Tải bản đầy đủ (.pptx) (23 trang)

ĐĂC ĐIỂM CẤP THOÁT NƯỚC NHÀ CAO TẦNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 23 trang )

PRESS ANY KEY…
CẤP THOÁT NƯỚC NHÀ CAO TẦNG
Chuyên đề : Đặc điểm của nhà cao tầng
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
KHOA KỸ THUẬT HẠ TẦNG VÀ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ
Hà Nội, 8/2013
KIẾN TRÚC VÀ KẾT CẤU CỦA NHÀ CAO TẦNG
MỤC LỤC
1
TRANG THIẾT BỊ TRONG NHÀ CAO TẦNG
2
HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC TRONG NHÀ CAO TẦNG
3
HỆ THỐNG PHÒNG CHỐNG CHỮA CHÁY
4
KIẾN TRÚC VÀ KẾT CẤU CỦA
NHÀ CAO TẦNG
1
KIẾN TRÚC NHÀ CAO TẦNG

Kiến trúc trong nhà cao tầng thường đơn giản, không quá cầu kỳ kiểu cách như nhà thấp
tầng.

Tuy nhiên có hiệu quả sử dụng nhà đa năng với các mẫu nhà được thiết kế có tổ chức đời
sống chất lượng cao gồm nhiều phòng, trang thiết bị sang trọng để ở, để kinh doanh, khai
thác kiểu khách sạn, nhà nghỉ…
KẾT CẤU NHÀ CAO TẦNG

Các hệ kết cấu BTCT toàn khối được sử dụng phổ biến trong các nhà cao tầng bao gồm :

Hệ kết cấu khung



Hệ kết cấu tường chịu lực

Hệ khung - vách hỗn hợp

Hệ kết cấu hình ống

Hệ kết cấu hình hộp

Việc lựa chọn hệ kết cấu dạng này hay dạng khác phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của công
trình, công năng sử dụng, chiều cao của nhà và độ lớn của tải trọng ngang (động đất, gió).
KẾT CẤU NHÀ CAO TẦNG

Hệ kết cấu khung

Có khả năng tạo ra các không gian lớn, linh hoạt thích hợp với các công trình công cộng.

Có sơ đồ làm việc rõ ràng, nhưng lại có nhược điểm là kém hiệu quả khi chiều cao của
công trình lớn.

Trong thực tế kết cấu khung BTCT được sử dụng cho các công trình có chiều cao đến 20
tầng đối với cấp phòng chống động đất ≤ 7; 15 tầng đối với nhà trong vùng có chấn động
động đất cấp 8 và 10 tầng đối với cấp 9.
KẾT CẤU NHÀ CAO TẦNG

Hệ kết cấu khung vách cứng và lõi cứng

Hệ kết cấu vách cứng có thể được bố trí thành hệ thống theo một phương, hai phương hoặc
liên kết lại thành các hệ không gian gọi là lõi cứng.


Khả năng chịu lực ngang tốt nên thường được sử dụng cho các công trình có chiều cao trên
20 tầng.

Tuy nhiên độ cứng theo phương ngang của các vách cứng tỏ ra là hiệu quả ở những độ cao
nhất định, khi chiều cao công trình lớn thì bản thân vách cứng phải có kích thước đủ lớn,
điều này làm cản trở việc tạo ra các không gian rộng.

Trong thực tế hệ kết cấu vách cứng thường được sử dụng có hiệu quả cho các công trình
nhà ở, khách sạn với độ cao không quá 40 tầng đối với cấp phòng chống động đất ≤ 7.
KẾT CẤU NHÀ CAO TẦNG

Hệ kết cấu khung - giằng (khung và vách cứng)

Được tạo ra bằng sự kết hợp hệ thống khung và hệ thống vách cứng.

Hệ thống vách cứng thường được tạo ra tại khu vực cầu thang bộ, cầu thang máy, khu
vệ sinh chung hoặc ở các tường biên, là các khu vực có tường liên tục nhiều tầng

Hệ thống khung được bố trí tại các khu vực còn lại của ngôi nhà

Hệ thống khung và vách được liên kết với nhau qua hệ kết cấu sàn

Trong hệ thống kết cấu này hệ thống vách đóng vai trò chủ yếu chịu tải trọng ngang, hệ
khung chủ yếu được thiết kế để chịu tải trọng thẳng đứng.
 tạo điều kiện để tối ưu hoá các cấu kiện, giảm bớt kích thước cột và dầm, đáp ứng được
yêu cầu của kiến trúc

Đây là hệ kết cấu tối ưu cho nhiều loại công trình cao tầng, thường sử dụng hiệu quả cho
các ngôi nhà đến 40 tầng.
KẾT CẤU NHÀ CAO TẦNG


Hệ thống kết cấu đặc biệt (bao gồm hệ thống khung không gian ở các tầng dưới,
còn phía trên là hệ khung giằng)

Là loại kết cấu đặc biệt được ứng dụng cho các công trình mà ở các tầng dưới đòi hỏi
không gian lớn.

Có phạm vi ứng dụng giống hệt hệ kết cấu khung giằng, nhưng trong thiết kế cần đặc biệt
quan tâm đến hệ thống khung không gian ở các tầng dưới và kết cấu của tầng chuyển tiếp
từ hệ thống khung không gian sang hệ thống khung - giằng.

Phương pháp thiết kế cho hệ kết cấu này nhìn chung là phức tạp, đặc biệt là vấn đề thiết kế
kháng chấn.
KẾT CẤU NHÀ CAO TẦNG

Hệ kết cấu hình ống

Có thể được cấu tạo bằng một sống bao xung quanh nhà gồm hệ thống cột, dầm, giằng và
cũng có thể được cấu tạo thành hệ thống ống trong ống.

Có độ cứng theo phương ngang lớn, thích hợp cho loại công trình có chiều cao trên 25
tầng.

Hệ kết cấu hình hộp

Đối với các công trình có độ cao lớn và có kích thước mặt bằng lớn, ngoài việc tạo ra hệ
thống khung bao quanh làm thành ống, người ta còn tạo ra các vách phía trong bằng hệ
thống khung với mạng cột xếp thành hàng.

Hệ kết cấu đặc biệt này có khả năng chịu lực ngang lớn thích hợp cho các công trình rất

cao.

Kết cấu hình hộp có thể sử dụng cho các công trình cao tới 100 tầng
KẾT CẤU NHÀ CAO TẦNG

Vật liệu sử dụng xây dựng nhà cao tầng

Thường dùng vật liệu có cường độ cao, trọng lượng nhẹ làm kết cấu bao che : Giảm giá trị
quán tính và đạt hiệu quả về khả năng chịu lực.

Vật liệu có tính biến dạng lớn : tăng khả năng phân tán năng lượng .

Vật liệu có khả năng chịu mỏi lớn để chịu tác dụng tải trọng lặp, đổi chiều .
KẾT CẤU NHÀ CAO TẦNG

Hình dáng và tải trọng công trình

Hình dáng đơn giản, gọn, có tính đối xứng và độ cứng chống xoắn tốt .

Hình khối công trình cân đối, đơn giản và liên tục.

Tải trọng bản thân và tải trọng sử dụng lớn được xây dựng trên mặt bằng nhỏ do vậy phải
giải quyết vấn đề nền móng để truyền tải trọng đến tầng đất tốt (Nước ta thường dùng
móng cọc đóng ,cọc khoan nhổi )

Trạng thái ứng suất biến dạng rất nhạy cảm với lún lệch của móng, ảnh hưởng lớn đến hệ
kết cấu siêu tĩnh cao của kết cấu nhà cao tầng .

Do công trình có chiều cao lớn, tải trọng ngang do gió, động đất biến thiên nhiệt độ có ảnh
hưởng đáng kể khi thiết kế lựa chọn phương án kết cấu, mặt bằng, khẩu độ kích thước hình

học có ảnh hưởng độ bền, ổn định, lật
TRANG THIẾT BỊ TRONG NHÀ
CAO TẦNG
2
TRANG THIẾT BỊ TRONG NHÀ CAO TẦNG

Với chức năng sử dụng nhà đa năng của nhà cao tầng nên yêu cầu về trang thiết bị cũng rất
cao, khác với nhà thấp tầng.

Thiết bị trong nhà cao tầng thường khác với nhà thấp tầng cả về số lượng lẫn chất lượng :

Trang thiết bị hiện đại, chắc chắn.

Mức độ tiện nghi cao.

Phù hợp với mục đích sử dụng.

Có tính niên hạn lâu dài.

Phải an toàn đối với con người và đối với chính công trình (không làm hư hại,tác động
hay thay đổi kết cấu chính của công trình )

Cần ứng dụng các giải pháp kỹ thuật ít nhất là 2, 3 giải pháp trong quá trình chọn lựa, lắp
đặt, thi công đến quá trình sử dụng các trang thiết bị đó
TRANG THIẾT BỊ TRONG NHÀ CAO TẦNG
TRANG THIẾT BỊ TRONG NHÀ CAO TẦNG
HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC
TRONG NHÀ CAO TẦNG
3
HỆ THỐNG CTN TRONG NHÀ CAO TẦNG


Đối với nhà cao tầng do chiều cao của công trình thường lớn, mục đích sử dụng đa năng và
phục vụ cho số lượng người lớn nên vấn đề về áp lực và lưu lượng cũng như việc thiết kế
HTCTN thường khó khăn và cần yêu cầu cao hơn, tính toán kỹ lưỡng, triệt để hơn so với
các công trình thấp tầng :

Có số lượng lớn về đường ống cấp thoát nước và các trang thiết bị vệ sinh

Đối với nhà cao tầng áp lực thường không đảm bảo thường xuyên hoặc hoàn toàn không
đảm bảo do đó phải có các giải pháp như bơm tăng áp, sử dụng bình nén khí, thiết kế
mạng lưới cấp nước phân vùng và cần có thiết bị tích trữ nước để điều hòa áp lực, đảm
bảo cho sử dụng lưu lượng lớn và việc dự trữ nước .

Sử dụng các thiết bị, vật liệu đường ống tốt, bền với nhiệt độ, môi trường, bền với thời
gian, vật liệu có niên hạn lâu dài .

Hệ thống thoát nước sinh hoạt và hệ thống thoát nước mưa phải được thiết kế riêng biệt.
HỆ THỐNG PHÒNG CHỐNG
CHỮA CHÁY
4
HỆ THỐNG PHÒNG CHỐNG CHỮA CHÁY

Diện tích sử dụng lớn, số lượng người đông, công năng sử dụng phức tạp, tập trung nhiều
chất cháy, có nhiều hệ thống thiết bị kỹ thuật, nguy cơ xảy ra cháy cao.

Lối thoát hiểm chính cho người trong nhà cao tầng là qua các cầu thang bộ đi xuống mặt
đất rồi ra ngoài nhà. Vì vậy, nhà càng cao thì đường thoát nạn càng dài, thời gian thoát nạn
ra khỏi nhà càng lâu, nguy cơ đám cháy đe doạ tính mạng con người càng cao.

Tốc độ, áp lực của gió trên cao làm tăng tốc độ cháy lan và mức độ phức tạp của đám

cháy. Hành lang giữa và các buồng thang bộ trong nhà cao tầng nếu không có giải pháp
bảo vệ sẽ là các con đường lan truyền lửa, khói, hơi nóng, khí độc từ đám cháy lên các
tầng trên và lan ra toàn nhà, đồng thời cản trở việc thoát nạn và đe doạ tính mạng những
người chưa thoát kịp ra khỏi nhà.

Khó khăn cho việc cấp nước chữa cháy và khó khăn cho việc cứu hộ, cứu nạn cũng như
việc triển khai các hoạt động chữa cháy trên các tầng cao
HỆ THỐNG PHÒNG CHỐNG CHỮA CHÁY

Vì vậy, để đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, các nhà cao tầng phải :

Trang bị đầy đủ các hệ thống, thiết bị kỹ thuật phòng cháy chữa cháy, đảm bảo yêu cầu
tự cứu là chính với hiệu quả cao nhất khi có cháy xảy ra.

Trang bị phương tiện phòng cháy chữa cháy cho các nhà cao tầng phải được đề ra và
thực hiện ngay từ giai đoạn đầu tư xây dựng cho đến giai đoạn sử dụng sau này.
THANKS FOR WATCHING

×