Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Một số giải pháp gây hứng thú học đạo đức cho học sinh lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 23 trang )

MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG

Phần I: MỞ ĐẦU

1

1.1. Lí do chọn đề tài

1

1.2. Mục đích nghiên cứu

1

3. Đối tượng nghiên cứu:

2

4. Phương pháp nghiên cứu:

2

Phần II. NỘI DUNG SKKN

3

2.1. Cơ sở lí luận


3

2.2. Thực trạng

3

2.3. Các biện pháp gây hứng thú học sinh học tập các chuẩn mực
hành vi đạo đức

4

2.4. Kết quả đạt được

17

Phần III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

18


1. MỞ ĐẦU
1.1.Lí do chọn đề tài:
Giáo dục đạo đức là một bộ phận quan trọng của quá trình sư phạm, đặc
biệt là ở Tiểu học. Nó nhằm hình thành những cơ sở ban đầu về mặt đạo đức cho
học sinh, giúp các em có ứng xử đúng đắn qua các mối quan hệ đạo đức hàng
ngày. Nhân cách của học sinh Tiểu học thể hiện trước hết qua cách ứng xử. Điều
này thể hiện qua thái độ cư xử đối với ông bà, cha mẹ, mọi người xung quanh,
với thầy cô giáo và bè bạn trong lớp, qua thái độ học tập và rèn luyện hàng ngày.
Đó là cơ sở quan trọng của việc hình thành những nguyên tắc, chuẩn mực hành
vi đạo đức của học sinh Tiểu học .

Ở bậc tiểu học, học sinh được ví như tờ giấy trắng, ta vẽ lên tờ giấy đó
những gì thì các em sẽ có bức tranh đó. Chính vì vậy việc hình thành nhân cách
cho các em là rất quan trọng. Đạo đức là môn học hết sức cần thiết đối với lứa
tuổi học sinh tiểu học. Đạo đức là “ Cái gốc ” của con người. Môn đạo đức góp
phần làm cho học sinh thành con người có nhân cách phát triển toàn diện như:
Hình thành và rèn luyện nề nếp ngay tuổi còn nhỏ, phong cách và tác phong làm
việc khoa học, giáo dục những đức tính tốt. Nhằm xây dựng ý thức đạo đức (có
tri thức đạo đức và niềm tin đạo đức)…. để các em có những phẩm chất đạo đức
quan trọng của công dân Việt Nam.
Hiện nay chất lượng đạo đức có phần bị suy giảm, trong trường hiện
tượng nói tục, chửi bậy tăng lên, phong trào học tập đi xuống, học sinh lười học
cũng nhiều hơn trước, ….Có những gia đình cha mẹ mải lo kiếm tiền, chạy theo
danh vọng mà quên đi trách nhiệm giáo dục con cái. Chính sự thiếu quan tâm
giáo dục của gia đình làm cho chúng trở thành những đứa con bất hiếu, đạo đức
bị giảm sút. Thế hệ trẻ hôm nay là tương lai của đất nước ngày mai, nếu chỉ chú
trọng vào giáo dục “trí dục” mà xem nhẹ giáo dục “đức dục” thì xã hội sẽ ra sao.
Xuất phát từ thực tế và từ sự nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc giáo
đạo đức cho học sinh tiểu học, tôi đã băn khoăn, trăn trở và suy nghĩ cần phối
kết hợp với đồng nghiệp trong nhà trường tìm ra giải pháp làm thế nào để đổi
mới được phương pháp dạy đạo đức giúp học sinh luôn có những hành vi đạo
đức chuẩn mực trong cuộc sống và để mỗi tiết học đạo đức là tiết học mong chờ
của các em học sinh. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp gây
hứng thú học đạo đức cho học sinh lớp 5”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Thực hiện và áp dụng đề tài sáng kiến này nhằm giúp học sinh có hiểu biết
ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức phù hợp với lứa tuổi trong mối
quan hệ giữa các em với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng, xã hội. Môi
trường tự nhiên và ý nghĩa của việc thực hiện theo các chuẩn mực đó. Giúp học
sinh từng bước hình thành thái độ tự trọng, tự tin và khả năng của bản thân, có
trách nhiệm với hành động của mình; yêu thương tôn trọng con người; yêu cái

thiện, cái đúng, cái tốt; không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu. Từ đó bản
thân tôi tìm cho mình phương pháp giảng dạy thông qua các môn học và các
2


hoạt động tập thể có hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục đạo đức nhằm nâng
cao phẩm chất đạo đức cho các em học sinh, cũng từ đó rút ra cho bản thân
những bài học quý báu trong việc hình thành nhân cách học sinh Tiểu học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Phương pháp dạy học đạo đức gây hứng thú học tập cho học sinh lớp 5.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp trực quan, quan sát.
- Phương pháp thống kê số liệu.
- Phương pháp tìm hiểu, trò chuyện, giao tiếp với học sinh.

3


2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận:
Môn đạo đức có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục trẻ ở bậc Tiểu
học. Nó không chỉ bồi dưỡng nhận thức về chuẩn mực đạo đức xã hội mà còn
góp phần định hình và phát huy những phẩm chất cần thiết của nhân cách con
người.
Môn Đạo đức có tác dụng giúp học sinh phát triển những hành vi cơ bản
như nội dung ý nghĩa một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp
với lứa tuổi học sinh lớp 5 trong quan hệ của các em với quê hương đất nước, tổ
tiên; với phụ nữ, cụ già, em nhỏ; với bạn bè và những người xung quanh; với
hành vi việc làm của bản thân.
Bên cạnh đó môn Đạo đức còn cung cấp cho học sinh hệ thống tri thức

đạo đức sơ đẳng, trên cơ sở đó bước đầu hình thành niềm tin đạo đức, hình
thành năng lực, định hướng các giá trị đạo đức cho học sinh tiểu học. Điều đó
giúp các em phân biệt được đúng – sai, tôt – xấu, thiện – ác… để từ đó theo cái
đúng, cái tốt, tránh cái sai, đấu tranh với những biểu hiện sai trái, xấu xa, độc
ác., bồi dưỡng tâm hồn các em trong sáng về xúc cảm và tình cảm đạo đức, khắc
sâu những hành vi chuẩn mực đạo đức.
Thông qua việc dạy học môn Đạo đức các giá trị, chuẩn mực đạo đức của
xã hội được chuyển thành niềm tin, tình cảm, hành vi đạo đức của học sinh; tạo
cho học sinh được thực hành bài học trong thực tiễn cuộc sống. Mục đích của
môn Đạo đức là hình thành phẩm chất đạo đức cho học sinh.
Mỗi giáo viên cần phải sáng tạo, đổi mới phương pháp day học để giúp
học sinh có những hành vi chuẩn mực đạo đức trong cuộc sống. Giáo viên sử
dụng phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm, học sinh chủ
động chiếm lĩnh kiến thức dưới sự chỉ dẫn của giáo viên. Sử dụng linh hoạt các
phương pháp: sắm vai, đóng tiểu phẩm, tổ chức trò chơi,…trong mỗi tiết học sẽ
gây hứng thú học tập cho học sinh. Đổi mới phương pháp giáo dục đạo đức
trong nhà trường, chính là việc hình thành những hành vi đạo đức thông qua các
hoạt động dạy học vui, thiết thực, bổ ích. Mỗi tiết học, các em không thụ động
ghi nhớ kiến thức mà được thực hành, được trao đổi, thảo luận, từ đó rút ra
những chuẩn mực đạo đức mình cần học tập. Như vậy tiết học đạo đức sẽ đạt
hiệu quả cao.
2.2. Thực trạng:
* Giáo viên:
Thực tế cho thấy đa số giáo viên lên lớp dạy đạo đức cho học sinh còn
theo phương pháp thầy hỏi trò trả lời, chủ yếu là thảo luận nhóm, đọc kênh chữ
kết hợp quan sát tranh để rút ra kiến thức cần ghi nhớ. Giáo viên lên lớp chỉ dạy
hết bài chưa đào sâu kiến thức. Bên cạnh đó một số giáo viên còn hạn chế trong
quá trình thiết kế và giảng dạy, nặng vào lí thuyết và các tình huống đã có sẵn
trong bài mà chưa sáng tạo trong việc đưa ra các tình huống học tập gần gũi với
4



học sinh, để học sinh tự thực hành, vận dụng . Do vậy giờ dạy trở nên nhàm
chán và khô khan. Bên cạnh đó điều kiện phương tiện giảng dạy còn thiếu nhiều
cộng với giáo viên còn chưa mạnh dạn, chưa có nhiều sáng tạo trong tiết dạy
nên chất lượng và hiệu quả của việc dạy và học đạo đức cho học sinh trong
trường chưa cao.
* Học sinh:
Giáo viên phần lớn giảng dạy đạo đức theo phương pháp hỏi đáp, quan sát
và trình bày nên học sinh lĩnh hội những chuẩn mực hành vi đạo đức chủ yếu là
lí thuyết. Do vậy không lôi kéo được hứng thú học tập ở học sinh. Mặt khác giáo
viên cũng chưa tạo điều kiện để học sinh được thực hành nên học sinh vận dụng
những hành vi đạo đức đó vào thực tế còn hạn chế. Điều đó thể hiện rõ trong
giao tiếp, ứng xử hàng ngày của học sinh với bạn bè và thầy cô: một số học sinh
vẫn chưa có hành vi đạo đức chuẩn mực như quên chào hỏi, hay nói trống không
với người lớn, chưa biết bảo vệ của công, chưa biết làm những việc phù hợp với
khả năng để thể hiện lòng yêu quê hương đất nước,…
2.3. Các biện pháp gây hứng thú học sinh học tập các chuẩn mực
hành vi đạo đức
2.3.1. Sử dụng phương pháp kể chuyện trong dạy học đạo đức
Phương pháp kể chuyện rất phù hợp với học sinh tiểu học, giúp cho bài
học đạo đức đến với trẻ một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, sống động. Kể chuyện là
một phương pháp trực quan sinh động bằng lời nói nhằm thu hút sự chú ý của
người nghe. Kể chuyện trong giờ học đạo đức sẽ tác động đến tình cảm, tư
tưởng, suy nghĩ của học sinh. Từ đó các em nhận thức được các hành vi đạo đức
thông qua việc tìm hiểu, khai thác nội dung câu chuyện. Kể chuyện kết hợp với
quan sát hình ảnh sẽ gây được hứng thú học tập ở học sinh và các em sẽ đến với
các chuẩn mực hành vi đạo đức một cách dễ dàng.
Kể chuyện là phương pháp dùng lời kể để thuật lại truyện kể đạo đức
nhằm giúp học sinh nắm được nội dung và từ đó rút ra bài học đạo đức cần thiết.

Truyện kể có thể lấy từ vở bài tập, sách giáo khoa, sách giáo viên môn Đạo đức
hoặc từ một nguồn khác (từ các phương tiện thông tin đại chúng như ti vi, đài
phát thanh, báo chí. Phương pháp này thường được vận dụng ở tiêt 1 nhằm giới
thiệu cho học sinh một biểu tượng cụ thể về chuẩn mực hành vi đạo đức theo bài
học. Giáo viên kể chuyện vào đầu tiết để vào bài nhằm tạo sự hứng thú cho học
sinh. Giáo viên cũng có thể kể chuyện giữa tiết (trước hay sau nội dung bài để
liên hệ. Hay kể cuối tiết học để củng cố bài, khắc sâu những hành vi, chuẩn mực
đạo đức mà học sinh cần học tập.
Để kể chuyện đạo đức hấp dẫn, lôi cuốn được học sinh phải đảm bảo
những yêu cầu sau:
Nội dung truyện: Truyện phải phù hợp với bài học, kể về cách ứng xử của
một nhân vật (Có thể là danh nhân, là người lớn, là bạn cùng lứa tuổi, hoặc là
loài vật đã được nhân cách hóa ) trong một tình huống đạo đức cụ thể. Truyện
không những mô tả và khẳng định cách ứng xử của nhân vật như thế là đúng, là
5


đẹp ( hoặc là sai, là xấu ) mà còn làm cho học sinh thể hiện được niềm vui
sướng, hạnh phúc ( hoặc khó chịu, đau khổ ) của người được ứng xử đúng ( hoặc
sai ).
Giáo viên có thể chọn truyện Việt Nam hoặc nước ngoài. Truyện có thể kể
một tấm gương tốt để học sinh cần noi theo hoặc về một tấm gương xấu để học
sinh cần tránh, hoặc có thể kể đồng thời cả gương tốt lẫn gương xấu để học sinh
có thể so sánh, đối chiếu, phê phán, đánh giá. Độ dài của truyện nên vừa phải,
phù hợp với sức bền chú ý của học sinh tiểu học.
Ngôn ngữ trong truyện phải trong sáng, dễ hiểu, giàu hình ảnh gợi cảm;
hạn chế dùng từ trừu tượng. Tránh diễn đạt bằng những câu quá dài, quá khó.
Tránh diễn đạt khô khan mà nên sử dụng những lời nói quen thuộc hằng ngày
sao cho câu chuyện dí dỏm, gây xúc cảm. Để cung cấp đầy đủ các hành vi chuẩn
mực đạo đức thuộc phạm vi bài học, giúp học sinh dùng các biểu tượng để vận

dụng vào thực hành. Giáo viên kể chuyện phải kết hợp hình ảnh với giọng điệu,
cử chỉ phù hợp với tích cách nhân vật để gây sự chú ý ,thu hút sự tập trung của
học sinh.
Ví dụ: Dạy bài Có trách nhiệm về việc làm của mình, giáo viên có thể kể
câu chuyện gần gũi với học sinh như Buổi trực nhật ( hai nhân vật chính là
Huyền và Phương)
Huyền: Phương ơi, đi học nào, hôm nay đến phiên tớ và cậu làm trực nhật
đấy.
Phương : Đợi tớ chút, đang còn sớm mà. (Phương còn cố xem nốt bộ
phim hoạt hình mà mình thích)
Huyền: Cậu không lo lắng về công việc của mình sao?
Phương : Có, nhưng tớ đang xem dở bộ phim hay.
Huyền: Thôi, tớ đi trước đây. (nói rồi Huyền nhanh chóng đi đến trường)
Phương: Ấy chết, muộn mất rồi.( Huyền chạy thật nhanh đến trường thì
thấy cô giáo đang nhắc nhở Phương)
Huyền: (tái mét mặt, đứng nép vào cánh cửa chưa biết phải giải quyết ra
sao.)
Ví dụ: Dạy bài: Tình bạn
Cuối giờ giáo viên có thể kể câu chuyện ngắn sau để khắc sâu giá trị của
tình bạn:
“Vào một ngày nóng nực, sư tử mệt mỏi sau một ngày kiếm ăn, nó nằm
ngủ dưới một tán cây. Một chú chuột nhắt đi ngang qua, thấy sư tử ngủ say liền
nhảy múa đùa nghịch trên lưng sư tử. Sư tử thức giấc, giận dữ vì bị đánh thức,
nó túm lấy chuột nhắt mắng: “ Con vật bé nhỏ kia, sao ngươi dám đánh thức
chúa tể rừng xanh? Ta sẽ nghiền nát ngươi bằng móng vuốt của ta”.Chuột nhắt
sợ hãi van xin “xin ngài tha cho tôi, tôi sẽ không bao giờ quên ơn và tôi sẽ trả ơn
ngài vào một ngày nào đó”. Sư tử thấy rất buồn cười với lời nói của chuột nhắt,
nhưng nó cũng thấy tội nghiệp và thả cho chuột nhắt đi. Chuột nhắt mừng quá
vội vã chạy đi. Vài tháng sau, khi đang săn mồi trong rừng, sư tử vướng vào lưới
6



của thợ săn và nó không thể nào thoát được. Sư tử gầm lên kêu cứu “Cứu với,
cứu với”, vang động khắp khu rừng.
Chuột nhắt được sư tử tha mạng lần trước, nghe thấy tiếng sư tử gầm, nó
vội chạy đến xem sao. Thấy sư tử mắc trong lưới, nó bảo “ông đừng lo, tôi sẽ
giúp”. Chuột lấy hết sức gặm đứt các dây lưới để sư tử chạy thoát. Sư tử mới
thấy rằng làm điều tốt cho người khác sẽ luôn được nhớ công ơn.”
Như vậy qua kể chuyện học sinh sẽ biết được các hành vi đạo đức đúng,
sai một cách dễ dàng. Từ đó rút ra được những hành vi đạo đức chuẩn mực cần
học tập.
2.3.2. Sử dụng hình thức đóng tiểu phẩm, sắm vai nhân vật trong dạy
đạo đức.
Dạy đạo đức cho học sinh với phương pháp thuyết trình, giảng giải thì tiết
học sẽ trở nên khô khan và nhàm chán. Chính vì vậy đòi hỏi giáo viên phải thay
đổi phương pháp giảng dạy.
Trẻ tiểu học thường thích những điều mới lạ nên việc đưa hoạt động đóng
tiểu phẩm vào dạy học sẽ giúp học sinh dễ nắm bắt bài hơn. Học sinh đóng tiểu
phẩm, sắm vai xử lí tình huống làm cho tiết học trở nên sôi nổi, thu hút sự tập
trung của trẻ. Đóng tiểu phẩm học sinh được rèn luyện thực hành những kĩ năng
ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong
thực tiễn. Đồng thời gây hứng thú và chú ý cho học sinh, phát triển óc sáng tạo
của học sinh, khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo chuẩn mực
hành vi đạo đức và chính trị - xã hội, có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của
lời nói hoặc việc làm của các vai diễn.
Để đóng tiểu phẩm đạt hiệu quả cao trong tiết dạy cần có những yêu cầu
sau:
+ Chuẩn bị nội dung tiểu phẩm phải phù hợp với nội dung bài học (tiểu
phẩm có sẵn, tiểu phẩm mở rộng từ tiểu phẩm trong sách giáo khoa, tiểu phẩm
tự xây dựng).

+ Tình huống không nên quá dài và phức tạp, vượt quá thời gian cho
phép.
+ Tình huống phải có nhiều cách giải quyết.
+ Tình huống cần để mở để HS tự tìm cách giải quyết, cách ứng xử phù
hợp; không cho trước “ kịch bản”, lời thoại để học sinh diễn một cách tự nhiên.
+ Mỗi tình huống có thể phân công một hoặc nhiều nhóm cùng đóng vai.
+ Phải dành thời gian phù hợp cho HS thảo luận xây dựng kịch bản và
chuẩn bị đóng vai.
+ Cần quy định rõ thời gian thảo luận và đóng vai của các nhóm.
+Trong khi HS thảo luận và chuẩn bị đóng vai, GV nên đi đến từng nhóm
lắng nghe và gợi ý, giúp đỡ HS khi cần thiết.
+ Các vai diễn nên để HS xung phong hoặc tự phân công nhau đảm nhận.
+ Nên khích lệ cả những HS nhút nhát cùng tham gia.
7


+ Nên có hoá trang và đạo cụ đơn giản phù hợp, chu đáo theo nội dung
tiểu phẩm để tăng tính hấp dẫn của tiểu phẩm và làm cho tiểu phẩm thêm sinh
động.
Trong một tiết dạy Đạo đức, sau khi học sinh đã biết được các hành vi
đạo đức cần giáo dục trong bài qua nội dung truyện kể thì học sinh sẽ được
khắc sâu các hành vi đó qua việc xử lí tình huống. Để giúp học sinh xử lí tốt các
tình huống trong bài, trước hết giáo viên phải đọc và hiểu kĩ nội dung tình huống
để gợi ý và hướng cho học sinh đưa ra cách giải quyết phù hợp nhất.
Ví dụ: Dạy bài: Có trách nhiệm về việc làm của mình (Tiết 2), giáo viên
sẽ tổ chức cho học sinh xử lí tình huống: Lớp đi cắm trại, em nhận đem túi thuốc
cứu thương. Nhưng chẳng may bị đau chân, em không đi được. Giáo viên chia
nhóm, giao việc (Học sinh trong lớp đều cùng thực hiện theo từng nhóm). Giáo
viên yêu cầu các nhóm đọc xác định nội dung tình huống, sau đó thảo luận và
sắm vai đối thoại. Đại diện một số nhóm lên sắm vai xử lí tình huống. Bản thân

học sinh được đóng vai là một một bạn học sinh nhận đem túi thuốc cứu thương
trong buổi đi cắm trại nhưng vì bị đau chân không đi được, học sinh sẽ nâng cao
được ý thức trách nhiệm của mình đối với công việc chung của lớp.
Ví dụ: Dạy bài: Em yêu quê hương (Tiết 2) Để xử lí được tình huống (a)
ở bài tập 3, trang 30 (Tình huống đã cho trong sách giáo khoa): Thôn của Tuấn
đang lập tủ sách dùng chung. Tuấn băn khoăn không biết cần làm gì để góp phần
xây dựng tủ sách…Các em có thể gợi ý giúp Tuấn nên làm những việc gì? Đối
với tình huống này giáo viên gợi ý học sinh nên xử lí tình huống bằng cách sắm
vai. Ngoài đóng vai Tuấn và bạn của Tuấn, học sinh có thể thêm một vai nữa đó
là bác tổ trưởng dân phố (hoặc trưởng thôn) để lời đối thoại giữa các nhân vật
thêm phong phú.
Từ nội dung của tình huống (a) trong sách giáo khoa, giáo viên phát triển
thêm tình huống (a) như sau: ( Trong tình huống có ba nhân vật đó là Tuấn, bạn
Tuấn và bác tổ trưởng dân phố (hoặc trưởng thôn)
* Tình huống sau khi mở rộng:
Cảnh 1: Trưởng thôn đi vận động lập tủ sách dùng chung
Trưởng thôn đeo 2 túi đựng sách, một túi có kèm thêm cái điếu cày, đi vào
nhà bạn Tuấn
Trưởng thôn: Tuấn ơi, Tuấn...
Tuấn: Cháu chào bác trưởng thôn ạ.
Trưởng thôn: A này, bố mẹ cháu đi vắng cả à?
Tuấn: Vâng ạ.
Trưởng thôn: Thôn ta đang lập tủ sách dùng chung, bác đến để vận động
cháu và gia đình tham gia.
Tuấn: Cháu cũng đã được biết. Thế bác ơi, mỗi nhà ủng hộ mấy quyển hả
bác?
Trưởng thôn: Cái này tùy điều kiện từng gia đình cháu nhé.
8



Tuấn: Vâng, bác cứ về đi ạ. Để bố mẹ cháu về cháu sẽ nói chuyện với bố
mẹ và ủng hộ sau bác nhé.
Trưởng thôn: Thế cũng được. Thôi bác về nhé.
Tuấn: Dạ, bác về ạ.
Cảnh 2: Tuấn lại chỗ giá sách, đếm các cuốn sách: 1, 2, 3, 4, 5,...và lấy
mấy cuốn ôm vào lòng, miệng lẩm bẩm: “Sách ơi, tao yêu tất cả chúng mày, đưa
chúng mày đi tao tiếc lắm”. Bây giờ biết làm sao đây? (Vò đầu bứt tai). Cùng
lúc đó bạn Tuấn bước vào
Bạn: Cậu sao thế? Cậu ốm à?
Tuấn: Đâu có.
Bạn Tuấn: À, tớ hiểu rồi. Cậu không muốn đưa mấy người bạn yêu quý
của mình vào tủ sách dùng chung của thôn chứ gì.
Tuấn: Cậu thì cái gì cũng biết.
Bạn Tuấn: Tớ là bạn thân của cậu mà lại. À này, cậu đã mua được truyện
Shin- Cậu bé bút chì tập cuối chưa?
Tuấn: Sao mà mua được, ra đến hiệu sách thì đã hết sách rồi.
Bạn Tuấn: Tớ mua được đấy.
Tuấn: Cho tớ đọc với nhé.
Bạn Tuấn: Tớ đã ủng hộ vào tủ sách dùng chung rồi. Cậu hãy đến đó đọc
đi.
Tuấn: Ôi, thế à?
Bạn Tuấn: Tớ nghĩ mình góp vào tủ sách dùng chung để mọi người đều
được đọc, mình cũng được đọc nhiều cuốn sách ở đấy nữa.Với lại như thế cũng
là góp phần làm cho thôn mình văn minh hơn.
Tuấn: Cậu quả là người yêu quê hương nhất và luôn là tuyệt vời nhất. Tớ
phải học tập cậu. Thôi hai đứa mình mang sách của tớ đến nhà bác trưởng thôn
để ủng hộ đi.
Hai bạn cùng ôm sách đi.
* Chuẩn bị cho tình huống này:
Phục trang: Bác trưởng thôn đầu đội mủ nồi, vai đeo xà cột bỏ sách

truyện lộ rõ ở ngăn ngoài. Hai bạn học sinh mặc trang phục của nhà trường.
Đạo cụ:
+ Một cái xà cột, sách truyện, một cái điếu cày, một giá để sách.
9


Hóa trang gây vẻ hài hước để để thu hút sự tập trung và tính tò mò của
học sinh.
- Học sinh thể hiện kịch bản.
- HS nhận xét rút ra bài học. Qua tiểu phẩm học sinh hiểu được những
việc làm cụ thể thể hiện tình yêu quê hương đất nước, từ đó biết vận dụng vào
thực tế cuộc sống hằng ngày. Qua tiểu phẩm tuyên truyền, giáo dục tới học sinh
ý thức tham gia công việc chung vừa sức, phù hợp với khả năng của mình.
Hay dạy bài: “Hợp tác với những người xung quanh”. Giáo viên gợi ý cho
học sinh xử lí tình huống bằng cách sắm vai: Tuần tới, lớp 5A tổ chức hái hoa
dân chủ và tổ 2 được giao nhiêm vụ chuẩn bị cho cuộc vui này. Nếu là thành
viên tổ 2, các em dự kiến sẽ thực hiện nhiệm vụ trên như thế nào?. Học sinh trực
tiếp được vào vai là thành viên trong tổ 2 để phân công công việc cụ thể cho
từng bạn. Qua tiểu phẩm học sinh biết cách hợp tác với những người xung
quanh thì công việc sẽ thuận lợi và đạt kết quả tốt hơn. Tạo điều kiện làm nảy
sinh óc sáng tạo của học sinh. Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh
theo chuẩn mực hành vi đạo đức.
Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học đạo đức luôn gây được
hứng thú và sự chú ý của học sinh. Rèn cho học sinh tính mạnh dạn, tự tin khi
đứng trước đông người. Đồng thời đóng vai sẽ khích lệ thay đổi thái độ, hành vi
của người học theo hướng định trước. Ta có thể thấy ngay tác động và hiệu quả
của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn. Từ đó chất lượng giờ dạy được nâng
cao một cách rõ rệt.
2.3.3. Tổ chức trò chơi trong dạy đạo đức.
Ở lứa tuổi tiểu học trẻ thích vui chơi, trò chơi sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải

mái khi tiếp thu bài, không cảm thấy áp lực về học tập. Trò chơi rèn luyện kĩ
năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác; nâng cao tính kỉ luật tập thể, rèn luyện tác phong
nhanh nhẹn. Qua trò chơi học tập người chơi còn có thể được rèn luyện về thể
lực, rèn luyện về các giác quan, tạo cơ hội giao lưu với mọi người, cùng hợp
tác với bạn bè đồng đội trong nhóm, tổ,...Trò chơi là một hoạt động được tổ
chức có tính chất vui chơi, giải trí.Thông qua trò chơi, học sinh có điều kiện
"Học mà chơi, chơi và học". Khi tham gia vào các trò chơi học tập học sinh
sẽ được tưởng tượng và suy ngẫm, thử nghiệm các tình huống, cách lập luận
để đạt kết quả cao. Trò chơi học tập còn tạo được không khí vui tươi hồn
nhiên, nhẹ nhàng sinh động trong giờ học. Giúp cho khía cạnh khô khan của
vấn đề học tập được giảm nhẹ và ghi nhớ của trẻ trở nên vững chắc hơn. Giúp
học sinh tiếp thu tri thức một cách tích cực và tự giác.Việc kết hợp sử dụng
hình thức trò chơi trong học tập sẽ đưa lại hiệu quả cao trong dạy học. Trò
chơi học tập được sử dụng sẽ có tác dụng tích cực nhằm thay đổi hình thức
học tập và thông qua trò chơi học tập không khí lớp học sẽ trở nên thoải mái,
dễ chịu, việc tiếp thu kiến thức của học sinh trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả
hơn.
10


Giáo viên có thể tổ chức trò chơi đầu giờ học để gây hứng thú học tập cho
học sinh (nội dung chơi phải liên quan đến nội dung bài học). Hay có thể tổ chức
trò chơi ở giữa giờ học để thay đổi không khí lớp học. Hay tổ chức trò chơi ở
cuối giờ để củng cố, khắc sâu những hành vi đạo đức chuẩn mực mà học sinh
cần học tập. Mục đích tổ chức trò chơi có thể là khởi động, giới thiệu bài; có thể
là để học sinh tìm hiểu, phát hiện nội dung bài có thể để rèn luyện thái độ, kĩ
năng ứng xử cho học sinh; có thể để củng cố, khắc sâu kiến thức cho học sinh.
Để tổ chức trò chơi trong dạy học đạo đức đạt hiệu quả cao, giáo viên cần
chú ý những điểm sau:
+ Lựa chọn trò chơi phải phù hợp với nội dung bài học.

+ Giáo viên phải nêu cách chơi và luật chơi một cách rõ ràng. (Giáo viên
hướng dẫn chơi thử)
+ Trò chơi phải được cả lớp cùng tham gia. Có thể không trực tiếp tham
gia chơi nhưng cũng phải tiếp nhận được yêu cầu và có phương án trả lời để vừa
tham gia cổ vũ vừa có thể nhận xét được kết quả cảu bạn.
+ Giáo viên phải chốt được kiến thức kĩ năng đã được củng cố qua mỗi
trò chơi.
+ Sau khi chơi xong giáo viên phải có nhận xét đánh giá kịp thời, toàn
diện về kết quả, về ý thức tham gia chơi và cũng qua trò chơi ta rèn luyện
được đạo đức và nhân cách cho học sinh.
Ví dụ: Dạy bài: Tôn trọng phụ nữ. Tổ chức thảo luận nhóm và chơi trò
chơi tiếp sức. Các nhóm tiếp sức nhau lên viết tên các phụ nữ Việt Nam thành
đạt trong
xã hội mà em biết.
Hình thức: (Trò chơi tiếp sức), GV cho ba đội chơi (tương ứng với ba tổ)
Luật chơi: ba tổ tương ứng với ba đội số lượng bằng nhau và trong cùng
một thời gian do giáo viên quy định, các thành viên lần lượt thứ tự từ đầu đến
cuối lên viết tên các phụ nữ Việt Nam thành đạt, đội nào viết được nhiều trong
thời gian quy định thì đội đó sẽ thắng cuộc.
Ví dụ: Dạy bài: Em yêu tổ quốc Việt Nam, giáo viên tổ chức cho các
nhóm đố vui: Tìm những hình ảnh về Việt Nam trong các tranh ở bài tập 2, trang
36.
Hình thức chơi: (Tiếp sức)
Luật chơi: GV phát tranh ảnh đã chuẩn bị cho các nhóm, yêu cầu học sinh
tìm những tranh nói về đất nước và con người Việt Nam (thi xếp nhanh, xếp
đúng trong thời gian quy định). Nhóm nào xếp chính xác và đúng thời gian thì
nhóm đó sẽ được tuyên dương.

11



Tổ chức trò chơi sẽ tạo cho không khí lớp học vui tươi, thoải mái và gây
hứng thú học tập cho học sinh. Từ đó giúp học sinh lĩnh hội các chuẩn mực hành
vi đạo đức qua bài học một cách dễ dàng.
2.3.4. Tổ chức hình thức làm phóng viên, nhà báo trong dạy đạo đức.
Trẻ tiểu học, thường các em còn rụt rè, nhút nhát, chưa tự tin, mạnh dạn
nói trước lớp. Vì vậy việc giúp học sinh tự tin, mạnh dạn nói trước đông người
là một việc làm cần thiết đặc biệt là học sinh lớp 5.
Trong các tiết dạy đạo đức, giáo viên nên tạo cơ hội, điều kiện để khuyến
khích, động viên học sinh được nói trước lớp. Mỗi một lần mà bản thân được
nói là mỗi một lần học sinh tự tin hơn. Tự học sinh suy nghĩ và nói về một nội
dung nào đó thì học sinh sẽ khắc sâu về kiến thức hơn. Làm phóng viên, nhà báo
sẽ giúp học sinh có tư duy độc lập, sáng tạo trước mỗi một vấn đề muốn truyền
đạt tới tất cả các bạn trong lớp. Đồng thời giúp học sinh có khả năng phân tích
các sự vật, hiện tượng một cách rõ ràng. Đặc biệt là rèn kĩ năng nói trước lớp
cho học sinh. Có thể tổ chức hình thức làm phóng viên, nhà báo trong tiết dạy
đạo đức ở đầu giờ để kiểm tra bài cũ, cuối giờ học để củng cố bài, chữa bài sau
thảo luận (các nhóm hỏi chéo nhau)
Để tổ chức tốt hình thức làm phóng viên, nhà báo trong dạy đạo đức đạt
hiệu quả, giáo viên cần thực hiện những yêu cầu sau:
+ Học sinh có thể tự nghiên cứu cách làm nhà báo, phóng viên. Sau đó
giáo viên sửa và hướng dẫn thêm. Giáo viên gợi ý, học sinh dựa vào gợi ý của
cô phát triển thêm.
+ Chuẩn bị nội dung phỏng vấn: Giáo viên hướng dẫn học sinh phỏng vấn
(về nội dung bài học, một phần bài học, phỏng vấn phần hiểu biết thông qua bài
học).
Ví dụ: Dạy bài: Em yêu quê hương (Tiết 2) giáo viên tổ chức cho học
sinh được làm hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về những danh nhân, những
phong tục, tập quán tốt đẹp, những danh lam thắng cảnh của quê hương em cho
các bạn cùng biết (cuối tiết học). Học sinh làm phóng viên lên chỉ vào hình ảnh

và giới thiệu về quê hương mình, có thể cho học sinh mặc trang phục đặc trưng
của từng vùng miền để gây sự chú ý của học sinh. Giới thiệu cho bạn biết có
nghĩa một lần học sinh hiểu hơn về con người và quê hương đất nước mình. Sau
khi học sinh giới thiệu xong, học sinh đó trực tiếp phỏng vấn các bạn dưới lớp
bằng một số câu hỏi (hỏi và trả lời nhanh). Ví dụ như:
+ Bạn thấy quê hương tôi thế nào?
+ Bạn có cảm nhận gì về quê hương tôi?
Điều nhận thấy dễ nhất đó là để cho học sinh tự hỏi thì các bạn dưới lớp
sẽ thích thú hơn, tự nhiên, thoải mái trả lời theo hiểu biết của mình. Như vậy lớp
học sẽ tự nhiên, vui tươi và học sinh sẽ khắc sâu được kiến thức một cách dễ
dàng.
12


Hình ảnh HS giới thiệu về quê hương mình
Ví dụ: Dạy bài: Em yêu hòa bình (Tiết 2), sau khi học sinh vẽ tranh về
chủ đề “ Em yêu hòa bình”, giáo viên tổ chức cho học sinh được nói về nội dung
và thông điệp qua từng bức tranh tới các bạn (giữa tiết học). Ví dụ: lời bình về
bức tranh “Ước mơ của em về hòa bình thế giới” – Thông điệp của bức tranh là
sự mong muốn về một đất nước không còn chiến tranh để những em nhỏ được
đến trường, để đất nước được phát triển đi lên. Hay lời bình của bức tranh “ Hòa
Bình cho thiếu nhi thế giới” – Việt Nam và các nước trên thế giới sẽ là bạn bè
thân thiết của nhau, luôn đoàn kết và mang đến những gì tốt nhất cho hành tinh
thân yêu này. Như vậy học sinh sẽ đóng vai trò là người tuyên truyền tới tất cả
các bạn trong lớp hiểu rằng trẻ em có quyền được sống trong hòa bình và có
trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo về hòa bình phù hợp với khả năng của
mình.
Hay dạy bài: Tôn trọng phụ nữ (Tiết 2), giáo viên cho học sinh giới thiệu
với các bạn trong lớp về một người phụ nữ (bà, mẹ, cô giáo, bạn gái,…) mà em
yêu mến và kính trọng (cuối tiết học). Qua đó học sinh thấy được người phụ nữ

có vai trò quan trọng trong gia đình và xã hội. Và từ đó học sinh biết tôn trọng
người phụ nữ.
Với hình thức làm phóng viên, nhà báo sẽ giúp lớp học thêm sôi nổi, hào
hứng, giúp học sinh tự tin trong giao tiếp. Đồng thời rèn kĩ năng nói lưu loát,
truyền cảm cho học sinh. Mỗi một lần được nói, học sinh hiểu hơn về các chuẩn
mực đạo đức mà mình muốn tuyên truyền tới các bạn từ đó sẽ nâng cao được
chất lượng giờ học đạo đức.
2.3.5. Dạy đạo đức thông qua các hoạt động.
13


Học sinh tiểu học nhận thức từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng
và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Như vậy, các em đã lĩnh hội những chuẩn
mực hành vi đạo đức thông qua quan sát và tìm hiểu. Song, đó chỉ là trên lí
thuyết còn việc thực hành những hành vi đạo đức đã được học vào các hoạt
động cụ thể trong cuộc sống là vấn để chúng ta cần quan tâm. Qua các hoạt
động, học sinh được bộc lộ kiến thức đã học. Từ đó sẽ giúp học sinh có các kĩ
năng, đồng thời học sinh phát triển được năng lực của mình. Mặt khác qua các
hoạt động còn giúp cho học sinh tính chủ động, rèn cho học sinh tính mạnh dạn
trong quá trình giao tiếp, giúp các em hình thành được ý thức đạo đức. Từ đó
giúp học sinh xây dựng niềm tin đạo đức và bước đầu thực hiện được các hành
vi đạo đức đúng đắn phù hợp với lứa tuổi. Qua các hoạt động còn xây dựng cho
học sinh tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội, hình thành tình cảm chân
thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống, với quê hương đất nước.
Thực tế học sinh đã được trải nghiệm qua rất nhiều hoạt động do Nhà
trường, các đoàn thể, lớp tổ chức như:
- Trước giờ ăn học sinh được tự xếp khay thức ăn của mình, Học sinh tự
quét trực nhật, sắp xếp bàn ghế, tự quản cổng trường,…

Hoạt động tự quản cổng trường

Qua hoạt động này giúp học sinh tự tin hơn và có được một số kiến thức
và kĩ năng cơ bản để phục vụ bản thân, hợp tác và chia sẻ. Học sinh yêu lao
động và biết quý trọng thành quả lao động.
- Tham gia những buổi hoạt động ngoại khóa theo chủ đề do Nhà trường,
các khối lớp tổ chức như: Vui Tết trung thu, Giao lưu nói chuyện về Anh bộ đội
Cụ Hồ, Vui Tết đón xuân, ủng hộ tết vì người nghèo, Chăm sóc và viếng nghĩa
14


trang liệt sĩ…Các khối lớp phối kết hợp với nhà trường tổ chức các buổi hoạt
động ngoại khóa theo chủ đề, chủ điểm.

Hình ảnh Giao lưu nói chuyện về Anh bộ đội Cụ Hồ
Với những hoạt động này các em được hòa nhập vui chơi, thể hiện tình
đoàn kết và hiểu hơn về ngày lễ tết, về truyền thống Quân đội nhân dân Việt
Nam,…. Giáo dục cho học sinh ý thức tham gia công việc chung (tự giác và có
trách nhiệm với công việc tập thể). Ngoài các hoạt động gắn với chủ điểm học
sinh còn được tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp như:
- Tham quan du lịch giáo dục (tại Ngã ba Đồng Lộc và quê Bác ở Nghệ
An)
Các khối lớp phối kết hợp với nhà trường, Công ty du lịch để chọn địa
điểm đến và lên kế hoạch cụ thể cho chuyến dã ngoại.
Qua thăm quan giúp học sinh tăng thêm sự hiểu biết về Bác Hồ, về lịch sử
dân tộc và thể hiện lòng tôn kính, nhớ ơn với Bác, những người đã ngã xuống vì
độc lập dân tộc. Bên cạnh đó còn tạo điều kiện để học sinh được hòa nhập và
yêu quý thiên nhiên.

15



Tham qua tại Ngã ba Đồng Lộc và quê Bác ở Nghệ An
- Tham gia công tác từ thiện.
Nhà trường và từng lớp học phát động phong trào quyên góp sách vở,
quần áo, tiền…để ủng hộ các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong trường,
trong lớp.
16


Hình ảnh học sinh lớp 5A quyên góp ủng hộ Tết vì bạn nghèo
Qua việc làm này học sinh biết chia sẻ, đồng cảm với các bạn có hoàn
cảnh khó khăn; có ý thức thể hiện tinh thần tương thân, tương ái; động viên các
bạn nghèo vươn lên trong học tâp.
Như vậy thông qua các hoạt động, học sinh tự tin, mạnh dạn hơn trước
đông người; rèn kĩ năng giao tiếp, ứng xử phù hợp với chuẩn mực hành vi đạo
đức; học sinh được trải nghiệm thực tế và thể hiện bản thân; biết hợp tác và chia
sẻ, nâng cao ý thức tập thể, tự giác khi tham gia công việc chung.
2.3.6. Dạy đạo đức thông qua dạy tích hợp bộ tài liệu “Bác Hồ và
những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh tiểu học”.
Việc dạy học tích hợp bộ tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức,
lối sống dành cho học sinh tiểu học” nhằm nâng cao nhận thức, tạo chuyển biến
tích cực về tư tưởng đạo đức, lối sống văn hóa, phong cách, tác phong học tập,
tự rèn của người học sinh. Để đạt kết quả, trong từng bài dạy, tôi đã sử dụng các
phương pháp như: Thảo luận nhóm, kể chuyện, trò chơi, đóng vai… Qua các
hoạt động mà các em tham gia, tạo hứng thú để các em học tập và sinh hoạt:
“Học mà chơi, chơi mà học”. Từ đó gợi mở cho học sinh ứng dụng
những câu chuyện về đạo đức, phong cách gần gũi của Bác Hồ
vào cuộc sống đời thường. Thông qua những câu chuyện đặc
sắc từ cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
17



phù hợp với chủ đề, chủ điểm để giáo dục đạo đức cho học sinh.
Qua đó, mỗi học sinh nhận thức về các giá trị đạo đức, lối sống
đến thực hành kỹ năng vận dụng vào thực tế, phấn đấu nỗ lực
trong học tập và rèn luyện.
2.4. Kết quả đạt được:
Thực tế trong từng tiết dạy đạo đức tôi đã vận dụng linh hoạt các biện
pháp trên nên chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trong lớp đã được nâng
lên một cách rõ rệt. Điều này thể hiện rõ trong hành vi giao tiếp, ứng xử hàng
ngày của các em. Học sinh đã nhận thức đúng đắn hành vi đúng sai (một cách tự
nhiên) để điều chỉnh cách ứng xử của ḿnh đối với thầy cô, cha mẹ, ông bà, anh
chị em, bạn bè. Đặc biệt tôi thấy các em đã có những cử chỉ lời nói rất lễ phép
lịch sự, văn minh khi giao tiếp với người khác, biết xin ghi nhận, biết cảm ơn
khi được giúp đỡ, biết xin lỗi khi thấy mình sai, học sinh đã ngoan ngoãn, lễ
phép chào hỏi, lịch sự trong giao tiếp; sống biết nhường nhịn, biết chia sẻ, giúp
đỡ mọi người; có trách nhiệm với công việc chung của lớp, của trường như học
sinh đã có ý thức giữ gìn vệ sinh nên trường, lớp luôn sạch và đẹp; có ý thức đọc
và xếp sách truyện gọn gàng ở thư viện xanh ngay trên sân trường; tự giác tham
gia lao động tự phục vụ bản thân ở bếp ăn bán trú trước giờ học; biết làm những
việc thể hiện lòng yêu quê hương đất nước.
Các em thật sự đoàn kết, yêu mến nhau hơn. Số học sinh hứng thú với
môn đạo đức là 100% khiến giờ học không còn nhàm chán, thụ động, gò ép nữa
và tiết học đạo đức luôn được các em mong chờ.
Để việc “Giáo dục đạo đức” đạt hiệu quả cao nhất thì việc quan trọng là
cần đổi mới phương pháp, hình thức dạy học đạo đức để mỗi giờ dạy đạo đức sẽ
là những giờ học gây hứng thú, mong chờ. Có như vậy việc tiếp thu những
chuẩn mực hành vi đạo đức và việc vận dụng những hành vi đó vào thực tế bản
thân, cuộc sống sẽ trở nên dễ dàng. Bản thân tôi luôn trao đổi với đồng nghiệp
về phương pháp dạy và học đạo đức để tìm ra những giải pháp tối ưu nhất nhằm
nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm. Do vậy, tôi luôn tự tin trong

các tiết dạy đạo đức.

18


3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Công tác giáo dục đạo đức là một quá trình thường xuyên và lâu dài, đóng
một vai trò rất quan trọng trong nhà trường tiểu học. Cần giáo dục đạo đức cho
học sinh từ cấp học mẫu giáo đến các bậc học cao hơn. Nó chính là nền tảng cho
việc xây dựng, rèn luyện nhân cách đạo đức, văn hóa văn minh cho các em trong
suốt cuộc đời nói riêng và cho cả xã hội ở nước ta nói chung.
Để việc giáo dục đạo đức trong trường Tiểu học đạt hiệu quả cao mỗi giáo
viên chúng ta cần sáng tạo trong từng tiết dạy đạo đức bằng cách mạnh dạn sử
dụng linh hoạt các giải pháp sau:
+ Sử dụng phương pháp kể chuyện.
+ Sử dụng hình thức đóng tiểu phẩm, sắm vai nhân vật.
+ Tổ chức trò chơi.
+ Tổ chức hình thức làm phóng viên, nhà báo.
+ Rèn kĩ năng thực hành đạo đức thông qua các hoạt động.
+ Dạy đạo đức thông qua dạy tích hợp bộ tài liệu “Bác Hồ và những bài
học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh tiểu học”.
Trong từng tiết dạy đạo đức giáo viên cần đổi mới phương pháp, hình
thức tổ chức dạy học để nâng cao hiệu quả giờ dạy.
Tóm lại hình thức tổ chức lớp học không nhất thiết phải tổ chức như các
giờ học khác mà có thể linh hoạt thay đổi sáng tạo sao cho phù hợp để học sinh
thấy thoải mái trong giờ học. Biết lựa chọn những hành vi đạo đức chuẩn mực
và xử lí tốt các tình huống liên quan đến vấn đề đạo đức để Làm tiền đề cho việc
phát triển ý thức nhân cách sau này và làm nền tảng cho một lối sống chuẩn mực
khi học sinh trưởng thành.

3.2. Kiến nghị:
Để gây hứng thú học đạo đức cho học sinh lớp 5, qua đây tôi cũng xin đề
xuất một số ý kiển như sau:
- Các cấp lãnh đạo cần quan tâm tới ngành nhiều hơn nữa như việc
tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất; xây dựng kế hoạch,… cùng với nhà
trường tạo được môi trường sống lành mạnh cho học sinh.
- Cần tạo cho học sinh nhiều sân chơi bổ ích như các cuộc thi văn
nghệ, thi kể chuyện về tấm gương đạo đức, về Bác Hồ, …giữa các lớp, các
trường để học sinh có điều kiện được giao lưu học hỏi lẫn nhau hình thành các
kĩ năng, hành vi đạo đức.
19


- Nhà trường phối hợp với Đoàn thanh niên, Đội Thiếu niên, Sao
nhi đồng tổ chức thêm nhiều hoạt động ngoại khóa.
- Giáo viên trong nhà trường cần có tinh thần đoàn kết, học hỏi, tự
tin, sáng tạo để tổ chức tốt các hoạt động của nhà trường.
- Phụ huynh học sinh tích cực ủng hộ, khuyến khích con em mình
tham gia các hoạt động của lớp, của trường cả về vật chất và tinh thần.
Để có những Giải pháp gây hứng thú học tập đạo đức cho học sinh lớp 5,
bản thân tôi đã mạnh dạn đưa ra đề tài này với mong muốn đồng nghiệp và cấp
trên đóng góp ý kiến để sáng kiến kinh nghiêm của tôi được hoàn thiện hơn. Từ
đó nâng cao hiệu quả dạy học và giáo dục trong trường Tiểu học.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN

Cẩm Thủy, ngày 15 tháng 3 năm 2019

CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ


Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.

Hiệu trưởng

Người viết

Nguyễn Thị Chung

Nguyễn Thị Thủy

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mạng intenet
2. Các công văn, chỉ thị về dạy học môn Đạo Đức.
3. Các tài liệu học Bồi dưỡng thường xuyên.
4. Các tài liệu về dạy học bộ sách Bác Hồ và những bài học về đạo đức,
lối sống cấp Tiểu học

21


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT
VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Thủy
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên – Trường Tiểu học Thị Trấn Cẩm Thủy

TT

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá
Kết quả
Năm học
xếp loại
đánh giá
đánh giá xếp
(Phòng, Sở, xếp loại (A,
loại
Tỉnh…)
B, hoặc C)

1

Sửa lỗi về cấu tạo ngữ pháp
cho HS lớp 5

Cấp tỉnh

C

2007- 2008

2


Tạo hứng thú học toán cho
học sinh lớp 5

Cấp huyện

B

2011-2012

3

Bồi dưỡng học sinh giỏi các
bài toán về dãy số

Cấp huyện

A

2012-2013

4

Rèn kĩ năng sống cho học
sinh Lớp 5 qua môn Đạo
đức

Cấp huyện

B


2013-2014

5

Một số biện pháp tổ chức
hoạt động ngoài giờ lên lớp
ở trường Tiểu học

Cấp tỉnh

C

2015-2016

Một số biện pháp xây dựng
lớp học thân thiện ở trường
tiểu học

Cấp huyện

B

2017-2018

6

22



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GD & ĐT CẨM THỦY

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP
GÂY HỨNG THÚ HỌC ĐẠO ĐỨC
CHO HỌC SINH LỚP 5

Người thực hiện: Nguyễn Thị Thủy
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thị Trấn Cẩm Thủy
SKKN thuộc môn: Đạo đức

THANH HÓA NĂM 2019

23



×