Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

PHÂN TÍCH VAI TRÒ của TRIẾT học TRONG đời SỐNG xã hội CHỌN một tác PHẨM NGHỆ THUẬT và PHÂN TÍCH THẾ GIỚI QUAN của tác PHẨM ấy từ góc độ TRIẾT học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.02 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO VÀ POHE

***

BÀI TẬP LỚN
MÔN: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
ĐỀ 1:

PHÂN TÍCH VAI TRỊ CỦA TRIẾT HỌC TRONG ĐỜI SỐNG
XÃ HỘI. CHỌN MỘT TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT VÀ PHÂN
TÍCH THẾ GIỚI QUAN CỦA TÁC PHẨM ẤY TỪ GÓC ĐỘ
TRIẾT HỌC.

Họ và tên: Nguyễn Ngọc Hà
MSV:

11218588

Lớp: Quản trị Marketing 63D

Hà Nội, 2021


I. LÝ LUẬN
1. Vấn đề cơ bản của Triết học
Đối với triết học, giải quyết vấn đề không giống như các loại nhận thức khác.
Nó phải bắt đầu bằng một câu hỏi mang tính nền tảng và đây là xuất phát điểm để
có thể tiếp tục xử lý các vấn đề cịn lại, đó là mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
Để giải quyết bất kỳ vấn đề nào của trường phái triết học, chúng ta phải xem xét
vấn đề sau: Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, tồn tại và tư duy.


Nói một cách tổng quát, những vấn đề cơ bản của triết học được chia thành hai
phương diện: bản thể luận và nhận thức luận, cũng có nghĩa nó trả lời cho hai câu
hỏi lớn như sau:
Mặt thứ nhất: Giữa ý thức và vật chất thì cái nào có trước, cái nào quyết định
cái nào? Nói cách khác, khi tìm ra ngun nhân cuối cùng của hiện tượng, sự vật,
hay sự vận động cần phải giải thích, thì ngun nhân vật chất hay ngun nhân tinh
thần đóng vai trị là cái quyết định. Việc đưa ra lời giải thích cho vấn đề này sẽ góp
phần tạo nên bộ phận đầu tiên của triết học đó là lý luận về bản nguyên đầu tiên, về
bản chất của thế giới này, hay được gọi với cái tên là “Bản thể luận”. Bản thể luận
giải thích thế giới này như thế nào, nguồn gốc, bản chất và quy luật của nó ra sao.
Mặt thứ hai: Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay khơng? Hay
diễn đạt theo một cách khác thì khi khám phá sự vật và hiện tượng, con người có
dám tin rằng mình sẽ nhận thức được sự vật và hiện tượng hay khơng. Đây chính là
phần gọi là “Nhận thức luận”, tức là lí luận về khả năng nhận thức của con người
để khẳng định rằng con người có đang nhận thức chính xác về thế giới khơng.
Hai hình thức bản thể luận và nhận thức luận chỉ ra đâu là đúng, đâu là sai, để từ
đó con người biết được rằng cái gì là chân lý. Đây cũng là cơ sở, nền tảng để
nghiên cứu sâu hơn các vấn đề cụ thể liên quan đến con người và xã hội.
Đối với con người và xã hội, ta tiếp tục bàn luận về việc hình thành nên những
tiêu chuẩn, giá trị về mặt đạo đức và về mặt thẩm mỹ. Đạo đức để con người biết


phân biệt cái thiện và cái ác, thẩm mỹ để cho con người thấy được cái đẹp và cái
xấu. Tóm lại, ta sẽ biết được cái gì là thiện, cái gì là mỹ.
Từ những phân tích trên, ta nhận thấy vai trị của triết học chính là giúp cho con
người có được những quan niệm, tiêu chuẩn thế nào là chân-thiện-mỹ. Những quan
điểm về chân-thiện-mỹ, về thế giới này _ thế giới của tự nhiên, con người và xã
hội, trở thành nền tảng, chỗ dựa vững chắc và cho chúng ta những chuẩn mực, tiêu
chuẩn về cuộc đời. Và những quan niệm đó được gọi với cái tên là “Thế giới quan”
_ quan niệm về thế giới. Trên cơ sở những quan điểm, giá trị, tiêu chuẩn về chânthiện-mỹ đó, chúng ta xác định và hình thành những nguyên tắc trong nhận thức và

hành động. Những nguyên tắc ta đề ra được gọi là “Phương pháp luận” _ những lí
luận về phương pháp.
2. Vai trò của Triết học trong đời sống xã hội
Vai trò của triết học trong đời sống xã hội được thể hiện qua chức năng của nó
như: chức năng nhận thức, chức năng đánh giá, chức năng giáo dục… Nhưng quan
trọng nhất là chức năng thế giới quan và chức năng phương pháp luận.
2.1. Chức năng thế giới quan
Để nhận thức một cách đúng đắn về chức năng, vai trò của thế giới quan, trước
hết ta phải hiểu được khái niệm, định nghĩa của nó. Mác – Lênin từng nói: “Thế
giới quan là tồn bộ những quan niệm của con người về thế giới, về bản thân con
người, về cuộc sống và vị trí của con người trong thế giới đó” (Phi, 2021).
Ta có thể dễ dàng nhận thấy, trong quá trình tồn tại và phát triển, con người ln
có một mối quan hệ sâu sắc đối với thế giới xung quanh mình. Nhưng khác với lồi
vật vốn chỉ biết thích nghi một cách thụ động và chậm chạp thì con người vẫn
khơng ngừng tìm cách biến đổi thế giới đang sống để có thể phù hợp với các yêu
cầu, mục tiêu của bản thân. Trong suốt quá trình hình thành, biến đổi, nhận thức và


tiến hóa, con người ln theo đuổi việc tìm tịi, tự đặt ra những câu hỏi: Nguồn gốc
con người là từ đâu? Thế giới xung quanh là gì? Cái gì chi phối sự tồn tại và biến
đổi của sự vật, hiện tượng trong thế giới xung quanh? Con người và thế giới có mối
quan hệ như thế nào?... Q trình nảy sinh các nghi vấn về con người và thế giới
khách quan đang tồn tại xung quanh và tìm ra câu trả lời cho từng nghi vấn ấy đã
hình thành nên những quan niệm nhất định về thế giới, trong đó những yếu tố thuộc
về cảm xúc và trí tuệ, tri thức và niềm tin đã hoà quyện vào nhau tạo thành một
khối thống nhất. Và đó chính là thế giới quan.
Thế giới quan đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong đời sống của con người và
xã hội loài người. Hoạt động của con người luôn chịu sự chi phối bởi một thế giới
quan nhất định. Và dù muốn hay khơng thì con người cũng phải nhìn nhận thế giới
và nhận thức về chính bản thân mình. Những yếu tố hình thành nên thế giới quan

như tri thức, niềm tin, lý chí, tình cảm ln có sự thống nhất với nhau và thống nhất
trong các hoạt động của con người, cả trong hoạt động nhận thức lẫn hoạt động
thực tiễn.
Thế giới quan trở thành nhân tố định hướng hay có thể coi như một kim chỉ nam
giúp con người nhận thức đúng hoặc không đúng về sự vật, hiện tượng. Nếu được
dẫn dắt bởi thế giới quan mang tính khoa học, con người có thể xác định chính xác
mối quan hệ giữa con người và đối tượng tác động. Trên cơ sở đó nhận thức đúng
về quy luật vận động của đối tượng, từ đó có thể xác định đúng phương hướng,
mục tiêu và cách thức hoạt động của con người. Và đương nhiên nếu theo chiều
ngược lại, con người không thể xác định đúng mối quan hệ giữa con người và đối
tượng, không nhận thức đúng quy luật của đối tượng và đồng nghĩa với việc không
xác định chính xác mục tiêu, phương hướng và cách thức hoạt động, kết quả từ đó
sẽ khơng như mong muốn. Như vậy thế giới quan đúng đắn là tiền đề phát triển cho
con người và xã hội cũng như phát triển nhân sinh quan đúng đắn là tiêu chí quan


trọng về sự trưởng thành của mỗi cá nhân cũng như của mỗi cộng đồng xã hội. Có
thể nói, thế giới quan đóng vai trị như là một “lăng kính”, để từ đó con người có
thể xem xét, nhìn nhận thế giới và chỉ đạo hoạt động thực tiễn để cải tạo thế giới.
Vai trò của thế giới quan trong đời sống xã hội được thể hiện trên các mặt sau:
Một là, việc chỉ ra đúng những mối liên hệ chung giữa thế giới và vị trí của con
người trong thế giới giúp con người xác định chính xác mục tiêu, phương hướng
hoạt động của bản thân. Hay nói cách khác, thế giới quan là công cụ giúp cho con
người có thể định hướng cuộc sống của bản thân bằng việc xác lập những mục tiêu,
phương hướng hoạt động của riêng mình.
Hai là, dựa vào các tri thức chung về thế giới và bản thân con người, cùng với
niềm tin và tình cảm được củng cố, cải thiện trong thế giới quan, nó có thể chi phối
hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người ở mức độ khá sâu sắc. Có thể nhận
thấy rõ ràng, nếu hiểu đúng ý nghĩa cuộc sống, con người sẽ có ý chí và quyết tâm
tích cực hoạt động vì sự tiến bộ của xã hội và của bản thân. Nhưng ngược lại, nếu ý

nghĩa cuộc sống không được con người hiểu một cách đúng đắn thì sẽ làm giảm ý
chí, cản trở tính chủ động, tích cực trong nhận thức và hoạt động thực tiễn của con
người, thậm chí cịn dẫn tới sự phá hoại hay sự thiếu trách nhiệm của con người đối
với cộng đồng và xã hội. Trong thời đại ngày nay, khi các mối quan hệ xã hội trở
nên ngày càng phức tạp, tính chủ động của con người càng được tôn trọng và tự do
phát triển, cũng tức là vai trò của thế giới quan cũng ngày một được khẳng định và
lớn mạnh hơn. Hình thành và phát triển thế giới quan khoa học là một đòi hỏi tất
yếu của cuộc sống, đồng thời là một trong những tiêu chí trọng điểm, trọng yếu của
q trình hình thành nhân cách con người hiện nay.
Triết học ra đời với tư cách là hạt nhân lý luận của thế giới quan, làm cho thế
giới quan phát triển như một quá trình tự giác dựa trên sự tổng kết kinh nghiệm
thực tiễn và tri thức do các khoa học đưa lại. Đó chính là chức năng thế giới quan
của triết học.


2.2. Chức năng phương pháp luận
Trước khi bàn đến vai trị của phương pháp luận, ta sẽ tìm hiểu nguồn gốc ra
đời của nó. Trong hoạt động của con người (cả ý thức lẫn thực tiễn) có rất nhiều
phương pháp được áp dụng vì thế quá trình lựa chọn sử dụng phương pháp có thể
đúng hoặc sai. Nếu đúng, nó sẽ giúp ta thành cơng, cịn nếu sai nó dẫn đến thất bại.
Đối diện với vấn đề đó, nhu cầu phải nhận thức khoa học, nhận thức đúng đắn về
phương pháp đã được hình thành và xuất hiện hay cũng chính là sự ra đời của
phương pháp luận. Phương pháp luận là hệ thống các nguyên lý, quan điểm làm cơ
sở cho việc xây dựng, lựa chọn, tìm tịi và vận dụng các phương pháp trong nhận
thức và thực tiễn nhằm đạt được mục đích để định sẵn. Có thể hiểu rằng, phương
pháp luận có vai trị định hướng, gợi mở cho hoạt động về nhận thức và thực tiễn,
còn phương pháp là cách thức, thao tác hoạt động cụ thể mà chủ thể phải tuân thủ
và thực hiện nhằm đạt được mục đích. Phương pháp luận có ba cấp độ:
- Phương pháp luận ngành: là phương pháp luận cho các ngành khoa học cụ thể.
- Phương pháp luận chung: các quan điểm, nguyên tắc chung hơn cấp độ ngành,

dùng để xác định phương pháp hay phương pháp luận của nhóm ngành có đối
tượng nghiên cứu chung.
- Phương pháp luận chung nhất (phương pháp luận triết học): khái quát các quan
điểm, nguyên tắc chung nhất. Để lấy cơ sở xác định các phương pháp luận ngành,
chung và các phương pháp hoạt động cụ thể của nhận thức và thực tiễn.
Đối với nhận thức và thực tiễn của con người, phương pháp luận rất quan trọng
khi làm cơ sở, nền móng, đóng vai trị định hướng cho việc xây dựng, tìm tòi và
vận dụng các phương pháp nhằm tác động lên đối tượng để đạt được mục đích. Mà
để hoạt động trong thực tiễn và nhận thức của con người đạt được hiệu quả thì cần
phải có tri thức triết học cụ thể và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn xã hội. Thêm


vào đó, ta thấy rằng khi đã có mục đích thì phương pháp thực hiện như thế nào để
đạt được mục tiêu đặt ra một cách hiệu quả nhất cũng cần được chú trọng. Tầm
quan trọng của phương pháp là rất lớn trên hành trình đi tới thành cơng và phương
pháp đó phải thật đúng đắn, giống như Bêcơn đã từng ví phương pháp như ngọn
đuốc soi đường cho người đi trong đêm tối; Hêghen ví phương pháp là linh hồn của
đối tượng hay như các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đặc biệt coi trọng
vai trò của phương pháp, nhất là trong hoạt động cách mạng. Trong nhận thức và
hoạt động thực tiễn ta không nên xem thường, đặt nhẹ phương pháp luận bởi nếu
xem thường nó, ta sẽ rơi vào trạng thái hoang mang, mị mẫm, không thể sáng tạo,
rất dễ mất phương hướng và khơng thể thực hiện được mục tiêu. Cịn nếu ta coi
trọng, đề cao phương pháp luận thì sẽ tránh được tình trạng sai lầm do chủ quan,
duy ý chí và phương pháp tư duy siêu hình gây ra. Ngồi ra ta cũng cần lưu ý rằng,
mỗi quan điểm lý luận của triết học đồng thời là một nguyên tắc trong việc lý luận
về phương pháp sẽ phù hợp với một thế giới quan được đưa ra. Ví như tại thời kỳ
“Xuân thu chiến quốc”: Nho giáo cho rằng bản chất con người là thiện – vậy đây là
thế giới quan mà Nho giáo đặt ra. Phương thức trị quốc của Nho giáo là dùng đức
trị - phương pháp luận. Trong khi đó thế giới quan mà Pháp gia đặt ra lại cho rằng
bản chất con người là ác nên phương pháp luận ở đây - trị quốc phải dùng pháp trị.

Tóm lại, để đạt được mục đích thì phương pháp luận đóng vai trị rất quan trọng
trong việc định hướng, xây dựng và vận dụng các phương pháp cho con người
trong cả nhận thức và thực tiễn. Đồng thời, ta cũng cần cân nhắc, xem xét vận dụng
các phương pháp luận phù hợp cho từng quan điểm về thế giới quan.
Với tư cách là hệ thống tri thức chung nhất của con người về thế giới và vai trò
của con người trong thế giới đó, cùng với việc nghiên cứu những quy luật chung
nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy, vai trò của triết học bên cạnh chức năng thế
giới quan thì cịn thực hiện chức năng phương pháp luận chung nhất.


Những chức năng nói trên được thực hiện ở các học thuyết triết học khoa học tạo
nên khả năng cải tạo thế giới của học thuyết triết học đó, trở thành một công cụ hữu
hiệu trong hoạt động chế ngự giới tự nhiên và sự nghiệp giải phóng con người của
những lực lượng xã hội tiến bộ. Triết học với vai trò là thế giới quan và phương
pháp luận chung nhất, nhưng khơng phải là một cái gì q xa xơi, viển vơng mà
ngược lại, gắn bó hết sức mật thiết với cuộc sống, thực tiễn, là định hướng, chỉ đạo
cho chúng ta trong hành động. Ngồi ra, nhờ có kết quả của cuộc cách mạng khoa
học và công nghệ hiện đại mà loài người chúng ta bước vào thế kỉ XXI với những
vấn đề nhận thức mới rất cơ bản và sâu sắc. Đứng trước tình hình đó, triết học một
lần nữa khẳng định được vai trị của mình khi là cơ sở lý luận, phương pháp luận
cho các phát minh khoa học, cho sự truyền bá tri thức khoa học hiện đại. Cho dù có
tự giác hay khơng thì khoa học hiện đại phát triển vẫn phải dựa trên cơ sở thế giới
quan và phương pháp luận. Có thể nói, triết học có vai trị vơ cùng quan trọng trong
đời sống xã hội và ngày càng được đổi mới, phát triển và nâng cao.
II. VẬN DỤNG
1. Thế giới quan là gì?
Thế giới quan là tồn bộ những quan điểm về thế giới và về vị trí con người
trong thế giới đó.
2. Thế giới quan trong tác phẩm điện ảnh Mỹ “The Seventh Seal” (1957)
a. Tóm tắt tác phẩm

Bộ phim điện ảnh Mỹ “The Seventh Seal” _ Phong ấn thứ bảy kể về
Antonius Block, một hiệp sĩ trung cổ, trở về quê hương mình sau khi tham gia
chiến tranh và phát hiện ra đất nước mình đang bị nạn dịch hạch tàn phá khủng
khiếp. Một ngày kia, Block gặp Thần Chết – người đến “đón” ơng đi. Cố gắng trì
hỗn thời gian để quay trở về đồn tụ cùng người vợ của mình, Block đã thách


Thần Chết đấu cờ vua cùng mình. Trận cờ khơng diễn ra liên tục mà ngắt quãng
nhiều lần, trong thời gian đó, Block vẫn tiếp tục cuộc hồi hương của mình. Trong
chuyến đi đó, ơng đã tận mắt nhìn thấy số phận con người quằn quại trong đau khổ
của dịch bệnh, của những kẻ sùng đạo. Ông bắt đầu nghi ngờ về sự tồn tại của
Chúa và ý nghĩa thực sự của cuộc sống của mình.
b. Thế giới quan của tác phẩm dưới góc độ triết học
Quan niệm về con người trong bộ phim được truyền tải thông qua nhân vật
chính là chàng hiệp sĩ Antonius Block. Có thể nhận thấy trong bộ phim, bản chất
con người được diễn tả là hướng thiện tuy nhiên lại sống một cách thờ ơ, khủng
hoảng niềm tin nơi Chúa hay đúng hơn là mất niềm tin vào chính bản thân mình và
lo sợ khi đối mặt với ranh giới giữa sự sống và cái chết.
Vậy Antonius Block thực chất là ai? Mô tả một cách chính xác và cơ đọng
nhất về Block thì ta có thể hình dung như sau: Một hiệp sĩ trở về từ Thập Tự Chinh
tìm thấy một nhà thờ thô sơ vẫn mở cửa và đi xưng tội ở đó. Nói chuyện với một
nhân vật trùm đầu được nhìn thấy hờ qua vỉ sắt, anh ta trải lòng: "Sự thờ ơ của tôi
đã khiến tôi mất đi. Tôi đang sống trong một thế giới của những bóng ma, một tù
nhân của những giấc mơ. Tôi muốn Chúa đưa tay ra, hiển thị khn mặt của anh ấy,
hãy nói chuyện với tơi”. Anh ta kêu lên trong bóng tối nhưng khơng có ai ở đó.
Nhân vật trùm đầu quay lại, và được tiết lộ là Thần chết, người đã đi theo hiệp sĩ
trong cuộc hành trình trở về nhà của anh ta. Block vốn là “người khơng có Chúa”,
người có một cuộc đời bi kịch mà câu chuyện về cuộc đời ấy được thuật lại trong
“khúc gian tấu”. Block “không có Chúa” cho đến khi chàng đơn độc giáp mặt với
cái chết, khơng hy vọng, cũng khơng cịn ảo tưởng. Thế nhưng chàng đồng thời

cũng là kẻ sống “với Chúa” bởi vì chàng liên tục bị dày vị, dằn vặt bởi những vấn
đề về đức tin. Trong suốt bộ phim này, chàng Hiệp sĩ không chỉ bị ám ảnh bởi cái
chết mà còn bởi Chúa. Ta sẽ sớm nhận ra một điều: chàng chơi cờ với thần Chết
“không phải để cứu vãn đời sống,” mà với hy vọng trong quá trình chơi ấy, chàng


có thể hiểu được đơi điều về Chúa. Block khơng những là hình ảnh minh họa cho
con người _ kẻ phải đối mặt đơn độc với cái chết trong đấu trường của đời sống mà
chàng dường như còn phản ánh những dằn vặt về đức tin _ là một Hiệp sĩ nhưng
chàng đang hồi nghi đức tin của chính mình. Niềm tin của Block là một quá trình
khổ đau và kịch tính bởi chàng tin vào “những điều được hy vọng” và “những thứ
khơng nhìn thấy được”. Block “muốn có tri thức,” chàng muốn nhận biết Chúa
bằng giác quan, muốn nhìn thấy người, chạm vào người. Chàng hỏi Thần chết
nhưng thật ra là đang tự vấn chính mình: “Làm sao chúng ta có thể tin vào những
kẻ có đức tin trong khi chúng ta không thể đặt niềm tin nơi bản thân mình? Điều gì
sẽ xảy đến với những người trong chúng ta, những người muốn tin nhưng lại không
thể tin? Và những kẻ không muốn tin mà cũng chẳng thể tin, rồi họ sẽ trở thành
gì?”.
Quan niệm về nhân sinh cũng được đề cập một cách sâu sắc trong bộ phim
này khiến người xem phải dành thời gian nghiên cứu, nghiền ngẫm và chiêm
nghiệm về cuộc đời. Đời người sẽ phải trải qua và nếm trải sự khổ đau, sung sướng,
phúc đức và cả tai họa. Ở bộ phim này ta có thể thấy, con người đã phải chạy trốn
cái chết bằng cách từ bỏ vùng dịch hạch hoành hành đi lánh nạn ở các vùng lân
cận. Và ngay cả như thế thì với con người ở thế kỷ thứ 14, khi khoa học chưa phát
triển người ta tin là bị Tử Thần lấy đi mạng sống. Tử Thần không tha ai hết, từ hiệp
sĩ sống trong lâu đài đến người đi trình diễn múa rối dạo.
Con người sinh ra ai cũng có số mệnh riêng nhưng chung quy lại con người
vẫn chịu sự chi phối của quy luật sinh – tử, khơng ai có thể chống lại quy luật tất
yếu ấy và người ta dễ mong manh, hoảng loạn khi đứng giữa ranh giới của sự sống
và cái chết. Theo quan điểm trong phim, người trong cơn đại dịch The Black Death

cho rằng Chúa trừng phạt loài người cho nên Tử Thần lấy đi mạng sống của người
ta quá nhiều mà Chúa vẫn im lặng không lên tiếng. Nhưng về bản chất khơng có sự


trừng phạt nào ở đây cả mà chỉ đơn thuần là con người chưa ý thức được sự lây lan
không kiểm soát của dịch bệnh đã khiến ngày càng nhiều người ngã xuống, người
người phải trả giá bằng tính mạng của mình. Vai trị của con người trong cuộc đời
mà bộ phim muốn truyền tải khơng phải điều gì q vĩ đại, to lớn hay vượt qua
được những nghịch cảnh của cuộc sống. Mà ở đây muốn nhắc tới việc sống một
cuộc đời đáng sống và ý nghĩa, tin tưởng vào chính bản thân mình, sống mà khơng
cần nhờ cậy, dựa vào sự che chở của thế lực thần thánh (Chúa Trời) hay khơng phải
tính mạng phụ thuộc vào tay Thần Chết mà chỉ đơn thuần đây là quy luật tất yếu
của con người từ sinh ra. Để từ đó con người sống có ích, tin tưởng vào bản thân và
bình tĩnh, thanh thản đối diện với vịng quay ln hồi của sự sống, giữa ranh giới
của sự sống và cái chết.
Trong phim, nhân vật chính, hiệp sĩ Antonius Block, trở về sau bảy năm tham
gia cuộc Thập Tự Chinh giữa lúc Thụy Điển đang bị cơn đại dịch hoành hành dữ
dội. Block gặp Tử Thần, rủ ông ta đánh cờ với niềm tin ngây thơ rằng bằng kỹ năng
và kỷ luật có thể làm được điều gì đó để ngăn cản cái tất yếu xảy ra đối với con
người: cái chết. Nhưng dù cho thần Chết có kinh khủng thế nào đi nữa thì một khi
đã chấp thuận chơi thì phải chơi theo luật và chấp nhận kết quả. Antonius Block
không mất thời gian và nêu rõ thời hạn mà mình muốn: “Điều kiện là ta sẽ tiếp tục
sống chừng nào ta chưa đầu hàng ngươi. Nếu ta thắng, mi phải từ bỏ việc bắt ta.
Đồng ý?” Hỏi thế thôi nhưng Block biết rõ kết cục chàng sẽ không thể thắng. Tất
cả những gì chàng muốn là có thêm thời gian trì hỗn. Một sự trì hỗn mong manh
là tất cả những gì chàng hy vọng. Chàng đã dùng cách kết hợp giữa hai quân cờ
bishop and knight, giám mục và hiệp sĩ tượng trưng cho tôn giáo và quân đội, đánh
bại Tử Thần. Vì bị thua Tử Thần gia hạn thời gian sống cho Block, bảo rằng hễ lần
tới gặp nhau, lại đánh cờ nếu Block bị thua thì phải dâng mạng sống.
Ở lần kế tiếp, tuy bị thần Chết chơi xấu nhưng chàng vẫn khơng nản lịng.

Trên thực tế, đến những giờ khắc cuối cùng, chàng đã tìm thấy một niềm vui được


hồi sinh đó là sự sống. Chỉ riêng việc cịn được sống đã làm dâng lên trong chàng
một hoan lạc mênh mơng. Sống, có nghĩa là được sở hữu thân thể của mình, là
được cảm nhận khối cảm từ thịt da thuộc về ta. Block ngắm nhìn bàn tay mình,
cảm nhận nó, cử động nó và như nhận thấy một khải thị: “Đây là tay ta. Ta có thể
cử động nó, cảm nhận được mạch máu đập trong đó.
Một lần nữa, chàng chơi cờ với thần Chết không phải để giành lấy sự bất tử,
mà để trì hỗn thời gian. Sự “trì hỗn” này giúp chàng có cơ hội để “giải quyết một
vấn đề khẩn thiết.” Block vẫn còn một số việc chưa hoàn thành cần phải làm cho
xong. Cuộc đời chàng đã là “một hành trình truy cầu vơ ích, một cuộc lang thang,
những lời nói dơng dài vơ nghĩa” và giờ đây chàng muốn sử dụng khoảng thời gian
trì hỗn này cho “một việc duy nhất có ý nghĩa” chính là hành động đối lập tuyệt
đối với cái chết: mong muốn hoàn thành cuộc chơi. Chơi cờ với thần Chết có một
mục đích: trao cho mình một cơ hội để sống. Nhưng một điều dĩ nhiên là chúng ta
sẽ thất bại thảm hại trong cuộc chơi ấy, sớm muộn gì ta cũng chết. Nhưng mục đích
ở đây khơng phải là né tránh cái chết mà là sống không sợ hãi, khơng hổ nhục trước
khi nó đến. Để chết xứng đáng, ta cần học cách chết – và còn cách nào tốt hơn để
học điều đó hơn là chơi với chính thần Chết? Và tới cuối cùng hiệp sĩ cũng chết
trong lâu đài, cùng với những người khác. Lần này thần Chết không đến chơi cờ
mà chỉ làm công việc của mình.
Chúng ta đều là những kẻ được chỉ định để thất bại: sự thất bại về mặt sinh
học _ thất bại trước cái chết. Nhưng với hình tượng nhân vật Antonius Block trong
bộ phim The Seventh Seal, một hiệp sĩ trở về sau cuộc Thập tự chinh, rơi vào trạng
thái khủng hoảng niềm tin, Block bị đặt đối diện với thất bại vĩ đại – cái chết –
trong hình hài con người. Chàng khơng do dự đối đầu với Thần Chết. Chàng không
chạy trốn, không cầu xin sự khoan nhượng – chàng chỉ thách Thần Chết ngồi chơi
một ván cờ với mình. Khơng phải bàn cãi, chàng khơng thể thắng được trong trị
chơi – khơng ai có thể thắng cả – nhưng chiến thắng không phải là mục đích. Ta



chơi với sự thất bại vĩ đại, sự thất bại cuối cùng, không phải để thắng, mà để học sự
thất

bại.
Chúng ta đã nhận được một bài học lớn ở đây: Tất cả chúng ta đều kết thúc

trong sự thất bại song đó khơng phải là điều quan trọng nhất. Điều thực sự quan
trọng là chúng ta thất bại như thế nào và chúng ta đạt được gì trong quá trình ấy.
Trong khoảng thời gian ngắn ngủi của cuộc chơi với Thần Chết, Antonius Block
hẳn đã trải nghiệm được nhiều hơn tất cả những gì mình đã trải nghiệm trong đời;
khơng có trị chơi ấy, chàng có đã sống chẳng vì một điều gì cả. Cuối cùng, dĩ
nhiên, chàng đã thua nhưng chàng cũng đã thực hiện được một điều hiếm hoi.
Chàng không chỉ biến thất bại thành một nghệ thuật mà cịn có thể biết nghệ thuật
thất bại trở thành một phần hết sức ý nghĩa trong nghệ thuật sống
Tóm lại, thế giới quan mà tác phẩm muốn hướng đến chính là: Hãy trân
trọng sự sống và sống hết mình, sống có ích khi cịn có thể, ln tin tưởng vào
bản thân và bình thản đối diện với quy luật tất yếu của sự sống: cái chết. Bởi tất
cả chúng ta đều kết thúc trong sự thất bại song đó không phải là điều quan
trọng nhất. Điều thực sự quan trọng là chúng ta thất bại như thế nào và chúng
ta đạt được gì trong quá trình ấy.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Triết học Mác-Lênin (Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị),
Bộ Giáo dục và Đào tạo, NXB Chính trị quốc gia sự thật (Hà Nội – 2021).
2. Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Bộ Giáo dục và Đào tạo,
NXB Chính trị Quốc Gia.
3. “Thế giới quan là gì? Phân loại và vai trò thực tiễn thế giới quan!” _ Phát hành 13/3/2021

bởi Phạm Xuân Thanh: />4. “Thế giới quan là gì? Khái niệm, vai trò của thế giới quan” _ Phát hành 7/10/2021 bởi
Huongyp: />5. “Phương pháp luận là gì? Vai trò của phương pháp luận trong triết học” _ Phát hành
20/8/2021: />6. “Chức năng cơ bản của Triết học” _ Phát hành 14/3/2021:
/>7. “Đặc điểm và vai trò của triết học Mác – Lênin trong đời sống xã hội” _ Phát hành
7/7/2018:
/>8. “Costica Bradatan: Trò chơi của sự sống và cái chết – Bàn về phim “The Seventh Seal”
(Ingmar Bergman)” _ Trích Costica Bradatan, Dying for Ideas: The Dangerous Lives of
Philosophers, Bloomsbury 2015 _ Hải Ngọc dịch:
/>


×