Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tài liệu BÁO CÁO TÓM TẮT NGÀNH NGÀNH XI MĂNG VIỆT NAM doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (409.68 KB, 15 trang )

BÁO CÁO TÓM TẮT NGÀNH


1
Chuyên viên phân tích: Ngô Thị Mỹ Chi – Email: ch in

m @

hbbs.c o

m .vn
Số lượng DN niêm yết
HOSE 3
HNX 13
Tổng tài sản (Tr.VND)
30.147.346 28.053.370 7% 21.170.778
Vốn chủ sở hữu (Tr.VND)
5.359.670 6.614.160 -19% 4.961.803
Tổng Nợ (Tr. VND)
19.744.836 18.144.522 9% 9.338.047
Doanh thu thuần (Tr.VND )
9.247.487 6.640.125 39,3% 4.961.790
Lợi nhuận ròng (Tr.VND )
120.231 372.173 -67,7% 283.620
ROE
11,96%
ROA
4,79%
Tổng số CP lưu hành (nghìn CP) 350.518,8
SLCPGD TB 30 ngày (nghìn CP) 13,81
SLCPGD TB 90 ngày (nghìn CP) 14,79


PB ngành
0,58
NGÀNH XI MĂNG VIỆT NAM
SỐ LIỆU TỔNG QUAN NGÀNH
7
tháng
đầu
2011
7
tháng
đầu
2010
Tăng
trưởng
(%)
7
tháng
đâu
2009
Tăng
trưởng
(%)
Sản lượng tiêu thụ (Tr tấn) 28,32 27,62 2,55% 25,28 9,25%
Vốn hóa ngành (Tỷ đồng) 144,32
Sản xuất của Vicem (Tr tấn) 9,69 9,98 -3,3% 9,22 8,3%
TỔNG HỢP DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT
H1’2011
H1’2010
Tăng
trưởng

(%)
H1’2009
Tăng
trưởng
(%)
33%
33%
94%
33,8%
31,2%
Trong dài hạn, ngành xi măng vẫn là ngành công nghiệp trong điểm,
đảm bảo an ninh kinh tế. Tuy nhiên sẽ không có sự tăng trưởng đột
biến về lợi nhuận. Đối với các dây chuyền cũ, áp lực trích khấu hao sẽ
giảm dần nhưng áp lực trích khấu hao và trả nợ của các dây chuyền
mới thực sự là một khó khăn lớn đối với các doanh nghiệp. Các doanh
nghiệp lớn (thuộc Vicem) vẫn là những doanh nghiệp có lợi thế cạnh
tranh về thị trường, chất lượng sản phẩm, thương hiệu. Các doanh
nghiệp xây dựng có hướng mở rộng khác là mở rộng theo chiều
ngang, tích hợp sản xuất các loại VLXD có liên quan, tăng lợi nhuận
cho doanh nghiệp. Hiện nay, Vicem và các đơn vị thành viên chưa cổ
phần hóa đã chuyển đổi sang mô hình Công ty TNHH Nhà nước MTV
và hướng đến cổ phần hóa trong thời gian tới. Bên cạnh đó, trong
trường hợp có sự sát nhập – giải thể hàng loạt các nhà máy lò đứng,
các doanh nghiệp Vicem sẽ phải chịu sự điều tiết của chính phủ cho
việc thực hiện sáp nhập này.
TỔNG QUAN NGÀNH
Xi măng là một trong những cơ sở công nghiệp được hình thành và phát triển sớm
Lịch sử ngành
nhất ở Việt Nam với những tấn xi măng đầu tiên của Nhà máy xi măng Hải Phòng
(năm 1899). Ngành xi măng được xác định là ngành công nghiệp trọng điểm, có vị trí

chiến lược trong an ninh kinh tế quốc gia do một số đặc điểm sau: Thứ nhất, Việt
Nam đã và đang có nhu cầu phát triển mạnh cơ sở hạ tầng kinh tế; Thứ hai, với địa
hình ¾ là núi, Việt Nam có trữ lượng đá vôi lớn, phù hợp với sản xuất xi măng. Sau
hơn 100 năm phát triển, ngành xi măng đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, đáp
ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước.
Bảng 1: Kế hoạch phát triển Vật liệu xây dựng đến năm 2020 của chính phủ
Năm 2010 2015e 2020e
Công suất (Triệu tấn) 65,59 99,5 >112
Sản lượng (Triệu tấn) 59,02 88,5 112
Nguồn: Quyết định số 121/2008/QĐ-TTg
Sản xuất xi măng
Công nghệ sản xuất
Tính đến hết năm 2010, cả nước đã có 59 nhà máy với 105 dây chuyền sản xuất xi
măng có tổng công suất thiết kế khoảng 62,56 triệu tấn/năm và tiếp tục tăng trong
các năm tiếp theo khi các dự án mới đi vào hoạt động. Các nhà máy này bao gồm:
các nhà máy thuộc Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam (Vicem), các nhà
máy liên doanh nước ngoài, các nhà máy xi măng của địa phương. Như vậy, trung
bình ít nhất mỗi tỉnh có một nhà máy xi măng. Với mật độ dày đặc các nhà máy,
ngành xi măng đang bước vào giai đoạn cạnh tranh khó khăn.
Hiện nay, ở Việt Nam đang có 3 loại dây chuyền sản xuất xi măng: lò quay –gồm 2
loại lò quay khô (loại tiên tiến nhất) và lò quay ướt; lò đứng – là công nghệ lạc hậu
được nhập từ Liên Xô cũ hoặc Trung Quốc từ những năm 70 – 80 của thế kỉ trước.
Trong số các nhà máy đang hoạt động, chỉ có 50 nhà máy sử dụng công nghệ lò
quay, trong đó chỉ có một số ít dây chuyền sản xuất theo công nghệ lò quay khô. Hầu
hết các nhà máy xi măng địa phương đang sử dụng công nghệ lò đứng, không đạt
tiêu chuẩn môi trường sẽ phải dừng hoạt động hoặc chuyển đổi công nghệ trong thời
gian tới.
Nguyên – nguyên liệu
Nguyên liệu chính để sản xuất xi măng là clinker (có nguồn gốc từ đá vôi), các chất
phụ gia khác. Tuy Việt Nam có điều kiện tự nhiên tốt cho sản xuất xi măng nhưng

hiện nay, clinker trong nước sản xuất chưa đủ đáp ứng nhu cầu. Lượng nhập khẩu
clinker hàng năm vào khoảng 1,7 – 2 triệu tấn, theo chủ trương của ngành, lượng
clinker nhập khẩu sẽ được hạn chế. Ước tính năm 2011, clinker nhập khẩu khoảng
1,6 triệu tấn. Lượng clinker nhập khẩu chủ yếu phục vụ cho các nhà máy ở miền
Nam. Ví dụ: Xi măng Hà Tiên 1 cũ – nguồn clinker chính cho sản xuất được nhập
khẩu từ Thái Lan.
Bảng 2: Tổng hợp nhu cầu điện năng, than để sản xuất xi măng năm 2009 – 2010
ngành công nghiệp xi măng Việt Nam
Năm sản
xuất
Sản lượng
xi măng (T)
Điện năng Than cám 3 + 4a
Điện năng
cho TTXM
(Kw)
Tổng số điện
năng tiêu thụ
kw/h
Than cho
1 Tấn Xi
măng (kg)
Tổng số than
tiêu thụ (kg)
2009 47.000.000 100 4.700.000.000 120 5.640.000.000
2010 55.000.000 100 5.500.000.000 120 6.600.000.000
Nguồn:
Vicem
Giá những năm qua, giá xăng, giá điện, giá than và nguyên liệu sản xuất đều tăng
mạnh. Theo báo cáo hoạt động 6 tháng đầu năm của Vicem, chỉ tính riêng trong

năm 2011, các vật tư nhiên liệu đầu vào như giá than tăng 41% từ đầu tháng 4/2011,
giá xăng dầu tăng khoảng 32% - 43%, thép tăng gần 30%, điện tăng 15,28%, vỏ bao
tăng khoảng 25%. Đối với tất cả các đơn vị sản xuất xi măng tình hình cung ứng
than, điện 6 tháng đầu năm 2011 tiếp tục khó khăn trong tình trạng ăn đong và tiết
giảm điện năng (từ 10% - 30% công suất) nhất là trong thời gian từ tháng 3 đến
tháng 5/2011.
Nguồn nguyên liệu chính cho sản xuất xi măng là clinker được khai thác chính ở khu
vực phía Bắc, đây cũng là khu vực có mật độ các nhà máy xi măng cao, chủ yếu ở
khu vực Hải Dương – Quảng Ninh, Phủ Lý – Ninh Bình – Thanh Hóa. Đây cũng là
một trong những nguyên nhân khiến cho giá xi măng khu vực miền Trung và miền
Nam cao hơn ở miền Bắc.
Sản phẩm được chia thành ba nhóm chủ yếu:
- Xi măng thông dụng: là loại dùng cho công nghiệp xây dựng dân dụng,
chiếm
phần lớn sản lượng của ngành. Loại này bao gồm: xi măng Portland (mác
PC
– loại không chứa phụ gia khoáng) và xi măng Portland hỗn hợp (mác PCB –
xi măng Portland trộn them phụ gia khoáng)
- Xi măng đặc biệt: Xi măng bền sunfat, Xi măng Portland trắng, Xi
măng
Portland ít tỏa nhiệt
- Bán thành phẩm: Clinker xi măng Portland thương phẩm.
Thị trường xi măng
Sản xuất:
Hình 2: Thống kê sản lượng sản xuất xi măng Việt Nam
Nguồn: Tổng Cục Thống

Thực hiện quy hoạch ngành, sản lượng xi măng tăng nhanh trong thời gian qua.
Tiêu thụ:
Mặc dù thị phần có giảm sút so với cùng kì 2010, nhưng Vicem vẫn là một đối trọng

mạnh trong thị trường xi măng Việt Nam với vai trò điều tiết thị trường.
Hình 3: Thống kê thị trường tiêu thụ xi măng Việt Nam
Nguồn: Vicem, Hiệp hội xi măng Việt Nam
Hình 4: Thống kê dự án mới và công suất tăng thêm
Nguồn: Bộ xây dựng – Công văn số 06/BXD-VLXD năm 2010
Theo thống kê của Bộ xây dựng, kể từ năm 2009 cung xi măng đã vượt cầu. Ngành
đang bước vào giai đoạn cạnh tranh khó khăn, áp lực tìm thị trường tiêu thụ. Trước
thực trạng đó, Hiệp hội xi măng và Vicem đã đưa ra chủ trương xuất khẩu đối với
những doanh nghiệp trong nước, yêu cầu các doanh nghiệp phải thực hiện xuất
khẩu theo đúng cam kết khi thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, cạnh tranh với
những thị trường xi măng lớn khác trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc là điều
rất khó khăn.
Theo số liệu từ Tổng Cục Thống Kê, năm 2010, toàn ngành sản xuất được 55,8 triệu
tấn xi măng. Trong khi năm 2010, Việt Nam chỉ tiêu thụ 50,2 triệu tấn xi măng, do đó
nhiều nhà máy phải sản xuất cầm chừng, đạt khoảng 85% công suất.
Cơ chế giá – phân phối
Một trong những khó khăn hiện nay của ngành xi măng đó là cơ chế quản lý kinh
doanh và giá xi măng. Trong khi nguyên liệu sản xuất liên tục tăng mạnh qua các
năm thì trong 3 năm gần đây, giá xi măng chỉ tăng 13 – 15%. Xi măng là mặt hàng
bình ổn giá, chịu sự mức giá theo quy định của nhà nước. Theo quy định của Thông
tư 03/1999/TTLT – BGVGCV – BTM – BXD tháng 4/1999, Nhà nước quy định và
điều chỉnh giá xi măng theo từng thời kì. Theo quy định này, Nhà nước phân vùng thị
trường xi măng cho các đơn vị. Quy định về thị trường được điều chỉnh qua từng
thời kì. Theo Vicem, giá xi măng trong nước đang thấp hơn 20% so với các nước
trong khu vực. Tại miền Bắc, giá xi măng dao động trong khoảng 1,1 – 1,3 triệu
đồng/tấn và miền Nam khoảng 1,7 triệu đồng/tấn.
So với các mặt hàng khác, xi măng là mặt hàng có giá trị thấp trên cùng một trọng
lượng và thể tích. Mặt khác, việc vận chuyển và bảo quản khó khăn. Hiện tại, cơ sở
hạ tầng cảng bốc xếp chuyên dùng cho xuất khẩu xi măng chưa có. Do đó, việc mở
rộng hệ thống phân phối đối với các doanh nghiệp là khá khó khăn, hạn chế sự cạnh

tranh của các doanh nghiệp nhỏ và mới.
Trong tình trạng dư thừa nguồn cung tạm thời hiện nay, Bộ cũng yêu cầu một số
doanh nghiệp liên doanh phải thực hiện xuất khẩu 30 – 40%/năm theo cam kết: Xi
măng Nghi Sơn, Xi măng Phúc Sơn, Xi măng Chinfon Hải Phòng. Theo kế hoạch
giao cho mỗi công ty:
Bảng 3: Yêu cầu xuất khẩu xi măng
Năm Lượng xuất khẩu/Sản lượng
2011 50%
Từ 2012 100%
Nguồn: Bộ xây
dựng
Nhằm tạo ra hiệu quả kinh doanh cao nhất, hầu hết các doanh nghiệp đều có sự
phân vùng phân phối và xây dựng các hình thức phân phối phù hợp doanh nghiệp.
Nhìn chung có 2 hình thức xây dựng kênh phân phối:
- Hệ thống nhà phân phối chính: Là phương pháp lựa chọn trên từng địa bàn
một hay một số cá nhân, đơn vị đáp ứng các tiêu chí để làm Nhà phân phối
chính. Nhà phân phối chính là người trực tiếp mua hàng của công ty thông
qua Văn phòng đại diện hoặc Đơn hàng, việc đăng ký nhận hàng có thể qua
fax hoặc trực tiếp. Điều kiện tiên quyết của phương thức Nhà phân phối chính
là tiền được trả trước khi nhận hàng. Nhà phân phối chính có trách nhiệm tổ
chức các đại lý bán lẻ tại các địa bàn đã được đăng ký để quản lý tốt công tác
vận tải và chống bán phá giá thị trường theo khu vực. Thực chất của mô hình
bán hàng qua Nhà phân phối chính là sự xác lập lợi ích hài hòa giữa người
Sản xuất và người Lưu thông. Mô hình bán hàng qua Nhà phân phối chính
cho phép tận dụng được năng lực của xã hội trong công tác tiêu thụ sản
phẩm, tiết kiệm chi phí bán hàng nhưng yêu cầu Nhà phân phối chính phải
thực sự có năng lực, nhất là năng lực về mặt Tài chính.
- Hệ thống nhà phân phối dự án: Để cung cấp kịp thời số lượng lớn xi măng
cho các công trình xây dựng trọng điểm của Nhà nước, Công ty lựa chọn mô
hình Nhà phân phối dự án, đó là Công ty ký hợp đồng cung cấp các chủng

loại xi măng trực tiếp với các Nhà thầu thi công công trình. Ưu điểm của
phương pháp này là sản phẩm xi măng Hoàng Mai được cung cấp trực tiếp
theo nhu cầu của các công trình có nhu cầu tiêu thụ số lượng lớn vật tư kết
cấu trong đó có xi măng như các công trình Thuỷ điện, cầu cống, các Trung
tâm thương mại, các công trình cao tầng …
MÔ HÌNH 5 YẾU TỐ CẠNH TRANH
Hầu hết các yếu tố tác động đến ngành được đánh giá ở mức thấp nhưng điều này
không thể hiện sự tăng trưởng mạnh của ngành trong tương lai.
Áp lực từ phía khách
hàng: thấp nhưng giá
bị điều tiết
Áp lực từ phía nhà cung
cấp: trung bình
Áp lực từ đối thủ cạnh
tranh mới: thấp
Khách hàng của ngành xi măng bao gồm: nhóm tiêu thụ nhỏ lẻ (các hộ gia đình,
công trình xây dựng dân dụng nhỏ), khách hàng lớn (đơn vị xây dựng). Trên thực tế,
vai trò điều tiết của NN, Hiệp hội xi măng, Vicem là rất lớn, giá xi măng nằm trong
khung giá quy định và hiện đang thấp hơn giá khu vực. Bên cạnh đó, do tính chất
của sản phẩm và công suất thiết kế của các nhà máy nên việc tiêu thụ chủ yếu ở
quanh khu vực của từng nhà máy. Do đó việc thay đổi nhà cung cấp xi măng không
có nhiều khác biệt về chi phí. Do đó, khách hàng không có khả năng tạo áp lực giảm
giá đối với nhà sản xuất.
Mặc dù có tính chất độc quyền tại từng địa phương nhưng giá sản phẩm phụ thuộc
vào sự điều tiết của Nhà nước. Do đó dù không chịu nhiều áp lực từ phía khách
hàng nhưng ngành xi măng cũng không tự chủ được về giá.
Đầu vào cho sản xuất xi măng gồm có:
- Nguyên liệu: clinker, thạch cao, một số khoáng chất, quặng.
- Nhiên liệu sản xuất: than, điện, xăng dầu.
Nhóm thứ nhất – clinker, tuy đây là nguyên liệu chính, là yếu tố quyết định chất

lượng xi măng nhưng lại tạo ra áp lực rất thấp hoặc không gây áp lực cho ngành.
Trữ lượng đá vôi cho sản xuất clinker đủ để phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước và
mỗi một nhà máy xi măng đều được xây dựng gắn với một mỏ đá vôi phục vụ cho
sản xuất. Lượng clinker nhập khẩu khá thấp so với sản xuất của ngành. Clinker nhập
khẩu chủ yếu phục vụ khu vực phía Nam, nơi bị hạn chế về các mỏ đá vôi.
Nhóm thứ hai – nhiên liệu sản xuất, chi phí nhiên liệu chiếm khoảng 30 – 37% chi phí
sản xuất. Ở đây, bài viết xem xét mối quan hệ giữa ngành xi măng với các đơn vị
cung cấp chính sau: Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn điện lực Việt
Nam và Tổng công ty xăng dầu Việt Nam.
Nhìn chung, các mặt hàng này vẫn đang chịu sự điều tiết giá của Nhà nước và mối
quan hệ với ngành xi măng cũng chịu sự điều tiết của Nhà nước để đảm bảo sự phát
triển của các ngành công nghiệp trọng điểm. Tuy nhiên, năng lực của TKV và EVN
chưa đủ cung ứng cho thị trường. Sau nhiều năm là quốc gia xuất khẩu than lớn,
Việt Nam đã phải nhập khẩu mặt hàng này. Còn việc thiếu điện vẫn thường xuyên
diễn ra và là nỗi lo lớn cho các doanh nghiệp sản xuất. Trong khi đó, giá bán được thị
trường hóa với tốc độ nhanh hơn giá bán xi măng.
Nhìn chung, về cơ bản, ngành xi măng chỉ có thể tiết giảm chi phí nhờ việc tiết kiệm
chi phí nhiên liệu trong vận chuyển, điều chỉnh dây chuyền sản xuất, không có khả
năng đàm phán giá với nhà cung cấp. Sự điều tiết của NN chỉ có tác dụng ổn định
tạm thời, không đảm bảo giá nhiên liệu ổn định cho xi măng.
Như vậy, áp lực từ nhà cung cấp có tác động khá cao với ngành xi măng nhưng giá
có sự điều tiết bình ổn thị trường của Nhà Nước.
Về bản chất, ngành xi măng là ngành độc quyền tự nhiên, rào cản gia nhập thị
trường lớn.
Yêu cầu vốn đầu tư lớn, Việt Nam hiện vẫn đang sử dụng cả hai công nghệ lò đứng
và lò quay nhưng trong thời gian tới, các dây chuyền lò đứng sẽ dừng hoạt động
hoặc chuyển đổi sang công nghệ lò quay. Đầu tư cho một dây chuyền lò quay khá
tốn kém. Đối với một nhà máy có công suất 1,5 – 2 triệu tấn xi măng/năm có mức
đầu tư khoảng 200 triệu USD với điều kiện nguồn nguyên liệu có sẵn. Đây là một rào
cản không phải đơn vị nào cũng có khả năng tham gia vào ngành.

Về giấy phép khai thác khoáng sản, giấy phép hoạt động, cũng là rào cản lớn đối với
những doanh nghiệp mới. Nguyên liệu sản xuất là tài nguyên quốc gia và dự án xi
măng là những dự án có tầm quan trọng quốc gia, việc cấp phép xây dựng phải có ý
kiến của địa phương nơi xây dựng nhà máy, bộ chủ quản và các cơ quan liên quan.
Những khó khăn này sẽ cản trở việc xây dựng mới các nhà máy xi măng.
Về hệ thống phân phối, các doanh nghiệp mới phải cạnh tranh mạnh mẽ với những
doanh nghiệp truyền thống, với những thương hiệu xi măng lâu đời, có kênh phân
phối rộng khắp, chính sách bán hàng có nhiều ưu đãi.
Đặc biệt, trước tình hình dư thừa xi măng, Bộ xây dựng đã có văn bản trình và được
chính phủ đồng ý về việc ngừng phê duyệt các dự án xi măng mới đến năm 2020 và
rà soát lại các dự án đã cấp phép, cho dừng những dự án khó hoàn thành, tính khả
thi thấp, đảm bảo ngành phát triển bền vững, ổn định.
Như vậy, xét trong ngắn hạn, ngành không chịu áp lực cạnh tranh từ những đối thủ
mới.
Áp lực từ sản phẩm
thay thế: thấp
Về sản phẩm nhập khẩu, đối với ngành có tính bảo hộ cao như xi măng, áp lực này
là không đáng kể. Xi măng nằm trong nhóm hàng bình ổn giá, không có mức tăng
đột biến so với thị trường và có thể nhận được sự trợ giá từ phía Nhà nước, do đó,
giá xi măng trong nước luôn có tính cạnh tranh so với các nước trong khu vực.
Về sản phẩm mới, hiện nay chưa có loại vật liệu xây dựng thay thế xi măng Portland.
Có hai loại xi măng chính sử dụng cho xây dựng dân dụng là xi măng Portland (PC
và PCB) và xi măng xỉ. Như giới thiệu ở trên, xi măng xỉ được sản xuất từ xỉ lò của
quá trình sản xuất gang thép. Xét về chất lượng, xi măng xỉ tương đương với xi
măng Portland, nhưng nguyên liệu cho sản xuất xi măng xỉ bị hạn chế do công suất,
công nghệ sản xuất của các khu liên hợp gang thép. Do đó, xi măng Portland vẫn là
sự lựa chọn cho các công trình trong tương lai.
Về sự dị biệt hóa sản phẩm: trên cơ sở xi măng dân dụng (Portland hoặc xi măng xỉ),
các nhà máy điều chỉnh tỷ lệ các chất phụ gia để tạo ra những loại xi măng đặc
chủng cho từng loại công trình.

Ví dụ, Xi măng Holcim đưa ra thị trường 6 dòng sản phẩm:
- Xi măng đa dụng: xi măng PC/PCB phổ biến trong xây dựng
- Xi măng bền sunfat: áp dụng cho các loại bê tong cần độ bền cao, sử dụng
trong môi trường có khắc nghiệt, bị ăn mòn hóa học cao
- Xi măng ít tỏa nhiệt: dùng cho bê tong khối lớn
- Xi măng dùng cho bê tong đúc sẵn: là loại xi măng phát triển cường độ sớm
- Xi măng sử dụng sản xuất bê tong tươi
- Xi măng thiết kế cho những vùng đất có khả năng chịu lực kém
Tác dụng của dị biệt hóa sản phẩm nhằm hướng đến những đối tượng khách hàng
riêng biệt, tập trung khả năng sản xuất, tạo thị phần ổn định. Tuy nhiên, việc điều
chỉnh công nghệ, tìm thị trường tiêu thụ đòi hỏi đầu tư vốn, công nghệ. Do đó, hầu
hết các doanh nghiệp đều cung cấp sản phẩm chính là xi măng portland thong dụng
(PC và PCB).
Như vậy, ngành không chịu áp lực từ sản phẩm thay thế
Áp lực cạnh tranh nội
bộ ngành: trung bình và
có thể cao ở một số khu
vực
Áp lực do dư thừa sản lượng: Với 105 dây chuyền xi măng đang hoạt động, trung
bình ít nhất mỗi tỉnh có một nhà máy xi măng. Con số này cũng đã gây áp lực cho
các doanh nghiệp trong ngành nhất là khi các sản phẩm xi măng không có quá nhiều
dị biệt, các nhãn hiệu có thể dễ dàng thay thế cho nhau. Ngành xi măng đã chuyển
từ trạng thái “cung nhỏ hơn cầu” (2006 – 2008) sang trạng thái “cung lớn hơn cầu”
(từ năm 2009). Do đó, việc chiếm lĩnh, tìm kiếm thị trường tiêu thụ mới là yếu tố sống
còn đối với doanh nghiệp. Hiện nay, Vicem chiếm khoảng gần 40% thị phần với
những thương hiệu xi măng lớn, uy tín lâu năm, công nghệ sản xuất hiện đại. Đây là
áp lực không nhỏ cho các nhà máy liên doanh và các nhà máy xi măng địa phương.
Đối với các nhà máy thuộc Vicem, có sự điều phối thị trường tiêu thụ khá tốt, tạo điều
kiện ổn định cho các nhà máy, hạn chế sự cạnh tranh trong tổng công ty, các doanh
nghiệp chiếm lĩnh thị trường từ những nhà máy liên doanh, địa phương.

Rào cản cạnh tranh do chi phí vận chuyển: do yêu cầu bảo quản, do khối lượng/1
đơn vị thể tích lớn hơn các mặt hàng khác nên việc vận chuyển xi măng khó khăn,
chi phí cao. Thông thường, các nhà máy xi măng được đặt gần vùng nguyên liệu và
khu vực tiêu thụ có tính chất địa phương, bán kính khoảng 100 – 200 km quanh nhà
máy.
Áp lực từ sự mất cân bằng sản lượng giữa các vùng tiêu thụ: Khu vực miền Nam có
nhu cầu tiêu thụ cao nhưng lại khan hiếm về nguyên liệu. Giá bán ở khu vực này
cũng cao hơn miền Bắc khoảng 20%.
Không có sự cạnh tranh giá giữa các nhà máy do giá nằm trong khung giá quy định.
Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành ở miền Bắc là khá cao và sẽ tiếp tục tăng trong thời
gian tới. Nhưng xét chung toàn ngành, cạnh tranh nội bộ ngành ở mức trung bình.
NHẬN ĐỊNH NGÀNH TRONG NGẮN HẠN
Thị trường tiêu thụ
vẫn khả quan
Quy hoạch ngành xi măng phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng ngành xây dựng, bất
động sản.
Hình 5: Thống kê tăng trưởng kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn 2001 –
2010
Nguồn: Bloomberg
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam, nhu cầu xây dựng cơ bản là rất lớn. Trong
một – hai năm gần đây, do những khó khăn chung của kinh tế toàn cầu và những
điều kiện thiên tai bất lợi cho ngành xây dựng, tốc độ tăng trưởng xây dựng và tiêu
thụ vật liệu xây dựng có phần giảm sút. Nhưng theo nhận định của các tổ chức kinh
tế, thị trường xây dựng Việt Nam là thị trường rất tiềm năng, giá trị công nghiệp của
ngành xây dựng được dự báo tăng nhanh trong những năm tới.
Hình 6: Tình hình tăng trưởng ngành xây
dựng
Nguồn: BMI – Báo cáo
Q3’11
Tuy vậy, theo ước tính của Bộ Xây dựng, ngành xi măng vẫn có giai đoạn dư thừa

sản xuất trong những năm tới.
Hình 7: Dự tính sản lượng dư thừa ngành xi
măng
Nguồn: Bộ xây dựng,
HBBS
Số liệu trên ước tính theo Quy hoạch phát triển công nghiệp Xi măng Việt Nam đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt
năm 2005.
Theo ông Lê Văn Tới, Vụ trưởng vụ Vật liệu xây dựng – Bộ xây dựng, quan điểm
phát triển ngành xi măng của Bộ và Chính phủ là phát triển ngành xi măng là ngành
công nghiệp trọng điểm quốc gia, mức xi măng dư thừa khoảng 1,5 triệu tấn/năm là
phù hợp để đảm bảo an ninh kinh tế, sự dư thừa trong hiện tại chỉ là sự dư thừa tạm
thời và ngành xi măng Việt Nam không đặt mục tiêu sản xuất để xuất khẩu. Bộ Xây
dựng đã kiến nghị Chính phủ có biện pháp kích cầu nội địa cho sản phẩm xi măng.
Trong đó có việc đẩy mạnh việc làm đường bằng bê tông xi măng, thay thế cho
đường asphan (kể cả đường cao tốc, quốc lộ); nâng cấp các tuyến đường, đầu tư
cảng chuyên dùng để hỗ trợ việc vận chuyển sản phẩm xi măng từ Bắc vào Nam,
cũng như xuất khẩu. Bên cạnh đó, khuyến khích phát triển sản xuất vật liệu xây dựng
không nung, thay thế dần gạch đất sét nung cũng là một giải pháp vừa kích cầu cho
xi măng, lại hạn chế sử dụng tài nguyên đất sét, bảo vệ môi trường và tạo điều kiện
công nghiệp hóa ngành xây dựng. Với tính bảo hộ cao, ngành xi măng sẽ vượt qua
thời kì dư cung và sẽ đảm bảo sự phát triển trong tương lai.
Đối phó với sự dư thừa hiện tại, chủ trương của Hiệp hội xi măng và nhiều doanh
nghiệp là đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, mở rộng thị trường sang các nước trong
khu vực. Theo nhận định của giới chuyên gia, thị trường Lào đang là thị trường tiềm
năng cho xi măng Việt Nam.
Thực tế, thị trường VLXD Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng, việc tiêu thụ xi măng có
thể được điều chỉnh sang một số dạng VLXD sử dụng xi măng đáp ứng nhu cầu thị
trường và giải quyết khó khăn về việc bị áp giá bán. Theo đánh giá của Tập đoàn Xi
măng Siam – tập đoàn sản xuất VLXD hàng đầu Thái Lan, Siam có thể tăng doanh

số bán hàng tại Việt Nam lên 3 lần so với hiện tại vào năm 2014, đạt 40 triệu
USD/năm.
Yêu cầu cải tổ để phát
triển
Nhiều doanh nghiệp
thua lỗ – Khó khăn do
vay nợ quá nhiều
Mặc dù thị trường tiêu thụ có tính chất địa phương nhưng các doanh nghiệp trong
ngành sẽ có sự phân hóa mạnh giữa nhóm doanh nghiệp có thương hiệu mạnh, đã
và đang đầu tư hệ thống phân phối rộng khắp và nhóm các doanh nghiệp nhỏ, hệ
thống phân phối kém hiệu quả. Theo định hướng phát triển VLXD của chính phủ, đến
2020 một số dây chuyền xi măng lò đứng sẽ được chuyển đổi công nghệ, một số sẽ
dừng hoạt động. Như vậy, có thể sẽ có sự sát nhập những doanh nghiệp nhỏ vào
các doanh nghiệp lớn.
Hiện tại, giá xi măng trong nước đang thấp hơn so với khu vực khoảng 20%, do đó
có nhiều lợi thế xuất khẩu. Trong dài hạn, khi giá bán xi măng dần được thị trường
hóa, giá xi măng Việt Nam không còn nhiều lợi thế so với xi măng khu vực, xuất khẩu
sẽ không là một thị trường tốt cho xi măng Việt Nam. Trong hiện tại, nền kinh tế còn
gặp nhiều khó khăn, lạm phát cao, chính sách thắt chặt tiền tệ làm giảm tốc độ tăng
trưởng của ngành xây dựng. Tuy nhiên, với mục tiêu “Cơ bản trở thành nước công
nghiệp phát triển vào năm 2020”, xây dựng cơ sở hạ tầng vẫn là yêu cầu cần thiết để
phát triển kinh tế, do đó ngành xây dựng vẫn sẽ phát triển trong thời gian tới.
Tổng kết 7 tháng đầu năm, cả nước tiêu thụ 28,32 triệu tấn xi măng, tăng 2,55% so
với cùng kì 2010. Nhìn chung, do biến động tăng giá của các loại vật liệu xây dựng
cùng với lãi suất tín dụng tăng cao đến 25% nên nhiều công trình giảm tiến độ thi
công, nhu cầu xây dựng chững lại, làm cho tiêu thụ xi măng tăng chậm.
Mặc dù các thương hiệu lớn đã xây dựng được hệ thống phân phối rộng khắp, có ưu
thế về mặt thị trường nhưng do đầu tư dàn trải, hầu hết các doanh nghiệp đang gặp
khó khăn, chịu lỗ liên tiếp các quý. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, trong số 16 dự án
xi măng được Chính phủ bảo lãnh, có 4 dự án Bộ Tài chính phải trả nợ thay: xi măng

Tam Điệp, xi măng Thái Nguyên, xi măng Đồng Bành và xi măng Hoàng Mai.
Theo tính toán của Vicem, với số dư nợ tại 30/6/2011 là 988,62 triệu USD, tình hình
tài chính 6 tháng cuối năm 2011 của VICEM sẽ vô cùng khó khăn do áp lực trả nợ
vốn vay năm 2011 rất lớn, trong trường hợp lợi nhuận 6 tháng cuối năm 2011 không
được cải thiện so với thực hiện 6 tháng đầu năm 2011 và giả thiết dùng 100% lợi
nhuận sau thuế để trả nợ (không có trích lập quỹ khen thưởng ban điều hành quản
lý, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi), tổng cộng nguồn trả nợ của các đơn vị sản xuất
XM của VICEM sẽ còn thiếu khoảng 1.031,76 tỷ đồng và tương ứng bình quân cả
năm thiếu khoảng 96.700 đ/tấn sản phẩm tiêu thụ (tương đương với tăng giá bán xi
măng thêm 10%). Theo tính toán của Bộ xây dựng, tiền lãi ngân hàng phải trả của
ngành xi măng đủ để xây dựng một nhà máy mới. Với mặt bằng lãi suất hiện nay,
chúng tôi cho rằng năm 2011 và 2012, các doanh nghiệp sẽ phải chịu lỗ và phục hồi
khó khăn.
Khó khăn khác của ngành là rủi ro hoạt động lớn. Hiện nay, ngay cả đối với các nhà
máy lớn, việc dừng lò sửa chữa ngoài kế hoạch vẫn xảy ra, gây thiệt hại lớn đến
hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc không tự chủ về giá bán
trong khi chi phí sản xuất điều chỉnh tăng thường xuyên. Với dự báo giá than, điện,
xăng dầu tiếp tục tăng trong thời gian tới, nhiều nhà máy sẽ phải hoạt động dưới định
mức công suất, có thể có những thiệt hại lớn về lò nung nếu sự thiếu nhiên liệu đốt
xảy ra trong quá trình nung. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài, mức dư cung xi
măng sẽ không quá lớn nhưng lợi nhuận của doanh nghiệp xi măng sẽ sụt giảm.
“QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP XI MĂNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 – 2020 VÀ ĐỊNH
HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030” – QUYẾT ĐỊNH 1488/QĐ-TTg
TheoQuyết định 1488/QĐ-TTgcủa Thủ tướng Chính phủ, định hướng phát triển công
nghiệp xi măng Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và bền vững, có
công nghệ tiên tiến, sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị
trường; tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu và tiêu hao năng lượng thấp; bảo vệ môi
trường, cảnh quan thiên nhiên.
Cuối năm 2015, hoàn
thành chuyển đổi

công nghệ sản xuất xi
măng từ lò đứng
sang lò quay
Hạn chế đầu tư dự án
xi măng ở vùng khó
khăn, ảnh hưởng đến
di sản văn hóa, du
lịch
Theo Quy hoạch này, các dự án xi măng đầu tư mới (ký hợp đồng cung cấp thiết bị
từ ngày Quyết định 1488/QĐ-TTg có hiệu lực - 29/8/2011) có công suất lò nung từ
2.500 tấn clanhke/ngày trở lên, phải đầu tư ngay hệ thống thiết bị tận dụng nhiệt khí
thải đểphát điện, trừ các dây truyền sản xuất xi măng sử dụng chất thải công nghiệp
và rác thải làm nhiên liệu.
Đối với các nhà máy xi măng đang hoạt động, các dự án xi măng đăng triển khai đầu
tư nhưng đã ký hợp đồng cung cấp thiết bị trước ngày29/8/2011 phải hoàn thành đầu
tư hệ thống thiết bị tận dụng nhiệt khí thải để phát điện trước năm 2015.
Đối với các nhà máy xi măng có công suất dưới 2.500 tấn clanhke/ngày, khuyến
khích nghiên cứu đầu tư hệ thống thiết bị tận dụng nhiệt khí thải để phát điện.
Đến cuối năm 2015 hoàn thành chuyển đổi công nghệ sản xuất xi măng từ lò đứng
sang lò quay.
Về bố trí quy hoạch, ưu tiên đầu tư các dự án xi măng ở các tỉnh phía Nam, các vùng
có điều kiện thuận lợi về nguyên liệu, có điều kiện phát triển công nghiệp, có điều
kiện hạ tầng giao thông.
Đồng thời, hạn chế đầu tư các dự án xi măng ở những vùng có khó khăn về nguyên
liệu, ảnh hưởng đến các di sản văn hóa, phát triển du lịch.
Dự báo nhu cầu xi măng năm 2011 là 54 - 55 triệu tấn; năm 2015 là 75 - 76 triệu tấn;
năm 2020 là 93 - 95 triệu tấn; năm 2030 đạt 113 - 115 triệu tấn.
Giai đoạn 2011 - 2015, dự kiến có 32 dự án xi măng vận hành; 22 dự án xi măng dự
kiến đầu tư trong giai đoạn 2016 - 2020; 6 dự án xi măng định hướng đầu tư trong
giai đoạn 2021 - 2030

DỰ KIẾN VẬN HÀNH 2011
TT
Tên
Địa chỉ Chủ đầu

Công suất
(Tr tấn/năm)
Thời gian
hoàn thành
1 Tân Quang
Tuyên
Quang
Tập đoàn Than Khoáng Sản Việt Nam 0,91 Q1
2 Quán Triều
Thái
Nguyên
CTCP Xi măng Quán Triều 0,6 Q2
3 Hệ Dưỡng 1 (chuyển đổi) Ninh Bình CTCP Xi măng Hệ Dưỡng 1,8 Q4
4 Hà Tiên 2.2 Kiên Giang CTCP Xi măng Vicem Hà Tiên 1,4 Q4
5 X18 (chuyển đổi) Hòa Bình CTCP Xi măng X18 0,35 Q4
6 Áng Sơn 2 Quảng Bình CT TNHH Cơ khí đúc Thắng Lợi 0,91 Q4
7 Hương Sơn (chuyển đổi) Bắc Giang CTCP Xi măng Hương Sơn 0,35 Q4
DỰ KIẾN VẬN HÀNH 2012
8 Lạng Sơn Lạng Sơn CTCP Xi măng Lạng Sơn 0,35 Q1
9 12/9 Nghệ An Nghệ An CTCP Xi măng dầu khí 12/9 0,6 Q1
10 Trung Sơn Hòa Bình CTCP Xây dựng và du lịch Bình Minh 0,91 Q1
11 Hệ Dưỡng 2 Ninh Bình CTCP Xi măng Hệ Dưỡng 1,8 Q2
12 Ngọc Hà Hà Giang CTCP Xi măng Hà Giang 0,6 Q4
13 Đồng Lâm
Thừa Thiên

Huế
CTCP Xi măng Đồng Lâm 1,8 Q4
14 Xuân Thành 1 Hà Nam CT TNHH ĐT & PT Xuân Thành 0,91 Q4
15 Vinafuji Lào Cai Lào Cai CTCP Xi măng Vinafuji 0,6 Q4
DỰ KIẾN VẬN HÀNH 2013
16 Công Thanh 2 Thanh Hóa CTCP Xi măng Công Thanh 3,6 Q2
17 Quảng Phúc Quảng Bình CT TNHH VLXD Việt Nam 1,8 Q2
18 Hà Tiên - Kiên Giang Kiên Giang CTCP Clinker Hà Tiên 0,6 Q4
19 Mỹ Đức Hà Nội CTCP Xi măng Mỹ Đức 1,6 Q4
20 Thanh Sơn Thanh Hóa CTCP Xi măng Thanh Sơn 0,91 Q4
DỰ KIẾN VẬN HÀNH 2014
21 Hợp Sơn (chuyển đổi) Nghệ An CTCP Xi măng Tân Thắng 0,35 Q4
22 Tân Thắng Nghệ An CTCP Xi măng Tân Thắng 1,8 Q4
23 Thanh Trường (chuyển đổi) Quảng Bình CTCP Xi măng Thanh Trường 0,35 Q4
24 VisaiHanam Hà Nam 0,91 Q4
PHỤ LỤC CÁC DỰ ÁN XI MĂNG GIAI ĐOẠN 2011 – 2030


13
Chuyên viên phân tích: Ngô Thị Mỹ Chi – Email: ch in

m @

hbbs.c o

m .vn
25 Đồ Lương Nghệ An CTCP Xi măng Đô Lương 0,91 Q4
DỰ KIẾN VẬN HÀNH 2015
26 Tân Phú Xuân (chuyển đổi) Hải Phòng CTCP Xi măng Tân Phú Xuân 0,91 Q4
27 Sơn Dương

Tuyên
Quang
CT Thái Sơn - Bộ Quốc Phòng 0,35 Q4
28 Quang Minh Hải Phòng XM Tập thể Thương binh Quang Minh 0,35 Q4
29 Nam Đông
Thừa Thiên
Huế
CTCP ĐT Xi măng Nam Đông Việt Song Long 1,8 Q4
30 Cao Bằng (chuyển đổi) Cao Bằng CTCP Xi măng Cao Bằng 0,35 Q4
DỰ KIẾN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
31 Xuân Thành 2 Hà Nam CT TNHH ĐT & PT Xuân Thành 2,3
32 Thăng Long 2 Quảng Ninh CTCP Xi măng Thăng Long 2 2,3
33 Cao Dương (chuyển đổi) Hòa Bình CTCP Xi măng Lương Sơn 0,91
34 Minh Tâm Bình Phước CTCP Xi măng Minh Tâm 1,8
35 Tây Ninh 2 Tây Ninh CTCP Xi măng FICO Tây Ninh 1,4
36 Liên Khê Hải Phòng CTCP Xi măng Bạch Đằng 1,2
37 Sông Gianh 2 Quảng Bình CTCP Xi măng Sông Gianh 1,4
38 Hoàng Mai 2 Nghệ An CTCP Xi măng Hoàng Mai 4,5
39 Bỉm Sơn (chuyển đổi) Thanh Hóa CTCP XI măng Vicem Bỉm Sơn 1,4
40 Hà Tiên 2.1 (chuyển đổi) Kiên Giang CTCP Xi măng Vicem Hà Tiên 1,16
41 Việt Đức Bắc Giang CTCP PTCN IDC 0,91
42 An Phú Bình Phước CTCP Xi măng An Phú 1,8
43 Yến Mao (thay thế Hữu Nghị 1.2.3) Phú Thọ CTCP PT Hùng Vương 0,91
44 Long Thọ 2 (chuyển đổi)
Thừa Thiên
Huế
Tổng CTXD Sông Hồng 0,91
45 Trường Thịnh Quảng Bình CT TNHH XD Trường Thịnh 1,8
46 Thạnh Mỹ Quảng Nam Tập đoàn Xuân Thành 1,2
47 Tân Tạo Hà Nam CTCP ĐTCN Tân Tạo 0,91

48 Bình Phước 2 Bình Phước CTCP Xi măng Vicem Hà Tiên 4,5
49 Chợ Mới Bắc Cạn CTCP Khoáng Sản Bắc Cạn 0,91
50 Hạ Long 2 Quảng Ninh CTCP Xi măng Hạ Long 2
51 Sài Gòn Tân Kì Nghệ An Tập đoàn đầu tư Sài Gòn 0,91


14
Chuyên viên phân tích: Ngô Thị Mỹ Chi – Email: ch in

m @

hbbs.c o

m .vn
DỰ KIẾN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
52 Tân Lâm Quảng Trị CTCP Xi măng Tân Lâm 1,2
53 Ngân Sơn Bắc Giang CTCP Trường Sơn 0,91
54 Holcim 2 Kiên Giang CT Liên doanh Holcim Việt Nam 3,6
55 Yên Bình 2 Yên Bái CTCP Xi măng Yên Bình 0,91
56 Hòa Phát 2 Hà Nam CTCP Xi măng Hòa Phát 1,8
57 Hoàng Sơn Thanh Hóa CTCP Xi măng Hoàng Sơn 1,4


15
Chuyên viên phân tích: Ngô Thị Mỹ Chi – Email: ch in

m @

hbbs.c o


m .vn
PHÒNG PHÂN TÍCH
Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội
Tầng 4B - 2C Vạn Phúc – Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội
Tel: (+84) 04.3.726.2222 - Fax: (+84)
04.3.726.2305
Nguyễn Thị Hồng Nhung
Số máy lẻ.: 9101
Email:
Đỗ Bảo Ngọc
Số máy lẻ.: 9103
Email:
Ngô Thị Mỹ Chi
Số máy lẻ.: 9102
Email: chinm@

hbbs.c

om.vn
Trần Hoàng Sơn
Số máy lẻ.: 9104
Email: sonth@

hbbs.c

om.vn
Nguyễn Thị Hoàng Mai
Số máy lẻ.: 9105
Email:
ĐIỀU KHOẢN MIỄN TRỪ

Tài liệu này do Công ty Chứng Khoán Habubank (“Habubank Securities”), một công ty con trực thuộc Ngân hàng
TMCP Nhà Hà Nội - Habubank phát hành. Các nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở các thông tin tin cậy, nhưng
chúng tôi không có bất cứ cam kết hay đảm bảo gì đối với tính chính xác, hoàn chỉnh của các thông tin trong nghiên
cứu này. Các quan điểm mà chúng tôi đưa ra có thể thay đổi mà không cần thông báo trước. Tài liệu này được phục vụ
mục đích lưu hành rộng rãi. Tất cả các khuyến nghị đưa ra trong tài liệu này đều không nhằm phục vụ các mục tiêu đầu
tư cụ thể, hay nhu cầu riêng của bất kỳ người đọc cụ thể nào. Tài liệu này chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin,
không nhằm thay đổi quyết định của người đọc. Các nhà đầu tư nên được tư vấn về tài chính và pháp luật để ra các
quyết định đầu tư. Habubank Securities không chịu trách nhiệm đối với bất cứ thiệt hại trực tiếp hay gián tiếp phát sinh
từ việc sử dụng hoặc liên quan đến tài liệu này theo bất cứ hình thức nào. Tài liệu này không phải là một lời đề nghị
hay mời gọi mua bán bất cứ loại chứng khoán nào. Bất kỳ ai muốn biết thêm thông tin, kể cả việc làm rõ bất cứ chi tiết
nào trong điều khoản miễn trừ này, hoặc muốn thực hiện giao dịch đối với bất cứ loại chứng khoán nào đã được đề
cập trong tài liệu này vui lòng liên hệ với Habubank Securities để được phục vụ.
Tài liệu này là tài liệu bản quyền tác giả của Habubank Securities. Mọi sao chép trích dẫn thông tin phân tích trong tài
liệu này phải trích dẫn nguồn từ Công ty Chứng Khoán Habubank

×