Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

KĨ NĂNG làm bài văn TM, NGHỊ LUẬN THƠ, đoạn TRUYỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.29 KB, 11 trang )

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN
(ĐOẠN TRÍCH)
I. Mục tiêu cần đạt.
- Giúp học sinh nhận diện các dạng bài nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích).
- Nắm vững các yêu cầu đối với một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện(đoạn trích), cách
làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện.
- Rèn kĩ năng viết một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích)
II. Nhận diện dạng đề
- Yêu cầu giống như Nghị luận về thơ
- Nêu Cảm nhận
- Trình bày suy nghĩ, phân tích, đưa ra một ý kiến yêu cầu làm sáng tỏ
III. Đối tượng yêu cầu nghị luận: Nằm trong một hoặc hai tác phẩm truyện, đoạn trích trở
nên một nhân vật hoặc nhiều nhân vật.
IV. Ví dụ các dạng đề
- Đề 1: Cảm nhận về nhân vật ông Hai qua đoạn truyện sau: “ Ông lão ôm thằng út lên lịng...
vơi đi được trực nói phần” (SGK trang 169 170)
- Đề 2: Phân tích vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên qua lời tâm sự của anh với ông họa sĩ, cô
kỹ sư về những suy nghĩ của anh, đối với cuộc sống công việc mà anh đảm nhiệm.
- Đề 3: Cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật ông Sáu qua đoạn truyện kể về cuộc sống của ông Sáu
khi trở lại khu căn cứ. Từ đó em có suy nghĩ gì về đời sống tình cảm của con người Việt Nam
trong những năm tháng kháng chiến ác liệt.
- Đề 4: Qua cuộc trò chuyện giữa cơ kĩ sư và anh thanh niên. Em có cảm nhận gì về thế hệ trẻ
Việt Nam trong cơng cuộc lao động xây dựng đất nước trong những năm đầu thời kỳ miền Bắc
đi lên chủ nghĩa xã hội.
V. Các dạng bài nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích)
- Nghị luận về nhân vật.
- Nghị luận về một đoạn trích.
- Nghị luận về một chi tiết trong tác phẩm.
- Nghị luận về tình huống truyện.
- Nghị luận về hai đoạn tuyện trong hai tác phẩm.
- Nghị luận về chủ đề của tác phẩm.


- Nghị luận về một tác phẩm.
….
VD1: Đề 1 Cảm nhận của em về hình ảnh ba nữ TNXP trong truyện ngắn “ Những ngôi sao
xa xôi ” của Lê Minh Khuê
Đề 2: Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi
” của Lê Minh Khuê.
Đề 3: Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong đoạn truyện sau :
“ Vắng lặng đến phát sợ.......hoặc là mặt trời nung nóng ” (Trích “ Những ngơi sao xa xơi ”
của Lê Minh Kh, tr 117 ). Từ đó , hãy liên hệ với hình ảnh của thế hệ trẻ trong một tác phẩm
văn học khác hoặc trong thực tế đời sống để thấy được vẻ đẹp của sức trẻ Việt Nam.
Đề 4: Cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Phương Định trong truyện ngắn“ Những ngôi
sao xa xôi ” của Lê Minh Khuê.
Đề 5 : Phân tích vẻ đẹp của 3 cơ gái thanh niên xung phong trong đoạn trích sau.
“ Việc của chúng tơi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất phải lấp vào
hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Người ta gọi chúng tôi là tổ trinh sát mặt


đường. Cái tên gợi sự khát khao làm nên những sự tích anh hùng. Do đó, cơng việc cũng
chẳng đơn giản. Chúng tơi bị bom vùi ln. Có khi bị trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt
lấp lánh. Cười thì hàm răng trắng lố trên khn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó, chúng tơi
gọi
nhau

“những
con
quỷ
mắt
đen”.
.................... Đứa nào cũng leo tót lên trọng điểm, cầm xẻng xúc, nói vài câu buồn cười
với một anh lái xe nào đó. Chỉ khổ đứa phải trực máy điện thoại trong hang”...

( Những ngôi sao xa xơi – Lê Minh Kh)
Đề 1. Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “ Làng ” của nhà văn Kim Lân
Đề 2. Kim Lân, từ khi ông nghe tin làng Chợ Dầu Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông
Hai trong truyện ngắn “ Làng ” của nhà văn theo giặc cho đến khi tin dữ được cải chính.
Đề 3. Cảm nhận của em về nhân vật ơng Hai trong đoạn truyện sau:
“ Ơng lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó khẽ nói:
- Húc kia thày hỏi con nhé, con là con ai?
- Là con thày mấy lại con u.
....... Cái lịng của bố con ơng là như thế đấy , có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao
giờ dám đơn sai...... ”
( Trích “ Làng ” của Kim Lân, SGK tr.170)
2. Kiểu bài nghị luận về một đoạn trích trong tác phẩm.
VD 1.
Đề 1. Cảm nhận của em về đoạn trích sau:
“ Trong khoảng vũ trụ đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc
chia nhau mà cai trị.... Chớ có quen thói cũ ăn ở hai lịng,nếu như việc phát giác ra , sẽ bị giết
chết ngay tức khắc khơng tha một ai, chớ bảo là ta khơng nói trước!”
Đề 2. Cảm nhận cuả em về đoạn trích sau:
“ Vua Quang Trung lại truyền lấy sáu chục tấm vãn , cứ ghép liền ba tấm làm một bức , bên
ngồi lấy rơm dấp nước phủ kín...........................qn Tây Sơn voi cho giày đạp, chết đến
hàng vạn người.”
VD 2.
Đề 1. Cảm nhận cuả em về đoạn trích sau:
‘’…Sáng hơm sau, bà con bên nội, bên ngoại đến rất đơng….Nó hơn tóc,hơn cổ, hơn cả vết
thẹo dài bên má ba nó nữa.’’
( Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng)
Đề 2: Cảm nhận của em về tình phụ tử trong đoạn trích sau:
‘’…Sáng hôm sau, bà con bên nội, bên ngoại đến rất đơng….Nó hơn tóc,hơn cổ, hơn cả vết
thẹo dài bên má ba nó nữa.’’
( Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng)

Đề 3: Cảm nhận của em về tình phụ tử trong đoạn trích sau:
‘’…Tơi cịn nhớ hồi chiều hơm đó….........nhắm mắt đi xuôi.’’
( Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng)
3. Kiểu bài nghị luận về một chi tiết trong tác phẩm.
- Đề 1: Phân tích chi tiết ‘vết thẹo’trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà ” của nhà văn nguyễn
Quang Sáng.
- Đề 2: Phân tích chi tiết “ Cái bóng” trong truyện ‘Chuyện người con gái Nam Xương ” của
nhà văn Nguyễn Dữ.


4. Kiểu bài nghị luận về tình huống truyện
*. Tình huống truyện:
Là hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt trong truyện khiến tại đó cuộc sống
hiện lên đậm đặc nhất và ý đồ tư tưởng của tác giả cũng được bộc lộ sắc nét nhất.
*. Vai trò:
-Tạo nên bước ngoặt thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện, tạo nên sức hấp dẫn cho câu
chuyện.
- Khắc họa rõ nét đặc điểm của nhân vật(tính cách, tâm lí, tư tưởng, tình cảm).
- Thể hiện rõ chủ đề tư tưởng của tác phẩm, dụng ý cua tác giả
- Đề 1: Phân tích tình huống ơng Hai nghe tin làng làng theo giặc trong truyện ngắn Làng của
nhà văn Kim Lân.
- Đề 2: Phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang
Sáng.
5. Kiểu bài nghị luận về hai đoạn truyện trong hai tác phẩm.
VD : Đề 1. Cảm nhân về hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam qua hai đoạn trích sau :
“`… Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa
tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui
ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là khơng đủ sáng. Xách đèn ra vườn,
gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực mình ra là ào ào xơ tới. Cái lặng im lúc đó mới
thật dễ sợ: nó như bị chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi muốn quét đi tất cả,

ném vứt lung tung… Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở
vào, khơng thể nào ngủ lại được.….”
(Trích Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long – Ngữ văn 9-Tập 1)

“…Cịn chúng tơi thì chạy trên cao điểm cả ban ngày. Mà ban ngày chạy trên cao điểm
không phải chuyện chơi. Thần chết là một tay khơng thích đùa. Hắn ta lẩn trong ruột những
quả bom. ….Có ở đâu như thế này khơng: đất bốc khói, khơng khí bàng hồng, máy bay đang
ầm ì xa dần. Thần kinh thì căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn
biết rằng khắp xung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa.
Nhưng nhất định sẽ nổ... Rồi khi xong việc, quay lại nhìn cảnh đoạn đường một lần nữa, thở
phào, chạy về hang. Bên ngồi nóng trên 30 độ chui vào hang là sà ngay đến một thế giới
khác. Cái mát lạnh làm toàn thân rung lên đột ngột. Rồi ngửa cổ uống nước, trong ca hay
trong bi đông. Nước suối pha đường. Xong thì nằm dài trên nền ẩm, lười biếng nheo mắt nghe
ca nhạc từ cái đài bán dẫn nhỏ mà lúc nào cũng có pin đầy đủ. Có thể nghe, có thể nghĩ lung
tung..”
(Trích Những ngơi sao xa xôi- Lê Minh Khuê – Ngữ văn 9 Tập 2)

GỢI Ý LÀM BÀI
1. Mở bài:
- Dẫn dắt để giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Nêu vấn đề nghị luận
- Trích dẫn đoạn truyện ( câu đầu... câu cuối, nếu có )
2.Thân bài
a.Nêu khái qt:
- Hồn cảnh sáng tác
- Vị trí đoạn truyện ( nếu có )


- Tóm tắt sự việc/vai trị của nhân vật/ chi tiết nghệ thuật ...( Nếu có )
b. Phân tích, nêu cảm nhận:

*. Tóm tắt sự xuất hiện của các chi tiết nghệ thuật/ tình hng truyện ( Nếu có )
*.Luận điểm 1.... ( Trình bày dựa vào từng đề và dạng đề cụ thể để triển khai )
*.Luận điểm 2:
*.Luận điểm 3: ....
c. Khát quát nghệ thuật, đánh giá mở rộng nâng cao vấn đề .
* Đánh giá nghệ thuật
- Đánh giá mở rộng nâng cao vấn đề
- Liên hệ so sánh với hình ảnh của thế hệ trẻ trong một tác phẩm văn học khác hoặc trong thực
tế đời sống để thấy được vẻ đẹp của sức trẻ Việt Nam. ( đối với đề 3 của kiểu 1 )
3. Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề nghị luận
- Sức sống lâu bền của tác giả cũng như tác phẩm
I. Hướng dẫn làm cách làm phần mở bài
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm nội dung đoạn trích và vấn đề nghị luận.
- Đề 1: Cách 1: Kim Lân là cây bút văn xuôi xuất sắc của nền văn học hiện đại Việt Nam.
Vốn gắn bó và am hiểu sâu sắc cuộc sống ở nông thôn nên ông hầu như chỉ viết về sinh hoạt
làng quê và cảnh ngộ người nông dân. Bằng ngôn ngữ kể chuyện mộc mạc, giản dị ngịi bút
miêu tả tâm lí người nơng dân vô cùng tinh tế nhà văn đã thành công khi phản ánh sự chuyển
biến lớn trong tư tưởng nhận thức của người nơng dân, tình u làng q gắn liền với tình yêu
kháng chiến. Điều này được khắc họa rõ nét qua nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “làng”.
Đến với đoạn truyện kể về lời tâm sự của ông Sáu với đứa con út sau khi nghe tin làng theo
Tây khi ta sẽ thấm thía điều đó.
- Cách 2: Tình u làng q ln là tình cảm gắn bó thiêng liêng trong tâm hồn của người
dân Việt Nam. Song ở mỗi thời kỳ lịch sử tình cảm đó lại mang vẻ đẹp lấp lánh ánh sáng của
thời đại. Trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp người nông dân Việt Nam khơng
chỉ u làng q, mà cịn u kháng chiến, yêu cách mạng. Điều này được khắc họa rõ nét qua
truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân. Đến với đoạn truyện kể về lời tâm sự thấm thía được
nhiều đó.

HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ TÁC PHẨM

VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
* Dạng đề quan trọng lớp 9;
- Dạng 1: Viết bài văn thuyết minh ( giới thiệu) về tác giả, tác phẩm
- Dạng 2:Viết bài văn thuyết minh ( giới thiệu) về tác giả.
- Viết bài văn thuyết minh ( giới thiệu) về tác phẩm.
+ Hình thức: Viết với số lượng 300 từ
I. Nhận diện đề
- Đề 1: Viết đoạn văn thuyết minh về đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều” của Nguyễn Du
- Đề 2: Viết đoạn văn thuyết minh về đoạn trích “ Cảnh ngày xuân”
- Đề 3: Viết đoạn văn thuyết minh về đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”
II. Cách làm làm bài văn thuyết minh về một tác phẩm văn học trung đại
1. Mở bài
- Viết thành một đoạn văn từ 2-3 dòng
- Giới thiệu về tác giả, nêu tên vị trí của tác giả với nền văn học trung đại
- Giới thiệu tên tác phẩm cần thuyết minh.


Ví dụ: Nguyễn Dữ là một tác giả tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam. Truyện ngắn “
Người con gái Nam Xương” là một tác phẩm nổi tiếng gắn liền với tên tuổi của ông.
2. Thân bài
+ Tác giả: Tên chữ, tên hiệu, năm sinh, năm mất, q qn, gia đình, dịng họ, thời đại xã hội
tác giả sống, con người và cuộc đời, sự nghiệp văn chương
( Cả phần tác giả trình bày viết thành đoạn văn)
+ Tác phẩm:Nguồn gốc xuất xứ, thể loại, tên gọi, vị trí đối với các đoạn trích
- Tóm tắt nội dung một đoạn văn khoảng 10 – 12 dòng.
- Giá trị nội dung,
-Giá trị nghệ thuật
* Chú ý: Riêng các đoạn trích truyện Kiều thì tóm lược nội dung của cả đoạn trích bằng 1,2
câu văn sau đó nêu bố cục của đoạn trích.
- phần giới thiệu về nguồn gốc, thể loại, tên gọi, vị trí của tác phẩm thành một đoạn văn.

- Phần tóm tắt cũng trình bày thành một đoạn văn
- Nêu giá trị nội dung: Tóm tắt thành một đoạn văn
- Nêu giá trị nghệ thuật: Viết thành một đoạn văn
3. Kết bài:
* Hình thức: Viết từ 2-3 dòng
- Nội dung: Khẳng định lại giá trị của tác giả, tác phẩm đối với nền văn học và trong trái tim
bạn đọc.
Ví dụ: Có thể nói “ Chuyện người con gái Nam Xương” đã khép lại những giá trị của tác
phẩm, vẫn in đậm trong trái tim bạn đọc nhiều thế hệ. Qua tác phẩm giúp chúng ta trân trọng
vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa.
Đề 1: Giới thiệu Nguyễn Dữ và “Chuyện người con gái Nam Xương”
1. Mở bài
Cách 1: Nguyễn Dữ là một tác giả tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam. Truyện
ngắn “ Người con gái Nam Xương” là một tác phẩm nổi tiếng gắn liền với tên tuổi của ông.
Cách 2: Trong nền văn học trung đại Việt Nam, nếu như Truyện Kiều của Nguyễn Du là
đỉnh cao rực rỡ của thể loại truyện Nơm thì “ Chuyện người con gái Nam Xương” của nguyễn
Dữ được coi là kiệt tác của thể loại truyện. Đến với “ Chuyện người con gái Nam Xương” ,
người đọc không khỏi băn khoăn day dứt ám ảnh về cuộc đời của người thiếu phụ Nam
Xương.
3. Thân bài
Nguyễn Dữ có sách phiên âm là Nguyễn Tự, chưa rõ năm sinh, năm mất, người huyện
Trường Tân nay thuộc huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương. Ơng là học trị của Tuyết Giang
phu tử Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông sống ở thế kỉ XVI là thời kì nhà Lê bắt đầu khủng hoảng các
tập đoàn phong kiến Lê, Trịnh , Mạc tranh giành quyền bính gây ra các cuộc nội chiến kéo dài.
Ơng là người học rộng, tài cao nhưng chỉ ra làm quan có 1 năm rồi xin nghỉ về nhà ni mẹ
già và viết sách sơng ẩn dật như nhiều trí thức đương thời khác. Tiêu biểu nhất là tập “Truyền
kì mạn lục”
Tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” thuộc thể loại truyện truỳên kì. Có nguồn gốc
dựa trên cốt truyện cổ tích “Vợ chàng Trương”. Đây là truyện thứ 16 trong số 20 thiên truyện
của tập truyền kì mạn lục được viết bằng chữ Hán.

Chuyện kể về Vũ Thị Thiết hay còn gọi là Vũ Nương quê ở Nam Xương tính tình thùy
mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp, nàng lấy Trương Sinh người cùng làng tính đa nghi, ít học.


Lấy nhau chưa được bao lâu Trương Sinh phải đi lính. Vũ Nương phải ở nhà chăm con thơ và
phụng dưỡng mẹ già. Giặc tan Trương Sinh trở về vì nghe lời con trẻ nghi vợ không chung
thủy chàng đánh mắng đuổi nàng đi. Uất ức quá Vũ Nương gieo mình xuống bến Hồng Giang
tự vẫn nhưng được Linh Phi cứu đưa về sống dưới thủy cung. Ở đây nàng đã gặp Phan Lang
người cùng làng được linh phi trả ơn. Nàng đã nhờ Phan Lang nhắn gửi với Trương Sinh lập
đàn giải oan thì nàng sẽ trở về. Đúng hẹn Vũ Nương trở về nhưng chỉ thấp thoáng giữa dịng
nói vọng vào rồi từ từ biến mất.
Truyện có giá trị nội dung sâu sắc. Giá trị hiện thực: Truyện giúp người đọc cảm nhận
cuộc sống gia đình dưới xã hội phong kiến nam quyền, thấp thống bóng dáng của cuộc chiến
tranh Phong kiến phi nghĩa. Đồng thời phản ánh số phận bi kịch của người phụ nữ qua hình
tượng nhân vật Vũ Nương.
Về giá trị nhân đạo: Truyện thể hiện niềm thương cảm sâu sắc đối với số phận oan nghiệt của
người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ Phong kiến. Đề cao ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của họ,
lên án tố cáo những thế lực tàn bạo vùi dập con người sâu sa hơn là chế độ nam quyền.
Giá trị nghệ thuật: Nghệ thuật dựng truyện miêu tả nhân vật. Sáng tạo trong việc kết hợp các
yếu tố kì ảo với những tình tiết có thực tạo nên vẻ đẹp riêng của truyện truyện kì .
3. Kết bài
Cách 1: Có thể nói “ Chuyện người con gái Nam Xương” đã khép lại những giá trị của tác
phẩm, vẫn in đậm trong trái tim bạn đọc nhiều thế hệ. Qua tác phẩm giúp chúng ta trân trọng
vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa.
Cách 2: Hàng mấy trăm năm đã trôi qua. Chế độ nam quyền đã khơng cịn nữa nhưng truyện
“Người con gái Nam Xương” đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Nó xứng đáng là một áng thiên
cổ kì bút.

HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM
THƠ HIỆN ĐẠI

I. Nhận diện dạng đề
1. Nghị luận: Về thơ hiện đại là trình bày suy nghĩ cách đánh giá, quan điểm, ý kiến của người
viết về cái hay, cái đẹp nằm trong đoạn thơ, hoặc cả một tác phẩm thơ đó (về cả nội dung và
nghệ thuật).
- Cái hay, cái đẹp là những điều đã được hiểu ở phần đọc hiểu chi tiết văn bản.
2. Một số đề bài
- Đề 1: Cảm nhận về hình ảnh người lính qua đoạn thơ
“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
...................................................
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
- Đề 2: Cảm nhận về đoạn thơ sau:
“Quê hương anh nước mặn đồng chua
....... Đồng chí !
...........................................................
…Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ Giặc tới
Đầu súng trăng treo.”
- Đề 3: Phân tích đoạn thơ sau: hai khổ thơ đầu “Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính”
- Đề 4: Cảm nhận về con người Việt Nam qua hai khổ thơ sau:
- Đoạn 1- khổ 1 bài thơ Tiểu Đội Xe Khơng Kính


- Đoạn 2:

“Thuyền ta lái gió với buồm trăng
.................................................
Dàn đan thế trận lưới vây giăng”
- Để 5: Cảm nhận về hình ảnh người người bà qua đoạn thơ sau:
“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
..........................................................

Ơi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa !”
* Chú ý: 1.Vấn đề nghị luận có thể nằm trong một tác phẩm, một đoạn thơ, hoặc hai tác phẩm,
hai đoạn thơ.
2. Mệnh đề trong văn nghị luận: Phân tích, cảm nhận, trình bày suy nghĩ , Nêu ra ý kiến làm
sáng tỏ.
II. Các dạng bài
1. Vấn đề nghị luận nằm ở một tác phẩm hoặc một
2. Cách làm
a. Mở bài
- Hình thức: Trình bày bằng một đoạn văn từ 4 đến 5 câu,( 6 đến 7 dịng)
- Nội dung: Giới thiệu tác giả, vị trí đối với nền thơ ca hiện đại Việt Nam.
- Giới thiệu về đề tài hoặc phong cách hoặc cả hai và khẳng định tác phẩm luôn để lại ấn tượng
trong lòng bạn đọc.
- Giới thiệu về tác phẩm và khẳng định là tác phẩm như thế.
+ Đến với tác phẩm, qua…( Nêu vị trí nội dung đoạn thơ), tác giả giúp ta cảm nhận được vấn
đề nghị luận, nêu vấn đề nghị luận.
Ví dụ để 1: Chính Hữu là cây bút thơ tiêu biểu trong nền thơ ca thời kháng chiến chống thực
dân Pháp. Vốn là một người lính nên tác phẩm của ông chủ yếu viết về chiến tranh và người
lính, qua những trang thơ mang giọng điệu nhẹ nhàng, tha thiết, ngôn ngữ cô đọng, hàm súc
gợi nhiều ý nghĩa biểu tượng nên tác phẩm của ông được đơng đảo bạn đọc đón nhận. “Đồng
chí” là một bài thơ như thế. Đến với tác phẩm qua những câu thơ nói về biểu hiện và ý nghĩa
biểu tượng của tình đồng đội, đồng chí. Nhà thơ giúp ta cảm nhận được vẻ đẹp của anh bộ đội
Cụ Hồ trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp.
Ví dụ 2 đề 2: Chính Hữu là cây bút thơ tiêu biểu trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam thời
kháng chiến chống Pháp. Vốn là một người lính nên tác phẩm của ông chủ yếu viết về chiến
tranh và người lính qua những trang thơ mang giọng điệu nhẹ nhàng, tha thiết, ngơn ngữ hình
ảnh cơ đọng, hàm súc gợi nhiều ý nghĩa biểu tượng sâu xa nên tác phẩm của ông được đơng
đảo bạn đọc đón nhận. Bài thơ Đồng Chí là một bài thơ như thế, đến với tác phẩm qua những
câu thơ nói về cơ sở hình thành và ý nghĩa biểu tượng của tình đồng chí, đồng đội nhà thơ đã
giúp ta cảm nhận vẻ đẹp anh bộ đội cụ Hồ trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp.

+ Đề 5: Bằng Việt là cây bút thơ tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam Nam vốn là người
có….
2 . Hướng dẫn làm phần thân bài
-B1 Khái quát: - Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm để khẳng định những cảm xúc mà tác
giả gửi gắm trong đoạn thơ, bài thơ là những cảm xúc chân thực.
Ví dụ: Bài thơ “Đồng Chí” được sáng tác trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp,
sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc năm 1947. Sau đó ơng bị ốm nhận
được sự chăm sóc đồng của đồng đội ơng đã xúc động viết bài thơ. Vì thế cảm xúc của tác giả
về hình ảnh người lính trong đoạn thơ đều xuất phát từ những cảm xúc chân thực. Bài thơ
được in trong tập thơ “ Đầu súng trăng treo” tập thơ đầu tay của tác giả.


- B2: Lần lượt trình bày hệ thống luận điểm để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.
- Để xác định và Tìm luận điểm cần căn cứ vào bố cục của bài thơ.
* Chú ý: Đối với những đề bài vấn đề nghị luận yêu cầu cảm nhận hoặc phân tích về hình ảnh
trong thơ thì căn cứ vào hoàn cảnh và những phẩm chất.
* Khái quát lại nội dung 7 câu đầu: Chỉ với vẻn vẹn 7 câu thơ đầu tác giả đã tái hiện lại cơ
sở hình thành tình đồng chí, đồng đội. Họ là những người lính nơng dân cùng đến từ những
miền q nghèo khó cùng chung lí tưởng và nhiệm vụ của lịng u nước, cùng trải qua những
khó khăn thiếu thốn. Đến đoạn thơ tiếp theo giúp người đọc cảm nhận được sức mạnh của tình
đồng chí, đồng đội trước hết là...
+ Luận điểm 1: Biểu hiện sức mạnh của tình đống chí, đồng đội
- Tình đồng chí cịn là sự đồng cam cộng khổ, chia sẻ những khó khăn thiếu thốn của
cuộc đời người lính
- Ý 1:
“Anh với tơi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi”
Tác giả đã tái hiện những khó khăn thiếu thốn trong buổi đầu kháng chiến. Đó chính là căn
bênh sốt rét rừng đã trở thành ám ảnh.
- Ý 2: Những người lính trong bài thơ “Đồng chí” khơng những bị căn bệnh sốt rét rừng hành

hạ mà tác giả Chính Hữu đã thể hiện hình ảnh những người lính gắn bó với điều kiện chiến
đấu gian khổ, thiếu thốn nhưng họ luôn lạc quan và thắm tình đồng chí đồng đội.
“Áo anh rách vai
Quần tơi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày”
+ Sử dụng thủ pháp liệt kê, nghệ thuật sóng đơi, đối ứng để miêu tả một cách cụ thể và chính
xác những thiếu thốn của người lính: “áo rách vai, quần vài mảnh, chân khơng giày”. Đó là
những chi tiết rất thật, được chắt lọc từ thực tế cuộc sống người lính.
+ Những khó khăn gian khổ như được tô đậm khi tác giả đặt sự thiếu thốn bên cạnh sự khắc
nghiệt của núi rừng: sự buốt giá của những đêm rừng hoang sương muối.
=> Đây là hình ảnh chân thực về những anh bộ đội thời kì đầu kháng chiến. Đầy những gian
nan, thiếu thốn nhưng các anh vẫn xé rừng mà đi, đạp núi mà tiến.
=> Cái hay của câu thơ là nói về cảnh ngộ của người này nhưng lại thấy được sâu sắc tấm lịng
u thương người kia. Tình thương đó lặng lẽ mà thấm sâu vô hạn.
- Ý 3: Luôn sẵn sàng sẻ chia, yêu thương gắn bó
Tất cả những cảm xúc thiêng liêng được dồn nén trong hình ảnh thơ rất thực, rất cảm động,
chứa đựng biết bao ý nghĩa:
“Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
- Những cái bắt tay chất chứa biết bao yêu thương trìu mến. Rõ ràng, tác giả đã lấy sự thiếu
thốn đến vô cùng về vật chất để tô đậm sự giàu sang vô cùng về tinh thần
- Những cái bắt tay là lời động viên chân thành, để những người lính cùng nhau vượt qua
những khó khăn, thiếu thốn.
- Những cái bắt tay của sự cảm thông, mang hơi ấm truyền cho nhau thêm sức mạnh.
- Đó cịn là lời hứa lập cơng, của ý chí quyết tâm chiến đấu và chiến thắng quân thù.
=> Có lẽ khơng ngơn từ nào có thể diễn tả cho hết tình đồng chí thiêng liêng ấy. Chính những
tình cảm, tình đồn kết gắn bó đã nâng bước chân người lính và sưởi ấm tâm hồn họ trên mọi
nẻo đường chiến đấu.
- Tất cả những kiến thức đã được học trong phần đọc hiểu chi tiết văn bản.



- Giữa các luận điểm phải có từ chuyển ý: Tiếp đến, bên cạnh đó, trước hết hoặc cuối cùng
- B3: Đánh giá luận điểm về nghệ thuật
+ Chuyển ý: Cách 1: Giúp người đọc cảm nhận được về vấn đề nghị luận phải kể đến ngòi bút
tài hoa của tác giả được thể hiện trong đoạn thơ.
+ Cách 2: Vẻ đẹp của vấn đề nghị luận được hiện lên chân thực rõ nét qua bài thơ bởi ngòi bút
tài hoa của tác giả.
- B4: Liên hệ mở rộng: Thông qua vấn đề nghị luận hiểu hơn về thời kì lịch sử, nhận ra được
vẻ đẹp của ai ? hoặc bồi đắp trong tâm hồn tư tưởng tình cảm gì?
3. Kết bài
- Về hình thức: Đoạn văn 6 đến 7 dòng (từ 4 đến 5 câu)
- Về nội dung: Khẳng định tên tuổi của tác giả giá trị của tác phẩm sống mãi trong lòng người
đọc nhiều thế hệ.
- Khẳng định vấn đề nghị luận trong đoạn thơ, bài thơ góp phần làm nên thành cơng đó.
- Thơng qua vấn đề nghị luận Tác giả giúp người đọc bài học ứng xử nào đó trong cuộc sống
hoặc bức thơng điệp như thế nào?
ĐỀ 1: CẢM NHẬN CỦA EM VỀ CẢNH NGỘ VÀ NỖI LỊNG CỦA THÚY KIỀU QUA ĐOẠN
TRÍCH SAU: ( *)

“Trước lầu Ngưng Bích khóa xn
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lịng”
I. Mở bài
Cách 1: Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới, là
một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. Tên tuổi của ông gắn liền với kiệt tác “Truyện Kiều”. Truyện
Kiều không chỉ là kết tinh thành tựu nghệ thuật miêu tả nhân vật, tả cảnh thiên nhiên mà còn
đạt tới đỉnh cao trong việc miêu tả nội tâm nhân vật. Nghệ thuật ấy được thể hiện rõ nét qua

đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” Qua 8 câu thơ đầu của bài thơ đã khắc họa rõ nét cảnh
vật và tâm trạng của Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích. ( Thơ...)
Cách 2: Có một nhà thơ mà người Việt Nam khơng ai khơng biết đến. Có một truyện
thơ mà hơn 200 năm qua không mấy người Việt Nam không thuộc mấy câu hay vài đoạn.
Người ấy, thơ ấy đã từng được nhà thơ Tố Hữu ngợi ca:
“ Tiếng thơ ai vọng đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu”
Không ai khác là Nguyễn Du với kiệt tác “ Truyện Kiều”. Tác phẩm không chỉ là kết
tinh thành tựu nghệ thuật miêu tả nhân vật, tả cảnh thiên nhiên mà còn đạt đến đỉnh cao trong
nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật. Đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” đã bộc lộ rõ tài
năng ấy của Nguyễn Du đặc biệt được thể hiện qua 8 câu thơ đầu của bài thơ đã khắc họa rõ
nét cảnh vật và tâm trạng của Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích. ( Thơ...)
II. Thân bài
1. Khái quát:


- Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” gồm 22 câu thơ lục bát, nằm ở phần 2 “Gia biến và lưu
lạc” trong tác phẩm “ Truyện Kiều”.
- Tóm tắt: Sau khi bán mình chuộc cha và em, Thúy Kiều bị Mã Giám Sinh làm nhục rồi đẩy
vào lầu xanh. Khi biết mình bị lừa bán vào lầu xanh, Kiều uất ức định tự vẫn. Tú Bà sợ mất cả
vốn lẫn lời nên đã dụ dỗ, hứa hẹn đợi Kiều bình phục sẽ gả Kiều vào một nơi tử tế. Rồi đưa
nàng ra giam lỏng ở lầu Ngưng Bích thực hiện âm mưu mới tàn độc hơn.
- Vị trí đoạn trích: Đoạn thơ trên thuộc phần đầu của đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”.
Trong đoạn trích này, Nguyễn Du đã miêu tả một cách rõ nét tâm trạng của Thúy Kiều trong
những tháng ngày bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích để từ đó làm nổi bật nỗi bất hạnh của những
người phụ nữ trong xã hội xưa.
2. Phân tích cảnh ngộ tội nghiệp của Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích.
- Mở đầu đoạn trích Nguyễn Du đã giới thiệu cảnh ngộ hết sức cô đơn của Thúy Kiều khi bị
Tú Bà giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.
“Trước lầu Ngưng Bích khóa xn

Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia”
- Hoàn cảnh của Thúy Kiều: Lúc này đang bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích giữa chênh vênh
trên sườn núi, giữa nơi đất khách quê người. Nói về hồn cảnh tội nghiệp ấy, Nguyễn Du đã
mượn hai chữ “ khóa xn” (ý nói khóa kín tuổi xuân). Thực ra “khóa xuân” là từ vốn dùng để
nói về cuộc sống nề nếp, kín đáo của những người con gái nhà quyền quý. Với hoàn cảnh của
Thúy Kiều, Nguyễn Du dùng từ ấy hàm ý mỉa mai khiến người đọc khơng khỏi chua xót cho
thân phận của Kiều.
- Ngưng Bích: Tên lầu nơi đọng lại giọt ngọc xanh biếc ngụ ý nói lầu Ngưng Bích có phong
cảnh tuyệt đẹp.
- Vì thế qua tâm trạng của Kiều cảnh vật hiện lên phía xa kia là hình ảnh của một vầng trăng
non mới mọc. Hình ảnh vầng trăng trong đoạn thơ này là một chi tiết nghệ thuật, gợi thời gian
nghệ thuật. Đó là lúc chiều muộn, khi nhà nhà đã lên đèn, người người đang quay quần bên
bữa cơm sum họp. Hình ảnh ấy dễ khiến người ta nhớ về gia đình, về q hương. Và có thể
Thúy Kiều cũng có chung tâm trạng ấy bởi giờ đây nàng đang phải bơ vơ nơi đất khách quê
người.
- Và cũng từ cái nơi chênh vênh giữa sườn núi ấy, Kiều cịn nhìn thấy ở phía trước là cả một
khung cảnh thiên nhiên rộng lớn.
- Không gian được mở rộng thêm khơng chỉ có trăng, có núi mà đứng trên lầu cao phóng tầm
mắt ra nhìn bốn phương tám hướng đâu đâu nàng cũng thấy cảnh buồn vắng lặng. Câu thơ
“Bốn bề bát ngát xa trông” gồm sáu chữ mà chữ nào cũng gợi ra một không gian hoang vắng,
rợn ngợp. Nhìn lên trên là vầng trăng đơn cơi, nhìn xuống mặt đất thì bên là cồn cát nhấp nhơ
lượn sóng bên là bụi hồng cuốn xa hàng vạn dặm. Lầu Ngưng Bích trở thành một chấm nhỏ
giữa thiên nhiên trơ trọi, giữa mênh mang trời nước. Khơng một bóng người, khơng một sự
chia sẻ, chỉ có thiên nhiên câm lặng làm bạn. Kiều chỉ có một mình để tâm sự, để đối diện với
chính mình.
=> Ở bốn câu thơ đầu này Nguyễn Du đã rất thành công với bút pháp tả cảnh ngụ tình. Tác
giả đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên rộng lớn, hoang vắng, khơng có bóng dáng của con
người trước lầu Ngưng Bích để từ đó làm nổi bật nỗi cơ đơn đến cùng cực của Thúy Kiều.

Miêu tả như thế không phải nhà thơ nào cũng làm được.


* Chuyển ý: Cảnh lầu Ngưng Bích hiện ra rất đẹp, thơ mộng, chơi vơi, hoang vắng, mênh
mông, bao la, rợn ngợm, nhưng tuyệt nhiên khơng có dấu chân con người. Nơi đây đang giam
hãm thân phận cô đơn của nàng. Và trong hoàn cảnh như thế, Kiều lại cảm thấy “bẽ bàng” khi
nghĩ đến thân phận của mình:
“Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”
- “Bẽ bàng” từ láy biểu thị sự xấu hổ và tủi thẹn. Nàng cảm thấy bẽ bàng là bởi tình u tan
vỡ, tình cốt nhục chia lìa cịn bản thân nàng thì danh dự, nhân phẩm đã bị người ta chà đạp.
- Lúc này nàng chỉ biết làm bạn với mây, với đèn. Cụm từ “mây sớm đèn khuya” gợi thời gian
tuần hồn, khép kín. Từ sáng đến tối, từ ngày này sang ngày khác. Một mình Kiều ở lầu
Ngưng Bích giữa mênh mơng rợn ngợp nàng chỉ biết làm bạn với mây sớm, đèn khuya, không
một người sẻ chia tâm sự. Tất cả như giam hãm con người, như khắc sâu thêm nỗi cô đơn
khiến Kiều càng bẽ bàng, chán ngán, buồn tủi .
3. Đánh giá nghệ thuật, nội dung của đoạn thơ
Như vậy, bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình, kết hợp hệ thống hình ảnh ước lệ, ngôn
ngữ giàu sắc thái biểu cảm, Nguyễn Du đã khắc họa thành công một bức tranh thiên nhiên
mênh mông, vắng lặng. Và trên nền của khung cảnh ấy là hình ảnh nàng Kiều lẻ loi, cơ độc
với bao nỗi niềm tâm sự đau thương. Từ những vần thơ ấy, người đọc nhận ra nỗi niềm thương
cảm xót xa của tác giả dành cho nhân vật nói riêng và nói chung là dành cho tất cả những
người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Tình cảm ấy thật đáng trân trọng.
III. Kết bài
Đã hơn hai thế kỉ trôi qua nhưng đến nay kiệt tác “truyện Kiều” của Nguyễn Du vẫn cịn
ngun giá trị. Đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” đã góp phần làm nên thành cơng ấy. Qua
đoạn trích ta thấy được cảnh ngộ cơ đơn đáng thương của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu
Ngưng Bích. Đoạn trích đã chứng tỏ tài năng và trái tim biết chia sẻ yêu thương am hiểu tâm lí
nhân vật của đại thi hào Nguyễn Du. Với trái tim nhân đạo ấy Nguyễn Du cùng với “ Truyện
Kiều” sẽ trường tồn mãi với thời gian.




×