Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

TIỂU LUÂN TÀI NGUYÊN RỪNG CỦA TỈNH TUYÊN QUANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (933.43 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
KHOA MÔI TRƯỜNG
BỘ MÔN ĐỊA SINH THÁI VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
----------

TIỂU LUẬN
MÔN: MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI
ĐỀ TÀI
TÌM HIỂU TÀI NGUYÊN RỪNG CỦA TỈNH TUYÊN QUANG

Giảng viên

: ThS. Trần Thị Kim Hà

Sinh viên thực hiện

: Trương Việt Hoàng

Mã số sinh viên

: 1721060088

HÀ NỘI - 2022


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài
Rừng vừa là tài nguyên, vừa là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng, có
khả năng tái tạo, là nguồn lực to lớn của đất nước, là yếu tố quan trọng bậc
nhất giúp cải thiện môi trường sinh thái, tạo nguồn sinh thủy, phịng hộ, góp
3


phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Việc quản lý,
bảo vệ rừng gắn với phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững là nhiệm vụ
quan trọng, thường xuyên của cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị từ tỉnh
đến cơ sở và của toàn dân, nhất là những người dân làm nghề rừng và sống
gần rừng.
Trong nhiều năm gần đây, tài nguyên rừng nhiệt đới ngày càng bị suy
giảm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh thái môi trường và đời
sống của người dân. Trên thế giới trung bình hàng năm rừng nhiệt đới mất đi
khoảng 11 triệu ha. Mất rừng để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng như hạn
hán, lũ lụt thường xuyên xảy ra, nạn ô nhiễm môi trường cũng đang là vấn
đề bức thiết ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của con người. Ngày nay
biến đổi khí hậu là vấn đề của tồn nhân loại chứ khơng chỉ riêng của bất cứ
một quốc gia nào, chúng ta đang phải trả giá cho những hành động phá rừng,
khai thác quá mức.
Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc với diện tích tự nhiên trên
580.000 ha, trong đó trên 448.000 ha đất lâm nghiệp (chiếm 76% diện tích
tự nhiên), diện tích rừng hiện có trên 422.000 ha, có thế mạnh về phát triển
kinh tế lâm nghiệp, chế biến gỗ xuất khẩu, du lịch sinh thái. Trong nhiều
năm qua, tỉnh Tuyên Quang luôn đặc biệt quan tâm đến công tác quản lý,
bảo vệ rừng và phát triển kinh tế lâm nghiệp, từng bước cải thiện đời sống
của người dân làm nghề rừng.
Nhận thức được sự quan trọng của tài nguyên rừng đối với hệ sinh
thái và con người, em đã lựa chọn đề tài “Tìm hiểu tài nguyên rừng của

tỉnh Tuyên Quang” làm đề tài nghiên cứu cho bài tiểu luận của mình.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài được nghiên cứu nhằm đạt được những mục đích sau:
Một là, đánh giá tổng quan về tỉnh Tuyên Quang về điều kiện tự nhiên
và điều kiện kinh tế - xã hội;
4


Hai là, đánh giá thực trạng tài nguyên rừng ở tỉnh Tuyên Quang, xác
định một số luận cứ cho việc phát triển trồng rừng sản xuất bền vững ở tỉnh
Tuyên Quang;
Ba là, đánh giá sự ảnh hưởng môi trường rừng đối với hệ sinh thái ở
tỉnh Tuyên Quang và đề xuất một số giải pháp.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tài nguyên rừng
Phạm vi nghiên cứu: Tài nguyên rừng của tỉnh Tuyên Quang
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thiện bài tiểu luận này, trong quá trình nghiên cứu đề tài em
đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tham khảo các tài liệu về tài nguyên
rừng để thu thập những thông tin cần thiết phục vụ cho việc hoàn thành đề
tài nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu, tìm hiểu các tài liệu,
giáo trình, các tài liệu liên quan đến tài nguyên rừng.
Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp tài liệu: Thống kê những
thơng tin, dữ liệu thu thập được để tiến hành phân tích, đánh giá. Sau đó
thơng tin sẽ được tập hợp lại để đưa ra những nhận định tổng hợp, khách
quan, từ đó phát hiện những ưu, nhược điểm, tìm ra nguyên nhân và giải
pháp.
5. Ý nghĩa của đề tài

Đề tài đánh giá sơ bộ về tài nguyên rừng, thực trạng tài nguyên rừng
của tỉnh Tuyên Quang. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã bám sát mục tiêu,
nhận diện được những thành cơng, bất cập trong một số chính sách, chương
trình, dự án đầu tư phát triển trồng rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh Tuyên
5


Quang trong thời gian qua. Qua đó đề xuất các giải pháp có tính khả thi góp
phần đẩy mạnh phát triển rừng trồng sản xuất của tỉnh Tuyên Quang.
6. Kết cấu bài tiểu luận
Ngoài các phần mục lục, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu, tài
liệu tham khảo, phụ lục thì tiểu luận gồm ba phần chính như sau:
Chương 1: Tổng quan khu vực nghiên cứu
Chương 2: Hiện trạng tài nguyên rừng của tỉnh Tuyên Quang
Chương 3: Ảnh hưởng của môi trường rừng đến hệ sinh thái tại tỉnh Tun
Quang.
Do thời gian tìm hiểu và kinh nghiệm cịn nhiều hạn chế nên Bài tiểu
luận của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý
kiến của cô về bài tiểu luận này. Em xin chân thành cảm ơn!

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1. ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
1.1.1. Vị trí địa lý
- Tuyên Quang là một tỉnh thuộc vùng Đơng Bắc, phía Bắc giáp tỉnh
Hà Giang, phía Đơng Bắc giáp Cao Bằng, phía Đông giáp Bắc Kạn và Thái
6


Nguyên, phía Nam giáp Vĩnh Phúc, phía Tây -Nam giáp Phú Thọ, phía Tây

giáp Yên Bái;
- Diện tích tự nhiên của tỉnh là 5.820,02 km2 (chiếm 1,76% diện tích
cả nước) với dân số khoảng hơn 780 nghìn người (chiếm 0,88 dân số cả
nước);
- Tuyên Quang nằm ở trung tâm của lưu vực sông Lô. Sông Gâm chảy
qua tỉnh theo hướng Bắc - Nam và nhập vào sơng Lơ ở phía Tây Bắc huyện
Yên Sơn chỗ giáp ranh giữa ba xã Phúc Ninh, Thắng Quân và Tân Long.
1.1.2. Địa hình
Địa hình của Tuyên Quang tương đối đa dạng, phức tạp với hơn 73%
diện tích là đồi núi. Phần lớn địa hình có hướng nghiêng từ bắc - tây bắc
xuống nam - đơng nam. Các dãy núi chính cũng chạy theo hướng này và có
cấu trúc vịng cung rõ rệt, nhưng khơng kéo dài liên tục, mà bị chia cát thành
những khối rời rạc (cánh cung sơng Gâm).
1.1.3. Khí hậu
Tun Quang nằm ở khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa với
mùa đơng lạnh, khơ hạn và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều:
- Tổng lượng bức xạ trung bình năm là 80 - 85 kcal/cm 2, lượng nhiệt
trung bình năm là 8000 - 8500oC;
- Nhiệt độ trung bình năm ở Tun Quang là 22-24 oC. Thời kì nóng
nhất thường diễn ra vào tháng 6 và tháng 7, cá biệt có ngày lên tới 39 - 40 oC.
Thời kì lạnh nhất thường là các tháng 12,1. Nhiệt độ thấp nhất xuống dưới
5oC;
- Chế độ gió ở Tuyên Quang thay đổi theo mùa. Về mùa hạ, hướng gió
thịnh hành là đơng nam và nam. Về mùa đơng, khi gió mùa đơng bắc tràn
về, hướng gió chủ yếu là bắc và đơng bắc.
7


Nhìn chung khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tạo ra những điều kiện
thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, nhất là đối với nông nghiệp. Với một

mùa đông lạnh, nơi đây có khả năng sản xuất được cả các sản phẩm nông
nghiệp của cân nhiệt và ôn đới. Tuy nhiên, các tai biến thiên nhiên như
sương muối, mưa đá, lốc, bão…đã có ảnh hưởng nhiều đến đời sống và sản
xuất của nhân dân trong tỉnh, đặc biệt là đối với nông, lâm nghiệp.
1.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI
1.2.1. Dân số
- Tuyên Quang là đơn vị hành chính Việt Nam đơng thứ 53 về số dân,
với số dân khoảng hơn 780 nghìn người, đứng thứ 53 về dân sổ ở nước ta,
người dân đa số là dân tộc Kinh, ngồi ra cịn có các dân tộc khác như:
Mông, Mường…
- Sau năm 1945, tỉnh Tuyên Quang gồm một thị xã và năm huyện:
Chiêm Hoá, Hàm Yên, Na Hang, Sơn Dương, và Yên Sơn. Tháng 12 - 1275,
Hà Giang và Tuyên Quang nhập với nhau thành tỉnh Hà Tuyên. Năm 1990,
tỉnh Tuyên Quang được thành lập trên cơ sở tách tỉnh Hà Tuyên;
- Hiện nay, tỉnh Tuyên Quang được chia làm sáu đơn vị hành chính,
bao gồm: 1 thị xã (Tuyên Quang) và 5 huyện (Na Hang, Chiêm Hoá, Hàm
Yên, Yên Sơn, Sơn Dương).

8


Hình 1.1. Bản đồ đơn vị hành chính tỉnh Tun Quang (Nguồn: internet)

1.2.2. Kinh tế
- Trong những năm qua, nền kinh tế của tỉnh tăng trưởng với tốc độ khá
cao, GDP tăng bình quân năm 2020 đạt 15,52%; GDP bình quân đầu người
theo giá hiện hành đạt 25,0 triệu đồng/người/năm; cơ cấu kinh tế tiếp tục
chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ
trọng ngành nông, lâm nghiệp (nông lâm nghiệp chiếm 26%; công nghiệp xây dựng 34,5%; dịch vụ 39,5%); thu ngân sách tỉnh năm 2020 đạt trên
65,487 triệu USD; giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt 61,44 triệu USD.

- Cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật được tăng cường đáng kể, nhất là hệ
thống giao thông, điện, thông tin liên lạc, thủy lợi... Nơng, lâm nghiệp tiếp tục
có bước chuyển biến mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa, trong đó thành tựu
nổi bật nhất là đưa một số giống cây, con mới, có hiệu quả kinh tế cao vào sản
xuất, hình thành các vùng chuyên canh.
- Lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tục được quan tâm đầu tư, phát triển
hài hoà hơn với tăng trưởng kinh tế, đáp ứng tốt hơn nhu cầu nâng cao dân trí,
phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, hưởng thụ văn hóa,
9


nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; trong đó có những mặt đạt
kết quả rất nổi bật: Chất lượng giáo dục và đào tạo, bảo vệ và chăm sóc sức
khoẻ nhân dân được nâng lên. Đời sống văn hố tinh thần của nhân dân khơng
ngừng được cải thiện. Lao động, việc làm, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã
hội, phòng chống tệ nạn xã hội đạt được một số kết quả quan trọng. Cải cách
hành chính được duy trì.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, bài tiểu luận đã trình bày tổng quan về khu vực nghiên
cứu là tỉnh Tuyên Quang. Từ đó làm cơ sở để phân tích hiện trạng tài nguyên
rừng của tỉnh Tuyên Quang được thực hiện trong chương 2.

10


CHƯƠNG 2
HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG CỦA TỈNH TUYÊN
QUANG
2.1. TÀI NGUYÊN RỪNG CỦA TỈNH TUYÊN QUANG
Tỉnh Tuyên Quang có 445 nghìn 188,4 ha đất lâm nghiệp, trong đó

diện tích có rừng là 397.254,4 ha. Riêng rừng đặc dụng có 48.899 ha với
nhiều khu rừng nguyên sinh được khoanh thành khu bảo tồn thiên nhiên.
Trong đó có nhiều lồi gỗ q và động vật rừng quý hiếm được ghi trong
sách đỏ như voọc đen má trắng, voọc mũi hếch, khỉ, gấu,…

Hình 2.1. Tài nguyên rừng tại tỉnh Tuyên Quang (Nguồn: baodientutinhtuyenquang)

2.2. TÌNH HÌNH KHAI THÁC SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN RỪNG CỦA
TÌNH TUYÊN QUANG
- Nhiều năm gần đây, lợi dụng địa hình hiểm trở, vùng giáp ranh giữa
các huyện và với tỉnh khác, lâm tặc tụ thành những tốp nhỏ, sử dụng xe môtô và cưa xăng, sau khi đốn hạ cây lập tức chia lẻ lợi dụng những thời điểm
mưa bão, chập choạng tối, sử dụng các lối mòn để vận chuyển gỗ. Do lợi
nhuận cao nên nhiều người liều mạng để vi phạm. Một trong những nguyên
11


nhân để xảy ra tình trạng xâm hại rừng là do diện tích rừng của tỉnh lớn,
rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, phịng hộ chưa được giao để rừng có chủ. Đến
nay, mới chỉ có 12,23% rừng có chủ. Việc quản lý, bảo vệ các khu rừng này
do ba hạt kiểm lâm rừng đặc dụng đảm nhiệm, do vậy việc thực hiện trách
nhiệm, quyền hạn của chủ rừng chưa được đầy đủ cũng là một nguyên nhân
khiến rừng bị xâm hại.
- Bên cạnh tình trạng lâm tặc phá hoại rừng, một số hành động phá
hoại rừng còn xảy ra như: lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng rừng trái
phép; đốt phá rừng làm nương rẫy; chặt phá rừng trái phép; săn, bắn, bắt,
bẫy, nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng trái phép; chăn thả gia súc trong phân
khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu rừng đặc dụng, trong rừng mới trồng, rừng
non; khai thác trái phép tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản và các tài
nguyên thiên nhiên khác; làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên, diễn biến tự
nhiên của rừng; làm ảnh hưởng xấu đến đời sống tự nhiên của các lồi sinh

vật rừng; mang trái phép hố chất độc hại, chất nổ, chất dễ cháy vào rừng.
Một ví dụ về hiện tượng phá rừng trái phép: ngày 17 tháng 01 năm
2011, tại địa bàn rừng đặc dụng Tân Trào, khi cán bộ kiểm lâm phát hiện đối
tượng vận chuyển gỗ trái phép bằng phương tiện vận tải nhỏ, tổ cơng tác
đang lập biên bản vi phạm thì các đối tượng đã huy động hơn 20 người
chống trả quyết liệt để tẩu tán tang vật, hiện sáu đối tượng cầm đầu vụ việc
này đã bị bắt và đã xét xử theo quy định của pháp luật.
- Ngay từ năm 2006, tỉnh đã hoàn thành việc quy hoạch phân ba loại
rừng để phục vụ công tác bảo tồn rừng nguyên sinh và khoanh vùng đất rừng
sản xuất phục vụ phát triển kinh tế. Tỉnh ban hành nhiều cơ chế, chính sách
ưu tiên phát triển rừng như hỗ trợ vay vốn, giống để trồng và chăm sóc, bảo
vệ rừng. Mấy năm gần đây, tỉnh đã đặt ra kế hoạch trồng 15.000 ha rừng tập
trung và đều đạt và vượt, đưa độ che phủ rừng lên 64,2% năm 2011. Mặt

12


khác việc tuyên truyền vận động nhân dân và tổ chức các lực lượng bảo vệ
rừng cũng được triển khai và đã mang lại nhiều kết quả.

Hình 2.2. Nạn khai thác rừng trái phép tại tỉnh Tuyên Quang (Nguồn: Báo môi trường)

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, bài tiểu luận đã trình bày hiện trạng tài nguyên rừng
của tỉnh Tuyên Quang, việc có nhiều diện tích rừng đã mang lại những lợi
ích đáng kể, cải thiện đời sống cho người dân trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó
nạn đốt, phá rừng cịn xảy ra nhiều, gây khó khăn trong cơng tác quản lý bảo
vệ rừng. Chương 3 của tiểu luận sẽ đưa ra ảnh hưởng của môi trường rừng
tới hệ sinh thái, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm giảm thiểu tác động xấu
tới môi trường rừng và con người.


13


CHƯƠNG 3
ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG RỪNG ĐẾN HỆ SINH
THÁI TẠI TỈNH TUYÊN QUANG
3.1. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG RỪNG ĐẾN HỆ SINH THÁI
TẠI TỈNH TUYÊN QUANG
- Hệ sinh thái rừng góp phần rất quan trọng trong việc cân bằng sinh
thái. Với lượng cây xanh lớn nên có thể giúp ích khi Trái Đất đang lâm vào
hiệu ứng nhà kính.

Hình 3.1. Tài nguyên rừng góp phần quan trọng vào hệ sinh thái (Nguồn: internet)

- Nạn phá rừng làm thay đổi lớp phủ mặt đất từ rừng sang các trạng
thái khác. Bên cạnh đó, mơi trường sống của động vật hoang dã bị ảnh
hưởng, làm cho nhiều loài động vật rơi vào tình trang tuyệt chủng. Điều này
đã trở thành một vấn đề mang tính tồn cầu khi nhu cầu về gỗ ngày một tăng
cao. Diện tích rừng bị thu hẹp có thể gây ra các vấn đề trên diện rộng như
khí nhà kính, đất bị xói mịn, mất đa dạng sinh học và vịng tuần hồn của
14


nước. Những vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến động thực vật mà cịn ảnh
hưởng đến con người.
- Mơi trường rừng bị ảnh hưởng còn làm mất đa dạng sinh học. Đây là
hậu quả tồi tệ nhất của nạn phá rừng, làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên và kỳ quan.
3.2. GIẢI PHÁP XỬ LÝ VÀ GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU TỚI HỆ
SINH THÁI

Với diện tích rừng hiện có và tỷ lệ che phủ rừng rất cao nên nhiều
năm qua, tỉnh Tuyên Quang ít bị thiệt hại do thiên tai gây ra so với các
tỉnh miền núi phía Bắc, qua đó thấy được vai trị hết sức quan trọng của rừng
trong cơng tác phịng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi
khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái, giảm nghèo, cải thiện đời sống cho
người dân làm nghề rừng. Để hệ sinh thái rừng khơng bị phá hủy, tỉnh Tun
Quang nói riêng và cả nước nói chung cần có những biện pháp để hạn chế
những tác động xấu xảy ra:
- Tỉnh Tuyên Quang cần có cơng tác quản lý, bảo vệ rừng và phát triển
kinh tế lâm nghiệp một cách hợp lý, bài bản để góp phần phát triển kinh tế
của tỉnh;
- Hỗ trợ giống cây lâm nghiệp chất lượng cao, giống cây trồng, vật
nuôi đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất, tạo sinh kế bền vững cho người
dân sống gần rừng. Bố trí ngân sách tỉnh để hỗ trợ người dân tham gia tuần
rừng cùng lực lượng kiểm lâm và các Ban quản lý bảo vệ rừng;
- Thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách giao đất, giao rừng,
khốn bảo vệ rừng cho nhân dân để rừng thực sự có chủ; nâng cao vai
trò, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền;
- Hằng năm thực hiện các chương trình trồng mới rừng;

15


- Quy hoạch vùng nguyên liệu gắn với Nhà máy chế biến, vừa tạo
thêm công ăn việc làm cho người dân, vừa giảm thiểu nạn phá rừng để bán
gỗ.

Hình 3.2. Công tác ươm cây non để trồng rừng (Nguồn: baotuyenquang.com)

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 của bài tiểu luận để nêu ra một số ảnh hưởng của hệ sinh
thái khi môi trường rừng bị phá hủy, qua đó tiểu luận đã nêu ra một số biện
pháp để tránh tác hại xấu tới môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Tuyên
Quang.

16


KẾT LUẬN
Rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ tương tác giữa môi
trường và sinh vật. Rừng là lá phổi xanh của trái đất, là một quần lạc địa
sinh, trong đó bao gồm đất, khí hậu và sinh vật rừng tạo nên một quần thể
thống nhất có quan hệ tương trợ lẫn nhau. Rừng có mối quan hệ mật thiết đối
với thế giới, là nơi cư trú cho khoảng 70% các loài động vật và thực vật, bảo
vệ và làm giàu cho đất, điều chỉnh tự nhiên chu trình thủy học, ảnh hưởng
đến khí hậu địa phương và khu vực nhờ sự bay hơi, chi phối các dòng chảy
mặt và ngầm. Rừng cịn bổ sung khí cho khơng khí (nhờ cây xanh có khả
năng hấp thu khí CO2 để thực hiện quang hợp…) và ổn định khí hậu tồn
cầu bằng cách đồng hóa cacbon và thải khí oxy, lọc sự ơ nhiễm khơng khí, ơ
nhiễm nước, chống lũ lụt, xói mịn, là nơi cung cấp gỗ, dược phẩm, lương
thực và tạo việc làm cho con người.
Qua bài tiểu luận này, em đã khái quát về tài nguyên rừng tại tỉnh
Tuyên Quang, đưa ra hiện trạng, sự ảnh hưởng và qua đó đưa ra một số giải
pháp để hạn chế ảnh hưởng xấu đến môi trường rừng.
Do những hạn chế về kiến thức thực tiễn, thời gian tìm hiểu thực tế
chưa nhiều nên bài tiểu luận của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em
rất mong nhận được sự quan tâm, góp ý và chỉ bảo của các thầy cơ giáo để
bài tiểu luận được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


17


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Thị Kim Hà, 2020. Bài giảng Môi trường và con người;
2. Trang web: /> />3. Báo Tuyên Quang: />4. Sở tài nguyên Tuyên Quang: />
18



×