Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

(MN) một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 3 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.04 KB, 15 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018 - 2019
Tôi ghi tên dưới đây:
T
S
T
T

Họ tên tác giả

1
1

..............

Ngày/tháng
/ năm sinh

Nơi cơng
tác

Chức
vụ

Trường
Mầm
non ..........
....


Giáo
viên

Trình
độ
chun
mơn

Tỷ lệ (%)
đóng góp
vào việc tạo
ra sáng
kiến(2)

Đại học

100%

Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số biện pháp giáo dục lễ
giáo cho trẻ 3 tuổi tại lớp 3 tuổi A trường Mầm non .............. ” xã .............. huyện .............. - tỉnh ...............
1. Chủ đầu tư sáng kiến: Khơng có
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Áp dụng trong lĩnh vực Giáo dục mầm non: Cụ thể là “Một số biện pháp giáo
dục lễ giáo cho trẻ 3 tại lớp 3 tuổi A trường Mầm non .............. ” xã .............. huyện .............. - tỉnh ...............
3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu:
- Từ ngày: 10/09/2018 đến ngày 10/04/2019
4. Mô tả bản chất của sáng kiến:
Việc phát triển toàn diện của trẻ được chứa đựng trong tất cả các hoạt động
như: học tập, lao động, vui chơi đều mang ý nghĩa và vai trò giáo dục lễ giáo cho
trẻ. Giáo dục lễ giáo có tác động rất lớn đến sự phát triển đời sống tình cảm của trẻ

đối với mọi người, đặc biệt là giao tiếp với cô giáo và bạn bè trong lớp.
Giáo dục lễ giáo là gì? Là giáo dục cả về phẩm chất đạo đức và tính cách, lối
sống của trẻ, hình thành cho trẻ nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa.
Vậy giáo dục lễ giáo được thực hiện ở đâu?
Theo tôi phải giáo dục ở mọi lúc mọi nơi và trong các hoạt động. Thơng qua
đó những tính cách của trẻ được bộc lộ rõ, nhiều phẩm chất đạo đức được hình
thành và phát triển. Vì vậy, việc giáo dục lễ giáo cho trẻ ở lứa tuổi mầm non đóng
vai trị hết sức quan trọng, cần thiết và có ý nghĩa.


Nhưng nhận thức của một số phụ huynh còn hạn chế, có phụ huynh thì chiều
con q mức, cũng có phụ huynh do cơng việc bộn bề kiếm sống, có điều kiện về
kinh tế nên giao hẳn việc chăm sóc giáo dục con cái cho ơng bà, người giúp việc.
Có nhiều cháu mới đi học chưa biết chào hỏi, thưa gửi lễ phép cịn trả lời trống
khơng với người lớn tuổi, bạn bè và cơ giáo. Trước thực trạng đó là một giáo viên
dạy ở lớp 3 tuổi A (3 - 4 tuổi) trực tiếp chăm sóc - giáo dục trẻ, tôi không thể
không suy nghĩ và nhận thấy rằng giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo hiện nay là
việc làm cần thiết có vai trị to lớn trong q trình phát triển tồn diện cho trẻ mẫu
giáo. Chính vì thế, tơi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ
3 tại lớp 3 tuổi A trường Mầm non .............. ” để nghiên cứu.
Qua thực tế giảng dạy và làm đề tài, bản thân tôi đã sử dụng một số phương
pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu quá trình dạy và học.
- Phương pháp đọc tài liệu.
- Phương pháp điều tra khảo sát.
- Phương pháp cho trẻ thực hành.
- Phương pháp trao đổi với đồng nghiệp và hội đồng sư phạm cũng
giám hiệu nhà trường để có ý kiến hay và có thêm kinh nghiệm.

như Ban


Trong khi nghiên cứu đề tài tôi luôn sử dụng lồng ghép và linh hoạt các biện
pháp để có được kết quả tốt.
4.1. Tính mới:
Đối với trẻ nhỏ, giáo dục lễ giáo có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát
triển của trẻ. Hoạt động giáo dục lễ giáo trong Trường Mầm non đã trở thành hoạt
động hàng ngày đối với trẻ. Nhưng việc tổ chức các hoạt động giáo dục lễ giáo
cho trẻ địi hỏi phải có sự linh hoạt và tính sáng tạo cao, tránh dập khn, cứng
nhắc. Bản thân tôi nhận thấy việc nâng cao kỹ năng thể hiện và lễ giáo cho trẻ là
rất cần thiết, cần được nghiên cứu và áp dụng cho phù hợp và hiệu quả. Mặc dù
đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề giáo dục phát triển kỹ năng xã hội cho
trẻ, nhưng chưa có đề tài nghiên cứu “Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 3
tuổi” tại lớp 3 tuổi A trường Mầm non ..............”. Để giúp trẻ biết lễ phép, cái
đúng của lễ giáo và còn thể hiện lễ phép bằng những cảm xúc, khả năng của mình.
Nên tơi đã nghiên cứu, học hỏi và tìm ra 6 giải pháp để nâng cao chất lượng phát
triển lễ giáo cho trẻ, với mỗi giải pháp tơi đã nghiên cứu, lồng ghép nhiều những
ví dụ và dẫn dắt riêng. Thông qua các hoạt động gần gũi mà hấp dẫn để trẻ phát
triển về mọi mặt đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ, ngơn ngữ và nhất là kỹ năng thể hiện lễ
giáo. Mỗi giải pháp đều có mục đích rõ ràng, và khả năng ứng dụng cao, không chỉ
ứng dụng cho trẻ 3 - 4 tuổi tại lớp 3 tuổi A trường Mầm non .............., mà cịn có
thể ứng dụng cho tất cả trẻ cùng độ tuổi trong nhà trường, do vậy sáng kiến “Giáo
dục lễ giáo cho tẻ 3- 4 tuổi” là những biện pháp lần đầu tiên được áp dụng trên trẻ
mẫu giáo lớp 3 tuổi A Trường Mầm non ............... Sáng kiến là những biện pháp


giáo viên đưa ra phù hợp với trẻ của lớp, của địa phương, sáng kiến chưa được
đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng, hay trên các sách báo, tài liệu khác.
4.2. Tính khoa học:
Giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo là sự hình thành, phát triển nhân cách cho
trẻ, sự nhận thức qua cách giao tiếp và thông qua các bài thơ, câu chuyện, nhằm giáo

dục đạo đức lối sống cho trẻ. Vì vậy, giao tiếp chiếm một vị trí quan trong trong đời
sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ là nền văn hóa lâu đời và đặc biệt đối với trẻ.
Giáo dục lễ giáo ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Nếu
được giáo dục tốt, khi giao tiếp trẻ sẽ nói năng nhẹ nhàng, mạch lạc, có văn hóa
trong các câu nói, cử chỉ, hành động của trẻ đối với mọi người.
Các tác phẩm văn học, các hình ảnh có nội dung giáo dục lễ giáo và quá trình
giao tiếp của trẻ với bạn bè với cô giáo là những phương tiện giáo dục lễ giáo tốt nhất
cho trẻ. Điều đó nhằm hình thành ở trẻ những tình cảm yêu thương, gần gũi với mọi
người xung quanh, kính trọng lễ phép người lớn tuổi.
4.3. Tính thực tiễn:
4.3.1. Thực trạng giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo lớp 3 tuổi A
Năm học 2018 - 2019 tôi được phân công trực tiếp giảng dạy tại lớp 3 tuổi A,
lớp có một số đặc điểm sau: Có 2 cơ một lớp, cơ giáo có trình độ chun mơn vững
đều đạt trên chuẩn, u nghề mến trẻ, chịu khó học hỏi và trao đổi cùng đồng nghiệp
về chuyên môn nghiêp vụ, nắm rõ đặc điểm của trẻ để có biện pháp giáo dục trẻ một
cách tốt nhất.
Danh hiệu của lớp: Đăng ký lớp tiên tiến .
Tổng số của lớp 30 trẻ trong đó: Nam: 17, nữ: 13, dân tộc: 23, xã ngoài: 04
- Các cháu phần lớn con em làm nông nghiệp, kinh tế gia đình eo hẹp, ít có
được chia sẻ giao tiếp giáo dục lễ giáo.
- Sĩ số lớp đơng, phịng học nhỏ khó khăn trong việc tổ chức hoạt động cho trẻ.
Khả năng nhận thức cũng như kĩ năng của cá nhân trẻ khơng đồng đều, một
số trẻ chưa có kĩ năng thể hiện hay sử dụng từ ngữ còn ngọng do khả năng ghi
nhớ, kĩ năng phát triển lễ giáo của trẻ cịn hạn chế
Vì vậy mà việc giáo dục lễ giáo cho trẻ còn gặp một số thuận lợi và khó khăn sau:
* Thuận lợi:
- Được sự quan tâm giúp đỡ của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện ..............,
của Ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện đầy đủ về cơ sở vật chất, đồ dùng đồ
chơi cũng như tài liệu, học liệu phục vụ giảng dạy.
- Phịng học rộng rãi, thống mát, lớp học sạch đẹp, mang tính sư phạm nên trẻ

rất thích đi học và thuận lợi cho việc giáo dục trẻ.
- Hai giáo viên trẻ, nhiệt tình, có trình độ chuẩn, có ý thức học hỏi bạn bè, đồng
nghiệp và qua các phương tiện thông tin đại chúng, tài liệu tham khảo, sách báo.


- Phụ huynh của lớp rất nhiệt tình, ln giúp đỡ và phối kết hợp với cô giáo
trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ.
- Trong hoạt động giáo dục lễ giáo cho trẻ chúng tôi cũng đã biết cách thiết kế
bài dạy, cách tổ chức các hoạt động. Điều quan trọng hơn cả là các cháu mạnh dạn và
tự tin, thơng minh hiếu động, thích khám phá và sức khỏe tốt đó là điều kiện thuận lợi
cho tơi hồn thành tốt sáng kiến của mình.
Mặc dù có những thuận lợi cơ bản tuy nhiên trong quá trình thực hiện đề tài
này của lớp tơi vẫn có những khó khăn sau:
* Khó khăn:
- Tơi là giáo viên mới cơng tác được 3 năm, kinh nghiệm trong thực tế giảng
dạy chưa nhiều nên trong cơng tác cịn gặp những khó khăn nhất định.
- Nhận thức của trẻ chưa đồng đều nên việc truyền thụ kiến thức đến trẻ còn
gặp rất nhiều khó khăn.
- Trẻ cịn chưa mạnh dạn và tự tin tham gia các hoạt động của lớp.
Một số phụ huynh cịn ít quan tâm tới trẻ, thời gian đầu trẻ đến lớp chưa có nề
nếp nhiều vì cháu lần đầu tiên ra lớp chưa qua lớp nhà trẻ. Trong giờ học có cháu tự
do đi lại, trả lời câu hỏi cịn trống khơng.
Bài tập 1: Cơ và trẻ trị chuyện trong giờ Phát triển tình cảm kỹ năng- xã hội
Bài tập 2: Các cháu khoanh tay và chào, nói cảm ơn, xin lỗi
* Bảng tiêu chí đánh giá việc giáo dục lễ giáo cho trẻ đầu năm của trẻ lớp 3 tuổi A
BẢNG A: KHẢO SÁT KỸ NĂNG GIÁO DỤC LỄ GIÁO CHO TRẺ 3 – 4 TUỔI
STT

Họ và tên trẻ


Bài tập 1
Đạt

1
1

Chưa đạt
*

Đạt

Chưa đạt
*

Hoàng Bảo An
1

2

*

*

Bùi Tuấn Anh
1

3

*


*

Lương Gia Bảo
1

4

*

*

Nguyễn Thanh Bình
1

5

*

*

*

*

Hồng Thanh Chúc
1

6

Bài tập 2


Hồng Anh Dương
1 Nguyễn Thành Đạt

*

*


7
1
8

*
Nguyễn Trung Đức

1
9

*

*

Hoàng Bảo Hân
2

10

*


*

*

*

Nguyễn Thị Ngọc Hân
2

11

Lương Thị Bảo Hân
2

12

*

*

Lương Thị Hằng
2

13

*

*

Dương Trung Hiếu

2

14

*

*

*

*

Dương Gia Hưng
2

15

Lương Quốc Khánh
2

16

*

*

Đặng Minh Khoa
2

17


*

*

Vũ Trung Kiên
1

18

*

*

Trần Bảo Lâm
2

19

*

*

Trần Mai Loan
1

20

*


*

Nguyễn Kha Ly
1

21

*

*

Trần Tạ Mỹ Nga
1

22

*

*

Ngô Thị Hồng Nhung
1

23

Nguyễn Minh Phúc

24

Nguyễn Lan Phương

1

25

*

*
Nguyễn Minh Quân

*

*

*

*
*


2
26

*
Trần Văn Thiện

2
27

*


*

Phạm Thị Bảo Thy
2

28

*

*

*

*

*

*

Nguyễn Quang Vinh
2

29

Dương Hà Vy
2

30

*


Bùi Quốc Cường

* Dựa vào các tiêu chí trên tơi đã tiến hành khảo sát trẻ đầu năm và thu
được kết quả như sau:
Bài tập 1: Số cháu thực hiện đạt là 13 cháu chiếm 43,3%. Số cháu chưa đạt là
17 chiếm 56,7%. Các cháu thường mắc lỗi sau:
+ Trẻ nói chưa đủ câu.
+ Trẻ lúc thưa cơ, lúc thì khơng nói.
+ Trẻ khơng tự nhiên trả lời cơ cơ phải nhắc trẻ.
Bài tập 2: Số cháu thực hiện đạt là 12 cháu chiếm 40%. Số cháu chưa đạt là
18 cháu chiếm 60%. Các cháu thường mắc lỗi sau:
+ Trẻ không biết khoanh tay.
+ Trẻ khơng thưa cơ.
+ Lời nói trẻ khơng đúng.
+ Trẻ khơng tự nói cảm ơn, xin lỗi, nhút nhát khơng giám nói.
* Ngun nhân của thực trạng
Qua khảo sát, đánh giá kết quả tơi tìm ra một số nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ đạt
được của trẻ cịn thấp đó là:
Do trẻ thiếu hụt kỹ năng giao tiếp giáo dục lễ giáo từ lứa tuổi nhà trẻ.
Do trẻ mới đi học cịn nhút nhát khơng giám giao tiếp khơng giám nói.
Trẻ chưa được nói khoanh tay chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi.
Hình thức tổ chức lớp chưa linh hoạt, chưa kích thích hứng thú cho trẻ hoạt động.
Đồ dùng trực quan cịn ít, chưa đẹp, chưa hấp dẫn.
Trong hoạt động giáo dục lễ giáo đóng vai trị chủ đạo.Trước thực trạng của
lớp, tơi nghiên cứu, tìm ra “Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 3 tuổi tại
lớp 3 tuổi A trường mầm non ..............”.


4.3.2. Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 3 tuổi tại lớp 3 tuổi A

Trường mầm non ...............
Để trẻ lớp 3 tuổi A có thói quen và lễ phép tốt trong các hoạt động hàng ngày
tôi đã sử dụng các biện pháp sau:
Tạo môi trường giáo dục lễ giáo. Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong
giảng dạy.
* Biện pháp 1: Giáo dục lễ giáo cho trẻ thơng qua hoạt động học
Với trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo nói riêng, thời gian học ở trường
mầm non chiếm rất nhiều thời gian trong ngày. Ở đó trẻ sẽ học hỏi lẫn nhau học cả
cái tốt và cái chưa tốt. Vì thế tơi thấy giáo dục lễ giáo cho trẻ là rất cần thiết và phù
hợp tại trường mầm non. Quá trình giáo dục lễ giáo cho trẻ được thực hiện chủ yếu
thông qua hoạt động học.
Ví dụ: Qua giờ PTTC- KNXH "Các thành viên trong gia đình bé"
Cơ cho trẻ kể về các thành viên trong gia đình mình:
- Gia đình con có những ai? Bố (mẹ) con làm nghề gì?
- Trong gia đình con yêu quý ai nhất? Vì sao?
- Mọi người trong gia đình phải như thế nào với nhau?
-> GD trẻ biết yêu quý và chào hỏi lễ phép mọi người trong gia đình.
Giờ hoạt động Phát triển tình cảm- kĩ năng xã hội của lớp 3 tuổi A
Sau một thời gian thực hiện những thói quen về lễ giáo, chất lượng trẻ lớp tôi
tăng lên rõ rệt, trẻ biết chào hỏi cơ và khách đến lớp, biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, trẻ
đã biết muốn phát biểu phải giơ tay, muốn đi vệ sinh phải xin phép, trong giao tiếp
với bạn cùng lớp trẻ biết nói nhẹ nhàng, khi chơi đồ chơi đã biết nhường nhịn, không
tranh giành đồ chơi của nhau.
* Biện pháp 2: Giáo dục lễ giáo cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi thông qua các
hoạt động
Đối với trẻ ở lứa tuổi này “trẻ học bằng chơi, chơi mà học”. Trong hoạt
động vui chơi trẻ được thực hành, trải nghiệm, tao tác với nhiều vai chơi khác
nhau trong cuộc sống người lớn. Tôi tiến hành lồng ghép lễ giáo vào hoạt động vui
chơi; qua đó, trẻ được đối thoại những câu chào hỏi lễ phép, câu cảm ơn, xin lỗi,
trao nhận bằng hai tay, tôi luôn theo dõi quan sát trẻ trong các vai chơi để kịp thời

uốn nắn, sửa sai cho trẻ.
Cùng với mục tiêu xã hội hóa giáo dục thì phụ huynh có vai trị vô cùng
quan trọng trong việc giáo dục trẻ. Trong buổi họp mặt đầu năm tôi đã mạnh dạn
trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của giáo dục lễ giáo đối với trẻ mẫu
giáo để phụ huynh nhận thức được ý nghĩa của vấn đề để cùng nhà trường giáo


dục trẻ. Tôi thường trao đổi trực tiếp với phụ huynh vào giờ đón trả trẻ, hoặc trao
đổi theo từng học kỳ vào sổ bé chăm ngoan để phụ huynh nắm bắt kịp thời cùng
kết hợp để có biện pháp giáo dục trẻ tốt nhất.
Ví dụ: Giờ đón trả trẻ tôi rất ân cần và chuẩn mực trong xưng hô. Lúc đầu
trẻ mới đi học tôi phải thường xuyên nhắc nhở các cháu khi tới lớp phải biết
khoanh tay chào cô, chào bố mẹ và các bạn khi bố mẹ đón về nhà thì trẻ cũng
biết khoanh tay chào ơng bà và mọi người xung quanh. Ngày nào tôi cũng nhắc
trẻ như vậy và tơi đã hình thành cho trẻ được thói quen biết chào hỏi và lễ phép
đối với mọi người. Không chỉ khi tới lớp và ra về trẻ biết chào hỏi mọi người, mà
mỗi khi có BGH tới thăm lớp hay các cô đến chơi với lớp mình thì trẻ cũng biết
khoanh tay chào các cơ. Giờ trả trẻ tôi đã trao đổi với phụ huynh những gì cần
thiết để phụ huynh nắm được tình hình của con mình. Từ đó gia đình và cơ giáo
cùng có biện pháp giáo dục thích hợp với trẻ.

Trẻ đến lớp đã biết chủ động chào cơ
Ngồi kết hợp với phụ huynh, tơi cịn giáo dục lễ giáo thơng qua các hoạt động
khác như: hoạt động vui chơi ngoài trời, hoạt động chơi tự do hay hoạt động lao
động. Cô giáo hỏi trẻ:
- Nếu con làm bạn đau, ngã thì con nói như thế nào?
- Khi cơ đưa đồ dùng cho các con thì con phải cầm như thế nào?
Trong giờ chơi thì các con phải biết đồn kết giúp đỡ lẫn nhau, không tranh
giành đồ chơi của nhau và khi chơi xong các con biết cất đồ dùng, đồ chơi đúng
nơi quy định.

Ngoài giáo dục lễ giáo qua hoạt động học, hoạt động chơi, tơi cịn giáo dục
các cháu thơng qua các hoạt động tổ chức lễ hội như ngày 20/11, 8/3, 30/4. Trẻ
được biết ý nghĩa của những ngày lễ lớn: ngày 20/11 là ngày Nhà giáo Việt Nam,
ngày 8/3 là ngày Quốc tế phụ nữ, ngày 30/4 là ngày giải phóng Miền Nam. Vào
những ngày lễ, tơi đã cùng các cô trong trường tổ chức các tiết mục văn nghệ để
chào mừng, đồng thời ôn lại truyền thống để giáo dục trẻ lịng tự hào dân tộc.
Thơng qua đó, khuyến khích trẻ học tập và phấn đấu để trở thành con người có ích
cho xã hội.

Các cháu trang trí bưu thiếp để tặng cho bà, mẹ
Ví dụ: Trong giờ hoạt động góc, qua trị chơi phân vai ở góc bác sỹ, cơ cùng
trẻ trị chuyện để trẻ nhận vai và thể hiện được vai chơi của mình:
- Khi có bệnh nhân đến khám thì thái độ của bác sĩ như thế nào?


- Khi phát thuốc, cơ y tá phải dặn dị bệnh nhân như thế nào?
- Sau khi khám và nhận thuốc xong thì bệnh nhân có thái độ như thế nào đối
với bác sĩ?

Cơ tích hợp nội dung giáo dục lễ giáo cho trẻ ở góc bác sỹ
Sau nhiều lần trẻ đóng vai ở góc bác sỹ, trẻ đã biết một số hành vi ứng xử như:
Trẻ biết nói và trả lời đầy đủ câu, biết xưng hô chuẩn mực đối với cơ và bạn.
Trẻ đóng vai bác sỹ trẻ đã biết thăm hỏi bệnh nhân ân cần chào đón bệnh
nhân, hỏi bệnh nhân là cháu bị làm sao? Bệnh nhân trả lời: cháu bị ho ạ. Khi khám
xong bác sỹ kê đơn thuốc, cô y tá phát thuốc cho bệnh nhân và dặn dị cẩn thận thì
bệnh nhân cầm thuốc bằng 2 tay và nói lời cảm ơn đối với bác sỹ và cơ y tá .
Ví dụ: Trong trị chơi ở góc bán hàng:
- Khi có người mua hàng, bác bán hàng có thái độ, nói với người bán hàng như
thế nào?
- Người mua hàng phải như thế nào?


Trẻ chơi bán hàng, trao và nhận hàng bằng 2 tay
Khi chơi ở góc bán hàng trẻ đã biết xưng hơ đúng mực, trẻ đóng vai người
bán hàng thì phải biết mời chào khách: Tơi chào bác! Bác mua gì đấy? Bác có mua
gì nữa khơng ? Khi khách trả tiền thì phải biết cảm ơn, người mua hàng thì phải
biết cầm tiền bằng 2 tay đưa cho người bán hàng.
Qua hoạt động này, các cháu mạnh dạn và thành thạo dần trong giao tiếp, ứng
xử, biết chào hỏi mọi người xung quanh mình.
So với đầu năm lớp tơi đã giảm hẳn tình trạng trẻ nói trống khơng. Trẻ đã biết
nói đầy đủ câu, biết cảm ơn, xin lỗi đúng lúc, đúng chỗ.
Đặc biệt vui chơi là hoạt động có ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành
và phát triển nhân cách trẻ. Một ngày ở lớp, trẻ ở bên nhau và nảy nở mối quan hệ
với mọi người xung quanh. Trẻ thể hiện được những hành vi ứng xử về giao tiếp
và bộc lộ cá tính của mình. Qua đó giáo viên có thể phát hiện những mặt mạnh,
mặt yếu của trẻ để kịp thời giáo dục trẻ hoặc phát huy những tính cách tốt ở trẻ. Vì
vậy, việc giáo dục lễ giáo cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi là rất cần thiết.
Ví dụ: Trong giờ ăn đối với trẻ ở lứa tuổi này “trẻ học bằng chơi, chơi mà
học”. Trong giờ ăn trẻ tự làm người lới khoang tay khi cô giáo chia cơm, tự xúc
cơm, tự nhặt cơm rơi vào đĩa, tự lau tay khi tay bẩn. Tôi tiến hành lồng ghép lễ


giáo vào hoạt động ăn; qua đó, trẻ được trải nghiệm biết giữ vệ sinh cá nhân, biết
lễ phép trong giờ ăn, trao nhận bằng hai tay, tôi luôn theo dõi quan sát trẻ trong
giờ ăn để kịp thời uốn nắn cho trẻ.
Các cháu khoang tay khi cô chia cơm trong giờ ăn
* Biện pháp 3: Xây dựng môi trường lớp học để giáo dục lễ giáo cho trẻ
+ Môi trường trong lớp học:
Cùng với toàn ngành thực hiện chủ đề năm học “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực” thì việc tạo cảnh quan sư phạm và môi trường xung
quanh lớp học cũng rất quan trọng. Tôi luôn chú ý tạo môi trường lớp học phù hợp

lứa tuổi trẻ, đồ dùng đồ chơi được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, bố trí các góc
trong lớp một cách khoa học, đồ dùng đồ chơi, hình ảnh trang trí vừa tầm mắt của
trẻ, trẻ dễ lấy dễ cất, tạo các bài tập mở cho trẻ hạt động được thay đổi thường
xuyên theo chủ đề. Khi thực hiện chủ đề tơi cịn tổ chức cho trẻ cùng làm một số
đồ dùng đồ chơi đơn giản, qua đó trẻ rất hứng thú và biết giữ gìn sản phẩm của
mình và của bạn.

Các góc chơi của lớp được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp
+ Mơi trường ngồi lớp học:
Hiên trước, hiên sau, góc nhiên thiên của lớp, tơi đã trồng nhiều cây hoa,
cây cảnh, qua đó trẻ được tự tay mình chăm sóc, tưới nước, nhổ cỏ, lau lá cho cây.
Tơi đã nhắc nhở các cháu rằng muốn có mơi trường xanh - sạch - đẹp thì chúng ta
phải góp phần chăm sóc, bảo vệ cây ở lớp, ở nhà cũng như ở nơi cơng cộng.
Ngồi ra tơi cịn bố trí khu vực chơi với cát, nước để trẻ được chơi trong giờ
hoạt động góc, hoạt động tự do buổi chiều, đầu giờ buổi sáng. Trong khi trẻ hoạt
động, tôi đã lồng ghép giáo dục lễ giáo cho trẻ: vui chơi đoàn kết, không ném cát,
đổ nước lên người bạn, giao tiếp với nhau bằng những câu nói lịch sự, có văn
minh. Chẳng may làm bạn bị đau, bị ướt thì biết nói lời xin lỗi, khi bạn nhường đồ
chơi biết nói lời cảm ơn.
Các cháu đang chăm sóc cây hoa, cây cảnh
Qua những hoạt động này, trẻ trở nên ham thích lao động, biết cảm nhận vẻ
đẹp của thế giới tự nhiên gần gũi xung quanh.
Để sân trường sạch đẹp vào giờ hoạt động vui chơi ngồi trời, tơi thường cho
trẻ cùng cô tham gia lao động như nhặt cỏ, lá cây. Cuối tuần, tôi và các cô giáo trong


lớp lau dọn, sắp xếp các đồ chơi ở các góc chơi gọn gàng ngăn nắp. Lớp tơi có thùng
rác để ở ngồi hành lang, tơi thường nhắc nhở trẻ phải vứt rác vào đúng nơi quy định.
Qua thời gian, tơi nhận thấy trẻ lớp tơi đã có ý thức giữ gìn vệ sinh mơi trường
lớp học như khơng vứt rác bừa bãi, chơi xong biết cất dọn đồ chơi đúng nơi quy định.

* Biện pháp 4: Tự rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho bản thân để là tấm
gương sáng cho trẻ noi theo
Là một giáo viên tôi luôn thấu hiểu được tâm trạng của trẻ, ở lứa tuổi này trẻ
rất thích được cơ u thương gần gũi và thích học theo tấm gương của cơ. Vì vậy tơi
ln chuẩn mực trong giao tiếp với mọi người cũng như với trẻ: Tôi không to tiếng
quát tháo, xưng hô với những lời nói nhẹ nhàng “cơ và con”, vì trẻ thơ rất hay bắt
chước nên mọi lời nói cử chỉ của tôi đều phải chuẩn mực và tôi luôn ý thức được rằng
ở trường mầm non cơ giáo chính là người mẹ hiền thứ 2 của trẻ.
Giờ đón trả trẻ tôi luôn ân cần dịu dàng với trẻ, khiêm tốn lịch sự trong giao
tiếp với phụ huynh.

Trẻ khoanh tay chào mẹ, chào cô trước khi ra về
Mỗi khi tôi hứa với trẻ điều gì thì tơi phải giữ đúng lời hứa của mình. Nếu trẻ
có hành vi hoặc lời nói khơng hay thì tơi nhẹ nhàng góp ý, khun bảo trẻ tuyệt đối
không mắng phạt trẻ làm cho trẻ sợ hãi.
Ví dụ: Trong giờ ăn cháu Gia Hưng lười ăn và ăn rất chậm, tôi đã đến động
viên cháu: Con lớn rồi, con phải ăn nhanh và ăn hết xuất cho cơ thể mau lớn, khỏe
mạnh để sang năm còn chuyển lên lớp mẫu giáo 4 tuổi chứ.
Ví dụ: Trong giờ chơi tự do: Cháu Kiên tranh giành đồ chơi và đánh cháu
Đạt. Tôi nhẹ nhàng đến bên 2 cháu hỏi xem lý do cháu Đạt khóc và khuyên bảo
cháu Kiên: Nếu con muốn đồ chơi của bạn hay muốn chơi cùng bạn thì con phải
mượn bạn, chứ khơng được tranh giành đồ chơi của bạn, như thế là không tốt, là
chưa ngoan, con nhớ chưa nào.
* Biện pháp 5: Khích lệ tuyên dương trẻ kịp thời
Tâm lý của mọi người đều thích được khen hơn là chê, nhất là đối với trẻ
lúc nào cũng muốn được khen nhiều. Điều không thể thiếu được trong việc lễ giáo
là phần tuyên dương sau buổi học, buổi chơi. Chúng tôi đã nghiên cứu lồng lễ giáo
vào góc bé chăm ngoan bằng cách làm một số lọ hoa, trên đó ghi những tiêu chí để
trẻ ngoan cắm những bơng hoa vào lọ của mình vào nhằm động viên trẻ cố gắng.
Thứ 6 hàng tuần, vào giờ nêu gương Bé ngoan, trước khi cắm hoa tơi cho

trẻ tự nhận xét về mình. Trẻ nào ngoan tôi nêu gương ra cho cả lớp nhận xét và
tặng cho trẻ 1 bông hoa cắm vào lọ hoa của mình. Và tơi thường kể cho trẻ nghe
những câu truyện về những tấm gương tốt, nhằm kích thích trẻ học ngoan học


giỏi. Trẻ thường hứng thú nghe cô kể chuyện và cố gắng học tập những tấm gương
tốt trong câu truyện để được cô khen.

Cô đang tổ chức nêu gương bé ngoan cuối tuần

Cháu Hân được thưởng hoa khi biết giúp đỡ bạn
* Biện pháp 6: Tuyên truyền phối hợp với phụ huynh để giáo dục lễ giáo
cho trẻ
Việc giáo dục lễ giáo cho trẻ khơng chỉ từ một phía giáo viên mà cần có sự
phối hợp từ các bậc phụ huynh học sinh. Đặc thù của trẻ Mầm non là dễ nhớ, dễ
quên, nên chỉ có giáo viên dạy trẻ thơi thì trẻ chỉ nhớ khi ở trường, cịn khi về nhà
chưa chắc đã nhớ. Nên để có hiệu quả tôi đã tuyên truyền với các bậc phụ huynh
nội dung giáo dục lễ giáo cho trẻ để phụ huynh cùng giáo dục trẻ khi trẻ ở nhà.
Nội dung tuyên truyền tôi xây dựng và tuyên truyền trong quyển tuyên truyền của
lớp và tuyên truyền trong các giờ đón, trả trẻ, trong buổi họp phụ huynh của lớp.
Khi tuyên truyền tôi cho phụ huynh thấy được tầm quan trọng của việc giáo dục lễ
giáo nên phụ huynh cũng rất ủng hộ và phối hợp tuyên truyền giáo dục khi trẻ ở
nhà. Qua đó trẻ lớp tơi đã chủ động hơn trong việc chào hỏi, ngoan ngoãn, lễ phép,
mạnh dạn hơn trong giao tiếp.
Giáo viên tuyên truyền với các bậc phụ huynh về nội dung giáo dục lễ giáo
cho trẻ tại lớp 3 tuổi A
4.4. Tính hiệu quả của từng biện pháp
* Đối với học sinh
Trước khi đưa ra sáng kiến này thì tơi thấy nề nếp các cháu cịn chưa tốt (nhiều
cháu nói năng, xưng hơ chưa lịch sự, đến lớp chưa biết chào cô, chưa biết cất đồ dùng

đồ chơi đúng nơi quy định), nhưng từ khi tôi đưa sáng kiến này vào áp dụng ở lớp tơi
thì tơi thấy các cháu có thói quen, hành vi tốt được tiến bộ một cách rõ rệt.
Qua 9 tháng kết hợp giữa lý thuyết với thực hành, tôi đã áp dụng để giáo dục
lễ giáo cho trẻ và thấy được sự tiến bộ vượt bậc của các cháu.
Để minh chứng cho kết quả đạt được của các cháu dễ dàng hơn, dưới đây là kết
quả so sánh về việc thực hiện một số hình thức giáo dục lễ giáo trong sinh hoạt hàng
ngàycho trẻ tôi đã thu được một số kết quả sau:


Bảng kết quả sau gần 9 tháng thực hiện đề tài của lớp 3 tuổi A
S
TT

Nề nếp của trẻ

Tổng
số trẻ

Đạt

Chưa đạt

Số trẻ

Tỉ lệ %

Số trẻ

Tỉ lệ %


1

- Trẻ biết chào hỏi lễ phép

30

30/30

100

0

2

- Trẻ biết nhường nhịn bạn

30

28/30

93,3

2

6,7

3

- Trẻ biết cảm ơn, xin lỗi


30

29/30

96,7

1

3,3

4

- Trẻ biết giữ gìn vệ sinh

30

30/30

100

0

5

- Trẻ biết lấy và cất đồ
dùng đúng nơi quy định

30

29/30


96,7

1

3,3

6

- Trẻ biết yêu quý vật
nuôi, cây trồng

30

27/30

90

3

10

7

- Trẻ thể hiện được tình
cảm của mình với mọi
người xung quanh

30


27/30

90

3

10

Dựa vào bảng kết quả tôi cũng tự thấy rất phấn khởi, đây là niềm động viên lớn
để khích lệ tơi cố gắng hơn nữa trong những năm học tiếp theo.
* Đối với giáo viên:
Tất cả giáo viên ở trường màm non .............. nói chung và tơi nói riêng đều
nhận thấy được tầm quan trọng của hoạt động giáo dục lễ giáo thông qua hình thức
nâng cao kỹ năng hiểu giáo dục lễ giáo. Bản thân tôi tự tin và sáng tạo hơn khi tổ
chức hoạt động này cho trẻ kết hợp đan xen các hình thức cũng như lồng ghép linh
hoạt hơn trong phương pháp giảng dạy, biết tận dụng những điều mới lạ vào các
hoạt động để thu hút được sự hứng thú của trẻ. Phát huy tính tích cực và chủ động
của mình. Hiện nay bản thân tơi đã nắm vững nội dung, phương pháp, hình thức tổ
chức của hoạt động này khơng cịn bỡ ngỡ như trước đây và hoạt động giáo dục lễ
giáo này đã là niềm say mê, sáng tạo của nhiều giáo viên.
* Đối với phụ huynh:
Các bậc phụ huynh phần nào nhận thức rõ hơn về công tác giáo dục Mầm
non, thấy tầm quan trọng của việc trẻ cho trẻ đi học đều và rất phấn khởi vì thấy
các con em mình mạnh dạn hơn, tự tin hơn, nề nếp, lễ phép.Nhiều bậc phụ huynh
còn có ý kiến xin cho con em mình tham gia hoạt động giáo dục lễ giáo nhiều để
cháu mạnh dạn. Giúp trẻ có thêm kỹ năng thể hiện lễ giáo tốt hơn.


4.5. Khả năng áp dụng của sáng kiến
Với thời gian nghiên cứu, nhìn vào kết quả đạt được tơi nhận thấy đề tài tự

chọn “Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 3 tuổi tại lớp 3 tuổi A trường mầm
non ..............” có khả năng tiếp tục áp dụng thực hiện trong lớp tôi phụ trách và mở
rộng tới các lớp 3 tuổi trong toàn trường Mầm non .............. những năm tiếp theo nếu
được cho phép, và chúng tôi cũng sẽ cố gắng không ngừng học hỏi để có nhiều biện
pháp hữu hiệu hơn để sáng kiến có khả năng áp dụng cho tất cả các độ tuổi trong các
trường mầm non trong huyện.
5. Những thông tin cần được bảo mật: Khơng có
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện “Một số biện pháp giáo dục lễ giáo
cho trẻ 3 tuổi tại lớp 3 tuổi A trường mầm non .............. ” tôi đã rút ra những bài học
kinh nghiệm sau:
- Rèn kỹ năng thể hiện và cảm thận lễ giáo cho trẻ là hoạt động rất quan trọng
nhằm phát triển tồn diện cho trẻ. Có thể nói rằng đó là việc làm khơng thể thiếu
được trong hoạt động dạy và học ở trường mầm non. Điều đó chỉ có được khi giáo
viên nắm vững kiến thức và kỹ năng về hoạt động giáo dục lễ giáo ở trường mầm
non, chọn các nội dung phù hợp với tiết dạy, đặc biệt phải ln tìm hiểu thay đổi hình
thức tổ chức tiết học để gây hứng thú cho trẻ, tích cực sửa sai cho trẻ.
- Để tiết dạy có hiệu quả cao giáo viên cần phải tạo môi trường giáo dục lễ
giáo cho trẻ, nhằm thu hút sự chú ý của trẻ, thường xuyên giáo dục trẻ ở mọi lúc, mọi
nơi nếu thấy phù hợp là rất cần thiết để phát triển ngôn ngữ cho trẻ
- Tất cả những đồ dùng, đồ chơi cho trẻ đều phải bố trí ở vị trí cho trẻ dễ nhìn
thấy, trẻ dễ dàng lấy và sử dụng, dễ cất.
- Giáo viên cần tự rèn luyện và nâng cao kỹ năng giáo dục lễ giáo cho trẻ
không ngừng học tập và rèn luyện và nâng cao kỹ năng nói đúng lời, nói đủ câu,
thể hiện tình cảm, cảm xúc phù hợp từng hành động. Mỗi giáo viên phải ln có
sự đầu tư học hỏi chun môn nghiệp vụ.
- Dạy trẻ kỹ năng cảm nhận và thể hiện lễ giáo thông qua các hoạt động của
bé. Giúp trẻ càng tự tin, mạnh dạn và chú ý lễ phép hơn. Phát huy tính tích cực
trong sáng tạo của trẻ, kết hợp tạo điều kiện cho trẻ làm quen tiếp xúc với lễ giáo ở
mọi lúc mọi nơi qua các hoạt động hàng ngày

- Cần làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh và Ban giám hiệu nhà trường
hỗ trợ cơ sở vật chất và cùng thống nhất biện pháp dạy trẻ để đạt kết quả cao.
7. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng của
sáng kiến theo ý kiến của tác giả.
7.1. Theo ý kiến của tác giả
Sau gần 9 tháng áp dụng và thực hiện sáng kiến “Một số biện pháp giáo
dục lễ giáo cho trẻ 3 tuổi tại lớp 3 tuổi A trường mầm non .............. ”đã nâng cao


năng lực chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện tốt giáo dục lễ giáo thói quen sinh hoạt
hằng ngày cho trẻ của bản thân cũng như trong tập thể giáo viên nhà trường. Đồng
thời lồng ghép việc lễ giáo thông qua: Hoạt động có chủ đích, hoạt động vui chơi,
hoạt động ngoài trời, giờ ăn, các ngày lễ hội sự kiện ở trường mầm non.
Mặc dù vốn kinh nghiệm cịn ít trong thời gian qua nhưng với sự nỗ lực của
bản thân, phụ huynh và trẻ trong lớp 3 tuổi A trường mầm non .............. cũng như
tất cả lòng tâm huyết, qua áp dụng thực tiễn trong cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ,
trẻ lớp tơi đã hình thành lễ phép thói quen trong mọi hoạt động ở lớp.
Là cơ giáo mầm non, cần phải có tính kiên trì, nhẫn lại trong cơng việc dạy
trẻ, vì q trình hình thành nhân cách là cả một q trình lâu dài địi hỏi phải lặp đi
lặp lại nhiều lần do đặc tính lứa tuổi là chóng nhớ mau qn, vậy muốn hình thành
ở lễ phép thói quen hàng ngày cũng cần phải rèn luyện thường xun liên tục thì
mới thành cơng.
Thực hiện sáng kiến này cá nhân tôi xoay quanh nội dung là làm sao cho trẻ
hình thành lễ phép thói quen hàng ngày một cách có hiệu quả. Trẻ ngoan ngỗn có
nề nếp thói quen, tự tin trong giao tiếp do đó trẻ tham gia các hoạt động rất tích cự
vì vậy đã đạt được mục tiêu giáo dục của độ tuổi.
Với kinh nghiệm trên tôi đã áp dụng với các cháu lớp tôi và đạt kết quả tốt,
tôi đã rèn cho trẻ biết lễ phép trong mọi hoạt động. Ngoài ra trong q trình thực
hiện cùng trẻ sự gắn bó giữa cô và trẻ càng thêm gần gũi, trẻ yêu mến cơ giáo và
tích cự hợp tác với cơ để cùng hoàn thành nhiệm vụ.

Quan hệ giữa giáo viên với cha mẹ trẻ càng thêm gắn bó, gần giũ thân thiện hơn.
7.2. Theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đa tham gia áp dụng sáng kiến lần
đầu kể cả áp dụng thử: Khơng có
8. Những người đã tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu: Khơng có
Tơi cam đoan những điều khai trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn
toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

.............., ngày 10 tháng 4 năm 2019
NGƯỜI NỘP ĐƠN

..............



×