Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Phân tích vai trò của triết học trong đời sống xã hội lựa chọn 1 tác phẩm văn học nghệ thuật để phân tích thế giới quan và phương pháp luận của tác phẩm đó dưới góc độ triết học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO

BÀI TẬP LỚN
BỘ MÔN: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
Đề bài:
Phân tích vai trị của triết học trong đời sống xã hội. Lựa chọn 1 tác phẩm
văn học nghệ thuật để phân tích thế giới quan và phương pháp luận của tác
phẩm đó dưới góc độ triết học.
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Ngọc Diệp
Mã sinh viên: 11211317
Lớp: POHE Truyền thông Marketing

Hà Nội, 2021


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
I. LÝ LUẬN: PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC TRONG ĐỜI SỐNG
XÃ HỘI: .................................................................................................................................... 2
1. CHỨC NĂNG THẾ GIỚI QUAN:................................................................................. 2
2. CHỨC NĂNG PHƯƠNG PHÁP LUẬN: ........................................................................ 3
II. THỰC TIỄN: PHÂN TÍCH THẾ GIỚI QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
CỦA TÁC PHẨM “TRUYỆN KIỀU” DƯỚI GÓC ĐỘ TRIẾT HỌC: .............................. 4
1. PHÂN TÍCH THẾ GIỚI QUAN TRONG “TRUYỆN KIỀU”: ........................................... 4
1.1. Quan niệm về con người trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du: .............. 4
1.2. Quan niệm về nhân sinh trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du: .............. 4
1.2.1. Tác phẩm đã đưa ra quan niệm về thân phận con người đầy biến đổi trong
cuộc đời:..................................................................................................................................... 4
1.2.2. Tác phẩm đã đưa ra quan niệm về định mệnh của đời người: ..................... 6
1.2.3. Tác phẩm đã thể hiện được quy luật nhân quả trong cuộc đời con người:8



2. PHÂN TÍCH PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRONG “TRUYỆN KIỀU”: ...................................... 9
III. KẾT LUẬN: ....................................................................................................... 11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 12


MỞ ĐẦU
Song hành cùng dòng chảy của thời đại, những cái tên như Khổng
Tử, Pythagoras, V.I. Lenin,… đã trở nên quen thuộc với nhiều thế hệ trên
khắp thế giới. Họ được gọi là những nhà thông thái, nhà hiền triết, người
nắm được bí mật của sự vật; thậm chí trong lịch sử nhân loại, có thời kỳ mà
xã hội đặt nhà triết học vào vị trí cao nhất của cơ cấu tổ chức xã hội (Platon
với mơ hình "Nhà nước lý tưởng").
Trải qua quá trình hình thành và phát triển, triết học đã đạt được
nhiều thành tựu đáng kể trong việc phản ánh và thúc đẩy tư duy con người
thông qua các cơng cụ lý tính, các tiêu chuẩn logic và những kinh nghiệm
mà con người đã khám phá từ thực tại. Cho đến nay, triết học đã hoàn
chỉnh hơn và trở thành khoa học về những quy luật vận động, phát triển
chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.
Ngày nay, trước sự phát triển của các ngành khoa học khác như kỹ
thuật, điện tử, hoá học…, triết học khơng mất đi vai trị đối với thực tiễn
cuộc sống mà còn trở thành thế giới quan, phương pháp luận cho các khoa
học cụ thể ấy.
Với những vai trò to lớn xuyên suốt chiều dài lịch sử, triết học đã
và đang đóng góp cho sự phát triển của tư tưởng và thực tiễn đời sống xã
hội. Bài tập này sẽ phân tích những vai trị đã được thừa nhận của triết học
và đưa ra dẫn chứng minh hoạ để chứng minh cho vai trị ấy thơng qua một
tác phẩm nghệ thuật.

1



I. Lý luận: Phân tích vai trị của triết học trong đời sống xã hội:
Trước khi phân tích vai trị của triết học trong đời sống xã hội, cần
tìm hiểu định nghĩa và đối tượng của triết học. Có nhiều định nghĩa về triết
học, nhưng các định nghĩa thường đưa đến nội dung chung nhất như sau:
triết học là thống quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí con
người trong thế giới đó, là khoa học về những quy luật vận động, phát triển
chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. Trên cơ sở đó, triết học Mác –
Lênin xác định đối tượng cứu của mình bao gồm khơng chỉ quy luật phổ
biến của tự nhiên nói chung, mà cịn bao gồm cả những quy luật phổ biến
của bộ phận tự nhiên đã và đang được nhân hóa – tức là các quy luật phổ
biến của lịch sử xã hội. Do đó, đối tượng của triết học Mác - Lênin bao gồm
cả vấn đề con người. Triết học Mác - Lênin xuất phát từ con người, từ thực
tiễn, chỉ ra những quy luật của sự vận động, phát triển của xã hội và của tư
duy con người; do đó, trở thành cơ sở thế giới quan phương pháp luận trong
nhận thức và cải tạo xã hội.

1. Chức năng thế giới quan:
Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm về thế giới và về vị trí
của con người trong thế giới đó. Triết học là hạt nhân lý luận của thế giới
quan. Triết học Mác - Lênin đem lại thế giới quan duy vật biện chứng, là
hạt nhân thế giới quan cộng sản.
Thế giới quan duy vật biện chứng có vai trị đặc biệt quan trọng định
hướng cho con người nhận thức đúng đắn thế giới hiện thực. Nói cách khác,
đây chính là lăng kính triết học để con người nhìn nhận thế giới và chính
bản thân mình. Nó giúp con người trả lời cho các câu hỏi: “Bản chất con
người như thế nào? Ý nghĩa cuộc sống là gì? Tại sao chúng ta ở đây? Định
mệnh có tồn tại khơng?
2



Thế giới quan duy vật biện chứng, trên một ý nghĩa nhất định cũng
đóng vai trị phương pháp luận bằng việc giúp con người định hướng thái
độ và hành động của mình trong đời sống xã hội.
Thế giới quan duy vật biện chứng nâng cao vai trị tích cực, sáng
tạo của con người, là tiền đề để xác lập nhân sinh quan tích cực. Một trong
những tiêu chí quan trọng để khẳng định sự trưởng thành của một cá nhân
cũng như cả cộng đồng xã hội là trình độ phát triển về thế giới quan. Thế
giới quan triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan, làm cho thế giới
quan của con người phát triển như một quá trình tự giác.

2. Chức năng phương pháp luận:
Phương pháp luận là hệ thống những quan điểm, những nguyên tắc
nhằm chỉ đạo việc sử dụng các phương pháp trong hoạt động nhận thức và
hoạt động thực tiễn để đạt kết quả tối ưu. Phương pháp luận cũng có nghĩa
là lý luận về hệ thống phương pháp. Triết học Mác - Lênin thực hiện chức
năng phương pháp luận chung nhất, phổ biến nhất cho nhận thức và hoạt
động thực tiễn.
Phương pháp luận duy vật biện chứng trang bị cho con người hệ
thống những nguyên tắc phương pháp luận chung nhất cho hoạt động nhận
thức và thực tiễn. Triết học Mác-Lênin trang bị cho con người hệ thống các
khái niệm, phạm trù, quy luật làm công cụ nhận thức khoa học; giúp con
người phát triển tư duy khoa học, đó là tư duy ở cấp độ phạm trù, quy luật.
Tuy nhiên, triết học Mác-Lênin khơng phải là đơn thuốc vạn năng
có thể giải quyết được mọi vấn đề. Để có những nhận thức và hành động
đúng đắn nhất, con người cần phải có kiến thức khoa học và kinh nghiệm
hoạt động thực tiễn xã hội.
3



II. Thực tiễn: Phân tích thế giới quan và phương pháp luận của tác
phẩm “Truyện Kiều” dưới góc độ triết học:
1. Phân tích thế giới quan trong “Truyện Kiều”:
1.1. Quan niệm về con người trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du:
Theo quan niệm của Nguyễn Du, bản chất, tính cách hay cách hành
xử của con người không phải thứ sẽ giữ nguyên từ khi sinh ra đến khi mất
đi mà sẽ trải qua những biến đổi nhất định trong quá trình tồn tại cũng như
trong từng hoàn cảnh khác nhau. Cụ thể, tính cách Kiều cũng có sự phát
triển theo thời gian, từ một cô gái "e lệ nép vào dưới hoa", trong trắng buổi
ban đầu, trải qua bao nhiêu sóng gió dập vùi của cuộc đời dâu bể, Kiều đã
trở thành người đàn bà dày dạn, can trường "Đến phong trần cũng phong
trần như ai", can đảm, tự tin bước lên ghế quan tịa "sánh với Từ cơng cùng
ngồi" để xử tội những kẻ gây ra tai họa trong buổi báo ân báo oán. Hay trong
ngày Kim Trọng gặp lại Thuý Kiều sau mười lăm năm sương gió bụi trần,
Thuý Kiều cũng tự xét thấy mình đã khơng cịn là cô gái trẻ mơn mởn cành
tơ như xưa nữa:
Bấy chầy gió táp mưa sa,
Mấy trăng cũng khuyết, mấy hoa cũng tàn
Còn chi là cái hồng nhan.
1.2. Quan niệm về nhân sinh trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du:
1.2.1. Tác phẩm đã đưa ra quan niệm về thân phận con người đầy
biến đổi trong cuộc đời:
Đó là câu chuyện về cuộc đời trải qua những lần bể dâu, về những
cái đã trôi qua không bao giờ kéo lại được, về kiếp sống của con người lênh
đênh chìm nổi. Kiều khơng chỉ hiện thân cho nhan sắc, mà còn hiện thân

4



cho tài hoa và phẩm hạnh, hiện thân cho cuộc đời đầy biến động, đang sống
trong cảnh:
Êm đềm trướng rủ màn che,
Tường đông ong bướm đi về mặc ai.
Vậy mà một phen sóng gió ba đào đã đẩy nàng ra giữa cuộc đời đầy
giơng bão, sự thay đổi đó khơng chỉ là hồn cảnh xơ đẩy mà cịn thể hiện
sự tang thương dâu bể. Nhiều sự kiện xảy ra dồn dập cùng một lúc, thể hiện
tư tưởng về sự biến ảo khôn lường ở đời.
Nguyễn Du nhấn mạnh sự đổi thay liên tục của kiếp người, với ý
thức về sự may rủi, vô thường của đời người, với sự mong manh, trôi dạt,
lưu lạc của thân phận. Cả một không gian đầy lưu lạc bao trùm lên kiếp
người, vạn vật nằm trong dịng biến ảo vơ thường, vơ định:
- Phận sao phận bạc như vôi,
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
- Phận bèo bao quản nước sa,
Lênh đênh đâu nữa cũng là lênh đênh.
- Nghĩ mình mặt nước cánh bèo,
Đã nhiều lưu lạc lại nhiều gian truân.
- Hoa trôi nước chảy xi dịng,
Xót thân chìm nỗi đau lịng hợp tan.
Nguyễn Du đã cảm nhận sâu sắc và phản ánh sinh động số phận con
người trước sóng gió ba đào, trước đắng cay, tủi nhục của cuộc đời, sự trôi
nổi, bất ổn với nhiều đổi thay trong tiến trình biến dịch của thân phận con
người biểu hiện cụ thể bằng hình ảnh "mặt nước cánh bèo", "nước chảy hoa
trơi", "bể trần chìm nổi". Với cái nhìn nhiều chiều, trong thế giới của Truyện
Kiều cũng như trong thế giới thật của chúng ta, cuộc đời diễn ra mn hình
mn vẻ, cuộc đời con người dưới ngòi bút của Nguyễn Du thay đổi đến
5



kinh hồng, phúc họa đến vơ thường để rồi ngay mở đầu Truyện Kiều,
Nguyễn Du đã nêu lên tính chất biện chứng và sự thay đổi khôn lường của
đời người:
Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng .
Trong bốn câu thơ mở đầu tác giả đã phác họa ra trước mắt ta một
cảnh đời đau thương biến ảo của những vô thường biến đổi, những thăng
trầm vinh nhục, những bãi biển nương dâu của cuộc đời. Vì thế khi đã sinh
ra, khơng ai tránh khỏi cảnh vơ thường, đau khổ và chết chóc.
1.2.2. Tác phẩm đã đưa ra quan niệm về định mệnh của đời người:
Đọc Truyện Kiều, Nguyễn Du cũng như mỗi độc giả đều xót xa như
“đứt từng khúc ruột” khi phải chứng kiến số phận của người con gái tài hoa
nhưng bạc mệnh Thuý Kiều:
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mênh cũng là lời chung.
“Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã phản ánh về số phận, hay
vận mệnh của con người dưới chế độ xã hội đương thời suy đồi, mục nát
hết sức bi đát, số phận của người bình dân đã thế còn vận mệnh của những
người tài năng lại càng thê thảm, đắng cay hơn. Mở đầu Truyện Kiều,
Nguyễn Du đã nhận định, luật "tài mệnh tương đố" là một trong những
"Luật đời" khiến con người phải chịu nhiều oan trái nhất, đặc biệt với những
người tài năng. Sự đối lập giữa tài năng và số mệnh được Nguyễn Du coi
là một trong những sự bất công lớn nhất trong cuộc đời con người" (Lê Thị
Lan, 2007). Từ đó, ông đưa ra tư tưởng "Tài mệnh tương đố" hay "Tài mệnh
ghét nhau”:

6


Trăm năm trong cõi người ta,

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
Trong Truyện Kiều sự mâu thuẫn giữa Tài và Mệnh tập trung ở nhân vật
Thúy Kiều và Từ Hải, hai con người có tài nhưng cuộc đời vơ cùng trắc trở. Số
mệnh ở đây hay chính là bối cảnh xã hội phong kiến đương thời đã dồn ép hai con
người ấy vào đường cùng. Tác giả nói đến trời, nhưng chúng ta không thấy bàn
tay của trời hay bất cứ thế lực thần thánh nào can dự vào số mệnh của họ. Sự thật
chúng ta chỉ thấy những bộ mặt người hiểm ác và phản trắc là Hồ Tơn Hiến, đại
diện triều đình phong kiến, là quan lại ăn tiền cùng bọn sai nha lộng hành và
những tên lưu mạnh mạt hạng như Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Bạc Hạnh mà thơi.
Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du cịn thể hiện tư tưởng thiên mệnh trong
quan ngườiệm "hồng nhan bạc mệnh", "Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen".
Những thế lực tàn phá cái hay, cái đẹp đều được Nguyễn Du khái quát thành số
mệnh, ông cho rằng ở đời có cái khơng cơng bằng là vì trời vốn ghét cái trịn trĩnh,
trọn vẹn:
Lạ gì bỉ sắc tư phong,
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.
Tài năng hay bị đố kỵ, tài hoa thì bạc mệnh, tài sắc bị ghen ghét "Tài tình
chi lắm cho trời đất ghen", đó là điều mà Nguyễn Du đã chứng minh bằng cuộc
đời của Thúy Kiều. Kiều được miêu tả là một người đẹp toàn diện, tài năng và
nhan sắc của Kiều đã làm cho thiên nhiên phải bất bình "Hoa ghen thua thắm, liễu
hờn kém xanh". Đẹp đến nỗi làm cho thiên nhiên phải hờn ghen thì vẻ đẹp đó quả
là nguy hiểm, điều này như đã dự báo trước một cuộc đời đầy bất ổn, đầy sóng
gió ba đào bởi:
Rằng hồng nhan tự thưở nào
Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu.

7


Không chỉ vậy, Nguyễn Du như muốn ngầm khẳng định ẩn trong tài chính là họa:

"Chữ tài liền với chữ tai một vần". Như vậy, Nguyễn Du đã lý giải cái đau khổ
của Thúy Kiều hay cái đau khổ của cuộc đời nói chung là do mệnh trời chi phối,
trời quyết định số phận con người, nên Nguyễn Du đã kết thúc câu chuyện:
Ngẫm hay muôn sự tại trời,
Trời kia đã bắt làm người có thân
Bắt phong trần phải phong trần,
Cho thanh cao mới được phần thanh cao.
1.2.3. Tác phẩm đã thể hiện được quy luật nhân quả trong cuộc đời
con người:
Nguyễn Du đã vận dụng học thuyết Phật giáo vào lý giải số phận nhân vật.
Ông dùng thuyết nhân quả và nghiệp báo của đạo Phật để giải thích số phận nhân
vật trong Truyện Kiều:
Đã mang lấy nghiệp vào thân,
Thì đừng trách lẫn trời gần trời xa.
Luật nhân quả của Phật giáo được thể hiện qua kết cục của những kẻ làm
việc bạc ác, tinh ma như Mã Giám Sinh, Tú Bà, Bạc Bà, Bạc Hạnh, Sở Khanh
cuối cùng đều bị trừng phạt, thể hiện ở màn Kiều báo ân báo oán. Nguyễn Du đã
sắp đặt cho Kiều thực hiện một cuộc đền ơn, báo oán phân minh:
Nàng rằng lồng lộng trời cao!
Hại nhân, nhân hại sự này tại ai?
Vì muốn chứng minh một cách rõ ràng thuyết nhân quả - báo ứng là một
quy luật có thật và mọi người đều có thể kiểm chứng kết quả hành vi của mình
gây ra trong cuộc sống hiện tại, Nguyễn Du đã để cho Kiều sống lại thoát khỏi
oan kiếp tiền định ở sông Tiền Đường, bởi nàng biết rèn luyện tâm thiện. Kiều đã
rèn luyện tâm tính tốt đẹp theo tinh thần của đạo Phật, nhờ thế mới có cái kết thúc
8


có hậu của Truyện Kiều, cái hậu ấy chính là sự sum họp, đồn viên với gia đình.
"Chủ nghĩa định mệnh của Nguyễn Du đồng thời cũng bắt nguồn từ tư tưởng luân

hồi nhân quả của nhà Phật, theo giáo lý nhà Phật, nhân là cái nguyên nhân sinh
ra, quả tức là kết quả phải chịu ởđời, con người gây ra điều ác thì phải chịu nghiệp
báo, khi nào diệt được nghiệp mới thoát khỏi luân hồi, lên tới cõi niết bàn. Như
vậy, đạo Phật đã mở ra cho con người thoát khỏi nghiệp báo bằng con đường tu
tâm" (Lê Đình Kỵ, 1970). Trải qua mười lăm năm lưu lạc, cuối cùng Kiều đã đạt
được ước vọng đoàn viên. Triết lý nhân quả ở Truyện Kiều cũng rất gần gũi với
quan niệm nhân quả của nhân dân ta: "Ở hiền gặp lành", "Gieo gió gặt bão", những
quan niệm thật đơn giản, dễ hiểu mà có tác dụng to lớn vơ cùng trong quá trình
định hướng nhân cách cho con người, xây dựng một xã hội tốt đẹp.
2. Phân tích phương pháp luận trong “Truyện Kiều”:
Có thể nói, cả triết học và nghệ thuật đều hướng về nhiệm vụ phản ánh và tái
tạo lại hiện thực xã hội. Như Marx đã nói về nhiệm vụ của triết học: “Triết học khơng
những chỉ nhằm giải thích đúng đắn thế giới khách quan mà quan trọng hơn là cải
tạo thế giới.”
Thông qua những quan niệm của mình về cuộc đời, nhân sinh, Nguyễn Du
muốn gửi gắm những thơng điệp sống tích cực, lạc quan với những câu thơ đầy hi
vọng, hứa hẹn trong Kiều:
Chén đưa nhớ buổi hôm nay,
Chén mừng xin đợi ngày này năm sau.
Niềm tin vào sự hưởng thụ hạnh phúc phía trước và phúc lộc dồi dào trong
tương lai:
Cịn nhiều hưởng thụ về sau,
Duyên xưa đầy đặn, phúc sau dồi dào.
Vì cuộc đời trong Truyện Kiều khơng phải là an yên, bình lặng mà đầy khúc
9


khuỷu, ghập ghềnh, đắng cay. Cuộc đời con người cũng đầy long đong lận đận, ba
chìm bảy nổi, khơng có gì yên ổn, rất nhiều bất trắc và đầy gian truân. Bởi vậy mà
Nguyễn Du luôn đưa con người vào tình thế phải đối mặt, phải dấn thân, phải can

đảm chấp nhận mọi may rủi của cuộc đời. Ông muốn mỗi con người sống trên đời
phải ln có thái độ tích cực, tin tưởng vào những điều tốt đẹp và cho dù cuộc sống
khó khăn, ngang trái, đắng cay đến thế nào vẫn không mất niềm tin, không ngục ngã
trước bất cứ hoàn cảnh nào, và điều quan trọng là ln giữ vững cái tâm, cái thiện
của mình trong cuộc đời đầy biến động "Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến". Tính
tích cực trong Truyện Kiều thể hiện ở cả nhận thức và hành động của nàng Kiều như
khúc khải hoàn chiến thắng của con người trước số phận, trước hồn cảnh khó khăn,
là lời gửi gắm tâm nguyện của Nguyễn Du đối với cuộc đời.
Cái hay, cái đẹp của Truyện Kiều không những ở chỗ ngôn từ sang trọng, ý
tứ thâm trầm phong phú, mà cao hơn nữa, Nguyễn Du đã dùng Truyện Kiều để
truyền đạt một quan niệm triết lý nhân sinh, một thái độ sống tích cực, một giá trị
triết học về con người vô cùng sâu sắc. Những giá trị ấy giúp chúng ta cảm thơng với
những nhân vật rất thật do ngịi bút thi sĩ tạo ra, đồng thời khiến chúng ta càng thêm
yêu cuộc đời, yêu con người, biết trân trọng và đề cao những giá trị tốt đẹp trong cuộc
sống.
Thông qua Truyện Kiều, Nguyễn Du đã gửi đến cho chúng ta bài học làm
người và lẽ sống ở đời hết sức sâu sắc. Cả câu chuyện là "những điều trông thấy mà
đau đớn lịng". Đời sống con người khơng thể tránh khỏi khổ đau, nhưng đứng trước
khổ đau, bất hạnh con người phải có thái độ tích cực, con người phải dám đương đầu
và vượt qua chứ không phải trốn tránh thực tại. Nguyễn Du muốn gửi đến độc giả
thông điệp đời người là "một cuộc bể dâu", luôn đầy biến động và thay đổi bất
thường, cuộc đời chưa bao giờ là dễ dàng với bất kỳ ai, nhưng cho dù cuộc sống có
bi đát đến thế nào thì con người vẫn phải luôn giữ được một tâm thế vững chãi, lạc
quan, sẵn sàng đương đầu với nghịch cảnh và luôn giữ vững ngườiềm tin vào một
10


tương lai tươi sáng. Không tin vào định mệnh, không tin vào số phận, hãy tin vào
chính mình và sức mạnh bứt phá đi lên của chính mình.


III. Kết luận:
Triết học với vai trò là thế giới quan và phương pháp luận chung nhất,
nhưng khơng phải là một cái gì q xa xơi, viển vơng, ngược lại, nó gắn bó hết
sức mật thiết với cuộc sống, với thực tiễn, là cái định hướng, cái chị đạo cho chúng
ta trong hành động. Sức phát từ một lập trường triết học đúng đắn, cụ thể là xuất
phát từ những quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chúng ta có thể có
được những giải quyết đúng đắn các vấn đề do cuộc sống đặt ra.
Với chức năng thế giới quan và phương pháp luận, triết học trở thành công
cụ đắc lực trong hoạt động chế ngự thiên nhiên và sự nghiệp giải phóng con người
của những lực lượng xã hội tiến bộ. Sự tác động của tư tưởng triết học, vai trị của
nó đối với đời sống là :"…khơng phải là giải thích thế giới mà vấn đề là ở chỗ cải
tạo thế giới" (C.Mác), triết học phải là khoa học "giải thích thế giới thế tục chứ
khơng phải là thốt ly thế giới thế tục" (C.Mác). Triết học tác động đến đời sống
hiện thực trên vị trí, tư cách đặc biệt. Nó là hạt nhân cơ bản của thế giới quan.

11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021). Giáo tình Triết học Mác –
Lênin (dành cho bậc đại học hệ khơng chun lý luận chính trị). Hà Nội:
Nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật.
2. Đinh Thị Điểm (2016). Tư tưởng triết học trong Truyện Kiều
của Nguyễn Du (Luận án tiến sĩ triết học, Học viện khoa học xã hội, Hà
Nội).
3. Nguyễn Thạch Giang (2011), Nguyễn Du Truyện Kiều. Hà Nội:
Nhà xuất bản Văn hóa Thơng tin.
4. Lê Đình Kỵ (1970), Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực
Nguyễn Du. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.
5. Lê Thị Lan (2007). Quan niệm của Nguyễn Du về cuộc đời và

thân phận con người. Tạp chí Triết học số 9, 196 -198.
6. Nguyễn Thị Phương My (2018). Triết học Mác – Lênin, vai trò,
chức năng và giá trị phương pháp luận của nó trong đời sống xã hội
(Tiểu luận, Trường Đại học Cửu Long, Vĩnh Long).

12



×