Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

XÁC ĐỊNH VÀ THẢO LUẬN VỀ PHƯƠNG THỨC XÂM NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIETTEL. PHÂN TÍCH THÀNH CÔNG VÀ THẤT BẠI CỦA HỌ.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.72 KB, 17 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
=====000=====

BÀI TẬP NHÓM
KINH DOANH QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI:
XÁC ĐỊNH VÀ THẢO LUẬN VỀ PHƯƠNG THỨC XÂM NHẬP QUỐC TẾ CỦA
VIETTEL. PHÂN TÍCH THÀNH CƠNG VÀ THẤT BẠI CỦA HỌ.

Giảng viên hướng dẫn:

Đào Hương Giang

Lớp:

Kinh doanh quốc tế _03

Nhóm:

05

Tên sinh viên:

Đặng Thị Mai Hương

11205423

Nguyễn Thị Kim Ngân

11202755



Trần Thanh Huyên

11201817

Nguyễn Thị Phương Thảo

11203695

Hà Nội – T3/2022


MỤC LỤC
A - LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................................................2
B - NỘI DUNG.....................................................................................................................................2
I. Tổng quan về phương thức thâm nhập quốc tế................................................................................2
1. Khái niệm về phương thức thâm nhập thị trường quốc tế ...................................................................... 2
2. Khái quát về các phương thức thâm nhập quốc tế................................................................................... 2
2.1. Thâm nhập thị trường thông qua thương mại quốc tế ......................................................................... 2
2.2. Thâm nhập thị trường thông qua hình thức hợp đồng ……………………………………………………………………..3
II. Phương thức thâm nhập quốc tế của Viettel: ........................................................................................ 4
1. Giới thiệu chung về tổng công ty viễn thông Viettel: ............................................................................... 4
2. Phương thức thâm nhập quốc tế của Viettel: .......................................................................................... 5
2.1. Khái quát chung về quá trình thâm nhập quốc tế của Viettel: ............................................................. 5
2.2. Thực trạng lựa chọn thị trường, quốc gia của Viettel hiện nay: ........................................................... 6
a. Châu Phi .................................................................................................................................................... 6
b. Châu Mỹ .................................................................................................................................................... 7
c. Lào và Campuchia...................................................................................................................................... 9
III. Đánh giá về phương thức thâm nhập thị trường quốc tế của Viettel ............................................ 11
1. Thành công .............................................................................................................................................. 11

2. Thất bại ................................................................................................................................................... 12
3. Giải pháp ................................................................................................................................................. 14
3.1. Nhóm giải pháp từ phía doanh nghiệp: ............................................................................................... 14
3.2. Nhóm giải pháp từ phía nhà nước ....................................................................................................... 15
C - KẾT LUẬN ............................................................................................................................... 15
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................................... 16

T r a n g 1 | 16


A - LỜI NĨI ĐẦU
Tập đồn viễn thơng qn đội Viettel được thành lập vào năm 1989. Trải qua hơn
30 năm, Viettel ngày càng khẳng định vị thế khi trở thành một trong những doanh nghiệp
thị trường viễn thơng có số lượng khách hàng lớn nhất trên thế giới. Viettel hiện đang là
nhà cung cấp dịch vụ lớn tại Việt Nam, đầu tư, hoạt động, kinh doanh tại 13 quốc gia trải
dài từ Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi với quy mô thị trường là 270 triệu dân. Bên cạnh viễn
thơng Viettel cịn tham gia vào lĩnh vực nghiên cứu sản xuất công nghệ cao và một số
lĩnh vực khác như: bưu chính, xây lắp cơng trình, thương mại, xuất nhập khẩu, IDC,...
Với nhiều thành tựu nổi bật trên thị trường quốc tế, nhóm chúng em đã lựa chọn : “ Xác
định và thảo luận về phương thức xâm nhập quốc tế của Viettel. Phân tích thành cơng và
thất bại của họ” làm đề tài tìm hiểu.

B - NỘI DUNG
I. Tổng quan về phương thức thâm nhập quốc tế
1. Khái niệm về phương thức thâm nhập thị trường quốc tế
- Phương thức thâm nhập thị trường quốc tế là phương thức tìm kiếm để gia tăng thị phần
của các sản phẩm hiện thời tại các thị trường quốc tế khác thông qua việc gia tăng các nỗ
lực nghiên cứu thị trường.
- Phương thức thâm nhập thị trường quốc tế trả lời các câu hỏi như thế nào: làm thế nào
để lựa chọn được quốc gia thâm nhập, làm thế nào để đưa sản phẩm ra thị trường, làm thế

nào để cạnh tranh lành mạnh,.
2. Khái quát về các phương thức thâm nhập quốc tế
2.1. Thâm nhập thị trường thông qua thương mại quốc tế
- Xuất khẩu: là phương thức đơn giản nhất để tham gia thị trường quốc tế mà hiện nay
Việt Nam đang khuyến khích và thúc đẩy.

T r a n g 2 | 16




Xuất khẩu trực tiếp là hình thức doanh nghiệp bán các sản phẩm của họ trực tiếp
cho người mua ở thị trường mục tiêu.



Xuất khẩu gián tiếp là hình thức xuất khẩu mà doanh nghiệp bán các sản phẩm của
họ cho các trung gian thương mại rồi các trung gian này bán lại cho người mua trong
thị trường mục tiêu.

- Nhập khẩu: là hình thức trong đó các doanh nghiệp sản phẩm và dịch vụ từ các nguồn
cung ứng bên ngồi và mang nó vào thị trường trong nước.
Gồm: Nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu ủy thác
- Mua bán đối lưu là một dạng hình thức thâm nhập đặc thù. Buôn bán đối lưu thường
được sử dụng trong các giao dịch mua bán với chính phủ của các nước đang phát triển.
có 4 loại mua bán đối lưu chủ yếu: hàng đổi hàng, nghiệp vụ bù trừ, nghiệp vụ mua đối lưu
và nghiệp vụ mua lại.
- Thuê ngoài là một việc thế nhân hay pháp nhân chuyển giao việc thực hiện toàn bộ chức
năng sản xuất- kinh doanh nào đó bao gồm cả tài sản vật chất và nhân lực cho một nhà
cung cấp dịch vụ bên ngoài chuyên mơn hóa trong lĩnh vực đó.

- Đầu tư trực tiếp nước ngồi ( FDI) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty
nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Các hình thức FDI:
• Phân theo bản chất đầu tư: đầu tư phương tiện hoạt động mua lại hoặc sáp nhập
• Phân theo tính chất dịng vốn: vốn chứng khốn, vốn tái đầu tư, vốn vay nội bộ hoặc
giao dịch nợ nội bộ
• Phân theo động cơ của nhà đầu tư: vốn tìm kiếm tài nguyên, vốn tìm kiếm hiệu quả
và vốn tìm kiếm thị trường
- Đầu tư gián tiếp nước ngồi (FPI) là hình thức đầu tư gián tiếp xuyên biên giới, nó chỉ
các hoạt động mua tài sản tài chính nước ngồi nhằm kiếm lời.
2.2. Thâm nhập thị trường thơng qua hình thức hợp đồng
- Hợp đồng mua bán giấy phép là hình thức thỏa thuận cấp phép quốc tế cho các cơng ty
nước ngồi độc quyền hoặc không độc quyền sản xuất sản phẩm của chủ sở hữu trong một
thời hạn cố định trong 1 thị trường cụ thể.
- Nhượng quyền thương mại là một hệ thống trong đó các chủ doanh nghiệp bán độc lập
hoặc nhượng quyền trả phí và tiền bản quyền cho cơng ty mẹ để đổi lấy quyền được xác
T r a n g 3 | 16


định với nhãn hiệu của mình để bán sản phẩm hoặc dịch vụ của mình và thường sử dụng
định dạng và hệ thống kinh doanh của nó.
- Hợp đồng chìa khóa trao tay là một loại đặc biệt của hợp đồng sử dụng khi 1 công ty xây
dựng cơ sở, bắt đầu các hoạt động, đào tạo các nguồn nhân lực địa phương, sau đó chuyển
giao cơ sở cho chủ sở hữu nước ngoài.
- Hợp đồng cho thuê là là hình thức được sử dụng thường xun bởi các cơng ty cung cấp
các dịch vụ đặc biệt chẳng hạn như quản lý, kỹ thuật, công nghệ thông tin,..với các công
ty nước ngoài trong khoảng thời gian và thu khoản lệ phí quy định.
II. Phương thức thâm nhập quốc tế của Viettel
1. Giới thiệu chung về tổng công ty viễn thông Viettel
1.1. Đôi nét về tổng công ty viễn thông Viettel:

- Công ty viễn thông Viettel được thành lập vào 01/06/1989, có trụ sở chính ở đường Tơn
Thất Thuyết, phường n Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
- Hoạt động kinh doanh:
+ Cung cấp dịch vụ viễn thơng
+ Truyền dẫn
+ Bưu chính
+ Đầu tư tài chính
+ Phân phối thiết bị đầu cuối
+ Truyền thông
+ Đầu tư bất động sản
+ Xuất nhập khẩu
+ Đầu tư nước ngồi
- Khơng chỉ phục phụ cho nhu cầu thị trường trong nước, Viettel khơng chỉ có mặt khắp
mọi quốc gia trên thế giới mà có thị phần rất lớn ở các nước châu Á như Lào, Campuchia
mà có mặt ở hết các châu như Châu Mỹ, Châu Phi,Myanmar,...
Như vậy Viettel đã có một thị trường kinh doanh rất rộng bao phủ, thâm nhập ra rất nhiều
quốc gia và có một tầm ảnh hưởng rất lớn.
→ Với sứ mệnh “Sáng tạo để phục vụ con người”, đến nay, Viettel được cho là đã ghi được
các dấu ấn quan trọng và chiếm một vị thế lớn trên thị trường trong nước và quốc tế.
T r a n g 4 | 16


2. Phương thức thâm nhập quốc tế của Viettel
2.1. Khái quát chung về quá trình thâm nhập quốc tế của Viettel
Tuy là Tập đồn Viễn thơng số 1 Việt Nam nhưng nếu so sánh trên quy mơ tồn
cầu, Viettel vẫn chưa đủ sức để có thể cạnh tranh với các nhà mạng tại những quốc gia lớn.
Vì thế, Viettel chọn các quốc gia đang phát triển có kết cấu kinh tế tương đồng với Việt
Nam để đầu tư như Lào, Campuchia, Đông Timor, Tanzania, Haiti, Cameroon,…
Năm 2006, Viettel đặt bước chân đầu tiên ra thế giới tại Campuchia trước sự nghi
ngờ khả năng thành công của nhiều người. Nhưng Viettel chỉ mất 2 năm để đưa Metfone

từ vị trí thứ 8 vươn lên vị trí số 1 tại tại đây. Và đến nay, vị trí đó vẫn được duy trì.
Ngày 15/5/2012, Viettel chính thức cơng bố kinh doanh tại Mozambique. Đây là thị
trường nước ngoài thứ 5 của Viettel và là thị trường đầu tiên tạo đà để Viettel tiếp tục mở
rộng sang các nước khác tại Châu Phi. Dù Viettel đã chính thức cung cấp dịch vụ tại đó,
nhiều người làm trong lĩnh vực viễn thông trong nước cũng không tin tưởng vào sự thành
công của Viettel ở những thị trường gian khó như thế. Nhưng thực tế, sau những nỗ lực tại
các vùng đất Mozambique thì chính bà Safura, Ủy viên Trung ương Đảng frelimo, chủ tịch
Hội đồng Quản trị của Movitel (liên doanh giữa Viettel và Công ty SPI của Mozambique)
đã phải khẳng định “Tôi đã đúng khi chọn Viettel đầu tư vào Mozambique”.
Tại Haiti, Viettel đã làm nên điều kỳ diệu khi hồi sinh hạ tầng viễn thông của quốc
gia này sau trận động đất kinh hoàng nhất lịch sử khiến gần nửa triệu người thiệt mạng.
Tại Đông Timor, Telemor đã tạo ra sự khác biệt và làm biến đổi nhanh chóng ở
quốc gia này chỉ sau 1 năm xây dựng. Hạ tầng mạng lưới của Telemor phủ rộng khắp các
huyện, xã và ở cả những nơi điện lưới quốc gia chưa tới. Viễn thông đã đến với người
nghèo, kể cả những nơi mà việc tiếp cận thơng tin rất khó khăn.
Myanmar là thị trường quốc tế thứ 10 và mới nhất của Viettel khi chính thức kinh
doanh vào tháng 6/2018. Đây là thị trường ấn tượng, mang lại nhiều cảm xúc thăng hoa
nhất sau 14 năm đầu tư ra nước ngoài của Viettel. Hiện nay, Mytel cán mốc 8 triệu khách
hàng, chiếm 22% thị phần viễn thông di động của Myanmar, đứng thứ 3 thị trường và là
nhà mạng có tốc độ tăng trưởng lớn nhất tại Myanmar.
Sở dĩ Viettel có thể đạt được thành cơng như vậy, ngồi chiến lược kinh doanh hiệu
quả, thương hiệu này ln biết cách chiếm được cảm tình của khách hàng. Thực hiện trách
T r a n g 5 | 16


nhiệm xã hội luôn là mục tiêu mà Viettel hướng tới. Viettel đặc biệt đầu tư vào các khoản
mục phát triển y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng và người nghèo. Đối với các quốc gia kém phát
triển, những khoản đầu tư như thế này càng mang nhiều ý nghĩa và thiết thực. Điều này
càng làm cho họ thêm yêu mến thương hiệu. Vì thế mà Viettel xây dựng được lực lượng
khách hàng trung thành dễ dàng và trở thành một thương hiệu mạnh tại những quốc gia mà

hãng “xâm chiếm”.
2.2. Thực trạng lựa chọn thị trường, quốc gia của Viettel hiện nay
a. Châu Phi
* Lý do lựa chọn: Viettel xác định rất rõ, mình là nhà đầu tư, nên chỗ nào có “cửa” thì đầu
tư, cho dù có khó khăn. Bởi chỗ khó mà làm được, thì chỗ nào cũng sẽ làm được. Đó là
cách mà Viettel chọn đại dương xanh cho khơng gian phát triển của mình.
* Thực trạng thâm nhập thị trường châu Phi:
Đến hiện tại, Viettel đã đầu tư vào 4 nước châu Phi là: Mozambique, Cameroon,
Burundi và Tanzania. Với phương châm dám nghĩ khác, dám đi và lao động sáng tạo (một
trong 8 giá trị cốt lõi của Viettel), châu Phi đã trở thành thị trường chiến lược thứ 2 trên
hành trình khẳng định thương hiệu Việt tại thị trường viễn thông thế giới của Viettel. Tháng
5/2012, Viettel đã chính thức kinh doanh tại Mozambique với tổng số vốn đầu tư 400 triệu
USD để đóng góp 50% hạ tầng mạng di động tại đất nước này.
Movitel là một liên minh giữa Viettel và SPI, một cơng ty cổ phần của Mozambique.
Mozambique hiện có 20,3 triệu dân, trong đó có khoảng 7 triệu người dùng dịch vụ di động
của hai nhà cung cấp Mcel và Vodacom. Thu nhập đầu người của người dân Mozambique
đạt 464 USD vào năm 2009 (theo Wikipedia) và là một trong những quốc gia nghèo nhất
thế giới. Tại Mozambique, Movitel dồn lực cho thị trường cho thành phố bằng cách cải
thiện rất mạnh chất lượng dịch vụ ở khu vực này với các gói cước mới được thiết kế riêng
cho khách hàng ARPU cao. Bên cạnh đó, Movitel cũng tung ra gói cước khơng giới hạn
thoại và data với chính sách linh hoạt dành cho khách hàng tiêu dùng từ 10 USD/tháng trở
lên ở khu vực thành thị.

T r a n g 6 | 16


Công ty Movitel đã sở hữu mạng lưới lớn nhất, có vùng phủ rộng và sâu nhất tại
Mozambique với 1.800 trạm phát sóng (2G&3G) phủ 100% quận, huyện và đường quốc
lộ, đóng góp hơn 50% hạ tầng mạng di động của toàn Mozambique. Movitel đã đưa quốc
gia này từ chỗ gần như khơng có gì về hạ tầng cáp quang trở thành 1 trong 3 quốc gia có

hạ tầng cáp quang lớn nhất khu vực châu Phi (cùng với Nam Phi và Nigeria).
Theo báo cáo của Viettel Global, năm 2015, Viettel khai trương liên tiếp 3 thị trường
lớn tại châu Phi gồm Cameroon, Burundi và Tanzania. Ba thị trường này chiếm 3/4 thị
trường châu Phi hiện có của Viettel, với hơn 80 triệu dân, gấp 3 lần so với thị trường châu
Phi trước đây của Viettel là Mozambique. Việc mở rộng thị trường này đã nâng quy mô
đầu tư quốc tế của Viettel lên 10 nước với 270 triệu dân, gấp 3 lần dân số Việt Nam.
Trước đây, Viettel Mozambique (Movitel) được mệnh danh là "điều kỳ diệu châu
Phi" bởi những thành tựu mà thương hiệu này đạt được về tốc độ phát triển cũng như sự
thay đổi đem lại cho quốc gia Đông Phi. Giờ đây, Halotel đang nổi lên như một "người
hùng mới" bởi sự thay đổi cũng như tốc độ phát triển nhưng ở quy mô lớn hơn (dân số
Tanzania lên tới 55 triệu người, còn Mozambique là gần 30 triệu).
Viettel Global cho biết trong quý 2/2021 hầu hết các thị trường tại châu Phi trong
quý 2 đều tăng trưởng mạnh về doanh thu, nổi bật là Halotel tại Tanzania tăng 33%, Lumitel
tại Burundi tăng 24%, Movitel tại Mozambique tăng 45%. Đặc biệt, tại Mozambique với
dự án Movitel, Viettel có lợi nhuận chỉ sau 6 tháng chính thức kinh doanh. Với hơn 2 triệu
thuê bao được phát triển mới, Movitel được đánh giá là dự án đầu tư hiệu quả nhất của Việt
Nam vào châu Phi kể từ năm 2008 đến nay. Thành công của Viettel tại Mozambique là
chìa khóa để Tập đồn mở cánh cửa ra các địa bàn lân cận. Từ Mozambique, Viettel chính
thức có thêm các thị trường Burundi, Cameroon, Tanzania. Nhiều nhà lãnh đạo của Angola,
Tanzania, Chad, Sierra Leon, Liberia, Kenya... đã sang Mozambique tìm hiểu cách làm của
Movitel và mong muốn Viettel sẽ tới đất nước họ đầu tư. Châu Phi đã trở thành địa bàn
chiến lược trong trụ cột đầu tư nước ngoài của Viettel.
b. Châu Mỹ
Tại khu vực Châu Mỹ, Viettel đã lựa chọn Haiti và Peru là hai thị trường thâm nhập
quốc tế. Viettel đã áp dụng phương thức đầu tư quốc tế thông qua đầu tư trực tiếp.
* Thực trạng chiến lược thâm nhập thị trường Haiti của Viettel:
T r a n g 7 | 16


- Lý do lựa chọn Haiti: Mặc dù đầu tư thành công ở Lào và Campuchia, Viettel vẫn chưa

khẳng định được khả năng thâm nhập ra nước ngồi của mình. Haiti được biết đến là một
trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, tình hình chính trị bất ổn, bị động đất tàn phá ở
mức độ hủy diệt. Nếu đầu tư thành công ở một quốc gia như vậy, Viettel hồn tồn có thể
tự tin đầu tư ở các thị trường phức tạp khác. Viettel coi khó khăn là lý do tồn tại của mình,
khó khăn sẽ đẩy doanh nghiệp lên chất lượng cạnh tranh mới. Chính vì vậy, Viettel đã lựa
chọn Haiti là quốc gia thứ 3 thâm nhập thị trường quốc tế.
- Thực trạng thâm nhập thị trường tại Haiti:
Hình thức: liên doanh giữa Tập đồn Viễn thơng quân đội Viettel (60% cổ phần) và
đối tác Telecom của chính phủ Haiti (40% cổ phần)
Viettel đã áp dụng chiến lược đầu tư theo hướng “kỹ thuật đi trước, kinh doanh theo
sau” xuất phát từ quan điểm “kinh doanh viễn thông là kinh doanh hạ tầng”. Để đưa sản
phẩm tới tay người dùng thì phải đầu tư lớn về hạ tầng. Chính vì vậy, trong khi các cơng
ty nước ngồi khác muốn có lãi ngay nên tính tốn đầu tư vào những nơi dễ có lợi thì
Viettel lắp đặt trạm tới tận những vùng sâu, vùng xa.
Trong khi chưa nhà cung cấp nào từng làm ở Haiti thì Natcom đã xây dựng hạ tầng
cáp viễn thông, xây dựng mạng lưới viễn thông lớn nhất Haiti với gần 3000km cáp quang
(trước động đất Haiti chỉ có 150km cáp quang); 1000 trạm thu phát sóng di động trong đó
có hơn 200 trạm 3G, lập hệ thống siêu thị; cửa hàng giao dịch; đại lý với tổng cộng lên tới
gần 2000 điểm cùng với mạng lưới nhân viên bán hàng trực tiếp trải khắp đến từng thị trấn
đã được thiết lập. Ngoài dịch vụ di động, Internet khơng dây và có dây, Natcom còn kinh
doanh điện thoại cố định, cho thuê kênh và buôn bán thiết bị đầu cuối.
* Thực trạng thâm nhập thị trường Peru của Viettel:
- Lý do lựa chọn thị trường Peru: Peru là một thị trường hết sức đặc biệt bởi dân số lên tới
30 triệu người – nhiều hơn tổng dân số của 3 thị trường đang tiến hành kinh doanh lúc đó
là Lào, Campuchia và Haiti gộp lại. Ngồi ra, Peru có nền kinh tế phát triển hơn Việt Nam
với thu nhập đầu người lên tới 5196 USD/năm, gấp 4 lần so với Việt Nam. Nhìn thấy được

T r a n g 8 | 16



tiềm năng quan trọng đó, Viettel đã lựa chọn Peru là thị trường thâm nhập quốc tế tiếp
theo.
- Thực trạng thâm nhập thị trường tại Peru:
Hình thức: Năm 2011, Viettel bắt đầu dự án đầu tư tại Peru và 3 năm sau, Bitel –
mạng di động quốc tế thứ 7 của Tập đồn chính thức đi vào hoạt động.
Peru là đất nước có nền kinh tế phát triển hơn so với Việt Nam: năm 2012, mật độ
thâm nhập điện thoại di động 96% (trong đó: Cơng nghệ 2G chiếm 85%, cơng nghệ 3G chỉ
chiếm 15%). Chính vì thế, lãnh đạo Viettel đã quyết định bỏ qua công nghệ 2G, chuyển
thẳng lên công nghệ 3G. Mạng lưới của Bitel trải dài từ trục Tây theo sa mạc, lên trục Đông
trải dài theo dãy núi Andes với khoảng 24.000 km cáp quang. Với hệ thống cáp quang rộng
khắp như vậy, Viettel đã dễ dàng nâng cấp lên 4G. Việc chuyển đổi từ 3G sang 4G chỉ diễn
ra trong 6 tháng (tính từ thời điểm các thiết bị được vận chuyển tới Peru). Bitel trở thành
nhà mạng được yêu thích nhất tại Peru – theo điều tra của công ty tư vấn và nghiên cứu thị
trường Arellano vào tháng 6/2019. Số liệu cho thấy, khách hàng hài lòng với dịch vụ mạng
4G của Bitel vì chất lượng tốt, giá cước cạnh tranh và chăm sóc chu đáo. Cũng năm 2019,
Bitel chính thức trở thành mạng cáp quang lớn nhất Peru với 26.000km, gấp 15 lần so với
nhà mạng đứng thứ 2. Chưa dừng lại ở đó, Bitel cịn làm được điều chưa nhà mạng nào tại
Peru làm được, đó là phủ sóng đến vùng sâu nhất của rừng Amazon.
Như vậy, Tập đoàn đến từ Việt Nam đã xây dựng được hệ thống hạ tầng di động
vượt xa đối thủ, giống như mọi thị trường từng đặt chân đến. Từ một “tay chơi” bị đánh
giá là khơng có cửa sống, Bitel mở rộng thị trường và vươn lên chiếm hơn 16% thị phần.
c. Lào và Campuchia
Cùng với những thành công đã làm được ở trong nước thì Viettel bắt đầu nghĩ đến
việc vươn mình ra thị trường quốc tế. Đất nước được coi là mục tiêu ban đầu mà Viettel
hướng đến đó là hai nước láng giềng Lào và Campuchia. Mang bài học từ Việt Nam áp
dụng vào thị trường Campuchia, Metfone - thương hiệu của Việt Nam tại Campuchia - đã
nhanh chóng đạt được thành công vang dội. Từ thành công ở Campuchia, 31 nhân sự
Viettel tiếp tục được cử đến Lào để thực hiện dự án Unitel. Từ những nỗ lực và thành cơng
đó, Viettel đã là một nhà mạng chiếm thị phần lớn và tiềm năng.
T r a n g 9 | 16



* Campuchia:
Có thể nói Campuchia chính là bước ngoặt đầu tiên của quá trình thâm nhập thị
trường quốc tế. Tại sao lại nói thế? Bởi Campuchia là chính là thị trường đầu tiên mà Viettel
nhắm tới khi bắt đầu con đường đầu tư ra nước ngoài.
Thực trạng thâm nhập thị trường tại Campuchia:
- Tháng 6/2006 công ty Viettel Cambodia được thành lập tại Campuchia, cùng với những
nỗ lực, học hỏi và sau 3 năm Metfone chính thức là mạng thứ 8 tại Campuchia, tại đây
cũng đánh dấu tên tuổi và cho sự bắt đầu của Viettel tại đất người.
- Xuất phát điểm là một nhà mạng mới, thế nhưng không có doanh nghiệp nào ngay khi
bắt đầu kinh doanh đã sở hữu hệ thống cáp quang bao phủ 70% số huyện, hơn 1.700 trạm
phát sóng BTS phủ đến 80% số xã, cung cấp dịch vụ 25/25 tỉnh, thành phố như Metfone.
Những nơi xa xôi, hiểm trở và hẻo lánh không có nhà mạng nào muốn đến đặt trạm, đều
có dấu chân Metfone. Đó chính là lý do tại sao Viettel lại thành cơng như vậy, khơng sợ
khó, khơng sợ khổ, và nhìn ra những cơ hội từ những sự khó khăn đó. Ở Việt Nam,
Viettel mất 4 năm để từ vị trí thứ 4 vươn lên số 1. Cịn ở Campuchia, Metfone chỉ mất 2
năm để từ vị trí thứ 8 vươn lên số 1, với 46% thị phần di động, 60% thị phần cố định băng
rộng.Và thị phần đó vẫn được duy trì và phát triển cho đến nay.
- Năm 2019 cũng là năm để Viettel một lần nữa khẳng định mình với các đối thủ cạnh
tranh khác, chính bởi cuộc mất điện lịch sử tại Campuchia. Từ những kiến thức vốn có
thì tỷ lệ trạm phát sóng của Metfone vẫn hoạt động trong giai đoạn mất điện lịch sử tháng
4-5/2019 là cao nhất trong các nhà mạng. Điều này cũng đưa chất lượng của Metfone vượt
trội so với các nhà mạng khác. Đây cũng là lý do rất nhiều thuê bao di động từ mạng khác
chuyển sang Metfone trong giai đoạn mất điện lịch sử ở Campuchia.
Kết thúc năm 2019, số lượng thuê bao di động mới của Metfone tăng 921.000 – cao
nhất trong 4 năm trở lại đây, đưa tổng số thuê bao lũy kế đạt gần 6 triệu, chiếm 41,3% thị
phần – đứng số 1 tại Campuchia. Doanh thu dịch vụ của Metfone đạt 289,4 triệu USD, tăng
trưởng 18% (gấp đôi so với năm 2018) - mức tăng trưởng cao nhất trong 4 năm gần đây.
Tỷ lệ thuê bao data của Metfone năm 2019 lên tới 76% - tỉ lệ cao nhất trong số 11 nước mà

Tập đoàn Viettel đang kinh doanh (Việt Nam: 55%; Lào: 53%; Myanmar: 70%). Những
con số trên đã giúp Metfone trở thành 1 trong 8 tập thể xuất sắc nhất Tập đoàn Viettel năm
2019 với giải thưởng Viettel’s Stars.
T r a n g 10 | 16


* Lào:
Cùng với những thành công đã làm được ở Campuchia, thì Lào chính là quốc gia
tiếp theo mà Viettel nhắm đến và bắt đầu khai thác thị trường ở đó.
Thực trạng thâm nhập thị trường tại Lào:
- Đầu năm 2008, Công ty liên doanh Star Telecom giữa Viettel (49% vốn) và Lao Asia
Telecom đã chính thức đi vào hoạt động và dự kiến sẽ nhanh chóng cung cấp đầy đủ các
dịch vụ viễn thông tại đất nước Triệu Voi ngay trong năm đầu hoạt động.
- Ngày 16-10-2009, Viettel chính thức khai trương mạng viễn thông Unitel tại Lào. Mạng
viễn thông Unitel là thương hiệu thuộc Công ty Star Telecom. Tại thời điểm đó, Viettel có
khoảng 300.000 thuê bao đăng ký, trong đó có 150.000 khách hàng thường xuyên, 900
trạm thu phát sóng BTS, 8.000 km cáp quang… Đồng thời với việc khai trương thương
hiệu Unitel, Star Telecom cũng cung cấp dịch vụ 3G, trở thành mạng viễn thông thứ 2 tại
Lào cung cấp dịch vụ này. Đến hết năm 2009, Unitel đã xây dựng được 200 trạm 3G với
dung lượng 250.000 thuê bao. Đến cuối năm 2010, số trạm phát sóng 3G là 500 trạm và có
dung lượng khoảng 600.000 thuê bao.
Cùng với việc đầu tư kinh doanh, Unitel tập trung tới các chính sách hỗ trợ học sinh,
sinh viên dùng di động trong suốt quá trình học tập. Đây là một trong những chính sách ưu
đãi của Viettel, muốn giữ các thuê bao sử dụng ổn định và lâu dài.
Và cho đến hiện nay, Unitel (thương hiệu Viettel tại Lào) tiếp tục giữ vững là Công ty Viễn
thông số 1 tại Lào, chiếm thị phần 57%.
III. Đánh giá về phương thức thâm nhập thị trường quốc tế của Viettel
1. Thành công
Trong những năm gân đây nhờ cách làm ăn mạnh bạo của mình mà Viettel đã có
bước phát triển nhảy vọt. Doanh thu và lợi nhuận của Viettel vẫn ln duy trì được ở mức

cao dù nền kinh tế vẫn bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới từ năm 2008.
Doanh thu đến năm 2015 là khoảng 200.000-250.000 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng
bình quân từ 15-17%/năm. Chiến lược kinh doanh của tập đoàn trong 5 năm tới hướng vào
3 lĩnh vực chính là: Viễn thơng (thị trường cả trong và ngoài nước) chiếm 70%; sản xuất
thiết bị điện tử, viễn thông; đầu tư bất động sản. Viettel mặc dù là doanh nghiệp phát triển
sau các nhà mạng như Vinaphone, Mobiphone nhưng trong chặng đường phát triển của
T r a n g 11 | 16


mình, cơng ty đã có những phát triển nhảy vọt , số lượng thị phần tăng theo cấp số nhân
không chỉ thị trường trong nước mà phát triển cả thị trường nước ngoài.
Là doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực truyền thông, chiếm khoảng 44% thị
phần, Viettel sở hữu nguồn vốn lớn, có lợi thế cạnh tranh, có sự tín nhiệm cao của khách
hàng đối với các sản phẩm và các dịch vụ của cơng ty, có đội ngũ nhân viên trẻ trình độ
cao, chuyên nghiệp và năng động.
Việc thành lập cơng ty con cịn giúp cho Viettel có thể chủ động hoạch định mọi
chiến lược, kiếm sốt chặt chế các hoạt động ở các thị trường khác nhau, do đó thực hiện
thế lợi quy mơ, lợi thế vị trí, tác động kinh nghiệm và hỗ trợ cạnh tranh giữa các thị trường.
2. Thất bại
Những khó khăn thách thức khi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài:
Thứ nhất, sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường viễn thơng: Có thể nói, ĐTRNN của
các doanh nghiệp viễn thơng (DNVT) Việt Nam ngày càng khó khăn và gặp nhiều thách
thức, trở ngại khi tài ngun viễn thơng có xu hướng cạn dần, việc mua lại giấy phép trở
nên rất khó khăn. Sức cạnh tranh ngày càng gay gắt, doanh thu bình quân trên mỗi thuê
bao (ARPU) giảm. Các DNVT Việt Nam đang phải cạnh tranh với nhiều nhà mạng viễn
thông nổi tiếng thế giới như Orange, Vodafone, Telefonica, SingTel. với doanh thu và kinh
nghiệm hơn nhiều lần. Điển hình cho những khó khăn này là việc Viettel không trúng thầu
tại thị trường Myanmar khi tham gia đấu thầu tại đây và phải chọn hướng tiếp cận đầu tư
mới vào thị trường này.
Thứ hai, khó khăn trong vấn đề cấp phép hoạt động kinh doanh viễn thông và các

rủi ro tại những thị trường mới: Theo đánh giá của các chuyên gia viễn thơng, thị trường
viễn thơng nhìn chung có 3 loại: thị trường chưa phát triển (với độ phủ dưới 20% dân số);
thị trường đang phát triển (với độ phủ dưới 60%); thị trường đi vào bão hòa (với độ phủ
trên 60%). Trừ thị trường chưa phát triển, thì dù ở đâu, viễn thông cũng là lĩnh vực cạnh
tranh cao và khá rủi ro. Trên thế giới có 1.500 cơng ty đang nắm giữ giấy phép, nhưng chỉ
500 cơng ty có lãi.
Thứ ba, ARPU thấp: Một thách thức khác là tỷ lệ ARPU để thu hồi vốn đầu tư. Tại
Mỹ, mỗi thuê bao bình quân mang lại cho nhà mạng 60 USD/tháng. Trong khi đó, tại Haiti
ARPU chỉ 2,5 USD/tháng, trong khi vốn đầu tư, công sức ban đầu là giống nhau. Nhưng
T r a n g 12 | 16


có muốn vào Mỹ cũng khơng được vì khơng cịn giấy phép viễn thơng. Bên cạnh đó là việc
DNVT sẽ phải cạnh tranh với hàng trăm nhà mạng hùng mạnh nhất thế giới, như Bharti
Airtel, Zantel, Claro, O2, Vodafone, Telefonica, Ame-rica Movil, Beeline, Singtel,
Telecom Malaysia.
Thứ tư, nhân lực chuẩn bị cho ĐTRNN: Một thách thức khác cũng cần nêu ra đó là
chuẩn bị nhân lực cho việc ĐTRNN của các DNVT Việt Nam. Với đòi hỏi phải am hiểu
địa bàn đầu tư; phong tục, tập quán; môi trường pháp luật và đầu tư... thì rõ ràng việc chuẩn
bị nhân lực để đưa ra nước ngồi từ giai đoạn tìm hiểu đến giai đoạn triển khai là một thách
thức không dễ vượt qua của các DNVT Việt Nam so với các đối thủ là các DNVT thế giới.
Với những khó khăn và thách thức như trên thì Viettel gặp một số thất bại khi thâm
nhập thị trường quốc tế:
Khi đầu tư tại một số nước thuộc châu Phi tuy thực chất có lãi nhưng vì biến động
tỷ giá mà kết cục lại thành “thua lỗ” nặng. Ơng Nguyễn Cao Lợi, Phó Tổng Giám đốc Tổng
Công ty cổ phần đầu tư Quốc tế Viettel (trực thuộc Viettel) cho biết, việc biến động tỷ giá
tại các quốc gia khu vực châu Phi gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của công ty mình
cũng như cơng ty mẹ Viettel. “Chúng tơi đầu tư ra nước ngoài là bằng USD và thu về nộp
lại cho công ty mẹ Viettel cũng phải bằng USD. Biến động tỷ giá tới 70% quả thực rủi ro
cực lớn cho các doanh nghiệp đầu tư tại đây bất chấp việc làm ăn tại bản địa có lãi”.

10 năm “trường kỳ mai phục” nhưng… bất thành
Năm 2002, lần đầu tiên ban lãnh đạo Viettel (trong đó có ơng Nguyễn Mạnh Hùng
– Tổng giám đốc Viettel hiện nay) có dịp sang Myanmar. Lúc đó, đây vẫn là một quốc gia
cịn khá biệt lập với thế giới bên ngoài do ảnh hưởng của các lệnh cấm vận của Mỹ và
Phương Tây. Nguồn tin từ Viettel cho biết, thời điểm này, công ty chưa thành lập bộ phận
đầu tư nước ngoài nhưng các lãnh đạo đã ấp ủ giấc mơ vào Myanmar.
Đến năm 2009, Viettel đã hiện thực hóa kế hoạch tiếp cận Myanmar và quyết định
thành lập Văn phòng đại diện tại đây, đồng thời nhân viên sang nằm vùng, học tiếng
Myanmar, tìm hiểu thị trường và các quy định của pháp luật để tìm kiếm cơ hội.
Đầu năm 2013, sau gần 10 năm “mai phục”, Chính phủ Myanmar cơng bố mở thầu
cấp 2 giấy phép viễn thông quốc tế. Cơ hội cho Viettel không dễ dàng khi con số tham gia
T r a n g 13 | 16


là 91 nhà mạng trên khắp thế giới, với tất cả các Tập đồn viễn thơng lớn và lâu đời nhất
trên thế giới như Vodafone, Airtel, Telenor, Digicel… đều có mặt.
Viettel đã vượt qua vòng sơ loại, tiến đến vòng cạnh tranh cuối, cùng 11 đối thủ khó nhằn
nhất. Khi nộp hồ sơ vòng cuối, những người Viettel lên thủ đơ Nay Pyi Taw để nộp thầu
thực sự chống ngợp với sự chuẩn bị kỹ càng và hoành tráng của Digicel (đối thủ lớn của
Viettel tại khu vực châu Mỹ).
Digicel quảng cáo rầm rộ, khắp mọi ngả đường đều có người của thương hiệu này.
Điều này cho thấy sự quyết liệt của các nhà mạng tham gia lớn đến thế nào. Tuy nhiên,
ngay cả những người có chuẩn bị hồnh tráng nhất cũng chưa chắc thắng thầu. Một tháng
sau đó, thông tin Telenor và Ooredoo trúng thầu tràn ngập trên mặt báo…
3. Giải pháp
3.1. Nhóm giải pháp từ phía doanh nghiệp
Thứ nhất, đào tạo nguồn nhân lực hướng tới nền kinh tế tri thức tồn cầu: Để có thể
thâm nhập và đứng vững trên thị trường mới, doanh nghiệp cần phải nâng cao năng lực
cạnh tranh so với các đối thủ. Vì vậy Viettel phải tập trung đào tạo nhiều cán bộ về chuyên
môn về công nghệ thông tin, khoa học, quản lý, nghiệp vụ kinh tế. Mỗi lao động khác nhau

cần tập trung đào tạo các chuyên môn khác nhau. Việc đánh giá thực trạng đội ngũ lao
động về các mặt trình độ, năng lực,.. là việc làm cần thiết bởi đây sẽ là cơ sở cho công tác
lập kế hoạch phát triển doanh nghiệp. Song song với việc đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả,
Viettel cần chú trọng cơng tác tuyển dụng nhân lực trẻ, có trình độ chun mơn cao mang
đến làn gió mới cho doanh nghiệp.
Thứ hai, tăng cường công tác nghiên cứu thị trường: Mục đích của việc nghiên cứu
thị trường là ước tính dung lượng thị trường, khả năng tiêu thụ các dịch vụ của nhân dân,
tính tốn chi phí và hạn chế rủi ro. Chính vì lý do đó, Viettel phải tập trung điều tra thị
trường định kỳ, thường xuyên để đưa ra những đánh giá, điều chỉnh kịp thời nhất.
Thứ ba, xác định đúng thị trường mục tiêu: Tập trung vào những dịch vụ đáp ứng
lượng nhu cầu sử dụng lớn của khách hàng và có khả năng phát triển trong tương lai. Đối
với các thị trường đã phát triển tương đối ổn định, các thị trường mới phát triển cần chú ý
các dịch vụ có tính cạnh tranh, khả năng đem lại doanh thu cao, nhu cầu sử dụng cao
(Internet, chuyển phát nhanh,…). Đối với thị trường vùng sâu, vùng xa mang tính phục vụ
T r a n g 14 | 16


cơng ích, cần phát triển dịch vụ cơ bản truyền thống của ngành (thư, bưu phẩm, bưu
kiện,…)
Thứ tư, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ ở hai khía cạnh, bao gồm: nâng cao
chất lượng vật lí kĩ thuật của dịch vụ và nâng cao chất lượng phục vụ của nhân viên. Mục
đích cuối cùng là cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất, chất lượng nhất như:
thời gian, tốc độ truy cập, tỷ lệ an toàn, chất lượng âm thanh,…
Ngoài ra, doanh nghiệp Viettel phải đưa ra những giải pháp hợp lý trong chính sách về giá
cước, đi cùng với đó là thiết lập mạng lưới, chương trình xúc tiến kinh doanh hiệu quả.
3.2. Nhóm giải pháp từ phía nhà nước
Nhà nước cần tạo khn khổ pháp lý ổn định, chặt chẽ nhằm tạo lợi nhuận tối đa
cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp. Cần rà soát lại hệ thống luật lệ,
các quy định khơng cịn phù hợp với luật quốc tế, các quy định liên quan tới luật Thương
mại, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thâm nhập thị trường quốc tế của doanh nghiệp.


C - KẾT LUẬN
Lựa chọn phương thức thâm nhập quốc tế được xem là một chiến lược quan trọng
của doanh nghiệp trong kinh doanh. Để doanh nghiệp đạt được nhiều thành tựu trên thị
trường quốc tế, địi hỏi khả năng quan sát, phân tích tiềm năng thị trường cùng với đó tìm
ra những giải pháp hiệu quả sau thành công - thất bại mà doanh nghiệp trải qua.

T r a n g 15 | 16


Tài liệu tham khảo

1. Giáo trình kinh doanh quốc tế
2. />3. />
T r a n g 16 | 16



×