Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Trình bày lý luận của CN Mác Lênin về thất nghiệp và liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (426.31 KB, 15 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------oOo---------

BÀI TẬP LỚN
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
Đề tài : Trình bày lý luận của CN Mác Lênin về thất
nghiệp và liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Phúc
Mã sinh viên : 11218549
Mã số sinh viên: 29
Lớp tín chỉ : Kinh tế chính trị Mác- Lênin ( 33 )

Hà Nội, 10/2022


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
I1.
2.
3.
II1.
2.
3.
4.

Lý luận chủ nghĩa Mác- Lênin về thất nghiệp
Khái niệm thất nghiệp
Nguyên nhân của thất nghiệp
Phân loại thất nghiệp


Liên hệ thực tiễn vấn đề thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay
Thực trạng
Sự phục hồi sau COVID-19 đối với thất nghiệp tại Việt Nam
Nguyên nhân chính
Giải pháp

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


LỜI MỞ ĐẦU
Thất nghiệp, một vấn đề nhức nhối của của hầu hết các nước trên thế giới hiện
nay, từ các nước phát triển đến các nước phát triển kém, khơng ngoại lệ trong đó có Việt
Nam. Việt Nam là một nước đang trong thời kỳ dân số vàng, số người trong độ tuổi lao
động rất lớn. Nhưng qua quá trình phát triển cịn chưa đồng bộ, thị trường lao động Việt
Nam đã bộc lộ ra những điểm yếu và rỏ ràng hơn là tỷ lệ thất nghiệp.
Đây không chỉ là vấn đề của riêng Việt Nam mà còn là vấn đề chung của tồn thế
giới. Nó khơng tự nhiên xuất hiện mà tất cả đều có căn nguyên của nó và tác động mạnh
mẽ đến nền kinh tế. Để đưa ra những giải pháp khắc phục hiệu quả thì chúng ta cần hiểu
về tình trạng thất nghiệp, nguyên nhân, thực trạng của thất nghiệp. Qua việc phân tích
theo quan điểm Mác-Lênin, ta sẽ vận dụng để phân tích và đưa ra phương hướng giải
quyết cho vấn để trên. Trong bài nay, em xin trình bày thành hai vấn đề chính, đó là quan
điểm của chủ nghĩa Mác-Lenin về vấn đề thất nghiệp và thực tiễn vấn đề thất nghiệp ở
Việt Nam. Đây là lần đầu em viết, nên bài làm cịn nhiều khiếm khuyết. Em kính mong
nhận được ý kiến đóng góp từ cơ để em hồn thiện tốt hơn ở các lần sau.


I1.

Lý luận chủ nghĩa Mác Lênin về thất nghiệp

Khái niệm thất nghiệp

Thất nghiệp là tình trạng người lao động muốn có việc làm mà khơng tìm được
việc làm hoặc khơng được tổ chức, công ty và cộng đồng nhận vào làm. Tỷ lệ thất nghiệp
là phần trăm số người lao động khơng có việc làm trên tổng số lực lượng lao động của xã
hội.
Theo Wikipedia, trong lịch sử loài người, thất nghiệp chỉ xuất hiện trong xã hội tư
bản. Ở xã hội cộng đồng xã hội nguyên thủy, việc phải duy trì trật tự trong bầy đàn buộc
mọi thành viên phải đóng góp lao động và được làm việc. Trong xã hội phong kiến châu
Âu, truyền đời đất đai đảm bảo rằng con người ln có việc làm. Ngay cả trong xã hội nô
lệ, chủ nô cũng không bao giờ để tài sản của họ (nô lệ) rỗi rãi trong thời gian dài. Các nền
kinh tế theo học thuyết Mác-Lênin cố gắng tạo việc làm cho mọi cá nhân, thậm chí là
phình to bộ máy nếu cần thiết (thực tế này có thể gọi là thất nghiệp một phần hay thất
nghiệp ẩn nhưng đảm bảo cá nhân vẫn có thu nhập từ lao động).
Người đầu tiên nghiên cứu về thất nghiệp là Uyliam Petty. Do ảnh hưởng của chủ
nghĩa trọng thương nên Uyliam Petty cho rằng, để giảm bớt tình trạng thất nghiệp thì
phải đẩy mạnh xuất khẩu ra bên ngoài để thu hút lực lượng lao động thừa trong xã hội
(đây cũng là một nguyên nhân để các nước tư bản mở rộng thuộc địa). Tuy nhiên, Adam
Smith mới là người nghiên cứu một cách có hệ thống về việc làm và thất nghiệp, ơng đã
phân tích các ngun nhân dẫn đến thất nghiệp. Cùng với Ricardo, Adam Smith khẳng
định rằng, nạn nhân khẩu thừa (tức thất nghiệp) là không thể tránh khỏi trong nền kinh tế
thị trường. Adam Smith cho rằng, việc sử dụng máy móc đã gạt bớt cơng nhân ra khỏi
q trình sản xuất. Đồng thời, sự biến động của sản xuất làm cho công việc của người lao
động trở nên bấp bênh, dễ bị thất nghiệp. Ngồi ra, do sự tích tụ tư bản trong quá trình
phát triển của chủ nghĩa tư bản nên những ngời sản xuất nhỏ dễ bị phá sản làm tăng đội
quân thất nghiệp. Adam Smith còn cho rằng, sự can thiệp quá mức của Nhà nước làm cản
trở việc di chuyển của người lao động giữa các ngành trong thị trường lao động, làm ảnh
hưởng đến việc giải quyết việc làm, tăng thêm tình trạng thất nghiệp. Sau Adam Smith và
Ricardo, nhà kinh tế học Keynes trong "Lý thuyết về việc làm, lãi suất và tiền tệ" đã
nghiên cứu rất sâu về thất nghiệp trên cơ sở phân tích cung - cầu về lao động trong thị

trường và các mối quan hệ kinh tế xã hội khác. Keynes thừa nhận vấn đề thất nghiệp
không phải là những hiện tượng độc lập của đời sống kinh tế mà là kết quả của những
tính quy luật nhất định trong việc đạt được cân bằng của hệ thống kinh tế. Theo ông, nạn
thất nghiệp sẽ tồn tại dưới dạng "bắt buộc", là một trạng thái mà trong đó "tổng cung về
lao động của những người lao động muốn làm việc thì tại mức tiền lương danh nghĩa đó
nếu lớn hơn khối lượng làm việc hiện có". Ơng cho rằng, để giảm thất nghiệp thì cần phải
tạo nhiều chỗ làm việc trên cơ sở tăng đầu tư cho sản xuất. Lý thuyết của Keynes mặc dù
còn những phiến diện và hạn chế của lịch sử nhưng những luận điểm mà ơng nêu ra vẫn
cịn có ý nghĩa đến ngày nay.


Dựa trên cơ sở các học thuyết trên, CN Mác giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thất
nghiệp. Giải thích theo hướng thất nghiệp là thực tế giúp duy trì lợi nhuận doanh nghiệp
và chủ nghĩa tư bản.
Dựa trên các cơ cở của các học thuyết của người đi trước, CN mác đã giải thích rõ
hơn về thất nghiệp, ơng chỉ ra thất nghiệp thực tế là giúp duy trì lợi nhuận doanh nghiệp
và chủ nghĩa tu
2.

Nguyên nhân của thất nghiệp

Theo chủ nghĩa Mác – Lênin, thất nghiệp thực chất là hậu quả của q trình tích
lũy tư bản. Nguồn gốc của tích lũy tư bản là giá trị thặng dư. Tích lũy tư bản là tăng cường
bóc lột giá trị thặng dư cả về chiều rộng và chiều sâu. Nó bị ảnh hưởng bởi trình đọ bóc lột
gí trị thặng dư, năng suất lao động, chênh lệch giữa tư bản sử dụng, tư bản tiêu dùng và đại
lượng tư bản ứng trước.
Để hiểu được nguyen nhân của thất nghiệp, đầu tiên chúng ta phải làm rõ một vài
định nghĩa.
Đầu tiên, tư bản bất biến (ký hiệu là c) là một bộ phận tư bản dung để mua thiết
bị, máy móc, nhà xưởng,…cịn tư bản khả biến( ký hiệu là v) là bộ phận tư bản được

dùng để mua sức lao động.
Tỷ lệ giữa số lượng tư liệu sản xuất và số lượng sức lao động sử dụng những tư
liệu sản xuất đó trong q trình sản xuất được gọi là cấu tạo kỹ thuật của tư bản. Còn tỷ lệ
giữa số lượng giá trị tư bản bất biến và số lượng giá trị tư bản khả biến cần thiết để hình
thành sản xuất (c/v) là cấu tạo giá trị của tư bản.
Q trình tích lũy tư bản là q trình tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản. Tư bản tồn
tại dưới dạng vật chất và giá trị. Cấu tạo của tư bản bao gồm cấu tạo kỹ thuật và cấu tạo
giá trị.
Để thể hiện mối quan hệ giữa cấu tạo giá trị và cấu tạo kỹ thuật thì C.Mác đã dùng
một phạm trù khác là cấu tạo hữu cơ của tư bản. Cấu tạo hữu cơ của tư bản là cấu tạo giá
trị của tư bản do cấu tạo kỹ thuật quyết định và phản ánh những sự biến đổi của cấu tạo
kỹ thuật của tư bản.
Khi chủ nghĩa tư bản dần phát triển có hai quy trình làm giảm phần vốn dùng để
thuê nhân công. Thứ nhất là q trình sát nhập do cạnh tranh:hai cơng ty nhỏ sát nhập để
tạo ra một cơng ty khác có quy mơ lớn hơn cơng ty trước. Khi có sự sát nhập của các
cơng ty, ln có một kết quả chắc chắn là sẽ xuất hiện sự sa thải. Khi đó, cơng ty sát nhập
được hưởng lợi nhiều hơn về “quy mô kinh tế”, nghĩa là một người lao động có thể vận
hành một lượng vốn lớn hơn của cơng ty. Một quá trình khác là sự thúc đẩy nhằm tăng
năng suất của các nhà tư bản do cạnh ranh gây ra. Năng suất cao hơn, theo định nghĩa, có


nghĩa là sản xuất một số lượng lớn hơn các sản phẩm từ một khoản đầu tư nhỏ hơn. Một
cách để làm việc này là giảm lương và tăng giờ làm việc. Nhưng ln có những giới hạn
sinh lý cho việc này chẳng hạn như cách chính sách áp giá sàn về lương của nhà nước,....
Một cách khác, lâu dài hơn và về cơ bản là khơng có giới hạn, chính là cung cấp cho
người lao động các máy móc và công cụ hiệu quả hơn và tất nhiên khi đó, ít nhân cơng
hơn được u cầu sản xuất một số lượng sản phẩm nhất định và địi hỏi trình độ của công
nhân phải cao hơn dẫn đến sự sa thải một lượng người lao động. Điều này khơng có
nghĩa là số lượng việc làm giảm liên tục. Các ngành cụ thể có thể tìm được thị trường
mới và mở rộng, các ngành cơng nghiệp mới có thể được tạo ra nhu cầu cầu công nhân,

nhu cầu về lao động tăng và giảm với những thay đổi trong chu kỳ kinh tế. Nhưng điều
đó có nghĩa là CNTB có khuynh hướng dẫn dắt lao động ra khỏi sản xuất. Cầu tương đối
về sức lao động có xu hướng ngày càng giảm. Đó là nguyên nhân chủ yếu gây ra nạn
nhân khẩu thừa tương đối.
Thất nghiệp có ích cho các nhà tư bản tuy nhiên nó có những tác động xấu cho tình
hình an sinh xã hội. Thường niên, sẽ có những báo cáo chi tiết về tỷ lệ thất nghiệp theo
từng khu vực, từng tiêu thức để từ đó có những giải pháp điều chỉnh hợp lý hướng tới phát
triển kinh tế đi đôi với nâng cao đời sống người dân.
Cơng thức thường dùng để tính tỷ lệ thất nghiệp là:
Tỷ lệ thất nghiệp = 100%
x
3.

Số người khơng có việc
làm
Tổng số lao động xã hội

Phân loại thất nghiệp
Có thế phân chia thất nghiệp theo những cách khác nhau
Theo đặc trưng
+ Thất nghiệp chia theo giới tính
+ Thất nghiệp chia theo vùng lãnh thổ
+ Thất nghiệp chia theo lứa tuổi
+ Thất nghiệp chia theo ngành nghề
+ Thất nghiệp chia theo dân tộc, chủng tộc
Theo lý do thất nghiệp

+ Thất nghiệp tự nguyện : Là thất nghiệp ở mức tiền công nào đó người lao động
khơng muốn làm việc hoặc vì lí do cá nhân nào đó ( di chuyển, sinh con ….). Thất nghiệp
này thường là tạm thời



+ Thất nghiệp không tự nguyện: Là thất nghiệp ở mức tiền cơng nào đó người lao
động chấp nhận nhưng vẫn khơng được làm việc do kinh tế suy thối, cung lớn hơn cầu
về lao động
+ Thất nghiệp trá hình ( còn gọi là hiện tượng khiếm dụng lao động ) là hiện
tuộng xuất hiện khi người lao động được sử dụng dưới mức khả năng mà bình thường
người lao động sẵn sàng làm việc. Hiện tượng này xảy ra khi năng xuất lao động của một
ngành nào đó thấp, thất nghiệp loại này thường gắn liền với việc sử dụng không hết thời
gian lao động
-

Theo nguyên nhân thất nghiệp

Phân loại theo nguyên nhân thì thất nghiệp được chia thành 3 loại lớn, đó là thất
nghiệp tự nhiên, thất nghiệp chu kỳ và thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển

Thất nghiệp tự nhiên : là mức thất nghiệp bình thường mà nền kinh tế trải
qua, là dạng thất nghiệp không mất đi trong dài hạn, tồn tịa ngay cả khi thị trường lao
động cân bằng
+ Thất nghiệp cơ cấu : xảy ra khi có sự mất cân đối về mặt cơ cấu giữa cung và
cầu lao động.Nguyên nhân có thể là co người lao động thiếu kỹ năng, hoặc sự khác biệt
về địa điểm cư trú.
+ Thất nghiệp tạm thời : là thất nghiệp do người lao động bỏ việc cũ đi tìm việc
mới, có sự thay đổi về địa lý hoặc những người lao động mới gia nhập hay tái gia nhập
lực lượng lao động cần có thời gian để tìm việc làm
+ Thất nghiệp thời vụ : là tình trạng người lao động khơng có việc làm trong một
khoảng thời gian nhất định trong vài năm ( VD : nhân viên bể bơi thường sẽ thất nghiệp
trong mua đơng.....)


Thất nghiệp chu kỳ : thất nghiệp do tình trạng suy thoái kinh tế, sản lượng
xuống thấp hơn mức sản lượng tiểm năng ( theo lý thuyết Keynes )

Thất nghiệp theo lý thuyết cổ điểm : Theo lý thuyết cổ điện, thất nghiệp xảy
ra là do mức lương tối thiểu được quy định cao hơn mức lương do quy luật cung – cầu do
thị trường quy định

II1.

Liên hệ thực tiễn vấn đề thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay
Thực trạng

Ngày 6/10/2022, Tổng cục Thống kê công bố : “Số người thất nghiệp trong độ
tuổi lao động 9 tháng năm 2022 là gần 1,08 triệu người, giảm 251 nghìn người so với


cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động 9 tháng năm 2022 là 2,35%,
giảm 0,64 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước
Số thanh niên từ 15-24 tuổi thất nghiệp 9 tháng năm 2022 là khoảng 413,0 nghìn
người, chiếm 37,5% tổng số người thất nghiệp từ 15 tuổi trở lên. Tỷ lệ thất nghiệp của
thanh niên trong 9 tháng năm 2022 là 7,86%, giảm 0,04 điểm phần trăm so với cùng kỳ
năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị là 9,65%, giảm 1,14 điểm
phần trăm so với cùng kỳ năm trước.”
Nhờ các giải pháp ứng phó linh hoạt cùng với nỗ lực không ngừng nghỉ nhằm
phục hồi và phát triền kinh tề toàn hệ thống chinh trị, từ Trung ương đến địa phương nên
dịch Covid được kiểm soát, hầu hết các hoạt động sản xuất kinh doanh được trở lại trạng
thái bình thường. Sự kiện SEA Games 31 được tổ chức thành cơng tại Việt Nam góp
phần thúc đẩy hoạt động thương mại, du lịch, văn hóa sơi động hơn, tạo cú hích cho phục
hồi kinh tế.
2.


Sự phục hồi sau COVID-19 đối với thất nghiệp tại Việt Nam

Tình hình kinh tế – xã hội nước ta tiếp tục ghi nhận những điểm sáng ở hầu hết các
ngành, lĩnh vực. Nhờ đó, tình hình thất nghiệp của người lao động vẫn tiếp tục duy trì xu
hướng giảm so với quý trước và cùng kỳ năm trước. Cụ thể, số người thất nghiệp trong
độ tuổi lao động quý III năm 2022 là gần 1,06 triệu người, giảm 13,9 nghìn người so với
quý trước và đặc biệt giảm 658,1 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất
nghiệp trong độ tuổi lao động quý III năm 2022 là 2,28%, giảm 0,04 điểm phần trăm so
với quý trước và giảm 1,70 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

Số người và tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động theo quý, 2020-2022


Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (15 đến 24 tuổi), tỷ lệ thanh niên khơng có việc
làm, khơng tham gia học tập hoặc đào tạo giảm so với cùng kỳ năm trước
Trong quý III năm 2022, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên 15-24 tuổi là 8,02%, giảm
0,87 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực
thành thị là 10,54%, cao hơn 3,84 điểm phần trăm so với khu vực nông thôn. So với cùng
kỳ năm trước, tỷ lệ này đều giảm ở cả khu vực thành thị và nông thôn, tương ứng là giảm
2,17 điểm phần trăm và 0,45 điểm phần trăm.
Trong quý III năm 2022, cả nước có khoảng 1,6 triệu thanh niên 15-24 tuổi khơng
có việc làm và không tham gia học tập, đào tạo (chiếm 12,8% tổng số thanh niên), tăng
136,3 nghìn người so với quý trước và giảm 731,1 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.
Tỷ lệ thanh niên khơng có việc làm và không tham gia học tập, đào tạo ở khu vực nông
thôn cao hơn khu vực thành thị, 14,2% so với 10,8% và ở nữ thanh niên cao hơn so với
nam thanh niên, 14,7% so với 11,1%. So với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ này giảm cả ở khu
vực thành thị, nông thôn và nam, nữ (đều giảm trên 6,5 điểm phần trăm).
Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp cả nước khơng cao nhưng tồn tại tình trạng thiếu hụt lao
động cục bộ ( là số lao động không tuyển dụng được hoặc tuyển dụng nhưng chưa đáp ứng

nhu cầu công việc của doanh nghiệp) ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Số lao động
phổ thông bị thiếu hụt cục bộ chiếm tỷ trọng 72,8%.
Báo cáo nhanh từ các địa phương cho biết thực tế có nhiều doanh nghiệp đang phải
đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động cục bộ. Tính chung trên phạm vi cả nước, trong
quý III năm 2022, số lao động doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng nhưng không tuyển
dụng được hoặc tuyển dụng nhưng khơng đạt u cầu là khoảng 511 nghìn người. Trong
đó, số lao động phổ thông bị thiếu hụt cục bộ là 372 nghìn người, chiếm 72,8%; lao động
có tay nghề là 139 nghìn người, chiếm 27,2%.
Tỷ lệ lao động khơng sử dụng hết tiềm năng ( là số lao động không được tuyển dụng
nhưng không đáp ứng được đủ công việc ) là chỉ tiêu tổng hợp cho biết mức độ “lệch pha”
giữa cung và cầu lao động trên thị trường; phản ánh tình trạng dư cung về lao động. Trong
điều kiện kinh tế phát triển bình thường, tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng luôn
tồn tại. Tỷ lệ này thường tăng cao khi thị trường chịu các cú sốc về kinh tế – xã hội.
Những năm trước, tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng của Việt Nam thường
dao động ở mức 4%. Tỷ lệ này tăng rất nhanh từ thời điểm quý I năm 2020 và đạt mức cao
kỷ lục là 10,4% vào quý III năm 2021. Khi các hoạt động kinh tế – xã hội được khơi phục
gần như hồn tồn, tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng giảm nhanh từ 10,4% xuống
còn 4,3% vào quý III năm 2022.


Tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng theo quý, giai đoạn 2019-2022
Tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng quý III năm 2022 của khu vực thành
thị là 4,4% và nông thôn là 4,5% không thay đổi nhiều so với quý trước. Đa số lao động
không sử dụng hết tiềm năng là những người từ 15-34 tuổi (54,9%) cao hơn rất nhiều so
với tỷ trọng lao động nhóm tuổi này chiếm trong lực lượng lao động, 33,9%. Điều này
cho thấy Việt Nam vẫn còn một bộ phận không nhỏ lực lượng lao động tiềm năng chưa
được khai thác, đặc biệt là nhóm lao động trẻ.

Cơ cấu tuổi của lực lượng lao động và lao động không sử dụng hết tiềm năng, quý
III năm 2022

3.

Nguyên nhân chính

3.1.

Sinh viên khơng có định hướng nghề nghiệp trước khi học

Ở Việt Nam, một sổ sinh viên vẫn chưa định hướng được rõ ràng về tương lai của
mình, nghề nghiệp của mình sau này. Một phần là nghe theo sự sắp đặt của bố mẹ, một


phần khác là các bạn là chọn ngành nghề theo xu hướng, theo đám đơng mà chưa thật sự
tìm hiểu kỹ về ngành nghề đó hay chưa thật sự yêu thích ngành nghề mình đang theo học.
Chính điều này đã làm dẫn đến hệ lụy sinh viên lười học, không chịu nghiêm túc học hành
dẫn đến khi ra trường không thật sự có kiến thức chun mơn mà chỉ là một tấm bằng với
cái đầu rỗng ảnh hưởng đến chất lượng nhân lực , làm cho đầu ra còn hạn chế.
3.2.

Lao động chưa có tay nghề, tay nghề thấp

Lao động Việt Nam đa số là lao động chân tay, chưa đáp ứng được yều câu cao,
tính chuyên nghiệp nghiệp. Kỹ năng chưa đáp ưng yêu cầu là do việc phối hợp giữa hệ
thống đào tạo và giáo dục, việc phối hợp cịn nhiều hạn chế. Theo thống kê, chỉ có
khoảng 25% số lao động được đào tạo nghề, tỷ lệ này là khá thấp. Mặc dù lao động
chúng ra là vơ cùng dồi dào nhưng khơng tìm được việc làm hoặc có việc làm nhưng
khơng đáp ứng được nhu cầu. Vì lẽ đó, lao động vẫn trong tình trạng bán chun nghiệp,
chắp vá và khơng ổn định,
3.3.


Trình độ Tiếng anh cịn kém

Việt Nam là một nước đang trong q trình hội nhập kinh tế quốc tế cao. Vì thế,
Tiếng Anh là một chìa khóa thơng hành tất cả mọi ngành nghề trong thời nay. Từ cấp 1
học sinh đã được bổ xung mơn Tiếng Anh vào chương trình học và học xuyên suốt đến
khi học hết đại học, nhưng chính thái độ học thụ động, không chịu nắng nghe cùng với
giáo viên chưa đủ trình độ khiến tỷ lệ biết Tiếng Anh ở Việt Nam đang rất là thấp. Chỉ
khi có cách học hợp lý, khoa học, áp dụng vào thực tế mới giúp chúng ta nâng cao trình
độ Tiếng Anh, đáp ứng yêu cầu của các nhà tuyển dụng
3.4.

Không chú trọng kỹ năng mềm

Kỹ năng mềm là môt trong những u cầu cực kỳ quan trọng, thậm chí nó cịn
được xem là ngang hàng với kiến thức chun mơn. Trong suốt 4 năm ở trường đại học,
rất nhiều sinh viên nghỉ rằng chỉ cần vào lớp nghe giảng, học những kiến thức mình được
học là đủ. Nhưng điều này là vô cùng sai lầm, môi trường công việc đầy tình cạnh tranh
và năng động, hay trang bị cho mình những kỹ năng mềm như đàm phán, thuyết trình,
giao tiếp, sắp xếp cơng việc,…….thay vì dành những thời gian rảnh vào các trị chơi giải
trí online, nhậu nhẹt.
3.5.

Các chính sách áp giá sàn đối với mức lương người lao động

Một mặt, nó bảo vệ người sao động khỏi sự bóc lột của chủ nghĩa tư bản, mặt khác
vì tiền lương cao hơn tiền lương cân bằng thị trượng dẫn đến các hãng tuyển ít nhân cơng
đồng thời u cầu đối với nhân cơng cao hơn, khắt khe hơn. Từ đó gây ra hệ quả thất
nghiệp khi cung lao động lớn hơn cầu lao động
4.
4.1.


Giải pháp
Về phía sinh viên


Thứ nhất, sinh viên cần định hướng rõ nghề nghiệp trong tương lai của mình, hiểu
được việc mình cần làm sau khi ra trường và đầu ra cho ngành của mình đang chọn.
Trước khi lựa chọn ngành nghề mình theo học, cần tìm hiểu rõ hay thực sự đam mê, yêu
thích và phù hợp với bản thân, với khả năng của bản thân. Đồng thời, các nhà trường nên
phối hợp với các doanh nghiệp trao đổi và định hướng nghề nghiệp phù hợp với học sinh
sinh viên dựa trên sở thích, sở trường của từng cá nhân để đưa ra lời khuyên hợp lý.
Thứ hai, nên thực hiện nhiều các hoạt động thực tế tại doanh nghiệp, điều này cần
sự phối hợp, trao đổi giữa sinh viên, nhà trường và các doanh nghiêp. Đi học thôi là yếu
tố cần, chỉ có học mà khơng thực hành thì là chưa đủ, học phải theo với hành
Thứ ba, sinh viên cần nghiêm túc học hành ngay khi đang còn ngồi trên ghế nhà
trường. Sự nghiêm khắc trong quá trình học tập của bản thân sẽ giúp sinh viên tự rèn
luyện tính cách, kỹ năng đồng thời đạt kết quả tốt trong quá trình học tập, sẽ giúp ích rất
nhiều cho cơng việc chuyên môn ngay sau khi ra trường
Thứ tư, cần trang bị những kỹ năng mềm, vốn Tiếng Anh đủ để có được lợi thế khi
ra trường, kiến thức thơi là chưa đủ, kỹ năng mềm và Tiếng Anh mới là yếu tố tạo nên sự
khác biệt
4.2.

Về phía nhà nước

Thứ nhất, tăng nguồn vốn đầu tư đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm
tạo công ăn việc làm cho người lao động , nới lỏng các thủ tục ở khu vực sản xuất kinh
doanh, các chính sách tài chính, thủ tục hành chính rắc dối nhắm thu hút các nhà đầu tư
nước ngồi qua đó, tạo cơng ăn việc làm cho người lao động
Thứ hai, ban hành các chính sách về việc làm và phát triển thị trường lao động để

sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, góp phần tích cực vào việc hình thành thể chế kinh
tế thị trường, đồng thời tận dụng lợi thế để phát triển, tiến kịp khu vực và thế giới, ; các
chính sách hỗ trợ người lao động thất nghiệp nhanh chóng quay trở lại thị trường lao động
(chính sách bảo hiểm thất nghiệp); các chính sách về tư vấn, giới thiệu việc làm, cung ứng
lao động, định hướng nghề nghiệp, thông tin dự báo thị trường lao động nhằm kết nối cung
cầu lao động; các chính sách bảo hiểm xã hội, an tồn vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp...
góp phần đẩy mạnh giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập và cải thiện
cuộc sống cho người dân.
Thứ ba, nâng cao hiệu quả của hệ thống dịch vụ việc làm và các trung tâm hướng
nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc là được quan tâm và đâu tư nhằm nâng cao năng lực
tư vấn, giới thiệu công ăn việc làm và cung cấp thông tin về thị trường lao động cho
người lao động, đào tạo nghề cho người lao động. Khuyến khích sử dụng lao động khuyết
tật, hỗ trợ các cơ sở sản xuất của thương binh và người tàn tật
Thứ tư, khuyễn khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho các doanh
nghiệp vay vốn để mua sắm trang thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất


Thứ năm, hoàn thiện khung pháp lý bảo đảm phù hợp giữa người sử dụng lao
động và người lao động. Người lao động phải được hưởng lương đúng với những gì lao
động mình đã bỏ ra.


KẾT LUẬN
Tình trạng thất nghiệp đang dân được cải thiện sau diễn biến căng thẳng của đại
dịch Covid-19, Nhà nước cũng đã có những quyết định kịp thời. Chỉ số thất nghiệp đang
ngày càng được cải thiện nhưng một số vấn đề vẫn còn tồn tại như khong sử dụng hiệu
quả nguồn lao động hay cịn nhiều lao động có tiềm năng nhưng không được sử dụng.
Một nền kinh tế dù phát triển tới đâu cũng sẽ tồn tại thất nghiệp, dù ít hay nhiều. May
mắn rằng, ở Việt Nam, Nhà nước đã làm rất tốt phát huy hết vai trị của mình để giảm
thiểu tỷ lệ thất nghiệp một cách tối đa cũng như hỗ trợ tạo công ăn việt nàm cho người

lao động.
Bản thân em hiện đang là một sinh viên của khoa Logistics và quản lý chuỗi cung
ứng ở Trường đại học Kinh tế Quốc dân, em ln nhắc nhở bản thân mình phải ln cố
gắng học tập, trau dồi những kiến thức để nâng cao trình độ, đồng thời cũng luôn cố gắng
cho bản thân trang bị những kỹ năng mềm, trình độ ngoại ngữ để có một phong thái tự tin
nhất khi đi làm và điều quan trọng nhất là khơng để bản thân mình khơng bị rơi vào tình
trạng thất nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
-

Giáo tình kinh tế chính trị Mác- Lênin – Đại học Kinh tế Quốc dân
Website tổng cục thống kê ( )

-

Báo điện tử Việt Nam ( )
Wikipedia, bách khoa toàn thư mở ( )




×