Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

ĐỀ TÀI TÌM HIỂU VỀ NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 22 trang )

KHOA MÔI TRƯỜNG
BỘ MÔN ĐỊA SINH THÁI VÀ CÔNG NGHỆ MƠI TRƯỜNG
----------

TIỂU LUẬN
MƠN: MƠI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI
ĐỀ TÀI
TÌM HIỂU VỀ NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI TẠI VIỆT NAM

Giảng viên

: ThS. Trần Thị Kim Hà

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Hải Hoàng

Mã số sinh viên

: 1621050593

HÀ NỘI - 2022


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ..........................................................1
MỞ ĐẦU..........................................................................................................2
1. Tính cấp thiết của đề tài..............................................................................2
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu..........................................3
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................3


5. Ý nghĩa của đề tài........................................................................................3
6. Kết cấu bài tiểu luận...................................................................................3
CHƯƠNG 1......................................................................................................5
TỔNG QUAN VỀ NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI..........................................5
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH........................................................................5
1.1.1. Trên thế giới...................................................................................5
1.1.2. Tại Việt Nam..................................................................................6
1.2. TÓM TẮT NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG ĐIỆN
MẶT TRỜI......................................................................................................6
1.2.1. Các bộ phận của hệ thống điện mặt trời.....................................6
1.2.2. Nguyên lý hoạt động hệ thống điện mặt trời..............................7
1.3. SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI................................................8
1.3.1. Trên thế giới...................................................................................8
1.3.2. Tại Việt Nam..................................................................................8
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................8
CHƯƠNG 2......................................................................................................9
CÁC TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI
TỚI CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG........................................................9


2.1. TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC.........................................................................9
2.1.1. Năng lượng mặt trời có khả năng tái tạo....................................9
2.1.2. Tiết kiệm tiền điện.........................................................................9
2.1.3. Tạo ra nhiều mục đích để sử dụng...............................................9
2.1.4. Tác động đến mơi trường ít hơn các loại năng lượng khác.....10
2.2. TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC........................................................................11
2.2.1. Chi phí đầu tư, thời gian sử dụng......................................................11
2.2.2. Sản xuất có tác động tiêu cực đến mơi trường..................................11
2.3. BIỆN PHÁP XỬ LÝ, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC TỚI
MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI..............................................................12

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..............................................................................13
CHƯƠNG 3....................................................................................................14
VIỆC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI TẠI TỈNH QUẢNG
NGÃI..............................................................................................................14
3.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VÀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG MẶT
TRỜI TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI................................................................14
3.2. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI Ở
TỈNH QUẢNG NGÃI...................................................................................15
KẾT LUẬN....................................................................................................16


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Hình 1.1. Charles Fritts và module quang điện đầu tiên trên thế
giới
Hình 1.2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống điện mặt trời hịa lưới
Hình 2.1. Tác động tích cực của năng lượng mặt trời tới con người
và mơi trường
Hình 2.2. Rác thải pin năng lượng mặt trời
Hình 3.1. Dự án điện mặt trời Thiên Tân tại tỉnh Quảng Ngãi

4


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng được phát ra hay
cung cấp từ các bức xạ của mặt trời. Năng lượng từ mặt trời được
chuyển đổi thành năng lượng nhiệt hoặc điện, được biết đến là
nguồn năng lượng tái tạo sạch nhất và dồi dào nhất hiện có và
nước ta đang có tài nguyên năng lượng mặt trời phong phú.

Năng lượng mặt trời là dạng năng lượng có khả năng tái tạo,
giúp các địa phương tiết kiệm được chi phí trong lĩnh vực năng
lượng bằng cách giảm bớt sự phụ thuộc vào năng lượng ở nước
ngồi. Năng lượng mặt trời có tác động tiêu cực ít nhất đến mơi
trường so với bất kỳ nguồn năng lượng nào khác. Bên cạnh những
lợi ích của năng lượng mặt trời mang lại, sự tác động của con
người vào sự chuyển hóa thành năng lượng mặt trời thành năng
lượng điện đã và đang mang lại những tác động tiêu cực đến môi
trường.
Nhận thức được sự quan trọng của năng lượng mặt trời đối với
hệ môi trường và con người, em đã lựa chọn đề tài “Tìm hiểu về
năng lượng mặt trời tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho bài
tiểu luận của mình.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài được nghiên cứu nhằm đạt được những mục đích sau:
Một là, đánh giá tổng quan về năng lượng mặt trời trên thế giới và
ở Việt Nam;
Hai là, đánh giá các tác động của việc sử dụng năng lượng mặt trời
tới con người và môi trường;
5


Ba là, đánh giá sự ảnh hưởng năng lượng mặt trời đối với con
người và môi trường ở địa phương và đề xuất một số giải pháp.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Năng lượng mặt trời
Phạm vi nghiên cứu: Năng lượng mặt trời tại Việt Nam và địa
phương (tỉnh Quảng Ngãi)
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thiện bài tiểu luận này, trong quá trình nghiên cứu đề

tài em đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tham khảo các tài liệu về
năng lượng mặt trời để thu thập những thơng tin cần thiết phục vụ
cho việc hồn thành đề tài nghiên cứu.
Phương pháp thống kê, tổng hợp tài liệu: Thống kê những
thông tin, dữ liệu thu thập được để tiến hành phân tích, đánh giá.
Sau đó tập hợp thông tin để đưa ra những nhận định tổng hợp,
khách quan, từ đó phát hiện những tác động của năng lượng mặt
trời, tìm ra nguyên nhân và giải pháp.
5. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài đánh giá sơ bộ về năng lượng mặt trời, thực trạng sử
dụng năng lượng mặt trời ở nước ta nói chung và tỉnh Quảng Ngãi
nói riêng. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã chỉ ra được hiện trạng,
các tác động của việc sử dụng năng lượng mặt trời, từ đó đúc kết
nguyên nhân và tìm ra các giải pháp hạn chế sự tác động xấu của
năng lượng mặt trời tới môi trường và con người.
6. Kết cấu bài tiểu luận
Ngoài các phần mục lục, danh mục bảng biểu, hình vẽ, tài liệu
tham khảo, phụ lục thì tiểu luận gồm ba phần chính như sau:
6


Chương 1: Tổng quan về năng lượng mặt trời
Chương 2: Các tác động của việc sử dụng năng lượng mặt trời
tới con người và môi trường
Chương 3: Việc sử dụng năng lượng mặt trời tại tỉnh Quảng
Ngãi.
Do thời gian tìm hiểu và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên Bài
tiểu luận của em khơng tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong
nhận được ý kiến của cô về bài tiểu luận này. Em xin chân thành

cảm ơn!

7


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
1.1.1. Trên thế giới
- Về lý thuyết, năng lượng mặt trời được con người sử dụng từ đầu
thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên, con người đã sử dụng ánh sáng
mặt trời để đốt lửa bằng vật liệu thủy tinh phóng đại. Sau đó, vào
thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, người Hy Lạp và La Mã đã biết
khai thác năng lượng mặt trời bằng gương để đốt đuốc cho các
nghi lễ tôn giáo. Những chiếc gương này đã trở thành một cơng cụ
được chuẩn hóa được gọi là gương đốt cháy. Nền văn minh Trung
Quốc đã ghi nhận việc sử dụng gương cho cùng một mục đích vào
cuối năm 20 sau Công nguyên.
- Vào cuối những thế kỷ 16,17 các nhà nghiên cứu và nhà khoa
học đã thành công khi sử dụng ánh sáng mặt trời để cung cấp năng
lượng cho lò nướng cho những chuyến đi dài.
- Vào năm 1839, nhà vật lý Edmond Becquerel trong khi nghiên
cứu lớp phủ của các điện cực bạch kim bằng bạc clorua. Năm 1883
Charles Fritts đã sáng chế ra tế bào quang điện đầu tiên. Và được
chế tạo từ Selenium có hiệu suất chỉ 1%. Vài năm sau đó, một nhà
khoa học người Nga – Alexander Stoletov là người sáng lập ra kỹ
thuật điện. Và cũng cùng trong năm đó, Edward Weston đã sáng
chế ra các loại pin nhiệt điện. Sử dụng ống kính phóng đại để tập
trung ánh sáng mặt trời. Đến đầu thế kỷ 20, Albert Einstein đã xuất
bản một bài báo về hiệu ứng quang điện (1905 AD). Từ đó, mở

8


dần ra về sự ra đời của tấm pin năng lượng mặt trời và Albert
Einstein đã nhận được giải thưởng Nobel với bài về hiệu ứng
quang điện.

Hình 1.1. Charles Fritts và module quang điện đầu tiên trên thế
giới
Nguồn: internet
1.1.2. Tại Việt Nam
- Điện mặt trời ở Việt Nam thuộc nhóm công nghiệp năng lượng
mới nổi, được nhập cuộc theo sự phát triển nguồn năng lượng
chung của thế giới.
- Năm 2015, nước ta bắt đầu xây dựng nhà máy điện mặt trời đầu
tiên, đến giữa năm 2019 đã có vài trăm dự án có cơng suất lắp máy
từ 20 đến 250 MW đã hoặc sắp hồn thành. Theo EVN tính tới
ngày 30/5/2020 đã có 47 dự án điện mặt trời với tổng công suất
2.300 MW được đấu nối vào lưới điện quốc gia.

9


1.2. TÓM TẮT NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG ĐIỆN
MẶT TRỜI
1.2.1. Các bộ phận của hệ thống điện mặt trời
- Tấm pin năng lượng mặt trời Solar Panel;
- Inverter hòa lưới;
- Hệ thống giám sát từ xa qua internet, smart phone;
- Hệ thống khung đỡ, hệ thống cắt sét lan truyền và tiếp địa, cáp

điện và các hệ vật tư, phụ kiện trong hệ thống;
- Đồng hồ đo đếm điện 2 chiều.
1.2.2. Nguyên lý hoạt động hệ thống điện mặt trời
Ban ngày khi có ánh sáng mặt trời, các tấm pin năng lượng mặt
trời sẽ chuyển hóa quang năng (ánh sáng mặt trời) thành dòng điện
một chiều (DC) theo nguyên lý quang điện. Sau đó bộ biến tần
(Inverter) chuyển hóa dịng điện một chiều (DC) do các tấm pin
phát ra thành dòng điện xoay chiều (AC) cùng pha, cùng tần số và
điện áp với điện lưới.

10


Hình 1.2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống điện mặt trời hòa lưới
Nguồn: internet
1.3. SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI
1.3.1. Trên thế giới
- Ba quốc gia đi đầu trong lĩnh vực năng lượng điện mặt trời là
Đức, Nhật và Hoa Kỳ chiếm 89% sản lượng toàn thế giới, trong đó
Đức có tốc độ phát triển nhanh nhất trong 2 năm 2006 và 2007 và
tạo ra hơn 10000 việc làm về sản xuất, kinh doanh và lắp đặt thiết
bị của ngành này. Ở EU đến cuối năm 2006 có 88% sản lượng điện
mặt trời hòa vào lưới điện chung, còn lại dùng trong các hệ thống
riêng rẽ như nhà ở, nộng trại, trạm điện thoại
1.3.2. Tại Việt Nam
- Ở Việt Nam điện mặt trời được liệt kê vào danh sách các ngành cơng nghiệp
mới nổi và đang được khuyến khích từng bước phủ sóng rộng rãi để trong

11



tương lai gần nguồn năng lượng tái tạo này sẽ thay thế các nguồn năng lượng
truyền thống;
- Nước ta được ông trời ưu ái cho tiềm năng khai thác điện mặt trời tuyệt vời
khi có lượng bức xạ mặt trời khá lớn. Trung bình Việt Nam có giờ nắng khá
cao, đặc biệt là các tỉnh ở khu vực Miền Nam vì vậy việc khai thác điện mặt
trời cũng như năng lượng gió vơ cùng tiềm năng. Ngồi ra theo quyết định
2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến
lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến
2050 đã và đang được triển khai và nhận được các dấu hiệu đáng mừng.
Trong đó phải kể đến hàng loạt các nhà máy điện mặt trời, dự án điện mặt trời
được lắp đặt và sử dụng như: nhà máy điện mặt trời Thiên Tân, Dầu Tiếng,
Tây Ninh…

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, bài tiểu luận đã trình bày tổng quan năng lượng mặt trời.
Từ đó làm cơ sở để phân tích hiện trạng, các tác động của việc sử dụng năng
lượng mặt trời tới con người và môi trường trong chương 2.

12


CHƯƠNG 2
CÁC TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG
MẶT TRỜI TỚI CON NGƯỜI VÀ MƠI TRƯỜNG
2.1. TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC
2.1.1. Năng lượng mặt trời có khả năng tái tạo
Trong số tất cả những lợi ích của năng lượng mặt trời, điều
quan trọng nhất cần phải nhắc đến: đây là nguồn năng lượng tái

tạo thực sự. Nó có thể được khai thác ở tất cả các khu vực trên thế
giới và có sẵn mỗi ngày. Chúng ta khơng thể cạn kiệt năng lượng
13


mặt trời, không giống như một số nguồn năng lượng khác. Miễn
có ánh sáng mặt trời là có năng lượng mặt trời. Và theo các nghiên
cứu khoa học thì ánh sáng mặt trời sẽ có sẵn trong ít nhất 5 tỷ năm
nữa.
2.1.2. Tiết kiệm tiền điện
Với việc sử dụng điện năng lượng mặt trời được sản sinh ra từ
những tấm pin năng lượng mặt trời, hóa đơn tiền điện chắc chắn sẽ
giảm xuống, cắt giảm tối đa chi phí điện cho gia đình, doanh
nghiệp sản xuất và đặc biệt khung giá diện giờ cao điểm. Bên cạnh
đó chi phí bảo trì thấp.
2.1.3. Tạo ra nhiều mục đích để sử dụng
Năng lượng mặt trời có thể được sử dụng cho nhiều mục đích
khác nhau: tạo ra điện (quang điện) hoặc nhiệt (nhiệt mặt trời).
Năng lượng mặt trời có thể được sử dụng để sản xuất điện ở các
khu vực khơng có điện lưới, để chưng cất nước ở các khu vực có
nguồn cung cấp nước sạch hạn chế và cung cấp năng lượng vệ tinh
trong không gian. Năng lượng mặt trời cũng có thể được tích hợp
vào các vật liệu được sử dụng cho các tịa nhà.
2.1.4. Tác động đến mơi trường ít hơn các loại năng lượng khác
Năng lượng mặt trời có tác động tiêu cực ít nhất đến mơi
trường so với bất kỳ nguồn năng lượng nào khác. Nó khơng sản
xuất khí gây hiệu ứng nhà kính và khơng làm ơ nhiễm nước. Nó
cũng địi hỏi phải có rất ít nước để bảo dưỡng, không giống như
các nhà máy điện hạt nhân, ví dụ, cần thêm 20 lần nước. Sản xuất
năng lượng mặt trời không tạo ra bất kỳ tiếng ồn, đó là lợi ích lớn,

vì rất nhiều thiết bị năng lượng mặt trời nằm trong khu vực thành
thị.

14


Hình 2.1. Tác động tích cực của năng lượng mặt trời tới con người và
môi trường

Nguồn: Báo môi trường
2.2. TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC
Điện mặt trời có rất nhiều điểm ưu thế của nguồn năng lượng
sạch, tái tạo và bền vững, bên cạnh đó điện mặt trời cũng có một
số tác động xấu tới môi trường và con người
15


2.2.1. Chi phí đầu tư, thời gian sử dụng
- Chi phí đầu tư cho năng lượng mặt trời khá tốn kém, phạm vi đầu
tư ban đầu là hàng chục triệu đến hàng trăm triệu, bao gồm các
tấm pin, biến tần, pin lưu trữ (nếu cần), dây cáp và chi phí lắp đặt.
Việc sử dụng năng lượng mặt trời đòi hỏi một khoản đầu tư mà
khơng phải ai cũng có đủ khả năng để trang trải tồn bộ chi phí, và
nhiều người vẫn cịn lo ngại.
- Năng lượng mặt trời khơng tạo ra điện vào ban đêm. Cường độ
mặt trời thay đổi trong ngày, trong tuần, theo mùa và vị trí. Các
hiện tượng tự nhiên như mây dày, tuyết và tán lá ảnh hưởng đáng
kể đến lượng điện do tấm pin tạo ra.
2.2.2. Sản xuất có tác động tiêu cực đến mơi trường
- Khí thải từ chất làm sạch Silicone trong tấm năng lượng mặt trời

Lượng Nitrogen trifluoride (NF3) là một loại khí thải gây hiệu ứng
nhà kính có khả năng làm khí quyển Trái Đất nóng gấp hàng nghìn
lần so với khí CO2;
- Kèm theo phát thải các-bon và khí nhà kính, đốt nhiên liệu hóa
thạch, chất thải nhựa và sử dụng các vật liệu độc hại. Một số bình
lưu trữ năng lượng nhiệt mặt trời sử dụng chất lỏng nguy hiểm.
Các tháp điện mặt trời, hoạt động trên nguyên tắc tập trung ánh
sáng mặt trời, đã cho thấy có nguy cơ gây hại cho các loài chim,
tương tự như các tuabin gió;
- Các dung mơi tẩy rửa bề mặt tấm pin, chảy trực tiếp xuống vùng
nền đất hoặc hồ nước, đặc biệt khi hệ thống rửa thiết kế không phù
hợp, không thu hồi nước rửa.

16


Hình 2.2. Rác thải pin năng lượng mặt trời
Nguồn: Tạp chí điện tử Thương hiệu và Cơng luận
2.3. BIỆN PHÁP XỬ LÝ, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC TỚI
MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI
- Về phía Nhà nước: cơ quan nhà nước, bộ Tài nguyên môi trường
cần ra những quy định ràng buộc trách nhiệm nhà sản xuất, nhà
cung ứng tấm Panel để họ có trách nhiệm thu hồi hoặc khuyến
khích những nhà đầu tư tái chế, mặc dù tấm Panel có thời gian sử
dụng tới 20 năm. Việc xử lý hàng trăm ngàn tấm pin phế thải có
nhiều chất độc hại là vấn đề lớn đối với môi trường, đặc biệt là ở
Việt Nam thường có thói quen tấp đống vào một chỗ.
- Về phía người sử dụng: hạn chế việc xả thải nước rửa các tấm pin
ra môi trường, cần sử dụng đúng cách, theo hướng dẫn sử dụng.


17


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, bài tiểu luận đã trình bày các tác động của
việc sử dụng năng lượng mặt trời tới con người và môi trường.
Năng lượng mặt trời đã và đang đem lại nguồn năng lượng dồi
dào, tích cực cho con người. Bên cạnh đó, những hạn chế, tiêu cực
mang lại cũng không hề nhỏ. Chương 3 của tiểu luận sẽ liên hệ
thực tế tại tỉnh Quảng Ngãi, từ đó đề xuất một số giải pháp phát
triển năng lượng mặt trời tại địa phương.

18


CHƯƠNG 3
VIỆC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI TẠI TỈNH
QUẢNG NGÃI
3.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VÀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG MẶT
TRỜI TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI
Nhà máy điện mặt trời Thiên Tân - Nhà máy điện mặt trời đầu tiên
ở Việt Nam. Nhà máy này được Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây
Dựng Thiên Tân làm chủ đầu tư và được xây dựng với công suất là
19.2 MW. Tổng chi phí đầu tư của dự án lên đến 800 tỷ đồng và
được xây dựng trên diện tích 24 hecta. Dự án này tọa lạc tại Thôn
Đạm Thủy, Xã Đức Minh, Mộ Đức, Quảng Ngãi. Dự án nhà máy
điện mặt trời siêu khủng này được khởi công vào ngày 29/8/2015
và hiện nay đi vào hoạt động với công suất điện cung cấp cho điện
lưới mỗi năm lên đến 28 triệu KWh. Thiên Tân được xem là nhà
máy điện mặt trời lớn đầu tiên tại nước ta.


Hình 3.1. Dự án điện mặt trời Thiên Tân tại tỉnh Quảng Ngãi
Nguồn: Vietnamplus.vn

19


3.2. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI Ở
TỈNH QUẢNG NGÃI
Tỉnh Quảng Ngãi hiện là một trong những tỉnh sử dụng năng
lượng mặt trời hiệu quả nhất cả nước, với nhà máy điện mặt trời
Thiên Tân, nhà máy điện mặt trời lớn đầu tiên ở nước ta, mang lại
sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực năng lượng mặt trời.
Để phát triển hơn nữa về năng lượng mặt trời, có thể đề xuất
một số giải pháp như:
- Triển khai xây dựng thêm các dự án điện mặt trời, lấy mẫu dự án
Thiên Tân để phát triển các dự án tầm cỡ hơn;
- Tỉnh Quảng Ngãi đề xuất Chính phủ xem xét các cơ chế khuyến
khích phát triển các dự án điện mặt trời. Càng nhiều chính sách hỗ
trợ thì càng thu hút được lượng vốn đầu tư trong và ngoài nước về
lĩnh vực này;
- Quan tâm đến chất lượng đời sống người lao động làm việc trong
các nhà máy điện mặt trời để thu hút nguồn lao động làm việc
nhiều hơn trong các dự án này.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 của bài tiểu luận đã liên hệ thực tế tại địa phương
tỉnh Quảng Ngãi, qua đó đánh giá sơ bộ tình hình sử dụng và phát
triển năng lượng mặt trời, qua đó đưa ra một số đề xuất để phát
triển năng lượng mặt trời tại địa phương.


20


KẾT LUẬN
Điện mặt trời là nguồn năng lượng sạch, vô tận, đem lại sự phát
triển bền vững và cần được đầu tư bài bản. Việt Nam là nước có
tiềm năng dồi dào về nguồn năng lượng này. Sự thành công từ
những dự án năng lượng điện mặt trời hứa hẹn một tương lai tươi
sáng về sử dụng năng lượng mặt trời ở Việt Nam.
Qua bài tiểu luận này, em đã khái quát về tình hình sử dụng
nguồn năng lượng điện mặt trời của Việt Nam nói chung và tỉnh
Quảng Ngãi nói riêng. Điện mặt trời là nguồn năng lượng mang lại
nhiều hiệu quả trong việc tìm kiếm các giải pháp thay thế nguồn
nhiên liệu như: than, đá…Bên cạnh đó vẫn cịn nhiều những hạn
chế tiêu cực ảnh hưởng đến mơi trường và con người. Bài tiểu luận
đã đề xuất một số giải pháp để phát triển nguồn năng lượng có sẵn
này.
Do những hạn chế về kiến thức thực tiễn, thời gian tìm hiểu
thực tế chưa nhiều nên bài tiểu luận của em khơng tránh khỏi
những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự quan tâm, góp ý và
chỉ bảo của các thầy cơ giáo để bài tiểu luận được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

21


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Thị Kim Hà, 2020, Bài giảng Môi trường và con người;
2. Trang web: />
22




×