Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu 7 dấu hiệu bé yêu mẹ pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.61 KB, 3 trang )

7 dấu hiệu bé yêu mẹ
Sà vào lòng mẹ khi buồn hoặc bị đau, dành riêng tặng mẹ những món
quà đặc biệt như bông hoa hái trong vườn, bức tranh nguệch ngoạc tự
vẽ là những cách thể hiện tình yêu hồn nhiên của bé dành cho bạn.
Có thể bạn sẽ đôi chút bất ngờ khi đọc về những cách bộc lộ tình cảm của
con dành cho mẹ dưới đây, theo đúc kết từ Babycenter.
Bé mới sinh nhìn chăm chăm vào mắt bạn
Bé đang cố gắng để ghi nhớ khuôn mặt bạn. Bé chưa hiểu được bất cứ điều
gì khác về thế giới, nhưng bé biết bạn rất quan trọng.
Bé nghĩ tới mẹ ngay cả khi mẹ không ở bên
Khoảng giữa 8-12 tháng tuổi, bé bắt đầu nhớ khuôn mặt của mẹ và tìm kiếm
xung quanh khi bạn rời khỏi phòng, rồi mỉm cười khi thấy mẹ trở lại.
Bé tuổi chập chững ném cho bạn những cơn la hét giận dữ
Đây không hề có nghĩa là con không yêu bạn. Bé sẽ không làm như thế nếu
không yêu và tin tưởng bạn sâu sắc.
Bé chạy vào lòng mẹ để tìm sự an ủi khi bị ngã hay buồn
Trẻ nhỏ chưa thực sự hiểu nghĩa của cụm từ "con yêu mẹ" nhưng hành động
của chúng bộc lộ nhiều hơn bất cứ lời nói nào.
Bé tặng quà cho mẹ
Một bó hoa tự hái ven đường hay từ vườn nhà, một hình trái tim bé vẽ, tô
màu, một viên đá lấp lánh hay những vật nho nhỏ con tự nhặt ở đâu đó là
cách thổ lộ tình cảm đặc biệt của các bé tuổi mầm non dành cho mẹ. Bé
muốn nói rằng "Với con, mẹ thật đặc biệt".
Bé muốn nhận được sự tán thành của bạn
Bé bắt đầu muốn được "hợp tác" nhiều hơn với bạn và sẽ tìm kiếm các cơ
hội để gây ấn tượng với bố mẹ. "Hãy nhìn con" sẽ trở thành khẩu hiệu của
bé.
Trẻ tin tưởng kể cho bạn nghe những bí mật nho nhỏ
Thường khi vào trung học, bé kể cho bạn nghe các bí mật như "con thích
bạn này nhất" hay những khoảng khắc xấu hổ nhất của mình.
Con coi bạn như người thân tín nhất, cho dù đôi khi cậu/cô bé tuổi teen của


bạn né cái ôm của bố, mẹ ở nơi công cộng.
Các bậc cha mẹ thường có xu hướng lấy đứa trẻ khác làm tấm gương và điều
này dường như có hiệu quả: “Con hãy nhìn Sam tự mặc áo khoác này”,
“Jenna đã tự đi xe đạp được rồi, sao con lại chưa làm được thế nhỉ”.
Nhưng so sánh cũng có mặt trái, con bạn là con bạn, chứ không phải là Sam
hay Jenna nào đó. Mỗi đứa trẻ có những cách phát triển khác nhau, chúng có
những tính cách và cảm xúc khác nhau. Khi so sánh con bạn với đứa trẻ
khác, có nghĩa là bạn mong muốn con mình sẽ cư xử và làm được như đứa
trẻ đó. Tuy nhiên, nếu bị ép phải làm điều gì đó mà mình không thích hoặc
chưa sẵn sàng, đứa trẻ có thể bối rối và mất tự tin. Và đứa trẻ cũng sẽ có xu
hướng không bằng lòng với bạn, sẽ cố tình làm trái mong muốn của bạn.

×