Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tiền giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.23 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ DIỄM AN

GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH
TIỀN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018

download by :


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ DIỄM AN

GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH
TIỀN GIANG


LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Chun ngành: Tài Chính – Ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. LÊ VĂN HẢI

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018

download by :


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Nền kinh tế ngày càng phát triển và mở cửa với thề giới của Việt Nam đã giúp
đời sống của người dân ngày càng cải thiện. Tiền đề chính của của việc phát triển
chính là nguồn vốn. Vì vậy trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị
trường tài chính để thu hút vốn nhàn rỗi trong xã hội, thì hệ thống Agribank nói chung
hay Agribank Tiền Giang nói riêng đang đứng trước nguy cơ sụt giảm thị phần ở
những địa bàng nông thôn – nơi mà Agribank từng chiếm lĩnh và hoạt động mạnh nhất.
Tác giả thực hiện luận văn “Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn chi nhánh Tiền Giang” với mong muốn
góp phần giúp giữ vững thị phần, tăng nguồn vốn huy động cho ngân hàng Nông
nghiệp chi nhánh Tiền Giang. Nội dung của luận văn bao gồm:
 Thành phần nguồn vốn và vai trò của nguồn vốn huy động trong hoạt động kinh
doanh của Agribank Tiền Giang
 Đánh giá, phân tích thực trạng tăng cường huy động vốn tại Agribank Tiền
Giang và khảo sát, phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến tăng cường huy động vốn
 Đề xuất một số giải pháp cụ thể, phù hợp để tăng cường huy động vốn tại ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Tiền Giang trong tương lai.

download by :



LỜI CAM ĐOAN
Cam đoan đề tài: “Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Tiền Giang”.
Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một
trường đại học nào. Luận văn này là cơng trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả
nghiên cứu là trung thực, trong đó khơng có các nội dung đã được công bố trước đây
hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy
đủ trong luận văn.
TP.HCM, ngày 15 tháng 06 năm 2018
Tác giả

Nguyễn Thị Diễm An

download by :


LỜI CÁM ƠN
Tôi xin chân thành cám ơn quý Thầy Cơ trường Đại học Ngân hàng Thành phố
Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức quý giá cho tôi trong suốt thời gian qua,
đó là nền tảng khơng chỉ giúp tơi có thể thực hiện đề tài nghiên cứu này mà cịn có ích
trong cơng việc của tơi trong thời gian tới. Đặc biệt, tôi xin chân thành cám ơn TS. Lê
Văn Hải đã tận tình hướng dẫn để tơi có thể hồn thành tốt đề tài nghiên cứu này.
Tôi cũng xin chân thành cám ơn Ban Giám Đốc, các cô chú, anh chị đồng
nghiệp của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Tiền Giang đã
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này.
Tơi rất mong sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy Cô để đề tài nghiên cứu của tơi
được hồn thiện hơn.
Tiền Giang, ngày 15 tháng 06 năm 2018

Học viên thực hiện

Nguyễn Thị Diễm An

download by :


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................................... 1
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................................................. 2
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ ..................................................................................................... 3
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ....................................................................................................... 3
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................ 4

1. Giới thiệu ................................................................................................................. 4
1.1 Đặt vấn đề ........................................................................................................... 4
1.2 Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 4
2. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu ..................................................................... 5
3.Mục tiêu của đề tài nghiên cứu ............................................................................... 6
3.1 Mục tiêu tổng quát ............................................................................................... 6
3.2 Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 6
4.Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................. 7
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 7
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................... 7
7. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................... 7
8.Đóng góp của đề tài.................................................................................................. 8
8.1 Về mặt lý luận ...................................................................................................... 8
8.2 Về mặt thực tiễn ................................................................................................... 8
9. Kết cấu của luận văn .............................................................................................. 8
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI ĐỐI

VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI. ........................... 9

1.1 Tổng quan về huy động vốn của NHTM ............................................................ 9
1.1.1 Khái niệm huy động vốn của NHTM ............................................................... 9
1.1.2 Các hình thức huy động vốn của NHTM ........................................................ 9
1.1.2.1 Phân loại căn cứ theo thời gian ................................................................. 9
1.1.2.2 Phân loại căn cứ theo đối tượng huy động................................................. 9
1.1.2.3 Phân loại theo loại tiền tệ huy động vốn .................................................. 10
1.1.2.4 Phân loại theo bản chất các nghiệp vụ huy động vốn .............................. 11
1.2 Hoạt động huy động vốn tiền gửi đối với khách hàng cá nhân ...................... 13

download by :


1.2.1 Khái niệm ....................................................................................................... 13
1.2.2Các hình thức huy động vốn từ tiền gửi của khách hàng cá nhân của NHTM
13
1.2.2.1 Huy động vốn từ tiền gửi thanh toán ....................................................... 13
1.2.2.2 Huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm .......................................................... 14
1.2.3 Vai trò hoạt động huy động vốn tiền gửi đối với khách hàng cá nhân của
NHTM ..................................................................................................................... 15
1.2.3.1 Vốn huy động ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của NHTM .......... 15
1.2.3.2 Vốn huy động đảm bảo uy tín, năng lực thanh toán của NHTM ............. 16
1.2.3.3 Vốn huy động ảnh hưởng đến quy mơ, chất lượng tín dụng của NHTM 16
1.2.3.4 Vốn quyết định đến năng lực cạnh tranh của NHTM .............................. 16
1.3 Tăng cƣờng huy động vốn và các nhân tố tác động đến tăng cƣờng huy động
vốn tiền gửi đối với khách hàng cá nhân tại các NHTM ...................................... 17
1.3.1 Tăng cường huy động vốn tại các NHTM ..................................................... 17
1.3.1.1 Khái niệm tăng cường huy động vốn ....................................................... 17
1.3.1.2 Chỉ tiêu đánh giá tăng cường huy động vốn từ khách hàng cá nhân ....... 17

1.3.2 Các nhân tố tác động đến tăng cường huy động vốn tiền gửi đối với khách
hàng cá nhân tại các NHTM .................................................................................... 17
1.3.2.1 Nhân tố khách quan ................................................................................. 18
1.3.2.2 Nhân tố chủ quan ..................................................................................... 20
1.4 Kinh nghiệm tăng cƣờng huy động vốn tiền gửi của khách hàng cá nhân của
một số NHTM trong và ngoài nƣớc : ...................................................................... 23
1.4.1 Commonweath Bank of Australia .................................................................. 23
1.4.2 Industrial Bank of Korea: .............................................................................. 24
1.4.3 Ngân hàng TNHH MTV HSBC Việt Nam .................................................... 24
1.4.4 Kinh nghiệm rút ra cho ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tiền
Giang ....................................................................................................................... 25
KẾT LUẬN CHƢƠNG I ........................................................................................................ 26
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TĂNG CƢỜNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN
GỬI CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM CHI NHÁNH TIỀN GIANG ............................................................................ 27

2.1 Giới thiệu về ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Tiền Giang .............................................................................................. 27

download by :


2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam ............................................................................................... 27
2.1.2 Giới thiệu về ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn chi nhánh
Tiền Giang ............................................................................................................... 28
2.1.2.1 Q trình hình thành ................................................................................ 28
2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức ......................................................................................... 28
2.1.2.3 Những thuận lợi và khó khăn ................................................................... 29
2.2 Thực trạng huy động vốn tiền gửi tiết kiệm đối với khách hàng cá nhân tại
Agribank Tiền Giang ................................................................................................ 32

2.2.1 Thực trạng hoạt động huy động vốn đối với khách hàng cá nhân tại Agribank
Tiền Giang ............................................................................................................... 32
2.2.1.1 Quy mô huy động vốn đối với khách hàng cá nhân ................................ 32
2.2.1.2 Cơ cấu vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm đối với khách hàng cá nhân . 33
2.2.2 Thực trạng thị phần huy động vốn đối với khách hàng cá nhân tại Agribank
Tiền Giang ............................................................................................................... 36
2.2.3 Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng hoạt động huy động vốn đối với khách hàng
cá nhân tại Agribank Tiền Giang ............................................................................ 38
2.2.3.1 Các nhân tố khách quan ........................................................................... 38
2.2.3.2 Các nhân tố chủ quan ............................................................................... 40
2.3 Thực trạng tăng cƣờng huy động vốn tiết tiền gửi đối với khách hàng cá
nhân tại Agribank Tiền Giang................................................................................. 41
2.3.1 Tích cực quảng cáo, quảng bá hình ảnh Agribank ......................................... 41
2.3.2 Tăng cường uy tín trên địa bàn ...................................................................... 41
2.3.3 Giữ vững và cạnh tranh mở rộng thị phần ..................................................... 42
2.3.4 Phát triển các sản phẩm huy động vốn ........................................................... 42
2.3.5 Phát triển các tiện ích kèm theo ..................................................................... 43
2.3.6 Quan tâm, chăm sóc khách hàng .................................................................... 43
2.3.7 Những nỗ lực tăng cường huy động vốn khác ............................................... 43
2.4 Khảo sát và phân tích các nhân tố tác động đến tăng cƣờng huy động vốn
tiền gửi đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Tiền Giang .......................................................... 44
2.4.1 Cơ sở lý thuyết ............................................................................................... 44

download by :


2.4.2 Mơ hình nghiên cứu ....................................................................................... 45
2.4.3 Quy trình và phương pháp nghiên cứu ........................................................... 47
2.4.4 Báo cáo kết quả nghiên cứu ........................................................................... 48

2.4.4.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu.............................................................. 48
2.4.4.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) .......................................................... 51
2.4.4.3 Phân tích hồi quy bội ............................................................................... 59
2.4.4.4 Kết quả nghiên cứu ................................................................................. 63
2.5 Đánh giá thực trạng tăng trƣởng huy động tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Tiền Giang ....................................... 64
2.5.1 Những thành tựu đạt được .............................................................................. 64
2.5.2 Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân ...................................................... 65
2.5.2.1 Những hạn chế ......................................................................................... 65
2.5.2.2 Nguyên nhân của các hạn chế .................................................................. 66
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ....................................................................................................... 66
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI
ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TIỀN GIANG ..................................... 68

3.1 Giải pháp tăng khả năng huy động vốn tiền gửi đối với khách hàng cá nhân
tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Tiền
Giang .......................................................................................................................... 68
3.1.1 Nâng cao hơn nữa danh tiếng và uy tín của ngân hàng.................................. 68
3.1.2 Không ngừng cải thiện và đầu tư cho cơ sở vật chất và đội ngũ nhân viên ... 68
3.1.3 Nâng cao chất lượng dịch vụ .......................................................................... 69
3.1.4 Lãi suất ........................................................................................................... 69
3.1.5 Tạo mối quan hệ thân thiết với khách hàng ................................................... 70
3.2 Các giải pháp hỗ trợ ........................................................................................... 70
3.2.1 Đối với NHNN ............................................................................................... 70
3.2.2 Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ........... 70
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ...................................................................................................... 71
KẾT LUẬN.............................................................................................................................. 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 74
PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN KHÁCH HÀNG ............................................ 76


download by :


PHỤ LỤC 02: MÃ HÓA CÁC THANG ĐO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN ................ 80
PHỤ LỤC 03: CÁC KẾT QUẢ THỐNG KÊ MÔ TẢ TỪ PHẦN MỀM SPSS 20.0........ 82
PHỤ LỤC 04 :KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH HỆ SỐ CRONBACH’S ALPHA CÁC NHÂN
TỐ............................................................................................................................................. 85
PHỤ LỤC 05: PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ (EFA) ............................................ 91
PHỤ LỤC 06: HỆ SỐ CRONBACH’S ALPHA LẦN 2 CỦA NHÂN TỐ HẬU MÃI ..... 99
PHỤ LỤC 07: PHÂN TÍCH HỒI QUY TUYẾN TÍNH BỘI ........................................... 100

download by :


1

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Agribank

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn Việt Nam

BIDV

Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

Ctg


Các tác giả

Dong A Bank

Ngân hàng thương mại cổ phần Đơng Á

GTCG

Giấy tờ có giá

HSBC

Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành
viên HSBC (Việt Nam)

KHCN

Khách hàng cá nhân

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

OceanBank

Ngân hàng Đại Dương


QTDND

Quỹ tín dụng nhân dân

Sacombank

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn
Thương Tín

SERVQUAL

Service Quality

Chất lượng dịch vụ

SPSS

Statistical Package

Phầm mềm máy tính phục vụ cơng tác phân

for the Social

tích thống kê

Sciences
USD

Đồng đơ la Mỹ


Vietcombank

Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại
Thương Việt Nam
Ngân hàng thương mại cổ phần Công

Vietinbank

Thương Việt Nam
VIP

Very Important

Khách hàng quan trọng

Person

download by :


2

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 : Tỉ trọng vốn huy động của khách hàng cá nhân trong tổng vốn huy động ................. 32
Bảng 2.2 : Cơ cấu vốn huy động đối với khách hàng cá nhân theo loại tiền gửi ......................... 33
Bảng 2.3: Cơ cấu vốn huy động tiền gửi đối với khách hàng cá nhân theo kì hạn ...................... 35
Bảng 2.4: Thông tin về mẫu khảo sát ........................................................................................... 48
Bảng 2.5: Thời gian sử dụng dịch vụ tại Agribank Tiền Giang ................................................... 49
Bảng 2.6: Các dịch vụ KHCN đang sử dụng tại Agribank Tiền Giang. ....................................... 50

Bảng 2.7: Tổng hợp hệ số Cronbach’s alpha của các biến độc lập .............................................. 51
Bảng 2.8: Hệ số Cronbach’s alpha của biến phụ thuộc ................................................................ 54
Bảng 2.9: Kiểm định KMO các thang đo khả năng huy động vốn lần 1 ...................................... 55
Bảng 2.10: Ma trận xoay nhân tố lần 1 ......................................................................................... 55
Bảng 2.11: Kiểm định KMO các thang đo khả năng huy động vốn lần 2 .................................... 56
Bảng 2.12: Ma trận xoay nhân tố lần 2 ......................................................................................... 57
Bảng 2.13: Hệ số Cronbach’s alpha lần 2 cho cho nhân tố thứ 3 sau khi loại biến HAUMAI1 .. 58
Bảng 2.14: Kiểm định KMO của biến phụ thuộc ......................................................................... 59
Bảng 2.15: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến..................................................................... 59
Bảng 2.16: Hệ số hồi quy đa biến của mơ hình ............................................................................ 62
Bảng 2.17: Hệ số phương sai ANOVA của hồi quy tuyến tính .................................................... 62
Bảng 2.18: Hệ số hồi quy Coefficients ......................................................................................... 62

download by :


3

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
Đồ thị 2.1: Tỉ trọng vốn huy động của khách hàng cá nhân trong tổng vốn huy động tại
Agribank Tiền Giang .................................................................................................................... 33
Đồ thị 2.2: Cơ cấu vốn huy động đối với KHCN theo loại tiền gửi ............................................. 34
Đồ thị 2.3: Cơ cấu vốn huy động tiền gửi đối với KHCN theo kì hạn ......................................... 36

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức Agribank Tiền Giang ........................................................................ 29
Sơ đồ 2.2: 5 khoảng cách về chất lượng dịch vụ ......................................................................... 45
Sơ đồ 2.3: Mô hình nghiên cứu .................................................................................................... 46

download by :



4

LỜI MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu

1.1 Đặt vấn đề
Trong nền kinh tế thị trường, Ngân hàng là một tổ chức quan trọng của nền
kinh tế; là một tổ chức trung gian tài chính thực hiện các nghiệp vụ tập trung, phân
phối lại vốn tiền tệ cũng như các dịch vụ có liên quan đến tài chính-tiền tệ khác trong
nền kinh tế. Chức năng trung gian tài chính là một chức năng cơ bản và quan trọng của
ngân hàng. Theo đó, ngân hàng đóng vai trị là cầu nối giữa người dư thừa vốn và
người có nhu cầu về vốn bằng cách huy động các khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội để
cung cấp tín dụng lại cho nền kinh tế. Với chức năng trung gian tài chính, ngân hàng
thương mại đã góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền, ngân
hàng và người đi vay, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Nguồn vốn của Ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do NHTM tạo
lập hoặc huy động được dùng để đầu tư, cho vay hoặc thực hiện các dịch vụ kinh
doanh khác. Nguồn vốn của ngân hàng có nhiều thành phần nhưng quan trọng và có tỷ
trọng lớn nhất phải kể đến nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá
nhân. Nó chi phối tồn bộ hoạt động của NHTM. Nó quyết định sự tồn tại và phát triển
của Ngân hàng.

1.2 Tính cấp thiết của đề tài
Tuy nhiên, các NHTM Việt Nam đang gặp phải khó khăn về huy động vốn
nhàn rỗi trong dân cư. Do nền kinh tế Việt Nam phát triển trở nên năng động và mở
cửa với thế giới góp phần làm cho kênh đầu tư sinh lời ngày càng đa dạng và phong
phú hơn, mang lại nhiều lựa chọn hơn cho người đầu tư hơn. Có thể kể đến là thị
trường vàng, thị trường bất động sản, thị trường chứng khốn, thị trường ngoại tệ, thị

trường phái sinh, tín phiếu, kỳ phiếu, .... Ngoài ra, sự xuất hiện của các ngân hàng nước
ngồi mang đến những thách thức mới, địi hỏi các ngân hàng thương mại phải không
ngừng cải tiến và phát triển để có thể tồn tại trong thị trường cạnh tranh ngày càng
khốc liệt.
Khơng đứng ngồi những khó khăn chung của hệ thống ngân hàng thương mại,
Agribank Tiền Giang đang đối mặt với khơng ít khó khăn trong việc giữ vững thị phần

download by :


5

và nâng cao hiệu quả trong việc huy động vốn trên địa bàng hoạt động. Xuất phát từ sự
cấp thiết đó, đề tài : “Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn chi nhánh Tiền Giang” đã được lựa chọn cho nghiên cứu luận
văn với mong muốn phân tích được các nhân tố tác động đến khả năng huy động vốn
tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Agribank Tiền Giang. Từ đó đề xuất các
giải pháp để vận dụng tác động của những nhân tố này nhằm tăng khả năng huy động
vốn tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Agribank Tiền Giang nhằm mang lại
hiệu quả kinh doanh cao cho ngân hàng.
2. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
Huy động vốn là một trong những chức năng truyền thống của ngân hàng.
Nhưng để huy động vốn một cách hiệu quả để từ đó làm nền tảng để phát triển các
chức năng khác như thanh tốn, tín dụng, … là một vấn đề hết sức cần thiết nhất là
trong nền kinh tế ngày càng năng động, phát triển và ngày càng hội nhập như Việt
Nam. Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu, bài báo khoa học liên quan đến vấn đề huy
động vốn của ngân hàng thương mại như:
-

Tác giả Vũ Đức Khoan (2016) “Hiệu quả hoạt động huy động vốn tại

AGRIBANK CN Bạc Liêu” cơng trình nghiên cứu phân tích thực trạng và đưa ra
những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động huy động vốn tại
AGRIBANK CN Bạc Liêu.

-

Tác giả Nguyễn Chí Đức, Tác giả Nguyễn Tuấn Anh “Các nhân tố ảnh hưởng
đến cấu trúc vốn của hệ thống ngân hàng Việt Nam” Tạp chí Cơng nghệ Ngân
hàng, ISSN 1859-3862, số 118+119 (Tháng 1+2/2016). Bài báo khoa học đã
phân tích các nhân tố ảnh hưởng đế cấu trúc vốn của NHTM Việt Nam thơng
qua việc áp dụng mơ hình ảnh hưởng cố định (FEM) và mơ hình ảnh hưởng
ngẫu nhiên (REM) cho dữ liệu bảng và gợi ý khuyến nghị để cải thiện cấu trúc
vốn của NHTM.

-

Tác giả Đỗ Thị Thanh Vinh “Tăng nguồn vốn huy động Ngân hàng Đầu Tư và
Phát Triển Việt Nam CN Kiên Giang” Tạp chí Cơng Thương số 6 tháng 3/2014.
Tác giả đưa ra những biện pháp để tăng cường huy động vốn áp dụng với ngân
hàng Đầu Tư và Phát Triển CN Kiên Giang.

download by :


6

-

Tác giả Nguyễn Thị Lan Phương “Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân
hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam” cơng trình nghiên cứu phân

tích thực trạng huy động vốn tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương VN giai đoạn
2007-2010 và gợi ý biện pháp tăng cường huy động vốn.

-

Tác giả Nguyễn Thị Kim Anh “Huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế của
hệ thống ngân hàng sau một năm gia nhập WTO” Tạp chí Kinh tế và dự báo Bộ
Kế Hoạch Đầu Tư số 420 năm 2008. Tác giả chứng minh: sau khi gia nhập
WTO cho dù vốn đầu tư nước ngoài gia tăng mạnh, thị trường chứng khoán phát
triển nhanh nhưng hệ thống ngân hàng vẫn đóng vai trị chủ lực trong việc huy
động vốn đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển.
Có thể nhận thấy, nguồn vốn của ngân hàng là một đề tài đang được quan tâm,

nhất là nguồn vốn huy động của NHTM trong giai đoạn nền kinh tế cần vốn và các
ngân hàng sử dụng nhiều hình thức đề cạnh tranh nhau nhằm tăng cường nguồn vốn
huy động như hiện nay. Do đó, vậy việc chọn nghiên cứu đề tài này của tác giả là cần
thiết, trong quá trình nghiên cứu tác giả đã chọn lọc, kế thừa những ý tưởng liên quan
đến đề tài nhằm phục vụ cho việc phân tích và làm rõ những vấn đề cơ bản và giúp cho
quá trình tìm hiểu, đề xuất các giải pháp phù hợp, có tính thực tiễn cao. Thơng qua
những thành quả nghiên cứu trước đây và dựa vào tình hình kinh tế của thị trường và
xã hội, tác giả muốn nghiên cứu tìm hiểu về tình hình huy động vốn tại Agribank Tiền
Giang để từ đó đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hoạt động huy
động vốn và góp phần tăng lợi nhuận cho ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn chi nhánh Tiền Giang.
3.Mục tiêu của đề tài nghiên cứu

3.1 Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở phân tích thực trạng huy động vốn đối với khách hàng cá nhân, làm
rõ những hạn chế và nguyên nhân, luận văn đề xuất một số giải pháp nâng nhằm tăng
cường huy động vốn đối với khách hàng cá nhân tại Agribank CN Tiền Giang.


3.2 Mục tiêu cụ thể
-

Phân tích tìm ra hạn chế và ngun nhân trong huy động vốn đối với khách

hàng cá nhân tại Agribank CN Tiền Giang giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017.

download by :


7

-

Nghiên cứu làm rõ những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn đối

với khách hàng cá nhân tại Agribank CN Tiền Giang.
-

Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường huy động vốn tại

Agribank Tiền Giang trong thời gian tới.
4.Câu hỏi nghiên cứu
-

Thực trạng và hạn chế của hoạt động huy động vốn đối với khách hàng cá nhân

tại Agribank Tiền Giang ?
-


Các nhân tố và mức độ ảnh hưởng đến huy động vốn đối với khách hàng cá

nhân tại Agribank Tiền Giang?
-

Cần có những giải pháp gì để tăng cường huy động vốn tại Agribank Tiền

Giang trong thời gian tới?
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: hoạt động huy động vốn tiền gửi đối với khách hàng cá
nhân tại Agribank Tiền Giang và các nhân tố tác động.
Phạm vi nghiên cứu: hoạt động huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm đối với khách
hàng cá nhân tại Agribank chi nhánh Tiền Giang từ năm 2013 đến năm 2017.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu định tính: phân tích thống kê, so sánh, mô tả để thấy được khả năng
huy động vốn tiền gửi đối với khách hàng cá nhân của Agribank Tiền Giang.
Nghiên cứu định lượng: để phân tích các nhân tố tác động đến khả năng huy
động vốn tiền gửi đối với khách hàng cá nhân, sử dụng phương pháp phân tích nhân tố
khám phá và phân tích hồi qui bội thơng qua việc phân tích dữ liệu trên SPSS Version
20 trên cơ sở những bảng câu hỏi khảo sát của khách hàng cá nhân gửi tiền tại
Agribank Tiền Giang.
7. Nội dung nghiên cứu
Phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn tiền gửi đối với khách hàng cá
nhân tại Agribank Tiền Giang giai đoạn năm 2013 – 2017, phân tích nhân tố tác động
đến hoạt động huy động vốn tiền gửi đối với KH cá nhân. Từ đó đề xuất một số giải
pháp nhằm tăng cường huy động vốn tiền gửi đối với KH cá nhân tại Agribank Tiền
Giang.

download by :



8

8.Đóng góp của đề tài

8.1 Về mặt lý luận
Đề tài nghiên cứu đã góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc tăng cường huy
động vốn từ tiền gửi tiết kiệm đối với khách hàng cá nhân tại Agribank Tiền Giang.

8.2 Về mặt thực tiễn
Nêu ra điểm mạnh và hạn chế của tình hình huy động vốn tiền gửi đối với KH cá
nhân, phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn. Từ đó, luận văn
đưa ra những giải pháp để tăng cường huy động vốn tiền gửi đối với KH cá nhân tại
Agribank Tiền Giang.
9. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận ra luận văn có 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về hoạt động huy động vốn tiền gửi đối với KH cá nhân
của ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng tăng cường huy động vốn tiền gửi đối với KH cá nhân tại
ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Tiền Giang
Chương 3: Giải pháp tăng cường huy động vốn tiền gửi đối với KH cá nhân tại
ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Tiền Giang

download by :


9

CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN

TIỀN GỬI ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI.
1.1 Tổng quan về huy động vốn của NHTM
1.1.1 Khái niệm huy động vốn của NHTM
Huy động vốn có thể được xem là một trong những nghiệp vụ xuất hiện sớm
nhất trong hoạt động của các ngân hàng thương mại. Ngân hàng thương mại sử dụng
những công cụ và biện pháp cần thiết mà luật pháp cho phép để huy động các nguồn
tiền nhàn rỗi trong xã hội làm nguồn vốn tín dụng.
Ngân hàng đóng vai trị tập trung nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để chuyển đến
các nhà đầu tư có nhu cầu về vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh qua
đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
1.1.2 Các hình thức huy động vốn của NHTM
1.1.2.1 Phân loại căn cứ theo thời gian
 Huy động ngắn hạn
Là hình thức ngân hàng thương mại huy động vốn khơng kỳ hạn và có kỳ hạn với
thời gian ngắn. Nguồn vốn này tối đa là một năm.
 Huy động trung hạn
Có thời gian huy động từ một năm đến ba năm. Nguồn vốn này được các ngân hàng
thương mại sử dụng để cho các doanh nghiệp vay trung hạn.
 Huy động dài hạn
Nguồn vốn này có thời gian huy động trên ba năm và được NHTM sử dụng vào
nhiệm vụ đầu tư phát triển.
1.1.2.2 Phân loại căn cứ theo đối tượng huy động
 Huy động vốn từ dân cư
Đây là một khu vực huy động đầy tiềm năng cho các ngân hàng. Ngân hàng huy
động từ các khoản tiền nhàn rỗi của dân chúng và sau đó chuyển đến cho những người
cần vốn để mở rộng đầu tư, kinh doanh. Nguồn huy động từ dân cư thường khá ổn
định .

download by :



10

 Huy động vốn từ các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội
Đây là nguồn huy động được đánh giá là rất lớn, chiếm tỷ trọng cao trong tổng
nguồn vốn. Để tiết kiệm thời gian và chi phí trong thanh toán, các doanh nghiệp dù lớn
hay nhỏ hầu hết đều có tài khoản trong ngân hàng. Các doanh nghiệp khi bán được
hàng hoá đều gửi tiền vào ngân hàng và rút ra khi cần. Chu kỳ rút tiền của các doanh
nghiệp và các tổ chức xã hội không giống nhau. Vì vậy ngân hàng ln có trong tay
một khoản tiền lớn mà mình có thể sử dụng một cách tương đối thuận lợi. Tuy nhiên
độ lớn của khoản tiền này phụ thuộc nhiều vào các dịch vụ, các tiện ích mà ngân hàng
mang lại khi khách hàng sử dụng các dịch vụ. Điều này khiến cho việc huy động vốn
từ các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội gắn liền với việc mở rộng, cải tiến các dịch
vụ ngân hàng.
 Huy động vốn từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác
Trong q trình hoạt động các ngân hàng thường có các khoản tiền gửi ở lẫn nhau
để thuận tiện trong giao dịch, thanh tốn... Ngồi ra việc vay lẫn nhau giữa các ngân
hàng cũng làm tăng nguồn vốn huy động. Điều này tuy không thường xuyên song là
cần thiết trong hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng thương mại. Khi xuất hiện
việc thiếu hụt dự trữ hay khả năng thanh toán bị đe doạ... các ngân hàng thương mại có
thể vay lẫn nhau. Quá trình vay này là một thoả thuận tín dụng giữa hai bên. Q trình
tăng vốn huy động này có thể được thực hiện ở trên thị trường nội tệ hay thị trường
ngoại tệ. Trong số những người cho ngân hàng vay có một người đặc biệt. Đó là ngân
hàng trung ương. Ngân hàng trung ương đóng vai trị là người cho vay cuối cùng để
cứu cho các ngân hàng thương mại khỏi các trục trặc xảy ra. Huy động vốn từ các ngân
hàng và các tổ chức tín dụng khác tuy cũng khá dễ dàng nhưng số lượng thường không
nhiều và chi phí huy động thường cao hơn. Do vậy, hình thức này các ngân hàng sử
dụng khơng nhiều..
1.1.2.3 Phân loại theo loại tiền tệ huy động vốn

 Huy động nội tệ
Đây là khoản tiền gửi quan trọng của các ngân hàng. Tiền gửi nội tệ bao gồm nhiều
thành phần, nhưng chiếm tỷ trọng lớn nhất chính là tiền gửi tiết tiệm VNĐ. Chính vì
vậy, nó phụ thuộc vào thu nhập của dân cư trong nước.

download by :


11

Tiền gửi huy động nội tệ chiếm tỷ trong rất lớn trong tổng lượng tiền gửi của
NHTM. Tỷ lệ của nguồn vốn huy động từ nội tệ chiếm trên 85% trong tổng vốn huy
động. Đây là nguồn vốn huy động quan trọng mà NHTM nhắm đến và chú trọng phát
triển.
 Huy động ngoại tệ
Bên cạnh tiền gửi nội tệ thì ngân hàng còn nhận tiền gửi dưới dạng ngoại tệ như
USD, EUR,... những khoản ngoại tệ này cũng rất quan trọng cho hoạt động ngân hàng
như kinh doanh ngoại tệ trong nước, tài trợ xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tê,...
Nguồn vốn huy động từ ngoại tệ thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn
huy động của NHTM. Tuy nhiên, đây là nguồn vốn mà các ngân hàng hiện đại hướng
đến để mở rộng vì có nhiều tiềm năng phát triển và mang lại nhiều lợi ích cho hoạt
động của ngân hàng.
1.1.2.4 Phân loại theo bản chất các nghiệp vụ huy động vốn
 Huy động tiền gửi
Tiền gửi nói chung được hiểu là số tiền của khách hàng gởi tại NHTM dưới nhiều
hình thức. Nhìn chung về cơ bản thường có các hình thức sau đây
o Huy động vốn từ tiền gửi không kỳ hạn
Các khoản tiền gửi không phải là để lấy lãi mà chủ yếu dùng để thanh toán. Khách
hàng gửi tiền phần lớn là những tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, các cá nhân làm ăn
bn bán phải thanh tốn tiền hàng hố, dịch vụ liên tục.

o Huy động vốn từ tiền gửi có kì hạn
Đây là loại tiền gửi mà đối tượng chủ yếu là các doanh nghiệp gửi có kì hạn, về tính
chất hoạt động thì giống tiền gửi tiết kiệm có kì hạn nhưng về mục đích và đối tượng
gửi cũng khác nhau. Loại tiền gửi này có sự thỏa thuận về thời gian rút tiền giữa ngân
hàng và khách hàng. Người gửi tiền có thể rút ra khi đáo hạn. Tuy nhiên, trong trường
hợp bình thường ngân hàng vẫn cho khách hàng rút tiền trước hạn với điều kiện chỉ
được hưởng lãi suất khơng kì hạn.
o Huy động tiền gửi tiết kiệm
Đây là hình thức phổ biến nhất, lâu đời nhất của các ngân hàng thương mại. Bao
gồm các loại sau:

download by :


12

- Tiền gửi tiết kiệm khơng kỳ hạn. Hình thức này gần giống như huy động tiền gửi
không kỳ hạn. Tuy nhiên so với tiền gửi khơng kỳ hạn thì số dư của phần này ổn định
hơn, ít biến động hơn nên ngân hàng phải trả lãi suất cao hơn.
-Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Đây là loại hình tiết kiệm phổ biến nhất, quen thuộc
nhất ở nước ta. Người gửi tiền gửi vào ngân hàng và rút ra sau những thời hạn xác
định: 3 tháng, 6 tháng...
 Huy động vốn qua nghiệp vụ đi vay
Các ngân hàng thương mại có thể vay từ nhiều nguồn:
Vay từ các tổ chức tín dụng : là các khoản vay thơng thường mà các ngân hàng vay
lẫn nhau trên thị trường liên ngân hàng hay thị trường tiền tệ.
Vay từ ngân hàng trung ương : Khi ngân hàng thương mại xảy ra tình trạng thiếu
hụt dự trữ bắt buộc hay mất khả năng thanh tốn thì người cuối cùng mà các ngân hàng
có thể cầu cứu là ngân hàng trung ương. Ngân hàng trung ương cho vay dưới hình thức
tái chiết khấu thương phiếu.

 Huy động qua phát hành các công cụ nợ
Để vay trên thị trường, ngân hàng có thể phát hành kỳ phiếu và trái phiếu.
Trái phiếu ngân hàng là một giấy tờ có giá, xác nhận khoản nợ của khách hàng đối
với người chủ ngân hàng với những cam kết như thanh toán một số tiền xác định vào
một ngày xác định trong tương lai với thời hạn xác định cho trước.
Kỳ phiếu: kỳ phiếu ngân hàng là một loại giấy tờ nhận nợ ngắn hạn do ngân hàng
phát hành nhằm huy động vốn trong dân, chủ yếu là để phục vụ cho những kế hoạch
kinh doanh xác định của ngân hàng như một dự án, một chương trình kinh tế...
 Huy động vốn qua các hình thức khác
Để tăng cường huy động vốn nhàn rỗi từ dân cư, các tổ chức kinh tế, các doanh
nghiệp, các ngân hàng thương mại cịn sử dụng các hình thức khác về dịch vụ xã hội:
làm dịch vụ bảo lãnh, đại lý phát hành chứng khoán, trung gian thanh toán, đầu mối
trong hợp đồng đồng tài trợ... Nền kinh tế càng phát triển, các dịch vụ trên càng mang
lại cho ngân hàng những nguồn huy động lớn giúp cho ngân hàng có thể kinh doanh
một cách an toàn và hiệu quả.

download by :


13

1.2 Hoạt động huy động vốn tiền gửi đối với khách hàng cá nhân
1.2.1 Khái niệm
Huy động vốn từ tiền gửi đối với khách hàng cá nhân là việc ngân hàng sử dụng uy
tín, chất lượng dịch vụ để thu hút tiền gửi của cá nhân có vốn nhàn rỗi trong nền kinh
tế theo ngun tắc hồn trả và có lãi. Vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng cá nhân
là nguồn vốn quan trọng đối với mỗi ngân hàng và chiếm một tỉ lệ lớn trong tổng
nguồn vốn ngân hàng. Nguồn vốn này thực chất là tài sản của các chủ sở hữu mà ngân
hàng đang tạm thời quản lí và sử dụng, đây là nguồn tiền đang nhàn rỗi của xã hội
được ngân hàng huy động để tạo nên nguồn vốn cung cấp cho nền kinh tế.

1.2.2 Các hình thức huy động vốn từ tiền gửi của khách hàng cá nhân của
NHTM
1.2.2.1 Huy động vốn từ tiền gửi thanh toán
Tiền gửi thanh toán là loại tiền gửi khơng kỳ hạn được sử dụng cho mục đích thanh
tốn không dùng tiền mặt, người gửi được sử dụng một cách chủ động và linh hoạt, sẵn
sàng đáp ứng nhu cầu chi tiêu chi trả, thanh tốn hàng hóa, dịch vụ và các khoản phí
phát sinh một cách an tồn, thuận lợi.
Với hình thức này, khách hàng có thể rút tiền bất cứ lúc nào mà không cần báo
trước.
Đối với khách hàng, đây là số tiền ký thác- ủy nhiệm cho ngân hàng bảo quản và
thực hiện các nghiệp vụ thanh toán liên quan theo yêu cầu. Do vậy, khách hàng có
quyền rút ra hoặc chi trả như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu…Như vậy xét về bản
chất, khi mở và gửi tiền vào tài khoản này, mục tiêu của khách hàng khơng phải là tìm
kiếm các khoản lãi từ số dư tài khoản mà nhằm vào tiện ích thanh toán do ngân hàng
cung cấp.
Đối với ngân hàng, đây là nguồn vốn huy động có chi phí thấp. Chính vì vậy, các
ngân hàng đều cạnh tranh nguồn vốn này để kinh doanh có hiệu quả cao. Ngồi ra, việc
thanh tốn qua tài khoản tiền gửi khơng kì hạn cịn tăng thu phí dịch vụ cho các
NHTM, giảm thiểu rủi ro và thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong nền kinh tế.

download by :


14

Ở các nước phát triển, ngân hàng không trả lãi cho tài khoản tiền gửi thanh tốn vì
mục đích của khách hàng là thanh toán qua ngân hàng. Hơn nữa, ngân hàng cịn u
cầu khách hàng phải duy trì số dư tối thiểu để được sử dụng các dịch vụ của ngân hàng.
Ở Việt Nam, ngân hàng vẫn trả lãi đối với tiền gửi thanh tốn để khuyến khích khách
hàng mở tài khoản và tranh thủ huy động nguồn vốn hiếm hoi trong nền kinh tế.

1.2.2.2 Huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm
Tiền gửi tiết kiệm là nguồn tiền gửi của cá nhân từ vốn nhàn rỗi trong một
khoảng thời gian, nguồn vốn thường tương đối ổn định nên ngân hàng có thể sử dụng
làm nguồn vốn hoạt động. Người gửi tiết kiệm sẽ có sổ tiết kiệm xác định rõ thời gian
và hình thức trả lãi đã thoả thuận với ngân hàng. Hiện nay tiền gửi tiết kiệm là khu vực
tiềm năng đồng thời là nơi cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng. Khi gửi tiền tiết
kiệm khách hàng thường quan tâm đến lợi tức được hưởng do đó lãi suất của loại tiền
gửi này thường cao hơn tiền gửi thanh tốn.
Tiền gửi tiết kiệm thường có hai loại cơ bản :
 Tiền gửi tiết kiệm không kì hạn: là loại tiền gửi của các khách hàng cá nhân có
nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi và chưa có kế hoạch sử dụng trong tương lai.
Khách hàng có thể rút vốn bất cứ lúc nào có nhu cầu nên nguồn vốn này thường
không ổn định tương tự tiền gửi khơng kì hạn và thường được chi trả với lãi suất
thấp.
 Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn:
Là loại tiền gửi tiết kiệm của các khách hàng cá nhân trong đó người gửi tiền
thỏa thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm về kì hạn gửi nhất định.
Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn có thể phân thành nhiều loại theo kì hạn ngày, tuần,
tháng. Khách hàng được rút tiền trước hạn và được hưởng lãi bằng lãi suất
khơng kì hạn tại thời điểm rút vốn.
Căn cứ vào phương thức trả lãi có thể chia làm 3 loại:
 Tiền gửi kì hạn lĩnh lãi đầu kì

download by :


15

 Tiền gửi kì hạn lĩnh lãi cuối kì
 Tiền gửi lĩnh lãi định kì tháng, q, hoặc 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng, 36 tháng…

1.2.3 Vai trò hoạt động huy động vốn tiền gửi đối với khách hàng cá nhân của

NHTM
Hoạt động huy động vốn tiền gửi đối với khách hàng cá nhân tuy không mang
lại lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàng nhưng rất quan trọng. Khơng có hoạt động huy
động vốn tiền gửi đối với khách hàng cá nhân xem như khơng có hoạt động của
NHTM. Một NHTM khi được cấp phép thành lập phải có vốn điều lệ theo qui định.
Tuy nhiên vốn điều lệ chỉ đủ tài trợ cho tài sản cố định như trụ sở, văn phịng, máy
móc thiết bị cần thiết cho hoạt động chứ chưa đủ vốn để ngân hàng có thể thực hiện
các hoạt động kinh doanh như cấp tín dụng và các dịch vụ ngân hàng khác. Vì vậy vốn
huy động từ khách hàng cá nhân có vai trị hết sức quan trọng.
1.2.3.1 Vốn huy động ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của NHTM
Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ nên phải có tiền mới có
thể hoạt động kinh doanh được. Hoạt động huy động vốn tiền gửi là hoạt động quan
trọng đối với NHTM vì tạo ra nguồn vốn để ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động
khác như cấp tín dụng. Khơng có hoạt động huy động vốn tiền gửi, NHTM sẽ không
đủ nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của mình.
Vốn là cơ sở để ngân hàng tiến hành hoạt động kinh doanh. Đối với bất kỳ doanh
nghiệp nào, muốn hoạt động kinh doanh được thì phải có vốn, vì vốn phản ánh năng
lực kinh doanh. Điều này thể hiện ở vốn tự có, vốn huy động, vốn đi vay của ngân
hàng. Nếu vốn tự có giữ vai trị quan trọng trong việc thành lập thì sau khi đi vào hoạt
động, vốn huy động quyết định tới quy mô đầu tư, cho vay nên sẽ ảnh hưởng tới thu
nhập của ngân hàng.
Ngân hàng nào có khối lượng vốn lớn hơn thì ngân hàng đó có thế mạnh cạnh tranh
trong kinh doanh. Do đó, ngồi vốn ban đầu khi thành lập theo qui định của pháp luật,
ngân hàng phải thường xuyên chăm lo tới việc tăng trưởng vốn trong suốt quá trình
hoạt động.

download by :



×