Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Tài liệu LUẬN VĂN: Hướng tới tự do hoá lãi suất ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.75 KB, 34 trang )












LUẬN VĂN:

Hướng tới tự do hoá lãi suất







Lời mở đầu

Nghị quyết đại hội đảng toàn quốc lần thứ 6 đã đưa ra phương hướng đổi mới căn
bản nền kinh tế Việt Nam từ cơ chế kế hoạch hoá tập chung sang cơ chế kinh tế
hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều đó buộc hệ
thống tài chính tiền tệ phải có những cải tổ toàn diện để thể hiện được sứ mạng là
huyết mạch, là trung tâm tiền tệ tín dụng, thanh toán của nền kinh tế hàng hoá.
Trong nền kinh tế thị trường lãi suất là một loại giá cả rất nhạy cảm và là một
biến số luôn luôn được quan tâm và theo dõi chặt chẽ nhất. Sự giao động của lãi suất
ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định của cá nhân, doanh nghiệp cũng như hoạt


động của các tổ chức tài chính tín dụng và của toàn bộ nền kinh tế. Và cũng chính
lãi suất là một trong những công cụ quan trọng của chính sách tiền tệ quốc gia nhằm
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và kiểm soát lạm phát. Một chính sách lãi
suất đúng đắn sẽ có tác động tích cực tới sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh
tế. Vì thế đòi hỏi phải có một cơ chế lãi suất thích hợp
ở nước ta sau hơn mười năm đổi mới chính sách lãi suất đã góp phần bình ổn giá cả,
đẩy lùi và kiềm chế lạm phát, kích cầu tăng trưởng thu nhập quốc dân. Cơ chế lãi
suất được thay đổi phù hợp từng thời kỳ và được điều tiết linh hoạt. Để thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế và tăng cường mức độ hội nhập vào thị trường tài chính khu vực
cũng như quốc tế NHNN phải tiếp tục đổi mới cơ chế điều hành lãi suất theo hướng
tự do hoá.Tuy nhiên hiện nay việc xây dựng và thực thi một chính sách lãi suất tiến
tới tự do hoá trên cơ sở đảm bảo sự kiểm soát của nhà nước đối với thị trường là một
bài toán khó đối với các nhà hoạch định chính sách. Vì vậy ngiên cứu tìm hiểu đề tài
“Hướng tới tự do hoá lãi suất” là hết sức cần thiết nó mang giá trị khoa học và giá
trị thực tiễn sâu sắc.


Phần nội dung
a.lý luận cơ bản về lãi suất và tự do hoá lãi suất.
1.Lãi suất.
1.1.Một số khái niệm về lãi suất.
Lãi suất là một trong những vấn đề hết sức phức tạp. Nó là một công cụ rất nhạy
cảm trong điều hành chính sách tiền tệ của mọi NHTƯ, đặc biệt những nước đang
phát triển. Vì vây có rất nhiều hiểu biết về lãi suất trong đó chúng ta có thể đưa ra
một số khái niệm cơ bản:
Lãi suất là giá cả sử dụng tiền vốn giắn liền với hoạt động tín dụng ngân hàng và các
hoạt động kinh tế liên quan đến việc vay và cho vay tiền. Sự biến động của lãi suất
ảnh hưởng tới các quyết định của các cá thể kinh tế; lãi suất ảnh hưởng tới các quyết
định tiêu dùng hay tiết kiệm của các cá nhân cũng như các quyết định đầu tư mở
rộng sản suất hay thu hẹp sản suất của doanh nghiệp. Lãi suất còn là công cụ quan

trọng để điều hành chính sách tiền tệ của mỗi nước. Do đó, lãi suất luôn được theo
dõi chặt chẽ nhất và diễn biến của nó luôn được thông tin hằng ngày trên các
phương tiện thông tin đại chúng. Do đó việc xác định và ấn định lãi suất có ý nghĩa
rất quan trọng phản ánh quan hệ cung cầu tiền tệ trên thị trường.
Lãi suất danh nghĩa là mức lãi suất được ấn định trên thị trường không được điều
chỉnh theo sự thay đổi của mức giá hay tỷ lệ lạm phát dự tính.
Lãi suất thực là lãi suất được điều chỉnh lại theo sự thay đổi của mức giá hay tỷ lệ
làm phát dự tính. Nó là một phép đo tốt hơn đối với những ý muốn đi vay hay cho
vay đối với lãi suất danh nghĩa. Và nó là một công cụ chỉ báo tốt hơn về độ căng
thẳng của các điều kiện ở thị trường tín dụng so với lãi suất danh nghĩa. Theo
Fishes, lãi suất danh nghĩa (i) bằng lãi suất thực (r) cộng với tỷ lệ lạm phát dự
tính(a):

i = r + a
Lãi suất hoàn vốn : Là một loại lãi suất làm cân bằng giá trị hiện tại của tiền thanh
toán nhận được theo một công cụ nợ (cổ phiếu, trái phiếu…) với giá trị hôm nay của
công cụ nợ đó. Đây là phép đo được các nhà linh tế coi là phép đo chính xác nhất.
Lãi suất tái cấp vốn : Là lãi suất do NHNN áp dụng khi tái cấp vốn cho các NHTM
Và các TCTD khác.
Lãi suất tái triết khấu: Là hình thức tái cấp vốn được áp dụng khi NHNN tái triết
khấu các thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác cho các NHTM và các
TCTD .
Lãi suất liên ngân hàng: là lãi suất trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng nơi các ngân
hàng thực hiện vay và cho vay lẫn nhau, nó chỉ báo tốt hơn về chi phí vốn vay của
các ngân hàng và cung cầu vốn trên thị trường.
Lãi suất tiền gửi: là lãi suất mà các ngân hàng, các tổ chức nhận tiền gửi trả cho các
cá nhân doanh nghiệp gửi tiền.
Lãi suất tín dụng: lãi suất áp dụng khi các ngân hàng , các TCTD cho công chúng
doanh nghiệp vay tiền.
Lãi suất trên thị trường phải đảm bảo:

Tỷ lệ lạm phát < Lãi suất huy động vốn < Lãi suất cho vay vốn < Tỷ lệ lợi nhuận
bình quân.
1.2.Vai trò của lãi suất
1.2.1.Lãi suất với sự phân bổ các nguồn lực
Tất cả các nguồn lực đều cá tính khan hiếm . Vấn đề là xã hội phải phân bổ và sử
dụng như thế nào sao cho có hiệu quả. Nghiên cứu trong nền kinh tế thị trường cho

thấy, giá cả có vai trò rất quan trọng trong việc phân bổ các nguồn lực trong nền
kinh tế.
Như chúng ta đã biết, lãi suất là một loại giá cả, nghĩa là lãi suất có vai trò phân bổ
hiệu quả các nguồn lực khan hiếm của xã hội. Để quyết định đầu tư vào một ngành
kinh tế, một dự án hay là một tài sản nào đó chúng ta đều phải quan tâm đến sự
chênh lệch giữa giá trị tỷ suất lợi tức thu được từ nghành kinh tế đó , dự án đó hay
tài sản đó so với chi phí ban đầu . điều này có nghĩa là phải xem xét một nghành,
một dự án kinh doanh có đem lại lợi nhuận, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và đủ để
trả khoản tiền lãi của số tiền vay cho chi phí ban đầu hay không . Nghành nào , dự
án kinh doanh nào có tỷ xuất lợi tức lớn hơn lãi suất thì nguồn lực sẽ được phân bổ
tới đó , và đó là sự phân bổ hiệu quả .
Thông qua lãi suất , các doanh nghiệp có thể lựa chọn những nghành xản xuất khác
nhau , để đầu tư nhằm thu tỉ suất lợi nhuận cao . Như vậy lợi xuất là tín hiệu , là căn
cứ để có sự phân bổ hiệu quả các nguồn lực khan hiếm trong xã hội , lãi suất là yếu
tố cần thiết ban đầu trước khi đi đến quyết định đầu tư .
1.2.2 Lãi suất với tiêu dùng và tiết kiệm
Thu nhập của một hộ gia đình thường được chia thành hai bộ phận: tiêu dùng và tiết
kiệm . tỉ lệ phân chia này phụ thuộc vào nhiều nhân tố như thu nhập , vấn đề hàng
lâu bền và tín dụng tiêu dùng , hiệu quả của tiết kiệm trong đó tiền tệ và lãi suất có
tác dụng tích cực tới các nhân tố đó .
Khi lãi suất thấp , chi phí tín dụng tiêu dùng thấp , người ta vay nhiều hơn cho việc
mua sắm các hàng hoá nghĩa là tiêu dùng nhiều hơn . Ngược lại khi lãi suất cao đem
lại thu nhập từ khoản tiền để dành nhiều hơn sẽ khuyến khích tiết kiệm, do đó tiết

kiệm tăng .
i.2.3 Lãi suất với đầu tư

Hoạt động đầu tư chịu nhiều ảnh hưởng của nhiều nhân tố như thu nhập , chi phí kỳ
vọng trong kinh doanh . Trong đó lãi suất thể hiện chi phí đầu tư là yếu tố quan
trọng quyết định đầu tư.
Khi lãi suất ở mức cao , ít khoản đầu tư vào vốn hiện vật sẽ mang lại thu nhập nhiều
hơn chi phí lãi trả cho các khoản đi vay , do vậy chi tiều cho đầu tư giảm , ngược lại
khi lãi suất giảm các doanh nghiệp sẽ quyết định đầu tư cho vốn hiện vật nhiều hơn ,
chi tiêu đầu tư sẽ tăng.
Ngay cả khi một doanh nghiệp có dư thừa vốn và không muốn vay để đầu tư vào
vốn hiện vật thì chi tiêu đầu tư vẫn bị ảnh hưỏng của lãi suất cho doanh nghiệp có
thể mua chứng khoán. Lãi suất cao , chi phí cơ hội của một khoản đầu tư sẽ cao , chi
tiêu đầu tư giảm do các doanh nghiệp mua chứng khoán sẽ tốt hơn và đầu tư vốn
hiện vật . Khi lãi suất chi phí cơ hội của đầu tư giảm , chi tiêu đầu tư sẽ tăng lên vì
đầu tư vào vốn hiện vật rất có thể đem lại thu nhập lớn hơn cho doanh nghiệp so với
mua chứng khoán .
Đối với đầu tư hàng dự trữ , chi phí của việc gửi hàng dự trữ là khoản lãi trả cho
khoản tiền đáng lẽ thu được do bán nhượng hàng hoá này đi hay khoản vay để mua
hàng . Lãi suất làm việc tăng chi phí biên của việc giữ hàng dự trữ so với lợi ích
biên đã gỉa định trưóc làm cho đầu tư vào hàng dự trữ giảm . Như vậy lãi suất là
nhân tố chủ yếu quyết định đầu tư của các doanh nghiệp vào vốn hiện vật và hàng
dự trữ .
1.2.4lãi suất với tỷ giá hối đoái và hoạt động xuất nhập khẩu
Tỷ giá là giá cả tiền tệ của nước này thể hiện bằng đơn vị tiền tệ của nước khác . Tỷ
giá do quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối quyết định và chịu ảnh hưởng của
nhiều nhân tố như giá cả , thuế quan , sự ưa thích hàng nội , hàng ngoại , năng suất
lao động … Ngoài ra tỷ giá trong ngăn hạn còn chịu ảnh hưởng của lãi suất : lãi suất
tiền gửi nội tệ và ngoại tệ . Sự thay đổi lãi suất tiền gửi nội tệ ở đây là sự thay đổi


trong lãi suất danh nghĩa. Nếu lãi suất danh nghĩa tăng do tỷ lệ lạm phát dự tính tăng
(lãi suất thực không đổi ) thì tỷ giá giảm . Nếu lãi suất danh nghĩa tăng do lãi suất
thực tế tăng ( tỷ lệ lạm phát không đổi ) thì giá đồng tiền trong nước tăng , tỷ giá
tăng . Khi lãi suất tiền gửi ngoại tệ tăng , đồng nội tệ sẽ giảm giá ( tỷ giá giảm ) và
ngược lại .
Tỷ giá rất quan trọng trong hoạt động XNK. Nếu lãi suất tăng làm tăng tỷ giá sẽ làm
cho hoạt động xuất khẩu giảm , nhập khẩu tăng và ngược lại . như vậy thông qua tỷ
giá hối đoái , lãi suất có ảnh hưởng lớn tới xuất nhập khẩu , xuất khẩu ròng của một
quốc gia .
1.2.5 Lãi suất với lạm phát
Lý luận và thực tiễn đã thừa nhận mối quan hệ chặt chẽ giữa lãi suất và lạm phát .
Fisher chỉ ra rằng lãi suất tăng cao trong thời kỳ lạm phát cao . Những nước trải qua
lạm phát cao cũng chính là những nước có mức lãi suất cao . Lạm phát là hiện
tượng mất giá của đồng tiền , là tình trạng tăng liên tục mức giá chung của nền kinh
tế do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do vậy cũng có nhiều biện pháp khác nhau để
kiểm soát lạm phát , trong đó giải pháp về lãi suất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng .
Trong thời kỳ lạm phát , tăng lãi suất sẽ cho phép hệ thống ngân hàng có thể thu hút
phần lớn số tiền có nhiều trong lưu thông khiến cho đồng tiền trong lưu thông giảm ,
cơ số tiền và lượng tiền cung ứng giảm , lạm phát được kiềm chế . như vậy lãi suất
sẽ góp phần chống lạm phát .
Tuy nhiên , việc sử dụng công cụ lãi suất trong chống lạm phát không thể duy trì
lâu dài vì lãi suất tăng sẽ làm giảm đâù tư giảm tổng cầu và làm giảm sản lượng . do
vậy lãi suất phải được sử dụng kết hợp với các công cụ khác thì mới có thể kiểm
soát được lạm phát , ổn định giá cả , ổn định đồng tiền . Một chính sách lãi suất phù
hợp là sự cần thiết cho sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế .


2. tự do hoá lãi suất .
2.1.Những bất lợi của cơ chế kiểm soát lãi suất trực tiếp .
Trong cơ chế kiểm soát lãi suất trực tiếp thì nhà nước quản lý trực tiếp lãi suất bằng

cách công bố tất cả các loại lãi suất ( cơ chế ấn định lãi suất ). Các ngân hàng và các
tổ chức phải tuân theo một cách tuyệt đối . Chúng ta có thể thấy rằng cơ chế kiểm
soát trực tiếp lãi suất có những thuận lợi nhất định như : dễ thực hiện , phù hợp với
những nước đang phát triển với thị trường tài chính sơ khai và mức độ cạnh tranh
kém, chưa có công cụ kiểm soát tiền tệ gián tiếp và hạn chế trong năng lực quản lý
điều hành . Tuy nhiên, nó cũng gây ra những hậu quả nghiêm trọng . Đó là :
-Mặc dù chưa có định lượng rõ ràng cho thấy kiểm soát trực tiếp lãi suất như hiện
nay đang cản trở phát triển kinh tế nhưng có dấu hiệu và lý do để tin rằng việc kiểm
soát lãi suất tỏ ra kém hiệu quả trong việc điều hành chính sách tiền tệ, phân bổ
nguồn tín dụng, và sự không hiệu quả do dễ bị các tổ chức tín dụng lẩn tránh, khả
năng cạnh thấp dẫn đến làm giảm chức năng trung gian tài chính của hệ thống ngân
hàng do sự thiếu linh hoạt và cứng nhắc.
-Kiểm soát lãi suất cũng sẽ kích thích kiểm soát chi tiết các điều kiện tiền tệ bằng
cách áp đặt cơ cấu lãi suất phức tạp như tồn tại nhiều loại trần lãi suất cho vay, gây
ra kém hiệu quả và biến dạng hơn. Việc kiểm soát lãi suất sẽ làm giảm hiệu quả của
việc kiểm soát tiền tệ, vì sự gia tăng mở rộng thị trường không đ\ược kiểm soát.
-Kiểm soát lãi suất không có lợi cho cạnh tranh , các tổ chức tín dụng kém hiệu quả
có thể được bảo vệ từ sức ép của tự do cạnh tranh khiến cho quá trình giải quyết khó
khăn của họ tồn tại kéo dài. Những khó khăn lớn gắn với việc kiểm soát lãi suất là
vấn đề lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức . Cả hai loại rủi ro này đều có xu
hướng nâng lãi suất lên và tăng rủi ro tín dụng .
2.2.Lý luận chung về tự do hoá lãi suất

Tự do hoá lãi suất là một bộ phận cơ bản của tự do hoá tài chính , tức là lãi suất
được tự do biến động để phản ứng theo các lực lượng cung – cầu vốn trên thị trường
, loại bỏ những áp đặt mang tính hành chính lên sự hình thành của lãi suất . Nó cho
phép các ngân hàng tự chủ trong việc ấn định các mức lãi suất kinh doanh của mình
. Trong cơ chế tự do hoá lãi suất nếu nhà nước hoàn toàn không can thiệp đến hệ
thống lãi suất thị trường thì đó là cơ chế tự do hoá hoàn toàn ( thả nổi hoàn toàn ) .
Nếu nhà nước có tham gia can thiệp gián tiếp theo một định hướng xác định thì đó

là cơ chế tự do hoá lãi suất có quản lý và khi đó NHTƯ tác động tới lãi suất chủ yếu
dựa trên các công cụ kiểm soát tiền tệ gián tiếp như nghiệp vụ thị trường mở , tái
chiết khấu , hợp đồng mua lại , và một phần dựa vào áp đặt tỷ lệ dự trữ bắt buộc . Có
thể khái quát sự tác động gián tiếp đó như sau :
Nghiệp vụ thị trường mở (Open Market operations )
NHTƯ muốn đẩy mạnh tăng trưởng , mở rộng tín dụng bằng cách mua vào các
chứng khoán có giá sẽ làm cho cung về tiền tệ tăng lên , dẫn đến lãi suất giảm .
Ngược lại , khi NHTƯ muốn thu hẹp tín dụng bằng cách bán ra các chứng khoán có
giá, cung tiền tệ giảm xuống dẫn đến tăng lãi suất trên thị trường tiền tệ .
Lãi suất tái chiết khấu ( Discount Rate)
Khi NHTƯ nâng lãi suất tái chiết khấu , các NHTM phải tăng dự trữ để tránh phải
vay với lãi suất cao khi thiếu hụt khả năng thanh toán . Đồng thời NHTM cũng phải
tăng lãi suất cho vay để bù đắp cho những khoản tăng thêm dự trữ do vậy mà lãi
suất thị trường tăng lên . Ngược lại, việc giảm lãi suất tái chiết khấu của NHTƯ cho
phép các NHTM giảm dự trữ và hạ lãi suất cho vay, do đó làm hạ lãi suất thị trường
.
Hợp đồng mua lại ( Repurchase Agreement)
Hợp đồng mua lại là hợp đồng bán những chứng khoán , trong đó người bán cam kết
mua lại những chứng khoán này vào một thời điểm trong tương lai với mức giá

được xác định trước trong hợp đồng. Như vây , thực chất hợp đồng mua lại là cho
vay có thế chấp ( tức cho vay) , NHTƯ bơm tiền vào thị trường tài chính và do vậy
làm giảm lãi suất ngăn hạn. Khi bán thế chấp từ tài khoản của mình , NHTƯ hút
tiền ra khỏi thị trường tiền tệ và do đó làm tăng lãi suất ngắn hạn .
2.3.Tại sao phải tiến hành tự do hoá lãi suất
Theo như trên đã đề cập thì với chính sách kiểm soát lãi suất có những hạn chế rất
lớn và có những tác động một cách tiêu cực tới sự phát triển của nền kinh tế , muốn
phát triển nền kinh tế một cách mạnh mẽ lành mạnh nhất thiết phải từ bỏ cơ chế
kiểm soát này để có thể tận dụng được mọi nguồn lực trong nước nhằm tránh sự
lãng phí .

Thứ nhất , lãi suất được tự do hoá , biến động theo cung cầu về vốn , có thể phân bổ
nguồn vốn tín dụng khan hiếm cho những người vay một cách có hiệu quả nhất ;
đồng thời đảm bảo thu hút tiền gửi với chi phí hợp lý nhất được cả ngân hàng và
người gửi chấp nhận. Điều này không thể thực hiện được trong điều kiện lãi suất bị
kiểm soát hành chính , làm cho các hoạt động đầu tư bị biến dạng . lãi suất được tự
do hoá sẽ linh hoạt hơn so với khi bị kiểm soát , có khả năng điều tiết để thích nghi
với điều kiện thay đổi , tự động tạo ra sự kích thích cho tăng trưởnn tài chính cải tiến
và thay đổi cơ chế hành chính , cải tiến và thay đổi cơ câú mà chính phủ hoặc là
không thể quản lý hoặc là chậm thu được kết quả .
THứ hai việc thực hiện tự do hoá lãi suất cũng xuất phát từ thực tế là không được
chính phủ hay của NHTƯ naò có đủ khả năng để phân bổ và kiểm soát nguồn vốn
một cách có hiệu quả cho hàng ngàn nhu cầu sử dụng vốn khác nhau ,cho dù bộ maý
hành chính và thanh tra ngân hàng có lớn đến đầu đi chăng nữa chúng ta có thế thấy
được rằng có rất nhiều quan điểm khác nhau về mức lãi suất của hệ thống ngân hàng
. các chính trị gia , những người đi vay vốn nói chung , các doanh nghiệp mà chủ
yếu là doanh nghiệp nhà nước nói riêng thì mong muốn làm sao có được những
khoản vay với mức lãi suất có thể được ( ta thấy điều cũng khó có thể thoả mãn một

cách tuyệt đối ), trong khi đó cac NHTM thì muốn duy trì mức lãi suất cao ( một
điều dẽ hiểu vì họ cũng là các nhà kinh doanh , hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu
có lợi nhuận cao nhất ) , từ đây chúng ta có thể thấy được mâu thuẫn đã nảy sinh
giữa người đi vay và người cho vay . Mối người đứng trên các quan điểm riêng của
mình và có những cách đối sử khác nhau . Nhiều lúc vấn đề này được đưa ra bản
thảo một cách gay gắt tuy nhiên không có lời giải cuối cùng , và ngưòi ta cũng
không thể có bằng chứng thuyết phục nhằm đưa ra được một mức lãi suất hợp lý .
Để giảm thiểu những tranh luận này cách tốt nhất là để lãi suất cho thị trường quyết
định , tức là tự do hoá .
Thứ ba, chúng ta đang sống trong một môi trường đang diễn ra toàn cầu hoá, mà
toàn cầu hoá tài chính là điển hình nhất của quá trình này . Trong lĩnh vực tài chính,
toàn cầu hoá đặt ra những cơ hội và thách thức mới, trong đó một thách thức lớn là

giảm kiểm soát tiền tệ bằng các công cụ trực tiếp như quy định trần lãi suất ; thay
vào đó, để bảo đảm kiểm soát tiềm tệ được hiệu quả, các nước dần chuyển sang thực
hiện các công cụ kiểm soát tiền tệ gián tiếp như nghiệp vụ thị trường mở, tái chiết
khấu, hợp đồng mua lại…,tức là các công cụ định hướng thị trường. Để đảm bảo hội
nhập thành công trong lĩnh vực tài chính trước hết lãi suất phải được tự do hoá.
Thứ tư, tự do hoá cho phép ngân hàng tự chủ hơn, và điều đó sẽ dẫn đến lãi suất tiền
gửi và tiền vay cao hơn. Những thay như vậy trong lĩnh vực tài chính sẽ tác động
đến các doanh nghiệp và các hộ gia đình khiến họ thay đổi hành vi tiết kiệm và đầu
tư của mình theo hướng có lợi cho tăng trưởng kinh tế. Tăng lãi suất tiền gửi ngân
hàng sẽ làm tăng tỷ lệ tiết kiệm nội địa, và do đó sẽ thay thế cho nguồn đi vay nước
ngoài để tài trợ cho đầu tư. Nguồn tiết kiệm nội địa này được chuyển tải thông qua
hệ thống tài chính ngân hàng chính thức mà không phải thông qua thị trường tiền tệ
không chính thức. Tiết kiệm trong nước tăng lên và lãi suất thực cao hơn dẫn đến
mở rộng đầu tư và làm tăng hiệu quả đầu tư. Kết quả là làm tăng tốc độ tăng trưởng
kinh tế. Hơn nữa việc tăng lãi suất có thể thu hẹp khoảng chênh lệch giữa lãi suất
nội tệ và lãi suất ngoại tệ, từ đó có thể tránh được hiện tượng ngoại tệ hoá(tức là

người dân trong nước sẽ không nắm giữ ngoại tệ như trước đây khi lãi suất chênh
lệch quá lớn giữa hai đồng tiền ) nền kinh tế.
Những lý do trên đã cho chúng ta thấy việc tiến hành thực hiện tự do hoá lãi suất là
cần thiết cho bất cứ một quốc gia nào mong muốn phát triển nền kinh tế của nước
mình một cách lành mạnh, tuy nhiên trong quá trình tiến hành tự do hoá lãi suất cần
phải có những bước đi những cách thức thận trọng, hợp lý, có cân nhắc, tránh nóng
vội để có thể loại bỏ được những tác động tiêu cực của nó có thể gây ra cho nền
kinh tế xã hội.
B.Chính sách lãi suất và quá trình tiến tới tự do hoá lãi suất ở Việt Nam
1.Quá trình nới lỏng cơ chế điều hành lãi suất ở Việt Nam.
Quá trình đổi mới cả về tổ chức và cơ chế chính sách hoạt động của ngân hàng sang
cơ chế thị trường cũng là quá trình đổi mới việc điều hành chính sách lãi suất .
Chính sách lãi suất của nhà nước ta trong những năm qua đã đổi mới rất mạnh mẽ

nhưng cũng rất thận trọng, đi đần từng bước phù hợp với từng giai đoạn trên con
đường tiến tới chính sách lãi suất thị tr\ường theo hướng tự do hoá lãi suất. Diễn
biến quá trình nới lỏng chính sách lãi suất trong thời kỳ đổi mới có thể chia thành
các giai đoạn:
1.1.Giai đoạn trước năm 1992.
Mặc dù từ năm 1990 nhà nước ta đã ban hành hai pháp lệnh về ngân hàng nhằm
tách hệ thống ngân hàng một cấp thành ngân hàng hai cấp, từng bước chuyển hoá
hoạt động của ngân hàng sang cơ chế thị trường. Tuy nhiên do lạm phát còn ở mức
độ rất cao nên chính sách lãi suất chưa thực hiện được lãi suất dương mà vẫn theo
lãi suất âm. NHNN quy định cụ thể các loại lãi suất tiền gửi và lãi suất tiền vay để
các NHTM thực hiện. Đặc điểm lãi suất thời kỳ này là:
-Lãi suất tiền gửu thấp hơn tỉ lệ lạm phát.

-Lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất huy động .
1.2.Giai đoạn từ cuối 1992 đến đầi 1996 .
Trong giai đoạn này nhà nước thực hiện chính sách lãi suất thực dương, tỉ lệ lạm
phát được kiềm chế ở mức thấp. Từ 1/10/1993 NHNN quy định mức lãi suất tiền gửi
và cho vay cụ thể, vừa cho phép các TCTD cho vay theo lãi suất thoả thuận vuợt
mức cho vay cụ thể (QĐ 184/QĐ-NH1 ngày 28/9/1993).
Lãi suất thoả thuận được hiểu là: nếu ngân hàng thiếu vốn thì được phép phát hành
kì phiếu với lãi suất cao hơn lãi suất tiết kiệm cùng kì hạn tối đa 0.2%/tháng và cho
vay vơi lãi suất cao hơn mức 2,1%/tháng trên cơ sở thoả thuận vơi khách hàng theo
phương châm ngân hàng kinh doanh được và người vay chấp nhận được .Với cơ
chế này mức chênh lệc giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động rất cao (từ 0,7%-
1%/tháng). Nên hầu hết các ngân hàng đều có lợi nhuận cao, tuy nhiên thiệt hại do
các cá nhân doanh nghiệp vay vốn. Thời kỳ này lãi suất này bắt đầu được sử dụng
như một công cụ của chính sách tiền tệ, cùng với lãi suất tái cấp vốn được hình
thành vào đầu năm 1991 khi hai pháp lệnh ngân hàng có hiệu lực .
1.3.Giai đoạn từ 1996 đến 8/2000.(cơ chế điều hành trần lãi suất được duy trì)
Theo quy định, NHNN khống chế lãi suất cho vay tối đa và quy định khống chế

chênh lệch bình quân giữa lẫi suât cho vay và lãi suất huy động vốn ở mức
0.35%/tháng (bao gồm cả phí, thếu và lợi nhuận)
Trần lãi suất thay đổi liên tục theo hướng giảm cơ cấu trần và mức khống chế đặc
biệt trong năm 1998, 1999. Mức lãi suất tái cấp vốn cũng được điều chỉnh giảm
xuống trong thời gian này ( từ 1.1%/tháng năm 1997 còn 0.7%/tháng từ 1/1/1999).
Đây là lần đầu tiên các tổ chức tín dụng được tự do áp dụng lãi suất cho vay và lãi
suất huy động trong phạm vi giới hạn của nhà nước. Chính sách lãi suất đã kích
thích hoạt động tín dụng buộc các NHTM chuyển hướng hoạt động đa năng, đổi mới

cung cach phục vụ, mở mang thêm các loại hình dịch vụ tín dụng góp phần đa năng
hoá kinh doanh tiền tệ trong nền kinh tế thị trường. Thành quả lớn nhất mà cơ chế
trần lãi suất mang lại chính là tạo các cơ hội giảm chi phí một cách bình đẳng với
mọi thành phần doanh nghiệp, tăng thêm động lực cho guồng máy kinh tế góp phần
thực hiện CNH-HĐH đất nước. Có thể thấy việc điều chỉnh chính sách lãi suất trong
thời kỳ này nhằm tiến tới một trần lãi suất cho vay, tạo điều kiện để áp dụng mức lãi
suất cơ bản và từng bước tự do hoá lãi suất, mặt khác nhằm mục đích kích cầu và
thúc đẩy đầu tư tiêu dùng.
1.4.Giai doạn từ 8/2000 đến nay.
Đến ngày 2/8/2000 NHNN đã quyết định thay đổi cơ chế điều hành lãi suất : xoá bỏ
cơ chế trần lãi suất, qui định cơ chế điều hành lãi suất cơ bản đối với lãi suất cho vay
bằng nội tệ và cơ chế thị trường có quản lý đối với cho vay bằng ngoại tệ.
Theo điều 18 của luật NHNN Việt nam qui định “NHNN xác định và công bố lãi
suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn”
Khoản 12 điều 9 luật NHNN Việt nam giải thích “lãi suất cơ bản là lãi suất do
NHNN công bố làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh”.
Khi xác định và công bố lãi suất cơ bản phải căn cứ vào:
-Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế.
-Chỉ số lạm phát dự kiến trong năm.
-Lãi suất gửi tiền phải thực dương.
-Tình hình cung cầu vốn trên thị trường.

-Lãi suất thị trường đấu thầu trái phiếu kho bạc nhà nước trong các phiên đấu thầu
gần nhất.

-Mối quan hệ giữa lãi suất với tỷ giá ngoại tệ, giữa lãi suất ngoại tệ với lãi suất nội
tệ.
-Thậm chí cả tình kinh tế chính trị trong và ngoài nước.
Theo đó mức lãi suất cho vay bằng mức lãi suất cơ bản cộng với tỷ biên độ giao
động. NHNN công bố lãi suất cơ bản và biên độ giao động từng thời điểm trên cơ
cung cầu tín dụng trong nền kinh tế Việt Nam và lãi suất trên thị trường quốc tế.
Mới đây 5/2001 NHNN tuyên bố tự do hoá lãi suất đối với đồng ngoại tệ.
Nội dung điều hành lãi suất cơ bản trên cơ sở lãi suất thị trường phản ánh được tình
hình cung cầu tín dụng trong nền kinh tế. Mặt khác đảm bảo được sự kiểm soát của
NHNN, phù hợp với luật pháp và thực tiễn Việt nam.
Tóm lại chính sách lãi suất phù hợp phải là cầu nối giữa ngân hàng và khách hàng
mà chủ yếu là các nhà kinh doanh. Lãi suất gắn vơ quan hệ cung cầu vốn. Khi nào
điều kiện cho phép NHHN có thể tự do hoá lãi suất trên cơ sở lãi suất cơ bản của
luật NHNN Việt nam qui định. Có như vậy lãi suất tín dụng mới trở thành đòn bẩy
trong cơ chế tạo vốn và sử dụng vốn của NHTM.Tự do hoá lãi suất tạo động lực
cạnh trong các NHTM. Cạnh tranh thúc đẩy tiến bộ và phát triển trong hoạt động
ngân hàng.
2. Tại sao Việt Nam lại chọn hình thức tiệm tiến trong cải tổ cơ chế điều hành lãi
suất.
Có thể nói đổi mới kinh tế Việt nam cùng với cải tổ khu vực tiền tệ ngân hàng đã
diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô không được ổn định, khu vực tài chính quốc
gia khó khăn tiền lực tài chính cũng như trình độ chuyên môn của hệ thống tài chính
và khu vực sản suất thấp, chính vì vậy, việc lựa chọn hình thức tiệm tiến trong cải tổ
lãi suất lãi suấtà hoàn toàn phù hợp.

Về mặt lý thuyết, cũng như kinh nghiệm của các nước chỉ ra rằng, việc tự do hoá
hoàn toàn lãi suất trong điều kiện nền kinh tế vĩ mô bất ổn có thể gây ra khủng

hoảng tài chính kinh tế. Điểm hình cho các hình thức thả nổi lãi suất trong bối cảnh
kinh tế vĩ mô không ổn định lãi suất là Achentina, Chilê và uraguay. Cả ba nước này
đều rơi vào khủng hoảng. Tại sao vậy? Việc thả nổi lãi suất trong điều kiện kinh tế
vĩ mô không ổn định thường làm tăng mạnh lãi suất để bảo hiểm rủi ro lãi suất, lạm
phát cao không dự đoán trước được. Rủi ro đạo đức sẽ xẩy ra khi các ngân hàng lại
lựa chọn các nhà đầu tư với các dự án có khả năng sinh lời cao để cấp tín dụng. Bên
cạnh đó, lãi suất thực quá cao gây ra sự đổ vỡ hàmg loạt các đơn vị kinh tế có tỷ lệ
sinh lời trung bình, nợ quá hạn và không có khả năng thu hồi trong khu vực ngân
hàng. Đối với nền tài chính quốc gia, những khó khăn cũng bùng phát, một phần do
quá trình tự do hoá khu vực sản xuất(thường đi trước hoặc ít nhất lãi suất đi cùng
với tự do hoá tài chính) làm mất đi nguồn thu thuộc sở hữu trước đây, bên cạnh đó
lãi suất tăng mạnh lãm tăng các nghĩa vụ nợ của Chính phủ. Nghiêm trọng hơn, ở
các nước này quá trình tự do hoá lãi suất thực đã làm gia tăng nhanh chóng vấn đề
nợ nước ngoài . Khối tiền trong nước tăng mạnh cùng với nguồn ngoại tệ đổ vào gây
áp lực hơn nữa đối với vấn đề lạm phát. Tình hình ngày càng nghiêm trọng và các
trương trình ổn định với việc tái can thiệp của nhà nước đã xuất hiện hoặc khủng
hoảng đã diễn ra.
Thực tế Việt nam cũng minh chứng rằng, việc lựa chọn hình thức tiệm tiến là thích
hợp. Thứ nhất, chương trình thí điểm lãi suất thoả thuận vào năm 1993 ngay lập tức
cho thấy rằng lãi suất bị đẩy lên vượt xa so với tỷ lệ sinh lợi trong nền kinh tế
3,5%/tháng. Đó cũng chính là lý do buộc NHTƯ phải chấm dứt chương trình thí
điểm này vào năm 1995. Thứ hai, thâm hụt ngân sách thời điểm cải tổ nền kinh tế
rất cao, bình quân những năm 86-90 là 7,8% GDP. Thứ ba, mặc dù hệ thống ngân
hàng đã được tăng cường đáng kể về mắt số lượng, nhưng tiềm lực tài chính rất
mỏng, chuyên môn và công nghệ ngân hàng còn sơ khai, sự độc quyền vẫn phổ
biến. Trong những điều kiện như vậy, việc thị trường hoá lãi suất theo liệu pháp sốc

chắc chắn sẽ đẩy lãi suất lên rất cao. Ngoài ra, khả năng chống đỡ của khu vực sản
xuất đối với việc tăng lãi suất thực cao hơn nữa ( nêu có ) rất thấp cũng là một lý do
hạn chế việc theo đuổi hình thức thả nổi ngay lập tức lãi suất . Thức tế, sự đổ vỡ của

khu vực tín dụng ngân hàng và các đơn vị kinh tế vào những năm 80-90 do lãi suất
quá cao là một minh chứng cho vấn đề này. Thời gian sau đó , tình hình hầu như
cũng không được cải thiện. Sự bùng phát các đơn vị kinh tế và khu vực trung gian
tài chính đã tạo ra một mậng lưới các đơn vị kinh tế và trung gian tài chính với tiềm
lực tài chính rất mỏng. Đối với các đơn vị kinh tế vốn vay thường chiếm tới 80%-
90% tổng vốn sản xuất. Hơn thế nữa, cỏ chế tài chính lỏng lẻo đã làm cho hầu hết
các đơn vị kinh tế đều có những vấn đề tài chính. Sự ưu đãi có tính bao cấp nguồn
tín dụng cho các DNNN đã ngày càng đẩy phu vực này ngập sâu vào nợ lần; Chất
lượng tín dụng cũng như trình độ chuyên môn của khu vực tài chính không được cải
thiện. Nói tóm lại, tiềm lực tài chính hay khả năng trống đỡ với lãi suất thực cao của
toàn bộ khu vực sản xuất cũng như hệ thống trung gian tài chính vẫn rất thấp.
3. Liệu tốc độ điều tiết lãi suất của Việt nam trong thời gian qua có quá chậm?
Lựa chọn hình thức nới lỏng lãi suất là hoàn toàn đúng đắn, nhưng cho tới đầu năm
2000 trần lãi suất vẫn được sử dụng. Phải chăng tốc độ điều tiết lãi suất của Việt
nam thời gian qua là quá chậm?
Thực tế thời gian tự do hoá hoàn toàn lãi suất ở các nước nói chung là trên dưới 10
năm. ở Nhật bản là 15 năm(từ năm 1979-1994). Đối với nước ta, thời gian cho tự
do hoá lãi suất có thể còn dài hơn vì chúng ta còn phải xây dựng và phát triển hệ
thống ngân hàng hai cấp. Hơn thế nữa cũng trong thời gian qua hàng loạt các sự kiện
đã xẩy ra và một trong số đó đã hạn chế tiến trình tự do hoá lãi suất của Việt nam.
Thứ nhất, việc sụt giảm giá đất vào giữa những năm 90 đặc biệt là ở những thành
phố lớn đã có sự thay đổi chưa từng có. Đầu thập kỷ 90 việc cải tổ nền kinh tế đã
làm cho kinh tế tăng trưởng và thu nhập đầu người tăng mạnh. Giá đất tăng vọt và
kích thích nhiều hoạt động kinh tế mở rộng hơn nữa trong đó có tín dụng ngân hàng.

Mặc dù vốn vay chiếm tới 80%-90% tổng vốn sản xuất tiền lực tài chính của các
đơn vị kinh tế rất mỏng nhưng tín dụng vẫn được cấp ra trên nguyên tắc đảm bảo tài
sản cầm cố thế chấp cho vay nợ tín dụng, đó là do sự tăng giá của bất động sản. Hơn
thế nữa hệ thống pháp luật và những nguyên tắc thận trọng đối với hệ thống trung
gian tài chính vẫn còn sơ khai , cho tới năn 95 hệ thống tiền tệ tín dụng ngân hàng

vẫn còn hoạt động theo hai pháp lệnh ngân hàng; hiệu quả hoạt động của hệ thống
thanh tra giám sát không cao, nên việc đắt vấn đề nới lỏng hơn nữa việc điều hành
lãi suất có thể chưa chín muồi.
Thứ hai, Việt nam tham gia AFTA từ năm 1995: đây cũng là một nhân tố hạm chế
tốc độ tự do hoá lãi suất kinh doanh. ở nước ta hệ thóng sản xuất mà tiêu chuẩn chất
lượng và giá cả vẫn đang là vấn đề nổi nên trong cạnh tranh và nguồn vốn chính yếu
cho quá trình sản xuất và vốn tín dụng, thì việc tự do hoá lãi suất mà hệ quả là lãi
suất thực tăng lên sẽ buộc phải tiến hành thận trọng hơn
Thứ ba, các công cụ điều tiết gián tiếp chưa thực sự hoạt động . Cho đến nay việc
tạo ra các công cụ để điều tiết lãi suất vẫn chưa có hiệu quả . Công cụ lãi suất được
sử dụng trên cửa sổ triết khấu hiện nay là tái cấp vốn. Việc sử dụng khế ước vay vốn
để tái cấp vốn làm kém đi điều kiện cân đối tiền hàng trong nền kinh tế. Hơn thế nữa
, việc thiếu vắng các thị trường thứ cấp của các khế ước vay nợ làm yếu đi nguyên
tắc tiền TƯ khan hiếm.Chất lượng các khế ước đem triết khấu thấpcũng làm giảm
tính hiệu quả của quản lý tiền tệ.
4. Đánh giá những thành công và hạn chế của việc nới lỏng điều tiết lãi suất.
1. Những thành công.
Quán triệt cơ chế lãi suất dương là nhân tố quan trọng chặn đứng tình trạng siêu lạm
phát trong nền kinh tế vào những năm cuối thập kỷ 80. Lượng tiền đang tràn lan
trong lưu thông bị cuốn hút vào khu vực trung gian tài chính đã nhanh chóng đóng
góp vào việc kéo từ lạm phát phi mã xuống còn lạm phát hai coa số. Tiết kiệm nền

kinh tế do đó làm tăng vọt (tất nhiên một nguyên nhân quan trọng khác đối với tỷ lệ
tăng vọt tỷ llẹ tích luỹ là việc chấp nhận nền kinh tế hàng hoá đa thành phần, khơi
dậy mọi tiềm năng của các lĩnh vực trong nền kinh tế).
-Cơ chế lãi suất dương là một trong các nhân tố thúc đẩy sự phát triển nhanh cháng
của mạng lưới các TCTD trong nền kinh tế.
-Sự phát triển của hệ thống trung gian tài chính, sự tăng vọt tiết kiệm trong nước là
nền tảng cho hoạt động vay và cho vay của hệ thống các TCTD. Có thể cói đối với
môti nền kinh tế hoạt động chủ yếu bằng vốn vay(80%-90% )thì việc theo đuổi cơ

chế lãi suất dương kéo theo sự phát triển hoát động của hệ thống ngân hàng là một
kênh quan trọng đối với tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế thập kỷ qua.
-Việc theo đuổi tự do hoá lãi suất theo hình thức tiệm tiến và việc kết hợp tương
quan lãi suất nội ngoại tệ cùng với các biện pháp tài chính tiền tệ hợp lý khác có tác
dụng tích cực trong việc ngăn chặn dòng chuyển dịch nguồn tiền tệ, quản lý ngoại
hối đặc biệt trong thời kỳ khủng hoảng.
Vào năm 1998 , khu vực tiền tệ-ngân hàng phải đối mặt với những hệ quả nghiêm
trọng của khủng hoảng Châu á, áp lực giảm giá VNĐ suất hiện không chỉ bắt nguồn
từ các hoát động hữu hìngân hàng, cụ thể là tình trạng xấu đi nhanh chóng của hoạt
động đối ngoại (năm 1997 tỷ lệ tăng trưởng suất khẩu chỉ đát 22,0% so với mức tăng
34,4% năm 1995 và 33.2% năm 1996, số vốn đầu tư trực tiệp chỉ bằng 73% năm
1996). Mà hiệu ứng tâm lý lan truyền về sừ phá giá của đồng Viết nam tiếp theo sự
phá giá của hàng loạt các đồng tiền khác trong khu vức châu á đã gây ra ngân hàng
những bất ổn trên thị trường ngoại hối.
Trong bối cảnh ngân hàng như vậy, việc còn duy trì kiểm soát lãi suất là rất thiết
thực. Vì NHTƯ có thể ngay lập tức tăng giá trị tương đối của việc nắm giữ đồng
nội tệ bằng cách tăng lãi suất của các sản phẩm tài chính của hệ thống ngân hàng.

Thực tế NHTƯ Việt Nam đã sử dụng chính công cụ này để hạn chế dòng dịch
chuyển nguồn tiền tệ cụ thể là:
+ Tăng trần lãi suất từ 1,1% lên1,2%/tháng đối với tín dụng ngắn hạn và từ 1,2%
nên 1,25%/tháng đối với tín dụng trung và dài hạn.
+Giảm lãi suất ngoại tệ theo quyết định 309/1998-NHNN1 ngày 10/9/1998. Theo
qutết định này trần lãi suất áp dụng với các loại hình không kỳ hạn ,kỳ hạn 6 tháng
và trên 6 tháng giảm xuống tương ứng ở mức 3%/năm và 3,5%/năm.
Hơn thế nữa khủng hoảng kinh tế Châu á đã làm bùng phát nợ của hệ thống ngân
hàng cuối năm 1997. Trong thời kỳ này nếu việc kiểm soát lãi suất bị soá bỏ hoàn
toàn thì hệ thống ngân hàng sẽ bị đẩy vào tình trạng rủi ro cao, đặc biệt là đang tồn
tại sự bảo đảm ngầm của nhà nước. Lãi suất tín dụng có thể bị đẩy lên cao vì chính
các khách hàng cũng muốn theo đuổi các hoạt động mạo hiểm để cải thiện những

khó khăn về tài chính do điều kiện bất ổn kinh tế trong-ngoài nước gây ra và bản
thân ngân hàng cũng có động cơ theo đuổi các hoạt động mạo hiểm để bù lỗ. Với sự
đảm bảo ngầm của nhà nước cho khu vực trung gian tài chính, rủi ro đạo đức sẽ tiệp
tục tăng lên.
Việc xoá bổ lãi suất đầu vào-đầu ra vào năm 1998 cũng là phù hợp. Một mặt các
TCTD cần tự chủ trong từng trường hợp quyết định mức lãi suất tiền gửi để hạn chế
sự dịch chuyển tiền tệ. Mặt khác, tình trạng tài chính của các TCTD không như nhau
được phơi bầy trong thời kỳ khủng hoảng, hạn chế việc áp dụng các kiểm soát như
nhau đối với lãi suất kinh doanh của các TCTD.
Có thể nói, cơ chế lãi suất thích hợp cùng với các biện pháp tiền tệ, ngoại hối, hành
chính được áp dụng đã rất thành công trong việc duy trì sự hoạt động và tính ổn
định của thị trường ngoại hối cũng như giá trị đòng VNĐ. Kết quả này được thể hiện
một phần ở sự dịch chuyển cơ cấu tiền gửi ngân hàng : Tiền gửi nội tệ trong 11
tháng năm 98 đã tăng 18,8% so với mức giản 1,9% trong tháng 1.

-Việc còn duy trì kiểm soát thay vì thả nổi hoàn toàn lãi suất hạn chế phần nào
những tác động tiêu cực của giảm phát trong năm 99.
Nền kinh tế rơi vào suy thoái, khu vực sản xuất thực sự gặp khó khăn. Vì vốn vay
chiếm tới 80-90% vốn sản xuất nên các áp lực giảm lãi suất nảy sinh trong khu vực
sản xuất.
Ngược lại, trong khu vực ngân hàng các áp lực tăng lãi suất lại chiếm ưu thế vì :
Thứ nhất, thực hiện các qui chế lành mạnh hoá hệ thống ngân hàng .
+ Thực hiện qui chế trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.
+ Trích nộp chi phí bảo hiểm tiền gửi.
Thứ hai, chi phí cho nguồn vốn ngoại tệ mà các ngân hàng đã huy động nhưng
không cho vay được cũng là một kênh đội chi phí hoạt động của ngân hàng lên.
Có thể nói, với những mâu thuẫn trên đây ,việc còn duy trì kiểm soát lãi suất thay vì
soá bỏ hoàn toàn là hớp lí. Thực tế NHNN đã phải liên tục điều chỉnh giảm trần lãi
suất tín dụng do sự trì trệ trong nền kinh tế mà biểu hiện cụ thể là tình trạng lạm
phát âm kéo dài liên tục trong 8 tháng năm 99, trong khi các tổ chức tín dụng lại

miễn cuỡng chấp hành và đôi khi còn vi phạm bằng việc đặt ra các phí phi lãi suất .
2. Những hạn chế của cơ chế lãi suất trong thời kỳ đổi mới.
Cơ chế trần lãi suất tín dụng giường như không thích hợp đối với môi trường kinh tế
vĩ mô thay đổi thường xuyên. Nền kinh tế vĩ mô mặc dù đã có những cải thiện đáng
ghi nhận, nhưng chưa thực sự đi vào ổn định. Lạm phát âm suất hiện và kéo dài liên
tục trong nhiều tháng vào năm 96, 99. NHNN, do đó đã phải giảm liên tục trần lãi
suất tín dụng, đặc biệt là trong các năm 1996, 1999 (tần suất lên tới 4 lần vào năm
96 và 5 lần vào năm 99). Những lần điều chỉnh trần lãi suất tín dụng của NHNN đã
tạo ra tình trạng thay đổi có tính chất thang bậc về lãi suất kinh doanh của các

TCTD. Do bậc thang chênh lệch lãi suất(Mức độ điều chỉnh lãi suất từng lần của
NHNN tương đối lớn) và tần suất điều tiết của NHNN lớn nên trên trên thị trường,
dư nợ tín dụng không có động cơ tăng (mặc dù lãi suất đã giảm mạnh) vì khách vay
hy vọng lãi suất sẽ tiệp tục giảm.
-Thời điểm tự do hoá lãi suất tiền gửi không hợp lý. Trong bối cảnh nền kinh tế tiếp
tục rơi vào tình trạng trì trệ, đặc biệt là nền kinh tế thiếu các dự án kinh tế khả thi,
giảm phát kéo dài thì việc hạ lãi suất là hoàn toàn đúng đắn. Vấn đề ở chỗ các
TCTD lại không tự giảm lãi suất như một biện pháp cứu cách cho mình mà chỉ coi
đó là biện pháp đơn thuần hỗ trợ cho nền kinh tế. Chính vì vậy mặc dù trần lãi suất
liên tục được điều chỉnh giảm liên tục năm 99 nhưng các TCTD không có phản ứng
phía lãi suất đầu vào mặc dù ứ đọng vốn đã phổ biến. Phải tới lần điều chỉnh lãi suất
lần thứ ba 9/99 của NHNN, các TCTD mới bắt đầu hạ lãi suất đầu vào. Điều này đã
làm sấu đi tình trạng của các TTCK . Không dừng lại ở đó , nguồn vốn huy động đã
tăng mạnh như là kết quả của việc duy trì lãi suất tiền gửi trong khi lạm phát liên tục
âm, làm trầm trọng hơn tình trạng ứ đọng vốn của hệ thống ngân hàng và chủ trương
kích cầu cũng bị hạn chế. ở đây việc tự hoá lãi suất đầu vào của NHNN có lẽ là quá
sớm.
Việc tự do hoá lãi suất đầu vào là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng lãi
suất tiền gửi nội tệ thấp hơn lãi suất tiền gửi ngoại tệ. Việc tự do hoá lãi suất tiền gửi
ngoại tệ vào tháng 2/2000 cũng có vẻ không đúng thời điểm, nó mở đường cho một

dòng dịch chuyển tiền tệ mới với tốc độ nhanh hơn. Việc tự do hoá lãi suất ngoại tệ
trong bối cảnh lãi suất quốc tế tăng, lãi suất đồng nội tệ đang ở mức thấp và thị
trường tín dụng rất trầm lắng đã dẫn đến một cuộc chạy đua kinh doanh ngoại tệ
bằng cách tăng lãi suất huy động USD kẻ từ tháng 4/2000 . Kết quả là lãi suất huy
động USD của các TCTD Việt Nam nên cao hơn mức lãi suất huy động VNĐ đối
với các loại hình huy động có thời hạn từ một năm trở xuống. Lãi xuất USD của các
TCTD trong nước nên cao hơn lãi suất nọi tệ , uy tín và sự ổn định của VNĐ thấp
hơn so với USD, cơ chế cũng như thực tế điều hành tỷ giá lại có xu hướng giảm giá

VNĐ tronh khi hiệu quả quản lí ngoại hối chưa cao , tâm lý sùng bái ngoại tệ còn
lớnđã dẫn đến tình trạng dịch chuyển tiền tệ và sự trỗi dậy của thị trường ngoại tệ
phi chính thức. Thực tế tiền gửi VNĐ đã được rút ra mua ngoại tệ. Chính vì thế huy
động ngoại tệ đã tăng mạnh đạt 13,9% năm 2000 so với năm 1999, trong khi huy
động nội tệ chỉ đạt 8,3% năm 2000 so với thời điểm 31/5/2000. Nguồn huy động
ngoại tệ tăng trong khi cầu ngoại tệ thấp trần lãi suất tín dụng trong nước không cao
hơn so với lãi suất tiền gửi ngoại tệ trên thị trường quốc tế đã làm cho rủi ro tín
dụng trong nước lại rất cao so với gửi ở các tổ chức tín dụng quốc tế . Nên các
TCTD Việt nam đã chuyển nguồn vốn huy động được ra gửi tại thị trường tài chính
nước ngoài .
Lãi su
ất cho vay tiền
đ
ồng tại một số ngân hàng

Ngày tham khảo 9.10.2001


Nhà
nước&PTN
T

ACB

S
acombank

EAB

SFC

Lãi su
ất % tháng

Ngăn h
ạn

0.62
-
0.85

0.9

0.8
-
0.9


0.9
0.8
-
0.9


Trung h
ạn,dài hạn

0.62
-
0.85


1.0
-
1.1


1.1
0.9
-
1.1

Vay sinh ho
ạt trả góp


Lãi trên d
ư n
ợi ban
đâu
*



0.7

0.7
-
0.75

0.7

0.65

Lãi theo d
ư n
ợ giảm
dần
**

0.85


Vay mua nhà đ
ất






Lãi trên d
ư n
ợ ban

đ
ầu


0.7

0.7
-
0.75


0.65

Lãi theo d
ư n
ợ giảm dần

0.85

0.9

(6thángđầu
)
()

Ngắn hạn
(


)


Trung
hạn
()


0.65

* Lãi c
ộnh vốn chia
đ
ều trả hàng tháng


**Lãi gi
ảm theo nợ vay trả giảm dần

(

)Thời gian còn lại:bằng lãi suất tiết kiệm12 tháng=(0.35 hoặc 0.45%tháng)
(


) từ 0.6 đến nhỏ hơn 0.9
(



) từ 0.6 đến nhỏ hơn 1.1
c.Một số giải pháp cho quá trình tiến tới tự do hoá lãi suất.

1.Kinh nghiệm của các nước trong quá trìngân hàng tự do hoá lãi suất .
Trong quá trình phát triển của mình các nước để lại không ít những bài học lớn cho
các nước đi sau học tập. Việc học tập kinh nghiệm của các nước là một điều cần
thiết nhằm rút ra ngân những sai lầm, thất bại, khiếm khuyết từ đó rút ra những bài
học kinh nghiệm và tìm ra những biện pháp khắc phục để có những bước đi hợp lý.
Tuy nhiên quá trình đúc kết các kinh nghiệm thực tiễn đó và áp dụng vào điều kiện
kinh tế xã họi của những quốc gia đi sau cũng không tránh khỏi những va vấp nhất
định bên cạnh một số quốc gia ddã thành công. Vấn đề tự do hoá lãi suất cũng là
một kịch bản tương tự.
Nhiều nước, cả các nước phát triển và đang phát triển đã thực hiện các bước để tự
đo hoá hệ thống tài chính (mà hạt nhân là tự do hoá lãi suất ) trong thập kỷ vừa qua.
Lãi suất được tự do hoá ở Nhật Bản, Achentina, úc , Chilê, Pháp…ở các nước khác
chẳng hạn Thái Lan và Nam Tư trần lãi suất được quản lý mềm dẻo hơn trước đây.
Các công trình nghiên cứu cho thấy, áp dụng mức trần lãi suất cứng nhắc đã kìm
hãm tăng trưởng tiết kiềm và giảm hiệu quả đầu tư. Tự do hoá tài chính(đặc biết là
tự do hoá lãi suất ) Góp phần huy động nguồn lực thông qua hệ thống tài chính
chính thức và nâng cao hiệu quả hệ thống tài chính, góp phần thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế. Tuy vậy, tại sao trong quá trình điều hành chính sách lãi suất theo hướng tự
do hoá của các nước lại không giống nhau thậm chí có những kết quả trái ngược.
Câu trả lời nằm trong cách thức và tiến độ tự do hoá. Đến lượt mình cách thức và
tiến trình tự do hoá lại phụ thuộc vào xuất phát diểm của mỗi nước(mức độ kiểm

soát tài chính, đặc điểm và tính chất của hệ thống tài chính, khả năng quản lý của
các cấp quản lý vĩ mô…), vào điều kiện quốc tế trong từng giai đoạn tự do hoá.
Vấn đề ở đây là tiến hành ngững bước đi , cách thức trong quá trình tự do hoá lãi
suất của các quốc gia, nếu những quóc gai nào trong quá trình tiến hành tự do hoá
lãi suất mà có những bước đi phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của quốc gia mình
thì chúng ta thấy được rằnghọ sẽ thành công, ngược lại những quốc gia tiến hành
một cách máy móc không chú ý đến điều kiện khách quan của nước mình thì cầm
chắc thất bại.Như trường hợp Malaisia từ năm 1981 đã cho phép các NHTM tự tính

lãi suất cơ bản cho ngân hàng mình dựa trên chi phí thực tế . Nhưng ngay say đó,
NHTƯ nhận thấy rằng thị trường tiền tệ chưa thực sự phát triển, viếc cho phép các
NHTM tự xác định mức lãi suất cơ bản như vấy theo nguyên tắc tự do hoá lãi suất
sẽ dẫn đến cạnh tranh quá mức giữa các ngân hàng và khi đó vấn đề an toàn trong
kinh doanh của các NHTM sẽ bị đe doạ. Chính vì vầy để giải quyết kịp thờu vấn đề
nêu trên và nhất là sau thời kỳ suy thoái kinh tế(1985-1986), vào năm 1987 Malaisia
chuyển sang điều hành lãi suất theo hướn vừa đảm bảo điều tiết của NHTƯ vừa duy
trì ở một mức độ nào đó quyền tự chủ của các NHTM. NHở đó mà lãi suất đã được
quản lý linh hoạt theo diễn biến thay đổi của thị trường, và dựa trên cơ sở đảm bảo
an toàn hệ thống ngân hàng .
Theo kinh nghiệm của Nật Bản, để điều hành lãi suất , bên cạnh lãi suất có tính chất
định hướng là lãi suất tái chiết khấu, họ cũng có áp dụng một số lãi suất có điều tiết
mà được xây dựng trên cơ sở lãi suất tái chiết khấu. Thông thường theo cách này họ
xác định được lãi suất cơ bản chính là sàn lãi suất cho vay đảm bảo an toàn hệ
thống. Ngoài ra lãi suất trên thị trường như thị trường liên ngân hàng , lãi suất trên
thị trường mở là lãi suất tự do , có nghĩa là được xác định trên cơ sở cung cầu về
vốn.
Đối với những nướ điều hành chính sách lãi suất theo hướng tự do há hoàn toàn như
Anh và Mỹ, lãi suất được công bố hoàn toàn dựa và cung cầu vốn trên thị trường

×