Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

KHẢO sát THỰC TRẠNG vừa học vừa làm của SINH VIÊN đại học CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH được gì và mất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.6 KB, 24 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
MƠN HỌC: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC

Đề tài
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VỪA HỌC VỪA LÀM
CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐƯỢC GÌ VÀ MẤT

Lớp học phần: 420300319830
Nhóm: 3
GVHD: NGUYỄN MINH HẢI

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2021


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

MƠN HỌC: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA
HỌC
Đề tài:

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VỪA HỌC VỪA LÀM CỦA
SINH VIÊN ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH ĐƯỢC GÌ VÀ MẤT


Lớp học phần: 420300319830
Nhóm: 3
STT
1

HỌ VÀ TÊN
LÊ THỊ QUYỀN TRÂN

MSSV
19434801

CHỮ



2

NGUYỄN PHẠM NGỌC THI

19436971

3

PHÙNG THÙY DƯƠNG

19435431

4

HUỲNH THỊ THANH THẢO


19472281

5

TRẦN XUÂN ÁNH

19520421

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
TỔ GIÁO DỤC HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh,

tháng 06 năm 2021

BẢN CHẤM ĐIỂM TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA
(ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU)
Học kỳ 2 năm học 2020 - 2021
Lớp:DHAV15E - 420300319830

Nhóm:3

Đề tài: NGHIÊN CỨU VỀ VẤN ĐỀ TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TỰ HỌC
CĨ HIỆU QUẢ
Điểm tiểu luận nhóm
CLOs

CL 2


Nội dung
Phần
mở đầu
(2)

Nhận xét

Điểm

Lý do chọn đề tài
Mục tiêu nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu

 
 
 

/0.50
/0.50
/0.25

Đối tượng/
phạm vi nghiên cứu

 

/0.25



Tổng
quan tài
liệu
(1.5)
Phương
pháp
nghiên
cứu
(3)
Hình
thức
(0.5)

Trích
dẫn và
tài liệu
tham
khảo
(2)

CL 4

Ý nghĩa khoa học

 

/0.25

Ý nghĩa thực tiễn


 

/0.25

Dàn ý

 

/0.25

Nội dung

 

/1.25

Thiết kế nghiên cứu

 

/0.25

Phương pháp nghiên cứu

 

/1.25

Chọn mẫu


 

/0.50

Bảng khảo sát

 

/1.00

Diễn đạt/ Chính tả

 

/0.25

Hình thức trình bày

 

/0.25

Paraphrasing

 

/0.75

 


/0.25

 

/0.25

 

/0.25

 

/0.50

Ghi nguồn đầy đủ cho các
trích dẫn trong bài
Trình bày trích dẫn trong
bài
Số lượng/ chất lượng tài
liệu tham khảo
Trình bày danh mục
TLTK

Tổng điểm (a)

/9.00

Điểm của các thành viên
CLO


CLO 4

STT

Họ và Tên

Xếp loại

Điểm quy
đổi
(b)

1

Lê Thị Quyền Trân

A

2

Nguyễn Phạm Ngọc Thi

A

/1.0

3

Phùng Thùy Dương


A

/1.0

4

Huỳnh Thị Thanh Thảo

A

/1.0

5

Trần Xuân Ánh

A

/1.0

GV chấm bài 1

Điểm tổng kết (a+b)

/1.0

GV chấm bài 2


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Công nghiệp Thành
phố Hồ Chí Minh đã đưa mơn học Phương pháp luận nghiên cứu khoa học vào chương
trình dạy học. Đăc biệt, nhóm em xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến thầy Nguyễn Minh Hải
đã truyền đạt lại kiến thức quý báu cho nhóm em và cả lớp trong suốt học kì qua. Trong
thời gian tham gia lớp học chúng em đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần làm
việc, hiệu quả nghiêm túc.
Bộ môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có
tính thực tế cao. Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh
viên. Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn
nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể
tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ cịn chưa chính xác, kính mong cơ xem xét và
góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn. 
Chúng em xin chân thành cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan tiểu luận là cơng trình nghiên cứu của nhóm. Các số liệu và
tham khảo là trung thực, chính xác và được trích dẫn đầy đủ. Chúng tôi xin chịu trách
nhiệm về lời cam đoan này.
Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 05 năm 2021


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................... 3
LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................................4
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................ 7
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................7
2. Mục tiêu nghiên cứu:..................................................................................................8
2.1. Mục tiêu chính:...................................................................................................8

2.2. Mục tiêu cụ thể:...................................................................................................8
3. Viết câu hỏi nghiên cứu:............................................................................................8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................................8
4.1. Đối tượng nghiên cứu: sinh viên Đại học Công Nghiệp TP HCM.....................9
4.2. Phạm vi nghiên cứu:............................................................................................9
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.......................................................................9
5.1. Ý nghĩa khoa học:...............................................................................................9
5.2. Ý nghĩa thực tiễn:................................................................................................9
TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................................10
1. Các khái niệm:.........................................................................................................10
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và ngồi nước theo khung khái niệm:.10
2.1. Vấn đề sinh viên làm thêm trong nước:.............................................................10
2.2. Vấn đề làm thêm trên thế giới:..........................................................................11
3. Các nghiên cứu chưa về cập đến:.............................................................................12


NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP.......................................................................................13
1. Thiết kế nghiên cứu..................................................................................................25
2. Chọn mẫu................................................................................................................ 26
3. Thiết kế công cụ thu thập thông tin..........................................................................26
4. Mơ hình nghiên cứu.................................................................................................27
5. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................27
CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN.....................................................................28
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.................................................................................29
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................30
PHỤ LỤC A..................................................................................................................... 32

TÊN ĐỀ TÀI:
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VỪA HỌC VỪA LÀM CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời buổi khó khăn hiện nay vấn đề việc làm luôn là nỗi lo của rất nhiều
người, hơn thế nó cịn là nỗi lo của các bạn sinh viên. Tầng lớp sinh viên được xem là lực
lượng lao động, có đầy đủ năng lực hành vi, năng lực thể lực và trí lực dồi dào.
Là sinh viên ai cũng muốn có thể được học hỏi nhiều hơn từ khi còn ngồi trong
ghế nhà trường, cùng một mục đích là học tập nhưng mỗi người lại chọn cho mình mỗi
hướng đi khác nhau. Những bạn ít năng động lại chọn cho cách học thụ động, chờ những
kiến thức có sẵn do thầy cơ đạt lại, nhưng những kiến thức đó là rất nhỏ, khơng thể trang
bị đầy đủ được hành trang giúp bạn vào đời. Ngược lại, lại có những sinh viên cực kì
năng động, chủ động tìm tòi những kiến thức, kinh nghiệm trong cuộc sống để dần tích
lũy cho bản thân. Một trong những phương pháp giúp sinh viên tích lũy kinh nghiệm
trong cuộc sống chính là nhờ vào việc đi làm thêm.
Theo báo VOV – Đài Tiếng nói truyền hình Việt Nam thì hiện nay Việt Nam có
khoảng 900.000 sinh viên Cao Đẳng, Đại học trên khắp cả nước, con số này không dừng
ở đây mà còn gia tăng theo hằng năm. Theo báo tuổi trẻ thì có tới 19% sinh viên đại học
đang có việc làm thêm, 57% sinh viên đã từng đi làm thêm. Có thể thấy một bộ phận lớn
sinh viên đã chọn việc đi làm thêm trong những năm tháng đại học.


Việc đi làm thêm khơng những giúp sinh viên có thêm thu nhập mà cịn giúp sinh
viên có thêm kiến thức thực tế, tích lũy thêm kinh nghiệm trong cuộc sống, có thêm
những kỹ năng mối quan hệ bên ngồi, sự va chạm sẽ giúp ta trưởng thành hơn.
Tuy nhiên, ngoai những lợi ích mà việc đi làm thêm mang lại thì cũng có những
mặt trái từ việc đi làm thêm. Phó hiệu trưởng Trường Đại học Cơng nghệ thơng tin - Đại
học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh là Thạc sĩ Nguyễn Tấn Trần Minh Khang đã cho biết
rằng, nhiều sinh viên của trường đã khơng tiếp tục học vì bỏ học đi làm. Có thể nói việc
bỏ học đi làm diễn ra ở rất nhiều trường trên cả nước. Việc tập trung quá vào việc làm đã
dẫn đến việc sao nhãng việc học dẫn đến kết quả học tập kém. Đã có nhiều sinh viên chỉ
vì mải mê làm việc mà bỏ học, bỏ tiết diễn ra thường xuyên làm việc khiến kết quả học

tập giảm sút, tình trạng nợ mơn ngày càng nhiều. Khơng những vậy có những sinh viên
năm 3, năm 4 đã bỏ học chỉ vì muốn đi làm khơng thể tốt nghiệp được. Khơng có thời
học do quá tập trung vào công việc dẫn đến việc học đối phó dẫn đến tình trạng khơng có
kiến thức…
Từ những thực trạng trên đã cho thấy rằng nếu chú trọng và dành thời gian quá nhiều cho
việc làm sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của sinh viên, nhất là ảnh hưởng đến kết quả học
tập. Vì lí do trên nên nhóm chúng em quyết định làm một nghiên cứu với đề tài “KHẢO
SÁT THỰC TRẠNG VỪA HỌC VỪA LÀM CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐƯỢC VÀ MẤT”. Hy vọng qua đề tài này, sinh viên
Trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có nhận thức đúng đắn về việc
đi làm thêm và có những giải pháp phù hợp để về việc làm thêm của bản thân.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
2.1. Mục tiêu chính:
Khảo sát thực trạng vừa học vừa làm của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp
TPHCM được và mất?
2.2. Mục tiêu cụ thể:
 Khảo sát thực trang làm thêm của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thành
phố Hồ Chí Minh.
 So sánh kết quả học tập giữa sinh viên đi làm thêm và sinh viên không đi làm
thêm.
 Khó khăn thuận lợi của việc đi làm thêm.


 Đề xuất những giải pháp để sinh viên có thể cân bằng được công việc và học tập.
3. Viết câu hỏi nghiên cứu:
 Thực trạng đi làm thêm của sinh viên Đại học Công nghiệp TPHCM như thế nào?
 Sự khác nhau giữa sinh viên đi làm thêm và sinh viên không đi làm thêm về kết
quả học tập như thế nào?
 Sinh viên đi làm thêm có những thuận lơi và khó khăn gì?
 Có những giải pháp, kiến nghị nào để giúp sinh viên có thể cân bằng cuộc sống,

công việc và học tập?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: sinh viên Đại học Công Nghiệp TP HCM.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Do thời gian, điều kiện và nguồn lực có hạn cũng như tình hình dịch bệnh phức
tạp nên chỉ tập trung khảo sát 250 sinh viên đi làm thêm Đại học Chính qui tại Trường
Đại học Cơng nghiệp TPHCM.
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
5.1. Ý nghĩa khoa học:
Tìm hiểu về tình hình vừa học vừa làm của sinh viên trường Đại học Cơng nghiệp
TPHCM có ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên. Kết quả của nghiên cứu sẽ
đóng góp hữu ích vào hệ thống tri thức về vấn đề vừa học vừa làm của sinh viên Việt
Nam.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Nghiên cứu chỉ ra thực trạng của việc vừa học vừa làm của sinh viên trường Đại
học Công nghiệp TPHCM ảnh hưởng đến kết quả học tập; tìm hiểu nguyên nhân và
đưa ra những giải pháp giúp hạn chế các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của
sinh viên đi làm thêm để nâng cao tinh thần học tập của sinh viên để đạt kết quả tốt
hơn.


TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Các khái niệm:
1.1. Việc làm thêm: Việc làm thêm là làm ngoài giờ, làm thêm giờ hay chúng ta
thường biết đến bằng cái tên quen thuộc hơn như part-time job (công việc bán thời
gian) hay full-time job (cơng việc tồn thời gian). Việc làm thêm thường là những
công việc thường linh hoạt về thời gian của người làm và tiền lương được tính trên giờ
hoặc ca tùy theo cơ sở kinh doanh tuyển dụng.
1.2. Học tập:  là không ngừng trau dồi, bổ sung kiến thức mới, kinh nghiệm, giá trị,
nhận thức hay sở thích và liên quan đến việc tổng hợp những thông tin khác nhau.

1.3. Kết quả học tập: là mức độ thành tích mà một chủ thể học tập đã đạt, được xem
xét trong mối quan hệ với công sức, thời gian đã bỏ ra, với mục tiêu xác định hay được
hiểu là thành tích đã đạt được của một học sinh, sinh viên so với các bạn học khác.
1.4. Ảnh hưởng: tác động (từ người, sự việc hoặc hiện tượng) có thể làm dần dần có
những biến đổi nhất định trong tư tưởng, hành vi, hoặc trong quá trình phát triển ở sự
vật hoặc người nào đó.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước theo khung khái niệm:
2.1. Vấn đề sinh viên làm thêm trong nước:
Theo Nguyễn Phạm Tuyết Anh và cộng sự, (2013) [1]. Thông qua sử dụng dữ liệu
664 quan sát, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng có sự khác biệt nhau về kết quả học tập
của sinh viên có đi làm thêm và sinh viên khơng đi làm thêm được đánh giá qua trung
bình điểm học kỳ. Kết quả cho ta thấy sinh viên trước khi đi làm thêm có điểm trung bình
học kỳ là khoảng 3,12. Sau khi đi làm thêm thì kết quả học kỳ có phần giảm sút và lúc này


điểm trung bình học kỳ của họ chỉ cịn 3,04. Phần lớn điểm trung bình của sinh viên trước
khi đi làm thêm cao hơn so với điểm trung bình ở giai đoạn sau khi họ làm thêm.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thùy Trang, (2018) [2] đã đánh giá các yếu tố ảnh
hưởng đến điểm trung bình của sinh viên, khảo sát 150 sinh viên của trường thấy một số
yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc học như thời gian đi học, tự học,…ngồi ra cịn có
các yếu tố như giải trí, đi chơi, thể thao,…vẫn ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh
viên.
Vương Quốc Duy và cộng sự, (2016) [3] đã so sánh kết quả học tập của sinh viên
đi làm thêm và không đi làm thêm ở Trường Đại học Cần Thơ. Khảo sát sinh viên của
trường đã cho thấy đa số các bạn sinh viên đều đi làm thêm. Trong nghiên cứu cho rằng
kết quả học tập trung bình của sinh viên đi làm thêm sẽ là 2,825 và đối với các sinh viên
không đi làm thêm sẽ là 2,733, độ lệch là 0,092. Như vậy, việc tham gia làm thêm chưa
cho thấy có ảnh hưởng nhiều đến kết quả học tập của sinh viên.
Trong bài báo của (Vương Quốc Huy và cộng sự, 2013) [4]. Khảo sát trên 400
sinh viên trong khoa của trường thì có 50,3% sinh viên trả lời là có đi làm thêm trong

thời gian học tập ở trường, Bên cạnh đó những sinh viên khơng đi làm thêm cũng có
nhiều ngun nhân nhưng lựa chọn nhiều nhất là 46,7% là sợ ảnh hưởng đến kết quả học
tập. Đồng thời, nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra các giải pháp và nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định đi làm thêm của sinh viên.
(Nguyễn Xuân Long, 2009) [5]. Từ thông tin của 480 bạn được phỏng vấn đã cho
thấy rằng có 35% sinh chọn vấn đề làm thêm là rất cần thiết. Số sinh viên cho rằng việc
đi làm thêm là việc không cần thiết hoặc bình thường chỉ chiếm rất ít. Qua đó, nên tổ
chức hệ thống về việc làm thêm dưới dạng các trung tâm tổ chức là điều cần thiết để giúp
sinh viên.
Qua bài nghiên cứu [6] cho thấy việc đi làm thêm sẽ ảnh hưởng đến thời gian tự
học của sinh viên, những sinh viên đi làm thêm thì thời gian tự học ít hơn sinh viên
khơng đi làm thêm. Ngồi ra, những sinh viên có kế hoạch học vượt thì sẽ có số tín chỉ
đăng ký học càng nhiều dẫn đến thời gian tự học sẽ càng ít đi.
Kỹ năng quản lý thời gian [7] là quá trình làm chủ, sắp xếp, sử dụng thời gian một
cách khoa học và nghệ thuật nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng cơng việc, tránh lãng
phí thời gian.


2.2. Vấn đề làm thêm trên thế giới:
Nghiên cứu [8] đã cho thấy việc làm thêm đã ảnh hưởng đến thành tích học tập.
Cũng như Curtis và Shani (2002) đã cho rằng sinh viên làm thêm đã có những tác động
tiêu cực đến việc học tâp như bỏ sót bài giảng, nhận thức của sinh viên là điểm các môn
học thấp và các sinh viên nhận thức có thể đạt được điểm cao hơn nếu khơng đi làm
thêm.
Mục đích của nghiên cứu [9] là ảnh hưởng của thời gian đối với kết quả học tập.
Tác giả cũng đả xem xét trên nhiều mặt khác nhau. Kết quả cho thấy rằng việc làm thêm
không ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập như nhiều người đã lo.
Qua nghiên cứu [10] xác định tác động của công việc được trả lương của sinh viên
đối với điểm số thực tế và kết quả bằng cấp của họ. Từ đó suy ra được, những sinh viên
làm việc số giờ trung bình một tuần ít có khả năng đạt được bằng tốt hơn một phần ba so

với những sinh viên không đi làm giống hệt nhau.
Qua bài báo [11] tác giả đã nghiên cứuvviệc làm của sinh viên được coi là một
phạm trù đồng nhất trong việc nghiên cứu ảnh hưởng của việc làm bán thời gian đối với
kết quả học tập của sinh viên hoặc đời sống xã hội. Từ đó nhận thấy được, việc làm bán
thời gian khơng ảnh hưởng gì đến kết quả học tập của học sinh khi nó được coi là một thể
loại đồng nhất.
Bài báo [12] cho biết tình trạng việc làm có ảnh hưởng đến tỷ lệ bỏ học của sinh
viên. Sinh viên làm việc nhiều thời gian song song với việc học sẽ ít có khả năng hồn
thành chương trình của họ hơn so với sinh viên làm việc bán thời gian ngắn hạn hoặc là
không đi làm thêm. Tuy nhiên, có một số sinh viên dành quá nhiều thời gian của việc làm
thêm hơn là học tập sẽ làm tăng nguy cơ bỏ học nhiều hơn.
3. Các nghiên cứu chưa về cập đến:
Việc làm thêm của sinh viên đã trở nên quá phổ biến không chỉ đối với sinh viên
Việt Nam mà còn đối với sinh viên trên thế giới. Vấn đề nghiên cứu về thực trạng vừa
học vừa làm của sinh viên đã được rất nhiều người nghiên cứu và phân tích trên nhiều
mặt khác nhau, vì do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp trong nước cũng như không
đủ thời gian và tiềm lực nên nhóm đã khơng phỏng vấn trực tiếp được nhiều nhóm đối
tượng ở các năm học, nhiều nhanh học khác nhau để có những thơng tin phong phú hơn
và khơng thể đi sâu hơn trong quá trình nghiên cứu. Do đó, nghiên cứu cần khảo sát trên


nhiều nhóm đối tượng, lấy ý kiến của các chuyên gia…Đây cũng là một đề tài có thể
hướng đến cho quá trình nghiên cứu sau này.

NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP
1. Thiết kế nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin định tính: quan sát khoa học, chủ yếu mơ tả đối
tượng quan sát sinh viên đi làm thêm và đưa ra suy luận những gì quan sát được và đánh
giá về chúng; tiến hành thảo luận nhóm, khám phá ý kiến về các sinh viên đi làm thêm
của nhóm, lựa chọn nội dung thảo luận hợp lý.

- Phương pháp thu thập thơng tin định lượng: nhóm tiến hành khảo sát các sinh viên
tham gia việc đi làm thêm; từ đó thu thập số liệu; phân tích câu trả lời và cuối cùng thực
nghiệm.
2. Chọn mẫu
Dân số/ Tổng thể

Toàn thể sinh viên của IUH - 35 000 sinh viên

Mẫu

Sinh viên

Phần tử

Một sinh viên

Đơn vị mẫu

Sinh viên đi làm thêm là nam, sinh viên đi làm thêm là
nữ

Khích thước dân số (N) 35 000 sinh viên
Khích thước mẫu (n)

250 sinh viên

Khung mẫu

Danh sách 35 000 sinh viên



Thiết kế chọn mẫu

Ngẫu nhiên

Nhóm chọn sai số cho phép bằng 0,63 (độ chính xác là 93,7%)
n=

N
1+ N∗e 2

=

35000
1+ 35000∗0.63 2

≈ 250 (sinh viên)

Vậy kích thước mẫu phù hợp là n= 250
3. Thiết kế công cụ thu thập thông tin
Công cụ thu thập thông tin: khảo sát bằng bảng câu hỏi
 Lý do chọn khảo sát bằng bảng câu hỏi vì: ngắn gọn, dễ thực hiện, thu thập được
một khối lượng thơng mà khơng mất nhiều thời gian, ít tốn kém. Đồng thời có thể
quản lý dễ dàng bằng các thiết bị điện tự cũng như có thể gửi đi xa thu thập được
nhiều thông tin phong phú hơn.
 Khảo sát dùng bảng câu hỏi khảo sát online bằng google biểu mẫu. Bao gồm 11
câu hỏi, trong đó: có 2 câu hỏi hỏi về cá nhân sinh viên (họ và tên, giới tính) và 9
câu hỏi liên quan đến vấn đề nghiên cứu (thực trạng sinh viên đi làm thêm, ảnh
hưởng đi làm thêm đối với học tập).
4. Mơ hình nghiên cứu

-

Biến độc lập: việc đi làm thêm (đo bằng số giờ đi làm)

-

Biến phụ thuộc: thành tích học tập (đo bằng điểm số)

-

Biến ngoại lai: sự cân bằng giữa công việc và học tập (đo bằng thời gian sinh viên
dành cho học tập và cho đi làm)

-

Biến trung gian: kết quả nhận được khi đi làm thêm (đo bằng mục đích chính của
sinh viên đi làm thêm)

5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: tìm kiếm, tổng hợp, phân tích các khái niệm,
thơng tin, dữ liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu trên các phương tiện thông tin đại
chúng, sách, các bài báo khoa học nước ngoài.
- Phương pháp quan sát: thực hiện các buổi quan sát trong lúc học online nhằm
tìm hiểu thêm về các vấn đề quan tâm, bổ sung thông tin về khách thể nghiên cứu.
- Phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi: tiến hành khảo sát ý kiến sinh viên về
đề tài nghiên cứu bằng bảng khảo sát online bắt đầu từ ngày 5/5/2021 đến ngày


25/5/2021 ngẫu nhiên 250 sinh viên ở các khoa của rường Đại học Công nghiệp. Các câu
hỏi phục vụ, cung cấp thông tin suy nghĩ của họ về “Thực trạng sinh viên vừa học vừa

làm ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thành
phố Hồ Chí Minh”. Các câu hỏi được lựa chọn kỹ lưỡng nhằm có thể khai thác ý kiến
một cách tốt nhất.
- Phương pháp thống kê toán học (phục vụ cho nội dung thứ hai và thứ ba):
Nghiên cứu thực hiện các phép tốn thống kê thơng qua phần mềm SPSS 16.0 để xử lý
kết quả thu được từ khảo sát thực trạng đi làm thêm của sinh viên Trường Đại học Cơng
nghiệp.
- Phương pháp thảo luận nhóm: nhóm đã thực hiện ba buổi họp nhóm nhằm đưa ra
ý kiến đóng góp của từng thành viên sau đó thống nhất và từ đó suy ra các cơng việc từng
thành viên sẽ thực hiện như đặt câu hỏi, lập bảng khảo sát, xử lí dữ liệu, phân tích dữ
liệu, đưa ra các giải pháp,…

CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN
Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về vấn đề làm thêm của sinh viên
1.1. Các khái niệm cơ bản của đề tài.
1.2. Các khái niệm có liên quan đến khái niệm làm thêm.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề làm thêm của sinh viên.
Chương 2: Thực trạng về vấn đề sinh viên vừa học vừa làm của Trường Đại học
Cơng Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
2.1. Khái quát về Trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
2.2. Thực trạng về vấn đề sinh viên vừa học vừa làm của Trường Đại học Công Nghiệp
Thành phố Hồ Chí Minh.
2.3. Đánh giá chung về thực trạng.
Chương 3: Giải pháp về việc đi làm thêm của sinh viên Trường Đại học Cơng
Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
3.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp.
3.2. Nguyên tắc xác định các giải pháp.
3.3. Đề xuất các giải pháp



Cơng việc

Thời gian (tuần)
1

- Họp nhóm, bàn luận và lựa chọn đủ đề nghiên cứu

- Thống nhất đề tài nghiên cứu

Tìm kiếm và đọc những nội dung có liên quan đến
đề tài
- Triển khai đề tài nghiên cứu

- Viết bài tiểu luận

- Hoàn chỉnh bài tiểu luận

- Hoàn thiện về mặt hình thức bài word (chỉnh front
chữ, canh lề,…)
- Giảng viên hướng dẫn sửa chữa và hoàn thiện

2

3

4

5


6

7

8


KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Kế hoạch được thực hiện trong 8 tuần

TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
[1]

Nguyễn Phạm Tuyết Anh, Hoàng Minh Trí, Châu Thị Lệ Duyên (2013). Tác động
của việc đi làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên Trường Đại học Cần Thơ.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 26 (2013) tr 31-40.

[2]

Nguyễn Thị Thùy Trang. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến trung bình học tập
của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí khoa học
và giáo dục, tập 15, số 4 (2018) tr 140 – 147.

[3]

Vương Quốc Duy, Nguyễn Thị Kim Phượng, La Nguyễn Thùy Dung, Lê Kim
Thanh, Lê Thị Ngọc Vân, Trương Thị Ánh Vân và Huỳnh Phú Tân (2016). Đánh
giá kết quả học tâp của sinh viên đi làm thêm và sinh viên không đi làm thêm ở các
khoa trong trường Đại học Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ,

phần D: Khoa học Chính trị, Kinh tế và Pháp luật: 42 (2016) tr 107-116.

[4]

Vương Quốc Duy, Trương Thị Thúy Hằng, Nguyễn Hồng Diễm, Lê Long Hậu,
Nguyễn Văn Thép và Ong Quốc Cường (2015). Xác định các nhân tố ảnh hưởng
đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Đại học Cần Thơ. Tạp chí Khoa hoc
Trường Đai học Cần Thơ, phần D: Khoa học Chính trị, Kinh tế và Pháp luật: 40
(2015): tr 105-113

[5]

Nguyễn Xuân Long (2009). Nhu cầu làm thêm của sinh viên trường đại học ngoại
ngữ - đại học quốc gia Hà Nội: Thực trạng và giải pháp. Tạp chí Tâm lý học, số 9
(126), tr.35-40

[6]

Nguyễn Hữu Đặng, Lê Tín, Bùi Diên Giàu, Nguyễn Hồng Thoa, Hà Mỹ Trang, Lê
Trần Phước Huy, Đặng Thị Ánh Dương và Hồ Hữu Phương Chi (2014). Các yếu tố
ảnh hưởng đến thời gian tự học của sinh viên: trường hợp của sinh viên khoa kinh
tế và quản trị kinh doanh, trường Đại học Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại
học Cần Thơ, phần C: Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục: 33 (2014), tr 8489.


[7]

Huỳnh Văn Sơn (2011). Thực trạng kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên một số
Trường Đại học tại Tp HCM hiện nay. Tạp chí khoa học và cơng nghệ Đại học Đà
Nẵng, số 3(44), tr 112 – 116.


TIẾNG ANH
[8]

Claire Carney, Sharon Mc Neish and John McColl (2005). The impact of part time
employment on students’ health and academic performance: A Scottish
perspective. Journal of Further and Higher Education, Vol. 29, No. 4, pp. 307–
319.

[9]

Sarath. A. Nonis & Gail I. Hudson, 2010. Academic Performance of College
Students: Influence of Time Spent Studying and Working. Journal of Education

for Business, Volume 81, No 3, pp. 151-159.
[10]

Claire Callender, 2008. The impact of term‐time employment on higher education
students’ academic attainment and achievement. Journal of Education Policy,
Volume 23, No 4, pp. 359-377

[11]

Hongyu Wang, Miosi Kong, Wenjing Shan, Sou Kuan Vong, 2010. The effects of
doing part‐time jobs on college student academic performance and social life in a
Chinese society. Journal of Education and Work, Volume 23, No 1, pp. 79-94.

[12]

Elisabeth Hovdhaugen, 2013. Working while studying: the impact of term-time

employment on dropout rates. Journal of Education and Work, Volume 28, No 6,
pp. 631-651

WEBSITE
Home Trainer, 2020. Học tập là gì? Phương pháp học tập hiệu quả và tầm quan
trọng.
/>Trường Đại học Cơng nghiệp dệt may Hà Nội, 2019. Có nên đi làm thêm khi còn
đang học đại học?
/>

Sinh viên và vấn đề làm thêm
/>PHỤ LỤC A
PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN CỦA SINH VIÊN VỀ VIỆC VỪA HỌC VỪA LÀM
CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Chào bạn, nhóm mình đang nghiên cứu về vấn đề vừa học vừa làm của sinh viên IUH. Ý kiến
của bạn rất quan trọng để giúp sinh viên vừa có thể đi làm thêm vừa khơng ảnh hưởng đến kết
quả học tập. Nhóm hi vọng là bạn sẽ dành chút thời gian quý báu của mình để thực hiện khảo
sát này. Nhóm cam đoan rằng những câu trả lời của bạn sẽ được bảo mật và chỉ sử dụng cho
mục đích học tập và nghiên cứu. Rất mong bạn khảo sát giúp nhóm.)

Thơng tin sinh viên
Họ và tên: ...............................................................................................................
Giới tính:
 Nam
 Nữ
 Khác
Bạn là sinh viên năm mấy?
 Năm 1
 Năm 2
 Năm 3

 Năm 4
II. Câu hỏi khảo sát
1. Bạn nghĩ gì về cơng việc làm thêm?
 Tốt
 Xấu
 Có tốt, có xấu
2. Mục đích chính khi đi làm thêm của bạn là gì?
 Tăng thu nhập


 Tích lũy kinh nghiệm
 Mở rộng các mối quan hệ
 Tất cả các ý trên
3. Nếu bạn đi làm thêm bạn cón khả năng làm bao nhiêu tiếng?
 4 tiếng
 5 tiếng
 6 tiếng
 Khác................
4. Công việc làm thêm có ảnh hưởng đến việc học của bạn khơng?
 Có nhưng khơng ảnh hưởng nhiều
 Có ảnh hưởng nhiều đến việc học
 Không ảnh hưởng đến việc học
5. Khi thời gian lịch học trùng với thời gian làm thêm bạn sẽ xử lý như thế nào?
 Sắp xếp thời gian đi học
 Nghĩ học để đi làm
6. Tình hình học tập của bạn trước khi đi làm thêm?
 Học lực tăng
 Học lực giảm
 Ổn định
7. Tình hình học tập của bạn sau khi đi làm thêm?

 Học lực tăng
 Học lực giảm
 Ổn định
8. Cơng việc làm thêm có ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn khơng?
 Có nhưng khơng nhiều
 Có nhiều
 Khơng ảnh hưởng
9. Bạn nghĩ mình có thể cân bằng giữa cơng việc và học tập khơng?
 Có thể
 Khơng thể


TRƯỜNG ĐH CƠNG NGHIỆP TPHCM

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Lớp: DHTR15A

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Nhóm: 3

BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM
(Bài Tiểu Luận)
1. Phân công công việc
Được sự đồng ý của tất cả mọi người nhóm có tổ chức 1 buổi họp tại Thư viện
trường Đại học Cơng Nghiệp TP Hồ Chí Minh.
-

Thời gian bắt đầu: 14:30 ngày 20/04/2021


-

Thời gian kết thúc: 16:00 ngày 20/04/2021

-

Chủ trì: Lê Thị Quyền Trân

-

Thư kí: Nguyễn Phạm Ngọc Thi.

-

Thành phần tham dự gồm:
 Phùng Thùy Dương
 Trần Xuân Ánh
 Huỳnh Thị Thanh Thảo
Qua cuộc họp, nhóm đã thảo luận và trao đổi với nhau về đề tài nghiên cứu của

nhóm. Được sự thống nhất của tất cả các thành viên trong nhóm, nhóm trưởng đã phân
cơng cơng việc cho các thành viên như sau:

S
T
T

Họ và tên


MSSV

Vai trị
trong
nhóm

Cơng việc được phân công
Tổng quan nghiên cứu trong

1 Lê Thị Quyền Trân

19434801

Trưởng
nhóm

nước
Giải pháp về việc làm thêm
Tổng hợp sửa chữa


Nguyễn Phạm Ngọc

2

Thi

3 Phùng Thùy Dương

Lý do chọn đề tài

19436971

19435431

Thư ký

Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng

Thành
viên

Mục tiêu nghiên cứu
Các khái niệm
Phương pháp
Ý nghĩa nghĩa khoa học và

4 Huỳnh Thị Thanh Thảo

19472281

Thành
viên

thực tiễn
Tổng quan nghiên cứu ngoài
nước
Ảnh hưởng của việc làm thêm
Đối tượng và phạm vi nghiên


5 Trần Xuân Ánh

19520421

Thành
viên

cứu
Các vấn đề chưa đề câp tới
Thuận lợi và khó khăn

2. Kết quả đánh giá

Mức độ Mức độ Chất Nhận xét, góp ý của Điểm
STT

Họ và Tên

tham gia

đóng

lượng

góp

đóng

nhóm


tổng
cộng

góp
Làm việc có trách
1

Lê Thị Quyền Trân

A

A

A

nhiệm, đóng góp

A

tích cực.
Làm việc có trách
2

Nguyễn Phạm Ngọc Thi

A

A

A


nhiệm, đóng góp
tích cực.

A


Làm việc hiệu quả,
3

Phùng Thùy Dương

A

A

A

có đóng góp tích

A

cực.
Có đóng góp tích
4

Huỳnh Thị Thanh Thảo

A


A

A

cực, có trách nhiệm

A

với nhóm
Có đóng góp tốt
5

Trần Xn Ánh

A

A

A

cho cơng việc của
nhóm

Các thành viên đồng ý với kết quả đánh giá trên.
Họ tên và chữ ký của Nhóm trưởng……………………………..…..
Họ tên và chữ ký của Thư ký ………………………………………..
Họ tên và chữ ký của Thành viên 1 …………………………………..
Họ tên và chữ ký của Thành viên 2 …………………………………..
Họ tên và chữ ký của Thành viên 3 ………………………………….


A



×