Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Đặc điểm từ ngữ nghề biển ở quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (657.68 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN THỊ HIỀN

ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ NGHỀ BIỂN
Ở QUẢNG TRỊ

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 02 40

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Đà Nẵng - Năm 2017


Cơng trình được hồn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐHĐN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ ĐỨC LUẬN

Phản biện 1: TS. TRẦN VĂN SÁNG

Phản biện 2: PGS.TS. VÕ XUÂN HÀO

Luận văn đã bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Ngôn ngữ học, họp tại Đại học Đà Nẵng vào
ngày 30 tháng 09 năm 2017.

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng


- Trung tâm học liệu Đà Nẵng


1
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Quảng Trị là một tỉnh ven biển thuộc vùng Bắc Trung Bộ
Việt Nam.Địa hình đa dạng bao gồm núi, đồi, đồng bằng, cồn cát và
bãi biển chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Trải qua nhiều giai
đoạn lịch sử, con người trên mảnh đất này với truyền thống lao động
cần cù, sáng tạo, đã hình thành một Quảng Trị bản lĩnh khơng chịu
khuất phục trước khó khăn, gian khổ để vượt lên chiến thắng thiên
tai, địch họa. Là một trong số ít các tỉnh thành ven biển Việt Nam,
Quảng Trị với chiều dài 75 km bờ biển với hai cửa biển là Cửa Việt,
Cửa Tùng và huyện đảo Cồn Cỏ cách bờ gần 30 km. Cuộc sống của
cư dân ven biển với việc lấy biển làm nguồn sống chính đã tồn tại từ
bao đời nay, dưới tác động của môi trường biển lên cuộc sống và lao
động đã hình thành tính cách, văn hóa đặc trưng gắn với biển, qua
thời gian sinh sống cư dân biển nơi đây đã tạo nên một kho tàng từ
nghề biển hết sức phong phú. Nghiên cứu từ ngữ nghề biển, chúng
tơi góp phần gìn giữ, bảo tồn giá trị văn hoá truyền thống của cư dân
biển, thấy được sự đa dạng văn hóa dân tộc.Khảo sát từ ngữ nghề
biển để bảo tồn văn hóa, phát triển nghề nghiệp, khai thác tối đa
nguồn lợi của biển, phát triển kinh tế, cùng ngư dân bám biển bám
làng bảo vệ quê hương.
Cho đến nay, từ ngữ nghề biển Quảng Trị chưa có cơng trình
nào đi sâu nghiên cứu một cách đầy đủ, tồn diện. Mong muốn góp
phần xây dựng q hương Quảng Trị cùng với những lý do trên tôi
chọn nghiên cứu: “ Đặc điểm từ ngữ nghề biển ở Quảng Trị” làm
đề tài luận văn thạc sĩ.



2
2. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát từ ngữ nghề biển ở Quảng Trị nhằm mục đích góp
phần làm phong phú vốn từ vựng tiếng Việt, hiểu được đặc trưng về
tư duy, nhận thức, văn hóa của cư dân vùng biển Quảng Trị, góp
phần bảo tồn ngơn ngữ, văn hóa của một vùng đất đầy nắng gió của
miền Trung.
Đề tài sẽ là nguồn tư liệu q giá cho những cơng trình
nghiên cứu tiếp theo về nghề biển ở Quảng Trị nói riêng và từ nghề
nghiệp nghề biển dọc miền đất nước nói chung.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là “Đặc điểm từ ngữ nghề biển ở
Quảng Trị”bao gồm nghề đánh cá, nghề sản xuất nước mắm, nghề
hấp sấy cá khô của cư dân biển Quảng Trị.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trong phạm vi từ ngữ chỉ nghề biển của cư
dân Quảng Trị bao gồm 4 huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong,
Hải Lăng.Chúng tôi khảo sát từ ngữ nghề biển bằng việc điền dã thực
địa tại địa phương, tập trung vào các làng chuyên làm nghề biển và
có từ lâu đời.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau: Phương pháp điều tra, điền dã, phương pháp thống
kê, phương pháp miêu tả, phương pháp phân tích, tổng hợp.Bên cạnh
đó chúng tôi dùng thủ pháp so sánh đối chiếuđể so sánh với lớp từ
ngữ nghề biển của cư dân ven biển Quảng Trị và một số địa phương
khác.



3
5. Lịch sử vấn đề
Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về biển ở một số địa phương,
các cơng trình đã nói lên đặc trưng của từ ngữ nghề biển trên từng địa
phương cụ thể và đã có những đóng góp nhất định như: thu thập một
số lượng đáng kể vốn từ nghề biển; chỉ ra mơ hình cấu tạo, phương
thức định danh; sắc thái văn hóa biển qua vốn từ. Riêng ở Quảng
Trị, vấn đề nghiên cứu từ ngữ nghề nghiệp vẫn còn khiêm tốn và chỉ
dừng lại ở những bài viết nhỏ và khơng đầy đủ do đó khảo sát nghiên
cứu từ ngữ nghề biển là cần thiết.
6. Đóng góp của đề tài
Đề tài đi sâu nghiên cứu tìm hiểu tồn bộ từ ngữ thuộc về
nghề biển Quảng Trị đồng thời chỉ ra đặc điểm cấu tạo, ngữ nghĩa
của các lớp từ ngữ đó, so sánh cách gọi tên với các lớp từ ngữ nghề
biển ở một số địa phương lân cận.
6.1. Về phƣơng diện lý luận
Đề tài góp phần nghiên cứu đặc trưng, chỉ ra cách gọi tên của
các lớp từ ngữ nghề biển trên bình diện từ vựng, ngữ pháp, ngữ nghĩa
nhằm làm rõ những giá trị về mặt ngơn ngữ.Bên cạnh đó chỉ ra
những đặc trưng về tư duy, nhận thức, văn hóa của cư dân biển
Quảng Trị.
6.2. Về phƣơng diện thực tiễn
Kết quả của đề tài sẽ góp thêm những tư liệu cho những cơng
trình nghiên cứu về Quảng Trị nói riêng và từ ngữ nghề biển của Việt
Nam nói chung. Bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền
thống về nghề biển Quảng Trị qua vốn từ nghề nghiệp.Nghiên cứu từ
ngữ nghề biển Quảng Trị cịn góp phần làm phong phú vốn từ vựng
tiếng Việt.



4
7. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, phần nội dung của
đề tài gồm các chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài
Chương 2: Phân loại từ ngữ nghề biển ở Quảng Trị
Chương 3: Đặc điểm ngữ nghĩa- văn hóa từ ngữ nghề biển ở
Quảng Trị
Ngồi phần chính, luận văn có phần phụ lục với mục đích
giải nghĩa từ ngữ nghề biển ở Quảng Trị nhằm làm việc nhận diện hệ
thống từ ngữ dễ dàng hơn.
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1 TỪ VÀ NGỮ TIẾNG VIỆT
1.1.1 Khái niệm từ
Có nhiều quan điểm khác nhau về từ:Nguyễn Tài Cẩn gọi
hình vị tiếng Việt là tiếng và ơng coi tiếng là đơn vị gốc của ngữ
pháp tiếng Việt. Ông cho rằng hình vị tiếng Vịệt trùng với âm tiết,
nghĩa là âm tiết nào cũng có thể là hình vị.Chính vì thế ơng mới gọi
là tiếng, hoặc hình tiết.Những tiếng độc lập được Nguyễn Tài Cẩn coi
là từ. Cách phân ra hai loại tiếng độc lập và tiếng không độc lập cũng
giống với cách chia ra hai loại hình vị tự do và hình vị ràng buộc của
L. Bloomfield. Như vậy, tính độc lập/khơng độc lập được Nguyễn
Tài Cẩn coi là tiêu chuẩn để phân biệt từ và hình vị. Đơn vị do tiếng
kết hợp với tiếng mà thành được Nguyễn Tài Cẩn gọi chung là kết
cấu. Kết cấu lại được chia thành kết cấu cố định và kết cấu tự do. Kết
cấu cố định có thể là từ, có thể là cụm từ cố định, theoNguyễn Tài



5
Cẩn: Tiếng là đơn vị gốc của ngữ pháp tiếng Việt; từ ghép là thuộc
các kết cấu cố định; đoản ngữ thuộc các kết cấu tự do. “Từ là đơn vị
nhỏ nhất có thể vận dụng độc lập ở trong câu” [12, tr. 326].
1.1.2. Khái niệm ngữ
Hiện nay, cũng giống như từ, có nhiều quan niệm khác nhau
về ngữ, có nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu như: Đỗ
Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Kim Thản,
Diệp Quang Ban, Lưu Vân Lăng, Cao

uân

ạo

với nhiều tên gọi

khác nhau như: ngữ, cụm từ, đoản ngữ, ngữ đoạn, từ tổ
Do quan niệm về ngữ cũng chưa thực sự thống nhất
nênchúng tôi không đi sâu bàn luận về khái niệm ngữ mà chọn quan
niệm của tác giả Nguyễn Tài Cẩn trong cuốn

gữ ph p tiếng i t

tiếng -từ ghép -đoản ngữ. Ông cho rằng “đoản ngữ là một loại tổ hợp
tự do có ba đặc điểm:
a Nó gồm một thành tố trung tâm và một hay một số thành
tố phụ quay quần ung quanh trung tâm đó để bổ sung thêm một số
chi tiết thứ yếu về mặt nghĩa.
b Quan hệ giữa trung tâm và thành tố phụ có nhiều kiểu loại

chi tiết rất khác nhau, nhưng nói chung đều thuộc vào loại quan hệ
chính phụ.
c Tồn đoản ngữ có tổ chức phức tạp hơn, có

nghĩa đầy đủ

hơn một mình trung tâm nhưng nó vẫn giữ được các đặc điểm ngữ
pháp của trung tâm” [12, tr.149-150].
1.1.3. Trƣờng từ vựng - ngữ nghĩa (trƣờng nghĩa)
Trường nghĩa là tập hợp các từ căn cứ vào một nét đồng nhất
nào đó về ngữ nghĩa. Mỗi trường nghĩa là một tiểu hệ thống nằm
trong hệ thống lớn là từ vựng của một ngôn ngữ.


6
1.2 TỪ NGỮ NGHỀ NGHIỆP
1.2.1. Khái niệm từ nghề nghiệp
1) Từ nghề nghiệp là những từ biểu thị các công cụ, sản phẩm
và quá trình sản xuất của một nghề nào đó trong xã hội.
2) Từ nghề nghiệp thường được những người trong cùng
nghề đó biết và sử dụng.
3) Từ nghề nghiệp chứa đựng trong nó hình ảnh và sắc thái
đặc trưng của nghề và ít nhiều có sắc thái vùng miền, địa phương
nhất định.
1.2.2. Mối quan hệ giữa từ nghề nghiệp với các từ loại
khác
1.2.2.1. Từ nghề nghiệp và từ toàn dân
Từ toàn dân, đây là vốn từ chung cho một quốc gia, dân tộc,
nó thuộc lớp từ cơ bản được sử dụng rộng rãi trong toàn nhân dân.
Với từ nghề nghiệp, đây là vốn từ có phạm vi sử dụng hẹp phản ánh

liên quan cụ thể đến nghề như: phương tiện, công cụ, hoạt động, sản
phẩm, đối tượng, nguyên liệu, hiện tượng

của nghề, chủ yếu dùng

trong khẩu ngữ, trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày

Tuy nhiên, có

một số lớp từ nghề nghiệp vẫn phổ biến toàn dân, dùng phổ biến, ví
như các từ về nghề nơng.
1.2.2.2. Từ nghề nghiệp và từ địa phƣơng
Với những điểm chung như: đều là lớp từ ngữ được dùng hạn
chế ở một phạm vi, lãnh thổ nhất định hoặc một nghề nhất định, đều
dùng trong khẩu ngữ, trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày và có thể
bổ sung vào kho từ vựng tiếng Việt làm cho vốn từ tiếng Việt thêm
phong phú. Bên cạnh đó, từ nghề nghiệp và từ địa phương có những
nét khác nhau như: Từ nghề nghiệp được hình thành từ một nghề nào
đó, do nhu cầu trao đổi trong nghề

thuộc phạm trù xã hội. Từ địa


7
phương lại do phát âm riêng của địa phương hoặc lớp từ riêng lưu
hành trong địa phương. Tuy nhiên từ nghề nghiệp hoạt động trong
một khu vực, một vùng địa l nào đó cũng có mối liên hệ mật thiết
với từ địa phương.
1.2.2.3. Từ nghề nghiệp và tiếng lóng
Từ nghề nghiệp dùng để gọi tên đối tượng, công cụ, hoạt

động tạo ra sản phẩm của một nghề nào đó.Trong khi đó tiếng lóng là
một hình thức phương ngữ xã hội khơng chính thức của một ngơn
ngữ, thường được sử dụng trong giao tiếp thường ngày, bởi một
nhóm người.
1.2.2.4. Từ nghề nghiệp và thuật ngữ
Từ nghề nghiệpsử dụng hẹp, được dùng trong một ngành
nghề nhất định, những người cùng làm nghề.Thuật ngữ là khái
niệm chuyên môn của một ngành khoa học.Thuật ngữ mang phong
cách khoa học, thuộc từ vựng sách vở, mang tính khái qt. Cịn từ
nghề nghiệp là những từ ngữ chỉ công cụ, phương tiện, hoạt động và
sản phẩm của một nghề nào đó, những người trong nghề biết và sử
dụng, những người ngồi nghề khó để hiểu và ít dùng, phong cách
trong từ nghề nghiệp thuộc phong cách khẩu ngữ, hội thoại, mang
tính cụ thể, sinh động, có chức năng định danh.Mặc dù có sự khác
nhau nhưng khơng hẳn là tuyệt đối, vì có những từ nghề nghiệp được
sử dụng lâu và rộng rãi trở nên phổ biến và khơng ít từ đã trở thành
thuật ngữ.
1.3. KHÁI QT VỀ QUẢNG TRỊ
1.3.1. Đặc điểm địa lý, lịch sử
1.3.1.1. Đặc điểm địa lý
Phía Bắc Quảng Trị giáp huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) phía
Nam kéo dài từ Tây sang Đơng giáp hai huyện A Lưới và Phong


8
Điền (Thừa Thiên Huế), phía Tây giáp tỉnh Savanakhẹt (Cộng hịa
dân chủ nhân dân Lào , phía Đơng giáp biển Đông, với đường biển
dài trên trên 75km và án ngự bởi đảo Cồn Cỏ - có tọa độ địa lý là
1070 09’30’’ vĩ bắc và 107020’ kinh đông. Bờ biển có bãi cát rộng lớn
nối liền với thềm lục địa thoải, có các cửa sơng rộng như Bến Hải,

Thạch

ãn đã tạo nên các bãi tắm và ngư trường (Cửa Tùng, Cửa

Việt) giá trị.
1.3.1.2. Đặc điểm lịch sử
Lịch sử vùng đất Quảng Trị trải qua các thời kỳ với nhiều
biến đổi không ngừng. Từ thời

ùng Vương đến thời Lý, Trần, thời

kỳ Nam tiến, thời nhà Nguyễn, thời Pháp thuộc, Việt Nam cộng hịa,
sau giải phóng 1975 đến nay.
1.3.2. Đặc điểm kinh tế, văn hóa , xã hội
1.3.2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Sự phát triển về kinh tế xã hội Quảng Trị diễn ra trên tất cả
các mặt như: nông nghiệp, thủ công nghiệp và công nghiệp, lâm nghiệp, ngư
nghiệp, giao thông vận tải, phát triển nền kinh tế hàng hóa.
1.3.2.2. Đặc điểm về văn hóa
Quảng Trị là vùng đất có nền văn hóa khá phong phú, là một
vùng đất có bề dày lịch sử, nới có những làn điệu dân ca độc đáo.Con
người Quảng Trị ln có những nét tính cách đặc thù đáng qu : kiên
cường, bất khuất, dũng cảm, thông minh cần cù, tự lực, tự cường
sáng tạo trong sản xuất và xây dựng cuộc sống, có tâm hồn trong
sáng, bình dị, khí khái, bộc trực, thẳng thắn và hết mực thủy chung
son sắt.
1.3.3. Khái quát nghề biển ở Quảng Trị
Vùng biển Quảng Trị có 4 huyện, thị trấn chạy dọc bờ biển
gồm: Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng, có 16 ã, tiếp



9
giáp với biển. Bên cạnh nghề cá, cư dân biển Quảng Trị c n có các
làng nghề làm mắm nổi tiếng. iện nay, tuy các công cụ, phương tiện
khai thác cịn thơ sơ, thiên nhiên khắc nghiệt khơng ổn định và tác
động của nền kinh tế thị trường nhưng các làng nghề vẫn phát triển
mạnh. Nghề biển ở Quảng Trị có các loại sau:
a. Nghề đánh cá: Có nghề lưới,nghề câu, nghề ăm.
b.Nghề sản xuất nƣớc mắm
c. Nghề hấp sấy cá khô
1.3.4.

ết q ả th thập v ph n oại

Để có cơ sở cho việc triển khai luận văn, chúng tôi đã lựa
chọn khảo sát thực địa tại các địa bàn có nghề biển của 4 huyện gồm
16 xã, thị trấn.Kết quả thu thập vốn từ ngữ và t lệ

từng nghề thể

hiện như sau: Tổng số từ ngữ nghề biển : 870, trong đó nghề đánh cá:
683 đơn vị chiếm 78,5%, nghề sản xuất nước mắm 120 đơn vị chiếm
21,4%, nghề hấp sấy cá khơ có 67 đơn vị chiếm 7,7%.
CHƢƠNG 2
PHÂN LOẠI TỪ NGỮ NGHỀ BIỂN Ở QUẢNG TRỊ
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ NGHỀ BIỂN Ở QUẢNG TRỊ XÉT
THEO CẤU TẠO
Qua q trình khảo sát chúng tơi thu thập được vốn từ chỉ
nghề biển của cư dân Quảng Trị xét về cấu tạo từ như sau:
2.1.1. Từ nghề biển là từ đơn

Bước đầu chúng tôi khảo sát được 152 đơn vị từ ngữ là từ
đơn, chiểm t lệ 17,5 % từ nghề biển gồm nghề cá, nghề làm nước
mắm và sản hấp sấy cá khô ở vùng biển Quảng Trị. Trong vốn từ đơn
của tất cả các nghề, nghề cá có 94/683 đơn vị chiếm (13,8%), nghề


10
làm mắm có 45/120 đơn vị (37,5%) và nghề hấp sấy cá khơ có 13/67
đơn vị chiếm 19,4%). Ví dụ : mực, đẻn, ốc, tơm, đuốc, ghẹ, cua,
ngao, cịong, hà, sứa, thúng, ghe, nôốc, tàu, bầu, thặc, rường, rập,
lái…
2.1.2 Từ nghề biển là từ ghép
Từ ghép chỉ nghề biển gồm 361 đơn vị, trong đó nghề đánh
cá là 285 đơn vị, nghề sản xuất nước mắm là 43 đơn vị và nghề hấp
sấy cá khô là 33 đơn vị. So với từ đơn, từ ghép là từ ngữ nghề biển
của cư dân Quảng Trị chiếm số lượng lớn hơn với t lệ cao (chiếm
41,5%). Từ việc phân loại cho thấy số lượng từ ghép đẳng lập (từ
ghép nghĩa chiểm t lệ thấp chỉ 5,5 %, cịn từ ghép chính phụ (từ
ghép phụ nghĩa chiếm t lệ rất cao, 94,5%.Ví dụ :cá cháo, cá chai,
cá chét, cá chẻng, cá chõm, cá chủa, cá dở, cá dơồng, cá dìa, cá
duội, c đé, c đù…
Như vậy, từ ghép có khả năng hoạt động độc lập chiếm số
lượng nhiều trong vốn từ ngữ nghề biển Quảng Trị, yếu tố từ ghép
không độc lập với số lượng ít.
2.1.3. Từ ngữ nghề biển là ngữ định danh
a. Ngữ danh từ:
Trong vốn từ ngữ nghề biển Quảng Trị có loại cấu trúc danh
ngữ sau: phần trung tâm (phần đầu) + phần phụ sau (phần cuối). Ví
dụ : cá bò giấy, cá bò ngù, cá bò cụt, c bè xước, cá bè vẫu, cá bè
quỵt, cá cờ rụi, cá cờ lá, cá cờ kim, c cơm săng, c chèo bẻo…

b. Ngữ động từ:
Cấu trúc ngữ động từ trong vốn từ nghề biển Quảng Trị:
phần trung tâm

phần cuối.Ví dụ: câu thu, tóm câu, buộc câu, cân


11
c , đong c , trọc ghe, mổ c , đ nh c , sẽ cá, bủa xăm, bủa lái, phút
lái, xao lái
2.2 ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ NGHỀ BIỂN Ở QUẢNG TRỊ XÉT
THEO TỪ LOẠI
2.2.1. Từ đơn
2.2.1.1. Danh từ: Vốn từ nghề biển là từ đơn qua qua trình
khảo sát ở Quảng Trị chúng tơi thu thập được có 152 từ, trong số này
có 102 từ đơn là danh từ. Qua khảo sát cho thấy : Nghề cá có 69 danh
từ chiếm 67,7%, Nghề sản xuất nước mắm có 25 danh từ chiếm
24,5%, Nghề hấp sấy cá khơ có số lượng danh từ thấp nhất với 8
danh từ chiếm 7,8%.Ví dụ : mực, đẻn, ốc, tơm, đuốc, ghẹ, cua, ngao,
cịong, hà, sứa, thúng, ghe, nôốc, tàu, bầu, thặc, rường, rập…
2.2.1.2. Động từ: Cùng với danh từ, nhóm từ nghề biển là
từđơn có 43/152 động từ chiếm 28,3

trong đó nghề đánh cá có 21

từ với 48,8%, nghề sản xuất nước mắm có 17 từ chiếm 39,5% và
nghề hấp sấy cá khơ có 5 từ chiếm 11,6%.Ví dụ: hớng, múc, lóng,
trộn, đảo, pha, hịa, rót, chang…
2.2.1.3. Tính từ:Bên cạnh danh từ và động từ, lớp từ ngữ
nghề biển ở Quảng Trị còn có từ đơn là tính từ, tuy số lượng khơng

nhiều chỉ có 7/152 từ, chiếm 4,6%. Ví dụ: lặng, tươi, ươn, thơm, hôi,
ngon
2.2.2. Từ ghép
Trong vốn từ ngữ nghề biển Quảng Trị có361 đơn vị từ ghép,
trong đó có 350 danh từ, 5 động từ và 6 tính từ.Ví dụ: phân hủy,
bảo quản, sắc mắm, cá biển…


12
Loại 5 tiếng (âm tiết : có 5/357đơn vị, đều chỉ nghề cá chiếm
1,4% tổng số ngữ định danh.Ví dụ:c đuối kim hai gai, cá li t khỏe
x m xanh, lưới vây rút cá nục, lưới vây rút c cơm.
Loại 4 tiếng: có 39/357 đơn vị, chiếm 10,9 , đều thuộc nghề
đánh cá 39 đơn vị. Nghề sản xuất nước mắm và nghề hấp sấy cá khơ
khơng có ngữ định danh loại này.Ví dụ :c bè da trơn, c bè khế vằn,
cá bè ôông lão, cá bè khế sọc, cá chèo bẻo bông, cá dồông cuống
trăng, c đuối lốp bốp, c đổng sọc màu…
Nhìn chung, ngữ định danh loại 4 tiếng và 5 tiếng trong vốn
từ ngữ nghề biển Quảng Trị rất ít.
Loại 3 tiếng: có 190/357 đơn vị chiếm 53,2%, nghề đánh cá:
179/190 đơn vị chiếm 94,2 %, nghề sản xuất nước mắm có 7/190
đơn vị chiếm 3,7% và nghề hấp sấy cá khơ có 4/190 đơn vị chiếm
2,1%.Ví dụ: Cá nục náng, cá anh rạn, c anh thường, c bò đa, c
bò giấy, cá bò ngù, cá bò cụt, c bè xước, cá bè vẫu, cá bè quỵt…
Loại 2 tiếng: có 122/357 đơn vị chiếm 34,5

trong đónghề

đánh cá: có 85/122 đơn vị chiếm 69,7%, nghề sản xuất nước mắm có
22/122 đơn vị chiếm 18% tổng nghề mắm và nghề hấp sấy cá khơ có

15/122 đơn vị chiếm 12,3 %.Ví dụ: câu cá, câu mực, súc mực, thặc
mực, câu ổ, câu rạn, câu ngờng, câu thu, tóm câu, buộc câu, cân cá,
đoong c , trọc ghe, mổ c , đ nh c , sẽ cá, bủa xăm, bủa l i…
2.3. ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ NGHỀ BIỂN Ở QUẢNG TRỊ XÉT
THEO NGUỒN GỐC
2.3.1. Từ nghề biển có nguồn gốc thuần Việt
Chúng tôi đa khảo sát được 851/870 từ thuần Việt, chiếm t
lệ 97,82

trong đó nghề đánh cá có 604 /851 từ chiếm t lệ 71%,

nghề sản xuất nước mắm có 184/851 từ chiếm t lệ 21,6%, và nghề
hấp sấy cá khơ có 63/852 từ chiếm t lệ 7,4%.Ví dụ: nan, ván, xôm,


13
neo, đội, sọt, thùng đ , tàu, ghe m y, cột chèo, hộp số, ghe nan, dây
cáp, trục cảo, củi chè, ghe xăm, câu tay, câu chạy…
2.3.2. Từ nghề biển có nguồn gốc Hán Việt
Từ ngữ Hán Việt nghề biển Quảng Trị có 10/870 đơn vị
chiếm t lệ 1,15

trong đó nghề đánh cá có 4/10 đơn vị chiếm 40%,

nghề sản xuất nước mắmcó 2 đơn vị chiếm t lệ 20%, nghề hấp sấy
cá khô với 4 đơn vị chiếm t lệ 40%.Ví dụ: (tàu)trưởng, (câu)song,
(m y) định vị, ngư trường…
2.3.3. Từ nghề biển có nguồn gốc Ấn Âu
Có 9/870 đơn vị từ nghề biển Quảng Trị có nguồn gố Ấn Âu
chiếm t lệ 1,03


trong đó tập trung ở nghề đánh cá với 8 đơn vị

chiếm 88.9%, nghề sản xuất nước mắm có 1 đơn vị chiếm 11,1% và
nghề hấp sấy cá khơ khơng có yếu tố ngoại lai này.Ví dụ: :ắc quy, cát
xét, cao p, măng song…
2.4. TỪ NGỮ NGHỀ BIỂN Ở QUẢNG TRỊ XÉT THEO PHẠM
VI SỬ DỤNG
2.4.1. Từ nghề biển là từ toàn dân
Nghề đánh cá:mực, tàu, ốc, tôm, ghẹ, cua, ngao, thúng, ghe,
cá chim, cá chuồn, c đối, c đuối, c đổng
Nghề sản xuất nƣớc mắm: mắm, cân, cá, bảo quản, chai
nhựa…
Nghề hấp sấy cá khô: C cơm, c nục, xe kéo, cảng cá, bến
cá, lán trại, thùng giấy, băng keo…
2.4.2. Từ nghề biển là từ địa phƣơng
Nghề đánh cá: cịong, hà, nơốc, bầu, thặc, lái, bại, lẹc, biu,
dóng, sương, c trng, c bằn chặn, c chè ne, c chèo đeng, c
dồông, cá ngờng, c tho, đuốc, nay, vọng, néc, gia gia, chép chép,
chành chành, lìa lìa, rầm rậm, bọt bọt, bọp bọp, triêng, lạu, bơ, biu,


14
lẹc, cồn xeng, bại, lộông, sáp, củi chè, đoong, trọc, trớt, hớng, trút,
trớt, khở, hầu sóng, câu rợng, câu qu ng, đọoc cá, cộôc chèo …
Nghề sản xuất nƣớc mắm: m i, độơc, xắc, đuốc, mói, hớng,
trú…
Nghề hấp sấy cá khơ: bẻ trốơc cá, chắp, chang, địn
triêng…
CHƢƠNG 3

ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA – VĂN HÓA TỪ NGỮ NGHỀ
BIỂN Ở QUẢNG TRỊ
3.1. ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA TỪ NGỮ NGHỀ BIỂN Ở
PHẠM VI BIỂU VẬT
3.1.1. Đặc điểm ngữ nghĩa của lớp từ ngữ chỉ phƣơng tiện
công cụ nghề biển
Lớp từ ngữ chỉ phương tiện cơng cụ nghề biển Quảng Trị thu
hập được có 267 đơn vị, trong đó nghề đánh cá có 185 đơn vị, nghề
sản xuất nước mắm có 52 đơn vị và nghề hấp sấy cá khơ có 30 đơn
vị.
3.1.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của lớp từ ngữ chỉ động tác,
cách thức và quy trình hoạt động nghề biển
Lớp từ ngữ chỉ động tác, cách thức và quy trình hoạt động
nghề biểnQuảng Trị thu thập được có 185 đơn vị trong đó nghề đánh
cá có 122/185 đơn vị chiếm t lệ 66%, nghề sản xuất nước mắm có
43/185 đơn vị chiếm 23,2 %, nghề hấp sấy cá khơ có 20/187 đơn vị
chiếm t lệ 10,8%.
3.1.3. Đặc điểm ngữ nghĩa của lớp từ ngữ chỉ sản phẩm
nghề biển
Trường từ vựng chỉ cá biển có hai nhóm: nhóm trường từ vựng
chỉ các loại cá biển và trường từ vựng từng loại cá biển.


15
3.2. Đặc điểm tri nhận của cƣ d n biển trong từ ngữ nghề
biển
3.2.1. Đặc điểm định danh từ ngữ nghề biển ở Quảng Trị
Định danh đóng một vai trị quan trọng trong giao tiếp và tư
duy của con người.Con người và thế giới khách quan tồn tại xung
quanh luôn có mối liên hệ gắn bó mật thiết với nhau. Theo Trần

Văn Cơ “hoạt động tri nhận của con người có quan hệ trực tiếp với
mơi trường sống của con người là cộng đồng dân tộc và văn hóa
của cộng đồng dân tộc ấy, nên hoạt động tri nhận mang đặc thù văn
hóa - dân tộc”[13] . Nhờ quan hệ chặt chẽ với thế giới và thơng qua
nó con người nhận thức, chuyển hóa, tri giác, từ đó định danh sự vật
gọi tên sự vật, tên gọi sự vật được hình thành nhờ có sự phối hợp, bổ
sung lẫn nhau của các giác quan và đã có sự tham gia của yếu tố
phân tích, tổng hợp, cho nên tên gọi phản ánh được những thuộc tính
đặc trưng nổi trội của các sự vật. Nguyễn Đức Tồn đã gọi tên sự vật
theo một quy trình: “ au khi tiếp úc với một khách thể mới, con
người đã tìm hiểu, vạch ra một bộ những đặc trưng nào đó vốn có
trong nó”. Do có sự khác nhau về đặc thù văn hóa, dân tộc, mơi
trường vì vậy đối với việc định danh cùng một sự vật có sự khác
nhau giữa các vùng địa lý, lãnh thổ.
Nói về định danh F. de Saussure cho rằng: “dấu hiệu ngơn ngữ
là v đốn”, v đốn tương đối: tên gọi có l do về mặt âm thanh, về
mặt cấu tạo từ, về mặt ngữ nghĩa. Theo Nguyễn Đức Tồn tên gọi là
phi v đốn, với ơng quá trình định danh bao giờ cũng gồm hai yếu tố:
chủ thể định danh và đối tượng được định danh, “tất cả mọi k hiệu


16
ngơn ngữ đều có l do, chứ khơng phải là v đốn”, có l do chủ quan
và l do khách quan, chủ thể quyết định lựa chon tên gọi và căn cứ
vào tính chât, đặc điểm, chức năng

để gọi tên.

Tác giả Đỗ Hữu Châu cho rằng “nguyên tắc tạo thành các tên
gọi là nguyên tắc có l do”[19]. Tuy nhiên ở từ ngữ nghề biển

Quảng Trị có rất nhiều tên gọi không ác định được l do đặc biệt là
các từ đơn, ví dụ: mực, đẻn, ốc, tơm, đuốc, ghẹ, cua, ngao, cịong, hà,
sứa, thúng, ghe, nơốc, tàu, bầu

để tìm ra tính lí do của những tên

gọi đó cần nghiên cứu theo phương pháp từ nguyên học, phương
pháp so sánh lịch sử các ngơn ngữ có quan hệ họ hàng như ác định
nguồn gốc, diễn tiến qua các phân kỳ lịch sử khác nhau, bối cảnh
lịch sử và ngôn ngữ cũng như một số vấn đề về lý luận và thực
tiễn Vì vậy chúng tơi chia các đơn vị từ ngữ nghề biểnthành: loại
đơn vị r l do thường là những đơn vị định danh phái sinh và loại
đơn vị chưa r l do thường là những đơn vị định danh gốc .
Đơn vị tên gọi khơng rõ lí do có 212 đơn vị, trong đó: nghề
đánh cá: 149/212 đơn vị (%); nghề sản xuất nước mắm: 46/212 đơn
vị (%); nghề hấp sấy cá khô: 17/212 đơn vị (%).
Đơn vị tên gọi rõ lý do có 658 đơn vị trong đó: nghề cá:
534/658 đơn vị (81,2%); nghề làm mắm:74/658 đơn vị (11,2%) và
nghề hấp sấy cá khô : 50/658 đơn vị (7,6%).
Quá trình định danh thể hiện dấu ấn về tâm lí của chủ thể định
danh, sự tri nhận của chủ thể định danh trước đối tượng định danh.
Khi định danh dựa vào đặc điểm của bản thân đối tượng, dựa vào sự
vật, yếu tố có quan hệ chặt chẽ với đối tượng để gọi tên và phân
biệt đối tượng. Sự phân biệt của tên không chỉ nằm ở vỏ âm thanh


17
của tên mà cịn có sự phân biệt trong ngữ nghĩa.Những tên gọi “có
tác dụng phân bi t các loại (loài) với nhau hay các loại nhỏ (tiểu
loại) trong loại lớn” [61]”và “Nhờ các tên gọi mà sự vật, hi n tượng

thực tế khách quan tồn tại trong lí trí của chúng ta, phân bi t với sự
vật, hi n tượng khác cùng loại và khác loại”[61].
3.2.2. Tri nhận về các sản phẩm biển
*Tri nhận về dấu hiệu cấu tạo hình thể. Ví dụ: cá chèo bẻo,
cá chim, cá chuồn, c đuối ó, cá mú quạ, cá ngựa, c oong mè…
*Tri nhận về dấu hiệu trạng thái. Ví dụ: c đuối lốp bốp, cá
nóc đạp, cá tớp, cá trồi, cá ngờng búng, c oong vù…
*Tri nhận về dấu hiệu màu sắc. Ví dụ:cá bè vàng, cá dơồng
vàng, c đù vàng, c hố vây vàng, c mòi vàng…
*Tri nhận về dấu hiệu nơi cá sống. Ví dụ:cá anh rạn, cá mú
đ , cá thia rạn bốn gai cá thoèn rạn…
3.2.3. Tri nhận về các hoạt động đánh bắt hải sản
*Tri nhận về dụng cụ đánh bắt: Thúng, ghe, nôốc, ghe bơ,
ghe tròng, tàu, tàu lớn, tàu nhỏ.
*Tri nhận về ngư trường đánh bắt:Ngư trường Cồn Cỏ, ngư
trường Cửa Tùng, ngư trường miền Trung, ngư trường Vịnh Bắc
Bộ
*Tri nhận về hành động đánh bắt: Câu hố, câu đơn, câu c ,
phần, phơi c , nê l i, nhập bè, mẻ cá, mẻ đuốc, phơi l i, nhúng l i…
3.3. Đặc trƣng văn hóa của cƣ d n biển Quảng Trị
3.3.1.Một vài nét riêng của từ nghề biển ở Quảng Trị
Cũng như các thổ ngữ trong cả nước tiếng Quảng Trị cũng là
biến thể của tiếng Việt phổ thông thống nhất. Những đặc điểm riêng
về mặt phát âm và từ ngữ của tiếng Quảng Trị một mặt thể hiện cốt


18
cách của một vùng đất, mặt khác góp phần làm cho tiếng Việt phong
phú và đa dạng cả về chức năng ã hội lẫn cấu trúc nội tại của nó.
Tiếng Quảng Trị có những khác biệt về ngữ âm và một ít từ vựng

trong nội bộ song vẫn là một thổ ngữ có tính thống nhất cao. Biểu
hiện của tính thống nhất là ở chỗ các đặc điểm cơ bản về phát âm và
từ ngữ là phổ biến ở mọi vùng cư dân Quảng Trị. Về mặt ngữ âm,
trước hết tiếng Quảng Trị còn bảo lưu nhiều yếu tố cổ của tiếng Việt
như sự có mặt của các âm /nh/, /d’/, cách phát âm mang nhiều sắc
thái địa phương. Các âm “nh” và “d” được phát âm là “gi” như:
“nhân dân” phát âm là “giân giân”. Một số âm “ch”, “gi” hoặc “s”
được phát âm thành “tr” như: “chuồng gà” phát âm thành “truồng gà”
“chéo chân” – “tréo cẳng” “sàng gạo” – “tràng cấu”. Một số âm “th”
hoặc “tr” được phát âm thành “l”, một số từ, âm “gi” được phát âm
thành “ch” hoặc “gi” được phát âm thành “tr”, âm “v” được phát âm
thành “b” hoặc “ph”, âm “th” được phát âm thành “s”, âm “g” được
phát âm thành “c” hoặc “ kh”.
Ngồi ra cịn một số phụ âm đầu có biến đổi khi phát âm
nhưng chỉ ở một số ít từ, khơng phổ biến, như âm “s” được phát âm
thành “tr” ở các từ “sọ”-“trọ”, “sàng” – “tràng”. Âm “s” được phát
âm thành “r” ở các từ “sờ”- “rờ”. Âm “r” được phát âm thành “t” ở
các từ như “rốn” –“tún”; “rít” – “tít”. Âm “tr” được phát âm thành “l”
ở các từ “trổ”- “lổ”, “trồng” – “lông”. Âm “ch” được phát âm thành
“tr” ở các từ “chữa” – “trữa”, “chéo chân” – “tréo chân”, “chuồng
gà” – “truồng gà”...Về phần vần, tiếng Quảng Trị có những đặc điểm
nổi bật như: Các nguyên âm “ô” và “o” ngắn được phát âm dài ra khi


19
ở cuối có “ng”, “c” như trong các từ: “khóc lóc” – “khc lc” ;
“trống” – “trốơng”. Ngun âm “â” chuyển thành “ư” hoặc “ơ” khi
kết hợp với âm cuối “ng”, “c” ở các từ: “ngẩng đầu” – “ngửng đầu”.
Nguyên âm “â” nếu kết hợp với âm cuối “u” thì cả vần “âu” chuyển
thành “u” như ở các từ: “bầu” – “bù” ; “sâu” – “su”. Nguyên âm “a”

chuyển thành “ơ” trong một số trường hợp như: “đàn” –“đờn” ; “rạng
sáng”- “rợng sáng”. Nguyên âm “a” chuyển thành “â” khi kết hợp với
âm cuối “i” như ở các từ: “con gái” – “con cấy” ; “trái” – “trấy”.
Nguyên âm “ư” phát âm thành “i” khi có âm cuối “t” hoặc thành “ơ”
khi có âm cuối “ng” như ở các từ: “bứt rứt” –“ bít rít” ; “bưng canh”
– “bơng keng”. Nguyên âm đôi “ươ”, “ưa” sẽ được phát âm thành
nguyên âm “ơ” hoặc “a” như ở các từ: “nướng' - 'náng” ; “cưỡi ngựa”
– “cỡi ngựa”. Nguyên âm “ô” chuyển thành “u” khi đi với âm cuối
“i” hay “ n” như ở các từ: “môi” – “mui”; “ tối” – “ túi”. Nguyên âm
“ô” chuyển thành “u” khi đi với âm cuối “i” hay “n” như ở các từ:
“môi” – “mui” ; “tối” – “túi”. Nguyên âm “ê” chuyển thành “i” khi đi
với phụ âm cuối “nh” như ở các từ: “bệnh nhân” – “bin giân” ;
“mệnh lệnh” – “mịn lịn”. Nguyên âm đôi “uô” phát âm thành “o”
trong các từ: “muối”- “mói”. Ngun âm “o” chuyển thành “ơ”, “u”
trong một số trường hợp như: “hót rác” – “hốt rác”. Các âm cuối
“nh”, “ch” được phát âm thành “n” và “t” như ở các từ: “lanh chanh”
– “lăn chăn”.
Về thanh điệu nói chung tiếng Quảng Trị chủ yếu có 5 thanh:
ngã, huyền, sắc, nặng, hỏi và không tồn tại thanh ngã. Thanh này
thường được chuyển thành thanh hỏi hoặc thanh nặng.


20
Về mặt từ vựng, vốn từ địa phương của tiếng Quảng Trị cũng
rất phong phú, đặc trưng cho tiếng Quảng Trị, có một số vùng (xã,
thơn) nhỏ sử dụng một lớp từ riêng khó hiểu như ở Phú Hải và một
vài thôn ven biển ở huyện Triệu Phong, Hải Lăng... Quảng Trị [23].
* Từ nghề biển ở Quảng Trị: mang đầy đủ những đặc điểm của
tiếng Quảng Trị.
Âm “g” được phát âm thành “c” hoặc “ kh” như: gỡ - khở...

Âm “ư” được phát âm thành “ơ” : hứng - hớng
Âm “gi” được phát âm thành “ch” như: giàn lượt - chàn lượt
Âm “gi” được phát âm thành “tr” như: già giữa – già trửa.
Âm “nh” được phát âm thành “d” như: cá nhồng – cá
dôồng...
Các nguyên âm “ô” và “o” ngắn được phát âm dài ra khi ở
cuối có “ng”, “c” như trong các từ: còng- còong, nốc - nơốc, vịng –
vng, trốc - bẻ trốơc cá, ốc – ôốc, ống câu - ôống câu, ống khói ôống khói
Nguyên âm “â” nếu kết hợp với âm cuối “u” thì cả vần “âu”
chuyển thành “u” như ở các từ: nước sâu - nác su
Nguyên âm “a” chuyển thành “ơ” trong một số trường hợp
như: bủa rạng - bủa rợng..
Nguyên âm đôi “ươ”, “ưa” sẽ được phát âm thành nguyên âm
“ơ” hoặc “a” như ở các từ: nướng - cá nục náng, lưỡi câu – lại câu
Nguyên âm đôi “uô” phát âm thành “o” trong các từ: muối –
mói, luộc - lọoc...
Thanh ngã chuyển thành thanh nặng như: bãi - bại, lô mũi –


21
lô mụi
Ngày nay, nhiều yếu tố ngữ âm và từ vựng cổ trong tiếng
Quảng Trị vẫn còn bảo lưu và có nhiều lợi ích to lớn đối với việc
nghiên cứu quá trình biến đổi ngữ âm và lịch sử tiếng Việt nói chung.
Cùng với các vùng phương ngữ khác, tiếng địa phương Quảng Trị đã
phát huy tính tích cực của nó trong hệ thống tiếng Việt thống nhất.
Tiếng Quảng Trị đã góp phần bổ sung làm phong phú thêm cho từ
vựng tiếng Việt.
* Từ nghề biển ở Quảng Trị: mang đầy đủ những đặc điểm
của tiếng Quảng Trị.

Âm “g” được phát âm thành “c” hoặc “ kh” như: gỡ - khở...
Âm “ư” được phát âm thành “ơ” : hứng - hớng
Âm “gi” được phát âm thành “ch” như: giàn lượt - chàn lượt
Âm “gi” được phát âm thành “tr” như: già giữa – già trửa.
Âm “nh” được phát âm thành “d” như: cá nhồng – cá
dôồng...
3.3.2. Những yếu tố khác biệt của từ nghề biển ở Quảng
Trị với từ phổ thông và một số địa phƣơng miền Trung
Với vùng phương ngữ Bắc Trung Bộ, (chủ yếu là từ Nghệ
An đến Thừa Thiên Huế) bên cạnh vốn từ nghề biển chung đó, một
bộ phận từ ngữ cịn mang những yếu tố đặc trưng riêng của vùng
như: ốống, lái, nác, mói, nốơc

ngun nhân là do uất phát từ

nguồn gốc khác nhau, sự tiếp xúc của ngôn ngữ từng nơi, từng lúc
khác nhau mà có sự khác nhau về một số từ giữa các miền, do sự
biến đổi về ngữ âm. Ví dụ: từ nốơc có nguồn gốc là tiếng Khơ me
[25, tr. 105] chỉ thuyền, từ thuyền là gốc Hán Việt, hiện nay cư dân
biển Bắc Trung Bộ vẫn dùng từ nốôc. Bên cạnh vốn từ chung, do có


22
sự khác nhau về địa l , địa hình, lịch sử văn hóa từ ngữ nghề biển
Quảng Trị mang những nét đặc trưng riêng trong cách gọi tên các sự
vật hoạt động, cùng một loại cá nhồng nhưng Nghệ An gọi là cá
nhồông c n cư dân Quảng Trị gọi là cá dồông, cá bả trầu (Nghệ An),
cá tho (Quảng Trị

Ở Quảng Trị có nhiều tên gọi về các loại cá rất


khác với các vùng như: cá chè ne, cá duội, cá tho, cá ngờng, cá
oong, cá lã, cá trằn, cá thoèn, cá troòng, cá trạng, mực d ng, gia gia,
chép chép, lìa lìa, chành chành, rầm rậm, bọp bọp, cần cần, bọt bọt,
đập đi…
KẾT LUẬN
Căn cứ vào những kết quả nghiên cứu về từ ngữ nghề nghiệp
nghề biển ở Quảng Trị chúng tôi rút ra các kết luận sau:
1.Vấn đề nghiên cứu từ nghề nghiệp hiện nay trong giới Việt ngữ
vẫn cịn hạn chế và chưa có sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu.
Tuy nhiên ngày càng có nhiều tác giả chú

hơn đến các ngành nghề

cụ thể trong đó có nghề biển. Qua nghiên cứu từ nghề biển Quảng
Trị, chúng tơi thấy vai trị và giá trị to lớn của từ nghề nghiệp đối với
vốn từ vựng chung của tiếng Việt đồng thời thấy được bức tranh hiện
thực cuộc sống cùng những giá trị về văn hóa, ã hội, tinh thần, sự cố
kết cộng đồng của cư dân biển Quảng Trị qua từ chỉ nghề biển.
Quảng Trị là vùng đất miền Trung mang đặc trưng riêng về
môi trường tự nhiên và xã hội. Với cư dân biển Quảng Trị, mơi
trường tự nhiên và cuộc sống gắn bó với biển đã trở nên rất đỗi thân
thuộc với con người nơi đây. Chính điều kiện tự nhiên cùng với văn
hố gắn với vùng biển h a trong văn hoá tộc người, ngôn ngữ bản
địa và lối tri nhận riêng của người dân vùng biển Quảng Trị là những
nhân tố cơ bản đã chi phối, ảnh hưởng đến đặc điểm cấu tạo, phương


23
thức định danh, đặc điểm ngữ nghĩa và sự biến đổi của tên gọi sự vật

liên quan đến nghề biển nơi đây.
2. Qua việc nghiên cứu từ ngữ nghề nghiệp nghề biển Quảng
Trị cho thấy, mặc dù ở phương diện là từ nghề nghiệp song từ nghề
biển biểu thị trên nhiều mặt từ phương tiện, công cụ hoạt động sản
xuất đến sản phẩm với số lượng từ khá phong phú. Có những từ ngữ
được sử dụng rộng rãi và trở thành từ tồn dân.Bên cạnh đó có nhiều
từ ngữ mang đậm dấu ấn nghề nghiệp nghề biển và tính chất địa
phương nên có những từ chỉ người trong nghề và người bản ngữ mới
hiểu được.Chính những yếu tố đó đã tạo nên đặc trưng riêng độc đáo
thể hiện tâm lí, tư tưởng... của cư dân vùng biển, mang đến một diện
mạo riêng làm đa dạng thêm bức tranh làng biển Việt Nam.
3. Về mặt cấu tạo, từ ngữ nghề biển ở Quảng Trị có các loại
từ ngữ: từ đơn, từ ghép và ngữ định danh. Tên gọi sự vật liên quan
đến nghề biển Quảng Trị có cấu tạo phức tạp. Đa số tên gọi có hai
thành tố: thành tố chỉ chủng loại và thành tố khu biệt, cá thể hóa.
Phần lớn tên gọi được cấu tạo bằng hình thức ghép và chủ yếu là
ghép theo kiểu phụ nghĩa hay chính phụ.
`4.Về nguồn gốc các tên gọi, các đơn vị định danh từ ngữ
nghề biển ở Quảng Trị chủ yếu có nguồn gốc thuần Việt, từ ngữ có
nguồn gốc vay mượn chiếm số lượng ít. Nghề biển đã gắn bó với cư
dân từ a ưa, cuộc sống gắn với biển, làm nghề biển cha truyền con
nối từ đời này qua đời khác, họ hiểu biển như hiểu chính bản thân họ,
ngơn ngữ họ sử dụng xuất phát từ hiện thực những gì có xung quanh,
bởi vậy mà yếu tố thuần Việt càng đậm nét. Quen với lối khai thác cổ
truyền nên ít có yếu tố vay mượn trong ngơn ngữ.
5. Về cách thức định danh, dựa vào đặc trưng của đối
tượng, cư dân biển Quảng Trị đã lựa chọn những dấu hiệu, đặc



×