Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thuật toán nội suy sử dụng mạng nơron RBF trong phương pháp lập luận mờ dựa trên đại số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 72 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THƠNG

ĐINH THỊ PHƯƠNG

NGHIÊN CỨU THUẬT TỐN NỘI SUY SỬ DỤNG
MẠNG NƠRON RBF TRONG PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN MỜ
DỰA TRÊN ĐẠI SỐ GIA TỬ VÀ ỨNG DỤNG TRONG ĐIỀU KHIỂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÁY TÍNH

THÁI NGUYÊN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN

download by :




2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THƠNG

ĐINH THỊ PHƯƠNG

NGHIÊN CỨU THUẬT TỐN NỘI SUY SỬ DỤNG
MẠNG NƠRON RBF TRONG PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN MỜ
DỰA TRÊN ĐẠI SỐ GIA TỬ VÀ ỨNG DỤNG TRONG ĐIỀU KHIỂN

Chuyên ngành: Khoa học máy tính


Mã số: 8 48 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÁY TÍNH

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN DUY MINH

THÁI NGUYÊN - 2019

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN

download by :




i

LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Nguyễn Duy Minh - người
thầy, người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thiện luận văn. Với những lời chỉ
dẫn, những tài liệu, sự tận tình hướng dẫn và những lời động viên của thầy đã
giúp em vượt qua mọi khó khăn trong q trình thực hiện luận văn này.
Em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô giáo trường Đại học Công
nghệ thông tin và Truyền thông; Viện công nghệ thông tin thuộc Viện hàn
lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã truyền đạt những kiến thức và kinh
nghiệm quý báu cho chúng em trong thời gian học tập.
Xin chân thành cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã ln ủng hộ,
động viên, chia sẻ, tạo điều kiện giúp đỡ trong suốt quá trình học tập và làm
luận văn.
Thái Nguyên, ngày 09 tháng 5 năm 2019

Học viên

Đinh Thị Phương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN

download by :




ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan kết quả đạt được trong luận văn là sản phẩm của cá
nhân dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Duy Minh. Trong tồn bộ
nội dung luận văn, nội dung được trình bày là của cá nhân hoặc tổng hợp từ
nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Tất cả các tài liệu tham khảo đó đều có xuất
xứ rõ ràng và được trích dẫn hợp pháp.
Tơi xin chịu trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật theo quy định cho
lời cam đoan của mình.
Thái Nguyên, ngày 09 tháng 5 năm 2019
Học viên

Đinh Thị Phương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN

download by :





iii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ..................................... vii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ viii
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ SỞ .................................................. 1
1.1. Biến ngôn ngữ .......................................................................................... 1
1.2 Đại số gia tử ............................................................................................. 1
1.2.1 Đại số gia tử của biến ngơn ngữ............................................................. 1
1.2.2 Độ đo tính mờ và ánh xạ định lượng ngữ nghĩa ................................... 5
1.3. Mạng nơron nhân tạo ............................................................................. 11
1.3.1. Cấu trúc và mơ hình của một nơ ron ................................................... 11
1.3.2. Phân loại theo cấu trúc mạng nơron.................................................... 15
1.3.3. Phân loại theo luật học ........................................................................ 16
1.3.4. Mạng nơ ron RBF .............................................................................. 18
1.4. Bài toán nội suy nhiều biến ................................................................... 22
1.5. Kết luận chương 1 .................................................................................. 24
CHƯƠNG 2: THUẬT TOÁN NỘI SUY SỬ DỤNG MẠNG NƠRON RBF
TRONG PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN MỜ DỰA TRÊN ĐẠI SỐ GIA TỬ 25
2.1 Phương pháp lập luận mờ ....................................................................... 25
2.1.1 Mơ hình mờ .......................................................................................... 25

2.1.2 Một số phương pháp lập luận mờ ........................................................ 26
2.2. Phương pháp lập luận mờ dựa trên đại số gia tử ................................... 28

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN

download by :




iv

2.3 Giải pháp sử dụng mạng nơron RBF trong phương pháp lập luận mờ dựa
trên ĐSGT ..................................................................................................... 33
2.3.1. Yếu tố ảnh hưởng đến phương pháp lập luận mờ sử dụng ĐSGT...... 33
2.3.2 Giải pháp sử dụng mạng nơron RBF trong phương pháp lập luận mờ
dựa trên ĐSGT ...................................................................................... 34
2.4 Giải pháp sử dụng mạng nơ ron RBF ..................................................... 35
2.4.1 Phân tích khả năng sử dụng mạng RBF trong phương pháp lập luận mờ
dựa trên ĐSGT. ..................................................................................... 35
2.4.2 Giải pháp sử dụng mạng nơron RBF và nội suy .................................. 36
2.5. Thuật toán sử dụng mạng nơ ron RBF trong phương pháp lập luận mờ
dựa trên ĐSGT .............................................................................................. 38
2.6 Kết luận Chương 2 .................................................................................. 40
CHƯƠNG 3: SỬ DỤNG MẠNG NƠ RON RBF CHO PHƯƠNG PHÁP LẬP
LUẬN MỜ DỰA TRÊN ĐẠI SỐ GIA TỬ TRONG ĐIỀU KHIỂN ............. 41
3.1. Mô tả một số bài toán điều khiển logic mờ ............................................ 41
3.1.1. Bài toán 1: Xấp xỉ mơ hình mờ EX1 của Cao-Kandel [9] .................. 41
3.1.2. Bài tốn 2: Bài tốn điều khiển mơ hình máy bay hạ độ cao [8] ........ 42
3.2. Ứng dụng phương pháp lập luận xấp xỉ mờ sử dụng đại số gia tử trong

điều khiển ...................................................................................................... 46
3.2.1. Phương pháp điều khiển logic mờ truyền thống ................................. 46
3.2.2. Phương pháp lập luận mờ sử dụng đại số gia tử trong điều khiển...... 47
3.2.3. Phương pháp lập luận mờ dựa trên ĐSGT sử dụng mạng nơron RBF
trong điều khiển .................................................................................... 50
3.3. Ứng dụng ................................................................................................ 51
3.4. Kết luận Chương 3 ................................................................................. 58
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 60

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN

download by :




v

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Ví dụ về tính âm dương giữa các gia tử ........................................... 3
Bảng 1.2. Các hàm f(.) thường được sử dụng ................................................. 14
Bảng 1.3. Các hàm kích hoạt a(.) thường sử dụng .......................................... 14
Hình 2.1. Sơ đồ huấn luyện mạng ................................................................... 38
Bảng 3. 1. Mơ hình EX1 của Cao-Kandel ...................................................... 41
Bảng 3. 2. Các kết quả xấp xỉ EX1 tốt nhất của Cao-Kandel [9] ................... 42
Bảng 3.3. Miền giá trị của các biến ngôn ngữ .............................................. 43
Bảng 3.4. Mơ hình FAM ................................................................................. 45
Bảng 3.5. Tổng hợp kết quả điều khiển phương pháp HAR [6] và FMCR .... 45
Bảng 3.6. Mơ hình SAM gốc - xấp xỉ mơ hình EX1 ..................................... 53

Bảng 3. 7. Sai số lớn nhất của các phương pháp trên mơ hình EX1 .............. 54
Bảng 3.8. Mơ hình SAM - mơ hình máy bay hạ độ cao ................................. 56
Bảng 3.9. Sai số các phương pháp của mơ hình máy bay hạ độ cao .............. 57

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN

download by :




vi

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Một mạng nơ ron đơn giản gồm hai nơron ..................................... 12
Hình 1.2. Mơ hình một nơ ron nhân tạo .......................................................... 13
Hình 1.3. Một số liên kết đặc thù của mạng nơ ron. ....................................... 16
Hình 1.4. Cấu trúc mạng RBF......................................................................... 19
Hình 3. 1. Đường cong thực nghiệm của mơ hình EX1 ................................. 42
Hình 3.2. Paraboll quan hệ giữa h và v ........................................................... 43
Hình 3.3. Hàm thuộc của các tập mờ của biến h ............................................ 44
Hình 3.4 Hàm thuộc của các tập mờ của biến v ............................................. 44
Hình 3.5. Hàm thuộc của các tập mờ của biến f ............................................. 44
Hình 3. 6. Sơ đồ phương pháp điều khiển CFC .............................................. 46
Hình 3.7. Sơ đồ phương pháp điều khiển FCHA ............................................ 48
Hình 3. 8. Kết quả xấp xỉ mơ hình EX1 của Cao Kandel ............................... 54
Hình 3.9. Quỹ đạo hạ độ cao của mơ hình máy bay ....................................... 57

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN


download by :




vii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Các ký hiệu:



Tổng độ đo tính mờ của các gia tử âm



Tổng độ đo tính mờ của các gia tử dương



Giá trị định lượng của phần tử trung hòa

AX

Đại số gia tử

AX*

Đại số gia tử tuyến tính đầy đủ


W

Phần tử trung hịa trong đại số gia tử

𝜀

Ngưỡng hiệu chỉnh định lượng ngữ nghĩa

δ

Tham số hiệu chỉnh giá trị định lượng ngữ nghĩa

c -, c +

Các phần tử sinh

Các chữ viết tắt:
ĐLNN

Định lượng ngữ nghĩa

ĐSGT

Đại số gia tử

FMCR

Fuzzy Multiple Conditional Reasoning

RBF


Radial Basis Function

FAM

Fuzzy Associative Memory

SAM

Semantic Associative Memory

HAR

Hedge Algebras Reasoning

CFC

Conventional Fuzzy Control

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN

download by :




viii

MỞ ĐẦU


1. Đặt vấn đề
Khoa học ngày càng phát triển thì càng có nhiều thiết bị máy móc hỗ trợ
cho đời sống con người. Các thiết bị máy móc càng “thơng minh” thì càng
thay thế sức lao động và do đó các thiết bị dạng này dường như là một trong
những cái đích mà con người vươn tới. Như vậy, nhu cầu thiết yếu của cuộc
sống là tạo ra các máy móc có thể hành xử giống với con người. Hay nói cách
khác là các máy phải biết suy luận để đưa ra các quyết định đúng đắn.
Người tiên phong trong lĩnh vực này là Zadeh [11]. Trong các công trình
của mình ơng đã mơ tả một cách tốn học những khái niệm mơ hồ mà ta
thường gặp trong cuộc sống như: cao, thấp; đúng, sai bằng các tập mờ. Nhờ
việc xây dựng lý thuyết tập mờ mà con người có thể suy diễn từ khái niệm mơ
hồ này đến khái niệm mơ hồ khác mà bản thân logic kinh điển không làm
được. Trên cơ sở các thông tin không chính xác thu được, người ta có thể đưa
ra những quyết định hiệu quả cho từng tình huống của bài toán.
Tuy nhiên, phương pháp lập luận của con người là vấn đề phức tạp và
khơng có cấu trúc. Vì vậy kể từ khi lý thuyết tập mờ ra đời cho đến nay, vẫn
chưa có một cơ sở lý thuyết hình thức chặt chẽ theo nghĩa tiên đề hoá cho
logic mờ và lập luận mờ.
Để đáp ứng phần nào đối với nhu cầu xây dựng cơ sở toán học cho việc
lập luận ngôn ngữ, N.Cat Ho và Wechler [12] đã đề xuất cách tiếp cận dựa
trên cấu trúc tự nhiên của miền giá trị của các biến ngôn ngữ, trong các cơng
trình, các tác giả đã chỉ ra rằng, những giá trị của biến ngơn ngữ trong thực tế
đều có thứ tự nhất định về mặt ngữ nghĩa, ví dụ ta hồn tồn có thể cảm nhận
được rằng, ‘trẻ’ là nhỏ hơn ‘già’, hoặc ‘nhanh’ ln lớn hơn ‘chậm’.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN

download by :





ix

Với việc định lượng các từ ngôn ngữ của ĐSGT, một số phương pháp lập
luận nội suy ra đời nhằm mục đích giải quyết bài tốn lập luận mờ đa điều kiện,
một bài toán được ứng dụng nhiều trong tự nhiên, kỹ thuật [11], các phương
pháp lập luận này được gọi là các phương pháp lập luận xấp xỉ mờ sử dụng
ĐSGT. Tuy nhiên khi thực hiện phương pháp lập luận còn tồn tại: Trong ĐSGT,
việc ánh xạ ĐLNN bảo tồn thứ tự ngữ nghĩa định tính, vì vậy phương pháp
ĐLNN này hàm chứa những lợi thế trong việc chuyển trung thành các mơ hình
mờ sang mơ hình định lượng (theo trực giác) để giải các bài toán ứng dụng. Tuy
nhiên mơ hình định lượng tương đối hợp lý nhưng phương pháp lập luận nội suy
chưa được tối ưu. Vì vậy ta phải nghiên cứu giải pháp lập luận nội suy trên mơ
hình ngữ nghĩa định lượng là hiệu quả nhất trách mất mát thông tin nhưng vẫn
phải đảm bảo thứ tự ngữ nghĩa của ĐSGT.
Với lý do như vậy đề tài “ Nghiên cứu thuật toán nội suy sử dụng mạng
Nơron RBF trong phương pháp lập luận mờ dựa trên đại số gia tử và ứng
dụng trong điều khiển” nghiên cứu và đưa ra giải pháp nội suy sử dụng mạng
nơ ron RBF của phương pháp lập luận mờ dựa trên ĐSGT. Nội dung luận văn
được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Một số kiến thức cơ sở
Chương 2: Thuật toán nội suy sử dụng mạng nơron RBF
Chương 3: Sử dụng mạng nơron RBF cho phương pháp lập luận mờ dự
trên đại số gia tử trong điều khiển
Giải pháp đưa ra được cài đặt thử nghiệm trên một số bài toán lập luận
xấp xỉ mờ dựa trên ĐSGT trong điều khiển mờ, các kết quả sẽ được đánh giá
và so sánh với các phương pháp lập luận khác đã được cơng bố.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN


download by :




1

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ SỞ

1.1. Biến ngôn ngữ
Khái niệm biến ngôn ngữ lần đầu tiên được Zadeh giới thiệu trong [11], ta
có thể hình dung khái niệm này qua Định nghĩa 1.1.
Định nghĩa 1.1. Biến ngôn ngữ là một bộ gồm năm thành phần (X, T(X), U, R,
M), trong đó X là tên biến, T(X) là tập các giá trị ngôn ngữ của biến X,U là
không gian tham chiếu của biến cơ sở u, mỗi giá trị ngôn ngữ xem như là một
biến mờ trên U kết hợp với biến cơ sở u, R là một qui tắc cú pháp sinh các giá
trị ngôn ngữ cho tập T(X), M là qui tắc ngữ nghĩa gán mỗi giá trị ngơn ngữ
trong T(X) với một tập mờ trên U.
Ví dụ 1.1: Biến ngôn ngữ X = NHIET_ĐO được xác định như sau:
- Biến cơ sở u có miền xác định là U = [0, 230] tính theo oC.
- Tập các giá trị ngôn ngữ tương ứng của biến ngôn ngữ là T(NHIET_DO)
= {cao, rất cao, tương_đối cao, thấp, rất thấp, trung bình, …}.
- R là một tập các qui tắc để sinh ra các giá trị ngôn ngữ của biến
NHIET_ĐO, M là quy tắc gán ngữ nghĩa sao cho mỗi một giá trị ngôn
ngữ sẽ được gán với một tập mờ. Chẳng hạn, đối với giá trị nguyên thủy
cao, M(cao) = {(u, cao(u) | u  [0, 230]}, được gán như sau:

u  170
0,
 u  170


, 170  u  185
cao(u) = 
15

185  u
1,
1.2 Đại số gia tử
1.2.1 Đại số gia tử của biến ngôn ngữ
Giả sử X là một biến ngôn ngữ và miền giá trị của X là Dom(X). Miền giá
trị X được xem như một ĐSGT AX =(X, G, H, ) trong đó G là tập các phần tử
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN

download by :




2

sinh có chứa các phần tử 0, 1, W với ý nghĩa là phần tử bé nhất, phần tử lớn
nhất và phần tử trung hòa (neutral) trong X, H là tập các gia tử và quan hệ “”
là quan hệ cảm sinh ngữ nghĩa trên X.
Ví dụ 1.2: Giả sử X là tốc độ quay của một mô tơ điện thì X = {fast, very fast,
possible fast, very slow, low... }{0, W, 1 }, G = {fast, slow, 0, W, 1 }, với 0,
W, 1 là phần tử bé nhất, phần tử trung hòa và phần tử lớn nhất tương ứng,
H={very, more, possible, little} với X = H(G).
Nếu các tập X, H– và H+ là các tập sắp thứ tự tuyến tính, khi đó ta nói AX=
(X , G, H, ) là ĐSGT tuyến tính.
Khi tác động gia tử h  H vào phần tử x X, thì ta thu được phần tử được ký

hiệu là hx. Với mỗi x  X, ta ký hiệu H(x) là tập tất cả các phần tử u thuộc X
sinh ra từ x bằng cách sử dụng các gia tử trong H tác động vào x và ta viết u =
hn…h1x, với hn, …, h1  H. Trong luận án sử dụng ký hiệu X thay cho Dom(X).
Như chúng ta đã biết trong [5,6], cấu trúc AX được xây dựng từ một số
tính chất của các phần tử ngơn ngữ. Các tính chất này được biểu thị bởi quan
hệ thứ tự ngữ nghĩa  của các phần tử trong X. Sau đây ta sẽ nhắc lại một số
tính chất trực giác:
i) Hai phần tử sinh của biến ngơn ngữ có khuynh hướng ngữ nghĩa trái
ngược nhau: fast có khuynh hướng “đi lên” cịn gọi là hướng dương ký hiệu c+,
slow có khuynh hướng “đi xuống” còn gọi là hướng âm, ký hiệu c-. Đơn giản,
theo quan hệ thứ tự ngữ nghĩa ta có: c+ > c. Chẳng hạn fast > slow.
ii) Về trực giác, mỗi gia tử có khuynh hướng làm tăng hoặc giảm ngữ
nghĩa của phần tử sinh nguyên thủy. Chẳng hạn như Very fast > fast và Very
slow < slow điều này có nghĩa gia tử Very làm mạnh thêm ngữ nghĩa của cả hai
phần tử sinh fast, slow. Nhưng Little fast < fast, Little slow > slow vì thế Little
có khuynh hướng làm yếu đi ngữ nghĩa của phần tử sinh. Ta nói Very là gia tử
dương và Little là gia tử âm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN

download by :




3

Ta ký hiệu H là tập các gia tử âm, H+ là tập các gia tử dương và H = H H+. Nếu cả hai gia tử h và k cùng thuộc H+ hoặc H, thì vì AX là tuyến tính,

nên chúng sánh được với nhau. Dễ thấy Little và Possible là sánh được với
nhau (Little > Posible) do vậy Little false > Possible false > false. Ngược lại,

nếu h và k không đồng thời thuộc H+ hoặc H-, khi đó ta nói h, k ngược nhau.
iii) Hơn nữa, chúng ta nhận thấy mỗi gia tử đều có tác động làm tăng hoặc
làm giảm tác động của các gia tử khác. Vì vậy, nếu k làm tăng tác động của h,
ta nói k là dương đối với h. Ngược lại, nếu k làm giảm tác động của h, ta nói k
là âm đối với h.
Chẳng hạn xét các gia tử ngôn ngữ V(Very), M(More), L(Little), P
(Possible), của biến ngôn ngữ TRUTH. Vì L true < true và VL true< L true<
PL true, nên V là dương đối với L còn P là âm đối với L. Tính âm, dương của
các gia tử đối với các gia tử khác không phụ thuộc vào phần tử ngơn ngữ mà
nó tác động. Thật vậy, nếu V dương đối với L thì với bất kỳ phần tử x ta có:
(nếu x  Lx thì Lx  VLx) hay (nếu x  Lx thì Lx  VLx).
Tóm lại, với bất kỳ h, kH, h được gọi là dương đối với k nếu (xX){(
kx  x  hkx  kx) hay (kx  x  hkx  kx )}. Một cách tương tự, h được gọi là
âm đối với k nếu (xX){( kx  x  hkx  kx) hay (kx  x  hkx  kx)}. Có thể
kiểm chứng rằng tính âm, dương của các gia tử V, M, P và L được thể hiện
trong Bảng 1.1.
Bảng 1.1. Ví dụ về tính âm dương giữa các gia tử
V

M

P

L

V

+

+




+

M

+

+



+

P





+



L






+



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN

download by :




4

i) Một tính chất ngữ nghĩa quan trọng của các gia tử được gọi là tính kế
thừa. Tính chất này thể hiện ở chỗ khi tác động gia tử vào một giá trị ngơn ngữ
thì ngữ nghĩa của giá trị này bị thay đổi nhưng vẫn giữ được ngữ nghĩa gốc của
nó. Điều này có nghĩa là với mọi gia tử h, giá trị hx thừa kế ngữ nghĩa của x.
Tính chất này góp phần bảo tồn quan hệ thứ tự ngữ nghĩa: nếu hx  kx thì h’hx
 k’kx, hay h’ và k’ bảo tồn quan hệ ngữ nghĩa của hx và kx một cách tương
ứng. Chẳng hạn như theo trực giác ta có Ltrue  Ptrue, khi đó: PLtrue 
LPtrue.
Ta biết rằng, nếu tập các gia tử H+, H và tập G các phần tử sinh là tuyến
tính thì tập nền X = H(G) cũng tuyến tính. Tuy nhiên tập H(G) thiếu các phần
tử giới hạn. Trong [5] các tác giả đã nghiên cứu ĐSGT đầy đủ AX* = (X*, G,
H,ρ, , ) bằng cách bổ sung vào tập X các phần tử giới hạn nhằm làm đầy đủ
miền giá trị của nó.
Với mục tiêu nghiên cứu cơ sở tốn học của việc định lượng ngữ nghĩa
ngơn ngữ, trong [5] các tác giả đã đưa ra khái niệm ĐSGT đầy đủ tuyến tính.
Sau đây luận án sẽ nhắc lại một số khái niệm và tính chất đã được cơng bố liên

quan đến ĐSGT đầy đủ tuyến tính.
Định nghĩa 1.2.([5]) Đại số gia tử AX* = (X*, G, H, ρ , , ) là tuyến tính và
đầy đủ trong đó X* là tập cơ sở, G = {0, c-, W, c+, 1} là các phần tử sinh, H là
tập các gia tử âm và dương, ≤ là quan hệ thứ tự toàn phần trên X*, ρ và  là hai
phép toán mở rộng sao cho với mọi x ∈X*, x, ρx tương ứng là cận dưới đúng
và cận trên đúng trong X* của tập H(x), là tất cả các phần tử sinh ra từ x nhờ
các gia tử H, H = HH+, và giả sử rằng H- = {h-1,…,h-q} với h-1và H+ = {h1,…,hp} với h1< h2 <...trên X*.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN

download by :




5

Đại số gia tử AX* được gọi là tự do, tức là x  H(G), h  H, hx  x
(nhớ rằng Lim (X*)  H(G) = X*). Như ta sẽ thấy giả thiết này là thiết yếu
trong việc xác định độ đo tính mờ của các giá trị ngơn ngữ.
1.2.2 Độ đo tính mờ và ánh xạ định lượng ngữ nghĩa
Giả sử ĐSGT AX* = (X*, G, H, ρ, , ) là tuyến tính, đầy đủ và tự do,
AX* được xem là cấu trúc của miền giá trị biến ngôn ngữ X. Ta xét họ {H(x): x
 X*}, họ này có các tính chất sau:
1) x  Lim(X*), H(x) = {x};
2) x  X*, h, k  H, H(hx)  H(x) và H(hx)  H(kx) =  với h  k;
3) x  X*, H(x) =




hH

H (hx) .

Về mặt ngữ nghĩa H(x) là tập tất cả các khái niệm được sinh ra từ x nhờ
việc thay đổi ngữ nghĩa của x bằng các gia tử ngôn ngữ. Các khái niệm như
vậy đều mang ngữ nghĩa “gốc” của x và do đó chúng góp phần tạo ra tính mờ
của x. Chẳng hạn tập H(App true) = {ρ true : ρ  H*}, trong đó H* là tập tất cả
các xâu trên bảng chữ H kể cả xâu rỗng, bao gồm tất cả các từ đều phản ảnh
ngữ nghĩa của từ “true”. Như vậy về trực quan, kích cỡ của tập H(x) có liên
quan đến tính mờ của từ x. Với cách hiểu như vậy thì các tính chất trên của tập
H(x) có nghĩa:
- Tính chất 1) thể hiện rằng nếu x là khái niệm chính xác thì tính mờ
bằng khơng.
- Tính chất 2) thể hiện rằng tính mờ của khái niệm đặc tả hơn có tính
mờ ít hơn. Biểu thức cịn lại thể hiện rằng tính mờ của hai khái niệm
độc lập được xác định (tạo ra) độc lập.
- Tính chất 3) thể hiện rằng tính mờ của khái niệm x chính là được tạo ra
từ các tính mờ của các kh¸i niệm thứ cấp được sinh ra nhờ việc biến
chướng ngữ nghĩa của nó nhờ một tập đầy đủ các gia tử.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN

download by :





6

Với những tính chất trên ta có thể xem tập H(x) mơ phỏng tính mờ của
khái niệm x. Do vậy để xác định độ đo tính mờ của khái niệm x ta có thể dựa
vào việc xác định kích thước định lượng của tập H(x), chẳng hạn như nó là
đường kính của tập H(x), được ký hiệu là d(H(x)).
Để định lượng ta xét một ánh xạ bảo toàn thứ tự f: X*  [a, b], trong đó
đoạn [a, b] là miền giá trị biến nền (base variable) của biến ngôn ngữ X.
Vì f bảo tồn thứ tự và nhận giá trị trong [a, b] nên ta có thể xem f là ánh
xạ định lượng ngữ nghĩa của X. Theo truyền thống, để chuẩn hóa, ta ln ln
giả thiết rằng ánh xạ f nhận giá trị trong đoạn [0, 1]. Một cách chính xác ta có
định nghĩa sau:
Định nghĩa 1.3.([6]) Một ánh xạ f được gọi là ánh xạ ngữ nghĩa định lượng
của X nếu nó thỏa mãn các điều kiện sau:
Q1) f bảo toàn thứ tự trên X*, tức là x < y  f(x) < f(y), và f(0) = 0, f(1) = 1;
Q2) Tính chất liên tục: x  X*, f(x) = infimum f(H(x)) và
f(ρx) = supremum f(H(x)).
Tính chất Q2) cũng có thể xem là một địi hỏi tự nhiên đối với ánh xạ ngữ
nghĩa định lượng: Cũng như đối với các tập mờ và giá đỡ của chúng, các giá trị
của một biến ngôn ngữ là các khái niệm định tính cần có miền ngữ nghĩa định
lượng phủ kín miền giá trị của biến nền. Như vậy nếu ngược lại f khơng liên
tục thì sẽ tồn tại một khe hở và khơng có khái niệm định tính nào mô tả định
lượng miền giá trị khe hở này.
Nhờ ánh xạ ngữ nghĩa f, kích cỡ của tập H(x), hay độ đo tính mờ của x, có
thể mơ phỏng định lượng bằng đường kính của tập f(H(x)), kí hiệu là fm(x).
Dựa vào ý tưởng này, độ đo tính mờ sẽ tiên đề hóa, tính xác đáng của hệ
tiên đề cho độ tính mờ sẽ được làm rõ nhờ nghiên cứu mối quan hệ giữa độ đo
tính mờ và ánh xạ định lượng ngữ nghĩa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN


download by :




7

Định nghĩa 1.4 ([6]) Một hàm fm : X*  [0, 1] được gọi là một độ đo tính mờ
của biến ngơn ngữ X , nếu nó có các tính chất sau:
F1) fm là một độ đo đầy đủ trên X*, nghĩa là fm(c) + fm(c+) = 1 và, u  X*,

 fm(hu)  fm(u) ;

hH

F2) Nếu x là một khái niệm chính xác, tức là H(x) = {x}, thì fm(x) = 0. Đặc biệt
ta có: fm(0) = fm(W) = fm(1) = 0;
F3)  x, y  X*, h  H, ta có

fm( hx ) fm( hy )

, nghĩa là tỷ số này không phụ
fm( x ) fm( y )

thuộc vào một phần tử cụ thể nào và do đó ta có thể ký hiệu nó bằng (h) và
được gọi là độ đo tính mờ của gia tử h.
Có thể nhắc lại ý nghĩa trực quan của tính chất F1) như sau: Đẳng thức
thứ nhất trong F1) nói rằng biến X chỉ có đúng hai khái niệm nguyên thủy c,
c+. Đẳng thức thứ hai nói rằng H là tập đầy đủ các gia tử vì nếu thiếu thì bất
đẳng thức xảy ra. Trong khi đó tính chất F3) nói rằng độ mờ của gia tử không

phụ thuộc vào từ mà nó tác động vào.
Xét ĐSGT AX* = (X*, G, H, ) trong đó tập gia tử H = HH+ và, giống như
trong Định nghĩa 1.3, ta giả sử rằng H = {h-1, ..., h-q} thỏa h-1H+ = {h1,..., hp} thỏa h1trên X*.
Sau đây ta nhắc lại các mệnh đề và định nghĩa sau.
Mệnh đề 1.1.([6]) Độ đo tính mờ fm của các khái niệm và µ(h) của các gia tử
thỏa mãn các tính chất sau:
(1) fm(hx) = (h)fm(x), với x  X.
(2) fm(c) + fm(c+) = 1.
p

(3)



i  q ,i  0

fm(hi c)  fm(c) , trong đó c  {c, c+}

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN

download by :




8
p


(4)



i  q ,i  0

fm(hi x)  fm( x) , với x  X.

q

(5)

  (h )  

i 1

i

p



  (h )   , với ,  > 0 và  +  = 1.
i 1

i

Định nghĩa 1.5 ([6]) (Sign function) Hàm dấu Sign: X  {−1, 0, 1} là ánh xạ
được xác định đệ quy sau đây, trong đó h, h’  H và c  {c, c+}:
a)


Sign(c) = 1, Sign(c+) = +1,

b) Sign(hc)= Sign(c) nếu hc  c và h là âm tính đối với c;
c)

Sign(hc)= Sign(c) nếu hc  c và h là dương tính đối với c;

d) Sign(h'hx) =  Sign(hx), nếu h’hx  hx và h' âm tính đối với h ;
e)

Sign(h'hx) = Sign(hx), nếu h’hx  hx và h' dương tính đối với h ;

f)

Sign(h'hx) = 0, nếu h’hx = hx.

Dấu hàm Sign được đưa ra để sử dụng nhận biết khi nào gia tử tác động
vào các từ làm tăng hay giảm ngữ nghĩa của giá trị ngôn ngữ.
Bổ đề 1.1.([6]) Với mọi h và x, nếu Sign(hx)= +1 thì hx > x, nếu Sign(hx) = 1
thì hx < x
Với mỗi x  X = H(G), độ dài của x, ký hiệu là | x |, là số lần xuất hiện
các ký hiệu kể cả gia tử lẫn phần tử sinh trong x.
Gọi P([0,1]) là tập tất cả các khoảng con của đoạn [0,1]. Khái niệm hệ
khoảng mờ được định nghĩa như sau:
Định nghĩa 1.6. ([6]) (Hệ khoảng mờ liên kết với fm) Cho AX* là ĐSGT tuyến
tính, đầy đủ và tự do và fm là một độ đo tính mờ của AX*. Ánh xạ J: X  P([0,
1]) được gọi là phép gán khoảng mờ dựa trên fm nếu nó được xây dựng theo
quy nạp theo độ dài của x như sau:
1) Với | x | = 1: ta xây dựng các khoảng mờ J(c) và J(c+), với |J(x)| =

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN

download by :




9

fm(x), sao cho chúng lập thành một phân hoạch của đoạn [0, 1] và thứ tự
giữa chúng được cảm sinh từ thứ tự của các phần tử c và c+, theo đó ta
có J(c)  J(c+).
2) Giả sử khoảng mờ J(x) với |J(x)| = fm(x) đã được xây dựng với x 
H(G), | x | = n  1 ta xây dựng các khoảng mờ J(hix) sao cho chúng tạo
thành một phân hoạch của J(x), |J(hix)| = fm(hix) và thứ tự giữa chúng
được cảm sinh từ thứ tự giữa các phần tử trong {hix: – q  i  p, i  0}
Ta gọi J(x) là khoảng mờ của phần tử x, và kí hiệu  = {J(x) : x  X} là
tập các khoảng mờ của X.
Với k là một số nguyên dương, ta đặt Xk = {x  X: | x | = k}.
Mệnh đề 1.2. ([6]) Cho độ đo tính mờ fm trên ĐSGT AX* và fm là hệ khoảng
mờ của AX* liên kết với fm. Khi đó,
1) Với x  H(G), tập fm(x, k) = {J(y): y = hkhk-1 … h1x & hk, hk-1 … , h1
 H} là phân hoạch của khoảng mờ J(x);
2) Tập fm(k) = {J(x): x  Xk}, được gọi là tập các khoảng mờ độ sâu k, là
một phân hoạch của tập J(c)  J(c+). Ngoài ra, với x, y  Xk, ta có x  y
kéo theo J(x)  J(y).
Trên cơ sở định nghĩa hệ khoảng mờ, việc định lượng giá trị cho giá trị
ngôn ngữ được tiến hành như sau: Giá trị định lượng của giá trị ngôn ngữ x là
điểm chia đoạn J(x) theo tỷ lệ  : , nếu Sign(hpx) = +1 và theo tỷ lệ  : , nếu
Sign(hpx) = –1, và chúng ta có định nghĩa sau:

Định nghĩa 1.7.([6]) Cho AX* là đại số gia tử tuyến tính, đầy đủ và tự do,
fm(c) và fm(c+) là các độ đo tính mờ của phần tử sinh c, c+ và (h) là độ đo
tính mờ của các gia tử h trong H thỏa mãn các tính chất trong Mệnh đề 1.1.
Ánh xạ định lượng ngữ nghĩa nhờ tính mờ là ánh xạ  được xác định quy nạp
như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN

download by :




10

1) (W) =  = fm(c), (c) =  - fm(c), (c+) =  +fm(c+);
2)

(hjx) = (x)+ Sign(h j x){i1 fm(hi x)   (h j x) fm(h j x)} , với 1  j  p,
j

và (hjx) = (x)+ Sign(h j x){ij1 fm(hi x)   (h j x) fm(h j x)}, với q  j  1.
Hai công thức này có thể viết thành một cơng thức chung, với j = [-q˄p] =
{j: -q ≤ j ≤ p & j ≠ 0} là:
v(h j x)  v( x)  Sign(h j x)(i Sign ( j ) fm(h j x)  (h j x) fm(h j x))
j

trong đó fm(hjx) được tính theo tính chất 1) Mệnh đề 1.1 và:
1
2


 ( h j x )  [1  Sign( h j x ) Sign( h p h j x )(    )]  { ,  }

3) (c) = 0, (c) =  = (c+), (c+) = 1, và với các phần tử dạng
hjx, j[-q^p], ta có:

(hjx) = (x) + Sign(h j x)  i  Sign ( j )  (hi ) fm( x) 

1
1  Sign(h j x)   (h j ) fm( x)
2

(hjx) = (x) + Sign(h j x)  i  Sign ( j )  (hi ) fm( x) 

1
1  Sign(h j x)   (h j ) fm( x)
2

j  Sign ( j )

j  Sign ( j )

Sau đây là một số kết quả quan trọng về ánh xạ định lượng ngữ nghĩa.
Mệnh đề 1.3.([6]) Với mọi k > 0, tập các khoảng J(x(k)), x(k)  H(G), có cùng
độ sâu k thỏa mãn tính chất x(k) < y(k)  J(x(k)) < J(y(k)).
Định lý 1.1.([6]) Cho AX* là đại số gia tử tuyến tính, đầy đủ và tự do. Xét ánh
xạ được xây dựng như trong Định nghĩa 1.4. Khi đó tập ảnh [H(x)] là tập trù
mật trong đoạn J(x) = [(x), (ρx)], x  X*. Ngồi ra ta có (x) = infimum

[H(x)], (ρx) = supremum [H(x)] và fm(x) = (ρx) - (x), tức nó bằng độ
dài của đoạn J(x) và do đó fm(x) = d((H(x))).

Hệ quả 1.1.([6]) Cho AX* là ĐSGT tuyến tính, đầy đủ và tự do,  là ánh xạ
được xây dựng như trong Định nghĩa 1.8. Khi đó tập ảnh [H(G)] trù mật
trong [0,1].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN

download by :




11

Định lý 1.2.([6]) Cho AX* là đại số gia tử tuyến tính, đầy đủ và tự do. Khi đó

 được xác định trong Định nghĩa 1.8 là ánh xạ định lượng ngữ nghĩa và thỏa
mãn tính chất:

d ( ( H (hx))) d ( ( H (hy)))

, với x, y  X*, và h  H .
d ( ( H ( x)))
d ( ( H ( y)))

1.3. Mạng nơron nhân tạo
Các mơ hình tính tốn mơ phỏng bộ não người đã được nghiên cứu trong
nửa đầu thế kỷ 20. Mặc dù có nhiều mơ hình khác nhau được đề xuất, song tất
cả đều dùng một cấu trúc mạng trong đó các đỉnh được gọi là các nơ ron. Các
nơ ron này xử lý các tín hiệu số được gửi tới từ mơi trường bên ngồi hoặc từ
các nơ ron khác trong mạng thơng qua các kết nối và sau đó gửi tín hiệu đến
các nơ ron khác hoặc mơi trường bên ngoài. Mạng nơ ron nhân tạo, gọi tắt là

mạng nơ ron, là một lớp các mơ hình tính tốn như vậy.
1.3.1. Cấu trúc và mơ hình của một nơ ron
Mạng nơ ron là sự tái tạo bằng kỹ thuật những chức năng của hệ thần kinh
con người. Trong quá trình tái tạo không phải tất cả các chức năng của bộ não
con người đều được tái tạo, mà chỉ có những chức năng cần thiết. Bên cạnh đó
cịn có những chức năng mới được tạo ra nhằm giải quyết một bài tốn định
trước
Mạng nơ ron bao gồm vơ số các nơ ron được liên kết truyền thông với nhau
trong mạng. Hình 1.1 là một phần của mạng nơron bao gồm hai nơron
Nơron cịn có thể liên kết với các nơron khác qua các rễ. Chính vì cách liên
kết đa dạng như vậy nên mạng nơron có độ liên kết rất cao.
Các rễ của nơron được chia làm hai loại: loại nhận thông tin từ nơron
khác qua axon, ta gọi là rễ đầu vào và loại đưa thông tin qua axon tới nơron
khác gọi là rễ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN

download by :




12

đầu ra. Một nơron có thể có nhiều rễ đầu vào, nhưng chỉ có một rễ đầu ra
như vậy có thể xem nơron như một mơ hình nhiều đầu vào một đầu ra.
Rễ đầu ra của nơ ron 1
được nối với axon

Nhân


Axon được nối với rễ
đầu vào của nơ ron 2

Axon

Rễ đầu ra

Chiều thơng tin
Nhân
Hình 1.1. Một mạng nơ ron đơn giản gồm hai nơron
Một tính chất rất cơ bản của mạng nơron sinh học là các đáp ứng theo kích
thích có khả năng thay đổi theo thời gian. Các đáp ứng có thể tăng lên, giảm đi
hoặc hồn tồn biến mất. Qua các nhánh axon liên kết tế bào nơron này với các
nơron khác, sự thay đổi trạng thái của một nơron cũng kéo theo sự thay đổi
trạng thái của những nơ ron khác và do đó làm thay đổi toàn bộ mạng nơron.
Việc thay đổi trạng thái của mạng nơron có thể thực hiện qua một q trình
“dạy” hoặc do khả năng “học” tự nhiên.
Sự thay thế những tính chất này bằng một mơ hình tốn học tương đương
được gọi là mạng nơ ron nhân tạo. Mạng nơ ron nhân tạo có thể được chế tạo
bằng nhiều cách khác nhau vì vậy trong thực tế tồn tại rất nhiều kiểu mạng nơ
ron nhân tạo.
Mơ hình nơ ron có m đầu vào x1, x2, ...xm và một đầu ra y (hình 1.2)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN

download by :





13

Hình 1.2. Mơ hình một nơ ron nhân tạo
Mơ hình này gồm có ba thành phần cơ bản:
- Các kích thích đầu vào của tế bào nơ ron có thế năng tác động vào màng
membran khác nhau được biểu diễn qua trọng lượng wi, i = 1...m tương ứng
với cường độ kích thích của từng đầu vào.
- Tổng giá trị của các kích thích đầu vào được thực hiện qua một hàm cộng
tín hiệu f(.), đó là giá trị đo kích thích đầu vào tác động vào tế bào nơron.
- Nơron bị kích thích trong thời gian thế năng của màng membran vượt quá
ngưỡng. Quan hệ này được thực hiện nhờ hàm tạo tín hiệu a(.), nó có chức
năng xác định phụ thuộc của tín hiệu ra y vào các kích thích đầu vào.
Cách thành lập nơron nhân tạo như vậy tạo ra một độ tự do trong thiết kế,
việc lựa chọn hàm cộng tín hiệu đầu vào f(.) và hàm tạo tín hiệu a(.) sẽ cho ra
các kiểu mạng nơ ron nhân tạo khác nhau và tương ứng là các mơ hình mạng
khác nhau. Ví dụ, theo hình 1.2 thì tín hiệu đầu ra:
yi (t  1)  a( m w x t    ) . Hàm hàm kích hoạt ở dạng hàm bước
i
j  1 ij j

nhẩy: nếu f  0 thì a( f ) = 1 ngược lại a( f ) = 0. Như vậy yi chỉ có thể có 2 giá
trị hoặc bằng 0, hoặc bằng 1. Khi đó: f i  neti   m w x   , với i là
j  1 ij j i
ngưỡng đặt vào phần tử nơ ron thứ i.
Các hàm f(.) và a(.) thường dùng được cho trong bảng 1.2 và 1.3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN

download by :





14

Bảng 1.2. Các hàm f(.) thường được sử dụng
Hàm bình phương

fi  m w x2  
i
j  1 ij j

(Quadratic function)
Hàm hình cầu
(Spherical function)

f i   2  m ( x  w ) 2   i
ij
j 1 j

trong đó  và wij là bán kính và tâm của
hình cầu.

Hàm đa thức

j 
m m
f i    w x j x  x j  x k  i
k

j 1k 1 ijk k

trong đó wijk là trọng số kết nối phần tử
(Polynomial function)

PE j và PE k đến PE i; j và k là các hệ
số thực khơng đổi

Bảng 1.3. Các hàm kích hoạt a(.) thường sử dụng
Hàm bước nhẩy
(Step function)
Hàm dấu
(Hard limiter– threshold function)

f 0
f 0

1 if
a( f )  
0 if

 1 if
a( f )  sign( f )  

 1 if

f 0
f 0

if f  1

if 0  f  1
if f  0

Hàm dốc (Ramp function)

1

a( f )   f
0


Hàm sigmoid đơn cực

a( f ) 

1
1  e f

a( f ) 

2
 1 trong đó  > 0


f
1 e

(Unipolar sigmoid function)
Hàm sigmoid lưỡng cực
(Bipolar sigmoid function)


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN

download by :




×