Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

GIẢI PHÁP CẤP NƯỚC CHỮA CHÁY NHÀ CAO TẦNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (588.94 KB, 9 trang )

9
CHUYÊN ĐỀ GIẢI PHÁP CẤP NƯỚC CHỮA CHÁY NHÀ CAO TẦNG
I. TỔNG QUAN VỀ NHÀ CAO TẦNG.
I.1. KHÁI NIỆM NHÀ CAO TẦNG:
• ỦY BAN NHÀ CAO TẦNG QUỐC TẾ: Ngôi nhà mà chiều cao của nó
là yếu tố quyết định các điều kiện thiết kế, thi công hoặc sử dụng khác
với các ngôi nhà thông thường thì được gọi là nhà cao tầng.
• TCXD 198-1997: Nhà cao tầng khi có chiều cao H>40m
• Theo tiêu chẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 194:2006 “Nhà cao tầng–
công tác khảo sát địa kỹ thuật”:
Nhà cao tầng là nhà ở và các công trình có số tầng nhà lớn hơn 9 tầng.
• MỘT SỐ HÌNH ẢNH NHÀ CAO TẦNG:
HÌNH 1:Tòa nhà Indochina Plaza Hanoi
9
CHUYÊN ĐỀ GIẢI PHÁP CẤP NƯỚC CHỮA CHÁY NHÀ CAO TẦNG
HÌNH2 :Tòa nhà Electricity Hà Nội Vietnam
HÌNH3 : Trung tâm thương mại quốc tế Hồng Công
9
CHUYÊN ĐỀ GIẢI PHÁP CẤP NƯỚC CHỮA CHÁY NHÀ CAO TẦNG
HÌNH4 : Tòa nhà Burj Khalifa ở Dubai
I.2. ĐẶC ĐIỂM NHÀ CAO TẦNG:
 Kiến trúc và kết cấu : phong phú, đa dạng.
 Trang thiết bị: hiện đại ,chắc chắn,mức độ tiện nghi cao, phù hợp với mục
đích sử dụng, tính niên hạn lâu dài, an toàn đối với người sử dụng và với
chính công trình.
 Hệ thống cấp thoát nước : vấn đề về áp lực, lưu lượng, thiết kế HTCTN
thường khó khăn nên cần yêu cầu cao, tính toán kỹ lưỡng ,triệt để .
 Hệ thống phòng cháy chữa cháy : được trang bị đầy đủ các hệ thống, thiết
bị kỹ thuật phòng cháy chữa cháy, đảm bảo an toàn khi xảy ra hỏa hoạn.
I.3. PHÂN LOẠI NHÀ CAO TẦNG:
1. Phân loại theo mục đích sử dụng:


9
CHUYÊN ĐỀ GIẢI PHÁP CẤP NƯỚC CHỮA CHÁY NHÀ CAO TẦNG
• Nhà ở
• Nhà làm việc, văn phòng và các dịch vụ khác
• Nhà ở khác sạn…
2. Phân loại theo khối kiến trúc:
• Nhà dạng tháp (với mặt bằng là vuông, tròng, đa giác đều hay tam giác)
với việc giao thông theo phương thẳng đứng được tập trung vào 1 khu vực
duy nhất. Thường dùng làm khách sạn và văn phòng làm việc.
• Nhà dạng thanh (với mặt bằng hình chữ nhật dài) trong đó có nhiều đơn vị
giao thông theo phương thằng đứng.
3. Vật liệu cơ bản dùng để thi công kết cấu chịu lực:
• Nhà làm bằng bê tông cốt thép
• Nhà làm bằng thép (khung thép chịu lực, sàn BTCT)
• Nhà làm bằng kết cấu liên hợp BTVT & thép (sàn BTCT, khung chịu lực
bằng thép + BTCT)
II. GIẢI PHÁP CẤP NƯỚC CHỮA CHÁY CHO NHÀ CAO TẦNG.
Yêu cầu chữa cháy đối với nhà cao tầng cũng phải đặt ra đúng mức để đảm bảo
an toàn cho người sinh sống trong các công trình và bảo vệ công trình trong
trường hợp có cháy. Nguồn nước chữa cháy được dự trữ thường xuyên trong
công trình (trong các bể chứa), ngoài ra được cung cấp 1 phần của lực lượng
Phòng cháy chữa cháy khi có sự cố cháy xảy ra.Biện pháp chữa cháy bao gồm
chữa cháy trong và ngoài công trình. Hệ thống chữa cháy ngoài công trình
thường là các vòi phun nhận nước từ các trụ chữa cháy. Hệ thống chữa cháy
trong công trình bao gồm hệ chữa cháy vách tường và hệ chữa cháy tự động.
II.1.HỆ THỐNG CẤP NƯỚC CHỮA CHÁY BÊN TRONG:
• Về nguyên tắc, htcn chữa cháy trong nhà cao tầng phải thoả mãn nhu cầu
cấp nước chữa cháy đến điểm cao nhất và ãxa nhất của công trình với áp
lực nước tối thiểu cho phép trong mọi thời gian. Do đó, sơ đồ cấp nước
chữa cháy phải được bố trí sao cho đầy đủ số ống đứng, các hộp chữa

cháy và các đầu vòi phun để dập tắt đám cháy có thể xảy ra ở tất cả mọi
nơi trong nhà.
• htcn chữa cháy trong nhà cao tầng phải thiết kế hệ thống riêng, không kết
9
CHUYÊN ĐỀ GIẢI PHÁP CẤP NƯỚC CHỮA CHÁY NHÀ CAO TẦNG
hợp với htcn sinh hoạt, có máy bơm đủ lưu lượng và áp lực đảm bảo dập
tắt đám cháy (đối với nhà thấp tầng thường thiết kế htcn hỗn hợp: htcn
sinh hoạt chung với htcn chữa cháy). Trong nhà cao tầng thường thiết kế
2 hệ thống đường ống chữa cháy theo nguyên lý “khô” và theo nguyên lý
“ướt”.
HÌNH5 : Hệ thống trạm bơm chữa cháy ở cao ốc An Hòa
HÌNH6 : Hệ thống trạm bơm chữa cháy ở chung cư
A. Ống cấp nước chữa cháy theo nguyên lý “khô”
 Đường ống cấp nước chữa cháy theo nguyên lý “khô” thường xuyên
không có nước. Đường ống chỉ có nước khi xảy ra hoả hoạn và đường
9
CHUYÊN ĐỀ GIẢI PHÁP CẤP NƯỚC CHỮA CHÁY NHÀ CAO TẦNG
ống được nối với đường đẩy của xe cứu hoả ở họng chờ ngoài nhà.
 Ưu điểm:đường ống lắp đặt đơn giản, vốn đầu tư thiết bị nhỏ, đường ống
không bao giờ bị tắc do nguyên nhân nước trong đó đóng băng.
 Nhược điểm:đường ống thường bị đóng rỉ bên trong, không thuận tiện kịp
thời khi cần sử dụng vì phải vận hành đóng mở van, khoá biện pháp ⇒
khắc phục: thường sử dụng các lớp phủ chống rỉ cho kim loại hoặc sử
dụng đường ống thép tráng 2 lớp kẽm bảo vệ.
 Một trong các hệ thống đường ống chữa cháy theo nguyên lý “khô” được
sử dụng phổ biến là hệ chữa cháy vách tường. Nhà cao tầng thường tính
với lưu lượng 5 l/s (với 2 họng chữa cháy hoạt động đồng thời). Bộ phận
chữa cháy thường là hộp chữa cháy trong đó có lăng phun, ống vải tráng
nhựa hoặc cao su, van khoá, van giảm áp,…được đặt ở nơi đảm bảo bán
kính phục vụ theo thiết kế, dễ nhìn thấy, thuận tiện trong vận hành sử

dụng và cần thiết kế giảm áp cho hệ thống hoặc chia khu vực cấp nước để
đảm bảo 2 yêu cầu:
- Đáp ứng yêu cầu thao tác của nhân viên chữa cháy, thực tế chữa cháy
cho thấy, nếu áp lực vòi nước quá lớn, 1 người giữ không vững vòi
nước, không có lợi cho thao tác chữa cháy.
- áp lực của vòi nước quá lớn thì lưu lượng sẽ vượt quá 5l/s rất nhiều,
lượng nước dùng cho chữa cháy ở bể (két) sẽ hết nhanh trong thời gian
ngắn, không có lợi cho chữa cháy trong thời gian đầu
B. Ống cấp nước chữa cháy theo nguyên lý “ướt”
 Đường ống cấp nước chữa cháy theo nguyên lý “ướt” thường xuyên chứa
đầy nước với áp lực cần thiết.
 Ưu điểm:khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng ngay khi cần thiết, có hiệu
quả cao dập tắt và ngăn chặn ngọn lửa. Vì vậy, trong các nhà cao tầng mà
nhiệt độ môi trường không thấp hơn 40C và không cao hơn 700C đều có
thể lắp đặt hệ thống này.
 Nhược điểm:đường ống có khả năng bị tắc do nước ở trong bị đóng băng,
tuy nhiên ở Việt nam khả năng này hầu như không xảy ra, trừ những vùng
núi cao như Sapa.
9
CHUYÊN ĐỀ GIẢI PHÁP CẤP NƯỚC CHỮA CHÁY NHÀ CAO TẦNG
HÌNH7 : Sơ đồ chữa cháy theo nguyên lý ướt
C. HỆ THỐNG CHỮA CHÁY TỰ ĐỘNG
 Hệ thống chữa cháy tự động có thể hoạt động theo nguyên lý “khô” hoặc
“ướt” và thường được áp dụng cho các nhà khó chữa cháy, rất nguy hiểm
khi có cháy hoặc thiệt hại sẽ rất lớn khi xảy ra cháy, vd: nhà cao tầng,
chợ, trung tâm thương mại lớn,…
 Hệ thống cứu hoả tự động gồm hệ Sprinkler và hệ Drencher. Trong từng
hệ có: bộ phận điều khiển, cung cấp, dẫn nước và vòi phun. Mỗi vòi phun
thường được tính toán phục vụ cho từ 7 đến 9 m
2

sàn và Vòi phun có thể
đặt dưới trần, trong trần, loại phun tạo vách ngăn khu vực có cháy
- Vòi Sprinklerlà vòi kín, được bố trí ở nơi có độ cao sàn dưới 10m,
vòi Drencherlà vòi hở, có thể bố trí với mọi độ cao phụ thuộc vào yêu
cầu chữa cháy.
- Hệ Sprinklerlà htcc dạng “ướt”, luôn ở chế độ thường trực. Trong hệ
luôn duy trì áp lực và lưu lượng cần thiết tối thiểu để phục vụ chữa
cháy. Về bản chất, đây là hệ thống kết hợp đồng thời việc phun và
báo cháy.
- Hệ Drencherl à hệ thống chữa cháy dang “khô”. Khi có cháy van tác
9
CHUYÊN ĐỀ GIẢI PHÁP CẤP NƯỚC CHỮA CHÁY NHÀ CAO TẦNG
động nhóm mở và toàn bộ vòi trong hệ thống phun nước chữa cháy,
hệ yêu cầu lưu lượng rất lớn nên khi thiết kế cần nghiên cứu vùng
phục vụ sao cho việc chữa cháy có hiệu quả và kinh tế cao, tránh lã
ng phí nước.
- Hiện ở Việt nam, các nhà cao tầng đều được lắp đặt htcc tự động như
khách sạn Daewoo, khách sạn Nikko, trung tâm thương mại hàng hải
quốc tế…
Các lưu ý khi thiết kế Để đảm bảo hệ thống chữa cháy tự động hoạt
động hiệu quả và ổn định:
 Phải bố trí 2 loại mb chữa cháy (1 mb điện và 1 mb xăng) để đề phòng
sự cố hỏng hóc, mất điện xảy ra khi bơm hoạt động và ít nhất 1 mb
tăng áp (bơm Jockey) để duy trì áp lực nước trong mlcn chữa cháy,
đảm bảo cho htcc luôn sẵn sàng làm việc khi xảy ra sự cố.
 mb chữa cháy phải dùng mb hút nước tự mồi để tiết kiệm thời gian
khởi động bơm nhanh và vận hành tin cậy.
 Nên bố trí thêm họng chữa cháy trên mái nhà để đơn vị quản lý và đội
chữa cháy định kỳ kiểm tra htcn của họng chữa cháy trong nhà.
 ở tầng thấp nhất và cao nhất của nhà, các ống ngang và ống đứng của

htcn chữa cháy phải được nối khép kín với nhau tạo thành mạng vòng
để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
 phải thiết kế tuyến thử để thường xuyên kiểm tra htcn chữa cháy. Khi
mở van tuyến thử các bộ phận trong htcn phải hoạt động bình thường.
 song song với htcn chữa cháy phải lắp đặt thêm hệ thống báo cháy để
theo dõi chung về an toàn phòng cháy.
II.2.HỆ THỐNG CẤP NƯỚC CHỮA CHÁY BÊN NGOÀI:
 Khi thiết kế tổng mặt bằng, phải dựa vào quy hoạch của thành phố, xác
định vị trí nhà cao tầng, khoảng cách phòng cháy, chữa cháy, đường chữa
cháy và nguồn nước chữa cháy một cách hợp lý. Xung quanh nhà cao
tầng phải bố trí đường xe chữa cháy chạy vòng quanh (có thể lợi dụng
đường giao thông). Thực tế, hoả hoạn cho thấy, nhà cao tầng và đặc biệt
là nhà làm việc cao tầng có quy mô lớn nếu có đường cho xe chạy chữa
9
CHUYÊN ĐỀ GIẢI PHÁP CẤP NƯỚC CHỮA CHÁY NHÀ CAO TẦNG
cháy xung quanh đ ãtạo điều kiện tốt để xe chữa cháy phát huy tác dụng.
Ngược lại sẽ gây nên những tổn thất nghiêm trọng.
 Phải có nguồn nước dự trữ và bổ sung đầy đủ, đảm bảo tuân theo câc
tiêu chuẩn hiện hành về chữa cháy.
 bố trí các trụ chữa cháy ngoài nhà nhằm đảm bảo khi khu vực thấp của
nhà cao tầng xảy ra hoả hoạn, có thể dùng xe chữa cháy để lấy nước từ
họng chữa cháy bên ngoài nhà trực tiếp dập lửa.
 Khi thiết kế htcn chữa cháy cho nhà cao tầng, phải thiết kế lắp đặt Bộ nối
tiếp bơm nước (ở bên ngoài công trình) với mục đích:
- Khi máy bơm chữa cháy trong nhà xảy ra sự cố, thông qua bộ nối tiếp
bơm nước, xe chữa cháy lấy nước từ trụ nước chữa cháy ngoài nhà đưa
nước vào đường ống ở trong nhà để cung cấp nước chữa cháy.
- Nếu trong nhà xảy ra hoả hoạn lớn, lượng nước chữa cháy ở trong nhà
không đáp ứng đủ yêu cầu chữa cháy, dùng bộ nối tiếp bơm nước từ
trụ nước chữa cháy ngoài nhà để bổ sung lượng nước chữa cháy.

II.3.KẾT LUẬN:
Hiện nay vấn đề đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy cho nhà cao
tầng là vấn đề luôn được quan tâm, để đảm bảo an toàn phòng cháy
chữa cháy, các nhà cao tầng phải :
 Trang bị đầy đủ các hệ thống, thiết bị kỹ thuật phòng cháy chữa
cháy, đảm bảo yêu cầu tự cứu là chính với hiệu quả cao nhất khi có
cháy xảy ra.
 Trang bị phương tiện phòng cháy chữa cháy cho các nhà cao tầng
phải được đề ra và thực hiện ngay từ giai đoạn đầu tư xây dựng cho
đến giai đoạn sử dụng sau này.

×