Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Chọn ống kính cho máy ảnh DSLR (phần 1) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.05 KB, 3 trang )

Chọn ống kính cho máy ảnh DSLR
(phần 1)
Sự hứng khởi khi sở hữu một chiếc máy ảnh ống kính rời chính là khả năng có
thể thay cácống kính khác nhau. Người chụp có thể đi từ góc rộng để ôm trọn cả
trời đất, cho tới tele giúp phóng đại các vật thể ở xa, cũng có khi là một chiếc ống
macro để chụp cận cảnh với chất lượng cao nhất. Gần như không hề có gì hạn chế
được người chụp với đủ loại ống kính cho mọi hoàn cảnh và tầm giá. Vậy nên bắt
đầu từ đâu?
Khi chọn ống kính cho máy DSLR, bạn cần suy nghĩ về thể loại nhiếp ảnh đang theo
đuổi, hoặc có gì chưa hài lòng với ống kính đang có. Có thể là bạn muốn đưa mọi thứ
vào khung hình, hay là bạn chưa kéo lại đủ gần với các hoạt động thể thao hay động vật
hoang dã. Hoặc giả đã rất thoải mái với tầm từ gần tới xa của các ống kính bạn có,
nhưng vẫn mơ về một ống kính cho chất lượng hình ảnh cao hơn, lấy nét nhanh hơn, có
chống rung, hoặc chụp tốt trong điều kiện thiếu sáng.
Bao giờ cũng có một hoặc nhiều ống đáp ứng được nhu cầu của người chụp, vì
vậy bước tiếp là làm sao có được một chiếc hợp lý nhất trong vô vàn lựa chọn sẵn
có.
Nếu đây là chiếc DSLR đầu tiên của bạn thì riêng tên của ống kính thôi cũng đã
rất khó hiểu với hàng loạt chữ cái và số thật là rối rắm. Tuy nhiên, giải mã những
số với chữ này cũng chẳng quá phức tạp, nhưng lại vô cùng cần thiết với những
người đi chọn lens.
Đặc điểm quan trọng nhất của một ống kính, đó là tiêu cự (Focal length).
Tiêu cự cho biết tầm bao phủ của ống kính, có nghĩa là máy ảnh nhìn được một
góc rộng cỡ nào. Tiêu cự được đo bằng milimet và tiêu cự giống nhất với góc nhìn
của mắt người là 50 mm. Mặc dù thị trường của mắt người rộng hơn nhiều so với
góc nhìn của ống kính 50 mm nhưng nếu ta nhìn một vật bằng mắt thường, rồi
nhìn qua ống kính 50 mm thì thấy độ phóng đại là như nhau. Điều đó lý giải tại
sao người ta lại lấy ống 50 mm làm chuẩn - bởi nó tương đối phù hợp cho cả
phong cảnh và chân dung.
Những ống kính với tiêu cự nhỏ hơn 50 mm được gọi là ống góc rộng (wide) vì
nó có thể đưa vào khung hình được nhiều hơn. Nếu bạn đứng ở một vị trí nhất


định thì ống 25 mm sẽ cho một góc nhìn với khung hình có đường chéo gấp đôi
góc nhìn của ống 50 mm, và do đó có thể nhồi cả tòa nhà, toàn cảnh thiên nhiên
hay chụp một nhóm người rất lớn vào một khung hình – thật thuận tiện khi bạn
chẳng thể lùi được nữa. 28 mm là ống góc rộng thường thấy nhất, lý tưởng cho
chụp phong cảnh và kiến trúc, dĩ nhiên bạn vẫn có thể kiếm ống góc rộng hơn nếu
cần. Các ống rộng hơn 20mm thường được gọi là ống cực rộng (ultra-wide angle
lens).
Nén nhiều thứ vào một khung hình có nghĩa là các ống góc rộng sẽ khó tránh khỏi
hiện tượng méo hình, đặc biệt méo về góc, tuy nhiên, việc méo này thậm trí còn
được cường điệu lên để tạo hiệu ứng đặc biệt. Thực tế là có một loại ống góc cực
rộng có tên là ống fish-eye (ống mắt cá - với kiểu méo hình giống như những gì
loài cá nhìn thấy) chuyên tạo ra hiệu ứng méo đặc biệt lớn.
Những ống kính góc rộng đồng thời có đặc tính là tạo độ sâu trường ảnh (còn gọi
là vùng ảnh rõ) lớn, có nghĩa dễ dàng cho ảnh nét cả những vật từ gần tới xa.
Ống kính với tiêu cự lớn hơn 50 mm được gọi là ống kính tele. Ống này cho góc
nhìn nhỏ hơn và lý tưởng khi muốn kéo gần lại chủ thể ở xa, phóng đại chi tiết.
Ống tele cho hiệu ứng rất đẹp mắt khi chụp người. Đối lập với ống kính góc rộng,
ống kính tele có đặc tính tạo độ sâu trường ảnh khá mỏng (vùng ảnh rõ mỏng), có
nghĩa là rất dễ dàng tạo hiệu ứng mờ hậu cảnh – lý tưởng cho chụp chân dung,
động vật hoang dã và chụp thể thao.

Tiêu cự tốt cho chụp chân dung thường là 85 mm tới 135 mm – khoảng này được
gọi là tele tầm ngắn. Tiêu cự phù hợp cho chụp thể thao và thiên nhiên hoang dã
thường dài hơn nhiều, ít nhất cũng phải là 200 mm, lý tưởng là 300 mm hoặc
hơn. Nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp chụp thể thao và hoang dã thường sử dụng ống
600 mm thậm chí còn dài hơn nữa.
Bạn có thể mua loại ống kính một tiêu cự hay loại ống kính zoom (chạy từ
một tiêu cự này sang tiêu cự khác). Ống zoom rất tiện lợi, nhưng nhìn chung
chất lượng hình ảnh không được như ống một tiêu cự (hay còn gọi là ống fix, ống
prime). Ống một tiêu cự thường gọn hơn, nhẹ hơn, sáng hơn và tốt khi chụp thiếu

sáng (xem phần khẩu độ). Rốt cuộc thì đây là lựa chọn giữa sự tiện dụng và chất
lượng hình, dĩ nhiên, những ống zoom đắt tiền thì vẫn tiện dụng mà chất lượng
hình vẫn rất tốt.
Ống kính zoom phổ thông, thường chạy từ góc rộng tới tele tầm ngắn, ví dụ 28 -
80 mm, dẫu có một vài ống “siêu zoom” có dải chạy khá dài: 18 - 200 mm hoặc 28
- 300 mm, bao quát hầu như tất cả các hoàn cảnh chụp. Cũng có ống zoom góc
rộng chạy từ rất rộng tới gần trung bình, như 16 - 35 mm. Tương tự như vậy, ống
tele zoom có thể chạy từ tele tầm ngắn tới tele tầm xa, như ống 70 - 300 mm.

×