Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại và hướng hoàn thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.9 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI
KHOA LUẬT

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Lớp tín chỉ:
HỌC KỲ …I…. NĂM HỌC…2021-2022……

Đề tài:
Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về khởi tố vụ án hình
sự theo yêu cầu của người bị hại và hướng hoàn thiện

Họ và tên sinh viên: Phạm Bảo Chi
Mã SV:
Ngày/tháng/năm sinh:
Lớp niên chế:
Họ và tên giảng viên:

HÀ NỘI - 2021


DANH MỤC VIẾT TẮT
1. TTHS - Tố tụng hình sự
2. BLHS - Bộ luật hình sự
3. BLTTHS - Bộ luật tố tụng hình sự


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
I.Khởi tố vụ án hình sự


1.
2.
3.
4.

Khái niệm
Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự
Nhiệm vụ của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự
Ý nghĩa của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự

II.Người bị hại và khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại
1. Người bị hại
2. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại
2.1Khái niệm
2.2Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại
III. Một số vướng mắc trong thực tiễn khi áp dụng chế định khởi tố vụ án hình
sự theo yêu cầu của người bị hại và hướng hoàn thiện.
1.
2.
3.
4.
5.

Về các trường hợp khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại
Về chủ thể yêu cầu khởi tố
Về hình thưc thể hiện của yêu cầu, khởi tố
Về trường hợp rút yêu cầu khởi tố tại phiên tòa
Một số vướng mắc khác trong thực tiễn

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

LỜI MỞ ĐẦU


Giai đoạn khởi tố vụ án hình sự là một trong những giai đoạn có ý nghĩa quan
trọng trong quá trình TTHS. Nhiệm vụ chính của giai đoạn này là xác định xem sự
việc xảy ra có dấu hiệu tội phạm hay khơng để từ đó tạo cơ sở cho các giai đoạn tố
tụng tiếp theo được tiến hành một cách thuận lợi. Có thể nói khởi tố vụ án hình sự
khơng chỉ có ý nghĩa về mặt pháp lý là giai đoạn khởi động và có tính định hướng
cho các giai đoạn tố tụng tiếp theo mà cịn có ý nghĩa thiết thực trong cơng tác đấu
tranh phịng chống tội phạm khiến cho mọi tội phạm đều bị phát hiện và được xử
lý nghiêm minh. Để đạt được điều đó khởi tố vụ án hình sự địi hỏi phải có căn cứ,
đúng thẩm quyền và theo đúng trình tự thủ tục tố tụng mà pháp luật quy định.
Trong TTHS, người bị hại đóng vai trị quan trọng trong thành phần những người
tham gia tố tụng. Việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại khi
tham gia TTHS là một yêu cầu đang được đặt ra. Chính vì thế mà quyền u cầu
khởi tố vụ án của người bị hại là một trong những vấn đề cần được quan tâm nên
em xin đi nghiên cứu vấn đề về: “Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị
hại và việc hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.”
Bài làm cịn nhiều thiếu sót mong thầy cơ góp ý để kiến thức của em được hồn
thiện hơn.

NỘI DUNG
I.Khởi tố vụ án hình sự.


1.Khái niệm.
Theo giáo trình Luật tố tụng hình sự - Trường đại học Luật Hà Nội thì “Khởi tố vụ
án hình sự là giai đoạn tố tụng hình sự đầu tiên mà trong đó cơ quan tư pháp hình

sự có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng hình sự tiến hành
việc xác định có (hay không) các dấu hiệu của tội phạm trong hành vi nguy hiểm
cho xã hội đã được thực hiện, đồng thời ban hành quyết định về việc khởi tố (hoặc
không khởi tố) vụ án hình sự liên quan đến hành vi đó.”
Quyết định khởi tố vụ án là cơ sở pháp lý đầu tiên để thực hiện việc điều tra. Quyết
định này làm phát sinh quan hệ pháp luật tố tụng hình sự giữa cơ quan có thẩm
quyền và những người tham gia tố tụng.
Mục tiêu cụ thể của khởi tố vụ án hình sự là xác định các dấu hiệu của tội phạm,
bảo đảm phát hiện nhanh chóng mọi hành vi phạm tội thông qua những hoạt động
kiểm tra, xác minh kịp thời các nguồn tin về tội phạm, góp phần ngăn ngừa xử lý
kịp tời tội phạm và người phạm tội.
Như vậy, giai đoạn khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng
hình sự tạo ra những điều kiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ xác định tội phạm
và người phạm tội ở các giai đoạn tiếp theo, góp phần bảo đảm không một tội
phạm nào không bị phát hiện không một tội phạm nào bị truy cứu trách nhiệm hình
sự oan. Hay nói một cách khác khởi tố vụ án hình sự là một giai đoạn tố tụng độc
lập làm cơ sở cho các hoạt động tố tụng tiếp theo của quá trình giải quyết vụ án
hình sự.
2.Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự
Cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự bao gồm cơ quan tiến hành tố tụng
(Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án) và các cơ quan khác (Cơ quan Hải quan,
Kiểm lâm, đơn vị Bộ đội biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác
của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số
hoạt động điều tra):
- Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự:
+ Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra:
Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với
tất cả các tội phạm trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều
tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối
cao.



Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với
những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự.
Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định khởi tố vụ án hình
sự đối với những tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán
bộ thuộc cơ quan tư pháp.
+ Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Viện kiểm sát
Viện kiểm sát quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp: Khi thấy quyết
định khơng khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, cơ quan khác trong Công
an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động
điều tra, lực lượng Cảnh sát biển, đơn vị Bộ đội biên phịng, cơ quan Hải quan,
Kiểm lâm khơng có căn cứ thì Viện kiểm sát huỷ bỏ quyết định đó và ra quyết định
khởi tố vụ án hình sự. Viện kiểm sát cũng có quyền quyết định khởi tố vụ án hình
sự trong trường hợp Hội đồng xét xử yêu cầu khởi tố vụ án.
+ Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng xét xử
Hội đồng xét xử khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên toà phát hiện
được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra.
- Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của các cơ quan khác
+ Đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển
khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự
trong lĩnh vực quản lý của mình thì có thẩm quyền khởi tố vụ án.
+ Các cơ quan khác trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm
vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự khi
thực hiện nhiệm vụ mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm quyền
điều tra của mình.
3.Nhiệm vụ của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự.
Nhiệm vụ của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự là xác định có hay khơng có dấu hiệu
của tội phạm để ra quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án. Để
thực hiện nhiệm vụ này cơ quan có thẩm quyền sau khi tiếp nhận tố giác, tin báo về

tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố, trong phạm vi thẩm quyền của mình và thời hạn
luật định phải tiến hành các hoạt động kiểm tra, xác minh các tin tức về tội phạm
bằng những biện pháp như:


- Kiểm tra giấy tờ tuỳ thân, hộ khẩu, đăng ký tạm trú của người bị tố cáo; yêu cầu
cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội hoặc công dân có liên quan đến sự việc cung cấp
những tài liệu cần thiết.
- Yêu cầu cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội có liên quan giải thích rõ sự việc nhằm
mục đích làm rõ dấu hiệu tội phạm. Khi yêu cầu giải thích, cơ quan có thẩm quyền
khơng được áp dụng các biện pháp hỏi cung hoặc cưỡng chế tố tụng đối với người
được yêu cầu giải thích.
- Khi cần thiết phải kiểm tra nội bộ cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội thì phải yêu
cầu cơ quan, tổ chức hữu quan tự kiểm tra hoặc yêu cầu cơ quan thanh tra tiến
hành thanh tra để làm rõ sự việc.
- Nếu bắt người trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang thì tiến hành
lấy lời khai của người bị bắt.
- Trong trường hợp cần thiết thì khám nghiệm hiện trường và tiến hành các biện
pháp khác theo quy định của BLTTHS để xác định dấu hiệu tội phạm.
4. Ý nghĩa của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự
- Là cơ sở pháp lý khởi động giai đoạn điều tra vụ án
- Có tính chất định hướng cho giai đoạn tố tụng tiếp theo
Ý nghĩa chính trị xã hội:
- Thể hiện sự kiên quyết cũng như quan tâm của Nhà nước trong việc đấu tranh
phòng chống tội phạm.
- Thể hiện tinh thần trách nhiệm của các cơ quan có chức năng chuyên trách nói
riêng và các cơ quan, tổ chức khác nói chung trong cơng tác phịng chống tội
phạm.
- Bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
II.Người bị hại và khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại

1.Người bị hại
Ở Việt Nam, khái niệm người bị hại lần đầu tiên xuất hiện trong Thông tư số
16/TATC ngày 27/09/1974 của TANDTC. Theo đó, người bị hại được định nghĩa:
“là công dân đã bị kẻ phạm pháp trực tiếp xâm phạm đến thể chất, tài sản, hoặc
xâm phạm về tinh thần (như bị lăng nhục, đánh, giết, trộm cắp, lừa đào…)”.


Tại khoản 1 Điều 62 BLTTHS năm 2015 quy định: “Bị hại là cá nhân trực tiếp bị
thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài
sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra”.
Tóm lại, các quy định của pháp luật việt Nam về người bị hại thay đổi theo từng
giai đoạn. Người bị hại được hiểu thống nhất là chỉ con người cụ thể, cá nhân bị tội
phạm gây thiệt hại trực tiếp về tinh thần, thể chất hoặc tài sản chứ không thể là
pháp nhân hay cơ quan, tổ chức.
2. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại
2.1Khái niệm
Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại lần đầu tiên được quy định
trong BLTTHS 1988 và sau đó, trên cơ sở kế thừa, BLTTHS 2015 tiếp tục quy định
với những sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với đòi hỏi của thực tế. Tuy nhiên, cả hai
BLTTHS đều không đưa ra khái niệm khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người
bị hại. Mặc dù vậy, khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại được xem
là trường hợp đặc biệt của khởi tố vụ án hình sự, cho nên nó sẽ có những đặc điểm
chung của khởi tố vụ án hình sự.
Đối với các vụ án hình sự được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, giai đoạn
khởi tố vẫn được xác định là giai đoạn mở đầu của quá trình tố tụng. Tuy nhiên,
trong giai đoạn khởi tố của những vụ án hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu
của người bị hại cần có yêu cầu khởi tố vụ án từ phía người bị hại. Nếu khơng có
u cầu khởi tố của người bị hại thì Cơ quan điều tra khơng được ra quyết định
khởi tố vụ án. Đây là điểm khác biệt so với giai đoạn khởi tố của các vụ án hình sự
khác.

2.2 Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại.
Như đã phân tích ở trên, cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án gồm các cơ quan
tiến hành tố tụng và các cơ quan khác. Nhưng với những vụ án hình sự được khởi
tố theo yêu cầu của người bị hại, không phải cơ quan nào trong số các cơ quan có
thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự đều được khởi tố. Các cơ quan như đơn vị Bộ
đội biên phòng, cơ quan Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển… do chỉ có
thẩm quyền khởi tố vụ án khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm trong lĩnh vực quản
lý của mình nên có thể khẳng định các cơ quan này khơng có thẩm quyền khởi tố
vụ án do người bị hại u cầu. Cịn về phía các cơ quan tiến hành tố tụng, thẩm
quyền khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại chỉ thuộc về một số cơ
quan nhất định, đó là Cơ quan cảnh sát điều tra trong Công an nhân dân và Cơ


quan điều tra hình sự trong Quân đội nhân dân. Viện kiểm sát, Toà án, Cơ quan an
ninh điều tra trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra của
Viện kiểm sát nhân dân tối cao khơng có thẩm quyền khởi tố những vụ án hình sự
chỉ được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại do các cơ quan này chỉ được quyền
khởi tố vụ án trong những trường hợp nhất định hoặc đối với một số loại tội phạm
cụ thể theo quy định. Chẳng hạn như Cơ quan an ninh điều tra trong Công an nhân
dân ra quyết định khởi tố vụ án đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia hay Cơ
quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền khởi tố vụ án về
các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ
quan tư pháp. Từ đây có thể thấy, mặc dù luật khơng quy định rõ nhưng có thể
khẳng định rằng chỉ những cơ quan nào có thẩm quyền khởi tố đối với 10 trường
hợp phạm tội được quy định tại khoản 1 Điều 155 BLTTHS 2015 thì cơ quan đó
mới có thẩm quyền khởi tố đối với các vụ án chỉ được khởi tố theo yêu cầu của
người bị hại.
Trong các vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, để xác định dấu hiệu
tội phạm thì sau khi có yêu cầu khởi tố vụ án của người bị hại Cơ quan Điều tra
phải tiến hành các hành vi tố tụng như đối với các vụ án thông thường. Nếu chưa

có yêu cầu của người bị hại, Cơ quan điều tra vẫn có thể xác minh, kiểm tra tin
báo, tố giác về tội phạm nhưng không được ra quyết định khởi tố vụ án. Trong một
số trường hợp, người bị hại khơng biết họ có quyền u cầu khởi tố vụ án thì Cơ
quan điều tra phải thơng báo cho người bị hại biết, hỏi họ có yêu cầu khởi tố vụ án
không và hướng dẫn họ làm các thủ tục cần thiết.
III. Một số vướng mắc trong thực tiễn khi áp dụng chế định khởi tố vụ án
hình sự theo yêu cầu của người bị hại và hướng hoàn thiện.
Quy định khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại thể hiện sự quan tâm của nhà
nước tạo điều kiện cho người bị hại được cân nhắc tính tốn xem việc khởi tố vụ
án hình sự có gây bất lợi cho họ hay không.
1. Về các trường hợp khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại.
Theo khoản 1 điều 155 BLTTHS 2015 quy định 10 tội chỉ được khởi tố khi có yêu
cầu của người bị hại và đều thuộc khoản 1 của các điều: 134, 135, 136, 138, 139,
141, 143, 155 và 226 của BLHS.
Thực tiễn cho thấy, có những hành vi thuộc một số loại tội lẽ ra nên trao cho người
bị hại quyền yêu cầu khởi tố nhưng luật lại không quy định. Cụ thể như:


Trong tội xâm phạm đến sức khỏe của người khác trong khi thi hành công
vụ (giống như tội cố ý gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của người khác
nhưng chỉ khác chủ thể là người có chức vụ, quyền hạn và phạm tội trong lúc thi
hành công vụ), vì vậy, nên đưa hai tội này vào trường hợp khởi tố theo yêu cầu của
bị hại.
Trong các tội xâm phạm quyền tự do dân chủ của cơng dân có quy định tội
bắt người, giữ hoặc giam người trái pháp luật, tội xâm phạm chỗ ở của công dân,
tội buộc người lao động, cán bộ, công chức thôi việc trái pháp luật, các tội này xâm
phạm tới quyền cơ bản của con người như quyền tự do thân thể, quyền bất khả xâm
phạm về chỗ ở, quyền được lao động. Đối tượng bị xâm hại trực tiếp là các quyền
của người bị hại, vì vậy, nên để cho người bị hại được tự do lựa chọn hình thức xử
lý sao cho có lợi nhất đối với họ thơng qua việc yêu cầu hoặc không yêu cầu khởi

tố vụ án.
Trong các tội xâm phạm sở hữu có tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài
sản, tội chiếm giữ trái phép tài sản, tội sử dụng trái phép tài sản, tội hủy họa hoặc
cố ý làm hư hỏng tài sản, tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, đối tượng
bị xâm hại trong các trường hợp này chỉ thuần túy về mặt tài sản. Những trường
hợp này thông thường người bị hại chỉ cần thu hồi lại tài sản hoặc khắc phục hậu
quả là đủ, vì vậy, nên đưa vào trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại để
chuyển giao quyền định đoạt việc xử lý người phạm tội cho người bị hại.
Từ những phân tích trên, em thấy BLTTHS cần phải nghiên cứu, sửa đổi phạm vi
áp dụng chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, theo hướng
bỏ trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại đối với tội hiếp dâm và quy
định thêm một số trường hợp phải khởi tố theo yêu cầu của người bị hại như đe
dọa giết người; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
trong khi thi hành công vụ; bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật; xâm phạm chỗ
ở của công dân; buộc người lao động, cán bộ, công chức thôi việc trái pháp luật;
lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, chiếm giữ trái phép tài sản; sử dụng trái
phép tài sản; hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản vô ý gây thiệt hại nghiêm
trọng đến tài sản.
2. Về chủ thể yêu cầu khởi tố.
Tại khoản 1 Điều 155 BLTTHS 2015 quy định một số trường hợp chỉ được khởi tố
khi có “yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi,
người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.”.


Trong thực tế, khi áp dụng quy định này đã nảy sinh vướng mắc ở một số trường
hợp.
Ví dụ: Trường hợp A và B đánh nhau, người bị hại có tỷ lệ thương tật 15% thuộc
khoản 1 Điều 134 BLHS, trong quá trình điều tra, người bị hại A (gần đủ 18 tuổi)
không yêu cầu xử lý nhưng cha của A (đại diện hợp pháp của người bị hại) lại yêu
cầu xử lý. Về sự việc này có một số ý kiến khác nhau:

Ý kiến thứ nhất, A chưa đủ 18 tuổi nhưng hồn tồn có khả năng thể hiện được ý
chí của mình nên phải chấp nhận theo u cầu của người bị hại, chỉ trong trường
hợp người bị hại cịn q nhỏ hoặc bị bệnh khơng đủ khả năng nhận thức và điều
khiển hành vi để đưa ra u cầu của mình thì lúc đó người đại diện hợp pháp của
người bị hại mới có quyền yêu cầu.
Ý kiến thứ hai, trong mọi trường hợp người bị hại là người chưa thành niên, người
có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất thì quyền yêu cầu khởi tố phải thuộc về
người đại diện hợp pháp của người bị hại, điều đó xuất phát từ những nghiên cứu
tâm sinh lý của người chưa thành niên và người có nhược điểm về tâm thần hoặc
thể chất, do còn nhỏ tuổi hoặc có nhược điểm về tinh thần thể chất mà làm hạn chế
khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của những người này nên tinh thần của
điều luật quy định đã thể hiện rõ không giao quyền yêu cầu khởi tố cho họ.
Theo em, trong sự việc trên, nhận thức như ý kiến thứ hai là không đúng. Vì vậy,
theo em, luật nên quy định cụ thể và rõ ràng hơn, theo hướng nếu người bị hại là
người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất thì chỉ
người đại diện hợp pháp của người bị hại mới có quyền u cầu.
3. Về hình thưc thể hiện của yêu cầu, khởi tố.
BLTTHS 2015 không quy định hình thức yêu cầu khởi tố là gì nhưng thông thường
yêu cầu khởi tố của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại
được thể hiện trong đơn hoặc họ trực tiếp trình bày (sau đó được lập thành biên
bản ghi ý kiến hoặc biên bản ghi lời khai). Trong khoa học pháp lý cũng như thực
tiễn áp dụng thì cả 2 trường hợp trên yêu cầu đều được chấp nhận và có giá trị
pháp lý như nhau. Tuy nhiên, hện nay cịn có sự nhận thức chưa thống nhất, cho
rằng hình thức yêu cầu khởi tố do người bị hại trực tiếp trình bày có mặt hạn chế là
dễ bị làm sai lệch hoặc bị người bị hại phủ nhận.
Trong thực tế các trường hợp trên không nhiều nhưng không phải không xảy ra. Vì
vậy, nên có quy định về hình thức u cầu khởi tố theo hướng người bị hại hoặc
người đại diện hợp pháp của người bị hại phải thể hiện yêu cầu khởi tố trong đơn



u cầu, trừ trường hợp khơng biết chữ hoặc có lý do chính đáng mà họ khơng thể
viết đơn được thì có thể trực tiếp trình bày và nội dung yêu cầu đó phải được lập
thành biên bản.
4. Về trường hợp rút yêu cầu khởi tố tại phiên tòa.
Tại khoản 2 Điều 155 BLTTHS 2015 quy định: “Trường hợp người đã yêu cầu
khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định
người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng
bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát,
Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án”.
Như vậy, BLTTHS chỉ quy định về trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu
cầu trước ngày mở phiển tòa sơ thẩm, còn trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút
u cầu tại phiên tịa thì chưa có quy định xử lý như thế nào. Do vậy, trong thực tế
khi có trường hợp người bị hại rút yêu cầu khởi tố tại phiên tòa đã gây ra sự lúng
túng cho các cơ quan tiến hành tố tụng. Xung quanh vấn đề này có các ý kiến khác
nhau:
Ý kiến thứ nhất cho rằng, gặp trường hợp này thì Hội đồng xét xử phải hỗn phiên
tịa, sau đó ra quyết định đình chỉ vụ án;
Ý kiến thứ 2 cho rằng, Hội đồng xét xử phải vẫn tiến hành xét xử và tuyên án bình
thường như trường hợp người bị hại không rút đơn yêu cầu khởi tố;
Ý kiến thứ 3 cho rằng, Hội đồng xét xử vẫn tiếp tục tiến hành xét xử và kết luận bị
cáo phạm tội nhưng cho họ được miễn hình phạt;
Ý kiến thứ 4 cho rằng, hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử và kết luận bị cáo
phạm tội nhưng không áp dụng hình phạt tù đối với họ nếu có đủ những điều kiện
khác (có thể phạt cảnh cáo, cải tạo khơng giam giữ nếu tội đó có quy định loại hình
phạt này, cũng có thể miễn hình phạt hoặc cho bị cáo hưởng án treo nếu có nhiều
tình tiết giảm nhẹ).
Theo ý kiên của em thì nhận thức ý kiến thứ nhất, thứ hai, thứ ba là chưa hợp lý. Ý
kiến thứ nhất, đặt quá nặng yêu cầu của người bị hại mà coi nhẹ tính chất của cơng
tố, u cầu của người bị hại không phải là quyết định đối với cơ quan tiến hành tố
tụng; hơn nữa, luật chỉ quy định cho người bị hại quyền rút yêu cầu khởi tố trước

ngày mở phiên tịa. Vì vậy, trường hợp người bị hại rút yêu cầu khởi tố tại phiên
tịa khơng thể dẫn tới việc đình chỉ vụ án.


Ý kiến thứ hai lại xem nhẹ yêu cầu của người bị hại, khơng tính đến u cầu của
người bị hại, trong khi đó loại tội phạm này chỉ khởi tố theo yêu cầu của người bị
hại.
Ý kiến thứ ba. Có điểm chưa hợp lý ở chỗ điều kiện miễn trách nhiệm hình phạt là
trường hợp phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51
BLHS, đáng được khoan hồng đặc biệt, nhưng chưa đến mức được miễn trách
nhiệm hình sự; như vậy, nếu người bị hại rút u cầu khởi tố nhưng khơng có nhiều
tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thì cũng khơng thể miễn hình phạt được.
Chỉ có ý kiến thứ tư là phù hợp nhất không đặt năng hoặc xem nhẹ u cầu của
người bị hại mà có tính đến yêu cầu, nguyện vọng của họ khi quyết định hình phạt.
Vì vậy, nên có quy định về trường hợp người bị hại rút yêu cầu khởi tố tại phiên
tòa, theo hướng khi người bị hại rút yêu cầu khởi tố tại phiên tịa thì Hội đồng xét
xử vẫn tiếp tục tiến hành xét xử và kết luận bị cáo phạm tội nhưng có thể miễn
hình phạt nếu có tình tiết giảm nhẹ; phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ nếu tội
đó có quy định loại hình phạt này hoặc cho bị cáo hưởng án treo nếu có đủ điều
kiện.
5. Một số vướng mắc khác trong thực tiễn.
Ngoài 4 nội dung cơ bản nêu trên, trong thực tiễn thường gặp phải một số vướng
mắc khác như:
Trường hợp một người gây thương tích cho nhiều người và đều thuộc trường
hợp quy định tại khoản 1 Điều 134 BLHS nhưng chỉ có một số người có yêu cầu
khởi tố. Về sự việc này, có ý kiến cho rằng, đưa tất cả những người bị thương tích
là người bị hại và xử lý người gây thương tích về hành vi gây ra cho tất cả những
người bị hại đó. Ý kiến khác cho rằng, chỉ có một người bị hại là người có u cầu
khởi tố, những người cịn lại khơng phải là người bị hại và người gây thương tích
khơng phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi gây ra cho những người này. Từ sự

nhận thức còn khác nhau như trên, để nghị Liên ngành tư pháp Trung ương cần
sớm hướng dẫn cụ thể để giúp cho các địa phương tháo gỡ vướng mắc.
Trong các tội xâm phạm sức khỏe, nhất là đối với tội cố ý gây thương tích,
có trường hợp người bị hại bị chém rách mặt, thủng phổi, hay đứt gân tay… chưa
cần giám định cũng biết thương tích của họ trên 11%, có thể khởi tố và áp dụng
ngay biện pháp ngăn chặn đối với đối tượng gây án nhưng luật lại không đề cập
đến điều đó, mà chỉ được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại,
trong khi nhiều người bị hại từ chối giám định thương tích, khơng đề nghị khởi tố,


vì họ đã bị đối tượng gây thương tích tác động, hay vì khoản tiền đền bù hậu
hĩnh…nên cơ quan pháp luật không thể xử lý được, điều này ảnh hưởng không nhỏ
đến việc đấu tranh, xử lý tội phạm, nhất là các tội phạm hoạt động có tổ chức với
tính chất cơn đồ, sử dụng hung khí nguy hiển. Do vậy, theo em nên sửa đổi theo
hướng dẫn quy định tội cố ý gây thương tích phải khởi tố theo yêu cầu của người
bị hại nhưng loại trừ trường hợp hành vi có tính chất cơn đồ, sử dụng hung khí
nguy hiểm.

KẾT LUẬN
Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn mở đầu và hết sức quan trọng trong quá trình
tiến hành tố tụng hình sự. Khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại là trường
hợp đặc biệt của khởi tố vụ án hình sự, khi pháp luật trao có dấu hiệu tội phạm xử
lý theo trình tự tố tụng hình sự thơng qua quyền u cầu hoặc không yêu cầu khởi
tố vụ án.


Ở Việt Nam, qua thực tiễn xét xử cũng như thực tế cho thấy, mặc dù bị thiệt hại do
hành vi phạm tội gây ra nhưng có trường hợp người bị hại khơng muốn đưa ra xử
lý vì có thể ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín và tương lai của họ hoặc
giữa người bị hại và kẻ gây thiệt hại có những mối quan hệ nhất định. Trong quá

trình áp dụng chế định này cho thấy, mặc dù cịn có nhiều vướng mắc nhưng quy
định này đã từng bước phát huy hiệu quả, quyền và lợi ích của người bị hại đã
được bảo vệ tốt hơn.
Từ những nghiên cứu về vấn đề khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị
hại em nhận thấy rằng pháp luật quy định về vấn đề này vẫn cịn nhiều thiếu sót
cho nên việc sửa đổi, bổ sung BLTTHS 2015 là việc cần thiết vì đây là một trong
những quyền quan trọng của người bị hại thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đến
nguyện vọng và lợi ích chính đáng của người bị hại.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
Bộ luật hình sự năm 2015
Giáo trình luật tố tụng Hình sự Việt nam. Trường Đại học Luật Hà Nội
Trình tự giải quyết vụ án hình sự. T/g: Mai Thanh Hiếu, Nguyễn Chí Cơng.


5. Một số vấn đề về Luật tố tụng Hình sự. T/g: Võ Thọ.



×