Nguyễn Thị Thanh Dung- Ngữ văn 9
Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ và ý nghĩa của HCST
1. ĐỒNG CHÍ (Chính Hữu)
- Hoàn cảnh sáng tác: Được viết đầu năm 1948, thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp,
sau khi tác giả tham gia chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947).
- Xuất xứ: In trong tập “Đầu súng trăng treo” (1966)
Ý NGHĨA: Hồn cảnh đó giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về cuộc sống chiến đấu gian khổ,
thiếu thốn và khó khăn của những người lính, đặc biệt là tình đồng đội, đồng chí thiêng liêng
cao cả của họ.
2. BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHƠNG KÍNH ( Phạm Tiến Duật)
- Hoàn cảnh sáng tác: Viết năm 1969 khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đang trong giai đoạn vô
cùng ác liệt. Tác giả là một trong những người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn.
- Xuất xứ: In trong tập “Vầng trăng quầng lửa”
Ý NGHĨA: Hồn cảnh sáng tác đó giúp ta hiểu thêm về cuộc kháng chiến gian khổ, ác liệt của
dân tộc và tinh thần dũng cảm, lạc quan của những người lính trên tuyến đường Trường Sơn.
3. ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ ( Huy Cận )
- Hoàn cảnh sáng tác: Giữa năm 1958, Huy Cận có chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng
Ninh, từ chuyến đi thực tế này, hồn thơ Huy Cận mới thực sự nảy nở trở lại và dồi dào cảm
hứng về thiên nhiên đất nước, về lao động và niềm vui của con người trước cuộc sống mới. Bài
thơ được viết vào tháng 10/1958.
- Xuất xứ: In trong tập “Trời mỗi ngày lại sáng” (1958)
Ý NGHĨA: Hồn cảnh sáng tác đó giúp ta hiểu thêm về hình ảnh con người lao động mới,
niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ đối với đất nước và cuộc sống mới.
4. BẾP LỬA ( Bằng Việt)
- Hoàn cảnh sáng tác: Được viết năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở nước
ngồi (Liên xơ cũ).
- Xuất xứ: In trong tập “Hương cây – Bếp lửa” (1968).
Ý NGHĨA: Hoàn cảnh này cho ta hiểu thêm tình yêu quê hương, đất nước và gia đình của tác
giả qua những kỉ niệm cụ thể về người bà và bếp lửa.
5. ÁNH TRĂNG ( Nguyễn Duy)
- Hoàn cảnh sáng tác: Được viết năm 1978, ba năm sau ngày giải phóng Miền Nam thống nhất
đất nước. Khi đó, ông đang sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Xuất xứ: In trong tập “ Ánh trăng”
Ý NGHĨA: Hoàn cảnh sáng tác giúp ta hiểu được cuộc sống trong hịa bình với đầy đủ các
tiện nghi hiện đại khiến con người dễ quên đi quá khứ gian khổ, khó khăn. Ơng viết bài thơ
như lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao xưa và nhắc nhở chúng ta về đạo lý “ uống
nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung của dân tộc.
Nguyễn Thị Thanh Dung- Ngữ văn 9
6. VIẾNG LĂNG BÁC ( Viễn Phương)
- Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi, đất
nước thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, Viễn Phương ra thăm
miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ. Bài thơ “Viếng Lăng Bác” được sáng tác trong dịp đó.
- Xuất xứ: in trong tập thơ “Như mây mùa xn” (1978)
Ý NGHĨA: Hồn cảnh đó giúp ta hiểu được tấm lịng thành kính và niềm xúc động sâu sắc
của nhà thơ, của đồng bào miền Nam, của dân tộc Việt Nam đối với Bác Hồ kính u.
7. LÀNG ( Kim Lân)
- Hồn cảnh sáng tác: Năm 1948, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
- Xuất xứ: đăng lần đầu trên tạp chí văn nghệ năm 1948.
Ý NGHĨA: Hồn cảnh đó giúp ta hiểu được cuộc sống và tinh thần kháng chiến, đặc biệt là
nét chuyển biến mới trong tình cảm của người nơng dân đó là tình u làng gắn bó, thống nhất
với tình u đất nước.
8. LẶNG LẼ SA PA ( Nguyễn Thành Long)
- Hoàn cảnh sáng tác: Được viết vào mùa hè năm 1970, là kết quả của chuyến thực tế ở Lào Cai
của tác giả, khi miền Bắc tiến lên xây dựng CNXH, xây dựng cuộc sống mới.
- Xuất xứ: In trong tập “Giữa trong xanh” (1972)
Ý nghĩa: Hồn cảnh sáng tác đó giúp ta hiểu được cuộc sống, vẻ đẹp của những con người lao
động thầm lặng, có cách sống đẹp, cống hiến sức mình cho đất nước trong giai đoạn xây dựng
và bảo vệ đất nước.
9. CHIẾC LƯỢC NGÀ ( Nguyễn Quang Sáng)
- Hoàn cảnh sáng tác: Được viết năm 1966, thời kì k/c chống Mĩ, khi tác giả đang hoạt động ở
chiến trường Nam Bộ
- Xuất xứ: In trong tập truyện “ Chiếc lược ngà”.
=> Ý NGHĨA: Hồn cảnh sáng tác đó giúp ta hiểu được cuộc sống chiến đấu và tình cảm của
người lính, của những gia đình Nam Bộ - tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le
của chiến tranh.
10. MÙA XUÂN NHO NHỎ ( Thanh Hải)
- Hoàn cảnh sáng tác: Được viết vào tháng 11/1980, khi tác giả đang nằm trên giường bệnh không
bao lâu trước khi nhà thơ qua đời. Đây cũng là thời điểm đất nước cịn nhiều khó khăn trong giai
đoạn xây dựng và phát triển.
- Xuất xứ: In trong tập “Thơ Việt Nam 1945- 1985”
=> Ý NGHĨA: Được sáng tác vào hồn cảnh đặc biệt đó, bài thơ thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời
và khát vọng sống và cống hiến cho đời của tác giả
11. SANG THU ( Hữu Thỉnh)
- Hoàn cảnh sáng tác: Viết vào mùa thu năm 1977, hai năm sau ngày giải phóng MN, thống nhất đất
nước
Nguyễn Thị Thanh Dung- Ngữ văn 9
- Xuất xứ: in trong tập thơ “Từ chiến hào đến thành phố”
=> Ý NGHĨA: Bài thơ được sáng tác vào mùa thu của 2 năm sau ngày giải phóng MN, thống nhất
đất nước, đó là một trong số những mùa thu đầu tiên của người lính sau hịa bình, là thời điểm giao
mùa của thiên nhiên, cũng là thời điểm đất nước bước vào giai đoạn mới, nhà thơ đã có những rung
cảm , suy ngẫm về thiên nhiên và đời người.
12. NÓI VỚI CON ( Y Phương)
- Hoàn cảnh sáng tác: Sáng tác năm 1980. Khi đó, cả nước đang tiến hành xây dựng CNXH sau cuộc
k/c chống Mĩ nên đời sống nhân dân cịn nhiều khó khăn, thiếu thốn.
- Xuất xứ: In trong tập thơ “Việt Nam 1945- 1985”
=> Ý nghĩa: từ hồn cảnh đó, tác giả viết bài thơ như lời tâm sự với con và động viên chính mình,
nhắc nhở con cái sau này.
13. NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI ( Lê Minh Khuê)
- Hoàn cảnh sáng tác: Viết năm 1971, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác
liệt. Lúc đó t/g cũng là nữ TNXP trên tuyến đường Trường Sơn.
-Xuất xứ: In trong tập truyện ngắn của Lê Minh Khuê
=> Ý NGHĨA: HCST đó giúp ta hiểu hơn về cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, ác liệt và vẻ đẹp
tâm hồn của những nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm chống
Mĩ.