Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Dựa vào hai nguyên lí, sáu cặp phạm trù và ba quy luật của phép duy vật biện chứng, hãy đưa ra những cách để phát triển bản thân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.39 KB, 11 trang )

Trải qua rất nhiều các thời kì phát triển của Triết học, Triết học Mác-Lên-nin đã
khắc phục được những hạn chế của những thế hệ trước, trở thành phương pháp chung
nhất của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng. Phép duy vật biện chứng được coi
là “linh hồn sống” của chủ nghĩa Mác, nghiên cứu những quy luật phổ biến của sự vận
động và sự phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy. Dựa vào những nội dung của phép
duy vật biện chứng, ta sẽ có cái nhìn tổng thể và khách quan hơn về thế giới, đồng thời
qua đó chúng ta có thể tìm kiếm, thấu hiểu bản thân và phát triển chính bản thân mình.
Sau đây sẽ là bài tiểu luận của em về chủ đề “Dựa vào hai nguyên lí, sáu cặp phạm trù và
ba quy luật của phép duy vật biện chứng, hãy đưa ra những cách để phát triển bản thân”.
A CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1 Hai ngun lí của phép duy vật biện chứng
Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến: Đây là mối liên hệ tồn tại trong nhiều sự vật hiện
tượng khác nhau, trở thành những quy luật. Nguyên lí mang tính khách quan, khơng phụ
thuộc vào các yếu tố bên ngồi sự vật hiện tượng, có tính phổ biến, và tính đa dạng phong
phú, trong các mối liên hệ khác nhau, sự vật hiện tượng sẽ có những biểu hiện khác nhau.
Từ nội dung của nguyên lí về mối liên hệ phổ biến, phép biện chứng khái quát thành
nguyên tắc toàn diện với những yêu cầu về hoạt động nhận thức và thực tiễn.
Nguyên lí về sự phát triển: Tất cả mọi sự vật, hiện tượng có khuynh hướng đi lên diễn
ra trong không gian và thời gian thì được coi là phát triển. Nguồn gốc của sự phát triển là
nằm bên trong sự vật hiện tượng, là quá trình giải quyết mâu thuẫn bên trong.
2 Sáu cặp phạm trù của phép duy vật biện chứng
Cái chung- cái riêng: Cái chung là bộ phận của cái riêng , cịn cái riêng thì khơng gia
nhập hết vào cái chung. Cái riêng cũng không tồn tại vĩnh cửu mà tồn tại xác định một
thời gian, rồi biến thành cái riêng khác, như Lê-nin từng nói: “bất cứ cái riêng nào cũng
thơng qua hàng nghìn sự chuyển hóa mà liên hệ với những cái riêng thuốc loại khác”.
Trong điều kiện nhất định, cái đơn nhất có thể chuyển thành cái chung và ngược lại.
Nguyên nhân- kết quả: Để tạo ra kết quả ngồi ngun nhân thì cịn có điều kiện,
điều kiện giúp cho nguyên nhân phát huy tác dụng, đưa ra các kết quả khác nhau. Một
nguyên nhân nhất định, trong một hồn cảnh nhất định chỉ có thể gây ra một kết quả nhất
định.
Tất nhiên- ngẫu nhiên: Cái tất nhiên đóng vai trị chi phối sự vận động phát triển


của sự vật, hiện tượng. Còn cái ngẫu nhiên làm cho sự vật, hiện tượng phát triển nhanh
hơn hoặc chậm lại
Nội dung- hình thức: Nội dung giữ vai trị quyết định, khi nội dung thay đổi thì hình
thức sớm muộn cũng phải thay đổi theo. Một nội dung có thể tồn tại dưới nhiều hình thức


khác nhau và một hình thức có thể bao gồm nhiều nội dung. Khi hình thức phù hợp với
nội dung, nó là động cơ giúp cho nội dung phát triển và ngược lại.
Bản chất- hiện tượng: Bản chất là cái ẩn giấu bên trong hiện tượng. Về cơ bản thì
bản chất và hiện tượng là phù hợp với nhau, tuy nhiên trong điều kiện nhất định bản chất
thể hiện dưới hình thức đã bị cải biến, xuyên tạc. Bản chất tương đối ổn định, còn hiện
tượng phong phú.
Khả năng- hiện thực: Mỗi sự vật hiện tượng đều có khả năng nhất định để trở
thành hiện thực. Khả năng là những thứ nằm ngay bên trong sự vật, hiện tượng. Muốn để
khả năng thành hiện thực thì cịn cần một tổ hợp nhiều điều kiện, và cần thay đổi theo
những khả năng mới xuất hiện.
3 Ba quy luật cơ bản của phép duy vật biện chứng
Quy luật lượng chất: Lượng và chất là hai mặt của sự vật, hiện tượng. Khi tích đủ
về lượng thì mới có sự thay đổi về chất, khi đó chất mới ra đời. Chất mới ra đời cũng tác
động lại làm thay đổi về lượng. Để có được sự thay đổi về chất, ta cần thực hiện những
bước nhảy qua điểm nút.
Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập: Mâu thuẫn biện chứng là
bao gồm sự liên hệ, tác động theo cách vừa thống nhất, vừa đấu tranh giữa các mặt đối
lập về sự thống nhất giữa các mặt đối lập. Lê-nin có nói: “ Sự phát triển là một cuộc đấu
tranh giữa các mặt đối lập” , như vậy có thể hiểu, mâu thuẫn là nguồn gốc của sự phát
triển. Muốn giải quyết được mâu thuẫn thì phải tập trung vào bên trong, những mâu thuẫn
mang tính đối kháng.
Quy luật phủ định của phủ định: Phủ định biện chứng là sự tự phủ định , tự phát
triển của sự vật, hiện tượng; là “mắt xích” trong “sợi dây truyền” dẫn đến sự ra đời của sự
vật hiện tượng mới, tiến bộ hơn so với cái cũ. Quy luật phủ định của phủ định coi sự phát

triển của sự vật hiện tượng là do mâu thuẫn bên trong của chúng quy định. Phủ định lần
thứ nhất làm cho sự vật, hiện tượng cũ trở thành sự vật, hiện tượng đối lập với nó; phủ
định lần thứ hai dẫn đến sự ra đời của sự vật hiện tượng mang nhiều nội dung tích cực
của sự vật, hiện tượng cũ, nhưng cũng khơng ít nội dung đối lập. Phủ định biện chứng
không phủ định sạch trơn mà có tính kế thừa.

B NHỮNG ỨNG DỤNG CỦA CƠ SỞ LÍ THUYẾT
Triết học là khoa học của mọi ngành khoa học.VI Lê-nin đã từng đưa ra định nghĩa
“Phép biện chứng, tức học thuyết về sự phát triển, dưới hình thức hồn bị nhất, sâu sắc
nhất và khơng phiến diện, học thuyết về tính tương đối của nhận thức con người, nhận
thức này luôn phản ánh vật chất luôn phát triển không ngừng” hay “phép biện chứng là


học thuyết về sự thống nhất của các mặt đối lập”. Chủ nghĩa Mac-Lê-nin,cùng với phép
duy vật biện chứng đã ngày càng chứng tỏ vai trị của bản thân mình trong quá trình xây
dựng và phát triển con người. Nội dung của phép duy vật biện chứng bao gồm hai nguyên
lí, sáu cặp phạm trù và ba quy luật đã trở thành những kim chỉ nam để mỗi con người
theo đó mà rèn luyện và phát triển bản thân qua từng ngày.
Trước hết, với hai nguyên lí của phép duy vật biện chứng bao gồm nguyên lí về mối
liên hệ phổ biến và nguyên lí về sự phát triển, mỗi người trong chúng ta đã có thể rút ra
những ứng dụng vơ cùng gần gũi, từ đó làm cho triết học khơng cịn là một điều gì đó
khó hiểu. Ngun lí về mối liên hệ phổ biến tồn tại trong nhiều sự vật, hiện tượng, trên
nhiều phương diện khác nhau của sự vật. Vì vậy,khi muốn đánh giá một ai đó thì cần phải
xem họ trên rất nhiều khía cạnh, các mối quan hệ xung quanh của người đó, đồng thời là
cách ứng xử của họ trong từng trường hợp từ trước cho đến giờ. Từ đó, chúng ta mới có
thể đưa ra những nhận thức đúng đắn và khách quan nhất về một người. VD: Người bạn
đó của bạn trước mặt bạn bè thì hay gắt gỏng, nhưng trước mặt bố mẹ lại rất nghe lời,
chúng ta cần xem xét một cách kĩ càng để tránh cái nhìn phiến diện.Đồng thời, mối liên
hệ phổ biến là mối liên hệ cả từ bên trong lẫn bên ngoài cho nên khi muốn đạt được mục
đích nào đó cần phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp, phương tiện khác nhau nhằm

làm thay đổi mối liên hệ tương ứng. Rất rõ ràng như khi chúng ta muốn thay đổi bản
thân, trở nên tích cực hơn, chúng ta cần thay đổi từ thói quen sinh hoạt, cách nói chuyện,
cách học tập hay làm việc, cách tương tác với mọi người… để từ đó, những mối liên hệ
tương ứng của những việc làm ấy như sức khỏe tốt hơn, mọi người yêu quý,… sẽ được
hình thành.Ngun lí về mối liên hệ phổ biến cịn cần đi theo quan điểm toàn diện, tránh
quan điểm phiến diện, tránh rơi vào thuật ngụy biện hay thuật chiết trung. Để phát triển
bản thân, mỗi người trong chúng ta đều cẩn có cái nhìn tồn diện về các mối liên hệ,
nhưng cũng xem xét dàn trải, không thấy mối liên hệ thực sự ở đâu. Có thể ví dụ như việc
bản thân bị chậm deadline, bản thân người ấy sẽ cho rằng mình chưa quen với mơi trường
mới, nên bị chậm là bình thường. Nhưng mà, thực chất mối liên hệ nằm ở việc bạn thiếu
tính tự giác, cũng như chưa đủ quan tâm đến việc học nên để chậm deadline. Bên cạnh
nguyên lí về mối liên hệ phổ biến, phép duy vật biện chứng cịn có một ngun lí rất quan
trọng đó là ngun lí về sự phát triển. Khi muốn phát triển bản thân, mỗi chúng ta cần
phải hiểu được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân mình, rèn luyện chính con người
mình mỗi ngày. Chúng ta không thể dựa vào người khác để phát triển bản thân, vì sự phát
triển có nguồn gốc bên trong sự vật hiên tượng. Điển hình như việc muốn học tập tốt hơn,
cần phải chăm chỉ nghiên cứu bài tập, mở rộng kiến thức của bản thân, thay vì mỗi giờ
kiểm tra lại đi hỏi bài bạn.Phát triển bản thân là một quá trình cần rất nhiều thời gian, và
vì vậy cần sớm phát hiện những điểm mạnh, tạo điều kiện cho nó phát triển, cụ thể như
các vận động viên thể thao được phát hiện và đào tạo từ lúc cịn nhỏ, sau đó được phát
triển tồn diện, tạo ra những thành tích nổi bật sau một thời gian huấn luyện như cầu thủ
Đoàn Văn Hậu, đã phát triển toàn thể về thể chất vầ kĩ năng khi được CLB Hà Nội đào


tạo. Sự phát triển là một quá trình lâu dài, nên khi muốn đánh giá sự phát triển của một sự
vật, hiện tượng, cần phải đặt nó vào khuynh hướng phát triển của nó trong tương lai. Có
thể nói đến một sinh viên mới ra trường đại học Kinh tế quốc dân, có thể ngay sau khi ra
trường, cơng việc của người đó bắt đầu với một mức lương khá khiêm tốn, tuy nhiên, đặt
trong khuynh hướng của sự phát triển thì người đó với những kiến thức và kinh nghiệm
tích lũy tại trường sẽ có những cơ hội phát triển trong tương lai. Phát triển cịn có tính kế

thừa, mỗi khi có sự vật, hiện tượng mới ra đời thì đều dựa trên những sự vật, hiện tượng
cũ chứ khơng phải từ trong hư vơ. Vì vậy, để phát triển một điều gì đóm hay một con
người nào đó thì cũng cần phải chắt lọc những điểm mạnh của người đó. Trên cơ sở
những điều tốt đẹp được tích lũy trong suốt q trình trước đó, bản thân cần xóa bỏ
những yếu tố tiêc cực, lỗi thời, gây ảnh hưởng đến sự phát triển.
Bên cạnh hai nguyên lí, nội dung của phép duy vật biện chứng cịn có sáu cặp phạm
trù. Các cặp phạm trù có vai trị phương pháp luận khác nhau và cùng với đó là các cách
ứng dụng khác nhau vào trong việc phát triển bản thân. Một là, cặp phạm trù Cái chungcái riêng. Đầu tiên, trong một tập thể, mỗi thành viên đều là một cá thể riêng biệt, có tính
cách khác biệt, suy nghĩ khác nhau, tuy nhiên, vì những cơng việc chung, mỗi cá nhân
cần phải biết tiết chế bản thân, hoàn thành những cái chung, không làm ảnh hưởng đến
tập thể. Điển hình như làm bài tập nhóm, mỗi bạn đều được chia một phần cơng việc, ai
cũng cần phải có trách nhiệm làm xong phần việc của mình để hồn thành nhiệm vụ của
cả nhóm. Cùng với đó, mỗi cá nhân khơng hịa hết vào cái chung mà vẫn nên giữa cho
mình những điểm đặc biệt, khơng nên vì tất cả mọi người đều làm như vậy mà bản thân
cũng phải tập làm giống như mọi người. Việt Nam trong công cuộc hội nhập với thế giới,
tiếp nhận rất nhiều nền văn hóa, tuy nhiên, trong bản thân mỗi người dân nước ta đều có
lịng tự hào dân tộc, những đặc điểm văn hóa của dân tộc vẫn khơng bị phai nhạt như Tết
cổ truyền, gói bánh trưng,…Cái đơn nhất là những điều duy nhất, không lặp lại ở các sự
vật, hiện tượng khác, do vậy nó có thể có lợi hoặc có hại với cái chung. Nên bản thân mỗi
chúng ta cần phải biết đâu là cái đơn nhất tốt để chuyển nó thành cái chung và những cái
chung xấu thành cái đơn nhất. Chỉ khi bản thân chúng ta làm được việc này thì mới có
thể hồn thiện bản thân và môi trường xung quanh. Hai là cặp phạm trù Nguyên nhân-kết
quả. Ph.Awngghen đã nói: “Hoạt động của con người là hịn đá thử vàng của tính nhân
quả”, mỗi hoạt động của con người đều sinh ra một kết quả. Vì vậy, khi đưa ra quyết định
làm một điều gì đó ta cần phải suy nghĩ cẩn thận có thể cụ thể như: khi mình đăng kí
nguyện vọng thi đại học, việc này sẽ dẫn đến kết quả là bạn có học được ngành bạn muốn
học hay khơng. Bên cạnh nguyên nhân, để đạt được kết quả mong muốn thì cịn cần đến
những điều kiện. Vì vậy, để phát triển bản thân theo hướng hoàn thiện, cần tạo những
điều kiện thuận lợi như môi trường học tập, bạn bè, những người xung quanh… Vì một
kết quả có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và quyết định, nên khi muốn đánh giá một sự

kiện hay một ai đó thì khơng nên vội vàng kết luận ngun nhân gây ra một cách chủ
quan. Ví dụ: một bạn chơi cùng một nhóm bạn có vẻ hơi nghịch ngợm, và vơ tình trong


khoảng thời gian đó bạn ấy học hành sa sút, ai cũng nói đó là do nhóm bạn nhưng cũng
có thể có rất nhiều ngun nhân gây ra ví dụ như gia đình hoặc giáo viên hoặc do áp lực
điểm số…. Ơng cha ta từ xưa đã có câu “gieo gió gặt bão” hay “gieo nhân nào gặt quả
ấy” cũng đều là để chỉ về cặp phạm trù Nguyên nhân- kết quả của phép duy vật biện
chứng. Ba là cặp phạm trù Tất nhiên-ngẫu nhiên. Một sự vật, hiện tượng tồn tại sẽ ln
có sự xất hiện của tất nhiên và ngẫu nhiên, tất nhiên sẽ xảy ra, nhưng ngẫu nhiên bất ngờ
nên ln phải có những phương án dự phịng cho các sự cố ngẫu nhiên. Kì thi Tốt nghiệp
THPTQG vừa qua, có rất nhiều bạn được điểm cao, tất nhiên điểm ấy có thể đỗ vào rất
nhiều trường Đại học, tuy nhiên, sự cố ngẫu nhiên đó là điểm chuẩn của một số trường
top cao đột biến, nhiều thí sinh điểm cao lại bỏ qua sự cố ngẫu nhiên trên và để nguyên
vọng rất cao, dẫn đến việc trượt hết tất cả các nguyện vọng .Trong các hoạt động thực
tiễn, cần căn cứ vào các yếu tố tất nhiên để có những định hướng cho hoạt động của bản
thân. Ví dụ như điều tất nhiên là tốt nghiệp với bằng giỏi thì sẽ có rất nhiều cơ hội việc
làm tốt, loại trừ các khả năng ngẫu nhiên tiêu cực thì căn cứ vào đó, ta sẽ có định hướng
cho việc học tập của mình. Bốn là cặp phạm trù Nội dung- hình thức. Nội dung là cái
quyết định, vì vậy, để phát triển bản thân, cần phải tập trung bồi dưỡng trí tuệ, trau dồi
các kĩ năng, ln có những đức tính tốt đẹp. Một con người chỉ thực sự phát triển khi các
yếu tố bên trong được tạo điều kiện phát triển. Phát triển bản thân không chỉ đơn thuần là
phát triển về thể chất, các yếu tố bên trong mà còn cần để ý đến ngoại hình một chút, điển
hình như việc khi một người đi phỏng vấn xin việc, ngồi việc có một CV đẹp, trình độ
tốt, thì cịn cần chuẩn bị về trang phục, đầu tóc gọn gàng, như vậy sẽ ghi điểm tốt trong
mắt nhà tuyển dụng. Mỗi người đều cần phải phát triển cả về thể chất lẫn tâm hồn, cả về
trí tuệ lẫn ngoại hình, vì khi hai yếu tố bên trong và bên ngoài phù hợp, khi ấy bản thân
mỗi con người mới phát triển một cách toàn diện. Khi các yếu tố bên trong con người
phát triển, môi trường yêu cầu hơn về cả tri thức và ngoại hình, khi đó, tự bản thân mỗi
con người sẽ có ý thức thay đổi bề ngoài. Đúng là như vậy, khi bắt đầu lên đại học, có rất

nhiều bạn, vẫn chưa có sự chăm chút về ngoại hình, tuy nhiện, sau đó, các bạn đã có
những thay đổi, ăn mặc có phần chỉnh chu hơn. Năm là cặp phạm trù Bản chất- hiện
tượng. Bản chất tồn tại thông qua hiện tượng còn hiện tượng là sự thể hiện của bản chất;
bản chất “được ánh lên” nhờ hiện tượng (Hêghen). Gần như bản chất và hiện tượng ln
có xu hướng phù hợp với nhau. Nên gần như khi ta bắt gặp một sự vật, hay hiện tượng
nào đó ta thường có xu hướng suy ra bản chất. Tuy nhiên, trong những điều kiện nhất
định, bản chất thể hiện dưới hình thức bị cải biên, xuyên tạc. Vì vậy, bản thân mỗi chúng
ta cần có cái nhìn thật sáng suốt, để có thể nhìn ra bản chất của sự vật, hiện tượng hay
thậm chí là cả một con người. Ví dụ như một người đối xử rất tốt với bạn, luôn luôn nhắn
tin hỏi thăm, quan tâm bạn mỗi ngày không đồng nghĩa với việc người đó yêu thương
bạn, mà có thể họ đang có ý định mời bạn tham gia vào đường dây đa cấp. Bản chất luôn
là cái tương đối ổn định , vì vậy, ko thể nhìn vào hành động của một người trong một vài
khoảnh khắc để đánh giá người đó. Bản chất của một sự vật, hiện tượng là cái ẩn giấu bên
trong, là thứ mà phải cần có thời gian và sự nghiên cứu sâu sắc thì mới có thể hiểu rõ


được. Bản chất cũng là sự thống nhất giữa các mặt, các mối liên hệ tất nhiên vốn có. Vì
vậy, muốn thay đổi được bản chất của một sự vật, hiện tượng của một con người thì cần
có thời gian để thay đổi dần những thứ bên trong, từng chúng và phải có sự liên kết với
nhau, qua đó mới tạo ra sự thay đổi đáng kể. Cuối cùng, cặp phạm trù thứ sáu chính là
Khả năng- hiện thực. Bản thân mỗi người chúng ta đều có những khả năng, nhưng để khả
năng trở thành hiện thực thì cần đến các điều kiện cần thiết. Và việc của chúng ta chính là
rèn luyện những khả năng đó hằng ngày để biến khả năng của chúng ta thành hiện thực.
Ví dụ như việc học tập, muốn có được kết quả học tập tốt, điểm cao trong các kì thi, thì
cần phải rèn luyện kĩ năng làm bài, tâm lí trong phịng thi, và kiến thức của bản thân. Hay
như việc trở thành một vận động viên, ngoài khả năng thiên bẩm, thì cũng cần đến sự rèn
luyện, khơng thể cứ dựa vào cái ban đầu. Một sự vật, hiện tượng có thể chứa nhiều khả
năng khác nhau, do vậy cần tính đến mọi khả năng dự kiến để có các phương án thích
hợp. Cụ thể: làm bài tập nhóm, bản thân được giao một phần cơng việc, khả năng hồn
thành phần cơng việc đó là chưa chắc vì một vài lí do nào đó, nhưng bạn cũng vẫn có khả

năng hồn thành. Khi đó, bạn cần phải xem xét kĩ và đưa ra những phương án cho từng
khả năng một để khơng làm ảnh hưởng đến tồn bộ nhóm của mình. Khả năng là những
thứ nằm bên trong sự vật, hiện tượng, do vậy, để thúc đẩy khả năng thành hiện thực, bản
thân mỗi người chúng ta cần thúc đẩy chính những khả năng bên trong con người của
mình, thay vì việc tác động đến những yếu tố bên ngoài. Ứng dụng của cặp phạm trù này
cũng khá tương đồng với ngun lí về sự phát triển. Có thể nói các nội dung trong phép
duy vật biện chứng đều có những ứng dụng hịa tồn thực tế để phát triển bản thân và các
kĩ năng của chúng ta. Hiện thực lại mở ra những khả năng mới, như khi ta lên đại học, đó
là hiện thực của khả năng đỗ đại học, tuy nhiên nó cũng mở ra những khả năng mới như
khả năng khám phá bản thân, khả năng học hỏi… Do vậy, mỗi người cần xác định những
khả năng mới xuất hiện, để có thể có những chuẩn bị cho hành trình tiếp theo của bản
thân mình.
Phần cuối cùng thuộc về nội dung của phép duy vật biện chứng đó là ba quy luật cơ
bản. Lê-nin có viết: “Khi chúng ta đã biết được quy luật của giới tự nhiên , quy luật tác
động không phụ thuộc vào ý chí của chúng ta và vào ý thức của chúng ta thì chúng ta trở
thành người chủ của giới tự nhiên”. Quả đúng là như vậy, khi ta biết được những quy luật
chúng ta sẽ có thể hiểu được và làm chủ khơng chỉ giới tự nhiên mà cịn là chính con
người chúng ta. Chỉ sau khi hiểu được và làm chủ thì ta mới có thể có những cách để phát
triển bản thân. Trước hết, chúng ta có quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những
sự thay đổi về chất và ngược lại. Có lẽ câu nói: phải có sự tích lũy đủ về lượng mới có sự
thay đổi về chất, đã quá phổ biến, được nhiều người truyền tai nhau, nhưng quả thực đó
lại là một câu nói làm kim chỉ nam rất tốt để mỗi bản thân dựa vào đó mà phát triển bản
thân. Có thể lấy ví dụ, trong q trình học tập, phải học tập một cách có đầu tư cả về thời
gian và cơng sức, phải có một q trình đủ lâu dài tích lũy về lượng kiến thức mới có thể
đạt đến một mức độ nhất định, làm được các bài khó, suy nghĩa nhanh và làm tốt các bài


kiểm tra. Tiếp theo là chúng ta cần xác định được các điểm nút, bởi sau khi tích đến đủ
một lượng nhất định, đạt đến một giới hạn nào đó, vượt qua điểm nút, sẽ có sự thay đổi
về chất. Xác định được điểm nút, bản thân cần tập trung nguồn lực để tạo nên bước nhảy.

Cụ thể như điểm nút là việc đỗ đại học, sau khi xác định xong, chúng ta cần phải nỗ lực
học tập, không sao nhãng, tập trung tồn bộ tâm trí vào đó để có thể vượt qua giới hạn.
Tuy nhiên, ta cũng cần phải biết tranh thủ thời cơ, tận dụng những lợi thế của bản thân để
tạo nên những bước nhảy vọt. Đồng thời sự thay đổi về chất cũng dẫn đến sự thay đổi về
lượng, có thể nói đơn giản đến việc thay đổi môi trường học tập từ cấp Ba lên Đại học.
Lên đại học, lượng kiến thức nhiều hơn, có rất nhiều việc mình cần trau dồi ngồi việc
học tập, như kĩ năng mềm,… từ đó cần chúng ta thích nghi, nỗ lực hơn rất nhiều để phù
hợp với sự thay đổi về chất. Tiếp theo là quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt
đối lập, nó thể hiện bản chất và là hạt nhân của phép duy vật biện chứng. Mâu thuẫn cần
được giải quyết một cách có trình tự, khơng được nóng vội, hay bảo thủ. Ví dụ về mâu
thuẫn giữa thành cơng và thất bại, đây là hai yếu tố trái ngược nhau nhưng cũng lại thống
nhất với nhau. Và chúng ta cần giải quyết mâu thuẫn này một cách lần lượt, “thất bạn là
mẹ thành cơng”, khơng thể nóng vội ngay lập tức để địi hỏi sự thành cơng mà phải thơng
qua vơ vàn những thất bại. Luôn luôn hiểu rõ được mâu thuẫn, tìm ra mối liên hệ của các
mặt đối lập ấy, để có thể giải quyết chúng một cách thật chính xác. Mâu thuẫn thì có tính
khách quan, khơng tốt cũng không xấu mà là động lực phát triển của sự vật, hiện tượng.
do vậy, không được dùng phương pháp cực đoan xóa bỏ mâu thuẫn, mà chỉ thúc đẩy mâu
thuẫn theo chiều hướng tích cực. Chúng ta cũng cần phải tập trung vào những mâu thuẫn
bên trong, mâu thuẫn mang tính đối kháng hay mâu thuẫn chủ yếu vì đó sẽ là đơng lực
phát triển. Giống như bản thân chúng ta, chỉ khi giải quyết được những mâu thuẫn trong
nội tâm của mình, tìm ra hướng đi cho mình thì sẽ là một sự trưởng thành đáng kể. Quy
luật cuối cùng trong ba quy luật của phép duy vật biện chứng là quy luật phủ định của
phủ định. Quy luật này khơng mang tính phủ định sạch trơn mà có tính kế thừa vì vậy,
chúng ta cần phải biết gạn lọc sau mỗi lần phủ định, cần phải kế thừa những điểm hợp lí
của các lần phủ định trước đó. Ví dụ như sau mỗi lần làm bài tập, ta sẽ có thể kế thừa
những cách làm hay những mẹo mà các bài tập trước mình đã làm, và gạn lọc lại các bài
tập điển hình để cho những bài kiểm tra. Một điều cũng khá quan trọng sau khi tìm hiểu
về quy luật này đó là chúng ta cần dũng cảm xóa bỏ những yếu tố chưa hợp lí của sự vật,
hiện tượng. Đừng vì một chút sự ngại thay đổi mà làm hỏng luôn cả một qua trình chúng
ta phủ định sự vật, hiện tượng. Nghe có vẻ khó hiểu, nhưng có thể nói như về câu chuyện

tình u, bản thân chúng ta cảm thấy người đó khơng tốt như mình vẫn thấy, thơng qua
cặp phạm trù bản chất và hiện tượng, dũng cảm thay đổi, từ bỏ người đó. Đó cũng là một
cách phát triển bản thân thơng qua những người xung quanh.Quy luật này cịn giúp chúng
ta có nhận thức đúng về xu hướng của sự phát triển, đó là q trình diễn ra quanh co,
phức tạp, không hề đều đặn, thẳng tắp, không va vấp, khơng có những bước thụt lùi. Vì
vậy, trong q trình phát triển bản thân cần nhẫn nại, bởi đây là một q trình rất phức
tạp, khơng nên vì chưa thấy kết quả ngay lập tức mà đã dừng lại.


C.Mác từng nói: “Triết học khơng treo lơ lửng bên ngồi thế giới, cũng như bộ óc
khơng tồn tại bên ngoài con người”. Triết học Mác- Lê-nin với phép duy vật biện chứng
cũng khơng nằm ngồi quy luật trên, thậm chí cịn là “xương sống’” cho rất nhiều hoạt
động nhận thức của con người. Nội dung của phép duy vật biện chứng dù chỉ được khái
quát nhất nhưng cũng đã phần nào giúp cho mỗi chúng ta rút ra cho mình được một vài
bài học cho riêng bản thân từ đó vận dụng vào và phát triển con người chính mình.
C NHỮNG TRẢI NGHIỆM CỦA BẢN THÂN
Nếu chỉ có những lí thuyết đơn thuần và những ví dụ khá chung chung về nội dung
của phép duy vật biện chứng thì còn khá xa rời thực tế. Nhưng để dễ hiểu và gần gũi hơn,
bản thân em sẽ đưa ra chính những trải nghiệm của bản thân, sau khi đã tìm hiểu về các
quy luật, nguyên lí và các cặp phạm trù. Với cương vị là một tân sinh viên trường Đại học
Kinh tế Quốc dân, và vừa trải qua một kì thi khắc nghiệt, sẽ có những trải nghiệm và chia
sẻ có ích.
1 Để đỗ vào trường Đại học Kinh tế Quốc dân, chắc hẳn ai cũng đều trải qua một
quãng thời gian học tập miệt mài, thức khuya dậy sớm cùng với đó là những chồng đề
dày cơp, với những dạng toán làm đi làm lại đến chán, với những bài văn học mãi khơng
nhớ, những cơng thức lí khó nhằn hay những từ mới tiếng Anh gặp hồi khơng nhớ. Quả
thực đó là một qng thời gian khơng hề uổng phí, vì cuối cùng chúng ta đã đỗ vào ngơi
trường đáng mơ ước này. Đó chính là cách mà em và rất nhiều các bạn trong lớp đã vận
dụng quy luật lượng chất trong việc phát triển bản thân. Sau quá trình học tập ấy, tập
trung mọi nguồn lực cho kì thi Tốt nghiệp THPTQG và thực hiện một bước nhảy có thể

coi là bước ngoặt của cuộc đời. Sau khi hiểu được quy luật lượng chất, bản thân em cũng
càng có thêm những cơ sở để ngày càng phát triển bản thân một các rõ ràng. Giờ đây bản
thân em xác định điểm nút của mình là thời điểm bảo vệ đồ án tốt nghiệp thành công, để
có thể tốt nghiệp, và việc của e bây giờ là tích đủ lượng kiến thức, tích đủ các kĩ năng
mềm,… để tiến sát đến điểm nút và tật trung mọi nguồn lực để tạo nên bước nhảy mà
mình đã chuẩn bị trong những năm ngồi trên giảng đường.
2 Trước kia bản thân em là một người khá ngại giao tiếp với những người mới, hay
không cởi mở với môi trường mới, cũng khơng q chú ý vấn đề ngồi hình, quần áo. Có
thể nói, việc lên học đại học đã giúp cho em nhận ra bản thân mình cịn rất nhiều thiếu
sót, và có những khả năng em cịn chưa khám phá hết về bản thân. Như lần đầu tiên em
lên thuyết trình Triết, em rất run, và lo mình sẽ khơng thể nói được trước lớp một cách
trơn tru, nhưng sau khi lên thuyết trình trước lớp, dù khơng q hồn hảo nhưng em cũng
đã làm được. Đây cũng là một khả năng mà từ trước đến giờ em khơng nghĩ là mình có.
Và để tự tin hơn khi đứng trước đám đơng thuyết trình, em đang từng ngày rèn luyện, cởi
mở hơn trong việc giao tiếp với mọi người xung quynh, bớt ngại ngùng và đang cố gắng
để bản thân tham gia nhiều hơn vào các hoạt động của lớp cũng như của trường. Hay như
việc trang phục, tóc tai, khi cịn học cấp ba, đồng phục của trường là trang phục bắt buộc.


tuy nhiên, bản thân em cũng đã tự có ý thức về việc cần để ý hơn một chút về bề ngồi, vì
mình cũng là con gái, bên cạnh việc cố gắng học tập tốt trên lớp.
3 Bản thân em sau khi tìm hiểu về hai ngun lí của phép duy vật biện chứng, có tự
nhận thức và rút ra cho mình một bài học, đó là muốn phát triển bản thân thì cần dựa vào
chính bản than của mình bởi vì nguồn gốc của sự phát triển là nằm bên trong sự vật, hiện
tượng. Mặc dù trước kia, khi chưa biết đến nguyên lí về sự phát triển, bản thân em cũng
đã tự có ý thức học tập để có thể đạt được những mục tiêu mà mình đã đặt ra. Bên cạnh
sự giúp đỡ của giáo viên, sự đốc thúc của gia đình thì chính bản thân mỗi con người
chúng ta phải có ý thức phát triển bản thân. Từ việc học tập, rèn luyện sức khỏe, hay việc
thay đổi để thích ứng với mơi trường xung quanh. Chỉ khi trong chính con người ta
muốn thì sự phát triển mới được hình thành.



TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÍ NGUỒN NHÂN LỰC

BÀI TẬP LỚN MƠN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
GIẢNG VIÊN: VÕ THỊ HỒNG HẠNH
ĐỀ BÀI: Dựa vào hai nguyên lí, sáu cặp phạm trù và ba quy luật của phép duy vật biện
chứng, hãy đưa ra những cách để phát triển bản thân.

HỌ TÊN: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO
MÃ SINH VIÊN:11203696
LỚP TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN(120)-33

Hà Nội 2021




×