Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Xác định thiệt hại chỉ dừng ở việc xác định thiệt hại do sức khoẻ, tính mạng bị xâm phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.98 KB, 15 trang )

Thiệt hại là điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường. Việc xác định cơ sở
thiệt hại có ý nghĩa quan trọng trong việc ấn định mức bồi thường cho người gây
thiệt hại đối với người bị thiệt hại. Có thể là thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, thiệt
hại do sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm, hay danh dự, nhân phẩm, uy tín. Trong
đề tài này, xác định thiệt hại chỉ dừng ở việc xác định thiệt hại do sức khoẻ, tính
mạng bị xâm phạm, qua đó làm rõ thêm vấn đề xác định thiệt hại nói chung. Bởi,
xác định thiệt hại là một việc rất khó khăn và phức tạp, do những quy định pháp
luật về bồi thường thiệt hại mang tính định tính chứ không định lượng cụ thể.
I. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm
Sức khỏe của con người là vô giá khó có thể xác định được bằng một khoản tiền
hay lợi ích tương đương chính xác. Do vậy, việc xác định làm căn cứ xác định thiệt
hại về sức khoẻ rất khó khăn. Mặc dù vây, khi một hành vi trái pháp luật xâm hại
tới sức khoẻ cần thiết phải tính toàn đến những thiệt hại thực tế mà người bị thiệt
hại phải gánh chịu để buộc người gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt
hại. Vì vậy, bồi thường thiệt hại về sức khoẻ thực chất có ý nghĩa đền bù một phần
thiệt hại về vật chất, tạo điều kiện cho nạn nhân hay gia đình nạn nhân khắc phục
khó khăn do tai nạn gây ra, và trong một số trường hợp có ý nghĩa trợ cấp cho nạn
nhân, gia đình nạn nhân.
Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm được xác định theo quy định tại Điều 609 Bộ
luật dân sự năm 2005:
“1.Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị
mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại
1
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập
thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng
mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt
hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có
người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phi hợp lý cho việc chăm
sóc người bị thiệt hại


2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy
định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần
mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên
thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng
lương tối thiểu do Nhà nước quy định.”
a. Đối với thiệt hại về vật chất
Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm được xác định theo quy định tại Điều 609
BLDS bao gồm những chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng phục hồi sức
khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại. Theo quy định tại
mục II, Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân Tối cao số
03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 07 năm 2006 hướng dẫn áp dụng một số quy
định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:
“1.1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng
bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: tiền thuê phương tiện đưa người
bị thiệt hại đi cấp cứu tại cả sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí
chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị
liệu... theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi
2
dưỡng phục hồi sức khoẻ cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi
phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp
chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ...
để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cả thể bị mất hoặc bị giảm sút của
người bị thiệt hại (nếu có).
I.2. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu trước
khi sức khoẻ bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do
sức khoẻ bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế
của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập
thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.
a. Thu nhập thực tế của người bị thiệt hại được xác định như sau:
- Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập ổn

định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động, thì căn
cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người đó bị xâm
phạm sức khoẻ nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập
thực tế của người bị thiệt hại
- Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại có làm việc và
hàng tháng có thu nhập thực tế nhưng mức thu nhập của các tháng khác
nhau, thì lấy mức thu nhập trung bình của 6 tháng liền kề (nếu chưa đủ 6
tháng thì của tất cả các tháng) trước khi sức khoẻ bị xâm phạm nhân với
thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt
hại
- Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập thực
tế, nhưng không ổn định và không thể xác định được, thì áp dụng mức thu
nhập trung bình của lao động cùng loại nhân với thời gian điều trị để xác
định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.
- Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại chưa làm việc và
3
chưa có thu nhập thực tế thì không được bồi thường theo quy định tại
khoản 2 Điều 613 BLDS”
Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị
mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại. Những chi phí hợp lý có thể bao gồm: tiền
thuê phương tiện đưa người thiệt hại đi cấp cứu tại các cơ sở y tế; tiền thuốc điều
trị cho nạn nhân và tiền mua các thiết bị, dụng cụ y tế cần thiết khác, chi phí chiếu,
chụp X quang, chụp cát lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu…
theo chỉ định của bác sỹ tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng
phục hồi sức khoẻ cho người bị thiệt hại (nếu có). Nếu trong trường hợp người bị
gây thiệt hại về sức khoẻ bị gây thương tích về phần đầu, phần chi, phần da được
xác định gồm các khoản chi cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, tiền giải phẫu
thẩm mỹ khác để phục hồi phần nào về thẩm mỹ của khuôn mặt người đó như khi
chưa bị gãy thiệt hại như chi phí làm mũi, làm môi, làm cằm giả; chi phí khắc phục
lại làn da do bị cháy, bị bỏng lửa, do hoá chất, do axit và các khoản chỉ để mua xe

đẩy, chống nạng…Trên thực tế, có trường hợp người bị thiệt hại được đưa ra nước
ngoài điều trị hoặcc giữa các bên có tranh chấp về thiệt hại phát sinh liên quan đến
việc cứu chữa, điều trị của người bị thiệt hại… Trong trường hợp này, nếu xét thấy
cần thiết và theo yêu cầu của một trong các bên, toà án có thể trưng cầu giám định
để xác định thiệt hại (chi phí điều trị) cho hợp lý.
Ngoài những khoản chi nhằm để cứu chữa, khắc phục chức năng sống, chức năng
lao động của người bị gây thiệt hại về sức khoẻ là những chi phí liên quan đến thu
nhập của người bị thiệt hại. Trên thực tế, người bị gây thiệt hại về sức khoẻ trước
khi bị gây thiệt hại đã có thu nhập do lao động, do chuyên môn… nhưng những thu
nhập đó bị mất hoặc bị giảm sút sau khi người đó bị gây thiệt hại về sức khoẻ. Để
xác định khoản thu nhập bị giảm sút hoặc bị mất của người bị gây thiệt hại về sức
khoẻ, cần phải căn cứ vào thu nhập thực tế, hợp pháp của người đó trước khi bị gây
4
thiệt hại; và khoản chênh lệch về thu nhập trước khi bị gây thiệt hại và sau khi bị
gây thiệt hại. Thu nhập được tính để làm căn cứ bồi thường thường là những thu
nhập thực tế. Có nghĩa là trước khi sức khoẻ bị xâm hại, người bị thiệt hại có
những khoản thu nhập này, tuy nhiên sau khi sức khoẻ bị xâm phạm thì một phần
thu nhập đó của họ không được thu nữa (bị mất) hoặc chỉ thu được một phần (bị
giảm sút). Sau khi xác định được thu nhập thực tế, người bị thiệt hại sẽ được bồi
thường thiệt hại này nếu họ thuộc trường hợp bị mất thu nhập hoặc được hưởng
phần chênh lệch thu nhập từ việc thu nhập thu được sau khi bị thiệt hại về sức khoẻ
thấp hơn thu nhập trước đó. Thu nhập thực tế để làm căn cứ xác định mức bồi
thường được tính như sau:
- Nếu trước khi bị gây thiệt hại về sức khoẻ, người bị thiệt hại có thu nhập ổn
định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động thì căn cứ
vào mức tiền lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người đó bị xâm
phạm sức khoẻ nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực
tế của người bị thiệt hại.
- Nếu trước khi người bị gây thiệt hại về sức khoẻ, có những thu nhập không
ổn định trong từng tháng thì lấy mức thu nhập trung bình của sáu tháng liền

kề trước khi sức khoẻ bị xâm phạm nhân với thời gian điều trị để xác định
thu nhập thực tế của người bị gây thiệt hại về sức khoẻ. Trong trường hợp
không đủ sáu tháng để tính mức thu nhập bình quân của người đó thì lấy
tổng thu nhập của các tháng chia tổng số tháng để tính.
Xác định thu nhập thực tế và những thu nhập bị mất, bị giảm sút không phải bao
giờ cũng dễ dàng vì người bị gây thiệt hại về sức khoẻ có thể có thu nhập thực tế
ổn định, có thể không có thu nhập ổn định và còn có thể là người chưa có thu nhập,
cho nên việc xác định thu nhập thực tế, hợp pháp của những người bị gây thiệt hại
về sức khoẻ, cần theo cách tính sau:
5
- Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập thực tế,
nhưng những thu nhập đó không ổn định, khó xác định vị người này có thể
không có chuyên môn, nghề nghiệp ổn định và đã làm nhiều nghề khác nhau
để kiếm sống như xe ôm, bán đồng nát…thì xác định mức thu nhập trung
bình của lao động phổ thông cùng loại nhân với thời gian điều trị để xác
định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.
- Trong trường hợp trước khi một người gây thiệt hại về sức khoẻ chưa làm
việc, chưa có thu nhập thực tế thì không được bồi thường theo quy đinh tại
điểm b khoản 1 Điều 609 BLDS “ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút
của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn
định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của
người lao động cùng loại”
Theo nội dung của Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 07 năm
2006 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một
số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp thì
việc xác định thu nhập được trình bày như sau:
“Bước một: Xác định thu nhập thực tế của người bị thiệt hại trong thời gian điều
trị có hay không. Nếu có thì tổng số thu nhập là bao nhiêu.
Bước hai: Lấy tổng số thu nhập thực tế mà người bị thiệt hại có được trong thời
gian điều trị so sánh với thu nhập thực tế tương ứng được xác định theo hướng

dẫn tại điểm a tiểu mục 1.2 này. Nếu không có khoản thu nhập thực tế nào của
người bị thiệt hại trong thời gian điều trị thì thu nhập thực tế của người bị thiệt
hại bị mất; nếu thấp hơn thì khoản chênh lệch đó là thu nhập thực tế của người
bị thiệt hại bị giảm sút; nếu bằng thì thu nhập thực tế của người bị thiệt hại
không bị mất.”
6

×