Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Tài liệu TIỂU LUẬN: Nâng cao năng lực cạnh tranh của thuỷ sản Việt Nam trên thị trường Mỹ docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.65 MB, 37 trang )





TIỂU LUẬN:

Nâng cao năng lực cạnh tranh
của thuỷ sản Việt Nam trên
thị trường Mỹ



LỜI MỞ ĐẦU
Thủy sản là một ngành mũi nhọn của kinh tế nông nghiệp Việt Nam. Thủy
sản đóng vai trò lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ, Nhật Bản,
EU, Trong tương lai thủy sản Việt Nam đang hướng tới giữ vững các thị trường
truyền thống này và mở rộng các thị trường mới như: Nam Phi, Trung Quốc,
Từ khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO ngày 7/11/2006, thủy sản
Việt Nam có cơ hội tiếp cận với rất nhiều thị trường và được đối xử công bằng hơn
theo Luật Quốc tế. Nhưng Thủy sản cũng gặp phải khó khăn rất lớn đó là sự cạnh
tranh gay gắt với các thị trường nước ngoài. Do đó phải nâng cao năng lực cạnh
tranh với các thị trường quốc tế.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, dựa trên những tìm hiểu, thu
thập tài liệu cá nhân em đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của
thuỷ sản Việt Nam trên thị trường Mỹ” làm đề án môn học Kinh Tế Thương Mại.
Mục tiêu của đề tài nhằm phân tích rõ ràng năng lực cạnh tranh của thủy sản Việt
Nam trên thị trường Mỹ, qua đó nêu lên một số giải pháp để nhằm đa dạng hóa cơ
cấu sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng uy tín, thương hiệu, cạnh
tranh vững mạnh trên thị trường Mỹ.












CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA SẢN PHẨM
1.1.Khái niệm năng lực canh tranh .
Cạnh tranh là một tất yếu khách quan mà bất kỳ doanh nghiệp nào tham gia
vào thị trường cũng phải chấp nhận nó thì mới có thể tồn tại và phát triển được.
Nhưng để có thể cạnh tranh được thì các doanh nghiệp phải tự tạo ra khả năng hay
năng lực cạnh tranh cho chính mình .
Theo quan điểm quản trị chiến lược của Micheal Porter , năng lực cạnh tranh
của công ty có thể hiểu là khả năng chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ các sản phẩm cùng
loại của công ty đó.
Theo quan điểm tân cổ điển: Năng lực cạnh tranh của một sản phẩm được xem
xét thông qua lợi thế về chi phí sản xuất và năng suất với cùng một loại sản phẩm có
chất lượng mẫu mã tương đương nhau , sản phẩm nào có lợi thế hơn về chi phí sản
xuất và năng suất chắc chắn nó sẽ chiếm ưu thế.
Theo quan điểm tổng hợp của Vanren E.Martin và R.Wetsgren năng lực cạnh
tranh của một ngành , một công ty là khả năng tạo ra và duy trì lợi nhuận, thị phần
trên thị trường trong và ngoài nước. Các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau thì mục
đích cuối cùng cũng là để giành lợi nhuận cao hơn đối thủ có thu được lợi nhuận cao
doanh nghiệp mới có điều kiện mở rộng thị trường bằng cách tăng cường đầu tư cho
hoạt động quảng cáo , xúc tiến thương mại , phát triển sản phẩm sang các thị trường

mới , như vậy mới gia tăng được thị phần của doanh nghiêp. Những doanh nghiệp có
lợi nhuận cao và thị phần lớn trên thị trường rõ ràng sẽ được đánh giá là có khả năng
cạnh tranh cao trên thị trường .
Trên đây là những quan điểm khác nhau về năng lực cạnh tranh hay khả năng
cạnh trạnh của doanh nghiệp.Tuy rằng khái niệm chung nhất còn nhiều tranh cãi song
sự phong phú về các quan điểm sẽ giúp chúng ta tiếp cận phạm trù được dễ dàng
hơn.

Từ các quan điểm trên ta có thể rút ra một khái niệm chung nhất như sau:
Năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp là khả năng , năng lực mà doanh
nghiệp có thể tự duy trì vị trí của nó một cách lâu dài trên thị trường cạnh tranh ,
đảm bảo thực hiện một mức lợi nhuận ít nhất là bằng tỷ lệ đòi hỏi cho việc tài trợ
cho các mục tiêu của doanh nghiệp , đồng thời thực hiện các mục tiêu mà doanh
nghiệp đề ra.
Tăng khả năng cạnh tranh là một điều tất yếu của mỗi doanh nghiệp hoạt động
trong cơ chế thỉ trường.
1.2.Tính tất yếu phải nâng cao năng lực cạnh tranh.
1.2.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh quyết định đến sự tồn tại và phát triển
của các doanh nghiệp.
Hoạt động trong cơ chế thị trường mọi doanh nghiệp đều phải chịu sự chi
phối của qui luật cạnh tranh nhưng luôn có sự điều tiết, quản lý của nhà nước. Cạnh
tranh với vai trò làm động lực thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển song nó cũng đồng
thời đào thải không thương tiếc những doanh nghiệp yếu thế, không có đủ khả năng
cạnh tranh.
Ngày nay giữa số lượng rất lớn các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dich vụ
đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của người tiêu dùng, khách hàng sẽ có vô số sự lựa
chọn khác nhau về hình thức, mẫu mã và kiểu dáng hay chất lượng sản phẩm. Họ còn
được tiếp cận với nhiều thương hiệu sản phẩm nổi tiếng trong và ngoài nước. Vậy
khách hàng, họ sẽ chọn mua của doanh nghiệp nào? Đó là điều mà các doanh nghiệp
phải suy nghĩ để tìm ra hướng đi cho doanh nghiệp, thu hút khách hàng nhiều hơn so

với đối thủ. Doanh nghiệp phải tìm ra các giải pháp để giảm chi phí sản xuất, giá
thành sản phẩm, giá bán sản phẩm đồng thời quản trị tốt khâu tiêu thụ để không chỉ
tạo ra được doanh thu và lợi nhuận cho từng thương vụ cụ thể mà điều quan trọng
hơn là phải tạo ra được ngày càng nhiều khách hàng cho doanh nghiệp bởi không
có khách hàng là không có doanh nghiệp.
Khi doanh nghiệp đã chiếm được chỗ đứng trên thị trường và đi vào thế ổn

định, doanh nghiệp vẫn phải tiếp tục năng cao khả năng cạnh tranh cuả mình hơn
nữa, có như vậy mới tránh được sự bắt trước, làm nhái sản phẩm của đối thủ cạnh
tranh, đồng thời tạo cho sản phẩm của doanh nghiệp mình sự đổi mới liên tục. Ngay
khi tạo ra được sức cạnh tranh trên lĩnh vực này phải nghĩ ngay tới việc nâng cao sức
cạnh tranh ở lĩnh vực khác, bởi nếu doanh nghiệp tự bằng lòng và thỏa mãn với chính
mình thì chẳng khác nào dâng phần bánh thị phần của mình cho kẻ khác. Nâng cao
khả năng cạnh tranh chính là doanh nghiệp tiếp tục nâng cao thị phần doanh thu và
vị thế của mình trên thị trường. Mặt khác, doanh nghiệp phải tìm mọi cách giảm thiểu
chi phí nhằm gia tăng lợi nhuận và uy tín của mình.Trong thế giới kinh doanh hiện
đại , năng lực cạnh tranh là thiết yếu để đáp ứng những yêu cầu của khách hàng ,
giúp đỡ cho các doanh nghiệp có thể đạt được bất kỳ mục tiêu nào. Các doanh nghiệp
thành công phải thể hiện năng lực cạnh tranh cần thiết nhằm vượt qua các đối thủ của
mình bằng không khi doanh nghiệp dừng lại mà không tự mình nâng cao khả năng
cạnh tranh thì doanh nghiệp khác sẽ tận dụng cơ hội vượt lên và giành chiến thắng.
1.2.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh là xu thế tất yếu trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Ngày nay, thuật ngữ hội nhập kinh tế quốc tế đã không còn xa lạ gi nữa thậm
chí trở lên khá quên thuộc do tính chất lan rộng trên thực tế của nó. Các quốc gia trên
thế giới hiện nay đã, đang và chuẩn bị lực lượng của mình thật hùng hậu trong quá
trình hội nhập kinh tế. Bởi vì hội nhập hiện nay mang tính toàn cầu hóa , đã xóa bỏ
biên giới thị trường giữa các quốc gia, thúc đẩy sự tự do di chuyển các nguồn lực như
con người, vốn công nghệ, kỹ thuật, nhà máy, Sự di chuyển tự do đó khiến hàng hóa
từ các nước phát triển dần chiếm chỗ thị trường các nước đang phát triển và kém phát

triển. Do đó nó mang theo ưu thế về kỹ thuật, công nghệ, tài chính cũng kinh nghiệm
quản lý kinh doanh đã thực sự đặt doanh nghiệp của nhà nước đang phát triển và
kém phát triển vào trước một sức cạnh tranh lớn. Và nếu doanh nghiệp của các nươc
sở tại không phát huy được năng lực cạnh tranh cho mình thì sẽ thua ngay trên sân
nhà, chấp nhận làm thuê cho doanh nghiệp các nước phát triển .
Cụ thể, khi Việt Nam gia nhập các tổ chức như APEC, ASEAN, ASEM,

AFTA, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO,thì đã có
sự đan xen, gắn bó, và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế quốc gia và nền kinh
tế thế giới. Khi gia nhập các tổ chức như đã nói ở trên ta từng bước xoa bỏ từng phần
rào cản về thương mại và đầu tư giữa các quốc gia theo hướng tự do hoá kinh tế.
Điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có những đổi mới để nâng
cao sức cạnh tranh trên thương trường, khơi thông các dòng chảy nguồ lực trong và
ngoài nước, tạo điều kiện mở rộng thị trường, chuyển giao công nghệ và các kinh
nghiệm quản lý.Và khi kí các hiệp định thương mại song phương như hiệp định
thương mại Việt - Mỹ,thì hàng hóa của các nước khi vào Việt Nam sẽ phải chịu một
mức thuế nhập khẩu rất thấp thậm chí đôi khi không phải chịu thuế, nên hàng hóa của
họ đã phong phú đa dạng lại lại còn rẻ. Điều này đã khiến các doanh nghiệp phải
không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh nhằm tạo ra các ưu thế về các mặt hàng,
về mặt giá cả, giá trị sử dụng, chất lượng, uy tín của sản phẩm, của doanh nghiệp để
đạt được những ưu thế tươn đối trong cạnh tranh, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ. Mặt
khác, doanh nghiệp cần tăng cường đầu tư cho hoạt động marketing nhằm nghiên
cứu nhu cầu, tìm ra kẽ hở thị trường và bằng mọi cách xâm nhập , chiếm lĩnh thị
trường mới, tránh tình trạng không đủ năng lực cạnh tranh đã trở nên điêu đứng ,
thua lỗ liên tụcdần dần bị phá sản, giải thể.
Tóm lại nâng cao năng lực cạnh tranh là xu thế tất yếu của các doanh nghiệp
trong quá trình hội nhập kinh tế giữa các quốc gia trên toàn thế giới.
1.3.Những chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
1.3.1. Cạnh tranh bằng sản phẩm.
Chữ tín của sản phẩm quyết định chữ tín của doanh nghiệp và tạo lợi thếcó tính quyết

định trong cạnh tranh, cạnh tranh về sản phẩm thường thể hiện chủ yếu qua những
mặt sau.
- Cạnh tranh về trình độ của sản phẩm: Chất lượng của sản phẩm, tính hữu
dụng của sản phẩm, bao bì. Tuỳ theo những sản phẩm khác nhau để chúng ta lựa
chọn nhứng nhóm chỉ tiêu khác nhau có tính chất quyết định trình độ của sản

phẩm.Doanh nghiệp sẽ chiến thắng trong cạnh tranh nếu như lựa chọn trình độ sản
phẩm phù hợp với yêu cầu của thị trường.
- Cạnh tranh về chất lượng : Tuỳ theo từng sản phẩm khác nhau với các đặc
điểm khác nhau để ta lựa chọn chỉ tiêu phản ánh chất lượng sản phẩm khác nhau.
Nếu tạo ra nhiều lợi thế cho chỉ tiêu này thì sản phẩm càng có nhiều cơ hội giành
thắng lợi trong cạnh tranh trên thị trường.
- Cạnh tranh về bao bì: Đặc biệt là những ngành có liên quan đến lương thực,
thực phẩm, những mặt hàng có giá trị sử dụng cao. Cùng với việc thiết kế bao bì cho
phù hợp, doanh nghiệp còn phải lựa chọn cơ cấu sản phẩm cho phù hợp. Lựa chọn
cơ cấu hàng hoá và cơ cấu chủng loại hợp lý. Điều đó có nghĩa là trong việc đa dạng
hoá và cơ cấu chủng loại và sản phẩm nhất thiết phải dựa vào một số sản phẩm chủ
yếu. Cơ cấu thường thay đổi theo sự thay đổi của thị trường. Đặc biệt là những cơ
cấu có xu hướng phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng .
- Cạnh tranh và nhãn mác, uy tín sản phẩm. Doanh nghiệp sử dụng công cụ
này để đánh trực tiếp vào trực giác của người tiêu dùng.
- Cạnh tranh do khai thác hợp lý chu kỳ sống của sản phẩm. Sử dụng biện
pháp này doanh nghiệp cần phải có những quyết định sang suốt để đưa ra một sản
phẩm mới hoặc dừng việc cung cấp một sản phẩm đã lỗi thời.
1.3.2. Cạnh tranh về giá.
Giá là một trong các công cụ quan trọng trong cạnh tranh thường được sử dụng
trong giai đoạn đầu của doanh nghiêp khi doanh nghiệp khi doanh nghiệp bước
vào một thị trường mới… Ví dụ, để thăm dò thị trường các doanh nghiệp đưa vào
thị trường mức giá thấp và sử dụng mức giá đó để phá kênh phân phối của đối
thủ cạnh tranh. Cạnh tranh bằng giá cả thường được thể hiện qua các biện pháp

sau:
- Kinh doanh với chi phí thấp.
- Bán với mức giá hạ và mức giá thấp.

Mức giá có vai trò cực kỳ quan trọng trong cạnh tranh. Nếu như chênh lệch về giá
giữa doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh lớn hơn chêch lệch về giá trị sử dụng sản
phẩm của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh thì doanh nghiệp đã đem lại lợi ích
cho người tiêu dùng lớn hơn so với đối thủ cạnh tranh Vì lẽ đó sản phẩm của doanh
nghiệp sẽ ngày càng chiếm được lòng tin của người tiêu dùng và cũng có nghĩa là sản
phẩm của doanh nghiệp có vị trí cạnh tranh ngày càng cao.
Để đạt được mức giá thấp doanh nghiệp cần phải xem xét khả năng hạ giá sản phẩm
của đơn vị mình. Có càng nhiều khả năng hạ giá phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Chi phí về kinh tế thấp.
- Khả năng bán hàng tốt, do đó có khối lượng bán lớn.
- Khả năng về tài chính tốt.
Như trên đã trình bầy, hạ giá là phương pháp cuối cùng mà doanh nghiệp sẽ
thực hiện trong cạnh tranh bởi hạ giá ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh
nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp cần phải lựa chọn thời điểm thích hợp để tiến hành sử
dụng giá cả làm vũ khí cạnh tranh. Như thế doanh nghiệp cần phải kết hợp nhuần
nhuyễn giữa giá cả và các bộ phận về chiết khấu với những phương pháp thanh toán ,
với xu thế, trào lưu của người tiêu dùng. Đồng thời, do đặc điểm ở từng vùng thị
trường khác nhau là khác nhau nên doanh nghiệp cũng cần phải có những chính sách
giá hợp lý ở từng vùng thị trường. Một chính sách giá cả là phải biết kết hợp giữa giá
cả của sản phẩm với chu kỳ sống của sản phẩm đó. Việc kết hợp này sẽ cho phép
doanh nghiệp khai thác được tối đa khả năng tiêu thụ của sản phẩm, cũng như không
bị mắc vào những lỗi lầm trong việc khai thác chu kỳ sống , đặc biệt là với những
sanr phẩm đang đứng trước sự suy thoái.
1.3.3. Cạnh tranh về phân phối và bán hàng.
Cạnh tranh về phân phối và bán hàng được thể hiện qua các nội dung chủ yếu
sau đây:

- Khả năng đa dạng hoá các kênh và chọn được kênh chủ lực. Ngày nay, các

doanh nghiệp thường có một cơ cấu sản phẩm rất đa dạng. Thích ứng với mỗi sản
phẩm đó có các biện pháp cũng như các kênh phân phối khác nhau. Việc phân định
đâu là kênh kênh phân phối chủ lực có ý nghĩa quyết định trong việc tối thiểu hoá
chi phí dành cho tiêu thụ sản phẩm.
- Tìm được những người điều khiển đủ mạnh. Đối với các doanh nghiệp sử
dụng các đại lý độc quyền thì cần phải xem xét đến sức mạnh của các doanh nghiệp
thương mại làm đại lý cho doanh nghiệp. Điều này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, có
vốn lớn và đủ sức chi phối được lực lượng bán hàng trong kênh trên thị trường. Đối
với các doanh nghiệp sử dụng nhiều kênh phân phối và trực tiếp quản lý các kênh
phân phối phải tìm ra được kênh phân phối chủ đạo, chiếm tỷ lệ chính trong tỷ lệ tiêu
thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
- Có hệ thống bán hàng phong phú. Đặc biệt là hệ thống các kho, các trung tâm
bán hàng. Các trung tâm này phải có được cơ sở vất chất hiện đại.
- Có nhiều biện pháp để kết dính các kênh lại với nhau . Đặc biệt những biện
pháp quản lý ngưòi bán và điều khiển người bán đó.
- Có những khả năng hợp tác giữa người bán trên thị trường, đặc biệt là trong
các thị trường lớn.
- Có các dịch vụ bán hàng và sau bán hàng hợp lý.
- Kết hợp hợp lý giữa phương thức bán và phương thức thanh toán
Các dịch vụ bán và dịch vụ sau khi bán.
Chủ yếu là các nội dung sau:
- Tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất trong thanh toán.
- Có chính sách tìa chính và tiền tệ hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc
mua bán với khách hàng.
- Có hệ thống thanh toán nhanh, hợp lý vừa tạo điều kiện thanh toán nhanh
vừa đảm bảo công tác quản lý của doanh nghiệp.

- Có phương tiện bán văn minh, các phương tiện tạo ưu thế cho khách hàng, tạo

điều kiện để có công nghệ bán hàng đơn giản, hợp lý. Nắm được phản hồi của khách
hàng nhanh nhất và hợp lý nhất.
- Bảo đảm lợi ích của người bán và người mua. người tiêu dùng tốt nhất và
công bằng nhất. Thường xuyên cung cấp những dịch vụ sau khi bán hàng người sử
dụng, đặc biệt là những sản phẩm có bảo hành hoặc hết thời hạn bảo hành. Hình
thành mạng lưới dịch vụ rộng khắp ở những địa bàn dan cư.

1.3.4. Cạnh tranh về thời cơ thị trường:
Doanh nghiệp nào dự báo được thời cơ thị trường và nắm được thời cơ thị trường
sẽ chiến thắng trong cạnh tranh. Thời cơ thị trường thường xuất hiện so các yếu tố
sau:
- Do sự thay đổi của môi trường công nghệ.
- Do sự thay đổi của yếu tố dân cư, điều kiện tự nhiên.
- Do các quan hệ tạo lập được của từng doanh nghiệp.
Cạnh tranh về thời cơ thị trường thể hiện ở chỗ doanh nghiệp dự báo được những
thay đổi của thị trường. Từ đó có các chính sách khai thác thị trường hợp lý và sớm
hơn các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, cạnh tranh về thời cơ thị trường cũng còn thể
hiện ở chỗ doanh nghiệp tìm ra được những lợi thế kinh doanh sớm và đi vào khai
thác thị trường và một loạt sản phẩm của doanh nghiệp cũng sẽ sớm bị lão hoá. Yêu
cầu này đòi hỏi các doanh nghiệp phải thích ứng với những thay đổi đó.
1.3.5. Cạnh tranh về không gian và thời gian.
Loại cạnh tranh này xuất hiện những vấn đề về chính sách sản phẩm và chính
sách giá cả của sản phẩm. Gía cả của các doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường
chênh lệnh là không lớn, chất lượng sản phẩm là tương đối ổn định. Trong trường
hợp như vậy thời cơ và thời gian có vai trò quan trọng và nó quyết định về việc buôn
bán . Những doanh nghiệp nào có quá trình buôn bán thuận tiện nhất, nhanh nhất sẽ

chiến thắng trong cạnh tranh. Để thực hiện được việc bán hàng nhanh nhất và thuận
tiện nhất phải sử dụng một loạt các biện pháp sau:
- Ký kết hợp đồng nhanh và thuận tiện.

- Diều kiện bán hàng nhanh và thuận tiện.
- Thủ tục thanh toán nhanh.
- Các hoạt động sau khi bán phong phú.
Song vấn đề chính là tạo lâp được uy tín giữa người mua và người bán. Làm tổt
được công tác này sẽ tạo điều kiện cơ bản cho công tác tiêu thụ đư
ợc hoàn thiện.
1.4.Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
1.4.1.Nhân tố bên trong.
1.4.1.1. Nguồn nhân lực .
Nhân lực là yếu tố quan trọng nhất của sản xuất kinh doanh, được chia làm
các cấp khác nhau. Quản trị viên cấp cao có ảnh hưởng rất lớn đến các quyết định
quản lý của doanh nghiệp.Đội ngũ quản lý cấp doanh nghiệplà những người quản lý
chủ chốt nếu như có kinh nghiệm công tác, phong cách quản lý, khả năng ra quyết
định, khả năng xây dựng e kíp quản lý và sự hiểu biết về kinh doanh thì doanh nghiệp
đó sẽ có nhiều thuận lợi . Đội ngũ công nhân cũng ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của
doanh nghiệp thông qua các yếu tố về năng suất lao động, trình độ tay nghề ,ý thức
trách nhiệm, kỹ thuật lao động và sáng tạo của họ.
1.4.1.2. Khả năng tổ chức quản lý.
Khả năng tổ chức quản lý được thể hiện thông qua cơ cấu tổ chức , bộ máy quản
trị, hệ thống thông tin quản lý , bầu không khí đặc biệt nề nếp hoạt động của doanh
nghiệp.
Nề nếp tổ chức định hướng cho phần lớn công việc trong doanh nghiệp. Nó ảnh
hưởng tới phương thức thông qua quyết định của nhà quản trị, quản điểm của họ đối
với các chiến lược điều kiện môi trường của doanh nghiệp. Nề nếp của tổ chức là

tổng hợp các kinh nghiệm, cá tính và bầu không khí làm việc của doanh nghiệp mà
khi liên kết với nhau tạo thành : “ Phương thức mà chung ta hoàn thành công việc ở
đó”. Do vậy, doanh nghiệp cần phải xây dựng được một nề nếp tốt, khuyến khích
nhân viên tiếp thu được các chuẩn mực đạo đức và thái độ tích cực.
1.4.1.3.Nguồn lực về tài chính .

Khả năng tài chính khẳng định chính đáng sức mạnh cạnh tranh của doanh
nghiệp trên thị trường. Khả năng tài chính được hiểu là quy mô tài chính của doanh
nghiệp và tình hình hoạt động, các chỉ tiêu tài chính hàng năm như hệ số thu hồi vốn,
khả năng thanh toán. Nếu như một doanh nghiệp có tình trạng tài chính tốt , khả năng
huy động vốn là lớn sẽ cho phép doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới
công nghệ và máy móc thiết bị đồng thời khả năng hợp tác đầu tư vốn liên doanh
liên kết. Tình hính sử dụng vốn cũng sẽ quyết định ci phí về vốn của doanh nghiệp so
với đối thủ cạnh tranh.
1.4.1.4Hoạt động Marketing.
Nên kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt đòi hỏi mỗi doanhg nghiệp
không thể không có hoạt động Marketinh. Bộ phận quản lý Marketinh phân tích các
nhu cầu thị hiếu, sở thích của thị trường và hoạch định với các chiến lược hữu hiệu
về sản phẩm, giá cả, giao tiếp và phân phối phù hợp với thị trường mà doanh nghiệp
tạo ra những sản phẩm phù hợp với những thị hiếu của người tiêu dùng với mức giá
linh hoạt trước những biến động của thị trường, tạo ra mạng lưới phân phối với số
lượng, phạm vi và mức độ kiểm soát phù hợp đưa sản phẩm được đến tay người tiêu
dùng nhanh nhất Marketinh kích thích tiêu thụ sản phẩm bằng nhiều hình thức khác
nhau như quảng cáo, khuyến mại, dịch vụ sau khi bán hàng và hướng dẫn sử dụng
cho khách hàng. Như vậy công tác Marketinh luôn ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của
doanh nghiệp trên thị trường.
1.4.1.5.Công nghệ và nguồn lực vật chất.
Tình trạng trình độ máy móc, thiết bị và công nghệ có ảnh hưởng một cách
mạnh mẽ tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nó là yếu tố vật chất quan trọng

bậc nhất thể hiện năng lực sản xuất của một doanh nghiệp và tác động trực tiếp đến
chất lượng sản phẩm, tạo điều kiện hạ giá thành sản phẩm cho doanh nghiệp. Một
doanh nghiệp có hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại, công nghệ sản xuất tiên
tiến thì sản phẩm của doanh nghiệp đó nhất định sẽ có chất lượng cao, mẫu mã đặc
sắc,năng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm và ngược lại.
1.4.1.6.Giá cả.

Đây là yếu tố quyết định sức mua sản phẩm của người tiêu dùng. Đáp ứng nhu
cầu thị hiếu người tiêu dùng không chưa đủ mà họ còn phải phù hợp với túi tiền của
họ. Mỗi doanh nghiệp chỉ có một giới hạn nhất định trong mua sắm. Điều quan trọng
đối với doanh nghiệp là làm sao phải đáp ứng đúng thị hiếu và túi tiền của họ. Nó
phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Bản thân sản phẩm: đuợc gọi là giá thành sản phẩm hay chi phí cấu thành
nên sản phẩm vât chất thuần túy.
-Dịch vụ sản phẩm mang lại : Dịch vụ yếu tố quyết định hướng tới giá trị sản
phẩm nên cũng ảnh hưởng tới giá trị theo chiều tỷ lệ thuận như nhãn hiệu uy tín sản
phẩm , thương hiệu sản phẩm.
Giá cả là một yếu tố có sức lôi cuốn khách hàng, tuy nhiên người tiêu dùng
vẫn sẵn sàng mua những sản phẩm giá cao hơn nhưng chất lượng cao hơn và mẫu
mã đẹp hợn.
1.4.2. Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô.
1.4.2.1. Nhân tố kinh tế.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến mức thu nhập của dân cư
vì vậy mà quyết định đến khả năng thanh toán của họ. Khi tốc độ tăng trưởng kinh tế
cao đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm, dich vụ
để thỏa mãn nhu cầu cao lên của dân cư.
- Tỷ giá hối đoái : Là tỷ giá giữa đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ. Khi tỷ giá
này thay đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đặc

biệt trong nền kinh tế mở như hiện nay.
- Lãi suất cho vay của ngân hàng : Với các doanh nghiệp hạn chế về vốn và
phải vay các ngân hàng thì lãi suất cho vay sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp. Khi tỷ lệ lãi suất cao sẽ làm cho chi phí trả lãi tiền vay của doanh
nghiệp tăng lên và làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó vậy sẽ làm giảm khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ nhất là các đối thủ có tiềm lực
về vốn lớn.
1.4.2.2.Nhân tố chính trị - pháp luật .

Tác động đến môi trường kinh doanh theo các hướng khác nhau chúng có thể
tạo ra lợi thế, trợ ngại thấm chí rủi ro cho các doanh nghiệp. Một thể chế chính trị ,
pháp luật rõ ràng rộng mở và ổn định sẽ là cơ sở đảm bảo sự thuận lợi bình đẳng cho
các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh có hiệu quả.
1.4.2.3. Nhân tố khoa học công nghệ.
Có vai trò quyết định đến hai yếu tố cơ bản nhất nên khả năng cạnh tranh của
sản phẩm trên thị trường trên thị trường đó là chất lượng và giá bán. Ap dụng khoa
học kỹ thuật hiện đại sẽ nâng cao năng suất lao động , giảm chi phí cá biệt của doanh
nghiệp qua đó tạo nên khả năng cạnh tranh của sản phẩm nói riêng và của doanh
nghiệp nói chung. Hiện nay, các sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá cao là
những sản phẩm chứa hàm lượng khoa học công nghệ cao. Đó là những sản phẩm
độc đáo về chất lượng, mẫu mã và mang lại tính tiện dụng cho người tiêu dùng cho
người tiêu dùng với một mức giá phù hợp.
1.4.2.4. Nhân tố văn hóa xã hội.
Mỗi vùng địa phương khác nhau trong nước hay các quốc gía khác nhau thì
đều có những phong tục tập quán, thói quen tiêu dùng khác nhau. Do đó tạo ra cơ cấu
nhu cầu tiêu dùng trên thị trường khác nhau, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chính
sách sản phẩm và chính sách tiêu thụ phù hợp. Tuy nhiên việc phân đoạn thị trường
và áp dụng các chính sách cạnh tranh khác nhau này đòi hỏi doanh nghiệp phải bỏ ra
một lượng chi phí lớn vì vậy nó làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

1.4.2.5. Nhân tố tự nhiên.
Nhân tố tự nhiên bao gồm tài nguyên thiên nhiên đất nước vị trí địa lý là việc phân
bố địa lý của các tổ chức kinh doanh các nhân tố này tạo ra những điều kiện thuận lợi và
khó khăn ban đầu cho quá trình kinh doanh của một doanh nghiệp. Nếu tài nguyên thiên
nhiên phong phú, vị trí địa lý thuận lợi sẽ giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm được chi
phí mua nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển. Do đó tăng khả năng cạnh tranh cho doanh
nghiệp.
1.4.3.Các nhân tố thuộc môi trường ngành .
Môi trường ngành là môi trường phức tạp nhất và cũng ảnh hưởng nhiều nhất

đến cạnh tranh. Sự thay đổi có thể diễn ra thường xuyên và khó dự báo chính xác
được.

Sơ đồ 1: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.4.3.1.Sức ép của đối thủ cạnh tranh trong ngành
Các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh luôn chịu ảnh hưởng sức ép của các
doanh nghiệp trong ngành. Mỗi khi đưa ra một chiến lược cạnh tranh mới, doanh
nghiệp sẽ tìm ra cách thức để thu hút khách hàng hay hơn, tốt hơn và độc đáo hơn. Vì

Đ
ối thủ tiếm
ẩn
Sự cạnh tranh
giữa các
doanh nghiệp
trong nganh


Hàng hóa thay
thế

Người mua


Người cung
ứng

vậy trong nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp cần lường trước
được đối thủ sẽ phản ứng ra sao môi khi doanh nghiệp thực hiện một chính sách cạnh
tranh để ứng phó kịp thời , tránh để doanh nghiệp rơi vào tình trạng bị động.

1.4.3.2.Sức ép của khách hàng.
Khách hàng cũng tác động đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhưng
khách hàng mua sản phẩm của một ngành nào đó có thể làm giảm lợi nhuận của
ngành đó bằng các yêu cầu chất lượng sản phẩm cao hơn hoặc dịch vụ sau khi bán
hàng nhiều hơn hoặc có thể dùng doanh nghiệp này chống lại doanh nghiệp kia. Trên
thực tế khách hàng thường có quyền lực trong các trường hợp sau:
- Khách hàng được tập trung hóa hoặc mua một khối lượng lớn so với toàn bộ
doanh thu của ngành thì khi đó có quyền nhất định về giá cả.
-Những sản phẩm mà khách hàng mua của doanh nghiệp là những sản phẩm
tiêu chuẩn và không có sự khác biệt nhiều so với sản phẩm cùng loại của các doanh
nghiệp khác.
- Khách hàng có đầy đủ thông tin về nhu cầu, giá cả thị trường giá thành của
nhà cung cấp.
1.4.3.3. Sức ép của nhà cung cấp .
Với vai trò là người cung cấp các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất kinh
doanh của một doanh nghiệp, các nhà cung cấp có quyền nhất định trong cuộc định
giá nguyên vật liệu đầu vào cho doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp phụ thuộc quá
nhiều vào nhà cung cấp sẽ rất dễ bị họ ép mua với giá cao khi giá cả nguyên vật liệu
trên thị trường có biến động. Vì vậy doanh nghiệp cần quan hệ tốt với nhà cung ứng,
cần chủ động trong quan hệ và luôn sẵn sàng có thể tìm ra người cung cấp thay thế,
đồng thời cần dự trữ nguyên vật liệu phù hợp.
Tuy nhiên trong trường hợp trên thị trường có nhiều nhà cung ứng họ sẽ phải
cạnh tranh với nhau và vì vậy, doanh nghiệp sẽ giảm được chi phí đầu vào nguyên
vầt liệu , do đó nâng cao được khả năng cạnh tranh do hạ được giá thành sản phẩm.

Hay trong trườn hợp nhà cung ứng ở trong cùng một tổ chức với sản xuất thì tính liên
kết nội bộ được phát huy sẽ tạo cho các nhà sản xuất có điều kiện thực hiện cạnh
tranh bằng giá
1.4.3.4.Các đối thủ cạnh tranh sẽ ra nhập.
Các doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường tiếp tục làm tăng tính chất và

quy mô cạnh tranh trên thị trường ngành do tăng năng lực sản xuất và khối lượng
sản xuất trong ngành.
Trong quá trình vận động của lực lượng thị trường trong từng giai đoạn
thường có những đối thủ cạnh tranh mới gia nhập thị trường và những đối thủ yếu
hơn rút ra khỏi thị trường.Để chống lại các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Các doanh
nghiệp thường thực hiện các chiến lược như phân biệt sản phẩm, không ngừng cải
tiến hoàn thiện sản phẩm mới của mìnhcó những đặc điểm khác biệt hay nổi trội hơn
trên thị trường hoặc phấn đấu giảm chi phí sản xuất tiêu thụ.
Sức ép cạnh tranh của doanh nghiệp mới gia nhập thị trường ngành phụ thuộc
chặt chẽ vào đựợc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành và mức độ hấp dẫn của thị trường
đó.
1.4.3.5. Sự xuất hiện của sản phẩm thay thế.
Những sản phẩm thay thế cũng là một trong các lực lượng tạo nên sức ép cạnh
tranh lớn đối với các doanh nghiệp trong ngành. Sự ra đời của các sản phẩm là một
tất yếu nhằm đáp ứng biến động của nhu cầu thị trường và làm giảm khả năng cạnh
tranh của các sản phẩm bị thay thế, đặc biệt là đối với những sản phẩm và dịch vụ mà
các nhu cầu của thị trường xã hội bị chậm cách khắc phục của các doanh nghiệp này
là hướng tới những sản phẩm mới hay hướng khách hàng tới độ thỏa dụng mới.
1.4.4.Sức sinh lời của vốn đầu tư .
Yếu tố này thể hiện trình độ tổ chức sản xuất và quản lý của doanh nghiệp
nhằm phát huy tối đa hiệu quả sử dụng các yếu tố vật chất cũng như phi vật chất
cũng như phi vật chất của doanh nghiệp. Để đánh giá hiệu quả của vốn đầu tư có thể

sử dụng một số chỉ tiêu tổng hợp như: Tổng số lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, hệ số
sinh lời, số vòng quay của vốn…Nếu doanh nghiệp quản lý vốn và sử dụng vốn hiệu
quả thì sẽ đem lại lợi nhuận cao, từ đó có khả năng, nâng cao khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp nhờ vào quy mô sản xuất ngày càng được mở rộng tạo lợi thế vượt
trội so với đối thủ cạnh tranh.
1.4.5.Năng suất lao động.
Đây là yếu tố phản ánh trình độ trang bị kỹ thuật công nghệ cho sản xuất, trình

độ tổ chức sản xuất, trình độ tổ chức quản lý. Nếu máy móc thiết bị được trang bị
hiện đại, trình độ tay nghề của công nhân cao phù hợp với trình độ máy móc thiết bị
và có trình độ tổ chức, quản lý tốt thì công việc quản lý kinh doanh sẽ suôn sẻ, tạo ra
được nhiều lợi thế so với đối thủ cạnh tranh, khẳng định năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp trên thị trường. Để đạt được điều đó cần phải kết hợp nhuần nhuyễn cả
ba yếu tố trên. Thiếu một trong ba yếu tố: máy mócthiết bị, lao động và tổ chức quản
lý thì khó đạt được một sức cạnh tranh có thế chiến thắng trên thương trường.


1.4.6. Lợi thế về chi phí và khả năng hạ giá thành sản phẩm.
Giá thành là yếu tố đặc biệt quan trọng quyết định đến lợi nhuận của doanh
nghiệp trong trường hợp cạnh tranh. Nếu chênh lệch giữa giá bán và giá thành cá biệt
của doanh nghiệp càng cao so với đối thủ thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
càng lớn. Đây cũng là vũ khí lợi hại trên thương trường cạnh tranh về giá.
1.4.7 Chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
Chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng tác động trực tiếp đến
người tiêu dùng nên nó quyết định đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên
thương trường. Nó đảm bảo cho doanh nghiệp mở rộng được thị phần thị trường, tiêu
thụ sản phẩm nhiều hơn đảm bảo thu hồi vốn nhanh để sản xuất.
1.4.8 Kinh nghiệm kinh doanh trên thương trường.

Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh hiện nay các doanh nghiệp phải có
kinh nghiệm, chiến thuật thủ pháp để tận dụng những cơ hội có thể đem lại lợi nhuận
cho doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm bắt được thông tin
trong môi trường kinh doanh từ đó tìm ra những cơ hội kinh doanh hiệu quả cho
doanh nghiệp mình. Có kinh nghiệm trên thương trường mới duy trì và phát huy khả
năng hiện có của doanh nghiệp. Những thông tin này có thể thu thập từ thị trường, từ
người tiêu dùng, hay từ phía các đối thủ cạnh tranh.
1.4.9 Sự linh hoạt.
Yếu tố này biểu hiện sự nhạy bén của lãnh đạo doanh nghiệp. Muốn thành

công trên thương trường, muốn chiến thắng đối thủ cạnh tranh thì doanh nghiệp phải
chủ động dự đoán được những biến động của thị trường, đi trước các đối thủ cạnh
tranh trong việc đáp ứng những thay đổi nhu cầu đó. Không chỉ thế, doanh nghiệp
cần phải tìm ra những loại sản phẩm mới thay thế sản phẩm mà đối thủ cạnh tranh
đang bán trên thị trường, thậm chí phải thường xuyên thay đổi chủng loại sản phẩm
của chính doanh nghiệp theo xu hưóng ngày càng tốt hơn về chất lượng và rẻ hơn về
giá thành. Sự ra đời của những sản phẩm thay thế cho phép doanh nghiệp nâng cao
khả năng cạnh tranh, đẩy lùi sự xâm lấn của đối thủ trên thị trường mà doanh nghiệp
đang tham gia. Sự nhạy bén của doanh nghiệp sẽ cho phép doanh nghiệp đứng vững
trong thị trường cạnh tranh.
1.4.10 Vị trí cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Biểu hiện cụ thể của yếu tố này là thị phần mà doanh nghiệp chiếm lĩnh, uy tín
của doanh nghiệp đối với khách hàng, bạn hàng, thậm chí cả với đối thủ cạnh tranh.
Đây là một tài sản vô hình quan trọng, đặc biệt trong thời điểm cạnh tranh gay gắt
như hiện nay. Nhân tố này được tích luỹ trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh
của doanh nghiệp. Vì vậy nó tạo ra lợi thế to lớn cho doanh nghiệp trong qúa trình
cạnh tranh. Trên thị trường, vị trí của doanh nghiệp có ưu thế hơn đối thủ thì doanh
nghiệp ngày càng có khả năng mở rộng được thị phần, nâng cao được doanh số tiêu
thụ, góp phần tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Những nhân tố này tác động rất lớn

đến việc tạo các lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

CHƯƠNG II
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA THỦY SẢN VIỆT NAM TRÊN THỊ
TRƯỜNG MỸ

2.1. Ngành thuỷ sản Việt Nam,quá trình phát triển.
Ngành thuỷ sản Việt Nam là một bộ phận của ngành nông nghiệp, đi lên cùng
sự phát triển của đất nước, trong giai đoạn 2001-2005, ngành thủy sản Việt Nam đã
có sự phát triển với tốc độ khá cao theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp

phần có hiệu quả vào tăng trưởng GDP của cả nước.Trong thời gian vừa qua ngành
thủy sản đã trải qua thời gian tương đối khó khăn, nuôi trồng thủy sản đã phát triển
cả về chiều rộng và chiều sâu trên khắp đất nước. Nuôi trồng thủy sản được xác định
là nguồn chính cung ứng nguyên liệu cho xuất khẩu. Từ năm 2000 trở lại đây thủy
sản đã có những bước phát triển mạnh cả về diên tích, quy mô nuôi đến phương thức
và đối tượng nuôi. Diện tích năm 2002 là 1,7 triệu ha, diện tích các loại mặt nước đã
sử dụng là 995000 ha, chiếm 56,2% diện tích mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy
sản tăng 52,8 % so với năm 1998. Bên cạnh đó thì nhiều phương thức nuôi, nhiều đối
tượng nuôi được mở rộng như nuôi bè, nuôi xen canh tôm –lúa…đối tượng nuôi như
tôm sú, tôm hùm, cá basa, cá tra…nhưng chủ yếu là các đối tượng cho xuất khẩu.
Cùng với đó là sự phát triển của các hình thức dịch vụ như dịch vụ cung ứng
giống, cung cấp thức ăn ngày một phổ biến hơn, các loại thuốc bảo vệ cho thủy sản
phát triển tốt, việc tổ chức hướng dẫn cho người nuôi về chăm sóc, kĩ thuật nuôi
trồng cũng được chú trọng.
Ngành thủy sản đang hướng phát triển là hạn chế khai thác ven bờ, mở rộng
khai thác xa bờ nhằm tái tạo và bảo vệ nguồn lợi hải sản ven bờ. Chủ yếu là khai thác
bằng loại tàu thuyền có công suất trên 90 CV. Bên cạnh đó việc bảo quản sau thu
hoạch ngày càng được chú trọng bằng việc trang bị thêm máy móc thiết bị bảo quản
thủy sản…
Để đưa sản phẩm vào thị trường với hiệu quả cao nhất thì công tác chế biến có

thể nói là khâu quan trọng nhất để quyết định chất lượng sản phẩm . Đến năm 2002
cả nước có khoảng 235 nhà máy chế biến đông lạnh với tổng công suất là 3147 tấn
/ngày, năm 2003 có khoảng gần 300 cơ sở, năm 2005 có trên 407 nhà máy, trong đó
khoảng 60% cơ sở chế biến đạt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu
cầu cao của thị trường lớn như Mỹ, EU…đến 7/2004 Ủy ban Châu Âu EU đã bổ
sung vào danh sách tổng số là có 53 doanh nghiệp, 6 vùng thu hoạch nhuyễn thể 2
mảnh vỏ được phép xuất khẩu vào thị trường này, tính đến 2005 có 155 nhà máy đạt
code xuất khẩu vào EU.
Qua quá trình phát triển thì tổ chức sản xuất kinh doanh trong ngành thủy sản

đã có những bước phát triển đáng kể với đa dạng hình thức tổ chức sản xuất kinh
doanh chủ yếu là:
+Kinh tế hộ, kinh tế trang trại.
+Kinh tế tập thể trong ngành thủy sản.
+Kinh tế nhà nước trong ngành thủy sản.
2.2. Những đóng góp của ngành thủy sản đối với phát triển kinh tế xã hội
Thủy sản là một trong những ngành kinh tế quan trọng bao gồm các lĩnh vực
như: Nuôi trồng, khai thác, chế biến Do đó ngành thủy sản được coi như là sự tổng
hợp của một bộ phận nông nghiệp và một bộ phận công nghiệp. Nó có vai trò quan
trọng.
2.2.1. Cung cấp thực phẩm cho nhu cầu của con người.
Thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho nhân
loại. Thủy sản cung cấp nhiều thực phẩm mang nhiều ưu việt: Giàu chất dinh dưỡng
như đạm, chất khoáng, vi khoáng, Nhưng dễ tiêu hóa hấp thụ ít chất hóa học gây
hại cho cơ thể con người, nhất là các bệnh tim mạch, huyết áp. Ngoài ra thủy sản còn
là một loại thực phẩm sạch , rất nhạy cảm với ô nhiễm, nên không gây độc hại cho
sức khỏe. Chính vì vậy mà nhu cầu về thực phẩm thủy sản trên thế giới đang tăng
mạnh nhất là ở các nước phát triển vì những ưu thế hơn hẳn của nó so với các loại

thực phẩm khác.
2.1.2.Ngành thủy sản là một ngành cung cấp nguyên liệu cho nông nghiệp
và các ngành khác.
Các phê phẩm, phế liệu từ thủy sản là nguồn cung cấp phân bón rất quý cho
ngành trồng trọt có hàm lượng hữu cơ cao mà không gây tác hại đến môi trường
xung quanh.
Ngoài ra, các sản phẩm thủy sản như: giáp xác, nhuyễn thể, rong câu là
nguyên liệu để cung cấp cho các ngành dược phẩm như: aleganit, chitotan, công nghệ
hóa chất và thủ công mỹ nghệ.
2.3. Năng lực cạnh tranh của thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ những năm
gần đây.

2.3.1. Những thuận lợi.
Việt Nam có hơn 3260 km bờ biển , 12 cửa sông với hơn 2 triêu km vuông
thềm lục địa, hơn 1 triệu mặt nước. Diện tích mặt nước chiếm tỷ lệ cao trong diện
tích đất tự nhiên đó là lợi thế về tự nhiên một lợi thế mà ta có thể làm nâng cao năng
lực của thủy sản trên thị trường. Từ năm 1990 đến nay ngành ngư nghiệp đã phát
triển mạnh. Hàng năm Việt Nam đánh bắt từ 1,2 triệu đến 1,7 tấn hải sản trong đó
công suất đánh bắt những loại hải sản có giá trị cao trên thị trường như tôm có thể
đạt 50-60 ngàn tấn / năm.Mực các loại từ 30-40 ngàn tấn, chưa kể hơn 100 ngàn tấn
các loại trong đó có nhiều loại có giá trị kinh tế rất cao. Nguồn lợi thủy sản có sự đa
dạng sinh học thủy sản cao nhiều thủy sản đặc sản quý được ưa chuộng tạo khả
năng khai thác để cung ứng nguyên liệu dồi dào cho phát triển công nghiệp chế biến
thủy sản xuất khẩu vào các thị trường quốc tế năng cao năng lực cạnh tranh. Theo
đánh giá mới nhất trong toàn vùng biển Việt Nam, trữ lượng và khả năng khai thác
đối với từng loại thủy sản như sau:
+ Trữ lượng cá biển là 4,2 triệu tấn với khoảng trên 2000 loài cá trong đó sản
lượng cho phép khai thác là 1,7 triệu tấn/ năm, bao gồm 850 nghìn cá đánh, 700
nghìn tấn cá lớn nhỏ, 120 nghìn tấn cá nổi đại dương .+ Có trên 1600 loài giáp xác,

sản lượng cho phép khai thác 50-60 nghìn tấn / năm, trong đó có giá trị cao là tôm
biển, tôm hùm, cua ghe,
+ Có khoảng 2500 loại động vật thân mền, trong đó có ý nghĩa kinh tế cao nhất
là mực và bach tuộc.
Bên cạnh nguồn thủy sản biển Việt Nam cũng có nguồn lợi thủy sản tự nhiên,
nội điạ khá phong phú, cá nước ngọt có 544 loài trong 18 bộ, 57 họ, 228 giống với
thành phần giống loài phong phú và sự đa dạng sinh học cao. Trong 544 loài có nhiều
loài có giá trị kinh tế cao. Cá nước lợ mặn có 186 loài chủ yếu. Một số loài có giá trị
kinh tế như: cá song, cá hồng, cá tráp, cá vược, cá bống, cá đồi, Tôm có 16 loài chủ
yếu có giá trị kinh tế như tôm sú ,tôm rảo, tôm hùm, tôm càng xanh, Nhuyễn thể có
một số loài chủ yếu như: Trai, nghêu, so, ốc,
Lợi thế của thủy sản Việt Nam còn là nguồn lao động trong ngành thủy sản

dồi dào, giá lao động thấp là lợi thế tạo nên giá thành sản phẩm thấp, người lao động
trong ngành thủy sản cần cù, chịu khó không ngại gian khó. Đội ngũ trong ngành
thủy sản đã góp phần tạo nên thành công trong hoạt động sản xuất xuất khẩu. Đội
ngũ nhân lực trong ngành không ngừng được nâng cao về trình độ kỹ thuật chuyên
môn.


2.3.2. Cơ cấu mặt hàng cạnh tranh chủ yếu trên thị trường Mỹ.
Các loại thủy sản cạnh tranh trên thị trường Mỹ có thể chia làm 3 nhóm loại
đang có khả năng cạnh tranh cao, loại có thể cạnh tranh được và loại đang có khả
năng cạnh tranh cao, loại có thể canh tranh đựợc và loại đang có khả năng cạnh tranh.
- Trong nhóm đầu gồm tôm, nhuyễn thể, nhuyễn thể hai mảnh vỏ, cua ghẹ, cá
đáy, cá nước ngọt thịt trắng ít xương, các sản phẩm dân tộc truyên thống như: nước
mắm, bánh phồng tôm.
- Nhóm thứ hai gồm: cá ngừ

- Nhóm thứ ba bao gồm các loài cá biển nhỏ như cá thu, cá hồng, cá lục, nhuyễn
thể mảnh nhỏ như ốc, so,
Sau đây là thực trạng cạnh tranh một số sản phẩm chính của nước ta .
* Tôm: Là mặt hàng có giá trị xuất khẩu hàng đầu, là mặt hàng có cạnh tranh
lớn trên thị trường Mỹ. Hiện nay tôm là sản phẩm chủ lực chiếm khoảng 4,13-
25,26% trên thị trường Mỹ.Mỹ chiếm 25 % thị phần tôm. Tôm Việt nam ngày càng
có vị thế vững chắc trên thị trường Mỹ. Người tiêu dùng Mỹ thỏa mãn với mặthàng
này. Tôm còn được bán dưới dạng tôm đông lạnh, tồn kho, tôm hộp, sản phẩm lên
men, và để còn tươi. Gía một số loại tôm Việt Nam trong thời gian gần đây khi
nhập khẩu như: Tôm sú bỏ đầu block cỡ 4/6 là 12,35USD/kg, cỡ 6/8 là 10,85
USD/kg, cỡ 21/25 là 5,1 USD/kg. Tôm sú PTO, luộc IQF cỡ 16/20 là 8,6 USD/kg ,
cỡ 21/25 là 7,25 USD/kg( giá cả tháng 3 tháng đầu năm2006)
* Cá tra, cá ba sa là mặt hàng có mặt trên thị trường Mỹ. Và thị trường Mỹ
chiếm khoảng 9,8 % với giá biến động từ 1,5-4,2 USD/ kg. Mặt hàng này phải cạnh

tranh với một số nước châu Á., Mỹ la tinh cùng có mặt trên thị trường Mỹ cụ thể như
10 tháng đẩu năm 2006, cá da trơn nhập vào Mỹ là 21 147 tấn, kim 75,8 triệu USD,
tăng 139,6 % về lượng và 202% về giá trị so với cùng kỳ năm 2005. Việt Nam cung
cấp lớn nhất cho thị trường Mỹ là 58,1 % tương đương với 14000 tấn, kim 40,1
triệu USD. Xuất khẩu cá tra đến thị trườngMỹ : Việt Nam là 67,3% tương đương với
14035 tấn, điều đó chứng tỏ năng lực cạnh tranh của mặt hàng này trên thị trường
Mỹ là rất cao.
* Cá đông lạnh: Gồm các loại như : Mú chim, hồng, , thu, cá ngừ, cá bống
tượng. Họ cá thu, cá ngừ có sản lượng và giá trị xuất khẩu cao trong loại cá biển và
có khả năng cạnh tranh cao.
Nhuyến thể: Sự tăng trưởng của xuất khẩu nhuyễn thể chân đầu ngày càng thể
hiện rõ nét sự có mặt hàng này trên thị trường Mỹ làm phong phú đa dạng các mặt
hàng thủy sản.
2.3.3. Hình thức cạnh tranh của thủy sản trên thị trường Mỹ.

×