Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.86 KB, 4 trang )
“Dừa Mủ” - Hiện Tượng
Phổ Biến Trên Các Vườn
Dừa
Dừa là một trong những cây lấy dầu quan trọng nhất thế giới. Riêng đối với
tỉnh Bến Tre, dừa còn là cây trồng truyền thống gắn liền với đất và người nơi
đây. Thực tế, chưa có loại cây trồng nào đa dụng như cây dừa. Cũng giống
như những loại cây trồng khác, dừa thường bị nhiều loại dịch hại tấn công,
ngoài bọ cánh cứng hại dừa là phổ biến, hiện nay mối quan tâm của người
trồng dừa là thường xuất hiện triệu chứng “dừa mủ”, nguyên nhân là do một
loài bọ xít chích hút.
Loài bọ xít gây hại dừa có tên khoa học là pseudotheraptus wayi, thuộc họ
coreidae, bộ hemiptera (cánh nửa cứng), ký chủ chính của loài bọ xít này là
cây dừa. Trưởng thành bọ xít có màu ánh đỏ ở phần lưng, bụng màu xanh lục,
dài khoảng 12-14mm. Chúng đẻ trứng rải rác trên những hoa dừa hoặc trái
dừa non. Mỗi con cái có thể đẻ trung bình 70 trứng. Giai đoạn từ trứng đến
khi nở 8-9 ngày. Ấu trùng có màu đỏ nâu đến màu xanh lá cây, râu dài.
Bọ xít thường ẩn trú ở các nách của bẹ dừa. Cả thành trùng và ấu trùng chích
hút hoa và trái non, làm hoa bị hư và trái non rụng sớm. Ấu trùng mới nở
thường bu quanh những hoa đực để ăn phấn hoa, ấu trùng tuổi lớn và trưởng
thành chích hút mạnh và có xu hướng phá hại nhiều trên hoa cái và trái non.
Chính nước bọt độc hại của bọ xít tiết ra gây hoại tử ngay vết chích, tạo thành
những sẹo và vết nứt. Từ những vết nứt có chất mủ dẽo màu nâu đỏ chảy ra
(nông dân còn gọi là dừa mủ). Nếu bọ xít tấn công lúc trái còn nhỏ sẽ làm trái
rụng sớm, nếu chích hút trái khoảng 3 tháng tuổi trở lên thì trái không rụng
nhưng trái bị méo mó, kém phát triển, có những vết sẹo và vết nứt chảy mủ,