Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Báo cáo khoa học " DIỄN BIẾN TIẾNG ỒN GIAO THÔNG TRONG 10 NĂM QUA CỦA HÀ NỘI " doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.3 KB, 6 trang )

DIỄN BIẾN TIẾNG ỒN GIAO THÔNG
TRONG 10 NĂM QUA CỦA HÀ NỘI

GS.TSKH. PHẠM NGỌC ĐĂNG
KTS. PHẠM NGỌC HỒNG
Trường Đại học Xây dựng Hà Nội

1. Mở đầu
Trong mấy chục năm trở lại đây, Hà Nội đã đô thị hoá, công nghiệp hoá với tốc độ "chóng mặt".
Khi giải phóng thủ đô, 1954, dân số Hà Nội mới có khoảng 30 vạn người, đến 2005 dân số Hà Nội đã
đạt tới trên 3 triệu người, tức là sau nửa thế kỷ dân số Hà Nội tăng lên tới 10 lần. Diện tích thành phố
Hà Nội năm 1994 là 460 km
2
, từ năm 2002 đến nay đã mở rộng tới 920 km
2
, tức là chỉ sau 8 năm diện
tích đã tăng gấp đôi. Số lượng xe máy đăng ký ở Hà Nội đến năm 1994 là 390.000 xe, 1996: 547.000
xe, 1998: 768.000 xe, 2000: gần 1.000.000 xe, 2002: 1.250.000 xe và đến 2004: khoảng 1.500.000 xe,
tức là sau 10 năm số lượng xe máy ở Hà Nội đã tăng 3,85 lần. GDP trên đầu người 10 năm đã tăng
hơn 2 lần.
Với tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá nhanh như vậy, trong khi nguồn lực đầu tư cho bảo vệ môi
trường còn nhỏ bé, trình độ khoa học và công nghệ còn hạn chế, kinh nghiệm quản lý môi trường đô
thị và công nghiệp còn thiếu, thì môi trường (trong đó có tiếng ồn) của Hà Nội bị ô nhiễm và suy
thoái là khó tránh khỏi.
Dưới đây trình bày diễn biến về lưu lượng giao thông và ô nhiễm tiếng ồn đường phố của Hà Nội
trong thời gian qua.
2. Mức ồn ở một số đường phố Hà Nội từ 1996- 2005
Kết quả đo tiếng ồn tại các điểm quan trắc trong chương trình monitoring môi trường Hà Nội từ
năm 1996 đến 2005 được trình bày trong bảng 1. Từ số liệu bảng 1 thiết lập được biểu đồ hình 1.
Bảng 1.
Quan trắc mức ồn giao thông trung bình của Hà Nội từ 1996 đến 2005 (dBA)



Đường phố 1996

1997 1998

1999 2000

2001 2002

2003 2004 2005
1. Đường 5 (Cầu
chui)
75,6 75,1 75,5 76,3 76,9 79,5 79,5 79,7
78,1 78,4
2. Quốc lộ 1A (Bến
xe phía Nam)
75,7 75,7 75,6 75,5 75,7 76,2 77,4 77,6
76,8 77,2
3. Phố Trần Hưng
Đạo
72,4 72,1 72,5 72,2 71,7 72,6 72,5 72,8
71,8 72,9
Nguồn : Báo cáo kết quả quan trắc môi trường hàng năm của Trung tâm CEETIA.















Hình 1.

Diễn biến mức ồn trung bình ngày ở một số đường phố chính của Hà Nội
từ 1996 - 2005
66
68
70
72
74
76
78
80
82
1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
§êng 5 (CÇu chui) Quèc lé 1A (BÕn xe phÝa Nam) Phè TrÇn Hng §¹o

dBA

75.7 75.7 75.6 75.5 75.7
76.2 77.4 76.8 76.8 77.2
351.3
492.9
513

510.5
495.7
663.6
757.3
1264.1
1331.4
1647.2
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
1600
1800
1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Møc ån (dBA) Lu lîng xe («t« + xe m¸y) x10 (xe/h)

Hình 2
.
Diễn biến mức ồn tương đương trung bình ngày (dBA) và lưu lượng dòng xe ở giờ cao điểm
trên đoạn đường bến xe phía Nam TP. Hà Nội, từ năm 1996 đến năm 2005
(Nguồn : Báo cáo hàng năm của Trạm QT&PT Môi trường tại CEETIA).

Nhận xét :


Xét bảng 1 và hình 1 ta thấy diễn biến tiếng ồn ở đường 5 và đường 1A (trục giao thông chính)

tăng dần theo các năm, sau 10 năm tăng khoảng 2 - 4 dBA, nhưng tiếng ồn ở đường Trần Hưng
Đạo (phố cũ Hà Nội) từ năm 1996 đến 2005 thay đổi không đáng kể, mức ồn các năm chênh nhau
dưới 1 dBA.


Kết quả quan trắc mức ồn trung bình ngày và lưu lượng dòng xe vào giờ cao điểm trên đường 1A
(gần bến xe phía Nam, Hà Nội) từ 1996 đến 2005 cho ở hình 2. Từ hình 2 ta thấy tuy lưu lượng
dòng xe trong giờ cao điểm ở đường này năm 2005 nhiều hơn gần 4,7 lần so với năm 1996
(16.472/3.513 xe/h), nhưng mức ồn chỉ tăng thêm 1,5 dBA (77,2 - 75,7 dBA). Theo lý thuyết thì
khi lưu lượng dòng xe tăng 2 lần, mức ồn phải tăng 3 dBA. Nguyên nhân mức ồn tăng ít có thể do
đường đã được cải tạo, mặt đường tốt hơn, thông thoáng hơn và tỷ lệ xe mới tăng, xe cũ giảm.
Thậm chí lưu lượng xe năm 2003 lớn hơn năm 2002 gần 1,7 lần (12.641/7.573) nhưng mức ồn
giao thông năm 2003 lại thấp hơn năm 2002 (77,4 - 76,8) là 0,6 dBA (hình 2).


Mức ồn ở các trục đường giao thông Hà Nội vào giờ ban ngày đều lớn hơn
70 dBA (trong các đường khảo sát thấp nhất là 71,1 dBA, cao nhất là 79,7 dBA), vào các giờ ban
đêm phần lớn mức ồn dưới 70 dBA. Mức ồn ở hầu hết các trục đường giao thông ở Hà Nội nhìn
chung chưa lớn lắm (so với các thành phố lớn trên thế giới), nhưng tác hại ô nhiễm ồn vẫn lớn do
đặc điểm kiến trúc thoáng mở của Việt Nam, tiếng ồn ngoài nhà và trong nhà khi mở cửa khác
nhau không lớn.


Các đường phố cổ và phố cũ rất hẹp, nhà xen kẽ dầy đặc, làm cho tiếng ồn không thoát, thậm chí
còn bị "khuyếch đại" lên - nhất là ở dải tần số âm trầm.
3. Diễn biến lưu lượng xe và mức ồn theo giờ trong ngày

Chương trình Hợp tác Mỹ - Á tài trợ cho Trung tâm môi trường (Đại học Xây dựng) dự án quan
trắc ô nhiễm không khí giao thông năm 2004 và 2005, trong đó có quan trắc lưu lượng giao thông và
tiếng ồn tại đường Giải Phóng (điểm đo cách ga Giáp Bát khoảng 200m về phía Bắc). Thời gian quan

trắc được tiến hành vào mùa đông (tháng 11/2004) và mùa hè (tháng 6/2005).
Kết quả quan trắc trong mùa đông, tháng 11 năm 2004, cho ở hình 3 và 4. Kết quả quan trắc trong
mùa hè, tháng 6 năm 2005, cho ở hình 5, hình 6.


xe/h

0
2000
4000
6000
8000
10000
12000
14000
01h
02h
03h
04h
05h
06h
07h
08h
09h
10h
11h
12h
13h
14h
15h

16h
17h
18h
19h
20h
21h
22h
23h
24h

Hình 3.
Diễn biến lưu lượng dòng xe trung bình theo giờ của từng loại xe (xe/giờ) trong
5 ngày làm việc trong tuần (tháng 11/2004)

50
55
60
65
70
75
80
85
90
Trêi n¾ng Trêi ma Chñ nhËt


Hình 4
.
So sánh diễn biến tiếng ồn theo giờ giữa các ngày làm việc - trời nắng,
ngày làm việc - trời mưa và ngày chủ nhật - trời nắng (tháng 11/2004)


Xe/giờ
giê

Giê

dBA

Xe
¤t« c¸c lo¹i

0
2000
4000
6000
8000
10000
12000
14000
16000
18000
01h
02h
03h
04h
05h
06h
07h
08h
09h

10h
11h
12h
13h
14h
15h
16h
17h
18h
19h
20h
21h
22h
23h
24h
Xe m¸y TB 2 ngµy lµm viÖc
Tæng «t« TB 2 ngµy lµm viÖc
Xe m¸y ngµy chñ nhËt
Tæng xe «t« ngµy chñ nhËt

Hình 5.
Diễn biến lưu lượng dòng xe trung bình theo giờ của
3 ngày đo tiếng ồn (tháng 6/2005)
66
68
70
72
74
76
78

80
0h
1h
2h
3h
4h
5h
6h
7h
8h
9h
10h
11h
12h
13h
14h
15h
16h
17h
18h
19h
20h
221h
22h
23h
Chñ nhËt TB 2 ngµy lµm viÖc

Hình 6.

So sánh diễn biến tiếng ồn trung bình LAeq (dB

A
) theo từng giờ
của ngày chủ nhật và 2 ngày làm việc (tháng 6/2005)

Nhận xét:
Về lưu lượng dòng xe
Đường Giải Phóng là một đường giao thông lớn của Hà Nội, là cửa ngõ phía Nam của thành phố,
nên lưu lượng dòng xe tương đối lớn. Theo kết quả quan trắc ta có các nhận xét sau đây:
- Lưu lượng xe mỗi ngày trong tháng 11 năm 2004 (mùa đông) là 148.623 xe máy/ngày và 20.919 xe
ôtô/ngày, trong tháng 6 năm 2005 (mùa hè) tương ứng là 159.303 xe máy/ngày và 22.529 xe
ôtô/ngày, tức là lưu lượng xe trong mùa hè lớn hơn lưu lượng xe mùa đông khoảng 7,2%.
- Diễn biến lưu lượng xe theo giờ trong ngày như sau: trong mỗi ngày đều có 2 giờ cao điểm : giờ cao
điểm buổi sáng đối cả mùa đông và mùa hè là 8-9 giờ sáng, giờ cao điểm buổi chiều đối với mùa đông
đều là 17 - 18 giờ chiều, đối với mùa hè là 18 - 19 giờ chiều, lưu lượng dòng xe trong giờ cao điểm
đạt tới 14.000 - 16.900 xe/giờ, trong đó lượng xe máy chiếm tỷ lệ 91,8%, xe ôtô con chiếm tỷ lệ
Giê
Xe/giờ

Giê

dBA

Đối với khu Thương mại dịch vụ

TCVN (6 - 22h) : 70 dB
A

TCVN (22 - 6h) : 50 dB
A



4,9%, xe ôtô trung bình chiếm tỷ lệ 1,4%, xe ôtô to chiếm tỷ lệ 1,9%. Trong giờ ban đêm lưu lượng
dòng xe nhỏ nhất vào khoảng 1-2 giờ sáng, với lưu lượng xe máy chiếm tỷ lệ 72,8%, lưu lượng xe ôtô
con chiếm tỷ lệ 10,2%, xe ôtô trung bình chiếm tỷ lệ 4,6% và xe ôtô to chiếm tỷ lệ 12,4%.
- Lưu lượng dòng xe trong ngày làm việc cao hơn ngày nghỉ khoảng 10-11%, tỷ lệ xe máy trong ngày
làm việc cũng lớn hơn ngày nghỉ (tính trung bình trong ngày làm việc xe máy chiếm tỷ lệ 88,4%,
trong ngày nghỉ là 86,9%).
Về mức ồn giao thông
Xét các số liệu ở hình 4, hình 6 ta có đánh giá như sau:
- Mức ồn giao thông trung bình giờ về mùa hè cũng như mùa đông tương tự như nhau, biến thiên
trong ngày từ 64,6 đến 80,6 dBA . Mức ồn trung bình giờ cao điểm đạt tới 78-81 dBA. Mức ồn trung
bình giờ trong các giờ ban đêm nhỏ nhất vào thời gian từ 0 giờ đến 4 giờ sáng, biến thiên từ 64,6 đến
75 dBA. Vào các thời điểm có tiếng còi xe (đặc biệt là tiếng còi xe buýt, xe ôtô tải) thì mức ồn có thể
vọt lên tới 100 dBA.
- So sánh mức ồn giao thông giữa các ngày làm việc và ngày nghỉ ta có nhận xét như sau: mức ồn
trong giờ ban ngày của các ngày làm việc cao hơn các ngày nghỉ khoảng 1-2 dBA, trong các giờ đêm
khuya (0 giờ – 4 giờ sáng) mức ồn của các ngày làm việc và các ngày nghỉ khác nhau không đáng kể,
riêng mức ồn ban đêm của ngày có mưa phùn thì thấp hơn các ngày
không mưa từ 4-6 dBA (do lượng xe lưu thông ít hơn).
- Nói chung mức ồn trong các giờ đêm khuya (23 giờ đêm đến 5 giờ sáng) đều vượt trị số TCCP là 50
dBA.
4. Dự báo mức ồn giao thông Hà Nội đến năm 2010
4.1.Phương pháp dự báo
Mức ồn dòng xe lại thường không ổn định (thay đổi rất nhanh theo thời gian), vì vậy để đánh giá
tiếng ồn dòng xe, và phù hợp với các tiêu chuẩn Việt Nam, phải sử dụng mức ồn tương đương tích
phân (L
Atđ
) trong khảo sát cũng như trong tính toán dự báo.
Dưới đây giới thiệu phương pháp xác định gần đúng mức ồn tương đương trung bình của dòng
xe, dựa theo Hướng dẫn R362, CH-025 305-67, tiêu chuẩn


OCT 19358 -74 của Liên Xô trước đây
và tiêu chuẩn JTC 005 - 1996 của Trung Quốc như sau :
L
Atđ
= L
A7’
+

L
i
, (dB
A
) (1)
trong đó:
L
Atđ


- mức ồn tương đương trung bình của dòng xe (tính toán dự báo);
L
A7’
- mức ồn tương đương đặc trưng trung bình của dòng xe ở điểm cao 1,2 m và cách trục dòng
xe 7,5m, trong điều kiện chuẩn là xe chạy trên đoạn đường thẳng và bằng phẳng, khi dòng xe có 60%
xe tải và xe khách và vận tốc chạy trung bình là 40 km/h, cho ở bảng 6 (theo kết quả đo lường thống
kê thực tế ở Liên bang Nga);

L
i
- tổng các hệ số hiệu chỉnh cho các trường hợp khác nhau với các điều kiện như trên.

4.2. Kết quả dự báo
Bảng 2 dưới đây trình bày số liệu dự báo mức ồn giao thông 3 đường phố chính của thành phố Hà
Nội đến năm 2010 theo kịch bản: hệ số tăng trưởng hàng năm ở Hà Nội của lưu lượng các loại xe
trung bình là 7 đến 12%.
Bảng 2
.

Dự báo mức ồn giao thông Hà Nội đến năm 2010 [1]
TT Đoạn đường
Bề rộng mặt
đường (m)
Bề rộng
hè trái
Bề rộng
hè phải
Lưu
lượng
xe/giờ
Tỷ lệ xe
tải,buyt
/tổng
L
td

(dBA)
1 Đường QL5
2

(7,5+10,5)
2.5 2.5 5630 12% 80,5

2 Đường QL1 2

(7,5+10,5) - 4 15388 5% 81,3
3 Trần Hưng Đạo 16 7 7 6667 2% 77,0
Như vậy, so với mức ồn năm 2005, dự báo mức ồn của các đường phố trên đến năm 2010 tăng hơn từ 2 -
4 dBA.
5. Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn giao thông
5.1. Giải pháp hiệu quả nhất là hạn chế tiếng ồn từ nguồn phát sinh

- Các trạm đăng kiểm giao thông ở các đô thị tiến
hành kiểm tra xe và loại trừ (cấm hoạt động) đối với các xe không đạt tiêu chuẩn về tiếng ồn (theo
TCVN 5949 - 1999: Âm học).
- Cải tạo hệ thống đường giao thông, đặc biệt là hệ thống đường giao thông nội đô thị Hà Nội, để đạt
được
(xem tiếp trang 35)
đầy đủ các tiêu chuẩn giao thông đô thị, cải tạo các nút giao thông để
không xảy ra tắc nghẽn giao thông, tổ chức các luồng giao thông hợp lý, bởi vì hệ thống đường xấu và
tổ chức giao thông kém có thể làm tăng mức ồn rất nhiều, tương đương với gia tăng cường độ dòng xe
lên gấp 3 hay 4 lần hoặc hơn nữa.
- Căn cứ vào tình hình thực tế của đô thị Hà Nội có thể đưa ra các qui định nhằm giảm bớt tiếng ồn
giao thông, như là qui định từ 11 giờ đêm đến 6 giờ sáng tất cả các xe chạy trong thành phố không
được bóp còi, qui định ở một số khu phố trong thành phố, thí dụ như khu phố cổ của Hà Nội không
bao giờ được bóp còi xe, hoặc khắt khe hơn nữa là cấm xe ôtô - xe máy chạy trong các khu phố cổ
này.
5.2. Áp dụng các giải pháp ngăn chặn bớt sự lan truyền của tiếng ồn
Giải pháp bao gồm

trồng cây xanh hai bên đường giao thông (chọn loại cây có tán lá to, dày, có
hiệu quả hút âm tốt), xây tường chắn tiếng ồn giao thông ở cạnh các khu có yêu cầu yên tĩnh như
trường học, bệnh viện, các tường chắn này có trát bằng sơn vữa hút âm thì hiệu quả giảm tiếng ồn

càng lớn.
5.3. Qui hoạch sử dụng đất đô thị và qui hoạch xây dựng phố phường hợp lý

Khi quy hoạch xây dựng đô thị có xem xét đến yêu cầu chống tiếng ồn như là xây dựng các công
trình công
cộng, dịch vụ, cửa hàng ở phía mặt đường để làm "bình phong" chắn bớt tiếng ồn giao thông cho các
khu nhà cần được yên tĩnh, được bố trí ở bên trong (nhà ở, trường học, thư viện, phòng làm việc, viện
nghiên cứu v.v ), cách ly các khu vực cần yên tĩnh với các đường giao thông lớn, với các sân bay, với
đường sắt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

PHẠM NGỌC ĐĂNG và các ctv. "Nghiên cứu dự báo diến biến môi trường do tác động của phát
triển đô thị và khu công nghiệp đến 2010, 2020, đề xuất các giải pháp BVMT đối với thành phố
Hà Nội và xây dựng dự án cải tạo môi trường cho một khu công nghiệp",
Đề tài KHCN.07.11, Hà
Nội,1998.

2.

PHẠM NGỌC ĐĂNG, LÊ TRÌNH, NGUYỄN QUỲNH HƯƠNG. Đánh giá diễn biến và Dự báo
môi trường hai vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam.
Nhà xuất bản Xây dựng. Hà Nội,
2004.

3.

CEETIA. "Báo cáo quan trắc ô nhiễm không khí giao thông Hà Nội bằng trạm quan trắc không
khí di động".

Tài trợ của Chương trình Hợp tác Mỹ - á (US-AEP), Hà Nội, 7/2005.
4.

Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất Hà Nội.
Báo cáo Hiện trạng môi trường Hà Nội, 2004.


×