Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

hoàn thiện hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần arksun – việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (652.21 KB, 87 trang )

Chuyên đề thực tập chuyên ngành
MỤC LỤC
Bùi Thị Hà - Kế toán 47C
1
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
1. BHXH : Bảo hiểm xã hội
2. BHYT : Bảo hiểm y tế
3. CCDC : Công cụ dụng cụ
4. CP : Cổ phần
5. CPBH : Chi phí bán hàng
6. CPQLDN : Chi phí quản lý doanh nghiệp
7. DT : Doanh thu
8. GTGT : Giá trị gia tăng
9. GVHB : Giá vốn hàng bán
10.KKTX : Kê khai thường xuyên
11.KPCĐ : Kinh phí công đoàn
12.NKCT : Nhật kí chứng từ
13.NVL : Nguyên vật liệu
14.SCT : Sổ chi tiết
15.TK : Tài khoản
16.TNDN : Thu nhập doanh nghiệp
17.TP : Thành phẩm
18.TSCĐ : Tài sản cố định
19.VNĐ : Việt Nam đồng
Bùi Thị Hà - Kế toán 47C
2
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bùi Thị Hà - Kế toán 47C
3


Chuyên đề thực tập chuyên ngành
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm qua nền kinh tế Việt Nam đã có những thay đổi lớn.
Sự phát triển kinh tế đã dần khẳng định sức mạnh của chúng ta không chỉ
trong khu vực mà còn trên toàn thế giới. Với sự kiện Việt Nam trở thành
thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO đã đánh dấu sự
ra nhập chính thức của nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới. Điều
này đã mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức đối
với các doanh nghiệp. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt và đặc biệt là sau
khủng hoảng tài chính thế giới 2008 đã khiến cho các doanh nghiệp gặp rất
nhiều khó khăn, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Để có
thành công đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một bộ máy quản lý nhạy bén
với những định hướng đúng đắn mới có thể giúp doanh nghiệp có thể đứng
vững và phát triển trên thị trường. Một trong những công cụ quản lý không
thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh là hạch toán kế toán.
Hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm
là khâu cuối cùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,
đóng vai trò quan trọng góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh,
phản ánh hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh.
Nhận thức được tầm quan trọng trên, sau thời gian thực tập tại Công ty
Cổ phần Arksun – Việt Nam em đã quan sát, tổng hợp và mạnh dạn chọn
đề tài “Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả
tiêu thụ thành phẩm tại Công ty Cổ phần Arksun – Việt Nam” cho
chuyên đề thực tập của mình.
Chuyên đề thực tập của em ngoài phần mở đầu và phần kết luận gồm có
ba phần:
Chương một : Tổng quan về Công ty Cổ phần Arksun – Việt Nam.
Bùi Thị Hà - Kế toán 47C
1
Chuyên đề thực tập chuyên ngành

Chương hai : Thực trạng công tác hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác
định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty Cổ phần Arksun – Việt Nam.
Chương ba : Một số ý kiến nhận xét, đánh giá và kiến nghị về hạch toán
tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty Cổ
phần Arksun – Việt Nam.
Để hoàn thành bài viết này em đã hết sức cố gắng và nhận được sự
hướng dẫn tận tình của Thạc sỹ Đặng Thúy Hằng cùng sự giúp đỡ của các anh
chị phòng kế toán tại công ty Cổ phần Arksun – Việt Nam. Tuy nhiên do trình
độ lý luận và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài viết của em không
tránh khỏi những hạn chế và sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp, bổ
sung của các thầy cô giáo để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 4 năm 2009
Sinh viên thực hiện
Bùi Thị Hà
Bùi Thị Hà - Kế toán 47C
2
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
CHƯƠNG MỘT
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ARKSUN–VIỆT NAM
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Cổ phần Arksun -
Việt Nam.
1.1.1 Sơ lược về Công ty Cổ phần Arksun – Việt Nam.
Tên công ty: Công ty Cổ phần Arksun – Việt Nam.
Tên giao dịch quốc tế: ARKSUN ( VIET NAM ) CO., LTD.
Địa chỉ: 164 Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội
Năm thành lập: 1998
Mã số thuế: 0100112934
Điện thoại: 84 48512239
Fax: 84 48233554

Website:
TK giao dịch:10810117851011 tại Ngân hàng Techcombank Hoàn Kiếm
Lo go Công ty:
1.1.2 Các hoạt động chính của Công ty
- Sản xuất, gia công, thiết kế các loại sản phẩm may mặc như áo phông,
quần bò, quần áo thể thao, quần lửng, ngắn, quần áo mùa đông…
- Hoạt động xuất khẩu: Các loại sản phẩm mà Công ty sản xuất ra
chủ yếu được dùng để xuất khẩu (99%), chỉ một phần nhỏ (1%) được tiêu
thụ trong nước. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Công ty là Đức, Nga,
Hồng Kông, Mỹ, Ý, Mỹ, Canada…
- Hoạt động nhập khẩu: Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
sản xuất hàng dệt may xuất khẩu, vì vậy nguồn nguyên liệu chính là các loại
Bùi Thị Hà - Kế toán 47C
3
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
vải có chất lượng cao theo yêu cầu của phía đối tác. Do vậy mà nguồn nguyên
liệu chính thường được nhập từ nước ngoài, có thể do bên gia công chuyển
sang, cũng có thể Công ty mua từ các đối tác nước ngoài. Công ty cũng thực
hiện nhập khẩu các máy móc thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất như máy may
công nghiệp, máy nhuộm, máy là, máy cắt. Thị trường nhập khẩu chủ yếu của
công ty là các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, Nga, Đức…
- Hoạt động tạm nhập, tái xuất: vải, thuốc nhuộm, hoá chất, nguyên
phụ liệu
- Hoạt động vay vốn: Công ty thực hiện vay vốn với các ngân hàng và
các tổ chức tài chính để hoạt động sản xuất.
- Xây dựng kế hoạch phát triển, đầu tư, tìm kiếm thị trường…
1.1.3 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
Công ty CP Arksun – Việt Nam tiền thân là công ty liên doanh giữa công
ty xuất nhập khẩu Mỹ nghệ Thăng Long và Công ty MaRuiChi của
HồngKông.

Sau một thời gian hoạt động Công ty xuất nhập khẩu Mỹ nghệ Thăng
Long chuyển toàn bộ phần vốn góp của mình cho Công ty MaRuiChi. Công
ty chuyển 100% thành vốn nước ngoài theo giấy phép đầu tư 775/CP ngày
01/01/1998, giấy phép điều chỉnh số 01 775/CP 01 ngày 01/06/1998 của Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, và là thành viên của Công ty mẹ MaRuiChi Holding của
HồngKông. Tổng số vốn đầu tư của Công ty là 1.000.000 USD trong đó vốn
pháp định là 525.000 USD. Số còn lại sẽ được huy động từ các nguồn như các
ngân hàng trong và ngoài nước và các tổ chức tài chính khác…
Năm 1998, Công ty MaRuiChi bán toàn bộ phần vốn góp của mình cho
ông Song Ping – một doanh nhân người Trung Quốc. Công ty lấy tên là Công
ty Trách nhiệm hữu hạn Arksun – Việt Nam.
Đến năm 2008, Công ty đổi tên thành Công ty CP Arksun - Việt Nam
Bùi Thị Hà - Kế toán 47C
4
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
theo giấy phép kinh doanh số 011032000106 của Bộ Kế Hoạch và Đầu tư cấp
ngày 15/8/2008 với số vốn điều lệ là 4.900.000 USD.
Quá trình phát triển của Arksun được chia thành hai giai đoạn cụ thể:
* Giai đoạn một: Công ty tiến hành gia công hàng theo yêu cầu từ phía
đối tác cũ, từ các hợp đồng đã kí kết khi còn là Công ty Liên doanh và sau đó
là thành viên của công ty mẹ MaRuiChi Holding. Bên cạnh đó, tiến hành sản
xuất theo đơn đặt hàng của phía đối tác về các loại quần áo, đồng phục có
chất lượng cao, theo yêu cầu của đối tác.
* Giai đoạn hai: Công ty tiến hành mở rộng thị trường trong và ngoài
nước bằng các sản phẩm may có hình dáng, mẫu mã đẹp, hợp thời trang…Để
thực hiện mục tiêu này Arksun đã thực hiện hàng loạt chính sách tiếp thị và đặc
biệt quan tâm đến đào tạo nhân lực giỏi về lĩnh vực may. Bên cạnh đó, Công ty
phải tạo sự móc nối giữa các nhà thiết kế thời trang trong và ngoài nước để tạo ra
được các sản phẩm phù hợp, có khả năng cạnh tranh cao.
Hiện nay, Arksun đang ở cuối giai đoạn một của dự án đầu tư. Công ty

tiếp tục nhận hợp đồng gia công từ phía các đối tác nước ngoài như các đối
tác Nhật Bản, khối các nước Châu Âu, Mỹ và Trung Quốc và ký hợp đồng
sản xuất với các công ty nước ngoài.
Sự có mặt của Arksun trong những năm qua tại Việt Nam đã góp phần
tăng nguồn thu ngoại tệ, tạo công ăn việc làm cũng như thu nhập ổn định cho
công nhân và nhân viên. Công ty đã nhiều lần vinh dự được nhận bằng khen
của Uỷ ban Nhân dân Thành Phố Hà Nội nhờ những thành tích đạt được trong
việc xuất khẩu hàng hoá. Dù nhận được những sự ưu đãi của Nhà nước song
Arksun không ngừng vươn lên bằng các kế hoạch phát triển sản xuất và kinh
doanh hợp lý trong từng thời kỳ để có được nhiều đơn đặt hàng nhất và đẩy
nhanh việc chiếm lĩnh thị trường trong nước để chuẩn bị tiến hành giai đoạn
hai của dự án đầu tư.
Bùi Thị Hà - Kế toán 47C
5
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
1.1.4 Kết quả kinh doanh một số năm gần đây của Công ty Cổ phần
Arksun – Việt Nam.
Trong quá trình hoạt động, Arksun đã gặp không ít khó khăn nhưng
Công ty đã không ngừng vươn lên và tăng trưởng theo từng năm.
Ta có thể khái quát tình hình tài chính của Công ty trong một số năm gần
đây thông qua một số chỉ tiêu được trình bày trong Bảng 1.1, trang 6.
Bảng 1.1 Báo cáo kết quả kinh doanh trong 3 năm hoạt động gần đây của
Công ty CP Arksun – Việt Nam.
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
1. Doanh thu bán hàng
96.204.510.194 104.613.148.318 120.535.778.123
2. Gía vốn hàng bán
76.080.000.000 85.504.954.710 96.156.441.212
3. Lợi nhuận từ hoạt

động kinh doanh
670.815.196 810.290.797 923.731.508
4. Lợi nhuận khác
7.321.744 3.378.690 1.321.107
3. Lợi nhuận trước thuế
678.136.940 813.669.487 922.410.401
5. Lợi nhuận sau thuế
575.136.421 745.136.940 834.553.372
6. Tổng vốn chủ sở hữu
30.234.443.562 38.498.100.765 40.437.865.579
7. Tài sản ngắn hạn
52.352.563.564 59.634.954.422 65.270.075.934
8. Tài sản dài hạn
60.353.224.657 65.270.075.934 70.461.979.427
9. Thu nhập bình quân
1.700.000 2.100.000 2.500.000
(Nguồn: Công ty CP Arksun – Việt Nam)
Nhìn vào bảng số liệu ta có thể nhận thấy sự phát triển của Công ty qua
từng năm. Ta có thể khái quát qua bảng phân tích số liệu sau (Bảng 1.2, trang 7)
Bảng 1.2: Bảng phân tích tình hình tài chính của Công ty CP Arksun –
Bùi Thị Hà - Kế toán 47C
6
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Việt Nam.
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008
Chênh lệch
+/- %
1. Doanh thu bán hàng
104.613.148.318 120.535.778.123 15.922.629.805 15,29

2. Gía vốn hàng bán
85.504.954.710 96.156.441.212 10.651.486.498 12,46
3. Lợi nhuận từ hoạt
động kinh doanh
810.290.797 923.731.508 113.440.711 14,00
4. Lợi nhuận khác
3.378.690 1.321.107 ( 2.057.583 ) (60,9)
3. Lợi nhuận trước thuế
813.669.487 922.410.401 108.740.914 13,36
5. Lợi nhuận sau thuế
745.136.940 834.553.372 89.416.432 12,00
6. Tổng vốn chủ sở hữu
38.498.100.765 40.437.865.579 1.939.764.814 5,00
7. Tài sản ngắn hạn
59.634.954.422 65.270.075.934 5.635.121.512 9,45
8. Tài sản dài hạn
65.270.075.934 70.461.979.427 5.191.903.493 7,95
9. Thu nhập bình quân
2.100.000 2.400.000 300.000 14,28
Qua một số chỉ tiêu ta nhận thấy Công ty đang có những bước phát triển
khá vững chắc. DT bán hàng tiếp tục tăng trưởng. GVHB tăng với tốc độ
chậm hơn cho ta thấy công tác quản lý, sử dụng NVL và lao động của Công
ty là tốt.
Công ty đã không ngừng tìm kiếm thị trường, mở rộng sản xuất kinh
doanh, đầu tư trang thiết bị phục vụ sản xuất được thể hiện trong sự tăng
trưởng của DT bán hàng và tài sản dài hạn. Đây là những nhân tố tích cực, là
tiền đề vững chắc để Công ty tiếp tục phát triển trong nền kinh tế thị trường
cạnh tranh gay gắt.
1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Cổ
phần Arksun – Việt Nam.

Trải qua các giai đoạn phát triển, Công ty CP Arksun – Việt Nam đã có
nhiều sự thay đổi trong việc tổ chức bộ máy quản lý Công ty. Hiện nay, bộ
máy của Công ty được tổ chức theo nguyên tắc trực tuyến, được phân chia
thành các phòng ban, phân xưởng phù hợp với đặc điểm sản xuất của Công ty.
Bùi Thị Hà - Kế toán 47C
7
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Ta có thể khái quát việc tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty CP Arksun – Việt
Nam theo Sơ đồ 1.1 trang 8.
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty CP Arksun – Việt Nam.
Đại hội đồng Cổ đông
Hội đồng quản trị Ban kiểm soát
Ban Giám đốc
Phòng
HC-
NS
Phòng
Kế
toán
Phòng
XNK
Phòng
kinh
doanh
Phòng
Vật

Phòng
kỹ
thuật



(Nguồn: Công ty CP Arksun – Việt Nam)
• Ban kiểm soát
Ban kiểm soát của Công ty có nhiệm vụ giúp các cổ đông kiểm soát hoạt
động quản trị và điều hành, quản lý điều hành Công ty. Cơ cấu Ban kiểm soát
của Công ty bao gồm: Trưởng ban Kiểm soát, thành viên Ban kiểm soát
chuyên trách và thành viên Ban kiểm soát không chuyên trách. Chức năng của
Ban kiểm soát :
- Kiểm soát toàn bộ hệ thống tài chính và việc thực hiện các quy chế của
Bùi Thị Hà - Kế toán 47C
Xưởng sản xuất
8
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Công ty
- Kiểm tra bất thường
- Can thiệp vào hoạt động Công ty khi cần
Khi phát hiện có thành viên Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng Cổ
đông, Tổng Giám đốc vi phạm nghĩa vụ của người quản lý Công ty phải
thông báo ngay bằng văn bản với Hội đồng quản trị, yêu cầu người có hành vi
vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả.
• Hội đồng quản trị
Đứng đầu Hội đồng quản trị là Chủ tịch Hội đồng Quản trị - người có
quyền quyết định các vấn đề; thông qua các báo cáo hàng năm; thông qua
định hướng phát triển của Công ty; số lượng thành viên của Hội đồng quản trị
và Ban kiểm soát; bầu, bãi, miễn và thay thế Hội đồng quản trị, Ban kiểm
soát; sửa đổi bổ sung điều lệ Công ty; sát nhập,chuyển đổi, tổ chức lại và giải
thể Công ty. Ngoài ra, Chủ tịch Hội đồng quản trị có chức năng định hướng
ra nghị quyết hành động cho từng thời điểm phù hợp với tình hình kinh doanh
của Công ty.

• Giám Đốc
Giám đốc Công ty là người có quyền hạn trách nhiệm cao nhất trong
Công ty về mọi mặt sản xuất kinh doanh. Giám đốc có nhiệm vụ:
- Thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị và Đại Hội đồng cổ
đông, tổ chức điều hành Công ty.
- Nhận vốn đầu tư, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do Hội
đồng quản trị giao cho để xây dựng, sử dụng và phát triển Công ty trên
nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn.
- Xây dựng các chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch
đầu tư của Công ty.
- Ban hành các định mức kinh tế, kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm, đơn giá,
Bùi Thị Hà - Kế toán 47C
9
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
tiền lương phù hợp với các quy định của Công ty.
- Xây dựng quy chế trích lập và sử dụng các quỹ từ lợi nhuận sau thuế,
trình Hội Đồng quản trị phê duyệt các báo cáo về việc trích lập và sử dụng
các quỹ hàng năm của Công ty.
- Kiến nghị về số lượng và cơ cấu phòng ban của Công ty; đề xuất các
biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh và quản lý Công ty.
- Chịu sự kiểm tra giám sát của tổ chức giám sát do Hội đồng quản trị
bầu ra và do Chính phủ, các Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định
của pháp luật.
• Phó giám đốc
Phó Giám Đốc chịu sự phân công công tác của Giám đốc, hoàn thành
những công việc mà Giám đốc giao phó. Đồng thời hỗ trợ Giám đốc trong
công tác quản lý Công ty, trực tiếp chỉ đạo hoạt động kinh doanh của Công ty
(trong phạm vi công việc được ủy quyền). Hiện tại, Công ty có ba phó giám
đốc: Phó giám đốc kỹ thuật, phó giám đốc tổ chức hành chính và phó giám
đốc kinh doanh.

- Phó giám đốc kỹ thuật: phụ trách các kế hoạch trong sản xuất; chỉ đạo
điều hành các phân xưởng và phòng kỹ thuật, đảm bảo NVL về số lượng và
chất lượng, chỉ đạo xây dựng kế hoạch sản xuất chung của Công ty hàng
tháng, quý, năm và dài hạn. Giám sát quản lý kỹ thuật, định mức sản xuất,
xây dựng đơn giá cho từng đối tác đồng thời tổ chức kiểm tra nâng cao tay
nghề cho công nhân hàng năm; quản lý, sửa chữa bảo dưỡng thiết bị, phụ
trách an ninh, an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy.
- Phó giám đốc tổ chức hành chính: chỉ đạo điều hành các phòng hành
chính và phòng tổ chức; phụ trách đời sống cho anh chị em công nhân, đảm
bảo cho họ về cả vật chất lẫn tinh thần.
- Phó giám đốc kinh doanh: điều hành các công việc có liên quan đến
Bùi Thị Hà - Kế toán 47C
10
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
tình hình kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Lập kế hoạch, chỉ đạo
và phối hợp công tác tiêu thụ các sản phẩm. Dự báo nhu cầu sản phẩm. Xây
dựng và duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các khách hàng quan trọng.
• Các phòng ban chức năng:
* Phòng Hành chính nhân sự
- Thực hiện Điều hành và quản lý các hoạt động Nhân sự và Hành chính
toàn Công ty.
- Tham mưu cho Ban giám đốc trong việc xét tăng lương, thưởng, tuyển
dụng lao động, sa thải, kỷ luật,…theo đúng quy định của Nhà nước và Quy
chế của Công ty.
- Thiết lập và đề ra các kế hoạch và chiến lược để phát triển nguồn nhân
lực.
- Xây dựng nội quy, quy chế, chính sách về nhân sự và hành chính cho
toàn Công ty. Kiện toàn bộ máy quản lý, tuyển dụng lao động.
- Tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện các quy chế, chính sách
về hành chính, nhân sự phù hợp với thực tế của Công ty và với chế độ hiện

hành của Nhà nước.
- Quản lý tốt tài liệu, văn bản, hồ sơ cán bộ công nhân viên, tài sản
chung của Công ty.
- Nghiên cứu xem xét các thủ tục cần thiết như: quyết định tiếp nhận hợp
đồng lao động, sổ lao động và BHYT trình Giám đốc phê duyệt báo cáo cho
các cơ quan có thẩm quyền.
- Tiếp nhận và luân chuyển các thông tin, ban hành các văn bản đối nội,
đối ngoại, các thông báo hội nghị của Lãnh đạo Công ty.
- Thực hiện các nhiệm vụ lễ tân, tổ chức và phục vụ hội nghị, hội họp,
tiếp khách của Công ty.
- Quản lý văn phòng, nhà làm việc, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị văn
Bùi Thị Hà - Kế toán 47C
11
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
phòng, các phương tiện phục vụ cho kinh doanh.
* Phòng kế toán
Phòng kế toán có các chức năng:
- Quản lý, điều hành các hoạt động Tài chính, kế toán. Quản lý các
khoản thu – chi; theo dõi nguồn vốn một cách chặt chẽ, sử dụng tốt vốn của
Công ty trên nguyên tắc bảo toàn và phát triển.
- Tổ chức mở sổ sách phù hợp với mô hình kinh doanh sản xuất của
Công ty, làm tốt công tác ghi chép ban đầu, định khoản chính xác và cập nhập
thường xuyên, hạch toán theo quy định hiện hành của Nhà nước.
- Tư vấn cho Ban Giám đốc về tình hình tài chính và các chiến lược về
tài chính, việc kí kết các hợp đồng kinh tế.
- Lập Báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán và niên độ kế toán.
- Lập dự toán ngân sách, phân bổ và kiểm soát ngân sách cho toàn bộ
họat động kinh doanh của Công ty.
- Dự báo các số liệu tài chính, phân tích thông tin, số liệu tài chính kế toán.
- Xây dựng các quy chế, kế hoạch tài chính về lĩnh vực hoạt động tài

chính, kế toán.
* Phòng Xuất nhập khẩu
Phòng này có chức năng:
- Tham mưu cho Giám đốc trong quan hệ đối ngoại, chính sách xuất
nhập khẩu, pháp luật của Việt Nam và quốc tế về hoạt động kinh doanh này.
Giúp Giám đốc chuẩn bị các thủ tục hợp đồng, thanh toán quốc tế và các hoạt
động ngoại thương khác.
- Giúp Giám đốc các cuộc tiếp khách, đàm phán, giao dịch, ký kết hợp
đồng với khách hàng nước ngoài.
- Làm thủ tục đăng ký hải quan để tiếp nhận NVL và thủ tục xuất khẩu
sản phẩm theo chỉ định của khách hàng. Kết thúc Hợp đồng phải làm thanh
Bùi Thị Hà - Kế toán 47C
12
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
toán với hải quan nơi đăng ký mở tờ khai.
- Tìm hiểu thị trường trong và ngoài nước để xây dựng kế hoạch và tổ
chức thực hiện phương án kinh doanh xuất nhập khẩu, dịch vụ uỷ thác và các
kế hoạch khác có liên quan của Công ty.
* Phòng kinh doanh
Phòng này có chức năng và nhiệm vụ:
- Tiếp nhận các Hợp đồng kinh tế, các đơn đặt hàng của khách hàng, xem
xét các đơn đặt hàng xem có đáp ứng được nhu cầu của khách hàng hay không.
- Hoạch định, kiểm tra, triển khai và phân tích các kế hoạch kinh doanh.
- Quản lý và giám sát các hoạt động kinh doanh.
- Lập kế hoạch kinh doanh hàng năm, dài hạn và chiến lược phát triển
Công ty.
- Thu thập các thông tin về tình hình kinh doanh của Công ty để tổng
hợp, phân tích, đánh giá, điều chỉnh bổ sung các kế hoạch đã được phê duyệt
- Tìm hiểu thị trường và phát triển thị trường tiềm năng.
- Hỗ trợ phòng tài chính kế toán thu hồi công nợ.

* Phòng kỹ thuật
Phòng này có chức năng:
- Xây dựng quy trình vận hành đối với toàn bộ thiết bị, kiểm tra chất
lượng trên các dây chuyền.
- Nghiên cứu sáng tạo mẫu chào hàng và sao chép mẫu mã theo yêu cầu
của khách hàng.
- Xây dựng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cho từng mã hàng và tổ chức đội
ngũ kiểm tra chất lượng sản phẩm.
- Nghiên cứu định mức tiêu hao vật tư, lao động cho từng sản phẩm và
công đoạn, giúp cho việc khảo sát và tính lương chính xác.
* Phòng kế hoạch vật tư
Phòng kế hoạch vật tư có chức năng quản lý, cung ứng vật tư, phụ tùng
Bùi Thị Hà - Kế toán 47C
13
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
đúng chất lượng, số lượng, chủng loại, kịp thời lên kế hoạch sản xuất, phối
hợp với thủ kho mở sổ sách, thẻ kho thực hiện công tác kiểm kê, lập báo cáo,
quyết toán, hoá đơn… lập các phương án kinh doanh làm căn cứ cho việc
thực hiện cung ứng NVL cho các phân xưởng đảm bảo cho việc sản xuất
được liên tục, thuận lợi.
* Bộ phận sản xuất
Xưởng sản xuất của Công ty bao gồm bộ phận sửa chữa và bộ phận kỹ
thuật. Bộ phận các phân xưởng là nơi trực tiếp làm ra các sản phẩm của Công ty.
Xưởng sản xuất được chia thành phân xưởng cắt, hai phân xưởng may và phân
xưởng hoàn thiện.
Các phòng có chức năng nhiệm vụ khác nhau nhưng vẫn có mối quan hệ
mật thiết với nhau, đảm bảo sự hợp tác chặt chẽ, thống nhất, thông suốt trong
quá trình lập và triển khai kế hoạch, thu mua NVL, sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm.
1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần

Arksun – Việt Nam.
Công ty CP Arksun – Việt Nam thực hiện gia công hàng may mặc xuất
khẩu và sản xuất theo đơn đặt hàng của các đối tác với số lượng, chủng loại,
mẫu mã theo yêu cầu của khách hàng, theo các Hợp đồng đã ký kết. Các sản
phẩm xuất khẩu phải đảm bảo các yêu cầu như yếu tố kỹ thuật cũng như kiểu
dáng mẫu mã mà khách hàng đã đưa ra. Do vậy, ngoài đầu tư dây chuyền công
nghệ cao, Công ty còn cần phải có một đội ngũ công nhân có tay nghề cao, có
kinh nghiệm.
Nguyên liệu chính của công ty là vải, ngoài ra còn có các loại chỉ, khuy,
cúc… chủ yếu được nhập từ nước ngoài do khách hàng đưa đến, một phần
nhỏ thì được mua ở thị trường trong nước. Các sản phẩm được sản xuất hàng
loạt theo đơn đặt hàng của khách hàng là chủ yếu. Khi có đơn đặt hàng đến
Công ty, bộ phận kỹ thuật sẽ có trách nhiệm xem xét các mẫu vẽ rồi chọn
NVL. Sau đó đưa sang phòng cắt để cắt mẫu rồi may, in, thêu…hoàn chỉnh
Bùi Thị Hà - Kế toán 47C
14
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
sản phẩm mẫu. Sản phẩm này được đưa cho bên khách hàng kiểm tra. Nếu
đúng thì đưa vào sản xuất. Ta có thể khái quát quy trình sản xuất sản phẩm
theo Sơ đồ 1.2, trang 15.
Sơ đồ 1.2 : Quy trình sản xuất sản phẩm.
(Nguồn: Công ty CP Arksun – Việt Nam)
Theo đó, bộ phận sản xuất được chia thành bộ phận kỹ thuật và bộ phận
sửa chữa. Bộ phận kỹ thuật được chia thành các phân xưởng sản xuất căn cứ
vào quy trình sản xuất sản phẩm như sau:
- Phân xưởng cắt
- Phân xưởng may số 1
- Phân xưởng may số 2
- Phân xưởng hoàn thiện gồm: +Tổ là
Bùi Thị Hà - Kế toán 47C

Phòng cắt
Phòng mẫu
Xưởng may
Phòng in, thêu
Là, dập cúc
Đơn đặt hàng
Hoàn thiện
15
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
+Tổ kiểm tra chất lượng;
+Tổ bao gói sản phẩm.
Quy trình tổ chức sản xuất sản phẩm được thể hiện qua Sơ đồ 1.3, trang 16.
Sơ đồ 1.3: Quy trình tổ chức sản xuất sản phẩm.
(Nguồn: Công ty CP Arksun – Việt Nam)
CHƯƠNG HAI
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN TIÊU THỤ THÀNH
PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN ARKSUN – VIỆT NAM
2.1 Đặc điểm công tác hạch toán kế toán tại Công ty Cổ phần
Arksun – Việt Nam.
2.1.1 Tổ chức công tác hạch toán kế toán tại Công ty Cổ phần Arksun
Bùi Thị Hà - Kế toán 47C
Xưởng sản xuất
Kỹ thuật Sửa chữa
PX
Cắt
PX
May
Số 1
PX

May
Số 2
PX
Hoàn
thiện
16
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
– Việt Nam.
Công ty CP Arksun – Việt Nam thực hiện tổ chức bộ máy kế toán theo
mô hình tập trung. Mọi công việc từ khâu lập chứng từ đến hạch toán chi tiết,
hạch toán tổng hợp đều được thực hiện tại phòng kế toán. Công việc kế toán
được thực hiện thủ công có sử dụng ứng dụng Excel. Hiện nay, phòng kế toán
tại Công ty có 7 người, trong đó có 1 kế toán trưởng và 6 nhân viên kế toán
phụ trách các phần hành khác nhau và có nhiệm vụ, quyền hạn riêng về khối
lượng công việc được giao. Công tác kế toán được tổ chức khá chặt chẽ và
khoa học để phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc tổ chức bộ máy
kế toán tại Công ty được khái quát qua Sơ đồ 2.1, trang 17
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán.
(Nguồn: Công ty CP Arksun – Việt Nam)
Chức năng nhiệm vụ của phòng kế toán cụ thể như sau:
• Kế toán trưởng
- Có trách nhiệm chỉ đạo công việc cho các nhân viên trong phòng kế
toán theo chức năng và nhiệm vụ và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về tình
hình tài chính của Công ty.
- Tổ chức hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quá trình phản ánh các
Bùi Thị Hà - Kế toán 47C
Kế toán trưởng
Kế
toán
Thanh

toán
Kế
toán
Tiền
mặt,
TSCĐ
Kế
toán
Tiền
Lương
Kế
toán
Doanh
thu
Kế
toán
Vật
tư,
kho
Thủ
quỹ
Các nhân viên kinh tế ở các phân xưởng
17
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
hoạt động tài chính cũng như sự tuân thủ các chế độ kế toán, chế độ kinh tế
tài chính trong doanh nghiệp.
• Kế toán vật tư, kho
- Mở sổ theo dõi vật liệu theo từng nhóm cả về mặt hiện vật lẫn giá trị;
hạch toán chi tiết NVL, công cụ dụng cụ kịp thời, chính xác. Cuối kỳ tổng
hợp số liệu lập Bảng kê theo dõi nhập – xuất – tồn và tính giá vật liệu.

- Cập nhập, theo dõi tiến độ sản xuất của các phân xưởng để kịp thời
mua NVL, vật tư thiệt bị cho đơn đặt hàng.
• Kế toán thanh toán
- Hạch toán các khoản thu, chi bằng tiền mặt, séc hay chuyển khoản.
- Theo dõi các khoản phải thu, phải trả và tình hình thanh toán với Nhà nước.
• Kế toán tiền mặt và tài sản cố định
- Theo dõi các khoản thu, chi bằng tiền mặt của Công ty.
- Ghi chép, phản ánh, tổng hợp chính xác, kịp thời số lượng, giá trị tài
sản cố định hiện có, tình hình tăng giảm và hiện trạng của tài sản cố định
tại Công ty.
• Kế toán tiền lương
- Tập hợp số liệu từ các phân xưởng, phòng ban gửi lên để thực hiện tính
lương, trích BHXH, BHYT, KPCĐ, lập bảng thanh toán phân bổ tiền lương.
• Kế toán doanh thu
- Theo dõi thành phẩm về mặt giá trị và chất lượng, DT bán hàng và các
khoản phải thu, xác định kết quả kinh doanh, tiến hành kê khai thuế GTGT
phải nộp, thuế TNDN phải nộp.
- Ghi nhận các khoản giảm trừ doanh thu (nếu có).
• Thủ quỹ
Cùng kế toán tiến hành thu, chi và theo dõi chặt chẽ các khoản thu, chi
tồn quỹ, bảo quản quỹ tiền mặt tại Công ty.
Bùi Thị Hà - Kế toán 47C
18
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
2.1.2 Nguyên tắc kế toán chung được áp dụng tại Công ty.
Hiện nay, Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban
hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính.
Niên độ kế toán: Từ 01/01/N đến 31/12/N
Đơn vị tiền tệ ghi trong sổ kế toán: Việt Nam Đồng

Hình thức kế toán : Sổ NKCT
Phương pháp hạch toán tổng hợp: Phương pháp KKTX
Phương pháp tính khấu hao: Ghi nhận khấu hao theo phương pháp
đường thẳng.
Phương pháp hạch toán chi tiết NVL: Phương pháp thẻ song song
Phương pháp tính giá thực tế của NVL, hàng hoá xuất dùng: Phương
pháp bình quân gia quyền.
Phương pháp nộp và tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ.
Phương pháp ghi nhận hàng tồn kho: Ghi nhận theo giá thấp hơn giữa
giá thực tế và giá trị thuần có thể thực hiện được. (Giá trị thuần có thể thực
hiện được là giá bán ước tính trừ chi phí bán hàng ước tính sau khi đã lập dự
phòng cho hàng hư hỏng, lỗi thời và chậm luân chuyển).
Phương pháp ghi nhận chênh lệch tỉ giá: Ngoại tệ được hạch toán theo tỉ
giá giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng vào ngày phát sinh
nghiệp vụ. Tại thời điểm cuối năm tài sản và công nợ được chuyển đổi theo tỉ
giá quy định vào ngày lập bảng cân đối kế toán. Các khoản chênh lệch tỉ giá
phát sinh trong kỳ và chênh lệch đánh giá lại cuối kỳ được kết chuyển vào
báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm tài chính.
2.1.3 Việc vận dụng chế độ kế toán tại Công ty.
2.1.3.1 Vận dụng chế độ chứng từ.
Hệ thống chứng từ sử dụng tại Công ty hiện nay được thực hiện theo
Bùi Thị Hà - Kế toán 47C
19
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Quyết định 15/2006/QĐ-BTC. Hệ thống chứng từ kế toán tại Công ty nhìn
chung được tổ chức đầy đủ, hợp lý căn cứ trên các quy định của chế độ chứng
từ kế toán do Bộ Tài chính ban hành phù hợp với đặc điểm kinh doanh của
Công ty. Đồng thời, kế toán cũng đã xây dựng được trình tự luân chuyển các
loại chứng từ một cách hợp lý, đảm bảo nguyên tắc nhanh chóng, kịp thời,
không ảnh hưởng tới các bộ phận khác.

2.1.3.2 Vận dụng tổ chức hệ thống tài khoản.
Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng tại Công ty được đăng ký và sử dụng
theo hệ thống tài khoản ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban
hành ngày 20/03/2006. Tuy nhiên, để cụ thể và phù hợp với yêu cầu quản lý,
thuận tiện cho việc ghi sổ kế toán của mình, Công ty cũng mở thêm các tiểu
khoản chi tiết để tiện theo dõi. Cụ thể :
TK 111 : Tiền mặt
TK 1111 : Tiền Việt Nam
TK 1112 : Tiền ngoại tệ
TK 112 : Tiền gửi ngân hàng
TK 1121 : Tiền gửi ngân hàng VNĐ
TK 11212: Tiền gửi EIB VNĐ
TK 11213: Tiền gửi TCB VNĐ
TK 11214: Chờ thanh toán TCB VNĐ
TK 1122 : Tiền gửi ngân hàng ngoại tệ
TK 11221: Tiền gửi EIB USD
TK 11222: Tiền gửi VID USD
TK 11223: Tiền gửi USD TCB
TK 11224: Tiền gửi EUR
TK 11226: Chờ thanh toán TCB USD
Bùi Thị Hà - Kế toán 47C
20
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
TK 1521 : NVL chính
TK 1522 : NVL phụ
TK 15221 : Chỉ may
TK 15222 : Khuy, cúc
TK 1523 : Bao bì
TK 621 : Chi phí NVL trực tiếp
TK 6211 – Chi phí NVL chính

TK 6212 – Chi phí NVL phụ
TK 6213 – Chi phí bao bì
TK 622 : Chi phí NCTT
TK 6221. Chi phí nhân công trực tiếp phân xưởng 1
TK 6222. Chi phí nhân công trực tiếp phân xưởng 2
TK 6223. Chi phí nhân công trực tiếp phân xưởng Cắt
TK 6224. Chi phí nhân công trực tiếp phân xưởng hoàn thiện
….
2.1.3.3 Vận dụng tổ chức hệ thống sổ.
Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất và quy mô của Công ty, hiện nay
Công ty CP Arksun đang sử dụng hình thức NKCT (Sơ đồ 2.2, trang 22).
Bùi Thị Hà - Kế toán 47C
21
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Sơ đồ 2.2 : Quy trình ghi sổ theo hình thức sổ NKCT.


Ghi chú:
Ghi hằng ngày
Ghi cuối tháng
Kiểm tra, đối chiếu số liệu
Trình tự ghi sổ được cụ thể như sau:
Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra, kế toán lấy
số liệu trực tiếp vào các NKCT hoặc Bảng kê và sổ chi tiết có liên quan.
Đối với những loại chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh nhiều lần,
mang tính chất phân bổ thì các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân
loại trong các Bảng phân bổ; sau đó lấy số liệu kết quả trên bảng phân bổ ghi
vào các Bảng kê, NKCT có liên quan.
Đối với những NKCT được ghi căn cứ vào Bảng kê và SCT thì căn cứ
Bùi Thị Hà - Kế toán 47C

Chứng từ kế toán và
các bảng phân bổ
Bảng kê
NHẬT KÝ CHỨNG
TỪ
Sổ, thẻ kế toán
chi tiết
SỔ CÁI
Bảng tổng hợp
chi tiết
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
22

×