắc và nghi lễ; hình thức và cấu trúc gia đình người Hoa ở Nam Bộ;
chức năng và những nghi lễ gia đình. Đây là nền tảng để so sánh, phân tích sự
giống nhau và khác nhau của Hoa Kiều ở miền Bắc và cộng đồng người Hoa ở
miền Nam.
Sách Vai trò người Hoa trong nền kinh tế các nước Đông Nam Á (Nhà
xuất bản Đà Nẵng, 2000) của tác giả Trần Khánh cố gắng tập trung phân tích
những yếu tố và q trình xã hội tác động đến sự thay đổi các hình thức kinh

doanh, hoạt động thương mại của người Hoa và vai trò của họ trong sự hình
thành và phát triển ngành kinh tế then chốt của các quốc gia Đơng Nam Á nói
chung và Việt Nam nói riêng từ cuối thế kỷ XIX, đặc biệt từ sau khi các nước
trong khu vực giành độc lập đến cuối những năm 1980. Tác giả cũng đã phân
tích nguyên nhân, lý do người Hoa ở Việt Nam di cư về nước hoặc các nước lân
cận, đề cập một phần nhỏ quá trình di cư của cộng đồng này khu vực phía bắc
Việt Nam.

3

download by :


Cơng trình nghiên cứu khoa học Người Hoa trong xã hội Việt Nam: thời
Pháp thuộc và dưới chế độ Sài Gòn (Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 2002) của
tác giả Trần Khánh đã phân tích, nghiên cứu đầy đủ bức tranh tồn cảnh về sự
hình thành và phát triển của cộng đồng người Hoa ở Việt Nam qua các giai đoạn
lịch sử; đi sâu phân tích các hoạt động của người Hoa, vai trò của họ trong đời
sống kinh tế, xã hội và chính trị cũng như tiến trình hội nhập của họ vào xã hội
Việt Nam tử nửa sau thế kỷ XIX đến năm 1979.
Đồng thời cịn có rất nhiều cơng trình khoa học, đề tài nghiên cứu người
Hoa ở Nam và Trung bộ của các học giả trong và ngoài nước, đây là những cơ
sở khoa học giúp cho tác giả định hướng được cách thức tiếp cận cũng như so
sánh sự khác biệt giữa cộng đồng Hoa kiều và người Hoa Minh hương, cộng
đồng người Hoa ở Bắc Bộ với cộng đồng người Hoa ở Trung và Nam Bộ,…
Tiêu biểu là các cơng trình nghiên cứu Định cư của người Hoa trên đất Nam Bộ:
từ thế kỷ XVII đến năm 1945 (2000) của nhóm tác giả Nguyễn Cẩm Thúy,
Nguyễn Quang Chuyền, Võ Văn Sổ, Cao Tự Thanh; Người Hoa ở Nam Bộ
(2005) của tác giả Phan An, Đề tài nghiên cứu khoa học Người Hoa ở Bình
Dương – lịch sử và hiện trạng (2010) của Hội khoa học Lịch sử tỉnh Bình

Dương, Luận văn thạc sĩ Văn hóa của cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu (2016)
của Th.S Lưu Thị Liên;…
Tựu chung lại, các cơng trình nghiên cứu chuyên khảo kể trên và đa phần
các công trình nghiên cứu khác phần nhiều tập trung vào người Hoa ở Nam Bộ,
khu vực có nhiều người Hoa cư trú nhất trong cả nước. Còn cộng đồng người
Hoa ở khu vực Bắc Bộ cũng như tại Hải Phịng nói riêng chỉ được đề cập một
cách khái quát.
Đề cập tới cộng đồng người Hoa trong lịch sử tại khu vực phía bắc cũng
có một số cơng trình nghiên cứu nổi bật như bài viết Những vị khách được nuông
chiều hay những người yêu nước tận tụy? Người Hoa ở Bắc Việt Nam thời kỳ
1954-1978 của tác giả Xiaorong Han (2009) trên tạp chí International Journal of
Asian Studies (tập 6, số 1, trang 1-36) đã đánh giá quan hệ cộng đồng người Hoa
ở miền Bắc Việt Nam đối với chính quyền Việt Nam và Trung Quốc. Đặc biệt
bài viết tập trung vào việc phân tích mối quan hệ bản sắc quốc gia và dân tộc của
Hoa kiều ở miền Bắc Việt Nam, trong thời kỳ 1954 đến năm 1978. Cơng trình
nghiên cứu đã chỉ ra các đặc điểm, địa vị công dân và cung cấp các số liệu liên
quan tới cộng đồng người Hoa ở miền Bắc Việt Nam và ở Hải Phịng. Phân tích
vị trí, sự ảnh hưởng của chính quyền Trung Quốc, chính quyền Việt Nam giai
đoạn 1954 – 1978 tác động tới đời sống của cộng đồng cư dân này, cũng như
phục dựng lại quá trình di cư của cộng đồng người Hoa về nước hoặc đi tới các
quốc gia trong khu vực từ năm 1977-1978

4

download by :


Cơng trình nghiên cứu Người Hoa trong xã hội Việt Nam, nửa đầu thế kỷ
XIX (Dương Văn Huy, 2011, Hà Nội) đã trình bày, phân tích hoạt động kinh tế
của người Hoa và vị trí của người Hoa trong nền kinh tế Việt Nam trong thế kỷ

XIX. Bằng phương pháp lịch sử, tác giả đã cung cấp một cái nhìn toàn diện về
người Hoa trong xã hội Việt Nam thời kỳ này để phục vụ cho những nghiên cứu
giai đoạn sau.
Luận văn thạc sĩ Diện mạo khu phố người Hoa ở Hà Nội nửa đầu thế kỷ
XX qua tư liệu địa chính (Trần Thị Mai, 2014 Hà Nội) nghiên cứu quá trình hình
thành và phát triển của cộng đồng người Hoa tại Hà Nội. Cách thức tiếp cận của
tác giả ở đây là qua tư liệu địa chính, địa bạ, đây là một cách tiếp cận rất hữu ích
cho luận văn nghiên cứu cộng đồng người Hoa ở Hải Phòng cũng như giúp
người viết có cái nhìn tổng qt hơn quá trình hình thành và phát triển của người
Hoa ở Bắc Bộ.
2.2. Các cơng trình nghiên cứu về cộng đồng người Hoa tại Hải Phòng.
Theo tổng hợp của tác giả luận án, hiện nay có khá ít cơng trình nghiên
cứu trực tiếp về cộng đồng người Hoa ở thành phố Hải Phịng. Tuy vậy đây là
một cộng đồng mạnh, có vai trị lớn trong việc hình thành và phát triển thành
phố nên được đề cập nhiều trong ghi chép của các thương nhân, giáo sĩ, những
nhà quân sự phương tây, tại các văn bản hành chính của các chính quyền; trong
các cơng trình nghiên cứu chun khảo về thành phố Hải Phòng.
Từ cuối thế kỷ XIX, mặc dù xuất phát từ những mục đích chính trị, những
ý định về quân sự, kinh tế nhưng tại các báo cáo, các văn bản hành chính của người
Pháp tại khu vực Hải Phịng có những ghi chép giá trị nhất định về cộng đồng người
Hoa tại đây. Trong đó có thể kể tới những ghi chép của Jean Dupuis in trong Một
chuyến du hành lên Vân Nam và việc mở cửa sông Hồng cho thương mại; của
Raymond Bonnal trong cuốn Ở Bắc Kỳ, 1872-1881-1886: ghi chép và kỷ niệm; Thư
của Jules Harmand gửi Bộ trưởng Hải quân và Thuộc địa ngày 30/11/1883; Người
Pháp ở Bắc kỳ và miền Nam Trung Quốc của Alfred Cunningham (1903),…; các
báo cáo, biên bản cuộc họp của Phòng Thương mại Hải Phòng các năm 1899-1929.
Các ghi chép này khơng chỉ giúp ta hình dung về vùng đất Hải Phòng cuối thế kỷ
XIX, đầy thế kỷ XX mà còn giải thích, cung cấp nhiều thơng tin giá về q trình
hình thành cộng đồng người Hoa tại thành phố Hải Phịng, hoạt động kinh tế, đời
sống văn hóa, xã hội, chính trị của họ.

Những nghiên cứu về Hải Phịng chỉ thực sự nở rộ vào những năm 80 của thế
kỷ XX. Những cuộc hội thảo khoa học đã tập hợp nhiều nghiên cứu của các học giả
trong nước về nhiều chủ đề liên quan tới Hải Phịng, trong đó có một số nghiên cứu
về cộng đồng người Hoa nói riêng. Có thể kể đến tờ Nghiên cứu Lịch sử Hải Phịng
ra đời. Đây là một tạp chí chun ngành hiếm hoi của một địa phương. Mặc dù thời
gian tồn tại của tạp chí này khá ngắn ngủi (từ năm 1985-1988), nhưng nó đã trở
5

download by :


thành một diễn đàn bổ ích – nơi đăng tải nhiều nghiên cứu quan trọng về lịch sử Hải
Phòng, Nổi bật trong số này có các bài viết Vài nét về sự ra đời của thành phố Hải
Phòng số 3/1986 của hai tác giả Nguyễn Thừa Hỷ, Trịnh Ngọc Viện; Q trình
hình thành và phát triển khơng gian đơ thị Hải Phòng số 1-/1986 của Nguyễn Ngọc
Quỳnh. Cũng trong những năm 80, hội thảo khoa học Hải Phòng – Bước ngoặt lịch
sử đầu thế kỷ XX (1988) của Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Thành ủy Hải Phòng
được thực hiện, trong đó có bài nghiên cứu Bước đầu tìm hiểu về tư bản Hoa kiều
và Việt Nam ở Hải Phòng của tác giả Đoàn Trường Sơn. Bài nghiên cứu đã nêu nên
vai trò quan trọng của cộng đồng người Hoa trong nền kinh tế ở Hải Phòng trong
những năm đầu thế kỷ XX.

Trong hai cuốn sách Địa chí Hải Phịng (1990) và Lược khảo đường khố
Hải Phòng (1990) của Hội đồng lịch sử thành phố Hải Phòng đã đề cập tới địa
bàn tập trung cư trú của cộng đồng người Hoa ở thành phố Hải Phịng, các địa
điểm, cơng trình kiến trúc được người Hoa xây dựng với mục đích hoạt động
thương mại, buôn bán, sinh hoạt xã hội.
Luận án tiến sĩ Đơ thị Hải Phịng giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
của tác giả Nguyễn Thị Hồi Phương đã tập trung nghiên cứu, phân tích những
nhân tố hình thành và phát triển của đơ thị Hải Phịng trong đó nhấn mạnh đến

các lĩnh vực: thể chế chính trị, hoạt động kinh tế, đời sống xã hội, các đặc trưng
văn hóa, diện mạo đơ thị,... Trong luận án, tác giả đã đề cập tới cộng đồng người
Hoa tại Hải Phòng nhưng chỉ là một phần nội dung của luận án, chưa nghiên cứu
chuyên sâu và thời gian mới dừng lại ở năm 1945 mà chưa tìm hiểu về cộng
đồng người Hoa ở giai đoạn sau, đặc biệt là những biến động cuối thế kỷ XX.
Đối với các cơng trình nghiên cứu về Hải Phịng ở nước ngồi, phải nhắc
đến học giả người Pháp Gilles Raffi Bắt đầu từ một nghiên cứu vào niên khóa
1987-1988 tại trường Đại học Provence với tiêu đề Monographie de la cite
portuaire de Haiphong des origines a 1940 (Chuyên khảo về cảng thị Hải Phòng từ
khởi thủy đến năm 1940), cung cấp những thông tin căn bản về đời sống kinh tế
cũng như diện mạo của thành phố cảng Hải Phòng từ thuở sơ khai đến thập niên 40
của thế kỷ XX. Trên cơ sở những nghiên cứu này, đến năm 1994, ông viết luận án
tiến sĩ với tiêu đề Haiphong: Origines, conditions et modolités du dévelopment
Juquén 1921 (Hải Phòng - nguồn gốc, điều kiện và thể thức phát triển cho đến năm
1921). Đây là cơng trình nghiên cứu cho thấy cái nhìn tồn thể đối với cảng Hải
Phịng trong sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội và đại lý của thành phố
xét trong mối quan hệ bên trong cũng như bên ngoài của các tác nhân phát triển.
Trong đó, vấn đề cộng đồng người Hoa được đề cập tới nhiều, cung cấp một lượng
lớn thơng tin có giá trị, số liệu cụ thể về kinh tế, đời sống dân cư, các hoạt động,
mối quan hệ với chính quyền và người dân bản địa của cộng đồng người Hoa tại
Hải Phòng giai đoạn này.
6

download by :


Một nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến Hải Phòng là The French in
Tonkin and South China của Afred Cunningham, Hongkong Daily Press năm 2004,
trong đó lịch sử, kinh tế, xã hội của Hải Phòng bước đầu được giới thiệu trong hệ
thống các đô thị ở Bắc Kỳ và Nam Trung Quốc thời cận đại. Về cộng đồng người

Hoa và vai trò của thương nhân người Hoa ở Hải Phịng có bài viết của Julia
Martinez với tựa đề Chinese Rice Trade and Shipping from the North Vietnamese
Port of Hải Phịng, in trên tạp chí Chinese Southern Diaspora Studies, Volome 1,
năm 2007. Năm 2011, nhóm tác giả Nola Cooke, Li Tana, James A. Anderson công
bố một nghiên cứu tổng hợp The Tonking Guft through History do Đại học
Pennsylvania, Philadelphia, Hoa Kỳ xuất bản, đã đặt đời sống kinh tế của Hải
Phịng trong mối quan hệ kinh tế với các đơ thị khác trong khu vực vịnh Bắc Bộ
cũng như trong mối giao thương quốc tế.
Tóm lại, các nghiên cứu trong và ngoài nước đã phục dựng được bức tranh
về lịch sử hình thành của đơ thị Hải Phịng, cũng như tìm hiểu về đời sống kinh tế,
văn hóa, xã hội của cộng đồng người Hoa tại nơi đây. Tuy vậy, một nghiên cứu có
hệ thống về lịch sử hình thành và phát triền của cộng đồng người Hoa tại Hải Phịng
cũng như bức tranh tồn cảnh về đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội họ trong từng
giai đoạn lịch sử thì chưa có.

3. Mục đích nghiên cứu.
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu, khảo sát, phục dựng bức tranh tồn diện
về lịch sử hình thành, phát triển của cộng đồng người Hoa ở thành phố Hải
Phòng trên các phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; từ đó xác định vị
trí, vai trị, đóng góp của cộng đồng người Hoa với sự hình thành và phát triển
của thành phố Hải Phòng trong Lịch sử. Đồng thời luận văn còn tập trung khảo
tả về biến động chính trị và cuộc hồi hương của cộng đồng người Hoa trong
những thập niên 70 – 80 của thế kỷ XX cũng như tìm hiểu về mối liên hệ thân
tộc của những thế hệ người Việt gốc Hoa còn ở lại thành phố Hải Phòng với gia
tộc, họ hàng ở Trung Quốc trong thực tế cuộc sống hiện nay; khẳng định tính đa
dạng, phong phú trong đời sống văn hóa của các nhóm cư dân của thành phố Hải
Phịng trong thế kỷ mới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu tổng thể, hệ thống về quá trình hình thành, phát triển của

cộng đồng người Hoa ở Hải Phòng, từ lịch sử các cuộc di cư, quá trình tụ cư đến
đời sống kinh tế, xã hội và các đặc trưng văn hóa của cộng đồng này từ khi hình
thành đến cuối thế kỷ XX.
- Phục dựng lại cuộc di cư của cộng đồng người Hoa vào những năm 70 80 của thế kỷ XX và mối liên hệ của họ với các thế hệ con cháu ở lại thành phố
Hải Phòng.
7

download by :


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là cộng đồng người Hoa ở thành phố
Hải Phịng, từ q trình hình thành và phát triển đến đời sống kinh tế, văn hóa xã
hội của họ; nhằm mục đích làm rõ được các yếu tố văn hóa cũng như sự tác động
qua lại giữa văn hóa của cộng đồng Hoa kiều với những cộng đồng dân cư khác
sinh sống tại Hải Phịng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
4.2.1 Phạm vi khơng gian: đề tài nghiên cứu cộng đồng người Hoa trong
khu vực địa giới của thành phố Hải Phòng hiện nay, đặc biệt được giới hạn tại
các tuyến phố Quang Trung, Lý Thường Kiệt, Phan Bội Châu và khu vực quận
Lê Chân.
4.2.2. Phạm vi thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu cộng động người
Hoa ở Hải Phòng từ năm 1888 (năm thành lập thành phố) đến cuối những năm
70 - 80 của thế kỷ XX (giai đoạn xảy ra xung đột biên giới Việt – Trung và diễn
ra phong trào hồi cư của cộng đồng Hoa kiều). Tuy nhiên, khung thời gian của
luận văn có thể kéo về phía trước hoặc về phía sau để có được cái nhìn hệ thống
và các mối quan hệ tương quan.
5. Tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu.
5.1. Nguồn tư liệu:

Luận văn sử dụng 3 nguồn tư liệu chính: tư liệu tiếng Việt, tư liệu phương
Tây (tiếng Anh và tiếng Pháp) và tư liệu điền dã thực tế của tác giả.
Nguồn tài liệu tiếng Việt, đầu tiên phải kể đến những bộ chính sử của các
triều đại phong kiến Việt Nam như: Đại Nam thực lục, Khâm định Đại Nam hội
điển sự lệ, Khâm định Việt sử thơng giám cương mục,… Các bộ chí như: Dư địa
chí, Hải Dương phong vật chí, Hải Dương tồn hạt dư địa chí… Bên cạnh đó là
kế thừa những kết quả của các nhà nghiên cứu đi trước, tập trung chủ yếu trong
các cơng trình: Q trình hình thành phát triển thành phố và đặc tính người Hải
Phịng, Hải Phịng bước ngoặt lịch sử đầu thế kỷ XX (đều dưới dạng kỷ yếu),
Địa chí Hải Phịng, Từ điển bách khoa địa danh Hải Phòng, Lược khảo đường
phố Hải Phòng, Hải Phịng – di tích lịch sử văn hóa của Hội đồng lịch sử thành
phố Hải Phịng… Các cơng trình nghiên cứu về Hải Phịng và dân cư có: Lịch sử
Đảng bộ thành phố Hải Phòng, Lịch sử Đảng bộ quận Hồng Bàng, Lịch sử
Đảng bộ quận Lê Chân, Luận án tiến sĩ Đơ thị Hải Phịng giai đoạn cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỷ XX của TS. Nguyễn Thị Hoài Phương, Luận văn thạc sĩ Đặc
điểm và giá trị kiến trúc cơng cộng tại khu phố Pháp Hải Phịng của TS. Nguyễn
Như Khánh, Hải Phòng cũ và mới của tác giả Phạm Hiền, Kỷ yếu Hội thảo “Hải
Phòng bước ngoặc lịch sử đầu thế kỷ XX” của Hội đồng nghiên cứu lịch sử Hải
Phòng.
8

download by :


Về các cơng trình nghiên cứu về cộng đồng người Hoa có thể kể tới:
Người Hoa trong xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX của tác giả Dương Văn
Huy; các cơng trình nghiên cứu Các nhóm cộng đồng người Hoa ở Việt Nam,
Người Hoa với đôi bờ biên giới Việt – Trung thời mở cửa, Người Hoa trong đời
sống kinh tế - văn hóa – xã hội ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á của tác giả
Châu Thị Hải; các cơng trình nghiên cứu Vai trị người Hoa trong nền kinh tế

các nước Đông Nam Á, Người Hoa trong xã hội Việt Nam (thời Pháp thuộc và
dưới chế độ Sài Gòn), Nguyên nhân di cư và các dạng di trú của người Hoa
trong lịch sử, Những yếu tố văn hóa và sự hội nhập của người Hoa vào xã hội
Việt Nam hiện đại, Phân tích dân số học tộc người cộng đồng người Hoa ở Việt
Nam của tác giả Trần Khánh, Chính sách của Bắc Kinh đối với người Hoa ở
Đông Nam Á của tác giả Lê Văn Khuê; Một số vấn đề trong nghiên cứu người
Hoa ở Đơng Nam Á của Hồng Kim; Cộng đồng người Hoa một thế lực kinh tế
và chính trị hùng mạnh của tác giả Hoàng Giáp.
Về nguồn tư liệu tiếng Pháp, luận văn tập trung khai thác các ghi chép,
các báo cáo của người Pháp từ những thập kỷ cuối thế kỷ XIX, các văn bản nghị
định, sắc lệnh về q trình tổ chức hành chính xã hội của thành phố. Đây là các
tài liệu lưu trữ về dân số dân cư, quản lý hành chính – xã hội, quy hoạch đô thị,
các báo cáo về kinh tế. Hầu hết các tài liệu gốc được lưu trữ tại Trung tâm Lưu
trữ Quốc gia I, một số lượng nhỏ ở Thư viện Quốc gia và phịng Địa chí, Thư
viện thành phố Hải Phịng. Ngồi ra tác giả cịn khai thác các văn bản, văn thư,
các bài báo, mẩu tin vắn quảng cáo, bản đồ địa bạ… của chính quyền thực dân và
người dân thời kỳ Pháp thuộc được khai thác từ trang thư viện điện tử
của Trung tâm Lưu trữ quốc gia Pháp. Bên cạnh đó, luận văn
cũng sử dụng một số các tài liệu nghiên cứu của các học giả phương Tây như The
Overseas Chinese of South East Asia – History, Culture, Business của tác giả Ian
Rae và Morgen Witzel, Nhóm tộc người Trung Quốc ở Đơng Nam Á của các tác giả
G.F. Kim, G.I. Chufrin, G.I. Levinson công bố năm 1986,…
Với một đề tài nghiên cứu rộng, việc khảo sát điền dã thực tế là rất cần
thiết, không chỉ cung cấp thêm những tư liệu mới mà còn kiểm tra, bổ sung cho
những tư liệu thành văn đã có.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tiếp cận khu vực học có vai trị quan trọng đối với nghiên
cứu mang tính tổng hợp, giải quyết các vấn đế tồng hợp về kinh tế, văn hóa, xã
hội của các cộng đồng người. Vận dụng phương pháp tiếp cận khu vực học,
người viết sẽ khoanh vùng phạm vi nghiên cứu là thành phố Hải Phịng mà tập

trung nhất là nơi từng có đơng người Hoa sinh sống; từ đó nghiên cứu, tìm hiểu
về điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, dân cư, văn hóa, xã hội và mối liên hệ,
9

download by :


tác động qua lại giữa khu vực nghiên cứu và các khu vực xung quanh, các khu
vực rộng lớn hơn bao trùm lên nó.
Tiếp cận liên ngành là phương pháp nghiên cứu rất cần được áp dụng
trong nghiên cứu văn hóa. Tiếp cận liên ngành là việc sử dụng cách tiếp cận các
khoa học chuyên ngành khách nhau để cùng nghiên cứu một đối tượng mà ở đây
là cộng đồng người Hoa ở thành phố Hải Phịng. Trong đó tiếp cận liên ngành
với khoa học lịch sử có vai trị quan trọng đối với nghiên cứu văn hóa, bởi lịch
sử ln là một phần, thậm chí là phần quan trọng trong văn hóa. Các giá trị văn
hóa và đặc điểm văn hóa được hình thành trong lịch sử và được bồi đắp theo thời
gian. Lịch sử không chỉ chứa đựng căn ngun văn hóa, mà cịn là nguồn cung
cấp các yếu tố chi phối văn hóa đương đại. Vì vậy phương pháp liên ngành giữa
khoa học lịch sử và văn hóa học rất cần thiết trong việc nghiên cứu cộng đồng
người Hoa ở Hải Phòng.
Phương pháp nghiên cứu Nhân học là phương pháp bao gồm cả điều tra
xã hội học và điền dã dân tộc học, là một phương pháp đặc trưng trong nghiên
cứu dân tộc học và văn hóa học. Nhằm khảo sát đặc điểm văn hóa, xã hội của
cộng đồng người Hoa ở Hải Phòng, tác giả sẽ tiến hành phỏng vấn các thế hệ
người Hoa ở lại Hải Phịng cũng như tìm kiếm cầu nối liên lạc phỏng vấn với
cộng đồng người Hoa đã hồi cư. Tất cả các câu hỏi đều hướng tới xác định về
đời sống kinh tế, văn hóa xã hội của cư dân Hoa kiều sinh sống tại Hải Phỏng
trong mỗi giai đoạn. Điều tra điền dã dân tộc học nhằm tiếp cận vấn đề một cách
trực quan sinh động, kiểm tra đánh giá xác thực, bổ sung đầy đủ hơn những hiểu
biết về đối tượng nghiên cứu, đồng thời cũng là cách kiểm chứng lại các tài liệu

đã tổng hợp được.
Phương pháp lịch sử có vai trị quan trọng trong nghiên cứu văn hóa, bởi
lịch sử ln là một phần quan trọng trong văn hóa. Văn hóa là những hiện tượng
xuyên thời gian và là quá trình được xây đắp trong lịch sử. Các giá trị văn hóa và
đặc điểm văn hóa được hình thành trong lịch sử và được bồi đắp theo thời gian.
Lịch sử không chỉ chứa đựng căn nguyên văn hóa, mà cịn cung cấp các yếu tố
chi phối văn hóa đương đại.
Vận dụng phương pháp lịch sử để nghiên cứu, sử dụng các tư liệu lịch sử
để trình bày lịch sử hình thành và phát triển của thành phố Hải Phịng; q trình
hình thành cộng đồng người Hoa và các bước vận động, phát triển… Từ đó thấy
được tính liên tục, phát hiện ra các đặc điểm văn hóa, xu hướng phát triển của
các yếu tố văn hóa đó.
Tác giả tổng hợp, phân tích và sử dụng những số liệu thống kê về người
Hoa ở Hải Phòng trên các phương diện dân số, địa bàn phân bổ, tình hình sản
10

download by :


xuất kinh tế, phong tục tập quán,… để từ đó đánh giá xác thực đặc điểm văn hóa
của cộng đồng cư dân này, đề xuất bảo tồn các yếu tố văn hóa của cộng cư dân
người Hoa. Số liệu thống kê được khai thác từ nhiều nguồn như: Trung tâm lưu
trữ Pháp, Trung tâm lưu trữ Quốc gia I, Sở văn hóa Thể thao và Du lịch thành
phố Hải Phịng, Cục thống kê Thành phố Hải Phịng,…
6. Đóng góp của luận văn.
Luận văn là một nghiên cứu tổng quan về cộng đồng người Hoa ở thành
phố Hải Phòng trên các phương diện kinh tế, văn hóa, xã hội… từ khi định cư
cho đến khi những biến động cuối thế kỷ XX.
Trình bày một cách có hệ thống các thành tố văn hóa của cộng đồng người
Hoa ở Hải Phịng từ văn hóa vật chất đến văn hóa tinh thần.

Phân tích, xác định vai trị, vị trí, đóng góp của người Hoa đối với sự phát
triển kinh tế - văn hóa - xã hội của thành phố Hải Phòng.
7. Cấu trúc của luận văn.
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn được chia thành 4 chương:
Chương 1: Cộng đồng người Hoa ở thành phố Hải Phịng, Lịch sử hình
thành và q trình biến đổi.
Chương 2: Hoạt động kinh tế của người Hoa ở thành phố Hải Phịng.
Chương 3: Đời sống văn hóa xã hội của cộng đồng người Hoa ở thành phố Hải
Phòng.
Chương 4: Những biến động chính trị và q trình hồi hương của cộng
đồng người Hoa cuối thế kỷ XX

11

download by :


CHƢƠNG 1:
CỘNG ĐỒNG NGƢỜI HOA Ở THÀNH PHỐ HẢI PHÕNG,
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI
1.1. Cơ sở lý thuyết
1.1.1. Khái niệm “người Hoa”
Người Hoa là một trong những cộng đồng có dân di trú lớn nhất, lâu đời
nhất, có tiềm lực kinh tế mạnh nhất và dân số phát triển nhanh nhất so với các cộng
đồng người di trú trên thế giới. Do người Hoa có mặt ở khắp các quốc gia trên thế
giới nên có nhiều cách gọi về họ. Khái niệm “người Hoa” là một khái niệm rộng, có
nội hàm phức tạp bởi nó có sự thay đổi đối với từng giai đoạn lịch sử và từng mục
đích sử dụng khác nhau. Ở Việt Nam có rất nhiều cách gọi liên quan tới người Hoa.
Có những cách gọi dựa theo tên các triều đại phong kiến thống trị ở Trung Hoa

trong từng giai đoạn lịch sử như: người Hán, người Đường, người Tống, người
Minh, người Thanh,… Cũng có thể gọi người Hoa theo các nhóm địa phương như
người Quảng Đông, người Phúc Kiến, người Hải Nam, người Hẹ,… Đó là tên của
một vùng đất, quê hương, nơi xuất phát điểm của từng nhóm cộng đồng người Hoa
ở Trung Hoa. Cũng có một có cách gọi khác như người Tàu, Khách Trú, Hoa Kiều
dùng để gọi cộng đồng này.
Tại cơng trình nghiên cứu The Chinese diaspora: The current distribution of
the overseas Chinese population của hai tác giả Dubley.L. Poston và Juyin Helen
Wong (đại học Texas, Mỹ, 2006) đã đưa ra một khái niệm về người Hoa tương ứng
với khái niệm người Hoa hải ngoại hay Hoa Kiều (Chinese overseas) như sau: là
những người có huyết thống hoặc xuất phát từ Trung Hoa lục địa, Hồng Kông,
Macao và Đài Loan , ra nước ngồi vì lý do kinh tế, chính trị, xuất khẩu lao
động,… sinh sống ổn định ở nước ngồi nhưng khơng cịn quốc tịch Trung Quốc,
sinh sống lâu đời giữa nhiều thế hệ [54, 349]. Cịn trong cơng trình The
Encyclopedia of the Chinese Overseas (tạm dịch: Bách khoa thư về người Hoa hải
ngoại) của trung tâm di sản Trung Hoa (Singapore), học giả Li Tana đã có một bài
viết chuyên đề về người Hoa ở Việt Nam [65]. Bà đã đưa ra phân tích hai tên gọi
người Hoa ở Việt Nam là “Chú Khách” (Uncle Guest) và “Tàu” (Tau people) đều
xuất phát từ quá trình di cư, buôn bán của người Hoa tới Việt Nam bằng đường
biển. Do đi lại trên biển nên phương tiện chủ yếu là tàu thuyền, chính vì vậy người
Việt thường gọi là Tàu, người bên Tàu, hàng Tàu, đồ Tàu,… Tuy nhiên, theo Li
Tana cho rằng thuật ngữ Tàu thường mang ý nghĩa miệt thị hơn bởi nó mang cả ý
nghĩa mang đến cho người Việt cơ hội (làm ăn buôn bán) và cả tai họa khi gắn với
nạn cướp biển (Tàu Ô). Thuật ngữ “Khách Chú”, “Chú Khách” hay “Các Chú” xuất
phát từ người Minh Hương ở vùng Nam Bộ. Người Hoa coi nhau như là anh em nên
12

download by :



thường gọi nhau là các chú trong cách xưng hô thân mật. Dần dần, người Việt bắt
chước mà và đọc chệch đi thành Khách Chú.
Theo tác giả Châu Hải trong cơng trình Các nhóm cộng đồng người Hoa ở
Việt Nam (1992) khái niệm người Hoa bao gồm “tất cả những người di cư từ đất
nước Trung Hoa đến các nước trong khu vực, và khái niệm đó thuộc phạm trù biến
đổi chứ không phải là một phạm trù ổn định. Đó là khả năng chuyển từ khái niệm
“Hoa kiều” đến khái niệm “người Hoa” và đến một thời điểm lịch sử nào đó họ
khơng cịn là Hoa nữa. Và cùng với nó, những hình thức liên kết cộng đồng cũng
biến đổi theo và mang ý nghĩa của một thực thể chính trị, kinh tế, văn hóa và xã
hội” [13, 15]. Ý kiến này đã đặt ra hai đối tượng cần được lý giải là “người Hoa” và
“Hoa kiều” rất đáng lưu ý trong phương pháp tiếp cận, nghiên cứu về cộng đồng
người Hoa.
Tác giả Trần Khánh trong sách Cộng đồng người Hoa, Hoa Kiều ở châu Á
(2018) cho rằng hai thuật ngữ “người Hoa” và “Hoa kiều” được sử dụng bắt đầu từ
nửa sau thế kỷ XIX. “Người Hoa” được chính quyền phong kiến Mãn Thanh sử
dụng để chỉ những người Hoa sinh sống bên trong lãnh thổ của Trung Quốc, những
người sinh sống ngoài lãnh thổ Trung Quốc là những cơng dân của các vương quốc
khác. Cịn thuật ngữ “Hoa kiều” sử dụng chính thức trong văn bản Hiệp định ký kết
giữa Pháp và chính quyền Mãn Thanh tại Thiên Tân năm 1858. Thuật ngữ này ám
chỉ những chính khách của triều đình Mãn Thanh làm việc ở nước ngồi chứ khơng
bao hàm tất cả những người Trung Hoa di trú sống tạm thời ở nước ngoài [88, 226].
Phải đến Hiệp định Hịa bình và Thương mại ký giữa Pháp và Trung Quốc tại Thiên
Tân trong những năm 1885-1887, thuật ngữ Hoa kiều được sử dụng để chỉ tất cả
những người Trung Hoa di trú và sống tạm thời ở nước ngoài. Trần Khánh đã đưa
ra nội dung khái niệm về “người Hoa” như sau: “người Hoa là những người gốc
Hán hay bị Hán hóa, sống tương đối ổn định, thường xuyên tại các quốc gia Đông
Nam Á, đã nhập tịch nước sở tại, còn giữ được những nét đặc trưng nền văn hóa
Trung Hoa và tự nhận mình là người Hoa. Họ là những cộng đồng dân nhập cư có
nguồn gốc Trung Hoa ít hoặc chưa bị đồng hóa, là những nhóm tộc người đang
trong q trình liên kết hóa dân tộc, một bộ phận dân tân tộc của các quốc gia

Đông Nam Á, đang từng bước điều chỉnh, hội nhập vào các thể chế kinh tế - xã hội,
chính trị và văn hóa của từng quốc gia – dân tộc, khu vực và quốc tế” [28, 35].
Đối với một số cộng đồng người Hoa sinh sống ở nước ngồi ln sử dụng
từ “người Hoa” thay thế từ “Hoa kiều” để gọi về cộng đồng mình. Theo ý kiến của
nhiều học giả trên thế giới, họ tự gọi mình là người Hoa để tránh né những vấn đề
chính trị liên quan đến Trung Quốc, luôn ý thức về dân tộc cho dù lấy vợ gả chồng
với người bản địa, hoặc trở thành người Hoa lai. Cùng với thuật ngữ người Hoa,
những người Hoa sinh sống ở nước ngoài có nguồn gốc lâu đời, những người Hoa
lai cũng có những danh xưng tại bản địa như người Minh Hương ở Việt Nam, người
13

download by :


Peranakan ở Indonesia, người Baba ở Malaysia và Singapore, người Lukin ở Thái
Lan hay người Mestizo ở Philippines [30,22]. Ở Việt Nam, thuật ngữ “người Minh
Hương” được triều đình nhà Nguyễn sử dụng để chia người Hoa thành hai nhóm:
Minh Hương và Hoa kiều. Sự phân chia này nhằm mục đích đánh thuế chứ khơng
có mục đích phân biệt đối xử. Minh Hương là tên gọi những người Hoa còn trung
thành với nhà Minh (Trung Hoa) lánh nạn nhà Thanh, đến Việt Nam tị nạn, tuân
phục triều đình Việt Nam và nhận Việt Nam là quê hương thứ hai. Họ là những
người tị nạn chính trị. Mặc dù vẫn giữ phong tục, tập quán văn hóa Trung Hoa,
những người này từ lâu được xem là người Việt Nam. Đến đời Tự Đức (18471883), người Minh Hương được coi là người Việt Nam tồn diện. Danh từ Minh
Hương sau đó bao gồm tất cả con cái những người Hoa đến Việt Nam lập nghiệp:
những người mang hai dòng máu Việt-Hoa hay những trẻ em Hoa kiều sinh ra tại
Việt Nam bất kể ý muốn của cha mẹ.
Trong Chỉ thị 10/CP-TW ngày 17-11-1982 của Ban Bí thư Trung ương Đảng
khóa V về “Chính sách đối với người Hoa trong giai đoạn mới”, người Hoa bao
gồm những người gốc Hán và những người thuộc dân tộc ít người ở Trung Quốc đã
Hán hóa di cư sang Việt Nam và con cháu của họ sinh ra và lớn lên tại Việt Nam,

đã nhập quốc tịch Việt Nam, nhưng còn giữ được những đặc trưng văn hóa, chủ yếu
là ngơn ngữ, phong tục tập qn của dân tộc Hán và tự nhận mình là người Hoa…
Hoa kiều là những người có cùng nguồn gốc dân tộc với người Hoa, nhưng không
nhập quốc tịch Việt Nam”.
“Người Hoa” là khái niệm trung tâm của nội dung nghiên cứu trong luận văn
này, khái niệm đó được dùng để chỉ những người Hoa ở Việt Nam. Từ việc tham
khảo và vận dụng các định nghĩa, khái niệm người Hoa của các tác giả trong và
ngồi nước, có thể tóm đưa ra nội dung khái niệm “người Hoa” một cách sơ bộ như
sau:
- Là những người có gốc Hán (hoặc đã bị Hán hóa), đến từ Trung Quốc di cư
xuống Việt Nam; sống ổn định, thường xuyên, lâu dài hoặc trải qua nhiều thế hệ
sinh sống ở Việt Nam; bao gồm cả những nhóm người Hoa vì nhiều lý do di cư,
chạy loạn sang Việt Nam như yếu tố từ chiến tranh và biến động chính trị; những
thương khách người Hoa thường xuyên buôn bán, trú ngụ dài ngày ở Việt Nam;
những người Hoa đi biển gặp nạn, phải lên bờ và sống dài ngày ở Việt Nam,…
- Được nhập tịch, được hưởng những quyền lợi và thực hiện các nghĩa vụ do
chính quyền sở tại quy định;
- Ít hoặc nhiều hoặc chưa bị đồng hóa; vẫn giữ được ngơn ngữ, phong tục tập
quán nét, đặc trưng các giá trị văn hóa truyền thống Trung Hoa;
- Tự ý thức, tự nhận mình là người Hoa.

14

download by :


Đối với “Hoa kiều”, đây những người là người nước ngồi, mang giấy tờ xác
định quốc tịch nước ngồi, có nguồn gốc dân tộc với người Hoa, nhưng không nhập
quốc tịch Việt Nam. Là những người ngoại quốc đến Việt Nam tìm việc, phải đóng
thuế cư trú, phải gia hạn thời gian cư trú; hưởng và thực hiện theo quy chế, nghĩa vụ

của người nước ngoài tại Việt Nam.
Những người Hoa hay Hoa kiều ở Hải Phịng trong q trình hình thành và
phát triển đến nửa cuối thế kỷ XX bao gồm những thành phần được kể trên. Họ cư
tụ lại trong những hình thức tổ chức cộng đồng, thuộc nội hàm khái niệm “người
Hoa” được hiểu trong luận văn này.
1.1.2. Một số vấn đề về lý thuyết di cư.
Di cư hay di dân là sự thay đổi chỗ ở của các cá nhân hay một cộng đồng để
tìm chỗ sinh kế tốt hơn, phù hợp hơn nơi ở cũ để định cư, cư trú thường xuyên.
Những cá nhân tham gia vào việc di chuyển chỗ ở được gọi là dân di cư. Các lý
thuyết về di cư được phân chia thành nhiều loại khác nhau để phản ánh các nguyên
nhân, các hình thức di cư vốn rất phong phú, đa dạng của nhiều cộng đồng dân tộc.
Công tác nghiên cứu di cư trên thế giới bắt đầu dưới thời kỳ phát triển tư bản chủ
nghĩa ở phương tây với sự hợp tác của nhiều ngành khoa học khác nhau. Các lý
thuyết về di cư thường tập trung trả lời cho các câu hỏi: Tại sao diễn ra hiện tượng
di cư? Các nhân tố dẫn đến sự di cư? Quá trình di cư và sinh sống của di dân tại nơi
cư trú mới ra sao? Có sự khác biệt cơ bản nào giữa di dân và người ở lại, mối liên
hệ giữa các cộng đồng dân cư?
Trong quá trình nghiên cứu về cộng đồng người Hoa ở thành phố Hải Phịng,
chúng tơi tiếp cận, tham khảo và vận dụng một số lý thuyết về di cư, di dân sau:
a. Quy luật di dân của EG. Ravenstein.
Ông là nhà khoa học đóng vai trị mở đường cho việc phát triển lý thuyết về
di dân, di cư. Trong tác phẩm Các quy luật di dân (Laws of migration), ông đã đưa
ra bảy quy luật động thái dân số:
- Di cư và khoảng cách: Sức thu hút của nơi hấp thụ người nhập cư sẽ giảm
dần tỷ lệ với khoảng cách, nói cách khác địa điểm di cư càng xa thì sức hấp dẫn đối
với di dân càng giảm. Khi tiến hành di chuyển xa, họ thường hướng tới các thành
phố, trung tâm thương mại lớn.
- Sự di cư theo các giai đoạn: Dân cư của một quốc gia sẽ tập trung di
chuyển từ nông thôn tới các thành thị phát triển, từ các trung tâm nhỏ sẽ chuyển tới
các trung tâm lớn hơn. Cứ như vậy, quá trình di cư sẽ diễn ra theo nhiều giai đoạn

kế tiếp nhau theo hướng di chuyển về trung tâm đơ thị lớn, có sức hấp dẫn cao.
- Dịng di cư xi và ngược: Mỗi dịng di dân chính đều tạo ra một dịng di
dân ngược để bù đắp lại khoảng trống dân cư của một vùng.
15

download by :


- Sự khác biệt giữa đô thị và nông thôn trong xu hướng di cư: Người sinh ra
trong các đô thị thường ít di cư hơn so với những người sinh ra ở vùng nông thôn.
- Sự vượt trội của phụ nữ trong số người di cư khoảng cách ngắn: do đặc thù
tính cách và thể trạng, người phụ nữ ln có ưu thế trong việc di cư khoảng cách
ngắn, ngược lại với sức khỏe tốt và tính độc lập cao, nam giới lại chiếm ưu thế
trong những chuyến đi dài ngày.
- Công nghệ và di cư: sự gia tăng các phương tiện di chuyển và sự phát triển
kỹ thuật trong sản xuất và thương mại tác động đến gia tăng di cư.
- Ưu thế của động cơ kinh tế: những bộ luật mang tính áp bức, bất cơng,
phân biệt đối xử, sự phân biệt chủng tộc, việc đánh thuế nặng, khí hậu khơng thích
hợp, mơi trường xã hội khơng tốt... tất cả đều có ảnh hưởng nhất định, nhưng yếu tố
kinh tế mới chính là động lực quyết định thúc đẩy quá trình di cư.
Từ lý thuyết về di dân của Ravenstein đã trở thành nền tảng cho một số tác
giả khác dựa vào nghiên cứu và phát triển tới. Ví dụ nhà nghiên cứu Rielly đã xây
dựng nên lý thuyết hấp dẫn (1931), hay nhà nghiên cứu Evertt S. Lee đã phát triển
thành lý thuyết về “các nhân tố hút – đẩy” (1966).
b. Lý thuyết về các nhân tố hút – đẩy (Push - Pull Factors)
Evertt S. Lee trong tác phẩm Lý thuyết di dân (A Theory of Migration)
(1966) đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến di dân và chia thành các nhóm nhỏ
như:
- Nhóm nhân tố gắn liền với nơi xuất phát, nơi gốc của di dân;
- Nhóm nhân tố gắn liền với nơi đến của người di dân;

- Nhóm những trở ngại, trở lực giữa nơi xuất phát và nơi đến mà người di
dân phải vượt qua (trở ngại trung gian);
- Nhân tố mang tính cá nhân, tính cách riêng của mỗi di dân.
Theo lý thuyết của Evertt S. Lee, quyết định rời khỏi nơi sống hiện tại của
một cá nhân hay một cộng đồng xuất phát từ nhiều lý do. Đó có thể là lý do chính
trị, đời sống khó khăn, lý do hôn nhân, gặp trở ngại trong pháp luật, về phong tục
lối sống,... Mỗi lý do đều có thể diễn ra ở vùng gốc nơi họ đang sinh sống khiến
người ta phải di chuyển đến nơi có điều kiện hấp dẫn hơn so với cuộc sống hiện tại.
Ví dụ như trường hợp của người Minh Hương ở Việt Nam, do bất đồng chính trị,
khơng cam chịu thuần phục nhà Thanh, cịn trung thành với nhà Minh đã di cư
xuống Việt Nam. Họ xin tị nạn, tuân phục triều đình Việt Nam, xin khai hoang vùng
đất mới và lập nên những nhóm cộng đồng người Hoa ở Việt Nam. Những yếu tố
đó được Evertt S. Lee gọi là yếu tố đẩy. Ngược lại, vùng mới có thể có những điều
kiện tác động tới di dân quay trở lại vùng quê gốc, ví dụ như lý do tuổi tác dẫn tới
16

download by :


những người lớn tuổi thường khó thích nghi vùng mới hơn những người ở độ tuổi
thanh niên, những người chưa có tình cảm sâu sắc với vùng q gốc.
Yếu tố hút là những yếu tố thuận lợi cho người di dân chọn làm nơi đến. Các
yếu tố hút có thể là vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, chính sách của chính quyền sở
tại, yếu tố phát triển kinh tế, nâng cao cuộc sống sinh hoạt,…
Bên cạnh đó cịn có các yếu tố cá nhân như gia đình, cộng đồng, sức khỏe,
tuổi tác, con cái,… là những nhân tố tác động quan trọng tới quyết định di cư, có thể
tạo điều kiện thuận lợi hoặc cản trở quá trình di cư. Mỗi cá nhân đều có những hồn
cảnh sống khác nhau, nhận thức khác nhau, dẫn tới thái độ khác nhau đối với quyết
định chuyển cư. Điều này góp phần giải thích tại sao trong cùng một hồn cảnh và
một điều kiện sống khác nhau, có người di cư nhưng lại có người lựa chọn ở lại.

Yếu tố trung gian cũng là các yếu tố trở ngại trung gian có thể xuất hiện
trong quyết định di cư. Theo Evertt S. Lee, yếu tố trung gian bao gồm: Chi phí
trong quá trình vận chuyển giữa nơi gốc và nơi đến. Chi phí phải trả về mặt tinh
thần (mối quan hệ gia đình, bạn bè, hàng xóm láng giềng,..). Tác động của những
trở ngại này phụ thuộc vào những khó khăn mà người di cư phải đối mặt. Đối với
một số người, việc khắc phục những trở ngại (ví dụ chi phí vận chuyển) là tương
đối dễ dàng. Nhưng đối với những người khác khó khăn trong việc khắc phục các
trở ngại trung gian này là không nhỏ, khi họ không chỉ di cư một mình mà kèm theo
đó là những đứa con hoặc một vài trách nhiệm liên quan khác như việc chăm sóc bố
mẹ già. Điều này làm tăng các khó khăn gây ra bởi các trở ngại trung gian. Do đó,
có thể nhận thấy rằng quyết định di chuyển khơng bao giờ là hồn tồn hợp lý, và
đối với một số người đôi khi các yếu tố hợp lý lại ít hơn nhiều so với các yếu tố bất
hợp lý. Điều đó dẫn tới một hệ quả là chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều trường hợp
ngoại lệ, nó khác với các trường hợp phổ biến, bắt nguồn từ những cảm xúc thoáng
qua, hay những giai đoạn mà tâm lý khơng ổn định (có thể do trải qua một cú sốc về
tâm lý) hay những yếu tố bất ngờ - cái mà được cho là nguyên nhân đáng kể của
việc dẫn tới di cư.
c. Lý thuyết về các mạng lưới di cư (Migrant Networks).
Nhà nghiên cứu J.E. Taylor trong bài viết “Differential Migration, Networks,
Information and Risk” (1986) [64. 147] đã chỉ ra tầm quan trọng của quan hệ xã
hội, nhất là trong cộng đồng di cư, giữa nơi đi và nơi đến. Đó là những mối quan hệ
dòng họ, bạn bè và cùng chung nguồn gốc ở nơi đến. Các mạng lưới di cư này thu
hút những người di cư bằng nhiều cách khác nhau như: giảm chi phí, giảm rủi ro và
tạo các điều kiện, cơ hội cần thiết trong cuộc sống. Các nhân tố đó có vai trị đặc
biệt quan trọng trong việc cung cấp thông tin, hỗ trợ về mọi mặt đối với người di cư
tới một vùng đất mới. Một khi đã hình thành, mạng lưới xã hội ngày càng phát triển,
và quá trình di cư được duy trì mà khơng cần đến sự can thiệp của các yếu tố cấu
trúc bên ngoài.
17


download by :


f. Lý thuyết di cư xuyên quốc gia (Transnational Migration Theory)
Lý thuyết này được đề cập trong cuốn sách Cẩm nang di cư quốc tế: kinh nghiệm
của người Mỹ (1999) của các tác giả C. Hirschman, P. Kasinitz, và J. DeWind. Đây
cũng là lý thuyết được nhiều học giả trên thế giới gần đây nghiên cứu và phát triển. Theo
đó, người di cư ln tìm kiếm, thỏa thuận nhằm gìn giữ bản sắc giữa hai cộng đồng đi và
đến. Lý thuyết đã giải thích được thực tế người di cư gìn giữ bản sắc như thế nào trong
mối liên hệ giữa các chuẩn mực xã hội tại nơi đi và đến.
Những lý thuyết trên được tham khảo, vận dụng vào việc nghiên cứu vấn đề
cộng đồng người Hoa ở thành phố Hải Phịng dưới góc độ một cộng đồng di cư ra
nước ngoài, định cư, sinh sống làm ăn và có mối quan hệ chặt chẽ với Việt Nam.
1.1.3. Nguyên nhân quá trình di dân của cộng đồng người Hoa vào Việt
Nam.
Trong tiến trình lịch sử, Việt Nam và Trung Quốc là hai nước có đường biên
giới chung, có mối quan hệ bang giao lâu đời. Chính vì đó mà người Hoa di cư đến
Việt Nam từ rất sớm. Đó là quá trình diễn ra liên tục trong suốt các thời kỳ lịch sử, gắn
với các biến động hoạt động chính trị, xã hội của cả hai quốc gia.
Sự hình thành cộng đồng người Hoa ở Việt Nam nói chung là kết quả của nhiều
đợt di cư, của các quá trình tộc người phức tạp và lâu dài. Vào thế kỷ II TCN, nhà Hán
đã sắp nhập nước Nam Việt vào miền Nam Trung Hoa, đặt tên là Giao Chỉ Bộ và cai
trị hơn một nghìn năm. Trong quá trình cai trị, đã có rất nhiều dịng người với nhiều
thành phần di cư vào nước ta. Ban đầu là những quan lại và binh lính Trung Hoa sang
cơng cán và đồn trú. Sau đó là dân chúng được chính quyền phương Bắc tổ chức đưa
sang khai phá và sinh sống, cuối cùng là những tù binh bị lưu đày. Đây cũng là chính
sách của các triều đại phong kiến Trung Hoa lúc bấy giờ nhằm thực hiện chính sách
đồng hóa người Việt. Cũng có nhiều viên quan, dân chúng do các biến động chính trị
trong nước, họ đã chạy sang tỵ nạn ở Việt Nam. Trong Đại Việt sử ký tiền biên của
Ngơ Thì Sĩ khi viết về Sĩ Nhiếp, thái thú Giao Chỉ, có đoạn: “Kẻ sĩ người Trung Quốc

đi lánh nạn sang nhờ cậy ơng có tới hàng trăm” [43, 81]. Ngồi ra cịn có những tầng
lớp Nho sĩ, sư sãi, người tu hành, đạo sĩ tìm về phương Nam để mở mang đạo học. Đây
là những tầng lớp đặt nền móng cho nền Hán học ở nước ta. Những dòng người di cư
vào nước ta trong thời kỳ này chủ yếu là những cư dân Bách Việt cũ. Đa số họ sinh
sống ở vùng Quảng Đông, Phúc Kiến. Họ dễ dàng hòa nhập vào các cộng đồng người
Việt nơi định cư mới. Các thế hệ người Hoa sinh sống trên đất Việt thời kỳ Bắc thuộc
dần dần hịa nhập và bị “Việt hóa” ngược lại. Cũng chính họ đã gắn kết cùng cộng
đồng cư dân bản địa kiên trì đấu tranh, đánh đổ sự cai trị của các triều đại phong kiến
phương Bắc, giành lại độc lập, tự chủ.
Từ sau khi Ngô Quyền lập nên nền độc lập năm 938, các dòng người di cư
người Hoa xuống nước ta vẫn tiếp tục diễn ra. Trong những dòng người di cư đó, đa số
18

download by :


×