Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Trình bày lý luận của CN mác lênin về thấtnghiệp và liên hệ với thực tiễn ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
ĐỀ TÀI: Trình bày lý luận của CN Mác Lênin về thất
nghiệp và liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam.
Họ và tên sinh viên: Đỗ Thị Ngọc
Mã sinh viên: 11202805
Lớp: Kinh tế chính trị Mác Lênin_36

Hà Nội, tháng 05/năm 2021


Lời mở đầu
Bên cạnh khủng hoảng kinh tế, sự cạn kiệt tài nguyên,… thì thất nghiệp cũng được
coi là một trong những “khuyết tật” của nền kinh tế thị trường. Có thể thấy thất
nghiệp ln là mối quan tâm của tồn xã hội. Nó gắn liền với đời sống vật chất và
tinh thần của người lao động. Sinh viên sau khi ra trường chiếm một phần lớn
trong lực lượng lao động, song họ là những người được đất nước đặt niềm tin và kì
vọng trong cơng cuộc đổi mới và phát triển đất nước. Nhưng tình trạng thất nghiệp
của sinh viên lại đang là vấn đề báo động đối với mỗi quốc gia.

Page 2


I.

Lý luận của Mác Lênin về thất nghiệp
1. Bản chất của thất nghiệp

Thất nghiệp là tình trạng người lao động muốn có việc làm mà khơng tìm được


việc làm hoặc không được tổ chức, công ty và cộng đồng nhận vào làm. Tỷ lệ
thất nghiệp là phần trăm số người lao động khơng có việc làm trên tổng số lực
lượng lao động xã hội.
Trong lịch sử loài người, thất nghiệp chỉ xuất hiện trong xã hội tư bản. Ở xã hội
cộng đồng xã hội nguyên thủy, việc phải duy trì trật tự trong bầy đàn buộc mọi
thành viên phải đóng góp lao động và được làm việc. Trong xã hội phong
kiến châu Âu, truyền đời đất đai đảm bảo rằng con người ln có việc làm.
Ngay cả trong xã hội nô lệ, chủ nô cũng không bao giờ để tài sản của họ (nô lệ)
rỗi rãi trong thời gian dài. Các nền kinh tế theo học thuyết Mác-Lênin cố gắng
tạo việc làm cho mọi cá nhân, thậm chí là phình to bộ máy nếu cần thiết (thực tế
này có thể gọi là thất nghiệp một phần hay thất nghiệp ẩn nhưng đảm bảo cá
nhân vẫn có thu nhập từ lao động).
Trong xã hội tư bản, giới chủ chạy theo mục đích tối thượng là lợi nhuận, mặt
khác họ khơng phải chịu trách nhiệm cho việc sa thải người lao động, do đó họ
vui lịng chấp nhận tình trạng thất nghiệp, thậm chí kiếm lợi từ tình trạng thất
nghiệp. Người lao động khơng có các nguồn lực sản xuất trong tay để tự lao
động phải chấp nhận đi làm thuê hoặc thất nghiệp.
Các học thuyết kinh tế học giải thích thất nghiệp theo các cách khác nhau. Kinh
tế học Keynes nhấn mạnh rằng nhu cầu yếu sẽ dẫn đến cắt giảm sản xuất và sa
thải công nhân (thất nghiệp chu kỳ). Một số khác chỉ rằng các vấn đề về cơ cấu
ảnh hưởng thị trường lao động (thất nghiệp cơ cấu). Kinh tế học cổ điển và tân
cổ điển có xu hướng lý giải áp lực thị trường đến từ bên ngoài, như mức lương
tối thiểu, thuế, các quy định hạn chế th mướn người lao động (thất nghiệp
thơng thường). Có ý kiến lại cho rằng thất nghiệp chủ yếu là sự lựa chọn tự
nguyện. Chủ nghĩa Mác giải thích theo hướng thất nghiệp là thực tế giúp duy trì
lợi nhuận doanh nghiệp và chủ nghĩa tư bản. Các quan điểm khác nhau có thể
đúng theo những cách khác nhau, góp phần đưa ra cái nhìn tồn diện về tình
trạng thất nghiệp.
2. Nguyên nhân thất nghiệp


Page 3


Trước C.Mác đã có khơng ít những học thuyết kinh tế giải thích nguyên nhân
dẫn đến thất nghiệp nhưng C.Mác là người đầu tiên vận dụng quan điểm triết
học và thực tiễn để giải thích nguyên nhân một cách chính xác và đầy đủ nhất.
Những quan niệm của ông về vấn đề này là tiền đề để các nhà kinh tế học sau
này nghiên cứu và phát triển.
Để có thể hiểu được nguyên nhân thất nghiệp chúng ta phải hiểu được các bộ
phận tư bản liên quan đến nó: tư bản bất biến và tư bản khả biến.
Bộ phận tư bản biến thành tư liệu sản xuất mà giá trị được bảo tồn và chuyển
vào sản phẩm, tức khơng thay đổi về lượng giá trị của nó được gọi là tư bản bất
biến (ký hiện là c)
Bộ phận tư bản biến thành sức lao động không tái hiện ra, nhưng thông qua lao
động trừu tượng của công nhân làm thuê mà tăng lên, tức là biến đổi vê lượng,
được gọi là tư bản khả biến (ký hiệu là v)
Nói theo một cách nhìn khác tư bản bất biến là một bộ phận tư bản dung để mua
máy móc, thiết bị, nhà xưởng,…còn tư bản khả biến là bộ phận tư bản được
dùng để mua sức lao động.
Tỷ lệ giữa số lượng tư liệu sản xuất và số lượng sức lao động sử dụng những tư
liệu sản xuất đó trong quá trình sản xuất được gọi là cấu tạo kỹ thuật của tư bản.
Còn tỷ lệ giữa số lượng giá trị tư bản bất biến và số lượng giá trị tư bản khả biến
cần thiết để hình thành sản xuất (c/v) là cấu tạo giá trị của tư bản.
Để thể hiện mối quan hệ giữa cấu tạo giá trị và cấu tạo kỹ thuật thì C.Mác đã
dùng một phạm trù khác là cấu tạo hữu cơ của tư bản. Cấu tạo hữu cơ của tư
bản là cấu tạo giá trị của tư bản do cấu tạo kỹ thuật quyết định và phản ánh
những sự biến đổi của cấu tạo kỹ thuật của tư bản.
Trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, cấu tạo kỹ thuật của tư bản càng
tăng theo sự tăng lên của chủ cấu tạo giá trị của tư bản nên cấu tạo hữu cơ của tư
bản cũng tăng lên. Sự tăng lên của cấu tạo hữu cơ của tư bản biểu hiện ở chỗ tư

bản bất biến tăng tuyệt đối và tương đối, nhưng tư bản khả biến có thể tăng tuyệt
đối nhưng lại giảm xuống một cách tương đối. Sự giảm xuống một cách tương
đối của tư bản khả biến cũng sẽ làm cho cầu về sức lao động giảm một cách
tương đối. Đây chính là nguyên nhân gây ra nạn thất nghiệp.

Page 4


Điều này có thể dễ dàng giải thích bởi khi khoa học công nghệ phát triển các nhà
tư bản sẽ đầu tư máy móc hiện đại phục vụ q trình sản xuất để tăng năng suất
lao động mà không tốn q nhiều nhân cơng. Vì thế máy móc hiện đại thay thế
vị trí con người dẫn đến tình trạng cung lao động thừa ra từ đó gây ra thất
nghiệp.
Tỷ lệ thất nghiệp khơng bao giờ là 0% vì trên thực tế trong q trình tích luỹ tư
bản sự mở rộng quy mô sản xuất và giãn thải công nhân là không ăn khớp về
mặt thời gian, không gian và số lượng. Do đó trên phạm vi tồn xã hội ln có
một bộ phận cơng nhân thất nghiệp. Như vậy chúng ta cần phải dự tính và coi
một mức thất nghiệp nhất định là cần thiết và đáng mong muốn.
3. Phân loại thất nghiệp
 Theo lý do thất nghiệp

 Mất việc: Nhân sự ng bị cơ quan/doanh nghiệp cho thôi việc vì một lý do nào
đó và rơi vào tình trạng thất nghiệp.
 Bỏ việc: Đây là hình thức thơi việc do bản thân người đó có điều khơng hài
lịng với đơn vị làm việc của mình nên chủ động xin thôi việc.
 Nhập mới: Lao động mới của thị trường nhưng chưa tìm được việc làm.
 Tái nhập: Lao động đã rời khỏi thị trường trước đó, hiện muốn đi làm trở lại
nhưng chưa có được vị trí thích hợp.
 Theo tính chất


 Thất nghiệp tự nguyện
 Thất nghiệp khơng tự nguyện
 Theo nguyên nhân
 Thất nghiệp tự nhiên:
 Thất nghiệp tạm thời/thất nghiệp ma sát: Xuất hiện khi người lao động
thay đổi việc làm và bị thất nghiệp trong thời gian ngắn (từ lúc họ rời
công việc cũ cho đến khi họ tìm được cơng việc mới).
 Thất nghiệp cơ cấu: Nó là dạng thất nghiệp dài hạn, xuất hiện do sự suy
giảm của 1 số ngành hoặc do quy trình sản xuất có những thay đổi khiến
người lao động khơng thể thích nghi được. Họ buộc phải tìm đến các
ngành nghề khác hoặc địa phương khác để tìm việc.

Page 5


 Thất nghiệp thời vụ: Một số công việc như làm part time dịp hè hoặc
giải trí theo mùa (cơng viên nước, trượt băng, trượt tuyết…) chỉ kéo dài
trong một khoảng thời gian nhất định trong năm. Khi đoạn thời gian này
qua đi thì người làm các cơng việc đó sẽ thất nghiệp.



II.

Thất nghiệp chu kỳ: là mức thất nghiệp tương ứng với từng giai đoạn trong
chu kỳ kinh tế. Nguyên nhân sinh ra loại thất nghiệp này là do trạng thái tiền
lương cứng nhắc. Nó là dạng thất nghiệp khơng tồn tại vĩnh viễn, sẽ biến mất
nếu có đủ điều kiện tiên quyết.

Liên hệ thực tiễn vấn đề thất nghiệp ở độ tuổi lao động nói

chung và sinh viên nói riêng ở Việt Nam
1. Thực trạng
a) Thực trạng chung

Ngày 29/3/2021 Tổng cục Thống kê công bố: “Trong quý 1/2021, ghi nhận tỷ lệ
thất nghiệp và thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi lần lượt là
2,42% và 2,20%, tăng so với cùng kỳ năm ngoái (tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng
lao động trong độ tuổi quý 1/2020 là 2,34%; thiếu việc làm là 1,98%)”.
Quý I năm 2021, thị trường lao động Việt Nam đã hứng chịu những tác động
xấu do sự bùng phát lần thứ 3 của Đại dịch Covid 19. Kết quả điều tra lao động
việc làm quý I năm 2021 ghi nhận số người tham gia thị trường lao động giảm
so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước. Trong quý đầu năm 2021, cả
nước có 9,1 triệu lao động từ 15 tuổi trở lên chịu ảnh hưởng của dịch Covid 19.
Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức và lao động thiếu việc làm đều tăng so
với quý trước và cùng kỳ năm trước. Điểm sáng đáng lưu ý nhất trong quý I của
thị trường lao động là sự gia tăng mức thu nhập từ công việc của người lao động
so với quý trước và cùng kỳ năm trước.
Trong quý I năm 2021, số người từ 15 tuổi trở lên có việc làm là 49,9 triệu
người, giảm 959,6 nghìn người so với quý trước và giảm 177,8 nghìn người so
với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giảm chủ yếu ở khu vực nông thôn và ở nam
giới (tương ứng là giảm 491,5 nghìn người và 713,4 nghìn người so với cùng kỳ
năm trước).
Trong năm 2020, sự bùng phát mạnh của dịch Covid-19 đã làm thị trường lao
động suy giảm mạnh trong quý II, số lao động có việc làm giảm từ 50,1 triệu

Page 6


người trong quý I xuống còn 48,1 triệu người, giảm gần 2 triệu người. Cũng
trong năm này ở hai quý tiếp theo, do sự kiểm soát dịch tốt cùng việc thực hiện

nới lỏng cách ly xã hội và những chính sách hỗ trợ ảnh hưởng của Chính phủ,
thị trường lao động có có sự phục hồi trở lại, lao động có việc làm tăng lên đạt
mức 50,9 triệu người, gần đạt được mức trước khi xảy ra dịch Covid-19 là 51,0
triệu người. Tuy nhiên, đến quý I năm 2021, sự bùng phát trở lại của đại dịch
Covid với những diễn biến phức tạp ngay trong dịp Tết nguyên đán, đã làm
giảm đà phục hồi của thị trường lao động đã đạt được trước đó. Lao động có
việc làm giảm cịn 49,9 triệu người, giảm 1,8% so với quý trước và giảm 0,36%
so với cùng kỳ năm trước.
Số người lao động thiếu việc làm trong độ tuổi lao động quý I năm 2021 là
971,4 nghìn người; tăng 143,2 nghìn người so với quý trước và tăng 78,7 nghìn
người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi
quý I năm 2021 là 2,20%; tăng 0,38 điểm phần trăm so với quý trước và tăng
0,22 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.
Số người và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi các quý, giai đoạn 2019-2021

Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý I năm 2021 ở khu vực nông,
lâm nghiệp và thủy sản là 3,88%, khu vực công nghiệp và xây dựng là 1,51%;
khu vực dịch vụ là 1,76%. Mặc dù khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản vẫn có
tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động cao nhất nhưng so với cùng kỳ năm
trước, tỷ lệ thiếu việc làm trong khu vực này đã giảm đi 0,8 điểm phần trăm,
trong khi đó tỷ lệ này ở khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 0,86 điểm phần

Page 7


trăm và khu vực dịch vụ tăng 0,31 điểm phần trăm. Rõ ràng, sự bùng phát của
đại dịch Covid-19 đã làm tình trạng thiếu việc làm lan rộng sang cả khu vực
công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
Tỷ lệ lao động thiếu việc làm trong độ tuổi theo khu vực
kinh tế quý I, giai đoạn 2019-2021

Đơn vị: %

Số người thất nghiệp giảm so với quý trước nhưng tăng so với cùng kỳ năm
trước
Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý I năm 2021 là gần 1,1 triệu
người, giảm 137,0 nghìn người so với quý trước và tăng 12,1 nghìn người so với
cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý I năm 2021 là
2,42%, giảm 0,21 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,08 điểm phần trăm
so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ này ở khu vực thành thị là 3,19%, giảm 0,51
điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,1 điểm phần trăm so với cùng kỳ
năm trước.
Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động theo thành thị, nông thôn, các quý
giai đoạn 2019-2021
Đơn vị: %

Page 8


b) Thực trạng thất nghiệp ở sinh viên sau khi ra trường ở Việt Nam
Theo số liệu báo cáo của Tổng cục thơng kê tính đến q 4 năm 2020, nước ta
có 55,14 triệu người trong độ tuổi lao động từ 15 tuổi trở lên có trình độ chun
mơn kỹ thuật, tăng 1,03% so với quý trước. Trong đó lao động giới tính nam
chiếm 52,48% (28,94 triệu người). Xét theo trình độ chun mơn kỹ thuật trên
phạm vi tồn quốc, lực lượng lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật đại học
trở lên là 6,285 nghìn người chiếm 11.4%, lực lượng lao động khơng có trình độ
chun mơn kỹ thuật chiếm đến 75,36%, cịn lại là trình độ trung cấp, cao đẳng
và dạy nghề từ 3 tháng trở lên. Có thể thấy sinh viên sau ra khi ra trường chiếm
một phần không nhỏ trong lực lượng lao động nước ta ngày nay.
Tuy nhiên trong số lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật có một bộ phận
người vẫn trong tình trạng thất nghiệp. Q 4 năm 2020, có 2,16% số lao động

thất nghiệp cả nước bao gồm lao động chưa qua đào tạo, qua đào tạo chuyên
nghiệp hoặc dạy nghề từ 3 tháng trở lên. Trong đó, nhóm lao động có trình độ từ
đại học trở lên chiếm con số lớn, khoảng 25% tổng số lao động thất nghiệp
nhóm này.
Số lao động thất nghiệp trình độ đại học trở lên trên phạm vi tồn quốc năm
2020
Đơn vị: Nghìn người
Tồn quốc
Q 1

Đại họ trở lên

Chung

Nam

Nữ

Chung

Nam

Nữ

1,118.2

539.2

579.0


208.5

65.7

142.8

Page 9


Q 2

1,336.2

691.4

644.8

172.5

78.5

94.1

Q 3

1,252.4

508.7

743.6


333.5

107.9

225.7

Q 4

1,192.9

446.9

746.1

297.9

85.0

212.9

Do diễn biến tình hình dịch Covid khá bất ổn và phức tạp nên nhìn chung số lao
động thất nghiệp trong năm 2020 tăng giảm không đồng đều. Quí 1 măm 2020
tỷ lệ thất nghiệp ở lao động có trình độ đại học trở lên là 18,64%, cuối q 4 năm
2020 tỷ lệ thất nghiệp đó tăng lên đáng kể rơi vào khoảng 25%, tức tăng lên
6,36%. Xét theo giới tính tỷ lệ thất nghiệp trình độ đại học trở lên ở nữ luôn
nhiều hơn so với nam cụ thể là 68,49% quí 1/2020, 71,47% quí 4/2020, tăng lên
khoảng 1,04%. Như vậy tỷ lệ thất nghiệp ở sinh viên sau khi ra trường vẫn tăng
theo từng quí, sự chênh lệch thất nghiệp nam và nữ là khá lớn.
Số lao động thất nghiệp trình độ đại học trở lên ở nơng thơn và thành thị năm

2020
Đơn vị: Nghìn người
Thành thị
Đại học trở lên
141.9

Chung
581.6

Nơng thơn
Đại học trở lên
66.6

Q 1

Chung
536.6

Q 2

766.4

130.4

569.8

42.2

Quí 3


679.5

226.2

572.9

107.3

Quí 4

619.2

220.0

573.8

78.0

Số lao động thất nghiệp ở thành thị trong năm 2020 đã tăng 82,6 nghìn người
trong khi ở nông thôn số lao động thất nghiệp lại giảm 7,8 nghìn người.Tính đến
thời điểm cuối q 4/2020 số lao động thất nghiệp ở thành thị lớn hơn so với
nông thôn là 45,4 nghìn người, đây là sự chênh lệch khá lớn so với tổng thể lao
động thất nghiệp ở hai vùng.

Page 10


Tỷ lệ sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường ở thành thị lớn hơn đáng kể so với
nông thôn. Điển hình là q 4/ 2020 tỷ lệ lao động thất nghiệp có trình độ đại
học trở lên ở nơng thơn chỉ chiếm 13,59% trong khi đó ở thành thị là 35,53%

cao hơn 21,94%, đây là sự chênh lệch lớn. Trong năm 2020, số sinh viên thất
nghiệp ở cả thành thị và nông thôn đều tăng lên. Cụ thể như sau: số sinh thất
nghiệp có trình độ đại học trở lên ở thành thị tăng đến 78,1 nghìn người (55%).
Điều đó cho thấy tình hình dịch Covid và nhiều biến động xảy ra trong năm
2020 đã làm gia tăng khổng lồ số lượng sinh viên thất nghiệp ở thành thị. Bên
cạnh đó, ở thành thị số sinh viên thất nghiệp sau ra trường chỉ tăng 11,4 nghìn
người (17,11%), mặc dù đây là một con số khơng nhỏ nhưng nó cho thấy sự gia
tăng thất nghiệp ở sinh viên nông thôn là ít hơn nhiều so với thành thị.
Như vậy tình trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường dù là khác biệt về
điều kiện sống, giới tinh hay khu vực đều đang tăng lên. Nói cách khác, số
lượng sinh viên thất nghiệp ngày càng nhiều. Nó ảnh hướng trực tiếp đến tâm lý
những người đang còn là sinh viên. Vì vậy chúng ta cần phải biêt được nguyên
nhân để từ đo đưa ra giải pháp hợp lý để giảm thiểu tối đa số lượng sinh viên
thất nghiệp.
2. Nguyên nhân chính
II.1 Khơng có định hướng nghề nghiệp trước khi học
Ở Việt Nam, việc chọn nghề phụ thuộc rất nhiều vào quyết định của các bậc phụ
huynh. Với tâm lý luôn muốn che chở, bao bọc con, các bậc cha mẹthường thiên
về những ngành “an toàn”, mang lại danh tiếng, như kỹ sư, bác sĩ,… và con cái
thì cũng thụ động, cha mẹ chọn ngành gì con học ngành đó. Mặt khác, xu hướng
thị trường cũng là một điều đáng nói. Một số bạn trẻ cịn có xu hướng chạy theo
các nghề “hot” để theo kịp bạn bè, chứ không thực sự vì đam mê và đúng sở
trường.
Những thơng tin trên như là một hồi chuông cảnh báo cho thực trạng định hướng
nghề hiện nay khi mà các học sinh hầu như khơng có một định hướng nghề cho
bản thân, khơng biết mình thích gì và có thể làm gì sau này, đâu là điểm mạnh
và điểm yếu của bản thân? Khơng biết định hướng và lựa chọn cho mình ngành
học phù hợp, sinh viên sẽ dẫn đến tình trạng chán nản, kết quả học tập sút kèm,
khơng có sự u thích và tâm huyết,… Vì vậy, việc định hướng nghề nghiệp cho
tương lại đóng vai trị hết sức quan trọng trong việc tạo dựng một sự nghiệp

thành công.

Page 11


II.2 Sinh viên ra trường thiếu kỹ năng làm việc
Nhiều doanh nghiệp lớn cho biết:”Kỹ năng của sinh viên mới ra trường là chưa
hình thành nếu khơng muốn nói là khơng có”. Sinh viên ra trường hiện nay có
kiến thức nhưng thiếu kỹ năng, đặc biệt là các kỹ năng cần thiết để làm việc.
Một số bạn trẻ còn cho rằng, các nhà tuyển dụng chỉ cần tuyển người có năng
lực chun mơn, vi tính thành thạo, ngoại ngữ bằng A, B, C… Chính vì thế, các
bạn đổ xơ rủ nhau đi học bằng này bằng kia, khóa học này khóa học kia, nhưng
các bạn khơng hề biết rằng, các chủ doanh nghiệp và công ty, nhất là các công ty
nước ngồi ln chú trọng đến các kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp, ứng xử,
kỹ năng làm việc theo nhóm, khả năng lập kế hoạch mục tiêu, xử lý nhanh
những khó khăn trong tình huống bất ngờ…
Mặc dù, q trình tìm việc cũng khơng phải dễ dàng gì. Trừ một số bạn có mối
quan hệ rộng rãi hay được cha mẹ gửi gắm, số còn lại, đa phần các bạn cịn q
thụ động trong q trình tìm việc. Các bạn chưa tự tin vào bản thân, thiếu nghị
lực và dũng cảm để đương đầu với những khó khăn, thậm chí có bạn cịn chưa
rõ mình thích làm gì, thích làm cơng việc như thế nào. Các bạn khơng biết rằng,
trong môi trường công việc đầy cạnh tranh và năng động, trang bị tốt cho mình
các kỹ năng giao tiếp, đàm phán, thuyết trình, quản lý thời gian,… mới thực sự
là yếu tố quyết định giúp bạn khác biệt và làm việc hiệu quả.
II.3 Chất lượng đào tạo chưa thực sự gắn với nhu cầu xã hội
Trong thời gian qua, mặc dù Chính phủ đã đầu tư rất nhiều vào các trường đại
học quốc gia nhưng kết quả không có gì khả quan khi số lượng sinh viên ra
trường vẫn thất nghiệp. Bên cạnh đó, với tiếp cận xã hội hóa giáo dục cho phép
nhiều trường đại học tư được mở ra rộng kích thích cạnh tranh giữa các trường
nhà nước và trường tư.

Tuy nhiên, chúng ta cũng chẳng mong đợi gì nhiều ở kết quả này, bởi các đại
học tư vì lợi nhuận chỉ cấp bằng, họ khơng đào tạo “đúng và trúng”. Cả hai cách
cải tiến trên đều làm nảy sinh số người tốt nghiệp cao nhưng khơng có kỹ năng
để làm việc trong cơng nghiệp. Bên cạnh đó, thành tích của các cấp học dưới
đẩy lên các cấp học trên đã khiến những người làm giáo dục bất chấp hậu quả
mà chính người học và xã hội phải gánh là tạo ra những sản phẩm không đủ chất
lượng, dẫn đến hậu quả đầu ra của đội ngũ nhân lực nước ta yếu và nền giáo dục
Việt Nam ngày càng tụt hậu.
Một nguyên nhân khác là do các trường đại học, cao đẳng còn xem nhẹ phần
thực hành mà q đặt nặng lý thuyết. Ngồi ra, cịn do chương trình đào tạo ở
các trường vẫn theo lối tư duy cũ, thiếu thực tế, cơ sở vật chất nghèo nàn…
Chúng ta chuyển dần từ giáo dục truyền thống, giáo dục thời đại công nghiệp
sang giáo dục thời đại thông tin. Đây là hệ thống giáo dục mới tập trung phần
Page 12


lớn vào kiến thức kỹ thuật và ứng dụng của công nghệ để giải quyết các vấn đề
kinh doanh, sinh viên học chính thức nền tảng khơng chỉ trong nhà trường, mà
cịn tiếp tục trong cả đời họ vì khơng ngại lúc nào cũng thay đổi.
Ngoài ra, chúng ta cải tiến kỹ năng công nghiệp cho mọi người dân, tạo cho
người dân có trí thức sẵn có để làm việc, đây là nhân tố chính cho tăng trưởng
kinh tế của địa phương. Đặc biệt, chúng ta thay đổi tư duy nên nhìn nhận các
trường đại học như là một doanh nghiệp, họ có thể đào tạo sinh viên đúng thực
chất bằng việc cộng tác với công nghiệp gắn với nhu cầu thị trường và cập nhật
chương trình đào tạo tương ứng.
II.4 Trình độ ngoại ngữ vẫn cịn nhiều hạn chế
Một trong các lý do tạo nên làn sóng “cử nhân thất nghiệp” chính là vấn đề tiếng
Anh. Chúng ta đều biết tiếng Anh được xem như là tấm vé thông hành trong tất
cả mọi ngành nghề trong thời kỳ hiện đại. Thực ra, hầu hết sinh viên ở các
trường đại học đều được học tiếng Anh, nhưng chính thái độ học thụ động,

khơng áp dụng thực tế thì khi ra trường, kỹ năng ngoại ngữ chỉ là con số 0. Chỉ
có được động lực học, cách học phù hợp, khoa học, áp dụng vào mơi trường
thực tế mới có thể nâng cao trình độ tiếng Anh, đáp ứng được nhu cầu của nhà
tuyển dụng.
II.5 Luôn than trách và đổ lỗi cho số phận
Đó là điều mà sinh viên vẫn thường làm để che đậy sự lười nhác của bản thân.
Luôn đổ lỗi cho khơng có chỉ tiêu rồi đào tạo nhưng không đảm bảo đầu ra. Tốt
nghiệp và ngồi chờ nhà tuyển dụng. Ln than trách khơng có việc làm, đó là
điều càng khiến sinh viên vùi mình sâu hơn vào nguy cơ thất nghiệp. Đỗ lỗi cho
khơng có cơ hội việc làm, đỗ lỗi cho chất lượng đào tạo của giáo dục…
Phải thừa nhận rằng, có quá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp
ngày càng lớn như hiện nay. Nhưng trước khi mổ xẻ những nguyên nhân sâu xa,
chúng ta cần làm rõ nguyên nhân ngay trước mắt. Đó là sự kém cỏi của sinh
viên ngay trên giảng đường. Đừng chỉ tốt nghiệp với tấm bằng trên giấy mà hãy
bước ra khỏi giảng đường với những kiến thức cần thiết cho tương lai.
3. Giải pháp
Hiện nay, Việt Nam đã và đang tiếp cận và áp dụng các khuyến nghị mới của Tổ
chức Lao động Quốc tế về lao động và việc làm. Tuy nhiên, với những nước
đang phát triển – nền kinh tế vẫn mang đậm dấu ấn nơng nghiệp hoặc việc làm
phi chính thức chiếm thị phần đáng kể trong nền kinh tế hay mức sống của
người dân chưa cao và an sinh xã hội chưa đầy đủ, vì vậy người lao động
Page 13


thường chấp nhận làm bất cứ loại cơng việc gì, kể cả những cơng việc có mức
thu nhập thấp, bấp bênh, điều kiện làm việc không đảm bảo nhằm nuôi sống bản
thân và gia đình hơn là thất nghiệp dài để chờ đợi cơng việc tốt hơn. Vì vậy, để
giải quyết rõ rệt tình trạng sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường hiện nay, cần:
3.1 Về phía sinh viên:
Thứ nhất, học sinh; sinh viên cần định hướng sơ bộ về nghề nghiệp của mình

trong tương lai. Học sinh, sinh viên cần thay đổi nhận thức, hiểu được đầu ra của
ngành học. Học sinh, sinh viên cần học những ngành nghề mà trong đó có sự
đam mê, u thích của bản thân và phù hợp với khả năng của mình. Đồng thời,
các giảng viên của nhà trường nên kết hợp cùng với lãnh đạo của các doanh
nghiệp trao đổi và định hướng nghề nghiệp phù hợp với từng tân sinh viên, dựa
trên việc phân tích tính cách, đặc điểm gia đình, sở thích…của từng cá nhân để
đưa ra lời khun cho các em nên chọn ngành nào phù hợp với mình, có cơ hội
việc là tốt nhất và phát huy được năng lực cao nhất.
Thứ hai, trải nghiệm thực tế tại các doanh nghiệp là điều vô cùng quan trọng.
Nâng cao chất lượng đào tạo, kỹ năng làm việc cho sinh viên cần có sự kết hợp
giữa sinh viên và nhà trường. Việc học đi đôi với thực hành, học đến đâu có thể
thực hành đến đó để việc giảng dạy khơng cịn mang ý nghĩa trừu tượng mà cịn
mang tính ứng dụng thiết thực. Sinh viên cần thực hiện nghiêm túc trong quá
trình đi kiến tập, thực tập. Nếu sinh viên coi hoạt động kiến tập, thực tập cho hết
mơn thì sẽ khơng khác gì vẫn chạy theo lý thuyết mà khơng có thực tế.
Thứ ba, sinh viên cần nghiêm túc học hành ngay khi đang còn ngồi trên ghế nhà
trường. Sự nghiêm khắc trong quá trình học tập của bản thân sẽ giúp sinh viên
tự rèn luyện tính cách, kỹ năng đồng thời đạt kết quả tốt trong q trình học tập,
sẽ giúp ích rất nhiều cho cơng việc chun mơn ngay sau khi ra trường.
3.2 Về phía Nhà nước:
Đầu tiên, hoàn thiện thể chế thị trường lao động, tạo khung pháp lý phù hợp, bảo
đảm đối xử bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động. Thực
hiện đúng các luật về lao động, tiền lương tối thiểu, bảo hiểm lao động, xuất
khẩu lao động, pháp lệnh đình cơng… Người lao động được quyền hưởng lương
đúng với số lượng và chất lượng lao động họ đã bỏ ra, phải được bảo đảm về
chỗ ở và những điều kiện môi trường lao động, an sinh khác theo đúng luật
pháp.

Page 14



Thứ hai, Nhà nước cùng các doanh nghiệp cần phải quan tâm đào tạo cơng nhân
trình độ cao, trình độ lành nghề, trình độ văn hóa đối với lao động trẻ, khỏe, nhất
là khu vực nông thôn để cung ứng cho các vùng kinh tế trọng điểm, các khu
công nghiệp, khu du lịch, dịch vụ và xuất khẩu lao động.
Thứ ba, đa dạng hóa các loại hình thị trường, các lớp dạy nghề của Nhà nước,
của tư nhân và quốc tế; áp dụng cơ chế thị trường trong dạy nghề, dần dần hình
thành thị trường dạy nghề phù hợp với pháp luật. Thực hiện quy hoạch đầu tư
tập trung hệ thống dạy nghề, kỹ thuật thực hành qua lao động trực tiếp; đặc biệt
là xây dựng các trường dạy nghề trọng điểm quốc gia.
Thứ tư, thực hiện hiệu quả dự án hỗ trợ đào tạo giảng viên; xây dựng cơ chế xác
định chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo trung cấp, đào tạo cao đẳng, đại học hàng năm
trên cơ sở nhu cầu của thị trường lao động, năng lực đào tạo và tỷ lệ người học
tốt nghiệp có việc làm của cơ sở đào tạo; chỉ đạo các cơ sở đào tạo đầu tư nâng
cao điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo, hợp tác với đơn vị sử dụng lao động
để xây dựng chương trình đào tạo cân đối giữa lý thuyết và thực hành, xây dựng
chuẩn đầu ra, hỗ trợ sinh viên thực tập và đánh giá sinh viên tốt nghiệp theo yêu
cầu của thị trường lao động.

Page 15



×