Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Phân tích các hệ thuộc cơ bản áp dụng trong tư pháp quốc tế. Thực tiễn áp dụng các hệ thuộc này tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam .

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.53 KB, 7 trang )

KIỂM TRA MƠN TƯ PHÁP QUỐC TẾ
Phân tích các hệ thuộc cơ bản áp dụng trong tư pháp quốc tế. Thực tiễn áp dụng
các hệ thuộc này tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam .
TRẢ LỜI
Quy phạm xung đột được cấu thành bởi hai bộ phận: Phạm vi và Hệ thuộc.
Phạm vi là phần quy định quy phạm xung đột này được áp dụng cho loại quan
hệ dân sự có yếu tố nước ngồi nào. Cịn hệ thuộc là phần quy định chỉ ra luật
pháp nước nào được áp dụng để giải quyết quan hệ pháp luật đã ghi ở phần
phạm vi.
Như vậy, có thể hiểu hệ thuộc luật là các nguyên tắc chọn luật áp dụng của tư
pháp quốc tế, các hệ thuộc này nằm trong quy phạm xung đột, là một bộ phận
cấu trúc của quy phạm xung đột.
I .Một số kiểu hệ thuộc luật cơ bản như sau:
1. Luật nhân thân (Lex personalis)
-Là nguyên tắc áp dụng pháp luật để giải quyết một số quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngồi dựa vào dấu hiệu nhân thân của đương sự. Luật nhân thân có hai
dạng là :
+Luật quốc tịch (lex patriae) : quy định pháp luật của nước mà các bên mang
quốc tịch sẽ được áp dụng nhằm giải quyết vấn đề.
+Luật nơi cư trú (lex domicilii): quy định pháp luật của nước các bên cư trú sẽ
được áp dụng nhằm giải quyết vấn đề.
-Phạm vi áp dụng: Áp dụng để giải quyết quan hệ liên quan đến các yếu tố nhân
thân :
+ Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.
+ Xác định một người là chết hay mất tích.
+ Các quan hệ hơn nhân gia đình: như kết hôn, ly hôn, quyền và nghĩa vụ của
cha mẹ, vợ chồng, con cái, đỡ đầu, giám hộ, nuôi con nuôi…
+ Thừa kế tài sản là động sản
-Áp dụng trên thế giới và Việt Nam:
+ Hầu hết các nước ở Châu Âu như Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha
áp dụng luật quốc tịch cho quy chế nhân thân.




+ Anh, Mỹ và một số nước ở Châu Mỹ Latin như Argentine, Brezil, Peru và
một số nước Bắc Âu như Thụy Điển, Nauy, Đan Mạch.
+ Một số nước áp dụng đồng thời cả hai luật quốc tịch và luật nơi cư trú như
Áo, Thụy Sĩ, Hungary, Mexico.
+ Tại Việt Nam: sử dụng hệ thuộc luật quốc tịch và hệ thuộc luật nơi cư trú để
giải quyết xung đột về năng lực pháp luật dân sự của cá nhân.
Ví dụ: Khoản 1 điều 761 bộ luật dân sự 2005: năng lực pháp luật dân sự của cá
nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó
có quốc tịch.Hoặc trong hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý giữa cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam với Liên Bang Nga ký kết ngày 25/08/1998 tại khoản 1
điều 19 quy định: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân được xác định theo pháp
luật việc bên ký kết mà người đó là cơng dân.
2. Luật quốc tịch của pháp nhân ( Lex societatis)
a. Khái niệm:
Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi thỏa mãn 4 dấu hiệu sau đây:
-Phải được tồn tại dưới một hình thái xác định và phải được cơ quan có thẩm
quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc cơng nhận;
-Phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ: cơ quan lãnh đạo, bộ phận chuyên môn của tổ
chức, đảm bảo cho tổ chức có khả năng thực tế để hoạt động và điều hành đảm
bảo tính nhất quán trong hoạt động pháp nhân;
-Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản
đó;
-Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập
b. Quy chế pháp lý của pháp nhân
-Pháp nhân sẽ được hưởng những quyền và sự bảo hộ của quốc gia, cũng như
phải chịu những nghĩa vụ pháp lý mà quốc gia qui định ( nộp thuế, tài chính,
trưng dụng trưng thu trang thiết bị cho những trường hợp khẩn cấp … )
-Pháp nhân mang quốc tịch của quốc gia nào thì đương nhiên sẽ chịu sự điều

chỉnh của quốc gia đó.Quốc tịch của pháp nhân có thể được xác định thơng qua:
+Nơi đăng ký thành lập ( các quốc gia áp dụng luật thành văn )
+Nơi đóng trụ sở của pháp nhân ( các quốc gia Anh Mỹ áp dụng luật án lệ )
+ Nơi tiến hành các hoạt động kinh doanh chính của pháp nhân ( các quốc gia
Trung Đông Ả Rập, Ai Cập...)


+Ở Việt Nam pháp nhân được thành lập theo pháp luật Việt Nam và đăng ký
điều lệ ở Việt Nam thì đương nhiên pháp nhân mang quốc tịch Việt Nam, khơng
phụ thuộc vào việc nó hoạt động ở đâu, lãnh thổ nào
-Pháp nhân khơng thể khơng có quốc tịch ( trừ trường hợp các tổ chức phản
động )
-Pháp nhân có thể có nhiều quốc tịch: Pháp nhân đa quốc tịch là trường hợp ít
được mong đợi do doanh nghiệp thường phải chịu nhiều nghĩa vụ hơn, nhà nước
thường phải quản lý khó khăn hơn, ẩn chứa các mâu thuẫn về tài phán ( giải
quyết phá sản )
-Khi pháp nhân nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ quốc gia sở tại thì việc lựa
chọn hệ thống pháp luật để áp dụng sẽ dựa trên sự phân định lĩnh vực tác động
Số phận pháp lý của pháp nhân sẽ do luật quốc gia mà pháp nhân mang quốc
tịch quyết định, bao gồm:
+ Thành lập, nguyên tắc tổ chức hoạt động
+Quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước mà pháp nhân mang quốc tịch : báo cáo
tài chính, thuế, …
+ Sáp nhập, giải thể, chia tách,
+ Các hoạt động kinh doanh cụ thể của pháp nhân được tiến hành trên lãnh thổ
của quốc gia sở tại sẽ được điều chỉnh bởi luật quốc gia sở tại được hiểu là luật
của quốc gia mà pháp nhân mang quốc tịch
3. Luật nơi có tài sản (Lex rei Sitae)
- Khái niệm : Nguyên tắc áp dụng pháp luật để giải quyết các quan hệ liên quan
đến tài sản trong tư pháp quốc tế. Tài sản nằm ở đâu thì pháp luật ở đó được áp

dụng để giải quyết.
- Phạm vi áp dụng:
+ Quyền sở hữu đối với tài sản hữu hình (đối với tài sản vơ hình - tài sản trí tuệ
thì pháp luật nơi đối tượng sở hữu trí tuệ được bảo hộ được áp dụng)
+ Quyền thừa kế đối với tài sản là bất động sản (áp dụng đối với các nước theo
quan điểm nhìn nhận thừa kế là quan hệ tài sản)
+ Định danh tài sản.
-Áp dụng tại Việt Nam:
Điều 766(k1) bộ luật dân sự: “ việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền
sở hữu tài sản, nội dung quyền sở hữu đối với tài sản được xác định theo pháp
luật của nước nơi có tài sản đó…”


Điều 766 (k3): việc phân biệt tài sản là động sản hay bất động sản được xác định
theo pháp luật của nước nơi có tài sản đó”
Điều 767(k2) quyền thừa kế đối với tài sản là bất động sản phải tuân theo pháp
luật của nước nơi có bất động sản đó.
4. Luật nơi ký kết hợp đồng (Lex loci contractus)
- Khái niệm : Nguyên tắc áp dụng pháp luật để giải quyết một số vấn đề pháp lý
liên quan đến quan hệ hợp đồng dựa vào dấu hiệu nơi hợp đồng được ký kết.
Hợp đồng được ký kết ở đâu thì luật ở đó sẽ được áp dụng.Với quan niệm khi ký
kết hợp đồng tại đâu thì các bên tham gia hợp đồng đã phải nắm được luật nơi
mà hợp đồng được ký kết
-Phạm vi áp dụng :
Nếu các bên khơng có thỏa thuận khác thì luật nơi ký kết hợp đồng điều chỉnh:
+ Hình thức của hợp đồng.
+ Quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng hoặc liên quan đến từ hợp đồng nếu
các bên khơng có thỏa thuận khác.
+ Thời điểm và nơi ký kết hợp đồng
5. Luật nơi thực hiện hợp đồng (Lex forman regis actum)

-Khái niệm: Là nguyên tắc áp dụng để giải quyết một số vấn đề liên quan đến
hợp đồng dựa trên dấu hiệu nơi hợp đồng được thực hiện.Nội dung của hợp
đồng hoặc phần lớn nội dung của hợp đồng được thực hiện ở đâu thì pháp luật ở
đó được áp dụng để giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng đó.
- Phạm vi áp dụng: Chủ yếu được áp dụng để xác định quyền và nghĩa vụ giữa
các bên trong hợp đồng.
-Tại Việt Nam : Điều 769 khoản 1: quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp
đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng, nếu khơng
có thỏa thuận khác.
6. Luật nơi vi phạm pháp luật (Lex loci delicti commissi)
-Khái niệm : Hệ thuộc luật nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại quy định trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật xảy ra sẽ do luật nơi xảy ra
hành vi gây thiệt hại điều chỉnh
-Phạm vi áp dụng: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
-Việt Nam: áp dụng đồng thời 2 nguyên tắc trên- điều 773 BLDS VN
7. Luật Tòa án (Lex fori)


-Khái niệm : Nguyên tắc áp dụng pháp luật dựa trên dấu hiệu nơi có cơ quan có
thẩm quyền giải quyết đối với vụ việc.Pháp luật của nước có Tịa án có thẩm
quyền giải quyết tranh chấp sẽ được áp dụng
-Phạm vi áp dụng : Luật tòa án được hiểu là pháp luật của nước có tịa án thẩm
quyền. Tịa án thẩm quyền khi giải quyết vụ việc chỉ áp dụng luật nước mình (kể
cả luật nội dung và hình thức). Hiện nay trong khoa học pháp lý nói chung và ở
Việt Nam nói riêng thì luật tịa án (Lex fori) thường được hiểu theo hai nghĩa:
theo nghĩa rộng là cả luật hình thức và luật nội dung cịn theo nghĩa hệp thì chỉ
gồm luật hình thức (luật tố tụng) mà thơi
-Đặc điểm :
+Nó có thể được áp dụng độc lập như một nguyên tắc giải quyết xung đột chính
thức.

+Luật tòa án được áp dụng để thay thế, khi mà các ngun tắc khác khơng thể
hiện được vai trị của nó. Tức là trong trường hợp cụ thể chúng ta khơng thể áp
dụng được luật nhân thân thì lúc đó luật tòa án sẽ được áp dụng như một nguyên
tắc thay thế.
-Ý nghĩa : Hệ thuộc luật tịa án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tố tụng dân
sự quốc tế. Ở đây có thể khẳng định rằng, quá trình hình thành hệ thuộc này
giống như hình thành một tập quán, đó là ở tất cả các nước trên thế giới đều áp
dụng hệ thuộc này trong quan hệ tố tụng dân sự quốc tế. Khi tịa án có thẩm
quyền xét xử các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài chỉ áp dụng luật tố tụng
dân sự của nước mình
-Ngoại lệ : Nói như trên, khơng có nghĩa là ngun tắc luật tịa án khơng có
ngoại lệ. Trong các hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý (kể cả song phương
và đa phương) các bên có thể cho phép các cơ quan tiến hành tố tụng của nước
mình (ví dụ như vấn đề uỷ thác tư pháp) trong những chừng mực nhất định được
áp dụng luật tố tụng của nước ngoài
II. Thực tiễn áp dụng
1. Hệ thuộc luật nhân thân
Hệ thuộc luật nhân thân thường được áp dụng trong các mối quan hệ liên quan
đến nhân thân của con người. Các quan hệ về năng lực pháp luật và năng lực
hành vi, các quan hệ về hơn nhân, gia đình, thừa kế động sản. Có hai dạng sau:
Hệ tịch và nơi cư trú.
2. Hệ thuộc luật quốc tịch của pháp nhân
Bộ luật dân sự 2015 lần đầu tiên quy định về cách xác định quốc tịch của pháp
nhân, theo đó “Quốc tịch của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước


nơi pháp nhân thành lập” (khoản 1 Điều 676). Như vậy, pháp nhân thành lập ở
đâu sẽ có quốc tịch nước đó.
Ví dụ: Cơng ty cổ phần ABC được thành lập hợp pháp ở Việt Nam theo quy
định của pháp luật nước này thì sẽ có quốc tịch Việt Nam.

3. Hệ thuộc luật nơi có tài sản
Ví dụ: khoản 1 Điều 678 Bộ luật dân sự 2015 quy định: Việc xác lập, thực hiện,
thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu cũng như các quyền khác với tài sản được xác
định theo pháp luật của nước nơi có tài sản, trừ trường hợp luật quy định khác.
4. Hệ thuộc luật các bên kí kết hợp đồng lựa chọn
VD: Quy định tại khoản 1 điều 683 bộ luật dân sự; Các bên trong quan hệ hợp
đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng, trừ trường
hợp pháp luật quy định khác.
5. Hệ thuộc luật nơi thực hiện hành vi
Hệ thuộc luật nơi thực hiện hành vi được xác định áp dụng hệ thống pháp luật
của nước sở tại. Do hành vi khác nhau nên có các dạng như sau:
Hệ thuộc luật nơi ký kết hợp đồng: là hệ thống pháp luật của nước nơi hợp đồng
được kí kết. VD: quy định luật nơi giao kết hợp đồng tại khoản 7 Điều 683 Bộ
luật dân sự 2015;
Hệ thuộc luật nơi thực hiện nghĩa vụ: là hệ thống pháp luật của nước nơi nghĩa
vụ được thực hiện. VD: nghĩa vụ thông báo, nghĩa vụ giao hàng,…
Hệ thuộc luật nơi tiến hành kết hôn: là hệ thống pháp luật nơi việc kết hôn tiến
hành. VD: ở Việt Nam nơi tiến hành kết hôn là nơi các bên trong quan hệ đăng
kí kết hơn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
6. Hệ thuộc luật nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại
VD: Khoản 1 điều 687 bộ luật dân sự; khi xét xử thì tịa án áp dụng pháp luật
theo thứ tự ưu tiên do các bên lựa chọn rồi đến pháp luật của nước nơi phát sinh
hậu quả.
7. Hệ thuộc luật tịa án
VD: Luật hơn nhân & gia đình khoản 2 điều 127, có nhắc đến luật của nước sở
tại xét xử. Việc áp dụng này giúp giải quyết kịp thời và đảm bảo lợi ích của 2
bên.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

/> />


×