Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

GIẢI PHÁP GÂY HỨNG THÚ KHI SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI TRONG TIẾT THỂ DỤC LỚP 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (686.44 KB, 19 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
GIẢI PHÁP GÂY HỨNG THÚ KHI SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP
TRÒ CHƠI TRONG TIẾT THỂ DỤC LỚP 3
1. Họ và tên: Phạm Văn L
2. Chức vụ: Giáo viên
3. Đơn vị công tác: Trường Tiểu học
4. Lý do chọn đề tài:
Trong xã hội hiện đại, bất cứ nước phát triển nào cũng đặt giáo dục là
quốc sách hàng đầu. Điều đó hồn tồn đúng bởi vì chỉ có học vấn mới có thể
giải thích được các hiện tượng thiên nhiên, tìm hiểu được sự phát triển của nhân
loại, sự phát triển của các sự vật hiện tượng, của nhân sinh quan. Biết cách tính
tốn, học được cách đối nhân xử thế. Trong môi trường giáo dục học sinh được
giáo dục đạo đức và cách sống mà nhiều nhà giáo, các chuyên gia đã đúc kết từ
bao đời để lại.
Đó là hành trang cho một con người bước vào đời. Chính quốc sách hàng
đầu ấy địi hỏi mỗi đất nước phải quan tâm đến vấn đề phát triển đội ngũ nhà
giáo phải có trình độ, năng lực, đạo đức tốt để có thể truyền thụ kiến thức hay
nhất, dễ hiểu nhất cho học sinh. Đồng thời phải tạo ra các phương pháp giáo dục
tiên tiến, phù hợp với thời đại và đặc điểm tâm, sinh lí, các giai đoạn phát triển
của học sinh nhằm giúp học sinh tiếp thu tốt nhất kiến thức của nhân loại.
Việt Nam cũng nằm trong quy luật đó. Đã từ lâu nhà nước ta xác định
giáo dục phải là quốc sách hàng đầu để xóa bỏ đói nghèo, lạc hậu. Những chính
sách của nhà nước về chế độ nhà giáo ngày càng được quan tâm để giúp giáo
viên yên tâm công tác. Bên cạnh đó cịn tổ chức các đợt tập huấn bồi dưỡng và
nâng cao tay nghề cho cán bộ giáo viên, nhằm cải tiến các phương pháp dạy học
tiên tiến phù hợp với thời đại, đồng thời không ngừng đổi mới phương pháp học

1



tập, sách giáo khoa, phát huy các phương pháp dạy học truyền thống nhưng có
tính hiệu quả cao.
Mơn thể dục trong nhà trường cũng như các môn học khác đều nằm trong
các quy luật đó. Để học sinh thật sự say mê và hứng thú khi học thể dục thì phải
có biện pháp thu hút các em. Để các em có thể tiếp thu tốt các kĩ năng vận động
và phát triển các tố chất thể lực thì áp dụng biện pháp như thế nào? Điều đó đặt
ra cho chúng ta nhiều trăn trở. Từ những suy nghĩ đó tơi chọn: “Giải pháp gây
hứng thú khi sử dụng phương pháp trò chơi trong tiết thể dục lớp 3”, thực sự
đây không phải là giải pháp mới trong giảng dạy thể dục, mà là các kinh nghiệm
được đúc rút trong quá trình cơng tác của bản thân. Thơng qua giải pháp này
giúp cho giáo viên linh hoạt hơn trong việc sử dụng phương pháp trò chơi, đồng
thời bổ sung thêm kho trò chơi vận động trong dạy học thể dục.
5. Nội dung đề tài:
5.1. Khó khăn, thuận lợi và sự cần thiết của đề tài:
Trường Tiểu học Đinh Văn 1 nằm tại trung tâm thị trấn Đinh Văn huyện
Lâm Hà với số lượng gần 600 học sinh. Đội ngũ giáo viên thể dục của đơn vị là
2 đồng chí. Việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm cũng gặp một số thuận lợi và
khó khăn sau:
a. Thuận lợi
- Hoạt động giảng dạy của đội ngũ giáo viên nhận được sự quan tâm của
Đảng ủy, chính quyền địa phương.
- Mơn thể dục được nhà trường quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất và trang
thiết bị giảng dạy.
- Được sự phối hợp tốt giữa giáo viên chủ nhiệm cùng giáo viên bộ môn
trong công tác.
- Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn có trình độ chun mơn vững
vàng trong giảng dạy.
- Phần lớn học sinh có ý thức học tập tốt.

2



- Điều kiện kinh tế phát triển cùng với sự quan tâm của phụ huynh, sự yêu
thích hăng say của các em học sinh trong môn thể dục, đặc biệt là khi tham gia
các trị chơi.
b. Khó khăn
- Việc áp dụng các phương pháp mới trong giảng dạy thể dục hiện nay đòi
hỏi người giáo viên phải biết vận dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy vào
trong tiết học thể dục.
- Ý thức tự giác của một số bộ phận học sinh là chưa cao.
- Nội dung bài học đơn điệu, khô khan. Các điều kiện sân bãi, cơ sở vật
chất cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiếp thu của các em.
- Giáo viên giảng dạy không linh hoạt hay sáng tạo cũng dẫn đến việc
truyền thụ kiến thức gặp nhiều khó khăn.
- Các trị chơi nghèo nàn về nội dung và khơng mang tính thách đố sẽ làm
cho học sinh không hào hứng.
c. Sự cần thiết của đề tài
Môn thể dục cũng như các môn học khác trong hệ thống giáo dục hiện
nay, là môn phát triển những kỹ xảo và kỹ năng vận động, giúp cho học sinh
phát triển toàn diện hơn về thể chất cũng như nâng cao sức khỏe. Vì vậy giáo
viên giảng dạy thể dục cũng phải không ngừng học tập để đổi mới các phương
pháp dạy học, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của giáo dục là đào tạo và phát
triển con người. Ngày nay việc áp dụng phương pháp học tập lấy học sinh làm
trung tâm đòi hỏi người giáo viên phải khơng ngừng tìm tịi, sáng tạo để có thể
sử dụng linh hoạt các phương pháp giáo dục nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất.
Các phương pháp giáo dục đặc trưng:
- Các phương pháp sử dụng lời nói.
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp tập luyện.
Đặc biệt trong giảng dạy thể dục thì phương pháp tập luyện thường xuyên

được áp dụng nhất. Dựa trên cơ sở tích cực vận động của chính người học nhằm
phổ biến nhận thức tình cảm thành hành động.
3


Trong phương pháp tập luyện thì phương pháp trị chơi được xem là giải
pháp giúp gây hứng thú cho người học nhất. Bởi vì trị chơi đã và đang thỏa mãn
nhu cầu khác nhau của con người về nhu cầu giải trí, nhận thức. Về phát triển
thể chất cũng như tinh thần. Song ý nghĩa cơ bản của trò chơi là ý nghĩa sư
phạm. Cụ thể đã từ lâu nó là một trong những phương tiện, phương pháp cơ bản
của giáo dục thể chất.
Phương pháp trò chơi trong giáo dục thể chất có những nét tiêu biểu sau:
- Hoạt động chủ yếu của buổi tập được tổ chức trên cơ sở “chủ đề” có
hình ảnh hoặc quy ước để đạt được mục đích nhất định trong những diều kiện và
tình huống thay đổi.
- Tính đa dạng của cách thức đạt mục đích và tính tổng hợp trong hoạt
động trị chơi.
- Hoạt động của người tập mang tính độc lập rộng rãi, yêu cầu cao về sự
nhanh trí sáng tạo vận động và khéo léo. Trong trị chơi cần phải có sự phối hợp
chặt chẽ với những người tham gia chơi, đồng thời yêu cầu các thành viên tham
gia cũng phải có tính độc lập sáng tạo giải quyết mọi tình huống để thực hiện
nhiệm vụ cụ thể.
- Thể hiện rõ các đặc điểm phẩm chất đạo đức và tính cách của cá nhân.
- Tồn tại của trò chơi: lượng vận động bị hạn chế.
d. Thành công hạn chế
d.1.Thành công
- Phương pháp trò chơi đem lại: sự hưng phấn trong học tập của học sinh
dẫn đến các em tiếp thu kiến thức một cách chủ động hơn.
- Việc tham gia học tập của học sinh sẽ sôi nổi hơn.
- Áp dụng phương pháp trò chơi sẽ giúp giáo viên truyền tải các nội dung

kiến thức tốt hơn thơng qua các trị chơi.
d.2. Hạn chế
- Việc áp dụng phương pháp trò chơi sẽ dẫn đến một số tình huống
khơng dự tính trước được, nên việc xử lí sẽ gặp khó khăn.

4


- Sự hưng phấn thái quá của học sinh sẽ lớp buổi học ồn ào, giáo viên
khó quản lí.
- Địi hỏi giáo viên phải tập trung nhiều trong việc giáo dục ý thức tự
giác và kỉ luật cho học sinh.
5.2. Phạm vi áp dụng của đề tài:
- Đối tượng nghiên cứu là phương pháp trò chơi trong tiết thể dục, việc áp
dụng phương pháp trò chơi trong thực tế giảng dạy và các trò chơi mới để áp
dụng trong giảng dạy.
- Học sinh khối lớp 3 trường Tiểu học Đinh Văn 1.
- Áp dụng các biện pháp trò chơi tốt nhất trong tiết thể dục nhằm gây
hứng thú học tập trong tiết thể dục của học sinh, giúp các em vừa chơi vừa học
đạt hiệu quả tốt.
- Giới thiệu một số trò chơi phù hợp với các nội dung học tập các nội
dung trong môn thể dục.
5.3. Thời gian áp dụng: Từ tháng 8/ 2019 - Tháng 5/2020.
- Tháng 8-9/2019: Nghiên cứu tài liệu có liên quan đến đề tài.
- Tháng 9/2019: Tổ chức một số trò chơi trong học tập của học sinh lớp 3.
- Tháng 10/2019: Tổ chức một số trò chơi trong học tập của học sinh lớp
3.
- Áp dụng trò chơi trong các tiết học thể dục lớp 3.
- Tháng 11, 12/2019: Tiến hành viết đề tài.
5.4. Giải pháp thực hiện

5.4.1. Tính mới của đề tài:
Trị chơi trong học tập là phương tiện giáo dục trí tuệ cho trẻ, nhất là các
em học sinh cấp Tiểu học. Việc sử dụng hợp lý các trò chơi sẽ giúp các em phát
huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo va hứng thú hơn trong quá trình lĩnh
hội kiến thức mới.
Bên cạnh đó, việc sử dụng phương pháp trò chơi trong tiết dạy là phương
pháp dạy học giúp cho tiết học diễn ra sôi động, học sinh học tập hào hứng và
u thích mơn Thể dục. Quan trọng hơn là trò chơi Giáo viên áp dụng phải bổ
5


trợ và phù hợp với nội dung bài học, thông qua trò chơi giúp cho các em thể
hiện được những khả năng vận động mà trong các nội dung học khác khơng có
như: Chạy nhảy, sự khéo léo, sự nhanh nhẹn, các tư duy chiến thuật trong trò
chơi, phát huy tinh thần đồng đội, tính đồn kết kỉ luật trong trị chơi…
Qua những năm dạy mơn Thể dục khối Tiểu học tôi đã rút ra được những
kinh nghiệm khi sử dụng phương pháp trò chơi trong tiết dạy thể dục như sau:
5.4.2. Khả năng áp dụng:
- Có thể áp dụng cho học sinh học khối 3 ở Trường Tiểu học Đinh Văn 1
và các Trường Tiểu học trên địa bàn huyện.
5.4.2.1. Các hình thức và phương pháp dạy học sử dụng trò chơi:
A: Phần mở đầu.
- Sau khi nhận lớp, khởi động chung và chuyên môn ta cho các em chơi
các trị chơi nhỏ mang tính kích thích hưng phấn học tập các nội dung tiếp theo.
Giáo viên cần chú ý sử dụng các trò chơi đơn giản dễ hiểu mang tính tập thể,
nhanh, ngắn gọn.
- Bởi vì u cầu trong phần mở đầu là:
- Giữ vai trò dẫn dắt và tạo tiền đề cần thiết cho việc thực hiện các nhiệm
vụ chính của giờ học.
- Thực hiện một số nhiệm vụ giáo dục và giáo dưỡng.

- Các trò chơi có thể áp dụng trong phần mở đầu gồm:
1. Chạy ngược chiều theo tín hiệu
Chuẩn bị: Học sinh dứng thành vòng tròn.
Cách chơi: Giáo viên thổi hồi còi học sinh chạy theo vòng tròn cùng
hướng khi nghe hồi còi tiếp theo học sinh chạy ngược lại.

6


2. Kết bạn
Học sinh chạy chậm theo vòng tròn nghe giáo viên (quản trị) hơ: “ kết
bạn , kết bạn” học sinh vừa chạy vừa hỏi đồng thanh “kết mấy, kết mấy” giáo
viên (quản trò) kết 2, 3, 5, … người tùy ý và học sinh phải nhanh chóng thực
hiện, ai thừa ra sẽ là người thua và sẽ phải nhảy 1 lần lò cò theo vòng tròn.
3. Điểm số
Cho các em đứng thành 4 đội theo hàng dọc. Mỗi đội cách nhau 1 cánh
tay.
Giáo viên hạ lệnh “Điểm số từ 1 cho đến hết”. Em cuối cùng của mỗi đội
sau khi điểm số xong liền chạy lên đầu hàng và lại điểm số từ “1” các em sau
tiếp tực điểm số đến khi em số 1 đầu tiên về vị trí ban đầu. đội thắng cuộc là đội
có em về vị trí số 1 đầu tiên.
Nhận xét, tuyên dương những đội thực hiện tốt, đồng thời nhắc nhở và
động viên những đội chưa tốt (hoặc cho cả đội thua nhảy lò cò…)
B: Phần cơ bản
Phần cơ bản là phần thực hiện nội dung chính của giờ học. Vì vậy, khi
nghiên cứu tổ chức cho học sinh chơi, Giáo viên cần lựa chọn các trị chơi mà
nội dung có tính chất bổ trợ cho các bài tập, để từ việc tham gia chơi học sinh
hình thành được các kĩ năng vận động cơ bản và phát triển được các tố chất thể
lực.
Giáo viên cần lưu ý không nên áp dụng trị chơi q nhiều trong nội dung

cơ bản. Ví dụ trong tiết học 3 nội dung giáo viên sử dụng đồng thời cùng lúc hai
nhóm hai trị chơi, như vậy sẽ khơng hợp lí vì:
* Sẽ làm các nhóm học khơng tập chung vào nội dung học được chia
nhóm vì mải quan sát nhóm bên cạnh chơi.
* Giáo viên khơng quản lí lớp được do tập trung nhiều vào các nhóm
chơi.
* Khơng giáo dục được ý thức kỉ luật và tự giác của học sinh.
Giáo viên lựa chọn trò chơi và hình thức khen thưởng – kỉ luật tích cực:

7


* Tùy thuộc vào điều kiện sân bãi, tính an tồn để tổ chức các trị chơi
phù hợp.
* Thi đua – Khen thưởng – Phạt nhẹ mang tính tích cực giữa các đội,
nhóm, cá nhân…
- Sau đây là các nhóm trò chơi bổ trợ cho các nội dung học phần cơ bản:
Nội dung đội hình đội ngũ.
1. Điểm số.
Chia lớp thành 3 đội theo hàng dọc. Mỗi đội cách nhau 1 cánh tay.
Giáo viên hô khẩu lệnh “Điểm số từ 1 cho đến hết”. Em cuối cùng của
mỗi đội sau khi điểm số xong liền chạy lên đầu hàng và lại điểm số từ “1” các
em sau tiếp tực điểm số đến khi em số 1 đầu tiên về vị trí ban đầu. đội thắng
cuộc là đội có em về vị trí số 1 đầu tiên.
Kết thúc trị chơi khen thưởng – phạt bằng hình thức phù hợp.
2. Rết tìm ngọc.
Mỗi đội xếp thành hàng, người sau ôm bụng người trước, mỗi đội thành
một con rết, người đứng đầu mỗi đội đều bịt mắt, mỗi đội đứng một phía. Người
điều khiển đứng một chỗ nhất định, thổi một tiếng còi. Những người đứng sau
đầu rết phải tuyệt đối im lặng, chỉ dùng tay ra dấu hiệu cho đầu rết biết hướng

mà mình lê tới chỗ ngọc (người điều khiển). Đội nào đến trước là thắng.
Kết thúc trò chơi khen thưởng – phạt bằng hình thức phù hợp.
3. Theo lệnh tơi.
Ổn định tổ chức xong giáo viên nói: “Tơi hạ lệnh …” thì các em mới
được làm động tác. Nếu khơng có từ “Tơi hạ lệnh …” học sinh mà thực hiện là
sai.
VD: Tôi hạ lệnh: Ngồi xuống, đứng lên, đưa tay về trước… (tùy theo yêu
cầu của giáo viên).
Kết thúc trị chơi khen thưởng – phạt bằng hình thức phù hợp.
a. Chạy ngắn.
Ngồi những trị chơi trong chương trình chúng ta có thể bổ sung thêm.

8


a.1. Chiến sĩ lập công.
* Chuẩn bị: một số khúc gỗ ít hơn số lượng người chơi dài 15 - 20cm vừa
tay cầm.
* Tổ chức chơi: Kẻ vạch xuất phát, vạch đích cách nhau 12 - 15m. Các
em tham gia chơi xếp thành hàng sau vạch xuất phát. Khi giáo viên ra lệnh “bắt
đầu” hoặc “thổi còi”: Tất cả các em nhanh chóng chạy lên phía trước nhặt mỗi
em một khoanh gỗ. sau khi nhặt xong chạy trở về vạch xuất phát. Số khoanh gỗ
giảm dần cho đến khi có 1 bạn chiến thắng.
Kết thúc trò chơi khen thưởng – phạt bằng hình thức phù hợp.
a.2. Trị chơi “Hồng oanh, hồng yến”.

Đội hình chơi như hình trên. Khi giáo viên hơ tên của đội nào thì đội đó
chạy.
Đội khơng được hô tên cần lập tức quay lại đuổi theo vỗ vào lưng đội bỏ
chạy. Sau thời gian chơi đội nào bị bắt nhiều nhất là thua cuộc

Lưu ý: Chỉ được đuổi đến vạch giới hạn.
Kết thúc trò chơi khen thưởng – phạt bằng hình thức phù hợp.
a.3. Trị chơi “Đua Ngựa”
- Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị 2 - 4 đoạn tre (hoặc gỗ) dài 0,6 – 0,1m,
trên một đầu có gắn miếng bìa cứng cắt theo hình đầu ngựa để giả làm “ngựa”.
Kẻ một vạch xuất phát, cách vạch xuất phát 6 - 7m cắm 2 - 4 lá cờ nhỏ hoặc làm
dấu bằng một vật nào đó, để học sinh biết phải chạy đến đó rồi mới chạy vòng
9


về. Số móc đó tương đương với số “ngựa” đã chuẩn bị. Tập hợp lớp thành 2 - 4
hàng dọc sau vạch xuất phát, mỗi hàng thẳng hướng với một lá cờ. Em đứng trên
cùng của mỗi hàng cầm một “ngựa” (gậy). Cách cầm “ngựa” như sau: hai tay
nắm lấy gậy, gần sát bờm ngựa ( phần dưới của miếng bìa giả làm đầu ngựa) cho
đầu “ngựa” chếch lên cao hướng về trước, đầu gậy kia chếch xuống đất hướng
ra sau. Học sinh dùng hai đùi kẹp lấy “ngựa” giả làm người cưỡi ngựa. Không
để đầu gậy chạm đất.
- Cách chơi: Khi có lệnh chơi, từng em một “cưỡi ngựa” phi nhanh về
trước theo cách giậm nhảy bằng hai chân để bật người lên cao – về trước, rồi rơi
xuống ở tư thế chân trước, chân sau, hai đùi vẫn kẹp lấy “ngựa”. Động tác cứ
tiếp tục như vậy cho đến cờ (mốc) thì phi vịng quay trở lại vạch xuất phát, rồi
trao “ngựa” cho bạn số 2 và đi về đứng ở cuối hàng. Người số 2 tiếp tục phi
ngựa như người số 1 và cứ lần lượt như vậy cho đến hết (hình).

+ Phương pháp giảng dạy:
– Giáo viên tổ chức các đội chơi, nêu tên trò chơi rồi làm mẫu, giải thích
cách “cưỡi ngựa”, “phi ngựa” và cách chơi. Giáo viên có thể hỏi học sinh về con
ngựa để các em vận dụng vào trò chơi.
– Giáo viên có thể cho 1 đến 2 học sinh làm thử cách cưỡi ngựa, phi ngựa,
cách trao ngựa cho nhau sau đó cho học sinh chơi thử.

– Giáo viên hướng dẫn thêm cách chơi và nêu những trường hợp phạm
quy, sau đó cho học sinh chơi chính thức. Khi chơi, giáo viên cần giám sát các
đội và nhắc nhở các em thực hiện đúng cách chơi. Kết thúc trò chơi, giáo viên
nhận xét và hướng dẫn cho học sinh tự chơi ngoài giờ.
10


Kết thúc trị chơi khen thưởng – phạt bằng hình thức phù hợp.
a.4. Mèo đuổi chuột
+ Chuẩn bị: Tập hợp học sinh nơi sạch sẽ, thoáng mát. Các em nắm tay
nhau thành vòng tròn rộng, mặt quay vào trong. Giáo viên quy định tay của hai
em nắm ở trên cao đó là “lỗ hổng”. Chọn 1 em đóng vai “mèo”, 1 em đóng vai
“chuột”, hai em đứng trong vịng trịn và cách nhau 3 – 4m.
+ Cách chơi: Khi có lệnh của Giáo viên, các em đứng theo vòng tròn nắm
tay nhau lắc lư và đồng thời đọc to các câu sau:
“ Mèo đuổi chuột
Mời bạn ra đây,
Tay nắm chặt tay,
Đứng thành vòng rộng.
Chuột luồn lỗ hổng,
Chạy vội chạy mau.
Mèo đuổi đằng sau,
Trốn đâu cho thóat!”
Sau từ thốt, chuột chạy luồn qua các lỗ hổng chạy trốn khỏi “mèo”, còn
“mèo” phải nhanh chóng luồn theo các “lỗ hổng” mà “chuột” đã chạy để đuổi
bắt “chuột”. “Chuột” chỉ được chạy qua những nơi tay cao. Khi đuổi, “mèo”
không được chạy tắt, đón đầu, nếu đuổi kịp, “mèo” đập nhẹ tay vào người
“chuột” và coi như “chuột” bị bắt. Trò chơi dừng lại và các em đổi vai cho nhau
hoặc thay bằng đôi khác. Nếu sau 1 – 2 phút mà “mèo” vẫn khơng bắt được
“chuột” thì nên thay bằng đơi khác, tránh chơi quá sức. Các em không được

chạy hoặc đuổi trước khi hát xong. Khi chạy qua các “lỗ hổng” các em đứng
theo vịng trịn khơng được hạ tay xuống để cản đường (hình vẽ).
+ Phương pháp giảng dạy:
– Giáo viên nêu tên trị chơi, giải thích cách chơi và nội quy trò chơi.
– Giáo viên dạy các em học thuộc vần thơ trước khi chơi trò chơi.

11


– Cho các em chơi thử 1 – 2 lần sau đó mới cho chơi chính thức. Trong
q trình chơi, giáo viên phải giám sát cuộc chơi, đặc biệt là không được ngáng
chân, ngáng tay cản đường chạy của các bạn.
– Giáo viên hướng dẫn để các em có thể tự tổ chức chơi và luyện tập
ngoài giờ.

a.5. Chuyển đồ vật
+ Chuẩn bị: Chia số học sinh trong lớp thành 2 – 4 đội có số người đều
nhau, mỗi đội chuẩn bị 1 quả bóng và một mẫu gỗ hoặc 1 đồ vật khác (tương
đương với quả bóng). Kẻ vạch xuất phát, cách vạch xuất phát về phía trước
khoảng 6 – 8m vẽ các vịng trịn đường kính 0,3 – 0,5m, cách các vịng trịn này
về phía trước khoảng 2 – 3m kẻ các hình vng có cạnh 0,4m. Khoảng cách
đứng giữa các đội 2 – 3m. Bóng để vào trong vòng tròn, mẩu gỗ hoặc đồ vật
khác để trong hình vng (hình vẽ).

+ Cách chơi: Khi có lệnh chơi của giáo viên, những em đứng ở trên cùng
của mỗi hàng chạy nhanh lên chuyển quả bóng lên ơ vng và nhặt mẩu gỗ từ ơ
vng về vịng trịn, sau đó chạy về vỗ tay vào bạn số 2, xong về tập hợp ở cuối
hàng. Bạn số 2 lại nhanh chóng rời khỏi vạch xuất phát, chạy nhanh lên chuyển
12



mẩu gỗ từ vịng trịn lên ơ vng và nhặt quả bóng từ ơ vng về vịng trịn, sau
đó chạy về vạch xuất phát vỗ vào tay bạn số 3, rồi đứng về cuối hàng. Bạn số 3
thực hiện tương tự như vậy cho đến hết. Nếu ai làm bóng hoặc mẩu gỗ lăn ra
ngồi vịng trịn hay ơ vng, sẽ bị phạm quy và phải nhặt để vào đúng vị trí mới
được tiếp tục chơi. Nếu ai xuất phát trước cũng là phạm quy. Hàng nào về trước,
ít số lần phạm quy thì hàng đó thắng.
+ Phương pháp giảng dạy:
– Giáo viên nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, cho một nhóm học
sinh làm mẫu. Giáo viên giải thích những trường hợp phạm quy để học sinh nắm
được.
– Cho HS chơi thử, giáo viên giải thích thêm, sau đó cho học sinh chơi
chính thức.
– Khi các em chơi, giáo viên làm trọng tài và thống nhất với các đội khi
chạy về, chú ý chạy về bên phải hoặc trái của đội hình, tránh tình trạng chạy xơ
vào nhau.
– Khi điều khiển trị chơi, giáo viên cũng có thể sử dụng cờ hiệu. Khi học
sinh đã chơi thành thạo, giáo viên có thể tăng thêm số lượng bóng và mẩu gỗ, để
mỗi lần thực hiện, các em phải chuyển cùng một lúc nhiều đồ vật.
Kết thúc trò chơi khen thưởng – phạt bằng hình thức phù hợp.
a.6. Lị cị tiếp sức
+ Chuẩn bị: Kẻ một vạch xuất phát, cách vạch xuất phát 4 – 5m kẻ một
vạch giới hạn hoặc cắm 2 – 4 lá cờ, hay các vật làm chuẩn và để trong 2 – 4
vịng trịn có đường kính 0,5m. Tập hợp số học sinh trong lớp thành 2 – 4 hàng
dọc sau vạch xuất phát thẳng hướng với cờ (vật chuẩn), số lượng học sinh trong
các hàng phải bằng nhau.
+ Cách chơi: Khi có lệnh chơi, những em số 1 của mỗi hàng nhanh chóng
nhảy lị cị bằng một chân về phía trước vịng qua lá cờ (khơng được giẫm vào
vịng trịn) rồi lại nhảy lị cò trở lại vạch xuất phát và đưa tay chạm vào người số
2, sau đó đi về đứng ở cuối hàng. Em số 2 lại nhảy lò cò như em số 1 và cứ tiếp


13


tục như vậy cho đến hết. Hàng nào lò cò xong trước, ít phạm quy là thắng cuộc
(hình vẽ).

Những trường hợp phạm quy:
– Xuất phát trước lệnh chơi của giáo viên hoặc cán sự môn học. Người
trước chưa về đến nơi, chưa chạm tay, người sau đã rời khỏi vạch xuất phát.
– Khơng lị cị vịng qua cờ hay vật chuẩn, nhảy vào vịng trịn.
– Khơng lị cị mà chạy lò cò chạm chân co xuống đất.
+ Phương pháp giảng dạy:
– Sau khi tổ chức đội hình tập luyện, giáo viên nêu tên trị chơi, làm mẫu
và giải thích thế nào là nhảy lị cị, sau đó cho học sinh tập nhảy lò cò tại chỗ.
– Cho từng tổ tập nhảy lò cò về trước 3 – 5m vài lần, sau đó giáo viên
nhận xét và uốn nắn những em làm chưa đúng.
– Giáo viên phổ biến quy tắc chơi và học sinh chơi thử 1 – 2 lần, sau đó
giáo viên nhận xét để học sinh nắm vững cách chơi.
– Cho các em chơi chính thức và có thi đua.
– Giáo viên có thể quy định lị cị bằng chân phải hoặc chân trái ở những
lần chơi khác nhau.
– Nếu lớp đơng hoặc hàng q dài, giáo viên có thể áp dụng hình thức cho
từng nhóm thay nhau chơi và thi đua với nhau, nhóm nào thắng thì được khen.
Kết thúc trị chơi khen thưởng – phạt bằng hình thức phù hợp.
b. Các môn nhảy
b.1. Nhảy lùi
Thành lập các đội bằng nhau về số lượng xếp thành hàng dọc. Khi giáo
viên thổi còi, em số 1 của mỗi dội ngồi xuống lưng quay về vạch đích hai tay
14



nắm cổ chân nhảy giật lùi khi đến đích thì nhanh chóng chạy về vỗ tay cho bạn
thứ 2 của đội mình, em thứ 2 thực hiện như em số 1 đội nào hết người trước là
thắng.
Kết thúc trò chơi khen thưởng – phạt bằng hình thức phù hợp.
b.2. Nhảy vượt rào
Chia lớp 4 hàng (6 hàng) tùy số lượng hai hàng thành 1 đội ngồi xổm
quay mặt vào nhau và cách nhau khoảng 1- 1,5m mỗi cặp có 1 gậy thể dục
từng cặp cầm gậy giơ cao khoảng 0,4m, cặp này cách cặp kia 1m.
Khi giáo viên ra lệnh cặp thứ nhất của mỗi đội để gậy vòng ra 2 bên chạy
về cuối hàng sau dó chụm chân liên tiếp nhảy qua tất cả các gậy trong hàng đội
mình từng cặp nhảy xong về vị trí cũ cặp tiếp theo cũng làm như vậy đội nào
nhảy xong trước là thắng cuộc.
Kết thúc trò chơi khen thưởng – phạt bằng hình thức phù hợp.
b.3 Trị chơi “Thỏ nhảy”
+ Chuẩn bị: Kẻ hai vạch xuất phát và đích cách nhau 6 – 8m. Tập hợp HS
trong lớp thành 2 – 4 hàng ngang (mỗi tổ 1 hàng) hàng đầu tiên đứng sát vạch
xuất phát. Trong mỗi hàng, em nọ cách em kia 0,5 – 0,8m. Các em đứng hai
chân chụm lại và khuỵu gối, hai tay đưa ra phía sau để chuẩn bị nhảy. Trị chơi
này có thể tổ chức chơi theo đội hình hàng dọc.
+ Cách chơi: Khi có lệnh chơi, các em ở hàng thứ nhất thi nhau nhảy
chụm hai chân về phía trước, ai nhảy đúng và nhanh về đến đích trước là thắng
(chân tiếp xúc đất bằng nửa bàn và hơi khuỵu gối). Hàng thứ nhất thực hiện
xong về vị trí hàng cuối, hàng thứ hai tiếp tục cứ như vậy cho đến hết hoặc có
thể quy định trong mỗi lần chơi, mỗi em chỉ bật nhảy 3 lần, em nào bật xa nhất,
em đó thắng. Sau một số lần chơi, giáo viên có thể chọn những em nhất của từng
đợt vào thi với nhau để chọn người vơ địch lớp.
Giáo viên có thể hướng dẫn cách chơi khác: Kẻ vạch chuẩn bị cách xa
vạch xuất phát 1m, vạch đích cách vạch xuất phát 6 – 8m. Học sinh đứng thành

3 – 4 hàng dọc, hàng nọ cách hàng kia 0,8 – 1m. Khi có lệnh bắt đầu, 3 – 4 em

15


thi nhau bật nhảy kiểu thỏ nhảy, ai nhảy đúng, nhanh về đích sớm nhất, người đó
thắng. Hết nhóm nọ đến nhóm kia thực hiện cho đến hết (hình vẽ).

+ Phương pháp giảng dạy :
– Giáo viên nêu tên trò chơi, hỏi học sinh về con thỏ và cách nhảy của
thỏ, sau đó giải thích và hướng dẫn cách chơi.
– Giáo viên làm mẫu, học sinh bắt chước rồi chọn một vài em (hoặc cả
lớp) bật nhảy bằng hai chân bắt chước cách nhảy của con thỏ.
– Cho từng hàng chơi thử 1 – 2 lần, sau đó giáo viên nhận xét và có
những chỉ dẫn kịp thời để học sinh nắm chắc được cách chơi, sau đó cho tập
theo đơn vị tổ và thi đua với nhau.
– Giáo viên chú ý nhắc các em khi nhảy phải thẳng hướng, động tác phải
nhanh nhẹn, khéo léo. Chân khi chạm đất phải hơi khuỵu gối để hoãn xung và
tránh chấn thương.
Kết thúc trị chơi khen thưởng – phạt bằng hình thức phù hợp.
C: Phần kết thúc
Ở phần kết thúc chủ yếu giáo viên chơi những trò chơi hồi tĩnh giúp học
sinh giảm sự hưng phấn của các hệ thống cơ quan tim, mạch, phổi, thần kinh,
loại bỏ các căng thẳng của các nhóm cơ bắp.
5.4.3. Kết quả thực hiện:
Qua một thời gian sử dụng phương pháp trị chơi tơi thấy tiết học đạt được
một số kết quả sau:
- Tiết thể dục sơi nổi hơn, học sinh nhiệt tình tham gia .
- Các vấn đề về giáo dục thể chất cơ bản được giải quyết.
16



- Tiết học không nhàm chán, học sinh mong chờ tiết học tiếp theo để tiếp
tục được học.
- Bên cạnh đó, thơng qua các trị chơi bản thân tơi phát hiện ra những học
sinh có tố chất năng khiếu để tiếp tục bồi dưỡng lên các lớp trên.
- Thành tích thể dục thể thao của nhà trường cũng được nâng cao một
cách hiệu quả và đáng kể.
6. Bài học kinh nghiệm rút ra khi áp dụng đề tài
- Trong các tiết dạy thể dục, giáo viên biết lựa chọn và tổ chức trị chơi
một cách hợp lý sẽ có tác dụng lớn trong việc luyện tập thể lực một cách toàn
diện cho học sinh gây được hứng thú học cho học sinh và hứng thú dạy của giáo
viên từ đó nâng cao chất lượng dạy và học.
- Xóa được tư tưởng: “xem nhẹ bộ môn” ở giáo viên làm cho giáo viên
them yêu nghề.
- Giáo dục truyền thống đạo đức lối sống, tính tổ chức kỷ luật, tính đồn
kết cho các em học sinh.
- Qua những trò chơi hợp lý giáo viên tận dụng được những tiết dạy để
học sinh “chơi mà học”.
- Giáo viên không mất nhiều công sức, thời gian tìm tịi các trị chơi này
mà chỉ cần chú ý suy nghĩ và sang tạo làm thế nào để các em học sinh vui chơi
bổ ích có tính tổ chức, tính giáo dục đặc biệt tăng chất lượng tiết học lên.
7. Phần kết luận
a. Ý nghĩa
Phương pháp trò chơi trong tiết thể dục sẽ giúp cho đội ngũ giáo viên có
cách tiếp cận mới về phương pháp giảng dạy thể dục lấy học sinh làm trung tâm,
giúp các em phát huy cao độ khả năng của bản thân nhằm hoàn thành nhiệm vụ,
đồng thời giáo dục ý thức tập thể cao. Từ phương pháp trò chơi giúp giáo viên
truyền thụ kiến thức cho học sinh một cách chủ động nhưng tiết học sẽ không
nhàm chán, phát huy được các tố chất thể lực của học sinh.


17


b. Khả năng phát triển của giải pháp
Phương pháp trò chơi trong tiết thể dục đang được nhiều giáo viên thể
dục trong huyện Lâm Hà áp dụng. Tuy nhiên việc áp dụng có đem lại hiệu quả
cao hay khơng điều đó cịn phụ thuộc vào kinh nghiệm giảng dạy của mỗi giáo
viên. Kinh nghiệm của bản thân về giải pháp gây hứng thú khi sử dụng phương
pháp giảng dạy trò chơi trong tiết thể dục hi vọng sẽ là tài liệu để các giáo viên
tham khảo thêm nhằm bổ sung vào kinh nghiệm giảng dạy của bản thân.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đinh văn, Ngày 30 tháng 12 năm 2019
Người viết

Phạm Văn L
XÉT DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM GIẢI PHÁP CẤP TRƯỜNG
Kết quả: …………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………….....
………………………………………………………………………………….....
HIỆU TRƯỞNG

XÉT DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM GIẢI PHÁP CẤP CƠ SỞ
Tổng điểm: ………………………………………………………………………..
Kết quả: …………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….....
………………………………………………………………………………….....
Lâm hà, ngày ….. tháng ….. năm 2020
TRƯỞNG PHÒNG


18


TƯ LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình lí luận và phương pháp Giáo Dục Thể Chất:
PTS. Nguyễn Mậu Loan
2. Trò chơi thi đua ngoài trời:
Trần Phiêu – Đài Trang- Duy vũ : Nhà xuất bản trẻ
3. Trò chơi vận động:
Phạm Đức Phú – Trần Đồng Lâm :
Nhà Xuất bản TDTT – Hà Nội ( 1981)
4. SGV thể dục lớp 1,2,3.

19



×