Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

thiết kế hệ thống đất ngập nước phục vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp tân qui- huyện củ chi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 100 trang )

Thiết kế hệ thống đất ngập nước phục vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp Tân Qui- Huyện Củ Chi

LỜI GIỚI THIỆU
Phát triển kinh tế là nhu cầu cấp thiết của mỗi địa phương, nhằm cải thiện đời
sống của nhân dân và tạo ra nhiều công ăn việc làm nên các tỉnh, các huyện, các
thành phố đã tìm nhiều giải pháp ưu đãi để mời gọi các nhà đầu tư, các doanh
nghiệp. Các địa phương chỉ chú trọng việc kêu gọi đầu tư nên đã bỏ lỏng việc
quản lý các doanh nghiệp về mặt môi trường nên các yêu cầu chặt chẽ về phát
thải đã được các địa phương bỏ qua nhằm tạo sự dễ dãi cho các nhà doanh
nghiệp.
Hiện nay, ô nhiễm môi trường do nước thải công nghiệp đang là vấn đề bức
xúc ở nước ta nói chung đặc biệt là các thành phố lớn và các cụm, khu công
nghiệp. Bên cạnh các khu công nghiệp lớn có hệ thống xử lý nước thải tập trung
thì các cụm công nghiệp tự phát thì không có hệ thống xử lý nước thải tập trung
này, có chăng chỉ là hệ thống xử lý nước thải của từng doanh nghiệp nhằm đối
phó với các cơ quan chức năng nên không được vận hành thường xuyên và hiệu
quả xử lý không cao.
Như vậy trong điều kiện hiện nay ở nước ta, khi phần lớn các dự án xử lý nước
thải tập trung cho các cụm công nghiệp tự phát quy mô vừa và nhỏ là chưa khả
thi, hoặc nếu có chỉ dừng ở mức xử lý sơ bộ do thiếu thốn về tài chính, thì việc
nghiên cứu tìm giải pháp cho việc xử lý nước thải vừa đơn giản, có chi phí xây
dựng và vận hành thấp, vừa đảm bảo vệ sinh môi trường là một hướng nghiên cứu
giải quyết hợp lý và khả thi.
Phương pháp xử lý nước thải bằng hệ thống đất ngập nước nhân tạo là một
phương pháp đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới cách nay vài chục năm.
Hiện nay các hệ thống đất ngập nước đang được sử dụng để xử lý nước thải sinh
hoạt. Ở Việt Nam, việc sử dụng các hệ thống tự nhiên nói chung và hệ thống đất
ngập nước nhân tạo nói riêng đã bắt đầu được sử dụng.

CBHD : Th.S Nguyễn Văn Đệ
SVTH : Nguyễn Thành Luân



1


Thiết kế hệ thống đất ngập nước phục vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp Tân Qui- Huyện Củ Chi

Hệ thống đất ngập nước nhân tạo được xây dựng để xử lý nước thải phỏng
theo các quá trình sinh học, hoá và lý học của các vùng đất ngập nước tự nhiên.
Các vùng đất ngập nước có thể loại bỏ chất ô nhiễm hoặc chuyển chúng thành
các dạng vật chất ít gây ảnh hưởng tới sức khoẻ con người và môi trường. Thuận
lợi của việc sử dụng hệ thống đất ngập nước nhân tạo để xử lý nước thải là quá
trình xử lý được thực hiện liên tục trong điều kiện tự nhiên với giá thành rẻ vì chi
phí xây dựng và bảo quản thấp, cho phép đạt hiệu suất cao, thân thiện với môi
trường, đồng thời góp phần làm gia tăng giá trị đa dạng sinh học, cải tạo cảnh
quan môi trường sinh thái của khu vực xung quanh.
Các hệ thống nhân tạo đã được sử dụng cho việc xử lý các loại nước thải có
chứa nhiều chất hữu cơ trong nước như nước thải nhà máy giấy, nhà máy chế
biến thực phẩm, bia rượu, chế biến cà phê, cơ sở giết mổ… và hoàn toàn đạt hiệu
quả xử lý tương đương các công nghệ khác.
Nghiên cứu thiết kế một hệ thống đất ngập nước nhân tạo hoàn chỉnh nhằm
phục vụ xử lý nước thải của các cụm công nghiệp vừa và nhỏ là hoàn toàn khả thi
và nó đáp ứng được yêu cầu cơ bản là về hiệu quả xử lý nước thải và tính kinh tế
của hệ thống, hơn nữa đối với những vùng có quỹ đất còn nhiều như Củ Chi thì
dự án hoàn toàn phát huy được ưu thế so với việc đầu tư một hệ thống công nghệ
hoá học để xử lý nước thải.

CBHD : Th.S Nguyễn Văn Đệ
SVTH : Nguyễn Thành Luân

2



Thiết kế hệ thống đất ngập nước phục vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp Tân Qui- Huyện Củ Chi

Chương 1:
PHẦN CHUNG
1.1.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Việc kêu gọi các doanh nghiệp vào đầu tư phát triển kinh tế với nhiều ưu đãi
tại huyện Củ Chi đã và đang gây ra nhiều áp lực về môi trường cho huyện nói
riêng và cho thành phố nói chung. Dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp chỉ lo chú
trọng phát triển kinh tế và xem nhẹ về khía cạnh môi trường, gây ra các lượng
phát thải lớn chất ô nhiễm. Việc này đang đặt ra thách thức lớn đối với các cấp
quản lý và các nhà doanh nghiệp trước xu hướng phát triển trong tương lai là
hướng tới phát triển bền vững. Việc này đòi hỏi các nhà quản lý buộc các doanh
nghiệp phải xây dựng các hệ thống xử lý nhằm kiểm soát nguồn ô nhiễm tại mỗi
doanh nghiệp.
Nghiên cứu và thiết kế một mô hình đất ngập nước để xử lý nước thải cho các
doanh nghiệp là một việc làm cần thiết nhằm giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí
đầu tư cho hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh mà chỉ cần xử lý sơ bộ theo yêu
cầu xả thải. Việc này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tập trung vốn cho phát
triển doanh nghiệp, và các quản lý môi trường
Bên cạnh đó hệ thống đất ngập nước còn tạo thêm mảng xanh cho cho địa
phương và doanh nghiệp. Đây là yếu tố quan trọng góp phần làm trong sạch môi
trường không khí xung quanh doanh nghiệp bên cạnh việc xử lý nguồn nước thải
ô nhiễm.

1.2.


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Thiết kế hệ thống đất ngập nước phục vụ xử lý nước thải

1.3.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Tìm hiểu về các loài thực vật bản địa có khả năng hấp thụ chất ô nhiễm, cơ
chế loại bỏ các chất ô nhiễm.
CBHD : Th.S Nguyễn Văn Đệ
SVTH : Nguyễn Thành Luân

3


Thiết kế hệ thống đất ngập nước phục vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp Tân Qui- Huyện Củ Chi

- Dựa trên các loài thực vật bản địa kết hợp với một số loài thực vật có khả
năng hấp thụ chất ô nhiễm để hoàn thiện thành một hệ thống bãi lọc trồng cây có
hiệu quả xử lý nước thải cao.
- Đề xuất mô hình thiết kế

1.4.

ĐỐI TƯNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Nguồn nước thải từ các nhà máy thuộc cụm công nghiệp Tân Qui đã qua xử
lý sơ bộ loại bỏ các chất độc hại đặc trưng của từng ngành nghề sản xuất.

- Kiểm soát các nguồn nước thải ô nhiễm từ đầu vào trước khi qua hệ thống,
đảm bảo các nguồn thải đã được xử lý sơ bộ.
- Thiết kế hệ thống xử lý đảm bảo nguồn thải đầu ra đạt yêu cầu.

1.5.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.5.1. Phương pháp tiếp cận
− Xuất phát từ hiện trạng nguồn nước từ kênh tiêu ấp 12 thuộc xã Tân Thạnh
Đông bị ô nhiễm do nguồn nước thải từ các doanh nghiệp thuộc cụm công
nghiệp Tân Qui thải ra. Trong số 15 doanh nghiệp thuộc cụm công nghiệp
thì có 11 doanh nghiệp có đặc thù về ô nhiễm nguồn nước thải, các doanh
nghiệp đã lắp đặt hệ thống xử lý nhưng do vận hành không thường xuyên
dẫn tới tình trạng nguồn thải ra sau xử lý không đạt chuẩn như yêu cầu,
gây ảnh hưởng lớn cho các khu vực sản xuất của người dân ở trong lưu vực
thoát nước thuộc kênh tiêu ấp 12.
− Mặc khác Củ Chi có những điều kiện tự nhiên và những chính sách xã hội
tạo nhiều điều kiện cho việc áp dụng công nghệ đất ngập nước như :
+ Quỹ đất trống của cụm công nghiệp còn nhiều, và có địa hình trũng
thuận lợi cho việc xây dựng hệ thống đất ngập nước hơn là tốn kém chi
phí cao để san lấp cho doanh nghiệp thuê.
+ Điều kiện khí hậu, thuỷ văn thuận lợi
CBHD : Th.S Nguyễn Văn Đệ
SVTH : Nguyễn Thành Luân

4


Thiết kế hệ thống đất ngập nước phục vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp Tân Qui- Huyện Củ Chi


+ Các chính sách ưu tiên kêu gọi đầu tư của địa phương đã tạo cơ hội cho
các doanh nghiệp buông lỏng trong công tác bảo vệ môi trường, do đó
địa phương cần phải áp dụng các biện pháp để giải quyết các vấn đề
nói trên và với một nguồn kinh phí thấp.

CBHD : Th.S Nguyễn Văn Đệ
SVTH : Nguyễn Thành Luân

5


Thiết kế hệ thống đất ngập nước phục vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp Tân Qui- Huyện Củ Chi

Phương pháp tiếp cận.

CBHD : Th.S Nguyễn Văn Đệ
SVTH : Nguyễn Thành Luân

6


Thiết kế hệ thống đất ngập nước phục vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp Tân Qui- Huyện Củ Chi

1.5.2. Phương pháp cụ thể
1.5.2.1. Phương pháp ứng dụng GIS
− Phương pháp ứng dụng GIS: trong nghiên cứu thông tin địa lý (GIS) là một
công nghệ hiện đại và hữu hiệu cho nhiều lónh vực nhờ khả năng biểu
diễn, lưu trữ, hiển thị các đối tượng cần quản lý theo không gian và thời
gian. Dựa trên cơ sở dữ liệu không gian và phi không gian, công nghệ

thông tin địa lý còn giúp phân tích, đánh giá giải những bài toán liên quan
đến quản lý, phục vụ tiến trình ra quyết định.
− Phương pháp ứng dụng GIS được sử dụng để xác lập vùng nghiên cứu trên
bản đồ, ranh giới của vùng nghiên cứu, tìm hiểu và xác lập tuyến khảo sát
trên bản đồ để chuẩn bị cho công tác khảo sát thực địa nhằm phục vụ cho
mục đích nghiên cứu.
1.5.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
− Trước khi tổ chức khảo sát thực địa chuẩn bị cho việc thiết kế, việc thu thập,
xử lý các số liệu, tài liệu liện quan đến đề tài là hết sức quan trọng, bởi qua
đó việc phát hiện các vấn đề liên quan đến đề tài sẽ sáng rõ hơn, xác định
được các yếu tố cần kế thừa, hạn chế việc nghiên cứu tràn lan, tập trung giải
quyết những vấn đề cốt lỏi của đề tài. Đồng thời vạch ra được một cách khá
chi tiết các tuyến, vùng cần khảo sát chính xác hơn.
− Các thông tin cần thu thập như:
+ Điều kiện khí hậu, thuỷ văn, địa hình, thổ nhưỡng của khu vực khảo sát
thiết kế.
+ Hiện trạng sử dụng đất .
+ Các nguồn gây ô nhiễm chính tại khu vực khảo sát, và lưu vực thoát nước.
+ Các chính sách kinh tế xã hội của địa phương đặc biệt là định hướng quy
hoạch phát triển trong tương lai.

CBHD : Th.S Nguyễn Văn Đệ
SVTH : Nguyễn Thành Luân

7


Thiết kế hệ thống đất ngập nước phục vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp Tân Qui- Huyện Củ Chi

1.5.2.3. Phương pháp khảo sát thực địa

− Tổ chức khảo sát thực địa theo tuyến đã được hoạch định trước theo bản đồ
nhằm xác định lại độ chính xác của các thông tin đã thu thập được. Việc khảo
sát thực địa cần phải thu thập thêm những thông tin thực tế như:
+ Hiện trạng sử dụng đất và các hình thức sử dụng đất khác chưa được thống
kê do người dân tự chuyển mục đích sử dụng
+ Việc phát thải ô nhiễm của các doanh nghiệp gây ảnh hưởng như thế nào
đối với người dân. Quy luật về thời gian phát thải nhiễm của doanh nghiệp.
+ Khảo sát địa hình vùng nghiên cứu, xem xét tính khả thi khi thiết kế.
+ Thu thập thêm thông tin về chế độ thủy văn, các hướng dòng chảy chính
của khu vực.
+ Thu thập thông tin về các loài thực vật bản địa, đặc biệt là các loài có khả
năng hấp thụ ô nhiễm.
+ Lấy mẫu nước tại nguồn thải để phân tích mức độ ô nhiễm.
− Thu thập số liệu phải được tiến hành trước mọi giai đoạn khảo sát. Những tài
liệu thu thập kể trên làm cơ sở hoạch định kế hoạch khảo sát tiếp theo, lựa
chọn nội dung và khối lượng hợp lý cũng như phương pháp khảo sát thích hợp.
1.5.2.4. Phương pháp phân tích hoá, lý, sinh học đất, nước
 Đối với đất
− Về thành phần vật lý : chủ yếu phân tích thành phần cơ giới, dung trọng, tỷ
trọng, độ xốp, và độ bền hạt kết.
− Về thành phần hóa học : Chủ yếu phân tích hàm lượng các cation và anion
chính, trong đó chú trọng hàm lượng các cation trong các pha khác nhau (pha
hòa tan, pha trao đổi và tổng số ), pH, EC, Eh và hàm lượng hữu cơ (bao gồm
các acid mùn và tổng mùn); các chất dinh dưỡng tổng số và dể tiêu và một số
kim loại năng.

CBHD : Th.S Nguyễn Văn Đệ
SVTH : Nguyễn Thành Luân

8



Thiết kế hệ thống đất ngập nước phục vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp Tân Qui- Huyện Củ Chi

− Về sinh học : Chủ yếu phân tích hô hấp đất, VSV háo khí, yếm khí và mấm
mốc.
 Đối với nước
− Về thành phần hoá học: dựa vào đặc tính nước thải của các ngành nghề trong
cụm công nghiệp nên chủ yếu phân tích các chỉ tiêu về BOD, COD, TS, tổng
nitơ, tổng phốtpho và các kim loại nặng trong nước kết hợp với một số chỉ tiêu
đo tại thực địa như :DO, pH, EC, Eh.
1.5.2.5. Phương pháp thống kê số liệu
− Bằng phương pháp thống kê xử lý các số liệu phân tích và các số liệu điều tra
liên quan, sử dụng thuật toán xác lập các hệ số tương quan của các thành phần
trong môi trường đất, nước. Trong đó chú trọng đến khả năng tương quan giữa
mức độ nhiễm bẩn và khả năng tự làm sạch của môi trường đất. Kết quả
thống kê được xác lập thành các bảng nhằm phục vụ cho công tác thiết kế
như:
+ Thống kê về lượng mưa, độ ẩm, chế độ thủy văn
+ Bản đồ cao trình khu vực
+ Địa chất, địa tầng của khu vực.
+ Biều đồ cơ cấu sử dụng đất, bảng thống kê các loại hình canh tác.
+ Địa chất, địa tầng của khu vực.
+ Bảng phân tích mẫu nước.
1.5.2.6. Phương pháp chuyên gia
Mục đích chính của phương pháp này là sử dụng các thông số kinh nghiệm
của các chuyên gia trong các lónh vực nghiên cứu nhằm chuẩn hoá độ chính xác
của các công trình thiết kế bằng kinh nghiệm của các chuyên gia. Phương pháp
này đòi hỏi phải tham khảo ý kiến trực tiếp của các chuyên gia về các vấn đề
thắc mắc trong vấn đề nghiên cứu, nhờ sự tư vấn và giúp đỡ của các chuyên gia.


CBHD : Th.S Nguyễn Văn Đệ
SVTH : Nguyễn Thành Luân

9


Thiết kế hệ thống đất ngập nước phục vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp Tân Qui- Huyện Củ Chi

1.5.2.7. Phương pháp quan trắc
− Được sử dụng sau khi thiết kế đã hoàn chỉnh và trong thời gian vận hành hoặc
là tính toán tầng suất quan trắc trước nhằm mục đích bảo đảm cho công trình
vận hành tối ưu.
− Đối với đất ngập nước thì việc quan trắc là rất quan trọng vì đây là một hệ
sinh thái thu nhỏ, hội tụ của cả 3 yếu tố là đất, nước, thực vật. Vì thế ta cần
phải tổ chức quan trắc thật kỹ vì nếu 1 trong 3 yếu tố xảy ra vấn đề thì sẽ gây
rối loạn cho toàn bộ hệ thống. nh hưởng đến hiệu suất thiết kế.

1.6.

GIỚI THIỆU CẤU TRÚC ĐỒ ÁN

− Đồ án gồm có 100 trang, trong đó có 23 hình vẽ, 16 biểu bảng và được cấu
trúc thành 4 chương và phần kết luận kiến nghị.
Chương1 : PHẦN CHUNG
− Giới thiệu về đối tượng, mục tiêu,các phương pháp nghiên cứu được áp dụng
trong đề tài.
Chương 2 : TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU.
Gồm 2 nội dung chính:
+ Giới thiệu khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện Củ

Chi. Trong đó tập trung chủ yếu vào đặc điểm khí hậu, địa hình, chế độ
thủy văn và hiện trạng sử dụng đất của khu vực xây dựng hệ thống đất
ngập nước.
+ Giới thiệu về cụm công nghiệp Tân Qui : Các ngành nghề sản xuất, hiện
trạng sản xuất và các ảnh hưởng đến môi trường của cụm công nghiệp.
Chương 3 : KHÁI QUÁT VỀ ĐẤT NGẬP NƯỚC VÀ CÁC CHỨC NĂNG XỬ
LÝ NƯỚC THẢI.
Giới thiệu các định nghóa về đất ngập nước, các chức năng và cơ chế loại bỏ
các chất ô nhiễm trong đất ngập nước. Và khái quát về tình hình nghiên cứu áp
dụng đất ngập nước nhân tạo xử lý nước thải trong và ngoài nước.
CBHD : Th.S Nguyễn Văn Đệ
SVTH : Nguyễn Thành Luân

10


Thiết kế hệ thống đất ngập nước phục vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp Tân Qui- Huyện Củ Chi

Chương 4 : KHÁI QUÁT VỀ ĐẤT NGẬP NƯỚC VÀ CÁC CHỨC NĂNG XỬ
LÝ NƯỚC THẢI
Tính toán diện tích cần thiết và các thông số của các ao xử lý và hiệu quả xử
lý, dự báo các tác động môi trường của dự án và đề xuất chương trình quan trắc,
giám sát khi dự án hoạt động.
PHẦN KẾT LUẬN
Kết luận về hiệu quả khả thi của dự án và đề xuất một số giải pháp.

CBHD : Th.S Nguyễn Văn Đệ
SVTH : Nguyễn Thành Luân

11



Thiết kế hệ thống đất ngập nước phục vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp Tân Qui- Huyện Củ Chi

Chương 2

TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
A. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN CỦ CHI
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1. Vị trí địa lý
Hình 2.1 : Bản đồ hành chính huyện Củ Chi

- Củ Chi là một huyện ngoại thành của Thành Phố Hồ Chí Minh có diện tích
tự nhiên 434,50 km2. Huyện Củ Chi cách Thành phố Hồ Chí Minh về phía Đông
Nam 45 km, và có toạ độ địa lý:
+ 106021’22’’đến 106039’56’’ kinh độ Đông
+ 10054’28’’ đến 10009’30’’ vó độ Bắc
- Ranh giới hành chính của huyện như sau :
+ Phía Bắc giáp với huyện Trảng Bàng – tỉnh Tây Ninh.
CBHD : Th.S Nguyễn Văn Đệ
SVTH : Nguyễn Thành Luân

12


Thiết kế hệ thống đất ngập nước phục vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp Tân Qui- Huyện Củ Chi

+ Đông và Đông Bắc giáp huyện Bến Cát, thị xã Thủ Dầu Một – tỉnh Bình
Dương.
+ Tây và Tây Nam giáp huyện Đức Hòa – tỉnh Long An.

+ Nam giáp huyện Hóc Môn - Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Điều kiện khí hậu
2.1. Nhiệt độ
- Huyện Củ Chi thuộc vùng có nhiệt độ cao và ổn định giữa các tháng trong
năm. Nhiệt độ trung bình tại Củ Chi là 27,3 0C, chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng
trong năm lớn (110C). Tháng IV có nhiệt độ cao nhất 38,2 0C, tháng X có nhiệt độ
thấp nhất 16,20C.
2.2. Độ ẩm không khí
- Độ ẩm không khí thay đổi theo các mùa trong năm, độ ẩm trung bình hàng
năm khá cao là 79,2%, mùa mưa khoảng 82,5 % và mùa khô khoảng 74,2%.
2.3. Lượng mưa
- Lượng mưa trung bình năm từ 1.300 - 1.770 mm, tăng dần lên phía Bắc và
tập trung chủ yếu từ tháng V đến tháng XI hàng năm chiếm 90% tổng lượng mưa
cả năm. Lượng mưa năm cao nhất đạt 2.201mm, thấp nhất 764mm, số ngày mưa
trung bình 151 ngày/ năm. Các tháng mùa khô (tháng XII đến tháng IV) lượng
mưa không đáng kể.
2.4. Chế độ gió
- Củ Chi có chế độ gió mùa, ít bão được phân bố vào các tháng trong năm như
sau:
+ Tháng XI - tháng V: gió có hướng Đông Nam, vận tốc TB 1,5-2,5 m/s.
+ Tháng V - tháng IX: thịnh hành hướng gió Tây Nam, vận tốc TB 1,5-3m/s.
+ Tháng X - tháng XI: thịnh hành hướng gió Đông Bắc, vận tốc TB 1-1,5m/s.

CBHD : Th.S Nguyễn Văn Đệ
SVTH : Nguyễn Thành Luân

13


Thiết kế hệ thống đất ngập nước phục vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp Tân Qui- Huyện Củ Chi


3. Địa hình, thổ nhưỡng
3.1. Địa hình
- Địa hình huyện Củ Chi mang đầy đủ dấu ấn địa hình của vùng đồng bằng
Đông Nam Bộ với độ cao trung bình từ 5m đến 15m và chuyển dần sang địa hình
trũng thấp của đồng bằng Tây Nam Bộ với độ cao trung bình từ 0,8m đến 2m.
Dựa vào độ cao có thể chia ra làm hai dạng địa hình chính:
+ Dạng địa hình có độ cao >5m: dạng địa hình này phân bố ở vùng trung
tâm, phía Bắc, phía Đông và phía Tây Bắc. Đất đá chủ yếu là các trầm tích
Pleistoxen thượng, hệ tầng Củ Chi, Pleistoxen trung - thượng, hệ tầng Thủ
Đức. Do phân bố ở vị trí cao nên không bị ngập nước, rất thuận tiện cho
trồng cây ăn trái và cây công nghiệp.
+ Dạng địa hình có độ cao <5m: dạng địa hình này chủ yếu phân bố ở phía
Tây Nam và Nam. Đất đá chủ yếu là các trầm tích sông, sông biển, sông
đầm lầy, thống Holoxen. Do phân bố ở vị trí thấp nên một số nơi vào mùa
mưa bị ngập nước vì vậy rất thuận tiện cho trồng cây nông nghiệp (lúa).

Hình 2.2 : Bản đồ 3D khu vực nghiên cứu
CBHD : Th.S Nguyễn Văn Đệ
SVTH : Nguyễn Thành Luân

14


Thiết kế hệ thống đất ngập nước phục vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp Tân Qui- Huyện Củ Chi

3.2. Thổ nhưỡng
- Thổ nhưỡng huyện Củ Chi có thể phân thành 6 nhóm chính trong
Bảng 2.1: Phân loại thổ nhưỡng trên địa bàn huyện Củ Chi
Diện

TT

Loại đất

tích
(ha)

Tỷ lệ
(%)

Phân bố
xã Phú Mỹ Hưng, An Phú, An

1

Đất vàng đỏ, vàng xám

9.237

2

Đất xám

15.329

3

Đất phù sa cổ

1.538


4
5
6

Đất nhiễm phèn, dốc tụ
trên nền phèn
Đất phù sa trên nền
phèn
Đất phèn
Tổng cộng

1.460

21,60 Nhơn Tây, Nhuận Đức, Phú Hoà
Đông, Phước Vónh An
35,84 Hầu hết ở các xã của huyện
Trung Lập Thượng, Trung Lập
3,60
Hạ
xã Thái Mỹ, Trung Lập Hạ, Tân
3,41
Phú Trung.

192

0,45

15.011


35,10

42.767

Dọc theo sông Sài Gòn

100

Tây Nam (Tam Tân) và 1 số nơi
trên sông Sài Gòn

Nguồn: Hiện trạng sử dụng đất năm 2003

4. Địa chất và địa chất thuỷ văn
4.1. Địa tầng

CBHD : Th.S Nguyễn Văn Đệ
SVTH : Nguyễn Thành Luân

15


Thiết kế hệ thống đất ngập nước phục vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp Tân Qui- Huyện Củ Chi

(Nguồn ; Hà Quang Hải, 2000)

Hình 2.3 : Sơ đồ địa chất khu vực nghiên cứu
- Ghi chú: VT.NC: Vị trí nghiên cứu.

+ amQIII3cc : Trầm tích sông-biển, hệ tầng Củ Chi.

● Trầm tích này được mô tả có 2 lớp như sau:
○ Lớp trên : Cát sạn, sét màu xám, xám đen chứa tảo nước mặn, và bào tử
phấn hoa. Độ lựa chọn So: 1.9; Hđ: 0.27.
○ Lớp dưới : Cát sét màu xám vàng, đáy lớp có ít sạn sỏi chứa tảo nước
mặn và bào tử phấn hoa. Độ chọn lựa: So: 1.9-5.0 có nơi đạt 8-9, Hđ: 0.34.
Các kết quả phân tích thạch học và cổ sinh trên đã xác nhận tầng Củ Chi
có nguồn gốc sông biển hỗn hợp.
+ amQIV1-2bc : Trầm tích sông-biển, hệ tầng Bình Chánh
● Các trầm tích này phân bố chủ yếu ở Hốc Môn và một phần ở Thủ Đức.
Bao gồm 2 lớp như sau:
○ Lớp trên : Sét cát mịn đến trung bình, màu vàng loang lổ . Bề dày lớp
khoảng 2,0m.
○ Lớp dưới : Cát bột, sét màu nâu đen bở rời.

CBHD : Th.S Nguyễn Văn Đệ
SVTH : Nguyễn Thành Luân

16


Thiết kế hệ thống đất ngập nước phục vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp Tân Qui- Huyện Củ Chi

Qua kết quả phân tích thành phần thành học của 2 lớp đều cho thấy chúng
có độ lựa chọn khá tốt ( So 1.2-1.5 ), chứng tỏ chúng có liên quan đến hoạt động
sàng lọc của biển.
+ baQIV2-3cg: Trầm tích đầm lầy-sông, hệ tầng Cần Giờ
● Trầm tích đầm lầy sông phân bố dọc trũng Lê Minh Xuân, thung lũng sông
Sài Gòn và Bắc Hóc Môn. Trầm tích này được phân bố như sau:
○ Lớp trên : Sét màu xám đen chứa mùn thực vật, bề dày 0,1 – 0,3 m.
○ Lớp giữa : Than bùn màu nâu đen, xốp nhẹ.

○ Lớp dưới : Sét màu xám nâu chứa chứa các di tích thực vật phân hủy.

+ aQIV2-3cg: Trầm tích sông, hệ tầng Cần Giờ.
● Trầm tích nguồn gốc sông phân bố chủ yếu ở Nam Thủ Đức, một dải hẹp
dọc sông Sài Gòn từ Phú Mỹ Hưng – Củ Chi đến Thanh Đa. Trầm tích này phân
bố như sau:
○ Lớp trên 0-1,3 m : Sét than, than bùn, màu nâu.
○ Lớp dưới 1,3 - 4,2 m : Sét màu đen chứa tàn tích thực vật phân hủy yếu.
+ aQIV : Trầm tích sông, hiện đại
3

Phân bố trong các lòng sông hiện đại ( Sông Sài Gòn, Đồng Nai ) và dọc
các con rạch ở Củ Chi và Hóc Môn.
Thành phần chủ yếu là : cát, sạn, bột là các sản phẩm do rửa trôi từ các
trầm tích cổ hơn ( tầng Thủ đức và Củ Chi ).
4.2. Địa chất thủy văn
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đặc điểm địa chất vùng thành phố Hồ Chí
Minh, kết hợp với các công trình khoan sâu đã thi công trên địa bàn huyện Củ
Chi, cho thấy Củ Chi được chia thành các phân vị địa tầng sau:
+ Hệ Jura - Thống hạ, hệ tầng Dray linh
+ Hệ Neogen, thống Plioxen hạ. Hệ tầng Nhà Bè
+ Hệ Neogen, thống Plioxen thượng. Hệ tầng Bà Miêu
+ Hệ Đệ tứ, thống Pleistoxen, phụ thống trung - thượng. Hệ tầng Thủ Đức
CBHD : Th.S Nguyễn Văn Đệ
SVTH : Nguyễn Thành Luân

17


Thiết kế hệ thống đất ngập nước phục vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp Tân Qui- Huyện Củ Chi


+ Hệ Đệ tứ, thống Pleistoxen, phụ thống thượng. Hệ tầng Củ Chi

(Nguồn : Nguyễn Văn Ngà,1998)

Hình 2.4 : Sơ đồ địa chất thủy văn khu vực nghiên cứu

Hình 2.5 : Mặt cắt Địa chất thuỷ văn K. Thái Mỹ – S. Sài gòn
CBHD : Th.S Nguyễn Văn Đệ
SVTH : Nguyễn Thành Luân

18


Thiết kế hệ thống đất ngập nước phục vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp Tân Qui- Huyện Củ Chi

4.3. Chế độ thuỷ văn
- Chế độ thủy văn của huyện chịu ảnh hưởng trực tiếp của sông Sài Gòn với
chế độ bán nhật triều, mức nước triều bình quân thấp nhất là : 1,2m và cao nhất
là 2,0m.
- Các hệ thống kênh rạch tự nhiên khác đa số chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ
thủy văn sông Sài Gòn (Rạch Tra, rạch Mương, rạch Sơn…), riêng chỉ có kênh
Thầy Cai là chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn của sông Vàm Cỏ Đông.
II. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI
1. Dân số và đơn vị hành chính
- Huyện Củ Chi có diện tích đất tự nhiên là 43.450,2 ha, với số dân là:
264.951 người (tháng 6/2003), trong đó khu vực đô thị : 12.170 người (chiếm
4,6%), còn lại là khu vực nông thôn : 252.781 người (chiếm 95,4%).
- Mật độ trung bình toàn huyện khoảng 600 người/km 2 (bình quân dao động từ
350 – 500 người/km2). Riêng các xã và thị trấn gần trung tâm và đường quốc lộ

có số dân rất cao 900 – 1.200 người/km 2, tại thị trấn Củ Chi mật độ dân khá cao
gần 3.000 người/km2.
- Huyện có 20 xã và 01 thị trấn. Diện tích, dân số và đơn vị hành chánh huyện
Củ Chi được thể hiện qua
- Diện tích, dân số và đơn vị hành chánh huyện Củ Chi :
Bảng 2.2 : Dân số và đơn vị hành chính huyện Củ Chi
STT
01
02
03
04
05
06

Tên Xã, Thị Trấn
Tân An Hội
Phước Thạnh
Phước Hiệp
Thái Mỹ
Trung Lập Hạ
An Nhơn Tây

CBHD : Th.S Nguyễn Văn Đệ
SVTH : Nguyễn Thành Luân

Diện tích
(Km2)
30,08
15,05
19,65

24,02
16,94
28,85

Dân số
(người)
17.498
15.156
9.187
10.545
8.135
13.426

Mật độ dân số
(người/km2)
581,71
1.007,04
467,53
439,01
480,22
465,37
19


Thiết kế hệ thống đất ngập nước phục vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp Tân Qui- Huyện Củ Chi

07
08
09
10

11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21

Phú Mỹ Hưng
Thị Trấn Củ Chi
Trung Lập Thượng
An Phú
Nhuận Đức
Phạm Văn Cội
Phú Hoà Đông
Trung An
HoàPhú
Bình Mỹ
Phước Vónh An
Tân Phú Trung
Tân Thông Hội
Tân Thạnh Đông
Tân Thạnh Tây

24,44
3,82

23,21
24,35
20,60
23,44
21,82
20,10
9,07
25,42
16,20
30,76
17,89
26,50
11,84

6.922
11.986
11.173
9.587
9.427
5.719
18.319
10.061
8.117
13.921
9.362
22.695
21.229
24.332
7.970


283,22
3.137,70
481,34
393,72
457,62
243,98
831,30
500,55
894,93
547,64
577,90
737,81
1.186,64
918,19
673,14

Tổng cộng

434,50

264.951

609,78

Nguồn: UBND huyện Củ Chi 2004

2. Cơ sở hạ tầng
2.1. Hệ thống giao thông
- Huyện Củ Chi có thế mạnh là tuyến quốc lộ 22 chạy dọc suốt chiều dài của
huyện hiện nay đã được nâng cấp (Đường Xuyên Á) đạt tiêu chuẩn, nên việc lưu

thông với các tỉnh và thành phố rất thuận tiện. Song song đó, địa phương cũng đã
và đang triển khai thực hiện nâng cấp Liên tỉnh lộ 15; tỉnh lộ 6, 7, 8, 9, đường dọc
sông nối liền Liên tỉnh lộ 15 đoạn thị tứ Hòa Phú Đông tạo đường dọc sông Sài
Gòn khép kín dài 3km.
- Tập trung hoàn thành chương trình nâng cấp bê tông nhựa nóng các tuyến
đường giao thông nông thôn. Đã triển khai thi công 240 tuyến đường với chiều
dài 243km, đến nay hoàn thành 227 tuyến với chiều dài 221km, tiếp tục thi công
13 tuyến còn lại với chiều dài 22,024km.
2.2. Cấp nước

CBHD : Th.S Nguyễn Văn Đệ
SVTH : Nguyễn Thành Luân

20


Thiết kế hệ thống đất ngập nước phục vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp Tân Qui- Huyện Củ Chi

- Hiện nay mạng lưới cấp nước chưa được phát triển, đến nay mới chỉ có trạm
cấp nước của Công ty Công ích Huyện cung cấp được cho 600 hộ dân thuộc khu
vực thị trấn Củ Chi, chiếm tỷ lệ 1,5%. Nguồn nước này được lấy từ các giếng
khoan bơm trực tiếp đến đối tượng sử dụng mà không qua trạm xử lý nên chất
lượng nước chưa đạt tiêu chuẩn nước cấp sinh hoạt, hàm lượng sắt trong nước còn
rất cao.
- Các hộ dân còn lại sử dụng nước giếng đào, giếng khoan hộ gia đình và
giếng khoan bán công nghiệp của UNICEF.
2.3. Thoát nước
- Hiện nay Củ Chi mới chỉ đầu tư xây dựng được hệ thống thoát nước cho
các khu trung tâm thị trấn thị tứ. Toàn huyện chỉ có 3.829 m cống bê tông và
mương hở, dọc theo 04 tuyến (không kể QL 22 và tỉnh lộ 8) là: tuyến cống hở khu

vực thị tứ – Tân Thông Hội và hệ thống cống hộp cuối đường Lê Vónh Huy. Trên
địa bàn Huyện chưa có công trình xử lý tập trung các loại nước thải nhiễm bẩn.
2.4. Hệ thống kênh mương thuỷ lợi
- Hệ thống thủy lợi đáng kể và quan trọng nhất của huyện Củ Chi là công
trình kênh Đông dẫn nước từ hồ Dầu Tiếng. Ngoài ra là tuyến bờ bao cho vùng
trũng dọc sông Sài Gòn nhằm tưới tiêu cho 6.500 ha đất canh tác. Cho đến nay,
mạng lưới kênh mương thủy lợi của Củ Chi đã cơ bản ổn định, đáp ứng được nhu
cầu về tưới tiêu, thay chua, rửa mặn cho huyện Củ Chi.

3. Hiện trạng sử dụng đất
- Theo số liệu tổng kiểm kê đất đai năm 2003, huyện Củ Chi có diện tích đất
tự nhiên là 43.450 ha, diện tích và tỷ lệ đất trên địa bàn được nêu trong bảng 2.3
Bảng 2.3 : Cơ cấu sử dụng đất
Phân loại
CBHD : Th.S Nguyễn Văn Đệ
SVTH : Nguyễn Thành Luân

Diện tích (ha)

Tỷ leä
21


Thiết kế hệ thống đất ngập nước phục vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp Tân Qui- Huyện Củ Chi

Đất nông nghiệp
Đất lâm nghiệp
Đất chuyên dùng
Đất thổ cư
Đất chưa sử dụng

Tổng cộng:

34.573,32
534,43
4.562,27
2.228,99
1.551,17
43.450,2

79,57%
1,23%
10,50%
5,13%
3,57%
100%

Nguồn: Báo cáo KTXH huyện Củ Chi, năm 2004

10.50%

5.13%

3.57%
Đấ t nô ng nghiệ p

1.23%

Đấ t lâ m nghiệ p

79.57%


Đấ t chuyê n dù ng
Đấ t thổ cư
Đấ t chưa sử dụ ng

Hình 2.6 – Cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn huyện Củ Chi
4. Hoạt động kinh tế
4.1. Sản xuất công nghiệp
- Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2003 (có tính các doanh nghiệp thuộc
Thành phố quản lý) là 2.280.749.000.000 đồng, trong đó doanh nghiệp do Thành
phố quản lý là: 1.754.605.000.000 đồng

Bảng 2.4 : Các cơ sở và giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn H.Củ Chi năm
2003
Cơ cấu
- Doanh nghiệp nhà nước Cổ phần
- Doanh nghiệp ngoài nhà nước
- Hợp tác xã
- Hộ cá thể sản xuất nhỏ
CBHD : Th.S Nguyễn Văn Đệ
SVTH : Nguyễn Thành Luân

Số lượng

Giá trị sản xuất-Triệu đồng

cơ sở

(theo giá so sánh năm 1994)


1

10.761

136

357.983

3

1.102

1083

53.098
22


Thiết kế hệ thống đất ngập nước phục vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp Tân Qui- Huyện Củ Chi

- Doanh nghiệp Thành phố quản lý

1.754.605

- Doanh nghiệp tư nhân

103.200
2.280.749

Tổng cộng


Nguồn: Thống kê huyện Củ Chi - 2004

Bảng 2.5 : Giá trị sản xuất công nghiệp biến động qua các năm
Chỉ tiêu
Giá trị sản xuất

ĐVT
Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003
Triệu đồng 180.159
279.306
395.851
526.144
Nguồn: Viện KTNĐ&BVMT tổng hợp
600

Giá trị sản xuất

500

395.851tr

400

279.306tr

300
200

526.144tr


180.159tr

100
0

Năm 2000

Năm 2001

Năm 2002

Nă m 2003

Hình 2.7 - Giá trị sản xuất công nghiệp qua các năm
- Ngoài ra, đến giữa năm 2003 riêng KCN Tây Bắc Củ Chi đã có 41 dự án đầu
tư và đăng ký vào KCN. Nhu cầu thuê đất trong KCN còn khá lớn nhưng diện tích
đất cho thuê giai đoạn 1 cơ bản đã lấp kín, do đó UBND huyện đã kiến nghị
thành phố mở rộng quy mô đầu tư giai đoạn 2 thêm 120 ha.
- Ngoài các KCN tập trung của Huyện, thành phố đã quy hoạch KCN Tây Bắc
Thành phố (Tân Phú Trung) với diện tích 6.000 ha chạy dọc kênh Thầy Cai từ
huyện Hốc Môn – huyện Củ Chi (trong đó huyện Củ Chi trên 5.200 ha). Trong
năm 2003 đã triển khai đầu tư ngay 610 ha khu vực Tân Phú Trung để di dời xí
nghiệp ô nhiễm trong nội thành ra ngoại thành.
4.2. Sản xuất nông nghiệp
CBHD : Th.S Nguyễn Văn Đệ
SVTH : Nguyễn Thành Luân

23



Thiết kế hệ thống đất ngập nước phục vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp Tân Qui- Huyện Củ Chi

- Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm (giai đoạn 2000 – 2003) là 2,59%.
Riêng năm 2003 giá trị sản xuất nông nghiệp – lâm nghiệp – thủy sản thực hiện
592.148 triệu đồng đạt 100,12% kế hoạch năm và tăng 3,88% so với cùng kỳ. Giá
trị sản xuất qua các năm thể hiện qua.
Bảng 2..6 : Giá trị sản xuất nông nghiệp qua các năm (giá cố định 1994)
ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu
- Trồng trọt
- Chăn nuôi
- Dịch vụ nông nghiệp
- Thủy sản
- Lâm nghiệp
Tổng giá trị sản xuất

Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002
336.519
326.975
333.472
139.774
151.308
162.543
55.953
60.148
63.895
1.778
2.624

3.015
5.322
6.000
7.108
539.346
547.055
570.033

Ước Năm 2003
340.414
171.985
68.247
3.200
8.302
592.148

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo KTXH của huyện qua các năm

600000
580000

570033triệ u

560000
540000
520000

592148 triệ u

Tổng giá trị sản xuấ t


539346triệ u

547055triệu

Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003

Hình 2.8: Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp qua các năm
Bảng 2.7 : Tổng hợp tình hình trồng trọt qua các năm
TT

Loại cây
trồng

Năm 2001
Diện tích
(ha)

1

Cây lúa

30.633,7

CBHD : Th.S Nguyễn Văn Đệ
SVTH : Nguyễn Thành Luân

Sản
lượng
(tấn)

109.694

Năm 2002
Diện tích
(ha)
24.072,8

Sản
lượng
(tấn)
92.755,6

Năm 2003
Diện
tích (ha)
24.957,0

Sản
lượng
(tấn)
86.796,3
24


Thiết kế hệ thống đất ngập nước phục vụ xử lý nước thải cụm công nghiệp Tân Qui- Huyện Củ Chi

2

Đậu phộng


1.359,5

2.334

1.639,8

2.730,7

1.512,0

2.690,8

3

Cây mía

614,5

41.174,2

659,9

39.515,3

826,4

50.188,0

4


Cây cao su

1.568,1

-

1.568,1

-

1.568,1

-

5

Cây màu

943,6

4.519,2

1.446,7

5.759,7

1.301,9

48.236,9


6

Rau ăn lá

146,0

4.540

130,0

3.815,0

180,3

4.582,0

7

Cây ăn quả

2.532,0

36.515,6

2.526,5

37.027,0

2.452,7


35.639,6

8

Cây ăn củ

62,5

2.700,0

45,0

2.340,0

51,3

2.658,5

9

Rau gia vị

97,8

1.358,3

855,0

1.158,5


103,7

626,0

10

Cây KT khác

113,7

-

332,5

-

429,5

-

Tổng

35.792,6

33.276,3

33.382,9

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo KTXH của huyện qua các năm


- Ngành chăn nuôi có bước phát triển vượt bậc, đặc biệt đàn bò sữa tăng
nhanh, đây là một trong những ngành sản xuất trọng điểm mang lại nhiều lợi
nhuận cao nhất trong ngành nông nghiệp. Chính vì thế nên hộ chăn nuôi gia đình
tăng quy mô đàn và nhiều trang trại hình thành với quy mô khá lớn.
Bảng 2.8 : Diễn biến của ngành chăn nuôi qua các năm
Năm 2001
Heo (con)
52.294

Bò sữa
(con)
7.800

Năm 2002
Heo (con)
58.689

Bò sữa
(con)
11.314

Năm 2003
Heo (con)
71.600

Bò sữa
(con)
12.318

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo KTXH của huyện qua các năm


- Ngoài ra, trong năm 2002 đàn gia cầm đạt 1.055.000 con, trong đó gà công
nghiệp là 294.000 con, số còn lại là vịt đàn nuôi thả đồng. Mật độ chăn nuôi năm
2003 vẫn không tăng về số lượng. Tuy nhiên đến cuối năm 2003 do ảnh hưởng
chung của cơn sốt dịch cúm gia cầm, Củ Chi cũng bị ảnh hưởng chung và phải
tiêu hủy tất cả số gia cầm hiện có theo chủ trương chung của thành phố

B. KHÁI QUÁT VỀ CỤM CÔNG NGHIỆP TÂN QUI
CBHD : Th.S Nguyễn Văn Đệ
SVTH : Nguyễn Thành Luaân

25


×