Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam - chi nhánh thăng long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 81 trang )

1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT:
1.BIDV: Ngân hàng đầu tư & Phát triển Việt Nam
2. TMCP: Thương mại cổ phần
3. TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
4. DA ĐT: Dự án đầu tư
5. TĐ: thẩm định
6.CBTĐ: Cán bộ thẩm định
7. NHNN: Ngân hàng Nhà nước
8. VCSH: Vốn chủ sở hữu
9. TSCĐ: Tài sản cố định
10. NHTM: Ngân hàng thương mại
11. Nợ QH: Nợ quá hạn
12. HĐV: Huy động vốn
13. DT: Doanh thu
14. CP: Chi phí
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trương Thị Tâm - Đầu tư 48B
2
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU:
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy BIDV Thăng Long
Sơ đồ 1,2: Quy trình thẩm định dự án tại BIDV Thăng Long
Sơ đồ 1.3: Quy trình thẩm định tài chính dự án tại BIDV Thăng Long
Bảng 1.1: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006-6T 2009
Bảng 1.2: tổng huy động vốn Chi nhánh giai đoạn 2005-6T năm 2009
Bảng 1.3: Tốc độ tăng dư nợ năm 2005-6 tháng đầu năm 2009
Bảng 1.4: Cơ cấu thời hạn vay vốn và loại hình khách hàng cho vay năm 2005-6T
2009
Bảng 1.5: Số lượng và quy mô dự án được thẩm định giai đoạn 2006 -6T 2009
Bảng 1.6: Số lượng và quy mô dự án được cho vay giai đoạn 2005-6T 2009
Bảng 1.7: Tình hình nợ quá hạn trung và dài hạn tại BIDV Thăng long giai đoạn
2005-6T 2009


Bảng 1.8: tình hình sản xuất kinh doanh Công ty
Bảng 1.9: Một số chỉ tiêu tài chính
PHÂN TÍCH DỰ ÁN
Bảng 1: Tổng mức đầu tư
Bảng 2: Doanh thu:
Bảng 3: Chi phí hoạt động
Bảng 3.1: Tính chi phí nguyên, nhiên vật liệu sản xuất cho 1 sản phẩm năm đầu
Bảng 3.2: Chi phí nhân công trong 1 năm
Bảng 3.3. CP quản lý, bán hang trong 1 năm
Bảng 3.4: Tính tổng CP cho từng năm
Bảng 4: Khấu hao tài sản cố định
Bảng 5: Kế hoạch vay và trả nợ
Bảng 6: Hiệu quả kinh doanh
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trương Thị Tâm - Đầu tư 48B
3
Bảng 7: Tính IRR
Bảng 8: Tính thời gian hoàn vốn giản đơn
Bảng 9: Cân đối trả nợ
Bảng 10A: PT độ nhạy(DT giảm 2%)
Bảng 10B: PT độ nhạy(CP tăng 2%)
Biểu đồ 1.1:Tổng huy động vốn qua các năm
Biểu đồ 1.2: Tổng dư nợ tín dụng của Chi nhánh giai đoạn 2005- 6T 2009
Biểu đồ 1.3: Tình hình dư nợ tín dụng theo thời hạn của Chi nhánh giai đoạn 2005-
6T 2009
Biểu đồ 1.4: Dư nợ tín dụng theo loại hình khách hàng
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trương Thị Tâm - Đầu tư 48B
4
LỜI NÓI ĐẦU
Đầu tư có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế quốc gia (tầm vĩ mô), với
doanh nghiệp (tầm vi mô). Gắn liền với hoạt động đầu tư là các dự án đầu tư. Một

dự án đầu tư mới có tính khả thi hay không cần phải được xem xét và đánh giá một
cách chính xác và đầy đủ về dự án đó. Để từ đó doanh nghiệp mới có thể quyết định
có nên đầu tư hay không. Tuy nhiên, các dự án đầu tư thường đòi hỏi phải có một
lượng vốn lớn mà không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng tài chính để thực
hiện dự án đầu tư mà họ đưa ra. Điều đó bắt buộc Doanh nghiệp phải tính đến
phương án nguồn vốn khác.
Hệ thống ngân hàng thương mại là một trong những kênh dẫn vốn quan trọng
đối với các chủ đầu tư cho nên nhu cầu thẩm định các dự án đầu tư ngày càng gia
tăng tại ngân hàng, trong đó có Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).
Tuy nhiên đến nay công tác thẩm định dự án đầu tư vẫn còn một số những tồn tại
nhất định, trong đó có những tồn tại về khâu thẩm định tài chính dự án, do vậy đã
phần nào làm giảm hiệu lực của công tác thẩm định. Chính vì những lý do trên mà
em chọn đề tài bài viết của mình với nội dung: " Nâng cao chất lượng thẩm định tài
chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thăng
Long".
Do thời gian hạn chế, kinh nghiệm còn ít và cũng như công tác ngân hàng đòi
hỏi tính bí mật cao nên những vấn đề nêu ra trong bài viết không thể tránh khỏi
những thiếu sót, em mong nhận được sự góp ý của các thầy giáo, cô giáo để cho bài
viết này của em được hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cám ơn TS. Trần Mai Hương – giảng viên Trường Đại học
Kinh tế quốc dân và các cán bộ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi
nhánh Thăng Long đã giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo tận tình trong thời gian em viết
bài viết này./.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trương Thị Tâm - Đầu tư 48B
5
CHƯƠNG I:
THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI
CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ&PHÁT TRIỂN THĂNG
LONG
1.1. GIỚI THIỆU VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ&PHÁT

TRIỂN THĂNG LONG
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam có tiền thân là Ngân hàng Kiến
thiết Việt Nam. Ngày 26/04/1957, Thủ tướng chính phủ đã ký nghị định 177-TTG
thành lập Ngân hàng kiến thiết Việt Nam trực thuộc Bộ Tài chính. Ngân hàng thực
hiện chức năng thay thế cho Vụ cấp phát vốn kiến thiết cơ bản, với nhiệm vụ chủ
yếu là thanh toán và quản lý vốn do nhà nước cấp cho kiến thiết cơ bản, thực hiện
nhiệm vụ phát triển kinh tế và phục vụ cho công cuộc kháng chiến chống Đế quốc
Mỹ xâm lược.
Từ năm 1957 - 1981, ngân hàng là một cơ quancủa Bộ tài chính, hoạt động
của ngân hàng nặng về kiểm soát, đánh giá và quản lý vốn, thanh toán các công
trình xây dựng cơ bản hơn là cho vay. Ngân hang không mang bản chất của một
ngân hàng thực sự.
Đến ngày 24/06/1981, Hội đồng chính phủ đã ra quyết định số 259/CP về
việc chuyển Ngân hàng kiến thiết Việt Nam trực thuộc Bộ Tài chính thành Ngân
hàng Đầu tư & Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ngân hàng vẫn chưa thực hiện nhiệm vụ kinh doanh, mà nhiệm vụ chính của ngân
hàng là thu hút và quản lý các nguồn vốn xây dựng cơ bản, tài trợ cho các công
trình không đủ vốn tự có hoặc không nằm trong danh sách do ngân sách cấp, là đại
lý thanh toán các công trình thuộc diện ngân sách đầu tư.
Ngày 14/01/1990, chủ tịch Hội đồng bộ trưởng đã ra quyết định số 401/CT
thành lập Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam, thay thế cho ngân hàng đầu tư
và kiến thiết cũ. Ngân hàng đã bắt đầu thực hiện chức năng kinh doanh và ngày
càng khẳng định vị thế của mình trong nền kinh tế, là một trong 5 ngân hàng Quốc
doanh có vai trò đi đầu trong lĩnh vực đầu tư và phát triển của nước ta.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trương Thị Tâm - Đầu tư 48B
6
BIDV - Chi nhánh Thăng Long là một trong 108 Chi nhánh trực thuộc của hệ
thống BIDV. Ngày 03/04/1974 theo Quyết định số 103/TC/QĐ/TCCB của Bộ Tài
chính về việc thành lập phòng chuyên quản trực thuộc Ngân hàng Kiến thiết trung

ương để cấp phát, kiểm tra và thanh toán vốn xây dựng cơ bản cho việc xây dựng
cầu Thăng Long. Phòng đặt trụ sở tại xã Đông Ngạc - Từ Liêm - Hà Nội và con dấu
riêng lấy tên dấu là: “Ngân hàng Kiến thiết Trung ương – Phòng chuyên quản công
trình cầu Thăng Long”.
Ngày 17/07/1981, theo QĐ số 75/NH – QĐ của Tổng giám đốc Ngân hàng
nhà nước Việt Nam về việc thành lập Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng
công trình trọng điểm Cầu Thăng Long.
Ngày 27/06/1988 theo QĐ số 52/NH – QĐ của Tổng Giám đốc NHNN Việt
Nam về việc thành lập Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Cầu Thăng Long.
Và sau 17 năm ra đời, Chi nhánh được đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Việt Nam Thăng Long, trực thuộc BIDV, theo QĐ số 38/NH – QĐ của
Thống đốc NHNN ngày 02/04/1991. BIDV chuyển trụ sở về đường Phạm Văn
Đồng - Từ Liêm – Hà Nội. Đến năm 1994, Thống đốc NHNN Việt Nam ra QĐ số
38NH/QĐ – NH ngày 10/11/1994 điều chỉnh chức năng và nhiệm vụ của BIDV -
Chi nhánh Thăng Long và cho phép Chi nhánh hoạt động kinh doanh như một
NHTM.
Nằm trong hệ thống NHTM quốc doanh nhưng hệ thống BIDV nói chung và
BIDV - Chi nhánh Thăng Long nói riêng chuyển sang cơ chế kinh doanh muộn hơn
các NHTM quốc doanh khác, tuy nhiên Ngân hàng luôn hoàn thành và hoàn thành
tốt các nhiệm vụ được giao trong từng thời kỳ, thực hiện tốt chức năng hoạt động
của mình, thực sự là một định chế tài chính quan trọng trong nền kinh tế, ngày càng
khẳng định được vị thế trên thị trường tài chính.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức
Việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức là một yêu cầu tất yếu của các ngân hàng
hiện đại. Trước nguy cơ cạnh tranh cao của các ngân hàng nước ngoài, BIDV cũng
như các ngân hàng khác phải chịu sức ép từ nhiều phía, đòi hỏi phải cải cách mạnh
mẽ, toàn diện cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý tiếp cận thông lệ quốc tế mới có thể
chủ động tiếp cận nguồn vốn, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý
phục vụ hiệu quả cho chiến lược cạnh tranh và chiến lược phát triển lâu dài của
BIDV.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trương Thị Tâm - Đầu tư 48B
7
Cùng trong không khí đổi mới của cả hệ thống, BIDV - Chi nhánh Thăng
Long đã tích cực hoàn thiện cơ cấu tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi
nhánh. Nếu như năm 1991, Chi nhánh mới chỉ có 22 người được chia làm ba phòng:
- Phòng tín dụng cấp phát và kinh doanh.
- Phòng kế toán thường vụ.
- Phòng hành chính – Ngân quỹ.
- Tổng số cán bộ BIDV TL tính đến 30/09/2009 là 150 người, trong đó:
Cơ cấu theo giới tính: 60 nam (40%), 90 nữ (70%)
Cơ cấu theo trình độ: Sau đại học 9 người, đại học 130 người, trình độ khác
11 người .
Điều hành hoạt động của Chi nhánh BIDV Thăng Long là Giám đốc Chi
nhánh. Giúp việc giám đốc là 2 Phó Giám đốc, hoạt động theo sự phân công, ủy
quyền của Giám đốc Chi nhánh theo quy định.
Các phòng ban Chi nhánh BIDV Thăng Long được tổ chức thành 3 khối: Khối
trực tiếp kinh doanh, khối hỗ trợ kinh doanh bao gồm các phòng sau:
Khối trực tiếp kinh doanh bao gồm các phòng sau:
- Phòng dịch vụ khách hang
- Phòng tín dụng 1, 2
- Phòng thanh toán quốc tế
- Tổ ngân quỹ
- Phòng GD 1,2,3,4,8
Khối hỗ trợ kinh doanh bao gồm các phòng sau:
- Phòng kế hoạch nguồn vốn
- Phòng thẩm định
- Phòng điện toán
Khối quản lý nội bộ:
- Phòng tài chính kế toán
- Phòng tổ chức hành chính

- Tổ kiểm soát nội bộ
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trương Thị Tâm - Đầu tư 48B
8
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy BIDV Thăng Long
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trương Thị Tâm - Đầu tư 48B
P.KIỂM SOÁT NỘI
BỘ
P.PHÓ GIÁM
ĐỐC
P.TIỀN TỆ KHO
QUỸ
ĐIỂM GIAO
DỊCH SỐ 5,6,7
P.DỊCH VỤ KHÁCH
HÀNG
P.KẾ HOẠCH
NGUỒN VỐN
P. HÀNH CHÍNH
GIÁM ĐỐC
GIÁM ĐỐC
P.TÀI CHÍNH KẾ
TOÁN
P. ĐIỆN TOÁN
P.TÍN DỤNG I
P.PHÓ GIÁM
ĐỐC
P.TÍN DỤNG II
P.THẨM ĐỊNH
P.THANH TOÁN
QUỐC TẾ

PHÒNG GIAO DỊCH
SỐ 1,2,3,4,8.
9
1.1.3. Kết quả hoạt động của Ngân hàng đầu tư&phát triển Thăng Long
1.1.3.1. Các hoạt động chủ yếu của Chi nhánh:
1.1.3.1.1. Hoạt động huy động vốn:
- Nhận tiền gửi từ các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng khác dưới hình thức
tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác để huy
động vốn của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
- Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và tổ chức tín
dụng nước ngoài.
- Các hình thức huy động khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
1.1.3.1.2.Hoạt động tín dụng:
- Cho vay: bao gồm cho vay ngắn hạn nhằm đáo ứng nhu cầu vốn cho sản xuất
kinh doanh dịch vụ đời sống và cho vay trung dài hạn để thực hiện các dự án đầu tư
phát triển.
- Bảo lãnh: Chi nhánh thực hiện bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực
hiện hợp đồng, bảo lãnh đấu thầu và các hình thức bảo lãnh khác bằng uy tín và
bằng khả năng tài chính của mình đối với người nhnaj bảo lãnh
- Chiết khấu: Chi nhánh thực hiện việc chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá
ngắn hạn khác đối với tổ chức, cá nhân và có thể tái chiết khấu với các thương
phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với các tổ chức tín dụng khác.
1.1.3.1.3.Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ:
Như các Ngân hàng thương mại khác, BIDV Thăng Long thực hiện thanh toán
giữa các doanh nghiệp bằng cách mở tài khoản cho khách hàng trong và ngoài
nước, thực hiện thanh toán giữa các Ngân hàng với nhau bằng cách mở tài khoản
tiền gửi tại Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Hà Nội. Hoạt động thanh toán và ngân
quỹ của Chi nhánh bao gồm:
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trương Thị Tâm - Đầu tư 48B

10
- Cung cấp các phương tiện thanh toán
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng
- Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ
- Thực hiện dịch vụ thanh toán khác theo quy định của NHNN
- Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi được NHNN cho phép
- Thực hiện dịch vụ thu và phát triển tiền mặt cho khách hàng
- Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên ngân
hàng trong nước
1.1.3.2.Kết quả hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Thăng Long
Giai đoạn 2006-2009, nền kinh tế Việt Nam nói riêng và nền kinh tế thế giới có
nhiều biến động, thị trường tài chính có những bước thăng trầm nhất định, do đó
hoạt động của Ngân hàng nói chung và BIDV Thăng Long nói riêng gặp không ít
khó khăn. Tuy nhiên nhờ sự lãnh đạo của Ban Giám đốc, và sự đoàn kết của tập thể
cán bộ nhân viên, BIDV Thăng Long vẫn hoạt động tốt và có những thành quả
không nhỏ trong hoạt động của mình:
Sau đây là bảng kết quả kinh doanh của Chi nhánh trong thời gian 2006-6
tháng đầu năm 2009:
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trương Thị Tâm - Đầu tư 48B
11
Bảng 1.1: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006-6T 2009
ĐV: tỷ đồng
Stt Chỉ tiêu Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
6 T
2009

Tỷ lệ tăng giảm
2007/
2006
2008/
2007
6T2009/
2008
I Chỉ tiêu chính
1 Tổng tài sản 2.493 2.960 3.657 3.310 19% 24% -9%
2 Huy động vốn 2.427 2.766 3.040 3.142 14% 10% 3%
3 Dư tín dụng cuối kỳ 1.640 1.763 2.260 2.288 8% 28% -
4 DPRR trích trong
năm
37 110 47 10 197% -58% -71%
5 Thu dịch vụ ròng 12,3 21,5 40,7 15,6 75% 89% -62%
6 Lợi nhuận 17,1 51 53 23,4 198% 4% -56%
II Chỉ tiêu tham chiếu
7 Tỷ trọng nợ
TDH/Tổng DN
21% 23% 24% 18% - - -
8 Tỷ trọng nợ
QH/Tổng DN
2,5% 1,5% 6,4% 5,3% - - -
9 Tỷ trọng nợ có
TSBĐ/Tổng DN
67% 60% 46% 50% - - -
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2006-2008 và 6 tháng đầu năm
2009- BIDV Thăng Long)
Từ bảng kết quả kinh doanh của Chi nhánh trong thời gian qua ta nhận thấy:
1.1.3.2.1.Về Tổng tài sản

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trương Thị Tâm - Đầu tư 48B
12
Năm 2007, tổng tài sản 2.960 tỷ đồng, bằng 119% so với năm 2006. Năm
2008, tổng tài sản 3.657 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2007 trong đó tổng tài sản có
sinh lời chiếm 97% tổng tài sản của Chi nhánh. Cơ cấu tài sản nợ có chuyển biến
theo hướng tích cực. Trong điều kiện toàn ngành đang dư thừa vốn, thiếu đầu ra,
Chi nhánh đã mạnh dạn đẩy mạnh hoạt động tín dụng với mức tăng trưởng phù hợp
28% cùng với đó là việc đẩy mạnh các gói dịch vụ phụ đi kèm với hoạt động tín
dụng, góp phần làm tăng trưởng đột biến chênh lệch thu chi, nâng cao chất lượng và
hiệu quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Trong 6 tháng năm 2009 tổng tài sản
đạt 3.310 tỷ đồng.
1.1.3.2.2. Về huy động vốn
Mặc dù nền kinh tế đang trong thời kỳ khó khăn, việc huy động vốn của các
Ngân hàng thương mại nói chung và BIDV Thăng Long nói riêng không thuận lợi
nhưng với sự nỗ lực của cán bộ công nhân viên Chi nhánh, Chi nhánh luôn là điểm
sáng trong vấn đề huy động của toàn hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam
Bảng 1.2: tổng huy động vốn Chi nhánh giai đoạn 2005-6T năm 2009
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 6T 2009 Tỷ lệ
tăng/giảm(%)
07/06 08/07
Tổng HĐV 2.427 2.766 3.040 3.142 14 10
Theo loại hình
HĐV
-HĐ dân cư 851 957 1216 1414 13 27
-HĐ TCKT 1576 1809 1824 1728 15 1
Theo loại ngoại tệ
-VND 1642 1931 2067 2357 17.6 7
-Ngoại tệ 785 835 973 785 7 17
Theo thời hạn

HĐV
-Dưới 1 năm 1460 1471 1558 1949 0.75 5.91
-Trên 1 năm 967 1295 1482 1194 33.92 14.44
Biểu đồ 1.1:Tổng huy động vốn qua các năm
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trương Thị Tâm - Đầu tư 48B
13
Tổng vốn huy động cuối kỳ 2008 là 3.040 tỷ đồng, tăng 10% so cuối năm
2007. Huy động vốn cuối kỳ tăng trưởng bình quân 3 năm là 16,5%/ năm (toàn
ngành tăng trưởng bình quân 24,45%) trong 3 năm mức tăng trưởng là 613 tỷ đồng.
Trong giai đoạn này tốc độ tăng trưởng huy động vốn bình quân của Chi nhánh là
13%, đặc biệt là năm 2008, tăng trưởng thấp (10,0%). Là Chi nhánh hoạt động trên
địa bàn ngoại thành có nhiều khó khăn, nguồn vốn huy động chủ yếu là của các tổ
chức kinh tế nên nền vốn chưa thực sự ổn định, huy động vốn dân cư còn hạn chế
do thu nhập của dân cư trên địa bàn thấp. Mặt khác kế hoạch kinh doanh hàng năm
Ngân hàng Trung ương duyệt dựa trên số liệu ngày 31/12 nên Nguồn vốn của Chi
nhánh thường tăng cao hơn rất nhiều so với số đầu năm do các doanh nghiệp xây
lắp nghiệm thu thanh toán công trình vào dịp cuối năm dẫn đến việc giao kế hoạch
tăng trưởng cao, chưa sát với tình hình thực tế.
+ Bước vào năm 2008 công tác HĐV chịu nhiều áp lực bởi sự cạnh tranh hết
sức căng thẳng giữa các Ngân hàng. Sự biến động của các luồng tiền trong lưu
thông là tác nhân mạnh mẽ tới công tác huy động vốn, mặt khác do đồng tiền mất
giá nên lãi suất huy động trong năm liên tục tăng vào những tháng giữa năm 2008,
sau đó lại liên tục giảm vào những tháng cuối năm vì vậy luồng tiền vào ra không
ổn định làm cho chỉ tiêu huy động vốn của Chi nhánh cũng theo đó mà tăng giảm
đột biến.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trương Thị Tâm - Đầu tư 48B
14
+ Về cơ cấu nguồn vốn: Năm 2008 cơ cấu nguồn vốn chuyển biến tích cực
sang khu vực dân cư với mức tăng trưởng cao (27%), chiếm 40% tổng nguồn vốn.
Huy động vốn TCKT trong năm chỉ tăng trưởng trên 5%, do trong năm Chi nhánh

không phát triển được nhiều khách hàng mới. Với tốc độ tăng trưởng này đã rút
ngắn được chênh lệch nguồn vốn giữa dân cư và Tổ chức làm cho nguồn vốn của
chi nhánh mang tính ổn định cao.
+ Công tác phát triển khách hàng mới trong năm chưa được triển khai mạnh
mẽ do tình hình biến động của nền kinh tế và thị trường, khách hàng TCKT thường
gửi các kỳ hạn ngắn để tận dụng tối đa lãi suất và thời gian nguồn vốn nhàn rỗi để
gửi Ngân hàng nên nguồn vốn này không mang tính ổn định, mặt khác do áp lực
cạnh tranh giữa các Ngân hàng, lãi suất huy động giữa các Ngân hàng không đồng
nhất, nên việc phát triển khách hàng rất khó khăn .
1.1.3.2.3.Về tín dụng
Mặc dù chi nhánh Thăng Long gặp nhiều khó khăn trong hoạt động như: địa
điểm vị trí kinh doanh không thuận lợi, nền khách hàng cũ để lại chủ yếu là các
DNNN hoạt động trong lĩnh vực thi công xây lắp đang gặp khó khăn về tài chính,
nợ xấu, nợ quá hạn, nợ ngoại bảng, lãi treo cao, cán bộ tín dụng chi nhánh đa phần
còn trẻ mới vào ngành và thay đổi liên tục tuy nhiên hoạt động tín dụng chi nhánh
trong 3 năm qua thực hiện theo đúng sự chỉ đạo điều hành của BIDV từng thời kỳ
với mục tiêu đảm bảo tăng trưởng an toàn hiệu quả gắn chặt với mục tiêu cơ cấu lại
danh mục tín dụng, ưu tiên vào cho vay các khách hàng tốt, có năng lực tài chính,
các lĩnh vực ngành nghề ưu tiên phát triển của Nhà nước (xuất nhập khẩu, ngành
mũi nhọn tạo các cân đối lớn nền kinh tế, các khách hàng tư nhân cá thể, …), tích
cực xử lý nợ xấu, nợ ngoại bảng, lãi treo đảm bảo hoàn thành theo đúng lộ trình đề
ra.
- Về quy mô, tốc độ tăng trưởng tín dụng
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trương Thị Tâm - Đầu tư 48B
15
Bảng 1.3: Tốc độ tăng dư nợ năm 2005-6 tháng đầu năm 2009
Chỉ tiêu
2005 2006
2007 2008 6T/2009
1. Tổng tài sản (tỷ

đồng)
2.136 2.493 2.960 3.657 3.310
2. Tổng dư nợ (tỷ
đồng)
1.590 1.640 1.763 2.260 2.288
3. Tăng trưởng dư
nợ
- 3% 7,5% 27% 20,5%
4. Tỷ trọng dư nợ
/Tổng TS
74% 66% 60% 61% 69%
(Nguồn: Báo cáo kinh doanh các năm 2005-2008 và 6 tháng đầu năm 2009)
Biểu đồ 1.2: Tổng dư nợ tín dụng của Chi nhánh giai đoạn 2005- 6T 2009
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trương Thị Tâm - Đầu tư 48B
16
Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân trong giai đoạn 2006-2008 là 12,5%/năm
(cao nhất là năm 2008 :27%, thấp nhất là năm 2006: 3%), với mức bình quân toàn
nghành là 20,3%. Đến 30/6/2009 dư nợ của Chi nhánh là 2.288 tỷ đồng tăng so
31/12/2005 là 698 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 44%). Dư nợ tăng trong giai đoạn này chủ yếu
từ nợ ngắn hạn, cuối năm 2008 nợ ngắn hạn tăng 480 tỷ đồng, dư nợ trung dài hạn
tăng 172 tỷ đồng so cuối năm 2005; Đến 30/6/2009 dư nợ ngắn hạn là 1.885 tỷ
đồng tăng 661 tỷ đồng, dư nợ trung dài hạn là 403 tỷ đồng tăng 36 tỷ đồng so cuối
năm 2005. Có thể đánh giá dư nợ vay trong giai đoạn này tăng chủ yếu là khách
hàng vay ngắn hạn. Việc tăng trưởng tín dụng chi nhánh luôn đảm bảo tuân thủ
tuyệt đối giới hạn tín dụng được BIDV giao từng thời kỳ.
Dư nợ tín dụng năm 2005, 2006, 2007, 2008, cuối tháng 6/2009 lần lượt
chiếm chiếm 74%, 66%, 60%, 61%, 69% Tổng tài sản có và có xu hướng giảm dần
qua các năm.
- Về cơ cấu thời hạn vay vốn và loại hình khách hàng.
Bảng 1.4: Cơ cấu thời hạn vay vốn và loại hình khách hàng cho vay năm

2005-6T 2009
ĐV: tỷ đồng
STT Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 6T/2009
1 Tổng dư nợ tín dụng 1.590 1.639 1.763 2.260 2.288
2 Phân theo thời hạn vay vốn
2.1 Dư nợ ngắn hạn 1.224 1.295 1.349 1.722 1.885
Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn
so với tổng dư nợ (%) 76.98 79.01 76.52 76.19 82.39
2.2 Dư nợ trung, dài hạn 366 344 414 538 403
Tỷ trọng dư nợ trung dài
hạn so với tổng DN (%) 22.02 20.99 23.48 23.81 17.61
3 Theo loại hình khách hàng.
3.1 Doanh nghiệp nhà nước 647 632 458 448 366
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trương Thị Tâm - Đầu tư 48B
17
Dư nợ DNNN so với
tổng dư nợ (%) 40.69 38.56 25.98 19.82 16
3.2 Doanh nghiệp ngoài QD 812 865 1113 1.543 1.667
Dư nợ DN ngoài QD so
với tổng DN(%) 51.07 52.78 63.13 68.27 72.86
3.3 Cá nhân bán lẻ 131 142 192 269 255
DN cá nhân bán lẻ so với
tổng DN(%) 8.24 8.66 10.89 11.91 11.15
(Nguồn: Báocáo kết quả kinh doanh các năm 2005-2008 và 6T 2009)
Biểu đồ 1.3: Tình hình dư nợ tín dụng theo thời hạn của Chi nhánh giai đoạn
2005- 6T 2009
Có thể thấy trong giai đoạn 3 năm từ đầu 2006 đến tháng 6/2009, mặc dù
tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh tăng gần 44% nhưng lượng tăng chủ yếu tập
trung vào dư nợ ngắn hạn ( tăng 661 tỷ đồng). Dư nợ trung dài hạn chỉ tăng nhẹ
( tăng 172 tỷ đồng, tăng 10%) so cuối năm 2005. Mức độ chênh lệch này có thể

thay đổi vào cuối năm 2009 và những năm tiếp theo khi một số dự án trung dài hạn
lớn của chi nhánh được giải ngân hết. Tuy nhiên, về cơ bản thực trạng này là tuân
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trương Thị Tâm - Đầu tư 48B
18
thủ theo định hướng hoạt động tín dụng của BIDV giai đoạn 2005 - 2008 là giảm
dần dư nợ cho vay trung dài hạn, tăng tín dụng ngắn hạn, chuyển dịch cơ cấu khách
hàng theo hướng phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ngoài
quốc doanh đồng thời tập trung thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, giải pháp thực
thi chính sách tiền tệ của NHNN, giữ ổn định tiền tệ, ổn định các cơ cấu vĩ mô.
Việc dư nợ tín dụng tập trung vào ngắn hạn trong thời kỳ này bên cạnh việc
tuân thủ theo định hướng phát triển của hệ thống, còn phản ánh thực trạng giai đoạn
sau suy thoái của nền kinh tế. Các dự án trung hạn do đòi hỏi vốn lớn, thời hạn thu
hồi vốn lâu nên chưa được các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư mà chủ yếu tập trung
vào các phương án kinh doanh ngắn hạn, có mức vốn đầu tư vừa phải, chi phí vốn
thấp, lợi nhuận đạt mức mong đợi và đặc biệt tốc độ luân chuyển vốn nhanh, đáp
ứng được những thay đổi đột biến của nền kinh tế và nhờ đó, hạn chế được các rủi
ro trong kinh doanh.
Biểu đồ 1.4: Dư nợ tín dụng theo loại hình khách hàng
Về cơ cấu tín dụng theo loại hình khách hàng, số liệu trong bảng trên có thể
thấy rõ sự chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu khách hàng theo hướng phát triển mở
rộng thị trường ngoài quốc doanh và tiêu dùng bán lẻ. Mức cho vay đối với các
doanh nghiệp sở hữu vốn nhà nước giảm dần qua các năm và thấp nhất trong 3 năm
kể từ giai đoạn 2005-6/2009 (đến 30/6/2009 giảm còn 56% so với dư nợ cuối 2005,
chiếm tỷ trọng 16% tổng dư nợ). Trong khi đó, tỉ trọng dư nợ các thành phần kinh
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trương Thị Tâm - Đầu tư 48B
19
tế ngoài quốc doanh đang trên đà phát triển mạnh mẽ, tăng trưởng liên tục qua các
kỳ đánh giá ( Đến 31/12/2008 là 1.812 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 80%/tổng dư nợ,
tăng 869 tỷ đồng so với 2005. Đến 30/6/2009 đạt 1.922 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng
84%/tổng dư nợ). Dư nợ bán lẻ tăng so với năm 2005( cuối tháng 6/2009 tăng 124

tỷ so cuối năm 2005, chiếm 11% tổng dư nợ)
1.1.3.2.4.Thu dịch vụ ròng
Giai đoạn 2006-2008 là giai đoạn hoạt động dịch vụ trong toàn hệ thống nói
chung và Chi nhánh nói riêng tăng trưởng cao cả về số tuyệt đối và tương đối . Tốc
độ tăng trưởng bình quân của Chi nhánh trong 3 năm là 58% (tốc độ tăng trưởng
của toàn ngành là 54%). Thu dịch vụ ròng chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập
ròng từ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh (năm 2006 22,7%, năm 2007 25%,
năm 2008 40%). Thu dịch vụ ròng b/q đầu người năm sau luôn cao hơn năm trước
(2006 là 95 triệu đồng/cán bộ, năm 2007 163 triệu đồng/cán bộ, năm 2008 trên 200
triệu đồng/ cán bộ)
Trong 3 năm qua, Chi nhánh đã triển khai tích cực và toàn diện các sản
phẩm mà BIDV đã cung cấp và đã đạt được kết quả tăng trưởng đáng kể. Với việc
đáp ứng ngày càng đầy đủ, kịp thời nhu cầu về sử dụng sản phẩm dịch vụ của các tổ
chức kinh tế như dịch vụ tín dụng, bảo lãnh, thanh toán, kinh doanh ngoại tệ thì
các sản phẩm dịch vụ bán lẻ cũng được chi nhánh triển khai mạnh mẽ như dịch vụ
thẻ ATM/POS, BSMS, thanh toán lương, thấu chi tài khoản, gạch nợ cước viễn
thông Vietel, thanh toán hoá đơn tiền điện Năm 2008 công tác dịch vụ đạt kết quả
tương đối cao với mức tăng trưởng so năm 2007 là 46,5%, chiếm 32%/ tổng chênh
lệch ròng của Chi nhánh.
Dịch vụ thanh toán trong nước ước đạt số tuyệt đối là 2,21 tỷ đồng tăng
57,9% so với cùng kỳ năm 2007 và đạt 105,2% kế hoạch được giao. Phí chuyển tiền
quốc tế và tài trợ thương mại ước đạt 4,8 tỷ tăng 23% so với năm 2007 và đạt 84%
kế hoạch. Thu từ kinh doanh ngoại tệ số tuyệt đối là 7,82 tỷ đồng tăng 81,4% so với
năm trước, đạt 136,8% kế hoạch. Thu phí dịch vụ bảo lãnh đạt số tuyệt đối 16 tỷ
đồng, hoàn thành 106,7% KH, chiếm trên 50% tổng thu dịch vụ ròng toàn Chi
nhánh. Kết quả trên cho thấy Chi nhánh đã tận dụng tốt cơ hội thuận lợi của thị
trường, đặc biệt trong 6 tháng đầu năm 2008. Các dịch vụ khác cũng đều tăng
trưởng với mức cao mang lại kết quả thu dịch vụ ròng của Chi nhánh đạt và vượt kế
hoạch năm 2008 Ngân hàng Trung ương giao.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trương Thị Tâm - Đầu tư 48B

20
1.2. THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ&PHÁT TRIỂN THĂNG LONG
1.2.1. Vai trò thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động tài trợ dự
án của Ngân hàng Đầu tư& phát triển Thăng Long
Thẩm định tài chính dự án là thẩm định các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả tài
chính của dự án. Hay nói cách khác, thẩm định tài chính là thẩm định tính khả thi về
mặt tài chính của dự án, nhu cầu vay vốn của dự án cũng như khả năng trả nợ và lãi
vay của dự án.
Có thể nói thẩm định tài chính dự án là nội dung quan trọng nhất và phức tạp
nhất trong quá trình thẩm định dự án. Bởi vì nó đòi hỏi sự tổng hợp của tất cả các
biến số tài chính, kỹ thuật, thị trường… nhằm phân tích, tạo ra những bảng dự trù
tài chính, những chỉ tiêu tài chính phù hợp có ý nghĩa. Và những chỉ tiêu này, sẽ là
những thước đo quan trọng hàng đầu giúp Ngân hàng đưa ra quyết định cuối cùng:
chấp thuận tài trợ hay không?
Về mặt nghiệp vụ, BIDV Thăng Long với phương châm hoạt động hiệu quả
và an toàn, công tác thẩm định tài chính dự án của giúp cho:
- Chi nhánh có cơ sở tương đối vững chắc để xác định được hiệu quả đầu tư
vốn cũng như khả năng hoàn vốn của dự án, quan trọng hơn cả là xác định khả năng
trả nợ của chủ đầu tư.
- Chi nhánh có thể dự đoán được những rủi ro có thể xảy ra, ảnh hưởng tới
quá trình triển khai thực hiện dự án. Trên cơ sở này, phát hiện và bổ sung thêm các
biện pháp khắc phục hoặc hạn chế rủi ro, đảm bảo tính khả thi của dự án đồng thời
tham gia ý kiến với các cơ quan quản lý Nhà nước và chủ đầu tư để có quyết định
đầu tư đúng đắn.
- Chi nhánh có phương án hạn chế rủi ro tín dụng đến mức thấp nhất khi xác
định giá trị khoản vay, thời hạn, lãi suất, mức thu nợ và hình thức thu nợ hợp lý, tạo
điều kiện cho dự án hoạt động có hiệu quả.
- Chi nhánh tạo ra các căn cứ để kiểm tra việc sử dụng vốn đúng mục đích,
đúng đối tượng và tiết kiệm vốn đầu tư trong quá trình thực hiện đầu tư dự án.

- Chi nhánh rút ra kinh nghiệm trong cho vay để thực hiện và phát triển có chất
lượng hơn. Xuất phát từ tính cần thiết, tính thực tế, tính hiệu quả của công tác thẩm
định tài chính dự án bản thân nó đã và đang tiếp tục trở thành một bộ phận quan
trọng mang tính quyết định trong hoạt động cho vay của mỗi ngân hàng.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trương Thị Tâm - Đầu tư 48B
21
1.2.2. Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư
1.2.1.1. Quy trình thẩm định dự án đầu tư
Quá trình thẩm định dự án đầu tư tại BIDV Thăng Long được thông qua các
phòng Tín dụng, phòng Thẩm định, Cán bộ tín dụng (CBTD), Cán bộ thẩm định
(CBTĐ), phòng Nguồn vốn và một số phòng khác có liên quan. Tuy nhiên quy trình
này chỉ mang tính chất định hướng, tổng quát và cơ bản. Trong quá trình thẩm định
dự án, tuỳ theo quy mô, tính chất, đặc điểm của từng dự án đầu tư xin vay vốn, tuỳ
từng khách hàng và điều kiện thực tế, CBTĐ sử dụng linh hoạt các nội dung theo
mức độ hợp lý để bảo đảm tính hiệu quả của công tác thẩm định. Tuỳ theo từng dự
án cụ thể mà CBTĐ cũng có thể xem xét bỏ qua một số nội dung nếu không phù
hợp.
Quy trình thẩm định dự án đầu tư của BIDV Thăng Long như sau:
1. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ dự án xin vay vốn: nếu hồ sơ vay vốn chưa có
đủ cơ sở để thẩm định thì chuyển lại để CBTD hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh,
bổ sung hồ sơ; nếu đã đủ cơ sở thẩm định thì ký giao nhận hồ sơ vào Sổ theo dõi và
giao hồ sơ cho cán bộ trực tiếp thẩm định.
2. Trên cơ sở đối chiếu các quy định, thông tin có liên quan và các nội dung
yêu cầu (hoặc tham khảo) được quy định tại các hướng dẫn thuộc Quy trình này,
CBTĐ tổ chức xem xét, thẩm định dự án đầu tư và khách hàng xin vay vốn. Nếu
cần thiết, đề nghị CBTD hoặc khách hàng bổ sung hồ sơ hoặc giải trình rõ thêm.
3. CBTĐ lập báo cáo thẩm định dự án trình Trưởng phòng thẩm định xem
xét.
4. Trưởng Phòng thẩm định kiểm tra, kiểm soát về nghiệp vụ, thông qua
hoặc yêu cầu CBTĐ chỉnh sửa, làm rõ các nội dung.

5. CBTĐ hoàn chỉnh nội dung Báo cáo thẩm định trình Trưởng Phòng thẩm
định thông qua, lưu hồ sơ tài liệu cần thiết và gửi trả hồ sơ kèm Báo cáothẩm định
cho Trưởng Phòng tín dụng.
Sơ đồ 1,2: Quy trình thẩm định dự án tại BIDV Thăng Long
Phòng tín dụng cán bộ thẩm định Phòng thẩm định
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trương Thị Tâm - Đầu tư 48B
Đưa yêu cầu, giao
hồ sơ vay vốn
Tiếp nhận hồ sơ
Kiểm tra sơ bộ hồ sơ
Nhận hồ sơ thẩm
định
Bố sung, giải
trình
Thẩm định
Lập báo cáo
thẩm định
Kiểm tra, kiểm soát
Nhận lại hồ sơ và kết
quả thẩm định
Lưu hồ sơ, tài liệu
Chưa rõ Chưa đạt yêu cầu
22

Chưa đủ cơ sở để thẩm định


Đạt
1.2.2.2. Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư
Khi tiến hành thẩm định tài chính dự án đầu tư, cán bộ thẩm định tiến hành

đánh giá từng nội dụng, theo các bước, trình tự như sau:
Sơ đồ 1.3: Quy trình thẩm định tài chính dự án tại BIDV Thăng Long
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trương Thị Tâm - Đầu tư 48B
PT dự báo về nhu cầu thị
trường SP đầu ra
PT đánh giá về nhu cầu SX
PT kế hoạch thu chi hàng năm
PT dòng tiền hàng năm
Thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài
chính
Ra quyết định về tính khả thi hay
không của dự án
23

- Bước 1: Thu thập và xử lý thông tin về khách hàng và dự án.
- Bước 2: Thẩm định vốn đầu tư.
- Bước 3: Thẩm định doanh thu – Chi phí của dự án.
- Bước 4: Thẩm định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án.
- Bước 5: Ra quyết định về tính khả thi hay không khả thi của dự án
Kết thúc quá trình thẩm định tài chính, cán bộ thẩm định đã có kết quả đánh
giá về tính khả thi về mặt tài chính dự án, đây là căn cứ quan trọng để quyết định tài
trợ hay không cho dự án. Cán bộ thẩm định phải dựa vào kết quả này, báo cáo trong
báo cáo thẩm định dự án.
1.2.3. Nội dung thẩm định tài chính dự án
1.2.3.1. Thu thập và xử lý thông tin về khách hàng và dự án.
Khi có một dự án khách hàng mang đến Ngân hàng để xin vay vốn, Chi
nhánh cần thẩm định lại tính chính xác của các nguồn thông tin do khách hàng cung
cấp. Để làm được điều này, CBTĐ Chi nhánh cần đến trực tiếp doanh nghiệp để có
thể trực tiếp tìm hiểu được tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; tìm
hiểu được về thực trạng nhà xưởng, máy móc thiết bị của doanh nghiệp; xác minh

được địa điểm cơ sở nơi đầu tư dự án… Ngoài ra, CBTĐ cần phải thu thập thêm từ
các nguồn thông tin bổ sung, các tài liệu liên quan từ các nguồn khác nhau để phục
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trương Thị Tâm - Đầu tư 48B
24
vụ cho quá trình thẩm định như: Đi thực tế để tìm hiểu về giá cả, tình hình cung cầu
của thị trường đối với sản phẩm dự kiến của dự án; tìm hiểu từ các nhà cung cấp
nguyên liệu đầu vào, các nhà tiêu thụ sản phẩm tương tự, tìm hiểu từ các phương
tiện thông tin đại chúng, từ các cơ quan quản lý Nhà nước… Trên cơ sở đó, CBTĐ
xem xét dự án trên các phương diện về mục tiêu của dự án, về thị trường và khả
năng tiêu thụ sản phẩm dịch vụ đầu ra của dự án; khả năng cung cấp nguyên vật liệu
và các yếu tố đầu vào, nhận xét các phương diện kỹ thuật, phương diện tổ chức
quản lý thực hiện dự án…
Trên thực tế, việc xác định chính xác các thông tin về dự án không phải dễ, có
rất nhiều yếu tố ảnh hưởng có thể làm méo mó thông tin, kể cả nguyên nhân khách
quan và chủ quan, yêu cầu cán bộ thẩm định cần xem xét kỹ lưỡng vì giai đoạn này
rất quan trọng ảnh hưởng đến kết quả thẩm định tất cả các giai đoạn sau.
1.2.3.2. Thẩm định vốn đầu tư.
12.3.2.1. Tổng mức đầu tư
Tổng mức đầu tư là toàn bộ chi phí đầu tư và xây dựng (kể cả vốn sản xuất ban
đầu) và là giới hạn chi phí tối đa của dự án được xác định trong quyết định đầu tư.
Để tránh tình trạng khi dự án đi vào thực hiện vốn đầu tư tăng lên hoặc giảm đi quá
lớn so với dự kiến ban đầu dẫn đến không cân đối được nguồn vốn, Chi nhánh tiến
hành thẩm định tổng vốn đầu tư, mà mục đích cuối cùng là xác định mực tài trợ tối
đa mà Ngân hàng nên tham gia vào dự án.
Căn cứ vào hồ sơ dự án/ khoản vay để xác định chỉ tiêu này. Tùy theo tiến độ
triển khai thực hiện mà hồ sơ gồm có:
- Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi
- Quyết định phê duyệt dự án
- Quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán
- Quyết định phê duyệt tổng mức đầu tư

- Quyết định phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả đấu thầu,
hợp đồng thi công xây lắp và cung cấp thiết bị
- ….
Sau khi đã xác minh lại nguồn thông tin mà khách hàng mang đến, Ngân hàng
sẽ căn cứ vào hồ sơ xin vay của khách hàng để xem xét tổng mức vốn đầu tư ban
đầu của doanh nghiệp.
1.2.3.2.2. Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trương Thị Tâm - Đầu tư 48B
25
Theo giai đoạn triển khai công tác đầu tư một dự án, tổng mức đầu tư bao
gồm các thành phận chủ yếu sau:
- Vốn cho chuẩn bị đầu tư: bao gồm các khoản chi phí: điều tra, khảo sát,
nghiên cứu phục vụ cho lập báo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả
thi; lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi (kể cả tư vấn)
hoặc báo cáo đầu tư; chi phí đo đạc, khảo sát đính giá hiện trạng khi lập dự án đầu
tư cải tạo sửa chữa; phí và lệ phí thẩm định;
- Vốn thực hiện đầu tư gồm:
+ Chi phí thiết bị bao gồm: chi phí mua sắm thiết bị công nghệ, các trang
thiết bị khác phục vụ sản xuất, làm việc, sinh hoạt của công trình, chi phí vận
chuyển chi phí lưu kho, lưu bãi, chi phí bảo quản, bảo dưỡng tại kho bãi ở hiện
trường…
+ Chi phí xây dựng và lắp đặt thiết bị: chi phí san lấp mặt bằng xây dựng; chi
phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công, chi phí xây dựng
các hạng mục công trình; chi phí lắp đặt thiết bị (đối với thiết bị cần lắp đặt)…
+ Các chi phí khác: chi phí đền bù và tổ chức thực hiện trong quá trình đền

; tiền thuê đất hoặc tiền chuyển quyền sử dụng đất; chi phí khảo sát xây dựng, thiết
kế công trình, chi phí lập hồ sơ mời thầu, chi phí cho việc phân tích, đánh giá kết
quả đấu thầu xây lắp, mua sắm thiết bị; chi phí giám sát thi công xây dựng và lắp và
các chi phí tư vấn khác…

- Vốn đầu tư ở giai đoạn kết thúc đầu tư, đưa dự án vào khai thác sử dụng: chi
phí thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư; chi phí tháo dỡ công trình tạm,
công trình phụ trợ phục vụ thi công, nhà tạm (trừ đi giá trị thu hồi).
- Lãi vay, vốn lưu động ban đầu cho sản xuất, dự phòng .
Cán bộ thẩm định, xem xét và đánh giá từng khỏan mục vốn đầu tư trong từng
giai đoạn, so sánh sự khác nhau giữa dự án đang thẩm định với các dự án tương tự
đã thẩm định về các khoản vốn, quy mô vốn từ đó xem xét tính hợp lý của mức tổng
đầu tư. Đối với mỗi dự án mỗi lĩnh vực, mỗi ngành hoạt động có những đặc thù
riêng, do đó đòi hỏi phải có sự linh hoạt, ứng dụng linh động của cán bộ thẩm định
trong mỗi trường hợp. Trên cơ sở các khoản mục đã liệt kê cộng thêm kinh nghiệm
của mình, cán bộ thẩm định của Chi nhánh sẽ đánh giá được tính hợp lý của tổng
mức đầu tư, làm cơ sở cho xét duyệt tín dụng cho khách hàng.
1.2.3.2.3. Thẩm định nguồn vốn đầu tư
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trương Thị Tâm - Đầu tư 48B

×