Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

tong hop nhung kien thuc ve cham soc rang mieng cho tre em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (650.45 KB, 5 trang )

Physiolac sưu tầm
Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé.
1

Dấu hiệu bé mọc răng sớm |

Trẻ thường mọc răng vào khoảng từ 4 - 7 tháng tuổi. Tuy nhiên, cũng có một số
trẻ mọc răng sớm khi mới khoảng 3 tháng. Với những bé này, các mẹ cũng nên
biết các dấu hiệu.
1. Dãi dớt nhiều
Một trong những điều đầu tiên phụ huynh sẽ nhận thấy khi bé mọc răng đó là bé sẽ chảy quá
nhiều dãi dớt. Bé 3 tháng tuổi mọc răng dãi dớt sẽ rất nhiều đến nỗi người lớn phải thường
xuyên thay yếm dãi.
Điều này được giải thích là do ngay cả khi chưa nhìn thấy được các chồi răng, các răng vẫn
được hình thành dưới lợi và đẩy lợi lên, hoạt động này kích thích sản xuất nước bọt, vì
vậy việc dãi dớt chảy nhiều hơn là điều hoàn toàn bình thường.


2. Nướu sưng
Khi răng phát triển, nướu sẽ có hiện tượng sưng đỏ. Đó là do khi bị kích thích, nướu răng
đỏ và sưng lên, đây cũng là một điều bình thường của quá trình mọc răng. Ngoài ra, bố mẹ
cũng có thể thấy chấm màu trắng trên nướu hoặc có khe hở để cho răng mọc trong những
ngày sắp tới.
Trước khi răng mọc, bé bị đau nhức là điều khó tránh khỏi. Bé bị sưng tấy nướu và có cảm
giác khó chịu hoặc hơi sốt. Hiểu được điều này phụ huynh nên chuẩn bị sẵn thuốc để giảm
đau hoặc thuốc giảm sốt. Tuy nhiên, bạn hãy chắc chắn rằng các loại thuốc này an toàn cho
bé và tốt hơn hết bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
3. Dễ cáu
Physiolac sưu tầm
Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé.
2



Bạn không thể trách cứ vì sao tự nhiên bé lại hay cáu bẳn vào thời điểm này được. Cáu bẳn
nhặng xị cũng là một trong những dấu hiệu chứng tỏ bé sắp mọc răng. Thời điểm mọc răng,
nướu sưng đau, người khó chịu cũng làm cho bé dễ khóc và nổi cáu bất cứ lúc nào.
4. Khó ngủ
Một hiệu ứng phụ của nỗi đau mọc răng là rối loạn giấc ngủ. Cũng giống như người lớn, khi
mọc răng, tâm trí trẻ cũng khác, chính vì vậy cũng dễ gây rối loạn đến giấc ngủ. Thông
thường, bé khó ngủ hơn vì cơ thể khó chịu.


5. Biếng ăn
Mọc răng sớm cũng là một trong những lý do khiến trẻ biếng ăn hơn lúc 3 tháng tuổi. Khi
mọc răng, bé sẽ có cảm giác khó chịu khi ăn vì bất kỳ thứ gì chạm vào miệng cũng làm cho
bé “bực mình” vì đau đớn. Thời gian này, thức ăn bé dễ chấp nhận nhất có lẽ là bú mẹ.
6. Sốt nhẹ
Bất kỳ cơn sốt nào của trẻ cũng dễ làm cho phụ huynh lo cuống lên. Tuy nhiên, sốt nhẹ có thể
là dấu hiệu đơn giản nhất để nhận ra trẻ mọc răng. Với tình huống này, cha mẹ không nên
quá lo lắng, nhưng cũng nên để ý đến quá trình phát triển răng của bé cũng như những biểu
hiện xung quanh để có thể xử lý những vấn đề liên quan.


Physiolac sưu tầm
Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé.
3







Chăm sóc bé khi mọc răng
Khi mọc răng hầu hết trẻ thường có các triệu chứng như: chảy nhiều nước dãi,
biếng ăn, quấy khóc, khó ngủ, luôn mút ngón tay, rất thích cắn vật rắn, đôi khi
có thể sốt nhẹ, lợi sưng đỏ ở vùng răng nhú lên, tiêu chảy.
Cách chăm sóc khi trẻ mọc răng:
- Trước khi răng nhú lên, bạn sẽ thấy lợi của bé đỏ và sưng to, kèm theo sốt nhẹ. Mọc răng
thường làm bé bị đau và rất khó chịu, do đó bé hay quấy khóc và lười ăn, thậm chí có thể sút cân.
Vì vậy bạn nên vỗ về bé, thay đổi chế độ ăn của bé bằng bột, sữa hoặc cháo loãng.
- Nếu bé sốt trên 38, 5 độ, bạn có thể cho bé uống thuốc hạ sốt, bạn nên tham khảo ý kiến của
bác sĩ và cho bé uống theo chỉ dẫn.


- Bé cũng có thể đi ngoài phân nhão, sệt 3-4 lần/ngày, trong vòng khoảng 3-7 ngày. Nếu bé đi
ngoài phân sệt nhiều lần trong ngày nhưng lượng phân và lượng nước ra ít thì không cần cho
uống bù nước, hãy cứ cho ăn uống bình thường. Nếu phân nhiều nước hoặc bé đi quá nhiều lần
thì nên đưa đến bác sĩ.
- Giữ vệ sinh răng miệng tốt cho bé: Sau khi ăn, nên cho bé uống một ít nước lọc để súc miệng,
sau đó lau răng bằng khăn mềm; hoặc đánh răng cho bé. Nên làm thường xuyên nhiều lần trong
ngày.
- Bé có thể ngứa lợi, thích gặm nhấm, cắn các vật rắn. Do đó bạn nên chọn cho trẻ loại đồ chơi
bằng chất liệu mềm, có hình tròn. Những đồ chơi vuông thành sắc cạnh rất nguy hiểm vì dễ làm
tổn thương lợi và ảnh hưởng không tốt đến quá trình mọc răng của trẻ. Tốt nhất bạn hãy thay thế
đồ chơi hàng ngày của bé bằng những miếng lê, táo hay cà rốt nhỏ.
Physiolac sưu tầm
Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé.
4

- Hãy mang bé đến bác sĩ nếu tình trạng quấy khóc, không chịu ăn kéo dài trong một tuần lễ, có
nguy cơ gây chậm tăng cân, sụt cân. Nếu bé chỉ ăn ít trong vài ngày thì có thể không cần đi
khám.

- Nếu trẻ được 12 tháng mà chưa thấy răng nào mọc thì phải coi là bất thường do thiếu dinh
dưỡng, còi xương, cần cho trẻ ăn nhiều chất đạm, uống vitamin, đặc biệt là vitamin D.
Lưu ý: Các triệu chứng khi trẻ mọc răng không bao giờ gồm sốt cao, ho, nôn mửa, tiêu chảy kéo
dài, mà có thể là triệu chứng của bệnh khác, khi đó bạn cần đưa trẻ đi khám ngay.






Răng trưởng thành mọc lệch lạc vì răng sữa sâu

Cho bé tắm nắng thường xuyên, uống nước lọc sau khi dùng sữa, ăn bột, lau
miệng bằng gạc mềm sạch nhúng nước muối ấm là những cách đơn giản bạn
có thể phòng sâu răng cho con từ nhỏ.
Có nhiều nguyên nhân gây sâu răng sữa ở bé:
- Mức độ canxi hóa của răng chưa hoàn thiện,
lớp men răng sữa còn mỏng nên dễ bị vi khuẩn
tấn công. Những bà mẹ ăn uống thiếu canxi khi
mang thai thì sau này men răng của con cũng dễ
bị yếu.
- Do bé sử dụng quá nhiều đồ ngọt.
- Do cha mẹ không biết cách chăm sóc răng cho
bé.
- Ngoài ra, những yếu tố như bé bú bình, bé sinh
mổ… cũng làm gia tăng tình trạng sâu răng sữa
ở bé.
Nhiều cha mẹ nghĩ sâu răng sữa không quan
trọng vì sớm muộn gì những răng này cũng bị
mất đi và được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Điều này không hoàn toàn đúng:

- Nếu răng sữa bị sâu và rụng quá sớm thì sau này, răng trưởng thành của bé có thể bị mọc lệch
lạc, gây xô hoặc nghiêng hàm.

Physiolac sưu tầm
Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé.
5

- Ngoài ra, răng sữa cũng có tác dụng nhai thức ăn như răng vĩnh viễn. Nếu răng sữa bị rụng
sớm, khả năng nghiền nát thức ăn bị hạn chế khiến bé tiêu hóa kém.
- Răng sữa cũng đóng vai trò trong việc giao tiếp, giúp bé phát ẩm chuẩn trong quá trình học nói.
Giống như người lớn, răng sữa của bé cũng có hàng nghìn loại vi khuẩn cư trú tạo thành mảng
bám. Vì vậy, cha mẹ nên học cách chăm sóc để tránh sâu răng sữa cho bé ngay từ sớm, thậm chí
ngay cả trong giai đoạn mang thai. Bạn nên lưu ý:
- Khoảng thời gian thai nghén, mẹ nên dùng những loại đồ ăn có lợi cho men răng của bé sau này
như các loại cua, cá, sò, ốc, tôm, sữa… Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế căng thẳng, stress để tránh
những nguy cơ lên bào thai như tật sứt môi, hở hàm ếch ở bé sơ sinh.
- Ngay khi bé mới mọc răng sữa, mẹ có thể vệ sinh răng miệng cho con hằng ngày bằng gạc sạch
nhúng vào nước muối ấm (không nên pha nước muối quá mặn vì điều này cũng dễ phá hủy men
răng bé).
Nếu trong điều kiện đi xa, không có gạc vệ sinh răng bé, bạn có thể cho bé súc miệng bằng nước
ấm sau mỗi lần bé bú, uống thuốc… Nếu bé đã đến tuổi sử dụng bàn chải và kem đánh răng, mẹ
dùng loại dụng cụ này để vệ sinh răng lợi cho bé
- Tạo điều kiện cho bé tắm nắng để chống còi xương, hạn chế xương hàm của bé kém phát triển
và phòng tránh hiện tượng răng bé mọc lệnh, yếu, dễ bị vi khuẩn tấn công.
- Không nên cho bé ngậm bình sữa (hoặc bình nước hoa quả) khi bé nằm trên giường hoặc trên
cũi. Các loại đường sữa sẽ phá hủy lớp men răng và gây sâu răng cho bé.
- Hạn chế những loại đồ uống chứa đường sữa vào buổi tối. Với bé trên 1 tuổi, tốt nhất, bạn chỉ
nên cho bé uống nước lọc trước giờ đi ngủ.
- Tránh cho bé thói quen ngậm đồ ăn, đồ uống trong miệng vì điều này sẽ khiến vi khuẩn có điều
kiện tiếp xúc với răng lợi bé lâu hơn và gây nên hiện tượng sâu răng.

- Pha loãng nước hoa quả đóng hộp với nước lọc và cho bé sử dụng.
- Nếu phát hiện bé có dấu hiệu sâu răng, bố mẹ cần nhanh chóng đưa bé đi khám. Trong trường
hợp bị sâu ít, bác sĩ sẽ tiến hành cạo chỗ răng sâu và hàn lại răng cho bé. Trường hợp răng bé bị
sâu nặng, bác sĩ sẽ phải nhổ răng đi

×