Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

GIÁO TRÌNH THỰC HÀNH ĐỘC CHẤT ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.99 KB, 24 trang )

ĐẠI CƯƠNG
Theo phương pháp phân lập, phân loại chất độc làm 4 nhóm:
 Nhóm thứ nhất:
Gồm phần lớn là các chất độc hữu cơ có thể phân lập bằng cách chưng cất hơi
nước như: acid Cyanhydric và các muối, Methanol, Ethanol, Formol, Phenol, dẫn chất
Halogen.
 Nhóm thứ hai:
Gồm các chất độc vơ cơ có thể phân lập bằng cách vơ cơ hóa bằng các acid
mạnh, chuyển các chất độc thành thể ion: các muối Ba, Pb, H2SO4, Cu, Bi, Mn, Zn…
 Nhóm thứ ba:
Gồm các chất độc hữu cơ có thể phân lập bằng các dung mơi hữu cơ thích hợp
như: cồn, ether, chloroform. Nhóm này gồm các acid hữu cơ độc, dẫn chất nitơ độc,
thuốc ngủ, DDT, các alkaloid độc.
 Nhóm thứ tư:
Gồm các ion độc, có thể phân lập bằng cách thấm qua màng bán thấm. Nhóm
này gồm các ion: fluor, oxalat…

4


BÀI 1
ACID CYANHYDRIC, ANDEHYD FORMIC (FORMOL)
MỤC TIÊU
Ứng dụng cơ sở lý thuyết đã học tiến hành phân lập, phân tích (định tính, định lượng)
Acid cyanhydric, andehyd formic.

Phần 1- ACID CYANHYDRIC
Acid cyanhydric là chất độc dễ bay hơi, được phân lập bằng cách cất bằng hơi
nước. Người ta dùng phần đầu của dịch cất để định tính và định lượng.
1- ĐỊNH TÍNH ACID CYANHYDRIC:
1.1. Phản ứng Grignard hay Picrosodic:


1.1.1. Nguyên tắc: Với acid Picric trong môi trường kiềm, HCN sẽ cho chất
Isopurpurin màu vàng cam.
1.1.2. Thuốc thử:
- Giấy tẩm acid Picric bão hòa.
- HCl đậm đặc.
- Dung dịch Na2CO3 10%.
1.1.3. Tiến hành:
Chuẩn bị một băng giấy thử lần lượt nhúng vào dung dịch bão hòa acid Picric,
xong rồi vào dung dịch Na 2CO3. Ép khô giấy lọc giữa hai tờ giấy thấm khơ, sau khi
phơi trong tối, giấy có màu vàng. Khi có HCN sẽ chuyển sang màu vàng cam rõ của
Isopurpurin.
Cho 5ml dung dịch thử vào ống nghiệm. Thêm 10 giọt HCl. Đậy ống nghiệm
lại phía trên có để giấy tẩm acid Picric. Nhận xét.
1.2. Phản ứng xanh phổ:
1.2.1 Nguyên tắc: HCN tạo với hỗn hợp Sulfat ferơ và feric ở môi trường kiềm
chất trầm hiện, chất này biến thành màu xanh phổ khi được acid hóa trở lại.
1.2.2. Thuốc thử:
- HCl đậm đặc.
- Dung dịch NaOH 50%.
- Dung dịch FeSO4 10%.
5


- Dung dịch FeCl3 5%.
1.2.3. Tiến hành:
Kiềm hóa 5ml dung dịch nghiên cứu với 1ml dung dịch NaOH 50%. Thêm 5
giọt dung dịch Sulfat ferơ 10% mới pha và 2 giọt dung dịch FeCl 3 5%. Đun sôi hỗn
hợp, xong đem làm lạnh. Thêm từng giọt HCl đậm đặc cho đến khi tan hết tủa nâu
hydroxid sắt. Nếu có HCN sẽ thấy xuất hiện màu xanh hoặc tủa xanh.
Khi không có tủa xanh thì để 48 giờ (đến buổi sau) và chỉ qua thời gian này mới

kết luận được là khơng có HCN.
2- ĐỊNH LƯỢNG HCN BẰNG PHƯƠNG PHÁP BẠC KẾ:
2.1. Nguyên tắc:
Phương pháp này dựa trên sự tạo thành phức hợp bạc cyanur
2HCN + Ag+  Ag(CN)2¯ + 2H+
Phức hợp bạc cyanur hòa tan trong amoniac và khi nào tất cả HCN đã phản ứng
hết thì lượng thừa AgNO3 sẽ cho ta chất trầm hiện AgI không tan trong amoniac.
AgNO3 + KI  AgI + KNO3
2.2. Thuốc thử:
- Dung dịch amoniac đậm đặc.
- Dung dịch KI 1%.
- Dung dịch AgNO3 N/10.
2.3. Tiến hành:
Trong một cốc có mỏ, cho 100ml dung dịch có chứa chất Cyanur + 10ml
amoniac + 1ml dung dịch KI 1%. Định lượng bằng AgNO 3 đến khi có tủa khơng tan.
Quan sát độ đục trên nền đen.
2.4. Kết quả:
1 ml dung dịch AgNO3 N/10 tương đương với 5,4 mg HCN.

6


Phần 2-ANDEHYD FORMIC HAY FORMOL
Formol cũng được phân lập từ phủ tạng bằng cách cất kéo theo hơi nước.
PHẢN ỨNG ĐỊNH TÍNH:
Cho 1ml dịch cất phủ tạng vào ống nghiệm. Thêm vào 0,5ml dung dịch phenol 1g/l.
Trộn đều. Thêm vào một cách nhẹ nhàng theo thành ống nghiệm 1ml acid H 2SO4 đậm
đặc  xuất hiện một vòng ở mặt phân cách.

7



BÀI 2-PHENOL
MỤC TIÊU
Ứng dụng cơ sở lý thuyết đã học tiến hành phân lập, phân tích (định tính, định lượng)
phenol.
Phenol là sản phẩm của việc cất nhựa than hoặc sản xuất bằng phương pháp tổng hợp.
Phenol được sử dụng nhiều trong kỹ nghệ làm nhựa. Trong Y Dược, Phenol được dùng
để khử trùng và sát trùng nên thường gây ra ngộ độc do uống nhầm hay hít phải khơng
khí ở nơi làm việc có Phenol.
1- ĐỊNH TÍNH PHENOL:
1.1. Phản ứng tạo Tribromophenol:
Cho 1ml dịch nghiên cứu (dịch chưng cất có được do sự cất kéo phủ tạng bằng
hơi nước hay nước tiểu đã thủy giải) vào ống nghiệm. Thêm vào 3-5 giọt dung dịch
bão hịa nước Brom. Ta có tủa trắng.
1.2. Phản ứng với sắt (III) clorur:
Cho 1-2ml dung dịch nghiên cứu vào chén sứ. Thêm 1-2 giọt FeCl 3 mới pha. Ta
có màu tím xanh. Màu này biến mất khi thêm vào 1-2 giọt nước.
1.3. Phản ứng tạo Indophenol:
Trộn 1ml dung dịch nghiên cứu với 1 giọt dung dịch Anilin và 1-2 giọt dung
dịch Natri hypoclorid xuất hiện màu xanh chàm bẩn, màu này ổn định khi thêm vào
vài giọt NH4OH đậm đặc.
1.4. Phản ứng với acid Nitric bốc khói:
Cho vào chén sứ 1ml dung dịch nghiên cứu với 10 giọt acid Nitric bốc khói.
Đun nóng trên bếp cách thủy dung dịch có màu vàng do tạo thành acid Picric.
2- ĐỊNH LƯỢNG PHENOL TRONG NƯỚC TIỂU:
2.1. Nguyên tắc:
Phenol có trong nước tiểu dưới dạng acid Phenyl sulfonic:
OSO3H


to
H2O

+ H2SO4

OH
+ 2 H2SO4

Acid này được giải phóng bằng acid sulfuric. Chất Phenol phóng thích được
cho tác dụng với lượng thừa Brom, cho ta chất trầm hiện 2,4,6-tribromophenol. Lượng
8


Brom thừa được xác định bằng phương pháp Iod kế, nghĩa là cho tác dụng với dung
dịch KI và dung dịch Natri thiosulfat chuẩn để xác định lượng Iod sinh ra. Từ đó, suy
ra lượng Phenol có trong nước tiểu. Phương trình phản ứng:
C6H5OH + 3 Br2  C6H2Br3OH + 3 HBr
Vậy 1 phân tử gam Phenol tương ứng với 6Eq Brom.
2.2. Thuốc thử:
Lấy đúng 25 ml nước tiểu cho vào một bình cầu có ống sinh hàn thẳng đứng,
thêm vào 2,5 ml acid H2SO4 đậm đặc. Đun sôi cách thủy trong 30 phút. Để nguội.
Thêm vào 20 ml dung dịch Bromur – bromat, để nghỉ 10 phút. Thêm vào 10 ml dung
dịch KI 10%, lắc đều, đậy nút. Để nghỉ 2 phút. Thêm 2 ml Cloroform. Định lượng Iod
phóng thích bằng dung dịch Na2S2O3 0,1N. Ta có n ml. Làm song song định lượng mẫu
trắng với 25 ml nước cất, không cần đun sôi dưới ống sinh hàn thẳng, ta được n ’ ml.
2.3. Cách tính:
Biết rằng 1 ml Na2S2O3 0,1N tương ứng với 1,56 mg Phenol, nên lượng Phenol
có trong 1 lít nước tiểu là:
* Chú ý:


(n’ – n) x 1,56 x 1000
25

= mg/lít

- Vì Tribromophenol có thể hấp phụ một ít Iod nên cần thêm vài giọt CHCl 3 để hòa
tan chất trầm hiện.
- Cho từng giọt Natri thiosulfat 0,1N vào, lắc mạnh cho đến khi mất màu lớp
cloroform hoàn toàn.

9


BÀI 3- CÁC CHẤT ĐỘC HỮU CƠ CHIẾT TỪ
DUNG DỊCH ACID BẰNG ETE HOẶC CLOROFORM
MỤC TIÊU
Ứng dụng cơ sở lý thuyết đã học tiến hành phân lập, phân tích định tính nhóm
barbituric và cafein.
1- PHẢN ỨNG ĐỊNH TÍNH BARBITURIC (PHẢN ỨNG PARI):
Được gọi chung là Barbituric, những hợp chất có nhân Malonylurê hay acid
O

barbituric.
NH
O

C

C


CH2
NH

C
O

Barbituric khơng tan trong nước, ít tan trong cloroform, tan trong rượu, etyl
acetat, rất tan trong ete. Barbituric có những phản ứng acid do những hydro linh động
của nhóm –NH. Với chất kiềm, Barbituric cho những muối tan trong nước. Với acid,
barbituric kết tủa trong dung dịch nước và có thể được trích ra dễ dàng bằng ete.
Barbituric có thể thăng hoa được.
1.1. Nguyên tắc: Do có sự hiện diện của nhóm -CO-NH-CO-, Barbituric sẽ cho với
Cobalt nitrat trong môi trường Amoniac và khan nước phức hợp Cobaltơ có màu tím
xanh (phenobarbital) và tím hoa cà (Barbital).
1.2. Thuốc thử:
- Dung dịch Cobalt nitrat 0,15% trong cồn metylic.
- Amoniac đậm đặc.
1.3. Tiến hành: Cho 1ml dung dịch Barbituric 1% vào chén sứ, đun cách thủy đến
cắn khô. Nhỏ vào 2-3 giọt dung dịch Cobalt nitrat 0,15%. Làm bốc hơi cách thủy cho
thật khô. Úp ngược chén, hơ trên miệng chai đựng Amoniac đậm đặc. Màu tím xanh
(Phenobarbital) hay tím hoa cà (Barbital) hiện ra.
* Ghi chú:
- Chất cắn Barbituric trong chén phải hơi ẩm, nên úp miệng chén lên hơi nước rồi
mới hơ trên miệng chai đựng Amoniac đậm đặc.
10


- Phản ứng khá nhạy, nhưng không đặc hiệu. Các chất có chứa nhóm -CO-NH-COnhư: Alloxan, acid uric, Theobromin, đều cho phản ứng này.
2- PHẢN ỨNG ĐỊNH TÍNH CAFEIN:
Cafein là alkaloid của cây cà phê, trà. Cafein ít tan trong nước, trong cồn 90 0,

nhưng rất tan trong cloroform. Cafein là một chất lưỡng tính.
2.1. Với acid:
Cafein cho những muối dễ bị phân hóa, vì vậy rất dễ lấy ra trong môi trường
acid bằng cloroform. Đối với các phản ứng chung của alkaloid, Cafein không cho kết
tủa với phản ứng Valse-Mayer. Nhưng với phản ứng Dragendoff, Cafein cho kết tủa đỏ
thắm Iodobismutit
1 cafein.6
H3C N
CO
OC
H3C

5

2

7

N

C
N
3

O

C4

N
9


H3C

CH3

1

N

hay

CH

6

2

O

8

3

N

CH3
5

N


7
8

N

4

9

CH3

2.2. Với chất kiềm (Phản ứng Murexid):

Đây là phản ứng đặc hiệu nhất của Cafein do có nhân purin mà ra.
2.2.1. Nguyên tắc: Cafein bị oxy hóa bằng nước Brom bão hòa cho acid Amylic
(Tetra metyl aloxanthin).
H3C
2

N

OC
H3C

N

CO

NH


CH3

C

N

C

N

+

CH

3 H2O

+

CO

3/2 O2
O

H3C

N

C

OC

H3C

N

Methylure

O

OH

HO

C

C

C

C

C
O
O
Acid amylic

Dưới tác dụng của NH3, acid Amylic cho một phức chất màu đỏ tím.
N

OC
H3C


CO

NH

OC

C
N

+

NH2

Cafein

H3C

CH3

CO

N

CO

C
OC

2.2.2. Tiến hành:


11

CH3

N

CH3

N

CH3
CO

N

CH3


Cho vào chén sứ 5 giọt dung dịch chứa Cafein, đun cách thủy cho khô. Cho 2-3
giọt nước Brom bão hịa, làm bốc hơi cách thủy thật khơ. Làm lại một lần nữa như vậy
(bốc hơi nước Brom bão hòa), ta có cắn màu vàng. Úp ngược chén hơ trên miệng chai
đựng Amoniac đậm đặc. Hơi Amoniac làm chất cặn có màu hồng tím.
3- CHIẾT XUẤT VÀ TÌM CHẤT ĐỘC TRONG MÔI TRƯỜNG ACID:
3.1. Chiết xuất và phát hiện Barbituric và Cafein trong rượu vang:
Gồm 3 giai đoạn:
 Giai đoạn 1: Loại khỏi môi trường mọi chất làm cản trở sự ly trích các chất độc
bằng cách:
-


Đun cách thủy 50ml chất thử nghiệm cho đến khi cịn 2/3 thể tích ban đầu để
loại cồn và các acid bay hơi (trong trường hợp rượu).

-

Khử bã với 3ml acid Tricloacetic để loại protein của 50ml chất thử nghiệm
(trường hợp sữa và các dịch sinh học).

 Giai đoạn 2: Ly trích các chất độc trong mơi trường acid bằng cách:
Acid hóa chất thử nghiệm (đã được cơ cịn 2/3 thể tích) với acid HCl đậm đặc
cho đến khi giấy quỳ tím chuyển sang màu hồng. Quậy đều, cho vào ống lắng và trích
các chất độc bằng 10ml ete. Phải trích thật kỹ để lấy cho hết các chất độc bằng cách
xoay tròn, trở ngược ống lắng khoảng 20 lần. Để yên 10 phút, lấy lớp nước ở phía dưới
ra một chén sứ (phần nước cịn lại để tìm các chất độc trong mơi trường kiềm).
Đổ dịch chiết ete ra bằng miệng ống lắng. Ta được một trích tinh chứa tất cả các
độc chất tan trong ete ở môi trường acid. Chia dịch chiết ete cho vào 3 chén sứ.
 Giai đoạn 3: Định danh các độc chất:
-

Cho một ít dịch chiết ete vào một chén sứ, làm bốc hơi đến khô trên nồi đun
cách thủy. Sau đó làm phản ứng Murexid để tìm Cafein.

-

Cho một ít dịch chiết ete vào một chén sứ khác và làm bốc hơi đến khô trên nồi
đun cách thủy. Sau đó làm phản ứng Pari để tìm Barbituric.

3.2. Chiết xuất và phát hiện Barbituric trong nước tiểu:
3.2.1. Nguyên tắc: Barbituric được chiết xuất từ nước tiểu bởi ete trong môi trường
acid (pH = 1-2). Dịch chiết ete sau đó được khử nước bằng Natri sulfat khan và khử

màu bằng than. Sau khi làm bay hơi ete, chất cắn barbituric được làm phản ứng Pari.
3.2.2. Thuốc thử:
- HCl đậm đặc.
12


- Ete.
- Natri sulfat khan.
- Dung dịch Cobalt nitrat 0,15% trong cồn metylic.
- Amoniac đậm đặc.
3.2.3. Tiến hành:
Chiết xuất: Acid hóa 50 ml nước tiểu bằng 0,5 ml HCl đậm đặc. Cho vào bình
lắng 150 ml với 10 ml ete. Lắc trở đầu đuôi 10 lần. Lắc nhẹ nhàng, không được q
mạnh. Quay trịn bình vài lần. Để nghỉ, gạn lấy lớp ete ở trên ra 1 bình nón. Chiết 1 lần
nữa với 10 ml ete nếu cần và làm như trên.
* Chú ý:
Nếu có nhũ tương có thể đem quay ly tâm hỗn hợp ete và nước tiểu hay cho vào
vài giọt alcol để phá hủy nhũ tương. Lắc lớp ete chiết xuất được ở trên với 10g Natri
sulfat khan nước trong 1 bình nón, lọc. Rửa chất bột Natri sulfat với 5 ml ete nếu cần
và trộn chung với lớp ete lọc ở trên.
Lọc ete qua 1 cái lọc trên đó rải 1 ít bột than (độ 0,5g trên thành và đậy giấy lọc
gắn trên phễu. Nhớ lọc nhanh và hứng vào 1 cốc khô).
Bay hơi: cho dịch chiết ete vào 1 chén sứ, cô cách thủy đến khơ. Lấy chén ra
khi ete vừa bay hết.
Phát hiện: hịa chất cặn với 1-2 giọt dung dịch Cobalt nitrat 0,15% trong cồn.
Cô cách thủy chất cắn cho đến khô. Hơ ngay chén trên miệng chai amoniac đậm đặc,
màu tím xanh hiện ra  có Barbituric.
* Ghi chú:
1. Phương pháp chỉ nhạy khi nước tiểu chứa ít nhất từ 5-10 mg Barbituric trong 1 lít
nước tiểu.

2. Nên tập trung ete vào giữa đáy chén để màu tím được đậm đặc dễ nhìn.
3. Dung dịch ete phải khơ và được khử màu để tránh những màu phụ sinh ra bởi nước
tiểu khi làm phản ứng Pari.
4. Không để than tiếp xúc quá lâu với ete vì 1 phần Barbituric sẽ bị hấp phụ bởi than.
5. Tránh để hỗn hợp bị nhũ tương hóa vì Barbituric sẽ bị mất đi do bám vào bọt nhũ
tương.
6. Barbituric được bài tiết từ thận vào trong nước tiểu dưới dạng tự do chứ không phải
dạng kết hợp. Do đó, chúng ta khơng cần làm phản ứng thủy giải trước khi chiết xuất.
13


BÀI 4: CÁC CHẤT ĐỘC HỮU CƠ CHIẾT TỪ
DUNG DỊCH KIỀM BẰNG ETE HAY CLOROFORM
MỤC TIÊU
Ứng dụng cơ sở lý thuyết đã học tiến hành phân lập, phân tích định tính morphin,
codein, strychnin, atropin, quinin.
Các chất độc này bao gồm đa số các Alkaloid và các chất tổng hợp có chứa
những base hữu cơ. Trong phạm vi bài thực tập này, chúng ta đặc biệt chú trọng đến
các Alkaloid.
1- ALKALOID CỦA NHỰA OPIUM: Morphin, Codein.
Morphin và Codein là những alkaloid có nhân Phenantren. Codein là 3-methyl
morphin.
1.1. Morphin:
HO

O

N CH3

HO


Morphin
-

Ít tan trong dung môi hữu cơ.

-

Tan trong ethyl acetat và cồn amylic.

-

Với những chất kiềm mạnh, Morphin cho muối morphinat tan trong ete khi mới
kết tủa.

-

Với chất kiềm yếu như Bicarbonat, Morphin kết tủa và có thể được lấy ra bằng
ete.

-

Morphin cho những phản ứng tổng quát của Alkaloid (Valse-Mayer,
Dragendoff).

1.1.1. Phản ứng Frohde:
Với Sulfomolybdic (thuốc thử Frohde), morphin cho màu tím và ngã dần sang
xanh dương, lục, vàng và sau cùng là màu hồng (độ nhạy 5 μg). Nên làm với alkaloid
base. Tác dụng này do sự khử lần lần oxy của acid molybdic bởi Morphin.
14



Tiến hành: Cho vài giọt Morphin vào chén sứ, cô cạn. Thêm 1 giọt thuốc thử
Frohde, ta có màu tím ngã dần sang xanh dương, lục, vàng và sau cùng là màu hồng.
1.1.2. Phản ứng Lafon:
Với thuốc thử Sulfo selenium, morphin cho màu xanh lục oliu.
Tiến hành: Cho vài giọt Morphin vào chén sứ. Làm bốc hơi đến khô trên bếp
cách thủy. Thêm 2 giọt thuốc thử Lafon  màu lục oliu.
1.2. Codein:
Codein là một Alkaloid có nhân Phenantren, đó là 3-methyl morphin.
2

MeO

1

3

6
4

O

HO

5

N CH3

Codein


Codein hơi tan trong nước, tan trong ete, acetat etyl, benzen, cồn metylic, rất
tan trong cồn và cloroform, không tan trong ete dầu hỏa. Codein cho kết tủa với những
thuốc thử tổng quát của alkaloid: Valse-Mayer, Dragendoff. Ngồi ra cịn có những
phản ứng đặc biệt dưới đây:
1.2.1. Phản ứng Frohde:
Cho vào 1 chén nhỏ 0,5 ml dịch chứa codein, đun cách thủy đến cắn khô. Cho 2
giọt dung dịch Frohde vào ta được màu lục ngã sang xanh dương (Morphin cho tím
ngã sang hồng).
1.2.2. Phản ứng Lafon:
Cho vào 1 chén nhỏ 0,5 ml dịch chứa codein, đun cách thủy đến cắn khô. Cho 1
giọt dung dịch Lafon vào ta được màu lục ngọc thạch (Morphin cho màu lục oliu).
2- ALKALOID CỦA MÃ TIỀN:
Ta nghiên cứu một alkaloid chính của Mã tiền là Strychnin.

15


STRYCHNIN là một alkaloid có nhân Indol:

N
N

CH

O

O

Strychnin gần như khơng tan trong ete và etyl acetat, ít tan trong cồn và benzen,

tan trong cloroform. Strychnin cho những phản ứng tổng quát của alkaloid: ValseMayer (1/50.000), Dragendoff (1/50.000).
* Phản ứng oxy hóa trong mơi trường acid sulfuric:
2.1. Thuốc thử:
- H2SO4 đậm đặc.
- Kalibicromat hạt.
2.2. Tiến hành: Cho vài giọt dung dịch chứa strychnin vào chén sứ, đun cách thủy
đến khô. Thêm 2 giọt H2SO4 đậm đặc  khơng có màu. Thêm 1 hạt Kalibicromat, dùng
đũa thủy tinh kéo những hạt Kalibicromat  thấy những sọc tím ngã sang đỏ anh đào,
vàng và biến mất.
3- ALKALOID CỦA CÀ ĐỘC DƯỢC:
Cà độc dược thuộc họ Solanaceae, có chứa alkaloid độc như Atropin,
Hyoscyamin. Trong đó, Atropin là alkaloid chủ yếu:
H2C

CH
H3C

H2C

N
CH

CH2

C6H5

CH – O – CO – CH
CH2

CH2OH


Atropin tan trong ete và etyl acetat, rất tan trong cloroform và cồn, ít tan trong
dầu hỏa. Đó là một amin bậc ba, hóa trị một, cho các muối rất tan trong nước. Atropin
cho những phản ứng thông thường của alkaloid.
* Phản ứng Vitali-Morin:
Cho 1 ml dung dịch có chứa Atropin vào một chén sứ nhỏ, làm bốc hơi thật khô
trên bếp cách thủy. Nhỏ vào vài giọt HNO 3 rồi lại đun cách thủy cho thật khô. Thêm 5
ml Aceton, hòa tan cắn. Thêm vài giọt KOH 1/10 trong cồn metylic  xuất hiện màu

16


tím. Màu tím này có thể được dùng để định lượng Atropin bằng phương pháp đo
quang.
* Chú ý: Phản ứng Vitali-Morin cũng thực hiện được với Strychnin, nhưng Strychnin
sẽ cho màu đỏ tím hơn so với Atropin. Khi chắc chắn khơng có Strychnin mới tìm
Atropin bằng phản ứng này.
4- ALKALOID CỦA QUINQUINA:
QUININ là alkaloid có nhân quinolein và một nhân quinuclidin nối với nhau
bằng một chức rượu bậc hai.

OH

CH2

CH

CH2

CH = CH2


H3C O
N
Quinin tan trong benzen, etyl acetat, rất tan trong ete, cồn, cloroform. Quinin
cho kết tủa với những thuốc thử thông thường của alkaloid như: Valse-Mayer,
Dragendoff.
4.1. Phản ứng huỳnh quang:
Trong dung dịch sulfuric 0,1%, Quinin cho huỳnh quang xanh dương. Nếu dung
dịch có clo (Cl‾), ta sẽ khơng thấy sự phát quang đó.
4.2. Phản ứng Thaleoquinin:
Trong một ống nghiệm, cho 2-3 ml dung dịch thử Quinin, thêm 3-5 giọt acid
acetic 1%. Thêm từng giọt nước Brom bão hịa pha lỗng 1/10 cho tới khi có màu
vàng lợt. Thêm vài giọt dung dịch amoniac 1/10  màu xanh lục hiện ra.
Phản ứng Thaleoquinin chung cho Quinidin nhưng không cho màu với
Cinchonin và Cinchonidin. Phản ứng này rất khó thực hiện. Nếu cho nhiều Quinin quá
hoặc acid mạnh quá thì màu lục không hiện ra.
4.3. Phản ứng Erythroquinin:
Trong một ống nghiệm, cho 2-3 ml dung dịch thử Quinin và 1 ml CHCl 3. Thêm
từng giọt nước Brom bão hịa pha lỗng 1/10 cho tới khi có màu vàng lợt. Nhỏ từng
giọt dung dịch Ferocyanur (cứ 5 giọt nước Brom thì cho 5 giọt Ferocyanur). Lắc trong
17


20-30 giây. Thêm vài giọt dung dịch amoniac 1/10. Lắc mạnh, để nghỉ. Trong những
điều kiện này, Quinin cho màu hồng ở lớp cloroform.
5- CHIẾT XUẤT VÀ TÌM KIẾM CHẤT ĐỘC TRONG RƯỢU Ở MÔI
TRƯỜNG KIỀM:
Gồm 3 giai đoạn:
 Giai đoạn 1: Loại khỏi môi trường mọi chất làm cản trở sự ly trích các chất độc
bằng cách:

-

Đun cách thủy 50 ml chất thử nghiệm cho đến khi còn 2/3 thể tích ban đầu để
loại rượu và các acid bay hơi (trong trường hợp rượu).

-

Khử bã với 3 ml acid tricloacetic để loại protein của 50 ml chất thử nghiệm
(trường hợp sữa và các dịch sinh học).

 Giai đoạn 2: Ly trích các chất độc trong mơi trường kiềm bằng cách:
Kiềm hóa dung dịch chất thử nghiệm (đã được cơ cịn 2/3 thể tích) với KHCO 3
cho đến khi dung dịch làm xanh giấy thảo lam. Cho dung dịch vào bình lắng và trích
các chất độc bằng 10 ml ete. Phải trích thật kỹ để lấy cho hết các chất độc bằng cách
xoay trịn ống lắng, trở ngược bình lắng khoảng 20 lần. Để yên 10 phút, lấy lớp nước
phía dưới ra một chén sứ (trích lại bằng CHCl 3) để tìm Morphin, Strychnin…
Rửa ete bằng 10 ml nước. Hứng nước rửa cho vào phần nước ở trên. Đổ ete ra
bằng miệng bình lắng. Ta được một trích tinh chứa tất cả các độc chất tan trong ete ở
môi trường kiềm.
 Giai đoạn 3: Định danh các chất độc:
Trích tinh ete được chia làm 5 chén, làm bay hơi đến cắn khơ trên nồi cách
thủy.
* Chén (1): Tìm Morphin hay Codein bằng phản ứng Lafon:
Morphin + Thuốc thử Lafon  màu lục oliu.
Codein + Thuốc thử Lafon  màu lục ngọc thạch.
Nếu khơng có màu, sang chén (2).
* Chén (2): Tìm Quinin bằng phản ứng huỳnh quang:
Cho vào cắn khơ 2 ml nước, thêm vài giọt H2SO4 0,1%, đổ vào ống nghiệm,
đem ra ngoài ánh sáng soi đồng thời với một ống nghiệm có chứa nước cất. Nếu có
huỳnh quang xanh  dùng phản ứng Erythroquinin để kiểm chứng lại:


18


Thêm 1 ml CHCl3, thêm từng giọt Brom bão hòa pha loãng 1/10  màu vàng.
Thêm từng giọt dung dịch Kaliferocyanur (cứ 5 giọt Brom thì cho 5 giọt Ferocyanur).
Lắc đều. Thêm từng giọt amoniac 1/10. Lắc mạnh, để nghỉ. Nếu có Quinin  màu hồng
ở lớp cloroform. Nếu khơng có huỳnh quang, sang chén (3).
* Chén (3): Tìm Strychnin bằng phản ứng oxy hóa trong mơi trường acid:
Thêm 2 giọt H2SO4 đậm đặc  không màu. Thêm vài hạt Kalibicromat thấy có
những sọc tím ngã sang đỏ anh đào, vàng và biến mất (dùng đũa khô kéo hạt
Kalibicromat). Nếu khơng có sọc tím thì chuyển sang chén (4).
* Chén (4): Tìm Atropin bằng phản ứng Vitali-Morin:
(Phải tìm STRYCHNIN trước, nếu khơng có mới tìm ATROPIN).
Nhỏ vào chén sứ vài giọt HNO 3 đậm đặc. Làm bốc hơi trên cách thủy cho khô.
Làm lại như trên một lần nữa và làm bốc hơi thật khô. Thêm 5 ml Aceton cho tan hết
cặn. Thêm vài giọt KOH/cồn metylic  màu tím  có Atropin.
* Chén (5): để kiểm chứng lại nếu nghi ngờ chất nào mà phản ứng không thấy rõ, thực
hiện lại phản ứng đó để tìm chất đó.
• Khi tìm Morphin hay Codein bằng phản ứng Lafon, nếu có màu khơng rõ thì ta
kiểm lại bằng phản ứng Frohde.
o Morphin: Tím  hồng (nhìn ngay lúc mới nhỏ thuốc thử).
o Codein: Lục  xanh dương.


Nếu trong mơi trường ete tìm khơng ra thì ly trích phần nước cịn lại với 10 ml
CHCl3 để tìm Morphin, Codein.

6- CHIẾT XUẤT VÀ TÌM ĐỘC CHẤT TRONG RƯỢU Ở CẢ HAI MƠI
TRƯỜNG:

Trong phần thực tập, sinh viên lần lượt làm theo thứ tự sau:
Lấy 50 ml rượu cho vào một chén sứ, làm bốc hơi trên nồi đun cách thủy còn
lại 2/3 chén để loại rượu. Acid hóa bằng HCl đậm đặc cho đến khi giấy quỳ tím
chuyển sang màu hồng rồi chiết bằng 10 ml ete. Lắc kỹ, để yên 10 phút. Cho lớp nước
dưới vào một chén sứ (chén 1). Đổ ete ra bằng miệng bình lắng. Ta có trích tinh I.
Kiềm hóa chén 1 bằng KHCO 3 cho đến khi dung dịch làm xanh giấy thảo lam.
Chiết bằng 10 ml ete. Ta được trích tinh II. Sau đó tìm và định danh các độc chất theo
bảng sau:

19


* MƠI TRƯỜNG ACID:
Trích tinh I chia làm 2 chén nhỏ, làm bay hơi đến cắn khô.
- Chén (1): làm phản ứng Murexid để tìm Cafein.
- Chén (2): làm phản ứng Pari để tìm Barbituric.
* MƠI TRƯỜNG KIỀM:
Trích tinh II được chia làm 5 chén, làm bay hơi đến khô trên nồi cách thủy.
Tiến hành tìm độc chất trong mơi trường kiềm như đã mô tả ở trên.

20


BÀI 5: CÁC CHẤT ĐỘC VÔ CƠ
MỤC TIÊU
Ứng dụng cơ sở lý thuyết đã học tiến hành phân lập, phân tích định tính các chất độc
ki m loại nặng: arsen, bismuth, crom và phân tích định lượng arsen.
Để xác định các chất độc vô cơ, trước tiên ta phải phá hủy các chất hữu cơ bằng cách
vơ cơ hóa mẫu thử. Có nhiều phương pháp để vơ cơ hóa:
-


Phương pháp dùng Clor mới sinh.

-

Phương pháp dùng hỗn hợp Sulfo-nitric hay có thêm acid percloric hoặc H2O2.

1- ĐỊNH TÍNH CÁC CHẤT ĐỘC VÔ CƠ:
1.1. Arsen: Phản ứng Bougault
1.1.1. Nguyên tắc: dựa trên sự hoàn nguyên những oxyd của arsen bởi acid
hypophosphorơ trong môi trường HCl cho các arsen kim loại ở trạng thái tự do có màu
nâu đen. Phản ứng nhanh ở nhiệt độ cao và với những hợp chất As III hơn là với As V.
Phản ứng được xúc tác bởi một vết iod và chỉ thực hiện trong môi trường khơng
có chất oxy hóa, nhất là phải loại bỏ hoàn toàn acid nitric và những dẫn chất nitơ nếu
ta vơ cơ hóa bằng phương pháp dùng acid sulfo-nitric.
1.1.2. Thuốc thử:
- Thuốc thử Bougault.
- Dung dịch iod-iodur 0,1%.
1.1.3. Tiến hành: trong ống nghiệm cho lối 1 ml dung dịch vô cơ hóa, thêm 1 ml
thuốc thử hypophosphorơ (Bougault) và 2 giọt dung dịch iod-iodur 0,1%. Đun cách
thủy sôi trong 30 phút. Quan sát sự xuất hiện của tủa nâu (độ nhạy 10 μg).
1.2. Bismuth: Phản ứng Leger
1.2.1. Nguyên tắc: phản ứng dựa trên sự thành lập tủa màu đỏ cam Iodobismutit
quinin tan trong dung môi hữu cơ.
1.2.2. Thuốc thử:
- Dung dịch Formo-iodur của Fourneau.
- Tinh thể sulfat quinin.
- Dung dịch acetat etyl.

21



1.2.3. Tiến hành: trong ống nghiệm cho lối 5 ml dung dịch vơ cơ hóa và vài tinh
thể sulfat quinin, thêm 1 giọt dung dịch formo-iodur của Fourneau. Ta thấy xuất hiện
kết tủa màu đỏ cam. Thêm 10 giọt acetat etyl, lắc đều, lớp dung mơi có màu đỏ cam.
* Chú ý:
- Có thể thay quinin bằng Cinchonin hay Antipyrin.
- Phản ứng xảy ra ở môi trường acid yếu, nếu dung dịch vơ cơ hóa q acid thì có thể
cho thêm vào một ít dung dịch natri hydroxid đậm đặc.
1.3. Crom: Phản ứng Cazeneuve
1.3.1. Nguyên tắc: ở môi trường sulfuric, dung dịch Diphenyl carbazid cho với
dung dịch cromat và bicromat một màu tím hồng. Vì crom ở dạng Cr 3+ trong dung dịch
vơ cơ hóa nên cần oxy hóa thành muối Cr6+ bởi dung dịch kalipersulfat trong môi
trường acid với sự hiện diện của Ag+ làm chất xúc tác.
1.3.2. Thuốc thử:
- Dung dịch AgNO3 1%.
- Dung dịch HCl 1/10.
- Dung dịch Diphenyl carbazid 1% trong rượu.
- Kalipersulfat.
- Dung dịch H3PO4.
1.3.3. Tiến hành: trong ống nghiệm cho 5 ml dung dịch vơ cơ hóa, thêm 1-2 giọt
AgNO3 1% và 0,01g kalipersulfat. Để trên nồi cách thủy trong vòng 15 phút. Thêm 5
giọt HCl 1/10. Đun một lần nữa trên nồi cách thủy sôi trong vài phút, làm nguội, thêm
2 giọt H3PO4, 5 giọt Diphenyl carbazid trong rượu. Ta có màu hồng tím.
2- ĐỊNH LƯỢNG ARSEN BẰNG PHƯƠNG PHÁP CRIBIER:
2.1. Nguyên tắc: phương pháp này dựa trên sự khử arsen thành khí H 3As bằng hydro
mới sinh.
As2O3 + 6H2  2H3As + 3H2O
Khí này sẽ tác dụng lên giấy tẩm HgCl 2 cho ra màu vàng đến màu cam và sau
cùng là màu nâu tùy theo số lượng arsen. Đó là do những phản ứng giữa As và HgCl 2

diễn ra theo trình tự sau:
H3As

+ HgCl2  H2As(HgCl) + HCl (màu vàng)

H2As(HgCl) + HgCl2  HAs(HgCl)2 + HCl (màu cam)
22


HAs(HgCl)2 + HgCl2  As(HgCl)3

+ HCl (màu nâu)

Chất tạo thành là phức chất arseno thủy ngân. Màu này không đặc hiệu cho
H3As, vì H2S, H3P (phosphorur hydro) cũng cho màu vàng với HgCl 2. Nên khi tìm và
định phân arsen ta phải tránh hiện tượng giao thoa này bằng cách oxy hóa tất cả các
hợp chất có S  H2SO4 và có P  H3PO4. Trong khi đó arsen sẽ tạo ra H 3AsO4 và chỉ có
H3AsO4 mới bị hydro mới sinh khử ở nhiệt độ thường tạo H3As.
2.2. Thuốc thử:
- Giấy tẩm chì acetat 10%.
- Giấy tẩm HgCl2 10%.
- Bột kẽm.
- H2SO4 đậm đặc.
2.3. Mô tả máy Cribier:

12 cm

1

2 cm


30 cm

10 cm

2

3

1.
2.
3.
4.
5.

Giấy tẩm dd HgCl2
Giấy tẩm chì acetat
Bộ phận nút bình
Bình đựng H3As
Bình làm lạnh

4
5

Bình Cribier

Gồm một bình 150 ml, miệng khá rộng, đậy bằng một nút chai và có một ống
thốt hơi ở giữa, có đường kính phía trong là 5mm và dài 30cm. Đầu dưới của ống
được kéo nhọn và bịt kín. Cách mũi nhọn 25mm có một lỗ trịn, đường kính 3mm, vị
trí của lỗ trịn cách mặt dưới của nút chai 10mm (để ngăn những giọt nước nhỏ theo

luồng khí đi vào ống).
23


Để vào ống thốt hơi một giấy tẩm chì acetat đã phơi khơ (giấy hình chữ nhật
dài 100mm, rộng 40mm), giấy có nhiệm vụ hút tất cả hơi nước đi theo luồng khí vào
ống vì phản ứng giữa H 3As và HgCl2 chỉ xảy ra ở môi trường khan nước, và giữ lại
H2S hay S cịn sót lại.
Phía trên giấy chì là giấy thử có nhúng HgCl2 (dài từ 12-15mm, rộng 4,5mm) đã
được phơi khô và để cách giấy tẩm chì acetat 20mm.
2.4. Kỹ thuật vận hành hệ thống Cribier:
Cho vào bình Cribier 100 ml dung dịch định lượng As (đã phá hủy chất hữu
cơ), thêm vào 3g bột kẽm và 12 ml H 2SO4 đậm đặc. Đậy bình lại và để trong becher
chứa nước (để tránh nhiệt tỏa ra do phản ứng giữa Zn và H 2SO4). Hydro mới sinh ra do
tác dụng Zn + H2SO4  ZnSO4 + H2 sẽ tác dụng với As cho H3As bay lên ngang giấy
chì thì hơi nước bị giữ lại và khi tới giấy HgCl 2 thì chỉ cịn H3As tác dụng cho ra màu
vàng đến nâu tùy theo hàm lượng arsen.
Muốn giữ màu được lâu thì cố định màu bằng dung dịch KI 10%, HgCl 2 dư sẽ
tan dưới dạng kali iodomercurat, lúc đó màu sẽ đậm hơn và giữ được 6 tháng.
Ta định lượng bằng cách so sánh với một giai mẫu có nồng độ As từ 1/1000mg
đến 1/10mg (so sánh với bảng Echelle pour le dosage de l’ arsenic par la méthode de
CRIBIER), biết rằng 1/10mg có màu trên giấy một chiều dài 18,5mm. Muốn thực hiện
giai mẫu ta pha một dung dịch có 1,32g As 2O3/1000ml nước. Dung dịch này sẽ tương
đương với 1g As/1 lít nước.
2.5. Kết quả:
Theo Gariel và Bertianol thì arsen là yếu tố căn bản cho tế bào với tỷ lệ bình
thường là 1/200g trong 100g nội tạng, và theo Koln Abrest thì tổng khối lượng arsen
có trong cơ thể là 3/10mg. Ngồi ra cịn có arsen do thức ăn hoặc dược phẩm đem vào.
Arsen được bài tiết theo đường niệu nhiều nhất. Ngoài ra cịn bài tiết theo da,
sữa để ra ngồi. Vì vậy, tìm thấy 10mg As cũng chưa kết luận là bị trúng độc, phải trên

10mg mới kể được. Liều chết ở người là 2 mg/kg.

24


BÀI 6: CÁC CHẤT ĐỘC VÔ CƠ (TT)
ĐỊNH LƯỢNG THỦY NGÂN BẰNG PHƯƠNG PHÁP
TẠO PHỨC CHẤT Cu2I2
MỤC TIÊU
Ứng dụng cơ sở lý thuyết đã học tiến hành phân lập, phân tích định tính các chất độc
ki m loại nặng: mangan, chì, phân tích định lượng thủy ngân.
1- ĐỊNH TÍNH CHẤT ĐỘC VƠ CƠ:
1.1. Mangan: Phản ứng Marshall
Trong dung dịch vơ cơ hóa, Mn2+ bị oxy hóa thành Mn7+ bằng dung dịch kali
persulfat trong môi trường acid với sự hiện diện của ion Ag + làm chất xúc tác, ta có
màu hồng tím.
1.1.1. Thuốc thử:
- Dung dịch AgNO3 1%.
- Kali persulfat.
1.1.2. Tiến hành: trong một ống nghiệm cho lối 5 ml dung dịch vơ cơ hóa, 1 giọt
H3PO4 đậm đặc, 1 giọt AgNO3 1% và 0,01g kali persulfat, để trên nồi cách thủy sơi
trong 15 phút. Ta có màu hồng tím.
1.2. Chì:
1.2.1. Phản ứng với dung dịch Dithizone:
Pb2+ + 2H2Dz  Pb(HDz)2 + 2H+
Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch phủ tạng đã vơ cơ hóa. Thêm vào 2 giọt
thuốc thử Dithizone (Diphenylthiocarbazone): xuất hiện màu tím hồng.
1.2.2. Phản ứng với dung dịch KI: cho vào ống nghiệm 1ml dung dịch phủ tạng đã
vơ cơ hóa. Thêm 2-3 giọt dung dịch KI 1%, có tủa vàng xuất hiện.
1.2.3. Phản ứng với kali bicromat: cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch nghiên cứu,

thêm 2-3 giọt kali bicromat, xuất hiện tủa vàng không tan trong acid acetic, tan trong
acid vô cơ và kiềm.
2Pb(CH3COO)2 + K2Cr2O7 + H2O  2CH3COOK + 2PbCrO4 +
2CH3COOH
25


2- ĐỊNH LƯỢNG THỦY NGÂN BẰNG PHƯƠNG PHÁP TẠO PHỨC CHẤT
Cu2I2:
Khi tiến hành định lượng thủy ngân ở đối tượng nghiên cứu (ngun liệu sinh
vật) thì khơng vơ cơ hóa hồn tồn nó mà chỉ giới hạn ở giai đoạn phá hủy kết cấu.
2.1. Nguyên tắc:
Cu2I2 sẽ phối hợp với ion Hg2+ trong dung dịch để tạo phức có màu theo phản
ứng sau:
HgI2 + 2KI  K2[HgI4]
Cu2I2 + K2[HgI4]  Cu2[HgI4] + 2KI
So sánh với một gam mẫu có nồng độ đã biết. Từ đó suy ra lượng thủy ngân có
trong dung dịch nghiên cứu.
2.2. Thuốc thử:
- Cồn 900.
- HNO3 đậm đặc.
- H2SO4 đậm đặc.
- Dung dịch đồng iodur.
- Dung dịch thành phần.
- Dung dịch thủy ngân chuẩn 0,01 mg/ml.
- Dung dịch hấp phụ.
2.3. Tiến hành:
2.3.1. Phân lập thủy ngân: (tham khảo)
Bỏ 20g gan hay thận đã nghiền nhỏ vào 1 bình nón 100 ml, thêm 2-3 ml etanol
và 10 ml nước. Lắc đều, thêm 10 ml HNO 3 đậm đặc. Thêm 10 ml H2SO4 đậm đặc vào

bình một cách cẩn thận từng giọt một để khí NO 2 khơng bốc lên qua cổ bình. Sau khi
phản ứng mãnh liệt có sủi bọt kết thúc thì đun chất lỏng trên nồi cách thủy sơi trong 60
phút và lọc nóng qua 2 lần giấy lọc đã thấm nước cất. Rửa cặn trên giấy lọc bằng nước
nóng 2-3 lần và gộp các nước rửa vào dịch lọc. Cho dịch lọc vào bình định mức 200
ml và thêm nước cất đến vạch.
Lấy 100 ml dịch nước này, thêm nước vào đến 300 ml và thêm 5 ml đồng iodur.
Khi đó có tủa màu hồng sáng, nếu khơng có màu thì thêm nốt 100 ml dịch lọc còn lại.
Thỉnh thoảng khuấy chất lỏng với tủa. Sau 10 phút thì lọc và rửa cẩn thận bằng dung
dịch đến khi phản ứng trung tính với giấy thảo lam, rửa đến hoàn toàn hết màu vàng.
26


Xử lý tủa trên lọc bằng dung dịch iod 0,35% trong dung dịch KI 3% từ 5-50 ml. Dùng
dung dịch này để định lượng thủy ngân.
2.3.2. Định lượng:
Lấy từ 0,5-6 ml dung dịch định lượng thủy ngân. Nếu cần thêm dung dịch hấp
phụ đến thể tích 6 ml, thêm 4 ml dung dịch thành phần. Lắc cẩn thận, để 10 phút, so
với giai mẫu.
2.3.3. Pha giai mẫu: lấy 7 ống nghiệm, đánh số từ 1 đến 7. Cho lần lượt:
SỐ THỨ TỰ
Dung dịch hấp phụ (ml)

1
6

2
3
4
5
6

5,9 5,8 5,6 5,4 5,2

7
5

ỐNG ĐO
0

Dung dịch mẫu 0,01 mg/ml (ml)

0

0,1 0,2 0,4 0,6 0,8

1

6 ml dd định lượng

Dung dịch thành phần (ml)

4

4

4

4

4


4

4

4

Lượng Hg (μg)

0

1

2

4

6

8

10

?

Để yên 15 phút, lắc đều và so màu.
* Cách pha dung dịch thành phần: cho vào becher nhỏ 16 ml dung dịch natri sulfit
2,5N. Thêm từ từ và khuấy cho tan hết 8 ml dung dịch CuSO 4 7% (dung dịch phải
trong). Tiếp tục cho vào 12 ml NaHCO 3 8%, khuấy đều. Dung dịch thu được trong
suốt và có màu xanh lơ.
* Ghi chú: cho giai mẫu xong mới pha dung dịch thành phần.


27



×