Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tài liệu Trẻ bị tăng huyết áp do béo phì docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.44 KB, 2 trang )

TRẺ BỊ TĂNG HUYẾT ÁP DO BÉO PHÌ

Trẻ bị tăng huyết áp nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn tới các di
chứng nguy hiểm như liệt nửa người, mù, xuất huyết võng mạc, thần kinh…
Bác sĩ Đặng Trung Thành, Trưởng khoa Khám bệnh, BV Tim Hà Nội, cho biết từ trước
đến nay tăng huyết áp vẫn được coi là căn bệnh của ở người già, hiếm khi gặp ở trẻ nhỏ nên ít
khi bác sĩ nghĩ trẻ bị tăng huyết áp ngay cả khi có các triệu chứng của bệnh. Song thực tế, trẻ bị
tăng huyết áp đang ngày càng nhiều do tình trạng trẻ béo phì gia tăng.
5-10% trẻ béo phì có kèm tăng huyết áp
Cháu Nguyễn Hoàng Nhật, 10 tuổi (Thanh Xuân, Hà Nội), nặng 50 kg, thường xuyên bị
lên cơn co giật, nôn mửa, ai cũng nói cháu bị bệnh động kinh. Nhưng trong một lần cấp cứu do
cháu lên cơn co giật, bác sĩ đo huyết áp và phát hiện huyết áp của cháu lên tới 160/140 mmHg,
có lúc là 200/150 mmHg, nên mới biết chính xác Nhật bị tăng huyết áp do béo phì.
Theo bác sĩ Đặng Trung Thành, ở các TP lớn, nhiều khảo sát gần đây cho thấy có khoảng
5 - 10% số trẻ béo phì có kèm tăng huyết áp. Tại BV Tim Hà Nội, mỗi tháng tiếp nhận khoảng
10 - 15 bệnh nhi tới khám, điều trị. Đa số bệnh nhi tới khám vì một bệnh lý khác như nghi ngờ u
não, tim, mạch… nhưng cuối cùng nguyên nhân lại là do tăng huyết áp (chủ yếu trẻ trên 10 tuổi).
Đặc biệt, có không ít trường hợp tăng huyết áp nặng, thường có tổn thương các cơ quan
khác như xuất huyết võng mạc, bệnh não do tăng huyết áp, suy tim, phù phổi, suy thận và tiểu
đạm, có nguy cơ đe dọa tính mạng nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời.
Theo các chuyên gia, để biết được trẻ có bị tăng huyết áp hay không, cách tốt nhất là đưa
trẻ đi đo huyết áp định kỳ. Việc chẩn đoán huyết áp ở trẻ khá phức tạp vì huyết áp thay đổi tuỳ
theo giới tính, độ tuổi, chiều cao, nên phải đo ít nhất ba lần mới xác định chính xác.
Trẻ nhỏ rất thường gặp tăng huyết áp thứ phát (chiếm 90%), chủ yếu là hậu quả của bệnh
thận. Tăng huyết áp nguyên phát hay gặp ở trẻ vị thành niên, liên quan nhiều đến tình trạng béo
phì, trong gia đình có người bị tăng huyết áp, do u hoặc dùng thuốc, u tuỷ thượng thận...



Nên kiểm tra huyết áp định kỳ
Biểu hiện của bệnh thường có các dấu hiệu như nhức đầu, đau gáy vào buổi sáng, chóng


mặt, mệt mỏi, chảy máu cam, yếu liệt tay chân, co giật. Ngoài ra, trẻ em bị béo phì, chậm phát
triển, da xanh xao, hay đổ mồ hôi, tiểu ra máu, tiền sử gia đình có người bệnh thận bẩm sinh…
cũng dễ bị tăng huyết áp.
Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, trẻ sơ sinh cũng có thể bị tăng huyết áp. Nguyên
nhân chủ yếu là do những biến chứng của sinh non như huyết khối trong động mạch thận, loạn
sản phế quản phổi, hẹp động mạch chủ. Tuy nhiên, khoảng 10% trẻ, dù đã được chuẩn đón bằng
nhiều phương tiện hiện đại, vẫn không tìm được nguyên nhân tăng huyết áp.
Các chuyên gia khẳng định, tăng huyết áp nguyên phát ở trẻ em là yếu tố nguy cơ tăng
huyết áp khi trưởng thành. Việc điều trị hoàn toàn khác so với tăng huyết áp ở người lớn, tuyệt
đối không được hạ áp quá nhanh vì việc nó có nguy cơ gây tổn thương nặng trên các cơ quan do
giảm tưới máu, thậm chí tổn thương nhiều hơn do tăng huyết áp gây ra.
Các chuyên gia khuyên những trẻ có nguy cơ cao nên đi kiểm tra huyết áp định kỳ để
tránh tai biến. Để phòng - chống bệnh, cần lưu ý chế độ tập luyện, ăn uống của trẻ, tránh để trẻ
béo phì. Nên hạn chế trẻ ăn đồ ngọt, tăng cường rau xanh, các món ăn ít chất béo. Không nên
cho trẻ xem phim bạo lực, nên cho trẻ đi ngủ sớm.

Theo Tường Linh (Báo DatViet)

×