Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Bé bị xước móng rô do thiếu chất gì? docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.26 KB, 3 trang )

Bé bị xước móng rô do thiếu chất gì?
Mỗi biểu hiện nhỏ trên cơ thể bé đều có thể nói lên rất nhiều điều về tình trạng sức
khỏe hiện tại.
Chỉ số chiều cao, cân nặng của con bạn hoàn toàn bình thường, thậm chí có phần
“to con” hơn các bạn cùng tuổi. Tuy nhiên, bé có một vấn đề nhỏ là phần thịt tiếp
giáp móng bị tụt sâu, móng tay bị xước móng rô (măng rô) nhiều. Đây là biểu hiện
rất rõ của việc thiếu vitamin C và Acid folic. Ngoài ra, hiện tượng này cũng xảy ra
ở những người bị viêm da, nấm da, bệnh Eczema, gây tổn thương phần da quanh
móng tay, làm tổn thương gốc móng tay, làm xuất hiện những đường gờ ngang.
Nếu ở dạng viêm nhiễm, ngoài những hiểu hiện trên, người bệnh còn bị ngứa.
Với bé bị thiếu vitamin C và Acid folic, bạn có thể bổ sung cho bé bằng việc cho
bé uống thêm 2 nguyên tố vi lượng này. Tuy nhiên, tốt nhất và bền vững nhất vẫn
là bổ sung các món ăn giàu vitamin C và Acid folic cho bé. Các thức ăn giàu
vitamin C hầu hết là các loại rau củ như cam, quýt, bưởi, ổi, cải bắp, rau muống,
súp lơ, cần tây… Các thực phẩm giàu Acid folic là các loại rau có màu xanh thẫm,
gan động vật, hạt nảy mầm (giá đỗ, rau mầm…)
Ngoài ra, mẹ cũng nên đưa bé đi khám các cơ sở da liễu để chẩn đoán chính xác
nguyên nhân và điều trị cho bé. Bạn nên cắt và dũa móng tay cho bé gọn gàng để
tránh việc móng tay dài hoặc xước có thể làm xước da bé khi bé đưa tay lên mặt.
Mẹ có thể “chẩn đoán” bệnh của bé qua những dấu hiệu xuất hiện trên móng tay:
- Các đốm trắng xuất hiện rải rác trên móng tay: Bé bị thiếu kẽm. Mẹ có thể cho
bé ăn thêm tảo biển, rau ngót, cải bắp và các loại sò biển để bổ sung thêm kẽm cho
bé.
- Móng tay bé có các vệt trắng ngang: Bé thiếu Protein. Mẹ nên bổ sung thêm thịt,
cá, đậu tương để tăng cường protein cho bé.
- Móng tay bé rất dễ gãy: Bé đang bị thiếu vitamin A và Canxi. Nói chung, móng
tay mỏng, dễ gãy là biểu hiện của thiếu các loại vitamin, vì vậy, mẹ nên xem lại
chế độ dinh dưỡng cho bé xem đã phù hợp chưa.
- Một số trường hợp bệnh lý khác: Bệnh tim mạch làm móng tay bé nở ra, đầu
ngón tay thành hình dùi trống. Bệnh thiếu máu, suy dinh dưỡng làm móng tay
mỏng đi, màu nhợt nhạt, mọc chậm. Bệnh gan khiến móng tay chuyển sang màu


vàng. Trong khi đó, móng tay màu tím lại cho thấy bé đang mắc các bệnh về tim
do tuần hoàn máu ở móng kém, gây ứ huyết, thiếu ô-xy và chuyển sang màu tím. .
Móng tay, móng chân tuy nhỏ bé nhưng lại là một trong những bộ phận rắn chắc
nhất của cơ thể (cùng với răng, xương), giúp bảo vệ ngón tay của bé, bảo vệ mạng
lưới mạch máu và thần kinh dày đặc ở đầu chi, làm tăng cường khả năng xúc giác
cho bé. Móng tay, móng chân hồng hào chứng tỏ sức khỏe của bé đang tốt. Vì vậy,
mẹ hãy chú ý chăm chút hơn cho móng tay của các bé nhé!
Vi khuẩn có thể sống ở nhiệt độ nóng và lạnh hơn con người, nhưng chúng sống,
phát triển tốt nhất ở điều kiện ấm, ẩm và môi trường giàu protein (pH trung tính
hoặc kiềm). Có một vài ngoại lệ như một số vi khuẩn có thể phát triển nhanh ở
nhiệt độ cực nóng hoặc cực lạnh. Một số khác có thể sống sót trong điều kiện axit
hoặc rất mặn. Vi khuẩn phát triển nhanh và mạnh nhất ở trong dải nhiệt độ từ 4°C
(40°F) đến 60°C (140°F).
Với nhiệt độ này, chỉ trong vòng 2 giờ, vi khuẩn có thể được sinh sôi theo cách
nhân đôi lên hàng triệu lần. Vì vậy, khi nấu chín thức ăn, bạn nên ăn ngay. Nếu để
lâu quá vài giờ đồng hồ, bạn cần đun lại thức ăn để đề phòng ngộ độc do vi khuẩn
sinh sôi.

×