Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Kinh tế Vi Mô 1 Nghiên cứu về thuế thuốc lá Vinataba

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (0 B, 28 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Thuế là một khoản thu bắt buộc, không bồi hoàn trực tiếp của Nhà Nước đối với các tổ
chức và các cá nhân, nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà Nước vì lợi ích chung để có
thể góp phần làm nền kinh tế ổn định hơn. Thuế có tác động rất lớn đối với mối quan hệ
cung – cầu trên thị trường khi lượng tiêu thụ càng lớn thì lượng thuế mà doanh nghiệp
phải bỏ ra càng nhiều và ngược lại. Điển hình như cơng ty Thuốc lá Việt Nam Vinataba
thuộc sở hữu của Nhà Nước là nhà sản xuất có lượng tiêu thụ thuốc lá lớn nhất cả nước,
mỗi năm, công ty đều thu được về hàng nghìn tỷ đồng từ việc kinh doanh thuốc lá. Cũng
chính vì lượng tiêu thụ rất lớn của nó nên Nhà Nước bắt đầu lo ngại về vấn đề ảnh hưởng
của thuốc lá đối với sức khoẻ người dân. Vì vậy, thuốc lá trở thành một trong những mặt
hàng bị đánh thuế rất cao tại thị trường Việt Nam, nhằm mục đích giảm lượng tiêu thụ.
Bài thảo luận của nhóm 2 sẽ nói về tác động của thuế lên mặt hàng thuốc lá ở Việt Nam
và dựa trên những số liệu thu thập được để giải thích, đưa ra những nhận xét về mối quan
hệ giữa thuế với người tiêu dùng và nhà sản xuất.
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Để phân bổ các nguồn lực trong xã hội một cách hiệu quả, chính phủ sử dụng các chính
sách như thuế đối với từng mặt hàng. Vì vậy, thuế ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của
một nền kinh tế hỗn hợp và ảnh hưởng sâu sắc đến cách mà xã hội phân bổ các nguồn lực
khan hiếm.
1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thuế
1.1.Khái niệm thuế
Thuế là gì? Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có khái niệm thống nhất nào về thuế. Các
khái niệm thuế được đưa ra dựa trên các góc độ khác nhau của các nhà kinh tế học. Trong
đó, khái niệm về thuế được biết đến rộng rãi nhất là: “Thuế là một khoản phí tài chính bắt
buộc hoặc một số loại thuế khác áp dụng cho người nộp thuế (một cá nhân hoặc pháp
nhân) phải trả cho một tổ chức chính phủ để tài trợ cho các khoản chi tiêu công khác
nhau. Việc không trả tiền, cùng với việc trốn tránh hoặc chống lại việc nộp thuế, sẽ bị
pháp luật trừng phạt” (1). Ngoài ra, một khái niệm khác về thuế cũng khá phổ biến là:
“Thuế là hình thức phân phối thu nhập tài chính của nhà nước để thực hiện chức năng của
mình, dựa vào quyền lực chính trị, tiến hành phân phối sản phẩm thặng dư của xã hội một
cách cưỡng chế và khơng hồn lại”.




Từ hai khái niệm trên có thể hiểu thuế là khoản thu nộp mang tính bắt buộc mà tổ chức,
doanh nghiệp và cá nhân phải nộp cho nhà nước nhằm bảo đảm nhu cầu chi tiêu và thực
hiện chức năng quản lý kinh tế - xã hội của nhà nước.
(1): Wikipedia
1. 2. Đặc điểm của thuế
Có thể thấy thuế ra đời là yếu tố khách quan, gắn liền với sự hình thành và phát triển của
nhà nước. Lịch sử đã chứng minh rằng, bất kỳ một chính phủ nào, để tồn tại và phát triển
luôn cần thực hiện những chi tiêu mang tính xã hội. Trong triều đại phong kiến, bằng
quyền lực, người dân phải đi làm công cho nhà vua hay có các hoạt động cống nộp. Trong
thời kỳ hiện đại, những hình thức cống nộp đó chuyển sang hình thức thu nộp tiền bạc,
của cải. Và những quan hệ thu nộp đó người ta gọi là thuế. Để có thể hiểu rõ hơn, chúng
ta sẽ đi vào nghiên cứu về các đặc điểm của thuế.
Với nhiều mục đích nghiên cứu khác nhau, thuế có thể mang nhiều khái niệm riêng, song
thuế chỉ mang một số đặc tính nhất định.
- Đặc điểm đầu tiên của thuế đó là: thuế mang tính chất bắt buộc. Tính bắt buộc thể hiện ở
chỗ đối với người nộp thuế, đây là nghĩa vụ chuyển giao tài sản của họ cho nhà nước khi
có đủ điều kiện mà không phải là quan hệ thanh tốn dù trong hợp đồng hay ngồi hợp
đồng. Đối với các cơ quan thu thuế, khi thay mặt nhà nước thực hiện các hành vi nhất
định cũng không được phép lựa chọn thực hiện hay không thực hiện hành vi thu thuế, có
sự phân biệt đối xử đối với người nộp thuế. Đặc tính bắt buộc của thuế là một trong
những dấu hiệu quan trọng để phân biệt thuế với các khoản thu trên cơ sở tự nguyện hình
thành nên ngân sách nhà nước. Thuế cịn có mối liên hệ mật thiết với sự khơng hồn trả,
về lý thuyết khó tìm thấy sự tự nguyện khi nộp thuế, chính vì thế phải sử dụng biện pháp
bắt buộc như một đặc tính cơ bản của thuế.
- Thêm vào đó, thuế gắn liền với yêu tố quyền lực. Bởi vì thuế xuất hiện cùng với nhà
nước, thực hiện việc cung cấp cơ sở vật chất cho nhà nước để thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ của mình, là biện pháp để nhà nướ can thiệp vào nền kinh tế. Chỉ gắn với yếu tố
quyền lực nhà nước thì thuế mới đảm bảo hồn thành nhiệm vụ của mình. Điểu đó thể

hiện rõ nhất qua các văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất, đó là các luật thuế.


- Cuối cùng, thuế khơng mang tính đối giá, khơng hồn trả trực tiếp. Bất kì ai, khi đủ điều
kiện theo quy định của pháp luật đều phải nộp thuế, người nộp thuế không thể phản đối
với thực hiện nghĩa vụ thuế với lý do họ khơng được hoặc ít được hưởng những lợi ích
trực tiếp từ nhà nước. Bởi vì, mục đích của thuế là để dùng chi tả cho các mục đích cơng,
nói cách khác, người nộp thuế được hồn trả gián tiếp các dịch vụ cơng như: y tế, giáo
dục cơng, quốc phịng…. Đây cũng là một đặc điểm quan trọng để phân biệt thuế và lệ
phí.
Sau khi nghiên cứu về khái niệm và đặc điểm của thuế, chúng ta khẳng định thuế góp một
vị trí quan trọng trong quá trình hình thành cũng như phát triển của nhà nước từ xưa đến
nay, để hiểu rõ hơn lý do vì sao thuế lại đặc biệt quan trọng trong cuộc sống chúng ta sẽ đi
nghiên cứu về các vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường.
1.3. Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường
Thuế không chỉ đơn thuần là một nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước mà thuế còn
gắn liền với các vấn đề về sự tăng trưởng kinh tế, về sự công bằng trong phân phối và sự
ổn định xã hội. Trong phạm vi nghiên cứu các vấn đề của tài chính và ngân sách nhà
nước, chúng ta sẽ xem xét thuế với các vai trị cơ bản của nó là: tạo nguồn thu cho ngân
sách nhà nước, kích thích tăng trưởng kinh tế và điều chỉnh thu nhập.

- Thứ nhất, thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Một nền tài chính quốc gia
lành mạnh phải dựa chủ yếu vào nguồn thu từ nội bộ nền kinh tế quốc dân.Tất cả các nhu
cầu chi tiêu của Nhà nước đều được đáp ứng qua các nguồn thu từ thuế, phí và các hình
thức thu khác như: vay mượn, viện trợ nước ngoài, bán tài nguyên quốc gia, thu khác....
Tuy nhiên, trên thực tế các hình thức thu ngồi thuế có rất nhiều hạn chế, bị ràng buộc bởi
nhiều điều kiện. Do đó thuế được coi là khoản thu quan trọng nhất vì khoản thu này mang
tính chất ổn định và khi nền kinh tế càng phát triển thì khoản thu này càng tăng.
- Thứ hai, thuế là cơng cụ góp phần điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mơ. Các chính sách
về thuế được đặt ra không chỉ nhằm mang lại nguồn cung cho ngân sách nhà nước, mà

cao hơn cịn góp phần thực hiện chức năng kiểm kê, kiểm soát, quản lý, hướng dẫn và
khuyến khích phát triển sản xuất, khởi nghiệp, góp phần tích cực thúc đẩy điều chỉnh các
mặt mất cân đối trong nền kinh tế thị trường như hiện nay.


- Thứ ba, Thuế giúp đảm bảo công bằng xã hội. Thông qua thuế, nhà nước sẽ điều tiết
phần chênh lệch thu nhập giữa người giàu và người nghèo, bằng việc việc trợ cấp hoặc
cung cấp hàng hố cơng cộng. Nhà nước thực hiện vai trị điều chỉnh vĩ mơ trong lĩnh vực
tiền lương và thu nhập, kìm hãm, hạn chế sự phân hố giàu nghèo và tiến tới cơng bằng
xã hội.
Từ những vai trò của thuế ở trên, chúng ta có thể thấy, khi sử dụng cơng cụ thuế để điều
chỉnh thu nhập, mức thuế nên xây dựng hợp lý, tránh tình trạng điều tiết, can thiệp quá
lớn vào cung-cầu làm giảm động lực thúc đẩy phát triển của các doanh nghiệp và giảm
khả năng tăng trưởng kinh tế của đất nước. Để đi sâu hơn chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các
tác động của thuế đối với người mua và người bán trong nền kinh tế thị trường.
2. Tác động của thuế
Khi đánh thuế vào hàng hoá, trước hết nhà nước muốn có nguồn thu nhằm trang
trải cho các chương trình chi tiêu cơng cộng của mình. Tuy nhiên, việc đánh thuế
vào các hàng hoá cụ thể với những mức thuế cao, thấp khác nhau, nhà nước có
thể còn theo đuổi cả những mục tiêu khác: hạn chế hay khuyến khích việc sản xuất
và tiêu dùng chúng. Ở đây, chúng ta chỉ phân tích xem chính sách thuế của nhà nước ảnh
hưởng như thế nào đến cân bằng thị trường, đồng thời gánh nặng thuế mà nhà nước áp đặt
thực sự rơi vào ai?
2.1. Thuế đánh vào nhà sản xuất
Khi chính phủ đánh thuế vào nhà sản xuất trên mỗi đơn vị sản phẩm bán ra là t thì cung sẽ
giảm, giá cân bằng sẽ tăng và lượng cân bằng trên thị trường giảm


Hình 2.1. Chính phủ đánh một khoản thuế t trên mỗi đơn vị sản phẩm bán ra
Hãng sản xuất có hàm cung ngược: PS = a + b.Q

Từ hình 2.1 có thể thấy giá và lượng cân bằng ban đầu là P 0 và Q0, với điểm cân bằng là
E0, điểm giao nhau của đường cầu D và đường cung S 0. Tuy nhiên, sau khi chính phủ áp
dụng mức thuế t trên mỗi đơn vị sản phẩm, giá và lượng cân bằng mới trên thị trường sẽ
thay đổi. Mức giá mới mà nhà sản xuất cung ứng sản phẩm trên thi trường được tính theo
cơng thức:
PS* = a + b.Q + t
Nếu để thị trường tự điều tiết, sau một thời gian thị trường sẽ tự trở về trạng thái cân
bằng. Khi đó, phương trình hàm cung ngược sau khi bị đánh thuế chính bằng phương
trình hàm cầu ngược, hay nói cách khác, mức giá mới P S* bằng giá người mua trả. Tương
tự, sản lượng mà nhà sản xuất cung ứng sau khi có tác động của thuế bằng số lượng hàng
hóa mà người tiêu dùng mua được trên thị trường. Mối quan hệ này có thể được thể hiện
qua phương trình sau:
PS* = PD
Khi chính phủ thu thuế trên mỗi đơn vị hàng hoá bán ra một lượng tiền thuế là t, những
người sản xuất sẽ thấy rằng, giờ đây thuế đã làm tăng chi phí cung ứng hàng hố của họ.
Nếu trước kia, khi chưa có thuế, họ sẵn sàng cung ứng một mức sản lượng Q 0 tại mức giá
P0, thì sau khi bị đánh thuế, họ chỉ sẵn sàng cung ứng mức sản lượng như cũ nếu mức giá


là P + t. Nói cách khác, thuế làm cho đường cung S 0 dịch chuyển sang trái thành đường S1
một đoạn là t. Ta nhận thấy rằng khoảng cách theo chiều dọc giữa hai đường S 0 và S1
chính bằng đoạn P1P2. Điểm cân bằng thị trường mới, sau thuế sẽ là E 1, mức giá và sản
lượng cân bằng sau thuế là P1, Q1. Ta có P1 lớn hơn P0 và Q1 nhỏ hơn sản lượng Q0 ban
đầu. Như vậy, nếu các điều kiện khác là giữ nguyên, thuế làm cho sản lượng cân bằng
giảm và mức giá cân bằng tăng.
Nếu như khơng có thuế, nhà sản xuất sẽ bán được sản lượng là Q 0 với mức giá P0 và nhận
được số tiền là P0 cho mỗi đơn vị sản phẩm bán được. Về phía người tiêu dùng, họ sẽ mua
được số lượng sản phẩm là Q 0 với mức giá P0 là mức giá nhà sản xuất đưa ra. Tuy nhiên,
khi chính phủ đánh một mức thuế t trên mỗi đơn vị sản phẩm bán ra, nhà sản xuất sẽ giảm
mức sản lượng cung ứng từ Q0 xuống Q1. Như vậy, nhà sản xuất cũng chỉ bán được sản

lượng Q1 sản phẩm, nhưng số tiền mà họ nhận được lại chỉ là P 2 thấp hơn P0. Người tiêu
dùng chỉ mua được số lượng hàng hóa là Q 1 do nhà sản xuất chỉ cung ứng Q 1, nhưng họ
còn phải trả một mức giá cao hơn là P 1. Thuế đã tạo ra sự chênh lệch giữa giá người mua
phải trả và giá người bán nhận được. Nói cách khác, trên danh nghĩa chính phủ đánh thuế
vào nhà sản xuất nhưng thực chất, gánh nặng thuế đã được san sẻ giữa nhà sản xuất và
người tiêu dùng. Từ đó có thể thấy rằng dưới tác động của chính sách thuế từ chính phủ,
cả nhà sản xuất và người tiêu dùng đều phải chịu một phần thiệt hại nhất định.
Trong trường hợp này, thuế mà nhà sản xuất phải chịu bằng diện tích hình chữ nhật
P2P0GH, còn người tiêu dùng chịu mức thuế bằng phần diện tích P 0P1E1G. Tổng số thuế
mà chính phủ thu được bằng mức thuế đánh trên mỗi đơn vị sản phẩm nhân với sản lượng
hàng hóa mà nhà sản xuất cung ứng trên thị trường: T = t.Q1
Như vậy, việc đánh thuế vào nhà sản xuất đã mang đến một nguồn thu nhất định cho ngân
sách của chính phủ.
2.2. Thuế đánh vào người tiêu dùng
Khi chính phủ đánh thuế vào người tiêu dùng trên mỗi đơn vị sản phẩm tiêu dùng là t/sản
phẩm thì cầu sẽ giảm, giá và lượng cân bằng trên thị trường đều giảm


Hình 2.2. Chính phủ đánh một khoản thuế t trên mỗi đơn vị sản phẩm mua vào
Trước khi có thuế, thị trường cân bằng tại E 0 với mức giá là P0 và lượng hàng hóa là Q 0.
Mức giá P0 là mức giá mà người mua phải trả khi mua một đơn vị hàng hóa:
P0 = a – b.Q
Tuy nhiên, khi chính phủ đánh một mức thuế t trên mỗi đơn vị sản phẩm mua vào, mức
giá mới sẽ là:
PD* = a – b.Q – t
Sau khi chính phủ đánh thuế, người tiêu dùng nhận thấy rằng họ phải trả số tiền lớn hơn
để mua loại hàng hóa như trước. Nếu như trước khi có thuế, họ sẵn sàng bỏ ra số tiền P 0
cho mỗi đơn vị hàng hóa thì sau khi chính phủ đánh thuế, họ phải bỏ ra số tiền P D* mới có
thể mua được một đơn vị hàng hóa này. Do đó khả năng mua và mức độ sẵn sàng mua của
người tiêu dùng với hàng hóa giảm xuống. Vì vậy, đường cầu D 0 sẽ dịch chuyển song

song sang bên trái đúng một khoảng bằng t. Nếu để thị trường tự điều tiết, sau một
khoảng thời gian thị trường sẽ tự quay về trạng thái cân bằng. Tại trạng thái cân bằng,
phương trình hàm cầu ngược mới sẽ bằng phương trình hàm cung ngược, hay P D* = PS. Từ
phương trình trên, có thể tính ra được giá và lượng cân bằng mới trên thị trường là P 1 và
Q1 với điểm cân bằng sau thuế là E1. Sau thuế, giá cân bằng tăng từ P0 lên P1, còn lượng
cân bằng giảm từ Q0 xuống Q1. Như vậy, nếu các điều kiện khác là giữ nguyên, thuế làm


cho sản lượng cân bằng giảm và mức giá cân bằng tăng. Tác động này giống như trong
trường hợp chính phủ đánh mức thuế t trên mỗi đơn vị sản phẩm bán ra.
P1 là mức giá mà người mua phải trả, và tương tự như trong trường hợp thuế đánh vào nhà
sản xuất, giá người bán nhận được cho mỗi đơn vị sản phẩm bán được sau thuế là:
P2 = P1 - t
Có thể thấy , thuế đã tạo ra sự chênh lệch giữa giá người mua phải trả với giá người bán
được nhận. Thuế cũng gây ra những thiệt hại nhất định với cả người tiêu dùng và nhà sản
xuất dù đối tượng mà chính phủ đánh thuế là người tiêu dùng. Trước thuế, người tiêu
dùng có thể mua được số lượng hàng hóa Q 0 với mức giá P0, nhưng sau thuế, họ chỉ mua
được số lượng hàng hóa tối đa là Q 1 (Q1 < Q0) với mức giá đắt hơn là P1 (P1 > P0). Diện
tích hình chữ nhật P0P1HG là gánh nặng thuế mà người tiêu dùng phải trả, còn nhà sản
xuất phải chịu mức thuế bằng phần diện tích P2P0GE1.
So với lúc trước thuế, người mua đã phải trả một mức giá cao hơn, nhưng người bán cũng
chỉ nhận được mức giá thấp hơn. Có nghĩa là, người tiêu dùng trả thuế nhưng thức chất,
gánh nặng thuế đã được chia sẻ giũa hai người.
2.3. Ví dụ minh họa
Để hiểu rõ hơn về tác động của thuế, chúng ta sẽ phân tích một bài tốn cụ thể dưới đây:
Cho hàm cung và hàm cầu trên thị trường của một hãng sản xuất hàng hóa X như sau:
QD = 80 - 2P

QS = - 42 + 3P


*Giả sử chính phủ đánh một mức thuế t = 4 trên mỗi đơn vị sản phẩm bán ra
Trước hết, để so sánh sự thay đổi trước và sau thuế, cần tính được giá và lượng cân bằng
của thị trường trước thuế:
Q S = QD
 - 42 + 3P = 80 – 2P

P0 = 24,4 ; Q0 = 31,2
Từ phương trình hàm cung và hàm cầu ở đề bài suy ra
PS = 14 + 1/3.Q
; PD = 40 – 1/2.Q
Sau khi chính phủ đánh thuế t = 4 vào nhà sản xuất: PS* = 14 + 1/3.Q + 4 = 18 + 1/3.Q
Nếu để thị trường tự điều tiết, thị trường sẽ quay về trạng thái cân bằng. Khi đó, mức cân
bằng sau thuế là: PS* = PD


 18 + 1/3.Q = 40 – 1/2.Q

Q1 = 26,4 ; P1 = 26,8

Có thể thấy rằng, so với trước thuế, giá của hàng hóa này đã tăng thêm 2,4$ trên mỗi đơn
vị sản phẩm, đồng nghĩa với việc người mua chịu thuế 2,4$ và người bán chịu thiệt 1,6$
mỗi sản phẩm. Sản lượng mà nhà sản xuất cung ứng giảm xuống còn 26,4; đây cũng là
mức sản lượng tối đa mà người tiêu dùng có thể mua được. Khi đánh mức thuế t = 4 vào
nhà sản xuất, chính phủ đã thu về được số tiền là: T = 4 x 26,4 = 105,6$.
*Giả sử chính phủ đánh một mức thuế t = 4 trên mỗi đơn vị sản phẩm mua vào
Sau khi chính phủ đánh thuế t = 4 vào người tiêu dùng: PD* = 40 – 1/2.Q – 4 = 36 – 1/2.Q
Nếu để thị trường tự điều tiết, thị trường sẽ quay về trạng thái cân bằng. Khi đó, mức cân
bằng sau thuế là:
PD* = PS
 36 – 1/2.Q = 14 + 1/3.Q


Q2 = 26,4 ; P2 = 27,2

Sau thuế, giá mặt hàng này tăng thêm 2,8$, có nghĩa là người tiêu dùng chịu thuế 2,8$ và
nhà sản xuất chịu thiệt 1,2$ trên mỗi đơn vị sản phẩm. Trong trường hợp này, tổng số thuế
mà chính phủ thu về là : T = 4 x 26,4 = 105,6$.
Vậy liệu có trường hợp nào thuế đánh vào nhà sản xuất dẫn đến kết quả giống như thuế
đánh vào người tiêu dùng hay không? Chúng ta hãy cùng phân tích ví dụ dưới đây:


(a)

(b)

Ở hình (a), mức thuế mà chính phủ đánh vào nhà sản xuất là t = 2 $ trên mỗi đơn vị sản
phẩm. Việc đánh thuế này đã khiến sản lượng hàng hóa mà nhà sản xuất cung ứng trên thị
trường giảm từ 5 xuống 4, tương đương với đường cung S0 dịch chuyển song song sang
trái đúng một khoảng bằng 2. Mức giá sau thuế trên thị trường tăng từ 5$ lên 6$, đó cũng
là mức giá mà người mua phải trả cho mỗi đơn vị hàng hóa. Tuy nhiên mức giá mà nhà
sản xuất nhận được chỉ là 4$. Có thể thấy rằng với mỗi đơn vị hàng hóa, người tiêu dùng
phải trả thêm 1$ cịn số tiền nhà sản xuất nhận được giảm đi 1$. Như vậy, thiệt hại mà
người tiêu dùng và nhà sản xuất phải chịu sau thuế là bằng nhau
Hình (b) thể hiện tác động của thuế khi chính phủ đánh một mức thuế t = 2 vào người tiêu
dùng. Khi mức thuế t = 2 được áp dụng cho mỗi sản phẩm mua vào, người tiêu dùng nhận


thấy rằng họ phải trả nhiều hơn 1$ so với trước khi có thuế mới mua được một đơn vị
hàng hóa. Do vậy khả năng mua và sẵn sàng mua của người tiêu dùng giảm xuống, kết
quả là đường cầu D0 dịch chuyển song song sang trái một khoảng đúng bằng 2. Giá hàng
hóa tăng từ 5$ lên 6$, lượng hàng hóa người tiêu dùng mua được giảm từ 5 xuống 4.

Trong trường hợp này, nhà sản xuất cũng chỉ nhận được số tiền là 4$ trên mỗi đơn vị hàng
hóa, vì vậy sản lượng họ cung ứng trên thị trường chỉ là 4, và người tiêu dùng cũng chỉ
mua được số lượng hàng hóa tối đa là 4. Người tiêu dùng phải trả nhiều hơn 1$ cho mỗi
đơn vị hàng hóa, cịn nhà sản xuất nhận được ít đi 1$ trên mỗi đơn vị hàng hóa bán được.
Từ phân tích trên có thể suy ra rằng: trong hai trường hợp này, cả nhà sản xuất và người
tiêu dùng đều chịu gánh nặng thuế như nhau là 1$, bất kể chính phủ đánh thuế vào nhà
sản xuất hay người tiêu dùng.
2.4. Độ co dãn cung – cầu tác động đến gánh nặng thuế
Từ những tác động của thuế với nhà sản xuất và người tiêu dùng như trên, có thể thấy
rằng khi chính phủ đánh thuế vào nhà sản xuất hay người tiêu dùng, thì cả hai đối tượng
này đều chịu một gánh nặng thuế nhất định. Và yếu tố ảnh hưởng đến việc nhà sản xuất
hay người tiêu dùng chịu gánh nặng thuế nhiều hơn chính là độ co dãn của cung và cầu.
Quy luật chung: Thuế làm lượng hàng hóa được mua bán trên thị trường giảm xuống,
đồng thời làm giá người mua phải trả tăng, giá người bán nhận được giảm so với trước
khi có thuế. Tuy nhiên, giá người mua phải trả tăng bao nhiêu tùy thuộc vào độ co giãn
của cầu. Nếu cầu co giãn nhiều thì với một mức độ tăng giá cho trước, lượng cầu sẽ giảm
nhiều hơn. Nói cách khác, tương ứng với cùng một độ giảm xuống của lượng cầu thì giá
mà người tiêu dùng thực sự phải trả sẽ tăng ít hơn, và người tiêu dùng sẽ phải chịu thiệt ít
hơn. Tương tự, nếu cung càng ít co giãn thì tương ứng với cùng một mức độ giảm xuống
của lượng, giá mà người sản xuất thực sự được nhận sẽ giảm nhiều hơn, và người sản
xuất sẽ phải chịu thiệt nhiều hơn. Vì vậy, có thể kết luận rằng cầu càng co giãn và cung
càng ít co giãn thì gánh nặng thuế sẽ chủ yếu rơi vào người sản xuất, và ngược lại, cầu
càng ít co giãn và cung càng co giãn thì gánh nặng thuế sẽ chủ yếu rơi vào người tiêu
dùng.
Tính quy luật này được thể hiện trong hình 2.3a và 2.3b. Cả hai trường hợp này đều lấy
thuế đơn vị đánh vào người tiêu dùng làm ví dụ. Có thể thấy gánh nặng thuế của người
tiêu dùng (Diện tích hình chữ nhật P 0 P1HG) nhỏ hơn so với gánh nặng thuế của nhà sản


xuất (Diện tích hình chữ nhật P2P0GE1) trong hình 2.3a, cịn trong hình 2.3b, gánh nặng

thuế của người tiêu dùng lại lớn hơn của nhà sản xuất.

Hình 2.3a

Hình 2.3b

Mức độ tương quan giữa hệ số co giãn của cầu và cung theo giá sẽ cho biết ai sẽ phải chịu
gánh nặng thuế nhiều hơn:
-Nếu cầu co giãn ít hơn cung thì người tiêu dùng sẽ phải chịu phần thuế lớn hơn người
sản xuất trong gánh nặng về thuế.
-Nếu cầu co giãn hơn cung thì người tiêu dùng sẽ phải chịu phần thuế ít hơn người sản
xuất trong gánh nặng về thuế
-Nếu cầu và cung co giãn đơn vị thì gánh nặng thuế được chia đều cho người sản xuất và
người tiêu dùng.
-Nếu cầu khơng co giãn thì người tiêu dùng chịu toàn bộ gánh nặng về thuế.
-Nếu cầu co giãn hồn tồn thì người sản xuất chịu tồn bộ gánh nặng về thuế.
Tóm lại, xét dưới góc độ tác động vào thị trường, việc chính phủ đánh thuế vào người tiêu
dùng hay nhà sản xuất đều mang lại tác động đối với cả người tiêu dùng, nhà sản xuất và
chính phủ. Khi đánh thuế, chính phủ sẽ thu được một khoản thuế, nhưng nhà sản xuất và
người tiêu dùng đều chịu thiệt. Chính sách thuế hợp lí là một trong những chính sách vĩ
mơ quan trọng trong nền kinh tế thị trường, là công cụ để điều tiết nền kinh tế. chính sách
thuế hợp lí sẽ đảm bảo tính cơng bằng xã hội, tính bình đẳng, tạo dựng được hành lang
pháp lý khoa học để khuyến khích sản xuất và kinh doanh phát triển.



PHẦN 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Thực trạng hút thuốc lá ở Việt Nam.
Hút thuốc lá là một tình trạng phổ biến ở Việt Nam đặc biệt là ở nơi công cộng. Nếu như
các nước trên thế giới hạn chế việc hút thuốc ở nơi cơng cộng thì ở Việt Nam việc đó vẫn

xảy ra hàng ngày. Chúng ta khơng khó để bắt gặp hình ảnh một người hút thuốc ở bến xe,
bệnh viện, bên ngồi trường học, thậm chí là hút thuốc ngay bên cạnh biển báo cấm hút
thuốc lá. Theo luật phòng chống tác hại thuốc lá ban hành năm 2013, 100 nghìn đồng đến
2 triệu đồng là mức phạt cho từng hành vi vi phạm về việc hút thuốc lá, buôn bán quảng
cáo thuốc lá theo quy định. Nhưng luật dường như chưa đủ mạnh để hạn chế những tác
hại đối với cộng đồng.
Theo thống kê, hiện Việt Nam có khoảng 15,6 triệu người hút thuốc, thuộc top 15 quốc
gia hút thuốc lá hàng đầu trên thế giới, trong đó, 43% nam giới, 1,1% nữ giới, 22,5%
người trưởng thành hút thuốc. Mỗi năm, người Việt Nam sử dụng 31.000 tỷ đồng cho chi
tiêu thuốc lá, 24.000 tỷ đồng/năm cho chi phí y tế liên quan tới tác hại của hút thuốc lá.
Cùng với đó là hơn 30 triệu người, bao gồm cả trẻ em bị tiếp xúc với hút thuốc lá thụ
động tại nhà, nơi làm việc, phương tiện giao thông công cộng, trường học. Hút thuốc lá
cũng là nguyên nhân hàng đầu của bệnh tật, tử vong với 40.000 người thiệt mạng mỗi
năm. Một nghiên cứu tại bệnh viên K cho thấy, 90% ca ung thư phổi có hút thuốc lá.
Những người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư cao hơn gấp 10 lần so với người không
hút thuốc. Nếu hút 20 điếu thuốc lá/ ngày thì nguy cơ mắc ung thư phổi gấp 26 lần người
khơng hút thuốc.
2. Mục đích của việc đánh thuế thuốc lá
Trên thị trường hiện nay, một số mặt hàng như rượu, bia, đặc biệt là thuốc lá đang chịu
mức thuế nhiều nhất, cụ thể hơn là thuế tiêu thụ đặc biệt? Vậy mục đích đằng sau việc
chính phủ đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá là gì?
Trước tiên, mục đích lớn nhất của việc đánh thuế vào mặt hàng thuốc lá nhằm cải thiện
sức khỏe cộng đồng. Trên cơ sở tình trạng hút thuốc lá ngày càng tăng, ảnh hưởng lớn tới
sức khỏe của người dân và để đạt được mục tiêu quốc gia, các chuyên gia khẳng định,
chính sách quan trọng, hiệu quả nhất để kiểm sốt việc hút thuốc lá chính là tăng thuế đối
với thuốc lá. Ngày 31/5/2014 để hưởng ứng Ngày Thế Giới không hút thuốc lá tổ chức Y
tế thế giới (WHO) và các đối tác đã kêu gọi các nước hãy tăng thuế thuốc lá. Chánh văn


phịng chương trình phịng chống tác hại huốc lá - ông Lương Ngọc Khuê cho biết, việc

WHO chọn chủ đề “Tăng thuế thuốc lá” nhằm kêu gọi các quốc gia thực hiện chính sách
thuế và giá các sản phẩm thuốc lá như một biện pháp hiệu quả để giảm lượng tiêu thụ
thuốc lá và số ca tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá gây nên.
Thứ hai, việc tăng thuế thuốc lá còn mang đến nguồn thu ngân sách cho chính phủ. Ngành
thuốc lá chiếm tổng số 15% thuế tiêu thụ đặc biệt tồn ngành cơng nghiệp nước ta. Theo
số liệu từ Hiệp hội thuốc lá Việt Nam, ngành cơng nghiệp sản xuất thuốc lá hiện đang
đóng góp khoảng 6000 tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước mỗi năm. Vào năm 2008, sau khi
áp dụng mức thuế mới 65% (tăng 10% so với năm 2007), doanh thu từ thuế thuốc lá đã
tăng hơn 1.000 tỷ đồng so với năm 2007 mặc dù tiêu dùng trong năm 2008 giảm khoảng
8%.
Thứ ba, việc áp thuế với thuốc lá giúp hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng xã hội. Thuế suất
thuế tiêu thụ đặc biệt ở mức cao so với các loại thuế khác và khơng có chế độ miễn giảm
thuế. Vì lý do này nên đối tượng sản xuất sẽ căn nhắc trước khi quyết định sản xuất còn
đối tượng tiêu dùng cân nhắc khi quyết định tiêu dùng vì chính họ là người chịu thuế và
thuế. Theo các nghiên cứu, giá thuốc lá điếu tại Việt Nam hiện nay còn thấp và càng ngày
càng rẻ trong khi thu nhập bình quân đầu người ngày một tăng. Mục tiêu quốc gia về
phòng, chống tác hại thuốc lá đến năm 2020 của Việt Nam là giảm tỷ lệ hút thuốc ở thanh
thiếu niên độ tuổi 15-24 từ 26% năm 2012 còn 18% năm 2020; Tỷ lệ hút thuốc lá ở nam
giới từ 47,4% năm 2011 giảm còn 39% vào năm 2020. Tỷ lệ hút thuốc ở nữ giới dưới
1,4% vào năm 2020. Theo Bộ Y tế và Tổ chức y tế Thế giới (WHO), tăng thuế thuốc lá đã
được chứng minh là biện pháp hiệu quả nhất và ít tốn kém nhất để giảm sử dụng thuốc lá,
đặc biệt để ngăn ngừa thanh thiếu niên hút thuốc.
3. Tác động của thuế thuốc lá

Thuế thuốc lá tác động trực tiếp đến ba đối tượng là người tiều dùng, doanh nghiệp sản
xuất và chính phủ. Hiện nay, sản phẩm thuốc lá ở Việt Nam đang chịu thuế tiêu thụ đặc
biệt. Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu, đánh vào một số loại hàng hóa, dịch vụ
mang tính chất xa xỉ nhằm điều tiết việc sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng xã hội. Đồng
thời điều tiết mạnh thu nhập của người tiêu dùng. Góp phần tăng thu cho Ngân sách Nhà
nước, tăng cường quản lý sản xuất kinh doanh đối với những hàng hóa, dịch vụ chịu thuế.

Cơng thức tính thuế TTĐB:


Thuế TTĐB = giá tính thuế TTĐB * thuế suất
Trong đó:
+ Giá tính thuế TTĐB của hàng hóa, dịch vụ là giá bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ của
cơ sở sản xuất kinh doanh chưa có thuế TTĐB, thuế bảo vệ mơi trường (nếu có) và thuế
giá trị gia tăng. Đối với hàng hóa sản xuất trong nước, giá tính thuế TTĐB được xác định
như sau:
Giá tính thuế TTĐB = Giá chưa có thế GTGT - Thuế bảo vệ môi trường
1 + Thuế suất thuế TTĐB
+ Thuế suất là căn cứ mức thuế phải nộp trên một đơn vị xác định giá trị của mức thuế
phải đóng đối với một loại đối tượng chịu thuế, thuế suất được thể hiện qua tỉ lệ %, tùy
vào từng loại chủ thể và điều kiện liên quan, mức thuế suất áp dụng sẽ khác nhau.
3.1. Tác động đến người tiêu dùng và nhà sản xuất
Việc đánh thuế thuốc lá đã có một số ảnh hưởng tới thói quen hút thuốc lá ở Việt Nam. Để
tìm hiểu sâu hơn về những ảnh hưởng này, chúng ta sẽ phân tích tác động của thuế đến
tiêu dùng thuốc lá trong nước trong giai đoạn 1990 – 2017.

Tổng sản lượng sản xuất và tiêu thụ thuốc lá trong nước giai đoạn 1990 - 2017


Năm 1990 là thời điểm đánh dấu thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng thuốc lá bắt đầu có
hiệu lực. Trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2001 tổng sản lượng sản xuất và lượng
tiêu thụ thuốc lá của nước ta nhìn chung có xu hướng tăng dần từ hơn 1 tỉ đến gần 3 tỉ
bao. Tổng sản lượng sản xuất trong 11 năm này luôn ở mức cân bằng với lượng tiêu thụ
trong nước. Từ năm 2002 đến năm 2005, sản lượng xuất hiện sự chênh lệch nhỏ khi lượng
tiêu thụ trong nước bắt đầu thấp hơn tổng sản lượng sản xuất thuốc lá. Trong vòng 15 năm
(1990 -2005), sản lượng sản xuất và sản lượng tiêu thụ luôn ở mức cân bằng hoặc trong
trạng thái chênh lệch không quá lớn là do thuế suất thuế TTĐB ở giai đoạn này được đánh

ở các mức khác nhau đối với các sản phẩm thuốc lá tùy vào loại sản xuất và xuất sứ của
nguyên liệu đầu vào.
Năm 2000, thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia về giảm tỷ lệ hút thuốc
với mục tiêu giảm tỷ lệ hút thuốc ở nam giới từ 45,3% xuống 39% vào năm 2020 nên
tổng sản lượng và tiêu thụ trong nước bắt đầu có sự chênh lệch. Từ năm 2000, Việt Nam
thực hiện điều chỉnh thuế thuốc lá ba lần vào các năm 2006, 2008 và 2014.
Năm 2006, Chỉnh phủ điều chỉnh mức thuế tiêu thụ đặc biệt chung là 55% giá xuất xưởng
cho tất cả các mặt hàng thuốc lá. Khi thuế được đánh là 55%, thì ngay lập tức tổng sản
lượng sản xuất đã giảm 300 nghìn bao và lượng tiêu thụ trong nước giảm 500 nghìn bao
so với một năm nước đó (năm 2005). Điều này có thể lí giải như sau: khi thuế thuốc lá
tăng, các doanh nghiệp thuốc lá có xu hướng sản xuất ít hơn, do vậy cả sản lượng sản xuất
và tiêu thụ đều giảm so với năm trước. Theo sự điều chỉnh này, thực tế mức thuế tăng với
các sản phẩm thấp cấp, còn với các sản phẩm cao cấp, thuế suất thực tế đã giảm. Mặc dù
năm 2007 sản lượng sản xuất và tiêu dùng tăng trở lại nhưng đến năm 2008 lại sụt giảm
một lần nữa do Chính phủ quyết định tăng thuế TTĐB thuốc lá từ 55% lên 65% giá xuất
xưởng.
Mức thuế suất 65% không thay đổi trong các năm từ năm 2008 đến năm 2013, vì vậy,
mức sản lượng sản xuất và tiêu thụ dần ổn định và có xu hướng tăng trở lại. Tuy nhiên,
dưới tác động của thuế, mức tăng trong sản lượng sản xuất và tiêu thụ thuốc lá tương đối
thấp. So với mức tăng cao của tổng sản lượng sản xuất thuốc lá thì số lượng tiêu thụ trong
nước đều duy trì tăng ở một mức không quá lớn. Đặc biệt là năm 2013, mức tổng sản
lượng lên đến hơn 5,5 tỷ bao trong khi lượng tiêu thụ trong nước chỉ ở mức 4,3 tỷ bao,
chênh lệch ở mức khoảng 1,2 tỷ bao.


Năm 2014 tiếp tục đánh dấu bước tiến mới trong chiến lược giảm tỷ lệ hút thuốc lá khi
Chính phủ tăng thuế suất thuế TTĐB đối với thuốc lá từ 65% lên 70% từ ngày 01/01/2016
và lên mức 75% từ ngày 01/01/2019. Sau khi hai mức thuế này được áp dụng tổng sản
lượng của các năm giảm đi bằng hoặc thấp hơn giai đoạn 2011 - 2014. Đặc biệt lượng tiêu
thụ thuốc lá trong nước sau khi áp thuế 70% - 75% giảm đáng kể so với tổng sản lượng

1,2 - 1.3 tỷ bao và thấp hơn mức tiêu thụ trong nước giai đoạn 2008 - 2013 với mức thuế
65%. Tiêu thụ trong nước năm 2013 là 4,4 tỷ bao đã giảm xuống 3,6 tỷ bao (năm 2014).
Năm 2015 đến năm 2017 tổng sản lượng và tiêu thụ trong nước bắt đầu có xu hướng tăng
trở lại nhưng ở mức tương đối thấp và tăng không liên tục. Tổng sản lượng luôn trong ba
năm này luôn ở trong khoảng 5.3 tỷ bao, lượng tiêu thụ trong nước tăng giảm từ khoảng
3,7 tỷ bao đến 3,9 tỷ bao, chệch lệch cao nhất ở mức 1.4 tỷ bao trong năm 2016.
Nhìn chung, việc đánh thuế của Chính phủ đã có đạt được một số kết quả tích cực trong
chiến lược giảm tỉ lệ hút thuốc lá tại Việt Nam, cụ thể là đã góp phần kìm hãm và làm
chậm lượng gia tăng sản xuất và tiêu thụ thuốc lá hàng năm. Song, những kết quả này vẫn
chỉ dừng lại ở con số rất nhỏ và nếu xét trên khía cạnh dài hạn hơn, mức thuế hiện tại
chưa đủ hiệu quả trong việc làm giảm sản lượng sản xuất và tiêu thụ thuốc lá.
3.2. Tác động đến Chính phủ
Việc điều chỉnh thuế với mặt hàng thuốc lá không chỉ tác động đến nhà sản xuất và người
tiêu dùng, mà còn liên quan đến thuế nộp vào ngân sách chính phủ hàng năm. Dưới đây là
số tiền thuế mà ngành thuốc lá Việt Nam nộp vào ngân sách chính phủ
Năm

2015

2016

2017

2018

2019

Thuế nộp
(Tỷ VNĐ)


15.230

16.638

17.862

19.184

20.338

Thuế TTĐB

65%

70%

70%

70%

75%

2020
23.287
75%

Có thể nhận thấy rằng, việc giữ nguyên hoặc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá làm
cho thuế nộp vào ngân sách nhà nước tăng dần qua các năm. Nghiên cứu của trường đại
học Thương Mại về cơ sở chính sách thuế thuốc lá cho thấy: ước tính ảnh hưởng của việc
áp một mức thuế 65% hoặc 70% sẽ làm doanh thu của Chính phủ tăng lên ở mức 10,8%

đến 20,4%. Như vậy, tăng thuế thuốc lá sẽ làm tăng nguồn thu cho ngân sách chính phủ,


và nguồn ngân sách này sẽ hỗ trợ đáng kể cho chiến lược phòng chống tác hại của thuốc
lá và giảm tỉ lệ hút thuốc lá mà chính phủ đề ra.
3.3. Tác động của thuế với sản phẩm thuốc lá Vinataba
Là cơng ty chiếm giữ vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thuốc lá
Vinataba là một trong những doanh nghiệp chịu tác động lớn từ việc áp thuế TTĐB đối
với thuốc lá. Để hiểu rõ hơn về điều đó, chúng ta đi tìm hiểu qua hãng và một số tác động
như sau:
3.3.1. Giới thiệu sơ lược về doanh nghiệp:
Được thành lập ngày 05/04/1985, từ một Xí nghiệp liên hiệp có 4 nhà máy sản xuất thuốc
lá điếu và một số xí nghiệp sản xuất nguyên liệu thuốc lá, hiện nay, Tổng công ty Thuốc
lá Việt Nam đã phát triển hoàn chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh thuốc lá khép kín
từ sản xuất nguyên phụ liệu đến thuốc lá điếu, xuất nhập khẩu, thương mại, dịch vụ thuốc
lá và mở rộng sang lĩnh vực sản xuất thực phẩm bánh kẹo, đồ uống… Trải qua nhiều giai
đoạn thăng trầm và dần lớn mạnh trong gian khó, Tổng cơng ty Thuốc lá Việt Nam đã trở
thành một trong những Tổng công ty lớn của Nhà nước, giữ vị trí số một trong ngành
thuốc lá Việt Nam, đóng góp tích cực cho ngân sách nhà nước và nền kinh tế quốc dân.
Vinataba ra đời với sứ mệnh đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách quan của xã hội, nắm bắt cơ
hội dẫn dắt ngành thuốc lá Việt Nam phát triển, đảm bảo các yêu cầu hội nhập, thân thiện
môi trường và trách nhiệm xã hội. Trong tương lai, doanh nghiệp hướng tới trở thành tổ
chức kinh tế mạnh, giữ vị trí hàng đầu trong chuỗi sản xuất kinh doanh thuốc lá tại Việt
Nam và xuất khẩu, đóng góp ngày càng cao cho sự phát triển kinh tế của đất nước với giá
trị cốt lõi: Đoàn kết - đổi mới - sẵn sàng - hành động - gia tăng - hiệu quả.
3.3.2. Tác động của thuế với sản lượng tiêu thụ thuốc lá Vinataba
Là một doanh nghiệp chiếm thị phần lớn nhất trong thị trường thuốc lá tại Việt Nam, việc
tăng thuế tiêu thụ đặc biệt qua các năm có ảnh hưởng như thế nào đến sản lượng tiêu thụ
thuốc lá của Vinataba? Để thấy rõ hơn tác động của thuế với sản phẩm thuốc lá Vinataba,
chúng ta sẽ phân tích bảng số liệu về sản lượng tiêu thụ thuốc lá trong giai đoạn 20142019

2014

2015

2016

2017

2018

2019


Sản lượng tiêu
thụ (Tỉ bao)

3,1

3,476

3,597

3,786

4,013

4,194

Giá bán
(vnđ/bao)


14.500

15.000

17.000

17.000

18.000

19.000

Thuế suất
TTĐB

65%

65%

70%

70%

70%

75%

Thuế nộp cho
ngân sách

(tỷ đồng)

7.490

9.706

10.305

10.900

11.021

11.371

Gọi %Q là mức tăng sản lượng tiêu thụ qua các năm. Ta tính được %Q bằng cách lấy mức
chênh lệch trong sản lượng tiêu thụ giữa hai năm chia cho sản lượng năm liền kề, rồi nhân
với 100%

3,476 − 3,1
*100% = 12,1%
3,1

+ Giai đoạn 2014 – 2015: %Q =
Sản lượng tiêu thụ năm 2015 tăng 12,1% so với sản lượng năm 2014

3,597 − 3,476
*100% = 3,5%
3,476
+ Giai đoạn 2015 - 2016:


%Q =

Sản lượng tiêu thụ năm 2016 tăng 3,5% so với sản lượng năm 2015

3,786 − 3,597
*100% = 5,3%
3,597
+ Giai đoạn 2016 - 2017:

%Q =

Sản lượng tiêu thụ năm 2017 tăng 5.3% so với sản lượng năm 2016

4,013 − 3,786
*100% = 6%
3,786
+ Giai đoạn 2017 - 2018:

%Q =

Sản lượng tiêu thụ năm 2018 tăng 6% so với sản lượng năm 2017


4,194 − 4,013
*100% = 4,5%
4,013
+ Giai đoạn 2018 - 2019:

%Q =


Sản lượng tiêu thụ năm 2019 tăng 4,5% so với sản lượng năm 2018
Để nghiên cứu về tác động của thuế đến sản lượng tiêu thụ thuốc lá Vinataba, chúng ta sẽ
xem xét mức độ tăng trong sản lượng qua các giai đoạn.
- Năm 2014, mức thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá Vinataba là 65%, tại mức thuế này,
sản lượng tiêu thụ là 3,1 tỉ bao. Năm 2015, mức thuế vẫn giữ nguyên là 65%, mức giá
tăng lên khơng đáng kể, cùng với đó sản lượng tăng thêm 376 triệu bao, tương ứng với
12,1%. Nhưng đến năm 2016, khi chính phủ tăng thêm 5% mức thuế tiêu thụ đặc biệt, sản
lượng chỉ tăng thêm 121 triệu bao, tương ứng với 3.5%. Có thể thấy sản lượng tiêu dùng
ở gia đoạn 2015-2016 vẫn tăng nhưng tăng ở mức độ ít hơn so với giai đoạn 2014-2015
- Trong giai đoạn từ 2016 đến 2018, mức thuế tiêu thụ đặc biệt được giữ ổn định tại mức
70%. Có thể thấy khi không tăng thuế tiêu thụ đặc biệt, sản lượng tiêu thụ thuốc lá tăng
đều theo thời gian: so với năm 2016, sản lượng năm 2017 tăng 189 triệu bao tương ứng
với 5,3%; so với năm 2017, sản lượng tăng 227 triệu bao, tương ứng với 6%. Giai đoạn
2016 - 2017, báo cáo của Vinataba cho biết ngành thuốc lá gặp nhiều khó khăn khi giá
thuốc lá liên tục phải điều chỉnh tăng theo thuế suất tiêu thụ đặc. Trong đó, thuế tiêu thụ
đặc biệt tăng từ 65% lên 70% từ ngày 1/1/2016. Vinataba cho biết tiêu dùng thuốc lá trong
nước có xu hướng giảm, chuyển đổi sang các sản phẩm trung cấp do tác động của luật
phòng, chống tác hại thuốc lá. Năm 2017, công ty thuốc lá Vinataba đạt tổng doanh thu
25,681 tỷ đồng (không bao gồm thuế), doanh thu sụt giảm so với hai năm trước. Trong
năm 2017 Vinataba đã nộp vào ngân sách 10,930 tỷ đồng, tăng trưởng 12%.
- Năm 2019 đánh dấu một mức thuế tiêu thụ đặc biệt mới là 75%, mức thuế này cao hơn
5% so với mức thuế trong giai đoạn 2016-2018. Với việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt thêm
5%, sản lượng tiêu thụ thuốc lá đã tăng chậm lại, cụ thể sản lượng tăng 181 triệu bao so
với năm 2018, tương đương với 4,5%.
Từ mức tăng sản lượng qua các năm có thể rút ra nhận xét như sau:
Nhìn chung các lần tăng thuế này đều có biên độ tăng khá nhỏ (mức tăng thuế thấp) và
không liên tục hàng năm. Cũng thời gian đó, thu nhập người dân đã tăng lên nhiều lần, vì


vậy, tác động của việc tăng thuế rất hạn chế về cả mức độ giảm tiêu dùng và tăng thu ngân

sách.
Khi thuế tiêu thụ đặc biệt ở mức thấp, sản lượng tiêu thụ thuốc lá ngày càng tăng. Sản
lượng cũng tăng dần trong trường hợp thuế tiêu thụ đặc biệt không thay đổi qua các năm.
Tuy nhiên khi tăng mức thuế này, tốc độ tăng của sản lượng sẽ giảm dần. Vì vậy chính
phủ cần có một lộ trình tăng thuế cụ thể theo các năm để bắt kịp tốc độ lạm phát và kiểm
soát, hạn chế được tốc độ tăng trong sản lượng thuốc lá tiêu thụ.
Từ số liệu trên ta cũng có thể thấy, tuy thuế suất TTĐB tăng dẫn đến thuế TTĐB mà
doanh nghiệp phải nộp càng nhiều nhưng lượng tiêu thụ thuốc lá giai đoạn 2014-2019
không hề có xu hướng giảm mà thậm chí cịn đang tăng lên. Nguyên nhân chính của việc
tiêu dùng thuốc lá không giảm qua các năm là do mức thuế đánh vào sản phẩm quá thấp,
tác động đến giá bán lẻ không đáng kể, không theo kịp mức tăng thu nhập bình quân đầu
người của Việt Nam và mức lạm phát hàng năm.
3.4. Liên hệ việc đánh thuế thuốc lá ở Việt Nam với một số nước trên thế giới
Theo đánh giá của WHO, Việt Nam hiện đang là nước có giá thuốc lá thấp nhất trên thế
giới (so với thu nhập bình quân). Điều này cũng đồng nghĩa với việc người dân, kể cả
những người có thu nhập thấp và trung bình vẫn có khả năng cao hơn tiếp cận với các sản
phẩm thuốc lá. Cụ thể, chúng ta sẽ so sánh mức giá của một bao thuốc lá ở Việt Nam với
một số nước trên thế giới.


Giá một bao thuốc lá nhãn phổ biến nhất tại Việt Nam tính theo đơla Mỹ
so với các nước khu vực Tây Thái Bình Dương 2014
Mặc dù giá bán lẻ của thuốc lá có tăng theo thời gian nhưng thu nhập của người dân đang
gia tăng nhanh hơn. Nếu lấy mốc là năm 2005 thì trong giai đoạn 2015 - 2016, trong khi
thu nhập theo đầu người tăng gấp 4,7 lần thì giá thuốc lá chỉ tăng 2,2 lần (số liệu của
Tổng cục Thống kê và Báo cáo của WHO).
Phân tích sức mua thuốc lá bằng chỉ số “Giá thuốc lá tính theo phần trăm thu nhập quốc
dân trên đầu người”, hay nói cách khác là tỷ lệ phần trăm thu nhập cần thiết để mua được
100 bao thuốc lá (20 điếu) cho thấy, nếu như năm 2005 người dân phải bỏ 9% thu nhập để
mua 100 bao thuốc lá Vinataba, nhưng đến năm 2016 người dân chỉ còn phải bỏ ra 4,3%

thu nhập là có thể mua được 100 bao thuốc lá Vinataba. Điều này cho thấy giá thuốc lá
đang rẻ đi so với thu nhập trong khi sức mua thuốc lá của người Việt Nam vẫn đang trên
đà gia tăng.
Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng mức thuế tương đối cao với mặt hàng
thuốc lá và họ cũng đã đạt được nhiều tín biệu tích cực từ việc tăng thuế. Vậy nước ta có
thể học hỏi được những gì từ kinh nghiệm cái cách thuế của một số nước trong khu vực?
3.4.1. Việc đánh thuế thuốc lá ở Philippines


Philippines là một trong những nước áp thuế TTĐB theo hình thức tuyệt đối đối với mặt
hàng thuốc lá (Thuế tuyệt đối: là một khoản tiền thuế cụ thể được đánh trên mỗi đơn vị
của sản phẩm, ví dụ: Singapore thu thuế 8 đô la Singapore/bao thuốc lá 20 điếu). Trước
năm 2012, Philippines được ghi nhận là quốc gia có số người hút thuốc nhiều nhất trong
khu vực Đông Nam Á với hơn 28% dân số trưởng thành hút thuốc, trong đó tỷ lệ hút
thuốc ở tuổi thanh thiếu niên lên đến 8,9%. Vì trước đó hệ thống thuế thuốc lá đánh vào
theo bốn nhóm mức thuế khác nhau tùy thuốc vào mức giá bán của sản phẩm nên tỷ lệ hút
thuốc ở quốc gia này ở mức cao như vậy. Đến năm 2012, Philippines thông qua luật cải
cách thuế, tăng mạnh và đều đặn thuế suất đánh vào thuốc lá. Từ sau năm 2017, mức
thiếu thuốc lá ở quốc gia này tiếp tục được điều chỉnh tăng 4% mỗi năm.

Nguồn ảnh: Bộ Y tế, HealthBridge, Hỏi đáp về thuốc lá tại Việt Nam, 2018
Kết quả từ việc đánh thuế: Sau khi thuế TTĐB đối với thuốc lá thay đổi thì từ năm 2012
giá trị trung bình mỗi bao thuốc lá của quốc gia này tăng lên (cụ thể tăng từ 21,1peso năm
2012 lên 31,3peso năm 2013). Giá thuốc là tăng làm lượng tiêu thụ thuốc lá giảm. Sản
lượng tiêu thụ thuốc lá ở Philippines năm 2013 giảm đi 1,16 tỷ gói so với năm 2012. Theo
thống kê thì số người trưởng thành hút thuốc đã giảm 5,6% kể từ năm 2009 đến năm
2015. Sau khi luật cải cách thuế thuốc lá thay đổi từ năm 2012 đến năm 2013 thì doanh
thu từ thuế thuốc lá đã tăng gấp đơi từ con số 680 triệu USD lên 1,66 tỷ USD mặc dù
lượng tiêu thụ thuốc lá giảm. Đây là hiệu quả rõ ràng nhất cho thấy tác động của việc tăng
thuế thuốc lá ở quốc gia này.

3.4.2. Việc đánh thuế thuốc lá ở Thái Lan
Khác với thuế tỷ lệ của Việt Nam tính trên giá xuất xưởng thì Thái Lan áp dụng hệ thống
thuế theo tỷ lệ phần trăm tính trên giá bán buôn. Thái Lan thực hiện 10 lần tăng thuế trong


giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2015 với mức thuế tăng từ 55% lên 87% giá bán bn có
thuế.
Kết quả từ việc tăng thuế của Thái Lan theo cách trên đã làm gia tăng giá thuốc lá tại
quốc gia này từ 0,5USD mỗi bao (1993) lên 2,2USD mỗi bao năm 2015. Việc tăng thuế
làm giảm tỷ lệ hút thuốc lá của người trưởng thành ở nước này giảm từ 32% (1991) xuống
19,9% (2015). Kể từ khi liên tục tăng thuế thì ngn sách thu từu thuế gia tăng đáng kể
hơn thế nữa, nhờ việc áp thuế cao với thuốc lá mà Thái Lan trnhas được 31,867 ca tử
vong trong giai đoạn 1993-2006 và 319,456 ca tử vong gia đoạn 1991-2016.
Từ kinh nghiệm của hai quốc gia trên ta một lần nữa thấy được việc đánh thuế cao và tăng
thuế thuốc lá đều đặn sẽ giúp cho tỷ lệ hút thuốc giảm, ngân sách thu từ thuốc thuốc lá
tăng phục vụ cho y tế cộng đồng đồng thời cải thiện sức khỏe cộng đồng, ngăn chặn các
ca tử vong từ thuốc lá gây ra.
3.5. Một số đề xuất tăng thuế thuốc lá
Trước tình trạng lượng tiêu thu thuốc lá tại Việt Nam chưa có dấu hiệu giảm, Bộ Tài
chính soạn thảo Dự thảo Luật thuế TTĐB tháng 8/2017 với hai phương án
- Phương án 1: bổ sung thuế tuyệt đối ở mức 1.000 đồng/ bao từ năm 2020
- Phương án 2: tăng thuế tỷ lệ từ 75% lên 80% vào năm 2020 và 85% vào năm 2021
Tuy nhiên, để đạt mục tiêu giảm tỷ lệ hút thuốc theo chiến lược quốc gia về Phòng chống
tác hại thuốc lá, bộ Y tế lại đề xuất mức thuế thuốc lá tuyệt đối phải tăng tối thiểu 2.000
đồng/bao vào năm 2020 và mức tối ưu phải là tăng 5.000 đồng/ bao.
Cả hai phương án đề xuất của Bộ Tài chính và Bộ Y tế đều có tác động làm tăng số thu
ngân sách nhà nước và giảm tỷ lệ hút thuốc. Nhưng, nếu muốn đạt mục tiêu quốc gia vừa
tăng ngân sách vừa giảm tỷ lệ hút thuốc thì nên cân nhắc phương án của Bộ Y tế vì
phương án bổ sung thuế tuyệt đối sẽ có mức tăng ngân sách lớn hơn và so với mức tăng
tối thiểu 1.000 đồng/ bao thì mức tăng 2.000 đồng/ bao đến tối ưu 5.000 đồng/ bao sẽ có

mức giảm tỷ lệ hút thuốc cao hơn. Nếu áp dụng phương án tăng 1.000 đồng/bao thuế
tuyệt đối thì mức giảm tỷ lệ hút thuốc chỉ là 1,5% tính từ nay tới hết năm 2021 tức bằng
1/4 mục tiêu quốc gia cần đạt được vào năm 2020. Để có thể đạt được mức giảm tối ưu để
đạt mục tiêu quốc gia thì cần tăng thuế ở mức 5.000 đồng/bao. Cả hai phương án đề xuất
tăng thuế của Bộ Tài chính và đề xuất của Bộ Y tế đều có tác động làm tăng số thu ngân
sách nhà nước. Tuy nhiên, phương án bổ sung thuế tuyệt đối sẽ có mức tăng số thu ngân


×